Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nhu cầu giao tiếp với bạn và giáo viên của trẻ mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 79 trang )

Header Page 1 of 16.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI BẠN VÀ GIÁO VIÊN
CỦA TRẺ MẪU GIÁO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ VUI

HÀ NỘI – 2016

Footer Page 1 of 16.


Header Page 2 of 16.

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, các
thầy cô khoa GDMN và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Tâm Lý Học đã
giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - T.S Nguyễn Thị
Vui, giảng viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, ngƣời đã trực tiếp tận tình


hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện khóa luận
này.
Em xin chân thành cảm ơn Trƣờng Mầm non Đạo Đức - Bình Xuyên Vĩnh Phúc, trong thời gian em thực hiện đề tài đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều
kiện cho em đƣợc quan sát trẻ, cung cấp các số liệu, thông tin để em có thể
hoàn thành khóa luận của mình.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình, bạn bè đã
động viên, ủng hộ, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành khóa
luận này.
Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh đƣợc những thiếu sót và hạn
chế, em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn
để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Tâm

Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Những
số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chƣa đƣợc

công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Tâm

Footer Page 3 of 16.

năm


Header Page 4 of 16.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ....................................... 3
5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU........................................................................... 3
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ......................................................................... 3
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 4
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI BẠN VÀ
GIÁO VIÊN CỦA TRẺ MẪU GIÁO ............................................................... 6
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .......................................................... 6

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Lich sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam ................................................ 11
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................ 14
1.2.1. Nhu cầu giao tiếp .................................................................................. 14
1.2.1.2. Khái niệm giao tiếp ............................................................................ 17
a. Giao tiếp là gì?............................................................................................. 17
1.2.1.3. Khái niệm trẻ mẫu giáo ...................................................................... 22
1.2.1.4. Nhu cầu giao tiếp ............................................................................... 24
1.2.2.Nhu cầu giao tiếp với bạn và giáo viên của trẻ mẫu giáo ...................... 26
1.2.2.1. Nhu cầu giao tiếp với bạn và giáo viên của trẻ mẫu giáo .................. 26
1.2.2.2. Biểu hiện nhu cầu giao tiếp của trẻ mẫu giáo với bạn và giáo viên. . 26
1.2.2.3. Vai trò của nhu cầu giao tiếp đối với trẻ mẫu giáo ............................ 28

Footer Page 4 of 16.


Header Page 5 of 16.

1.2.3. Các yếu tố chi phối đến nhu cầu giao tiếp với bạn và giáo viên của trẻ
mẫu giáo .......................................................................................................... 30
1.2.3.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................. 30
1.2.3.2. Yếu tố khách quan .............................................................................. 31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI BẠN VÀ GIÁO
VIÊN CỦA TRẺ MẪU GIÁO ........................................................................ 33
2.1. NHU CẦU GIAO TIẾP GIỮA TRẺ VỚI BẠN ...................................... 33
2.2 Nhu câu giao tiếp giữa giáo viên và và trẻ................................................ 44
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NHU CẦU GIAO
TIẾP VỚI BẠN VÀ CÔ GIÁO CỦA TRẺ MẪU GIÁO ............................... 52
3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP ....................... 52
3.1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 52

3.1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 52
3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NHU CẦU GIAO
TIẾP VỚI BẠN VÀ GIÁO VIÊN CỦA TRẺ MẪU GIÁO ........................... 53
3.2.1. Đề xuất một số biện pháp phát triển nhu cầu giao tiếp với giáo viên của
trẻ mẫu giáo ..................................................................................................... 53
3.2.1.1.Tăng cƣờng giao tiếp giữa cô và trẻ trong giờ học ............................. 53
3.2.1.2. Tăng cƣờng giao tiếp giữa cô và trẻ trong hoạt động dạo chơi thăm
quan ................................................................................................................. 55
3.2.1.3. Tăng cƣờng giao tiếp giữa cô và trẻ trong giờ chơi ........................... 56
3.2.2. Phát triển nhu cầu giao tiếp với bạn của trẻ mẫu giáo thông qua hoạt
động vui chơi, trò chơi đóng vai ..................................................................... 57
3.2.2.1. Phát triển nhu cầu giao tiếp với bạn của trẻ mẫu giáo thông qua hoạt
động vui chơi. .................................................................................................. 57
3.2.2.2. Phát triển nhu cầu giao tiếp với bạn của trẻ mẫu giáo thông qua trò
chơi đóng vai. .................................................................................................. 58
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ..................................... 61

Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 66
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 69

Footer Page 6 of 16.


Header Page 7 of 16.


