Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích quan điểm của đảng về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.2 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-----***-----

BÀI TẬP LỚN
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM

NHÓM 2

ĐỀ BÀI: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của sinh viên
kinh tế đối với quá trình xây dựng thể chế này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2015


Nhóm 2 – DLCSCSVN_21

Gv: Lê Hồng Thuận

BÀI LÀM

I. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1. Khái niệm:
 Thể chế kinh tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế xã hội, song song với các bộ
phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục…
 Thể chế kinh tế nói chung là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ
thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Nó bao gồm các yếu tố
chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về xử lý
vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa


và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế.
 Thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các
thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị
trường.

2. Đặc điểm:
 Thể chế kinh tế thị trường bao gồm:
• Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường – các bên tham gia thị trường
với tư cách là các chủ thể của thị trường.
• Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các bên
tham gia thị trường mong muốn.
• Các thị trường – nơi hàng hóa được giao dịch, trao đổi trên cơ sở các yêu cầu, quy
định của luật lệ (các thị trường quan trọng như hàng hóa và dịch vụ, vốn, lao động,
công nghệ, bất động sản…)


Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật
của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội
chủ nghĩa. Do đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là thể
chế kinh tế thị trường, trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác
tạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vì mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nói cách khác, thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là công cụ hướng dẫn cho các chủ thể trong nền kinh tế
vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế - xã hội tối đa, chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi
nhuận tối đa.
=> Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.




Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là vấn đề mới
và phức tạp, là một quá trình, gồm nhiều giai đoạn. Trong hơn 20 năm đổi mới, thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được hình thành trên những nét cơ
bản và đang từng bước được hoàn thiện.
1


Nhóm 2 – DLCSCSVN_21

Gv: Lê Hồng Thuận

II. Mục tiêu – Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
1. Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội


Mục tiêu lâu dài:

Làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị
trường, thúc đẩy kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh,
hiệu quả, bền vững, hội nhập quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu
này yêu cầu phải hoàn thiện vào năm 2020.



Mục tiêu trước mắt:

Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi, phát huy vai trò chủ đạo
kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, và các loại
hình doanh nghiệp. Hình thành một số tập đoàn kinh tế, các công ty đa sở, áp dụng
mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công.

Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại hình thị trường cơ bản thống nhất trong cả
nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.

Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa- xã
hội, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí của nhà nước và phát huy vai trò của mặt trân
Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội và nhân dân trong quản lí, phát triển kinh tếxã hội.

2. Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa









Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị
trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đảm bảo định hướng Xã hội
Chủ nghĩa của nền kinh tế.

Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị
trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, xã hội; giữa Nhà nước,
thị trường và xã hội. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội,
phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường.
Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm
tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng
thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời
phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm.
Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát
huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng Xã hội Chủ nghĩa.

Việc nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách
quan. Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tính tự
2


Nhóm 2 – DLCSCSVN_21

Gv: Lê Hồng Thuận

cung tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tự nhiên chuyển dần sang nền
kinh tế hàng hoá, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất. Khi kinh tế hàng hoá phát triển tới một mức nào đó
cao hơn nó sẽ chuyển sang nền kinh tế thị trường. Như vậy sự phát triển kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy
quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều kiện cho sự ra đời của sản xuất lớn mang tính xã
hội hoá cao, đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán
bộ quản lý có trình độ cao, lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Mặt khác
phát triển nền kinh tế thị trường sẽ giúp chúng ta giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực
trong và ngoài nước để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng cơ sở

vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện từng bước đời sống
của nhân dân. Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ thúc đẩy các
doanh nghiệp tích cực cải tiến trang thiết bị để có thể cạnh tranh với các doanh ngiệp nước ngoài. Qua
đó nhằm cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm, và năng suất lao động. Và với một nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chúng ta mới đi đến mục tiêu không còn áp bức
bóc lột, xã hội dân chủ công bằng văn minh, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhằm
xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cùng sánh vai với các cường quốc năm châu
và thực hiện ước muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn thể nhân dân ta.

3. Những điểm mới trong Đại hội XII của Đảng về hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa


Đại hội XII đề ra phương hướng tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành
phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp như sau:

Thể chế hóa quyền tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định
đoạt và hưởng lợi từ sử dụng tài sản) của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã được quy
định trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ và
trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sản
được giao dịch thông suốt. Bảo đảm quyền quản lý, thu lợi của Nhà nước đối với tài
sản công và quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng tài sản công của mọi chủ
thể trong nền kinh tế. Nâng cao năng lực của các thiết chế và hoàn thiện cơ chế giải
quyết tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế trong bảo vệ quyền tài sản.

Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị
trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Khuyến khích đẩy mạnh quá trình
khởi nghiệp kinh doanh. Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt
Nam cả về số lượng và chất lượng, thật sự trở thành lực lượng lòng cốt, đi đầu trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh các lĩnh

vực mà pháp luật không cấm; xây dựng, thực thi đồng bộ, hiệu quả cơ chế hậu kiểm,
tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch đối với độc
quyền nhà nước và độc quyền doanh nghiệp, kiểm soát độc quyền kinh doanh. Hoàn
thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và quyền tài sản. Hoàn thiện pháp luật
phá sản doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu
quả hoạt động theo cơ chế thị trường, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ
cổ phần chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; hoàn
thiện thể chế định giá đất đai, tài sản hữu hình và tài sản vô hình (tài sản trí tuệ,
thương hiệu,...) trong cổ phần hóa theo nguyên tắc thị trường. Tách bạch nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị công ích.

Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế
hợp tác xã; đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương
3


Nhóm 2 – DLCSCSVN_21








Gv: Lê Hồng Thuận


thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước có cơ chế, chính
sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật,
công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác xã
trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh tế hội.
Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến
khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực
kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khỏi nghiệp. Khuyến khích
hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn
kinh tế nhà nước.
Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyển giao
công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa
chọn và có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngoài có trình độ quản
lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết
với doanh nghiệp trong nước. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài với doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ và
công nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với các chuỗi giá trị khu vực và toàn
cầu. Khuyến khích thành lập các trung tâm nghiên cứu - triển khai của doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong quản lý và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cần
phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước, đồng thời kiểm tra, giám sát, kiểm soát,
thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực.

 Đại hội XII đề ra phương hướng phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường như sau:

Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai,

minh bạch các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu; đồng
thời có chính sách hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách và người nghèo. Không
lồng ghép các chính sách xã hội trong giá. Hoàn thiện pháp luật về phí, lệ phí; rà soát,
chuyển đổi chính sách phí, lệ phí; rà soát, chuyển đổi chính sách phí, lệ phí đối với
một số dịch vụ công sang áp dụng chế độ gia dịch vụ. Mở rộng cơ chế đấu thầu, đấu
giá, thẩm định giá. Xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và đối với môi trường. Đẩy mạnh hoàn
thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu,
gian lận thương mại; phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của người tiêu dùng, các hội
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế.

Tiếp tục phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường. Đa dạng hóa
và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, tiền tệ,
bất động sản, lao động, khoa học, công nghệ…đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội. Khuyến khích sản xuất, tiêu dùng trong nước và phát triển đồng bộ, hiệu quả hệ
thống phân phối.
 Đại hội XII xác định phương hướng đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
như sau:

Tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết, chuẩn bị kỹ các điều kiện thực hiện các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới, tham gia các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực
4


Nhóm 2 – DLCSCSVN_21



Gv: Lê Hồng Thuận


kinh tế, thương mại, đầu tư,…Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một
đối tác cụ thể; kết hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập kinh tế quốc tế với
xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ…
Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có hiệu
quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Hoàn thiện thể chế để tận
dụng cơ hội và phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế, nhất là
tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế. Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù
hợp với pháp luật quốc tế.

 Đại hội XII đề ra phương hướng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của
Nhà nước về kinh tế- xã hội và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tếxã hội như sau:

Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế- xã hội của
Đảng; tăng cường lãnh đạo việc thể chế hóa việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế- xã hội; tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực hiện đường lối, chủ trương, nghị
quyết của Đảng; lãnh đạo việc bố trí, chủ trương, nghị quyết của Đảng; lãnh đạo việc
bố trí cán bộ và lãnh đạo việc thực hiện của đội ngũ cán bộ hoạt động trong các lĩnh
vực kinh tế- xã hội. Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác tham mưu về kinh tế- xã
hội ở các cấp, các ngành.

Nhà nước thể chế hóa nghị quyết của Đảng, xây dựng tổ chức thực hiện chính sách,
pháp luật, bảo đảm các loại thị trường ngày càng hoàn thiện và vận hành thông suốt,
cạnh tranh công bằng, bình đẳng và kiểm soát độc quyền kinh doanh; tiếp tục đẩy
mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân;
bảo đảm quyền tự do, dân chủ trong hoạt động kinh tế của người dân theo quy định
của Hiến pháp, pháp luật và sự tham gia có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc và các tổ

chức chính trị-xã hội trong xây dựng và giám sát việc thực hiện thể chế kinh tế và
phát triển kinh tế- xã hội.

III. Suy nghĩ về vai trò của sinh viên kinh tế đối với quá trình xây dựng thể
chế
1. Cơ hội và thách thức:


Trí thức nói chung và sinh viên nói riêng là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình
độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong
giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh thế giới biến động phức tạp, trước những thách thức to
lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế càng cho thấy tầm quan trọng của sinh viên- trí thức.