MỞ ĐẦU
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trẻ em là thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Những đứa trẻ luôn đƣợc chăm
sóc, nuôi dƣỡng và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, nhận thức, tình
cảm và giao tiếp cũng nhƣ đƣợc đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con
ngƣời. Trong đó, giao tiếp là vấn đề cần đƣợc quan tâm nó là điều kiện tồn tại
của xã hội loài ngƣời, không thể có xã hội nếu không có giao tiếp vì xã hội là
một cộng đồng ngƣời có sự liên kết ràng buộc lẫn nhau. Đối với mỗi cá nhân,
giao tiếp giữ vị trí quan trọng trong hình thành nhân cách con ngƣời, là điều
kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lý nhân cách con ngƣời nó có vai
trò quyết định đến sự hình thành tâm lý và nhân cách của con ngƣời. Cũng
nhƣ vậy, một đứa trẻ hình thành nhân cách nhanh hay chậm chính là nhờ vào
giao tiếp. C.Mac đã từng nói: “Nhu cầu vĩ đại nhất của con ngƣời là nhu cầu
tiếp xúc với ngƣời khác”.
Ngay từ khi sinh ra trẻ đã dần lĩnh hội đƣợc những kinh nghiệm lịch sử
xã hội thông qua giao tiếp với ngƣời lớn, qua đồ chơi đồ vật xung quanh, qua
ngôn ngữ… .Trẻ học giao tiếp từ những ngƣời xung quanh và giao tiếp với
những ngƣời xung quanh. Gia đình chính là môi trƣờng tốt để phát triển nhu
cầu giao tiếp cho trẻ. Bên cạnh đó, trƣờng mầm non là môi trƣờng thứ hai
giúp trẻ làm quen với cuộc sống xã hội là một thế giới rộng hơn so với gia
đình trẻ. Giao tiếp tốt tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt các kiến thức.
Thực tế đã chứng minh giao tiếp trong môi trƣờng nhà trƣờng giúp cho cá
nhân trẻ có thể lĩnh hội những tri thức cần thiết bằng con đƣờng nhanh nhất
trong khoảng thời gian ngắn nhất trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Trẻ cần phải giao tiếp để thích nghi và phát triển với các bạn trong môi trƣờng
này do đó khơi dạy nhu cầu giao tiếp của trẻ chính là nhu cầu tất yếu của trẻ
mầm non.

1

Footer Page 7 of 16.


Header Page 8 of 16.

Thông qua giao tiếp trẻ còn diễn tả đƣợc nhu cầu, tƣ tƣởng, tình cảm của
mình trao đổi và tiếp nhận thông tin với mọi ngƣời, giao tiếp còn xây dựng
mối quan hệ trong cộng đồng ngƣời với nhau.
Ở lứa tuổi mẫu giáo nhu cầu giao tiếp của trẻ là rất cao, trẻ luôn đặt ra rất
nhiều câu hỏi cho ngƣời lớn những thắc mắc về mình. Trẻ muốn tìm hiểu về
mình, trẻ muốn ngƣời lớn hiểu mình đang nghĩ gì, muốn đƣợc bố mẹ đáp ứng
nhu cầu cho mình, muốn khám phá thế giới xung quanh. Qua giao tiếp trẻ còn
tiếp nhận đƣợc phong tục tập quán, những kinh nghiệm lịch sử xã hội. Qua
đó trẻ không chỉ nhận thức đƣợc ngƣời khác nhận thức các quan hệ xã hội mà
còn nhận thức đƣợc chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với
ngƣời khác với chuẩn mực xã hội tự đánh giá bản thân mình từ đó hình thành
nhân cách cho trẻ.
Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng phát triển nhu cầu giao tiếp và mức
độ phát triển nhu cầu ở từng trẻ và trong từng giai đoạn lứa tuổi là không nhƣ
nhau. Nhu cầu giao tiếp có từ mức độ thấp đến mức độ cao. Những ảnh
hƣởng của mức độ phát triển nhu cầu giao tiếp đến tâm lý là rất lớn, thiếu nhu
cầu giao tiếp thì trẻ sẽ không thể có tâm lí, nhân cách của con ngƣời.
Với tất cả các lí do trên, với mong muốn tìm ra biện pháp thúc đẩy và
phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ góp phần vào sự phát triển toàn diện của
trẻ nên tôi đã chọn đề tài: “Nhu cầu giao tiếp với bạn và giáo viên của trẻ
mẫu giáo” để tìm hiểu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu nhu cầu giao tiếp với bạn và giáo viên của trẻ mẫu giáo. Qua
đó, rút ra một số kết luận và kiến nghị nhằm phát triển nhu cầu giao tiếp cho
trẻ mẫu giáo.

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1.Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài:

2
Footer Page 8 of 16.


Header Page 9 of 16.

Nhu cầu, giao tiếp, trẻ mẫu giáo, nhu cầu giao tiếp của trẻ mẫu giáo.
3.2.Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu giao tiếp của trẻ với bạn và giáo viên.
3.3. Đề xuất các biện pháp phát triển nhu cầu giao tiếp với bạn và cô giáo của
trẻ mẫu giáo.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.Khách thể nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo trƣờng mầm non Đạo Đức ở xã Đạo Đức - Bình Xuyên Vĩnh Phúc.
- Có 30 trẻ lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi.
- Có 30 trẻ lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi.
- Có 30 trẻ lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.
Tổng số là 90 trẻ trong đó có 45 trẻ nam và 45 trẻ nữ.
4.2.Đối tƣợng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ giao tiếp của trẻ mẫu giáo với bạn và giáo viên.
5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
5.1. Giới hạn khách thể
Trẻ mẫu giáo trƣờng mầm non Đạo Đức từ 3 - 6 tuổi.
5.2.Giới hạn đối tƣợng
Nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp với bạn và giáo viên của trẻ mẫu giáo.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trẻ mẫu giáo có nhu cầu giao tiếp với bạn và giáo viên, biểu hiện qua
nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ. Mức độ phát triển về nhu cầu giao tiếp

của trẻ mẫu giáo là không giống nhau ở mỗi thời kì lứa tuổi và kể cả những
trẻ ở trong cùng một độ tuổi. Sự phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ chịu sự
chi phối bởi yếu tố khách quan và chủ quan. Nếu chúng ta có biện pháp sƣ
phạm tích cực thì sẽ phát huy đƣợc tốt nhu cầu giao tiếp của trẻ và góp phần
vào sự phát triển toàn diện cho trẻ.

3
Footer Page 9 of 16.


Header Page 10 of 16.

7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Là phƣơng pháp thu thập thông tin qua đọc sách báo, tài liệu để rút ra kết
luận khoa học cần thiết nhằm mục đích xây dựng, hệ thống hóa các khái niệm
và tƣ tƣởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài; hình thành giả thuyết khoa
học; viết lịch sử nghiên cứu vấn đề.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Là phƣơng pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, một hiện
tƣợng, một quá trình (hay hành vi cử chỉ của con ngƣời) trong những hoàn
cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc
trƣng cho quá trình diễn biến của sự kiện đó.
Quan sát là phƣơng pháp cơ bản để nhận thức sự vật, quan sát sử dụng
một trong hai trƣờng hợp: phát hiện ra vấn đề nghiên cứu, đặt giả thuyếtkiểm
chứng giả thuyết. Quan sát đem lại cho ngƣời nghiên cứu những tài liệu cụ
thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn.
Mục đích:
Sử dụng các phân tích quan khác nhau, chủ yếu là thị giác để quan sát

các biểu hiện và các mức độ nhu cầu giao tiếp của trẻ với bạn và giáo viên.
Sau đó dùng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa bằng phƣơng
pháp toán học để xử lý kết quả.
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành quan sát: dự tiết dạy của giáo viên,
quan sát trẻ trong giờ chơi với bạn với cô, theo dõi các cuộc giao tiếp của các
trẻ với nhau. Qua đó nắm đƣợc nhu cầu giao tiếp với bạn và giáo viên của trẻ
mẫu giáo.
Phƣơng tiện quan sát: gồm biên bản quan sát só sự chuẩn bị trƣớc và
phƣơng tiện bổ trợ khác.

4
Footer Page 10 of 16.


Header Page 11 of 16.

7.2.2. Phương pháp đàm thoại, trò chuyện
Trao đổi, tọa đàm với cô giáo về đề tài nghiên cứu. Trò chuyện với trẻ,
hỏi trẻ một số câu hỏi trẻ một số câu hỏi nhằm thấy đƣợc nhu cầu giao tiếp
của trẻ.
7.2.3. Phương pháp điều tra
Điều tra là phƣơng pháp dùng câu hỏi đặt ra cho một số lớn nhằm thu
đƣợc những ý kiến chủ quan của họ về nhu cầu giao tiếp của trẻ mẫu giáo.
7.3. Nhóm phƣơng pháp xử lý thông tin
Dùng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu
đƣợc.
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục. Khóa luận gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về nhu cầu giao tiếp với bạn và giáo viên của trẻ

mẫu giáo.
Chƣơng 2: Thực trạng nhu cầu giao tiếp với bạn và giáo viên của trẻ mẫu
giáo.
Chƣơng 3: Đề xuất các biện pháp phát triển nhu cầu giao tiếp với bạn và
cô giáo của trẻ mẫu giáo.

5
Footer Page 11 of 16.


Header Page 12 of 16.