 Hiện nay, tầng lớp trí thức và sinh viên nước ta đang đứng trước những cơ hội, thách thức
như:


Cơ hội:
-

Sự nghiệp đổi mới của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,

5


Nhóm 2 – DLCSCSVN_21




Gv: Lê Hồng Thuận

các cấp, các ngành và xã hội mở ra cho từng lớp trí thức và sinh viên nhiều
cơ hội để phát huy tài năng, cống hiến và trưởng thành.
Các chính sách của Nhà nước như: Phát triển giáo dục, dạy nghề, nâng cao
trình độ học vấn, tay nghề, các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển
kinh tế nhiều thành phần v.v... là cơ hội để từng lớp trí thức và sinh viên
vươn lên xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, xây dựng, khai thác
và các khu công nghệ cao là cơ hội để cho hàng vạn trí thức và sinh viên trở
thành người lao động có chuyên môn, đứng vào hàng ngũ của giai cấp công
nhân.
Sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức là cơ hội để
tuổi trẻ thể hiện tài năng, cống hiến trí tuệ cho đất nước. Việc mở rộng hợp
tác và giao lưu quốc tế tạo điều kiện cho từng lớp trí thức nói chung và sinh
viên nói riêng tiếp cận nhiều và nhanh hơn kinh nghiệm, tri thức quốc tế, tinh
hoa văn hoá nhân loại.
Thách thức:
Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp mau lẹ, khó lường, những nguy
cơ chung của đất nước mà Đảng ta chỉ ra là những thách thức lớn đối với
từng lớp trí thức nói chung và sinh viên nói riêng.
Yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình
hội nhập quốc tế là những thách thức đối với số đông trí thức nói chung và
sinh viên nói riêng có trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn, nghề
nghiệp và thiếu năng lực sáng tạo. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị
trường, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội tác động mạnh mẽ vào từng
lớp trí thức và sinh viên, là những thách thức lớn đến giá trị đạo đức và lối
sống của trí thức và sinh viên nước ta.

2. Hành động cụ thể:

Sinh viên Việt Nam là những trí thức của đất nước, không ai hết mà chính họ sẽ là những người
đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí
tuệ, của sự phát triển KHKT, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo
cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay
đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới. Quá trình hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay tạo ra một môi trường mới đòi
hỏi tư duy phải đổi mới nhanh nhạy để phù hợp, do đó từng lớp trí thức và sinh viên thích nghi dễ
dàng hơn. Tuổi trẻ là nền tảng cho một đời người. Với tất cả sinh viên Trường Đại học kinh tế quốc
dân khi đang ngồi trên ghế giảng đường là quãng thời gian vô cùng quan trọng trong qúa trình lâu dài
tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp tư duy và bản lĩnh chính trị. Sinh viên cần có trách
nhiệm trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiên nay
cùng góp sức xây dựng đất nước.


Học tập tốt các môn học như: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng
HCM, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngoài ra cần tìm hiểu thêm về lịch
sử Đảng… để có thể thấy được vai trò, tầm quan trọng của Đảng từ đó tin tưởng, chung thành
với Đảng.

Góp phần giữ ổn định chính trị: mỗi sinh viên cần có nhận thức đúng đắn, giữ vững lập
trường tin theo Đảng và nhà nước ta, không tham gia các cuộc biểu tình, phản động do những
thành phần muốn chống phá Đảng lôi kéo, dụ dỗ.
6


Nhóm 2 – DLCSCSVN_21

Gv: Lê Hồng Thuận




So với thế giới, trình độ công nghệ sản xuất của Việt Nam còn thấp, không đồng bộ dẫn đến
khả năng cạnh tranh hàng hóa của nước ta so với hàng hóa nước ngoài trên cả thị trường nội
địa và thế giới còn kém. Điều này đặt ra nhu cầu nước ta cần đổi mới công nghệ để hạ chi phí,
nâng cao chất lượng sản phẩm. Không ai khác sẽ giải quyết vấn đề này đấy chính là sinh viên
chúng ta. Vì vậy sinh viên cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ,
học tập từ các nước phát triển để ứng dụng vào thực tế nước ta.

Cần ý thức được trong tươi lai mình sẽ là nhà quản lý, nhà kinh doanh giỏi cống hiến tài
năng, trí tuệ của mình cho đất nước.

Chủ động trong việc hội nhập quốc tế, trao đổi kiến thức với các sinh viên nước ngoài, học
hỏi kinh nghiệm.

Tiến hành rộng rãi công tác tuyên truyền, thành lập các tổ chức, câu lạc bộ các chương trình
giao lưu để mọi người thấy nét ưu điểm và khả năng phát triển tốt trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, trong xây dựng và phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tầng lớp trí thức tiếp nối các thế hệ cha anh đã và đang phát huy
được truyền thống vẻ vang của các thế hệ trẻ trước đây trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Hiện
nay đã có rất nhiều cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân đang đảm nhiệm những cương vị công tác quan
trọng trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Nhà nước, tập thể, tư nhân, liên doanh liên
kết với nước ngoài.Là một sinh viên Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, một công dân của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta đang được hưởng những thành quả tốt đẹp của công
cuộc đổi mới, nguyện sẽ góp một phần sức lực nhỏ bé làm tròn nghĩa vụ của mình để công cuộc đổi
mới ngày càng đi lên.

7




×