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHU CẦU GIAO TIẾP
VỚI BẠN VÀ GIÁO VIÊN CỦA TRẺ MẪU GIÁO
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên trế giới
* Những nghiên cứu về nhu cầu
Nhu cầu là yếu tố bên trong quan trọng đầu tiên thúc đẩy sự hoạt động
của con ngƣời. Là sự đòi hỏi tất yếu của con ngƣời cần phải thỏa mãn để tồn
tại và phát triển. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nhu
cầu:
- Ngay từ đầu thế kỉ 19, các tác giả nhƣ Wkoler, Ethordike, NE.Miller
đã có những thí nghiệm nghiên cứu về nhu cầu ở động vật và khẳng định: các
kiểu hành vi của con vật đƣợc thúc đẩy bởi nhu cầu (bằng việc đƣa ra “luật
hiệu ứng” và giả thuyết về mối liên hệ kích thích – phản ứng), từ đó kết luận:
nhu cầu có thể quyết định hành vi.
- Sau này, các đại biểu tâm lý học Hành vi mới đƣa vào công thức S – R
một biến số 0 – biến số trung gian: đó là nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh
nghiệm sống… các tác giả này giải thích rằng: 0 là biến số trung gian coa tác

dụng điều chỉnh đấp ứng phù hợp với các kích thích vào cơ thể.
Xét về mặt quan điểm: Các nhà hành vi không coi nhu cầu là thuộc về
tâm lý, nhƣng trên thực tế, nghiên cứu của họ cho thấy các thực nghiệm đã chỉ
ra các nhà tâm lí học hành vi nghiên cứu khá rõ về nhu cầu, đặc biệt là những
nhu cầu cụ thể, nhu cầu sinh lý.
Điểm hạn chế của họ là: họ quan niệm đồng nhất nhu cầu ở con ngƣời
và nhu cầu của con vật.
- Erich Fromm nhà phân tâm học mới quan niệm rằng: “nhu cầu tạo ra
cái tự nhiên của con ngƣời. Đó là những nhu cầu:

6
Footer Page 12 of 16.


Header Page 13 of 16.

1.Nhu cầu quan hệ ngƣời – ngƣời.
2.Nhu cầu tồn tại “cái tâm” con ngƣờ.i
3. Nhu cầu đồng nhất bản than và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo.
4. Nhu cầu về sự bên vững và hài hòa.
5.Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu.
“Những nhu cầu này là thành phần tạo nên nhân cách” [8,tr.70].
- Henrry Musay, khi nghiên cứu về vấn đề nhu cầu khẳng định: nhu cầu
là một tổ chức cơ động, hƣớng dẫn và thúc đẩy hành vi. Nhu cầu ở mỗi ngƣời
khác nhau về cƣờng độ, đồng thời các loại nhu cầu chiếm ƣu thế cũng khác
nhau ở mỗi ngƣời. Ảnh hƣởng của phân tâm học, ông cho rằng nhu cầu quy
định xu hƣớng nhân cách đều xuất phát từ nguồn năng lƣợng libido vô thức.
Tuy nhiên ông cũng đƣa ra quan điểm tiến bộ về nhu cầu: thể nghiệm ban đầu
là cảm giác băn khoăn luôn ám ảnh, con ngƣời cũng nhƣ con ngƣời thiếu thốn
một cái gì đó, nó là cần thiết cho hoạt động sống và do đó, gây ra cho chủ thể

mục đích tính tích cực nhất định.
- A. Maslow (1908 – 1970) nhà tâm lý học Mỹ, thuộc trƣờng phái tâm lý
học nhân văn, là một trong những ngƣời nghiên cứu sâu về nhu cầu. Ông cho
rằng: các nhu cầu con ngƣời đƣợc sắp xếp theo một thứ bậc. Các nhu cầu
càng thấp trong thanh thứ bậc, chúng càng cơ bản và càng giống với nhu cầu
của loài vật. Các nhu cầu càng cao trong thứ bậc, chúng càng đặc trƣng cho
con ngƣời. Cũng theo Maslow, khi ngƣời ta đƣợc thỏa mãn nhu cầu thấp (các
nhu cầu sinh lý) thì nhu cầu cao hơn xuất hiện đòi hỏi cần đƣợc thỏa mãn.
Thứ bậc nhu cầu của Maslow đƣợc thể hiện qua sơ đồ:
Các nhu cầu sinh lý -> Nhu cầu an toàn -> Nhu cầu yêu thƣơng -> Nhu cầu
đƣợc tôn trọng -> Nhu cầu tự thể hiện mình.
-Trong triết hoc, F.Ănghen – tuy không phải là một nhà tâm lý học,
nhƣng khi nói về quan điểm của mình về nhu cầu ông khẳng định: “Ngƣời ta

7
Footer Page 13 of 16.


Header Page 14 of 16.

quy cho trí óc, cho sự mở mang và hoạt động của bộ óc tất cả công lao làm
cho xã hội phát triển đƣợc nhanh chóng và đáng lẽ ngƣời ta phải giải thích
rằng hoạt động vủa mình là do nhu cầu của mình quyết định (mà những nhu
cầu đó quả thật đã phản ánh vào trong đầu óc con ngƣời, làm cho họ có ý thức
đối với những nhu cầu đó) thì ngƣời ta lại quen giải thích rằng hoạt động của
mình là do tƣ duy của mình quyết định” [3].
-D.N.Uznetze ngƣời đầu tiên trong tâm lý học Xô Viết nghiên cứu về
nhu cầu ông cho rằng: không có gì đặc trƣng cho một cơ thể sống hơn sự có
mặt của nó ở nhu cầu. Nhu cầu, đó là cội nguồn của tính tích cực, với ý nghĩa
này thì khái niệm nhu cầu rất rộng… . Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý đặc

trƣng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi, ông quan niệm rằng:
nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra tính tích cực, nó xác định xu hƣớng, tính
chất hành vi.
* Những nghiên cứu về giao tiếp
Giao tiếp là hình thức đặc trƣng cho mối quan hệgiữa con ngƣời với con
ngƣời để truyền đạt, lĩnh hội, trao đổi hợp tác trong công viêc, trao đổi và
biểu lộ tình cảm với nhau. Chính vì vậy, vấn đề giao tiếp đã đƣợc đề cập đến
từ rất lâu và đến những thập kỉ đầu của thế kỉ XX thì các vấn đề về giao tiếp
đã đƣợc các nhà tâm lý học nghiên cứu với tƣ cách là một khoa học ở nhiều
góc độ khác nhau.
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp:
- Từ thế kỉ XIX, giao tiếp đã đƣợc đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt
trong sự hình thành và phát triển bản chất xã hội con ngƣời với các công
trình:
“Vấn đề giao tiếp, những đặc trƣng của nó trong công việc của con ngƣời”
của A.A.Bodalivo (1972).
“Tâm lý học giao tiếp” của A.A.Lêonchep (1974).

8
Footer Page 14 of 16.


Header Page 15 of 16.

“Giao tiếp là vấn đề của tâm lý học đại cƣơng” của A.Ph.Lômow (1978).
Ở giai đoạn này, vấn đề giao tiếp đƣợc nghiên cứu và phân tích khá chi
tiết dƣới góc độ tâm lý học đại cƣơng của A.Ph.Lômow trong chuyên thảo
“Vấn đề giao tiếp trong tâm lý học” (1981). Và sau đó có rất nhiều các công
trinh nghiên cứu về giao tiếp.
- Giữa thế kỉ XIX, trong Bản thảo kinh tế - triết học 1884, C.Mác (1818 1883) bàn về nhu cầu xã hội giữa con ngƣời với con ngƣời trong hoạt động xã

hội và tiêu dùng, xã hội loài ngƣời phải giao tiếp với nhau. Mác chỉ ra rằng:
trong sản xuất vật chất và tái tạo con ngƣời, buộc con ngƣời phải giao tiếp với
nhau. Con ngƣời chỉ trở thành con ngƣời khi có những quan hệ thực hiện với
những ngƣời khác, có giao tiếp trực tiếp với ngƣời khác [2].
- Thế kỉ XX, Gmit (1863 – 1931) đƣa ra thuyết qua lại tƣợng trƣng. Ông
khẳng định vai trò của giao tiếp đối với sự tồn tại của con ngƣời.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu trên mới nhấn mạnh khía cạnh thông tin
trông giao tiếp chƣa chỉ ra đặc điểm của đối tƣợng giao tiếp của con ngƣời
đƣợc biểu hiện trong truyền thông, làm cho truyền thông trỉ nên tích cực hơn
và trở thành nội dung cơ bản của giao tiếp. các quan điểm trên đều có mặt
hợp lý và chƣa hợp lý chƣa thỏa đáng. Hoạt động và giao tiếp gắn chặt với
nhau, không thể hiểu đúng bản chất của giao tiếp nếu tách rời lao động. Đồng
thời nếu tuyệt đối hóa bất cƣ phạm trù nào đều dẫn dến sai lầm.
- Theo A.A.Lêonchiev trong “giao tiếp sƣ phạm” thì ông chỉ ra: “giao
tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự
tƣơng tác giữa ngƣời này với ngƣời khác trong hoạt động tập thể, thực hiên
các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phƣơng tiện
đặc thù mà trƣớc hết là ngôn ngữ”. tác giả đã chỉ ra rằng nội dung cơ bản của
giao tiếp xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc với ngƣời khác. Đã là con ngƣời ai

9
Footer Page 15 of 16.


Header Page 16 of 16.

cũng có nhu cầu đó. Nhu cầu tiếp xúc với ngƣời trở thành tâm thế của mỗi
ngƣời.
Ngoài ra có một số nghiên cứu về giao tiếp của trẻ em:
- Nghiên cứu đặc điểm giao tiếp của trẻ em (A.V.Dapppurrudet,

M.I.Lixina,…).
- Các tác giả Tara Winterton, David Warden, Rae Pica quan tâm đến vấn
đề hình thành kĩ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ. Họ chỉ ra nhứng yếu tố cơ bản có
ảnh hƣởng đến sự phát triển giao tiếp của trẻ nhỏ: hoàn cảnh, môi trƣờng,
cộng đồng cũng nhƣ đặc điểm cơ quan phát âm và trạng thái cơ thể trẻ. Theo
họ vấn đề quan trọng là tìm kiếm, quan sát và sử dụng các yếu tố để luyện tập
kĩ năng giao tiếp.
- L.M. Sipisuna, O.V. Dairinx, T.A. Nhiculuva đặc biệt quan tâm đến
xúc cảm tình cảm trong quá trình giao tiếp cho trẻ và đã đƣa ra phƣơng pháp
“cùng - xúc - cảm trong tình huống”.
- M.Lisana với cuốn “Nguồn góc của sự hình thành giao tiếp trẻ em”
(1978)
- A.V.Daparogiet và M.Lisana “Sự phát triển giao tiếp ở trẻ mẫu giáo”
(1974)
- A.uxova với “Vai trò của trò chơi trong giáo dục trẻ em” (1976)… .
Nhìn chung, hầu hết các công trình nghiên cứu trên đều đi sâu vào
những vấn đề cơ bản của giao tiếp đó là:
- Khẳng định đƣợc vị thế, vai trò, ý nghĩa mang tính chất quyết định của
giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Tìm ra đƣợc các chức năng quan trọng đặc biệt của giao tiếp: thông báo
và tiếp nhận thông tin, giúp trẻ tiếp thu và lĩnh hội nhứng kinh nghiệm lịch sử,
xã hội của loài ngƣời.
- Kể ra các dạng giao tiếp của trẻ em.

10
Footer Page 16 of 16.


Header Page 17 of 16.


- Những con đƣờng giao tiếp trẻ em.
- Cách thức tổ chức hoạt động giao tiếp cho trẻ.
- Trong luận văn Tâm lý hoc, T.Chucôn (Mỹ) chú ý đến khía cạnh hành
động, hành vi của giao tiếp: xem giao tiếp nhƣ là sự tác độngqua lại gián tiếp
lên nhân cách và dẫn đến sự hình thành những ý nghĩa biểu tƣợng, chuẩn mực
và muc đích hành động là một số tổ hợp những hành vi khác nhau: hành vi
ngôn ngữ. hành vi điệu bộ, hành vi cử chỉ. Quan niệm này ta thấy cụ thể hơn,
đề cập đến các yếu tố tham gia trong giao tiếp nhƣng chƣa nêu đƣợc bản chất
của giao tiếp.
- G.M.Andreva trong cuốn “Tâm lý học xã hội” đã cho rằng giao tiếp có
ba mặt quan hệ hữu cơ với nhau:
+ Mặt truyền tin.
+ Mặt tri giác của con ngƣời với nhau.
+ Mặt tác động của con ngƣời qua lại với nhau [5].
- Một nhà tâm lý học nổi tiếng khác, Fischer cũng đƣa ra khái niệm về
giao tiếp của mình: Giao tiếp là một quá trình xã hội thƣờng xuyên bao gồm
các dạng thức ứng xử rất khác nhau: Lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn; theo quan điểm
ấy, không có sự đối lập giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời:
giao tiếp là một tổng thể toàn vẹn [4].
1.1.2. Lich sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
* Những nghiên cứu về nhu cầu
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu về nhu cầu. Có thể điểm
qua một số công trình nghiên cứu đã bàn luận về nhu cầu ở một số khía cạnh:
khái niệm, phân loại, vai trò của nhu cầu có các tác giả: Phạm Minh Hạc, Lê
Khanh, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành. Các tác giả
chủ yếu dựa trên quan diểm của tâm lý học hoạt động khi xem xét nhu cầu với

11
Footer Page 17 of 16.



Header Page 18 of 16.

tƣ cách là thành tố nằm trong tiểu cấu trúc xu hƣớng của nhân cách, là nguồn
gốc của tính tích cực hoạt động của con ngƣời.
Nguyễn Quang Uẩn quan niệm: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con
ngƣời thấy càn đƣợc tồn tại và phát triển” [24, tr. 266].
Trong giáo trình Tâm lý học quân sự, Nguyễn Ngọc Phú cho rằng: “Nhu
cầulà những đòi hỏi tất yếu, khách quan, biểu hiện sự cần thiết về một cái gì
đó cần phải được thỏa mãn của con người trong cuộc sống và hoạt động”
[15, tr. 248].
* Những nghiên cứu về giao tiếp
- Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp mới đƣợc nghiên cứu từ cuối những năm
1970 – 1980. Nghiên cứu khía cạnh tâm lý giao tiếp của trẻ em, vấn đề đặc
điểm giao tiếp, hình thành nghiên cứu về kĩ năng của trẻ đƣợc phản ánh trong
các công trình của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thạc, Ngô Công Hoàn,
Lê Xuân Hồng, Nguyễn Xuân Thức.
- Theo “Tâm lý học đại cƣơng” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao
tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con ngƣời với con ngƣời nhằm mục đích nhận
thức, thông qua sự trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự ảnh hƣởng
tác động qua lại lẫn nhau [10].
- Tác giả Ngô Công Hoàn với vấn đề nghiên cứu “Vấn đề giao tiếp”
trong tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên chu kì 92 – 96 cho giáo viên tiểu học.
“Một số vấn đề tâm lý học về giao tiếp sƣ phạm” (1994); Năm 1997 “Giao
tiếp và ứng xử sƣ phạm” đã đƣa ra những đánh giá về vai trò của hoạt động
giao tiếp trong giao duc, đặc biệt tác giả này đã đƣa ra những nhận định,
phƣơng pháp nhằm hình thành kĩ năng giao tiếp sƣ phạm cơ bản giúp cho
giáo viên có thể tiếp cận và dạy học hiệu quả hơn [12].
- Tác giả Trần Trọng Thủy với “Giao tiếp với sự phát triển nhân cách
của trẻ (1981) đã nghiên cứu về vai tro và mối quan hệ giữa giao tiếp với sự


12
Footer Page 18 of 16.


Header Page 19 of 16.

phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ em ở từng lứa tuổi phát triển khác nhau.
Ông khẳng định rằng “Giao tiếp gắn liền với quá trình hoạt động xã hội của
trẻ em, giúp trẻ hòa nhập với môi trƣờng xã hội” [16].
- Tác giả Hoàng Anh với “giao tiếp sƣ phạm” nghiên cứu về trang thái
trong giao tiếp. tác giả cho rằng: “Giao tiếp là hình thức đặc trƣng cho mối
quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời mà giao tiếp nảy sinh sự tiếp xúc tâm
lý và đƣợc biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết rung cảm, ảnh hƣởng
và tác động qua lại lẫn nhau” [7].
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về giao tiếp
“C.Mac và phạm trù giao tiếp” của tác giả Đỗ Long (1980), “Giao tiếp, tâm lý
và nhân cách” của Trần Trọng Thủy (1981); “Đặc điểm giao tiếp của giáo
viên mầm non” của Trần Thanh Thủy (1985), “Giao tiếp là điều kiện tất yếu
của sự hình thành và phát triển tâm lý” của Phạm Minh Hạc (1988)… .
Nhƣ vậy, các tác giả đều khẳng định đƣợc bản chất tâm lý của giao tiếp,
chỉ ra đƣợc nội dung, đặc điểm, hiệu quả trong giao tiếp.
- “Một số vấn đề giao tiếp và giao tiếp sƣ phạm trong hoạt động của giáo
viên mầm non” của Lê Xuân Hồng. “Giao tiếp và ứng sử sƣ phạm dành cho
giáo viên mầm non” của Ngô Công Hoàn – ĐH sƣ phạm và ĐH Quốc Gia Hà
Nội.
- “Nghiên cứu tính tích cực ve giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong
hoạt động vui chơi” (1997) tác giả đã nêu đƣợc những đặc điểm cơ bản của
giao tiếp của trẻ mẫu giáo khi giao tiếp ở các hoạt động nhóm và tập thể ở
trƣờng mầm non.

Đề tài “Tính chủ động giao tiếp của trẻ em mẫu giáo” 5 - 6 tuổi” (1995)
của hai tác giả Nguyễn Xuân Thức và Nguyễn Thạc trình bày đƣợc thực trạng
mức độ tính chủ động giao tiếp của trẻ mẫu giáo và những biểu hiện cơ bản

13
Footer Page 19 of 16.


Header Page 20 of 16.

của tính chủ động giao tiếp. Tác giả đã xây dựng nên hệ thống một số biện
pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động giao tiếp cho trẻ mầm non [18].
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu về khái niệm giao tiếp,
hình thành nhu cầu và kĩ năng giao tiếp của trẻ em của các tác giả khác
Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thạc, Ngô Công Hoàn, Lê Xuân Hồng. Các tác
giả cho thấy giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong sƣ phát triển nhân cách
toàn diện cho trẻ. Đồng thời trong các tác giả cũng nêu đƣợc nhu cầu giao tiếp
của trẻ em nhƣ thế nào, đặc điểm giao tiếp của trẻ qua từng lứa tuổi. Bên cạnh
đó tác giả cũng chỉ ra đƣợc các đối tƣợng giao tiếp của trẻ và tầm ảnh hƣởng
đối với sự hình thành nhân của đứa trẻ nhƣ giao tiếp với ngƣời lớn, với bạn
cùng tuổi, bạn khác giới, thếgiới đồ vật… .
Trong tâm lý học có rất nhiều nghiên cứu nói về giao tiếp, những vấn đề
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giao tiếp đã đƣợc ngiên cứu: tính tích cực
trong giao tiếp, kĩ năng giao tiếp, tính chủ động giao tiếp... đã góp phần vào
rèn luyện cho trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiện việc phát triển cho trẻ đƣợc
tốt thì chúng ta cần phải bàn đến nhu cầu giao tiếp của trẻ mà các nghiên cứu
trên chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách trọn vẹn và toàn diện . Các
công trình trên mới đề cập đến từng lĩnh vực cụ thể, chƣa đề ra đƣợc sự thống
nhất chung vê khái niệm, bản chất của vấn đề. Đặc biệt là chƣa có đề tài nào
nghiên cứu sâu về “nhu cầu giao tiếp với bạn và giáo viên của trẻ mẫu

giáo”. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Nhu cầu giao tiếp
1.2.1.1. Khái niệm nhu cầu
a. Nhu cầu là gì?
Có nhiều quan điểm khác nhau, cách diễn đạt khác nhau về nhu cầu.

14
Footer Page 20 of 16.


Header Page 21 of 16.

Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng: “Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu, để cá
nhân tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định” [9, tr. 569]
Hiện nay tồn tại nhiều khái niệm về nhu cầu, xuất phát từ các cách tiếp cận
khác nhau nhƣ: nguồn gốc, cấu trúc, chức năng…
Theo cách tiếp cận nguồn gốc xuất hiện tính tích cực - Nhu cầu là
nguồn gốc tính tích cực bên trong, nền tảng của con ngƣời và động vật, biểu
hiện sự phụ thuộc của nó vào những điều kiện tồn tại cụ thể để tồn tại và phát
triển. Nhu cầu cần có các đặc trƣng cơ bản sau: Tính đối tƣợng (đối tƣợng
thảo mãn nhu cầu); phƣơng thức (các cách, các loại phƣơng tiện, công cụ để
chiếm lĩnh đối tƣợng thỏa mãn nhu cầu (các quy luật, điều kiện tự nhiên, xã
hội, cá nhân chi phối), tính phát triển của nhu cầu (nhu cầu đƣợc thỏa mãn lại
xuất hiện nhu cầu mới). Nhu cầu là trạng thái mất cân bằng vè sinh lý, tâm lý
và xã hội của cá nhân.
Theo “Tâm lý học trẻ em” của Ngô Công Hoàn: Nhu cầu là đòi hỏi tất
yếu của cơ thể đảm bảo sự tồn tại phát triển hợp qui luật [13].
Quan điểm của các nhà tâm lý học
- X.L Rubinstein khẳng định rằng nói đến nhu cầu của con ngƣời là nói

đến việc đòi hỏi cái gì đó hay một điều gì đó nằm ngoài con ngƣời trong quá
trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu. Khi nói đến nhu cầu sẽ xuất hiện hai hệ
thống là: thế giới đối tƣợng và trạng thái tâm lý của chủ thể. Tức là phải có
mối quan hệ thống nhất giữa hai yếu tố khách quan (của đối tƣợng) và yếu tố
chủ quan (của chủ thể) trong hoạt động thảo mãn nhu cầu.
Nhu cầu mang tính tích cực, thúc đẩy con ngƣời hoạt động tìm kiếm
cách thức, phƣơng tiện đối tƣợng thỏa mãn nó.
Qua những khái niệm nhu cầu vừa trình bày có thể thấy các nhà tâm lý
học đƣa ra khái niệm về nhu cầu rất rộng và bao hàm, mỗi nhà tâm lý học
nhìn nhận nhu cầu theo các hƣớng nhiên cứu khác nhau nhƣng không có sự

15
Footer Page 21 of 16.


Header Page 22 of 16.

mâu thuẫn với nhau. Mỗi định nghĩa đều dựa trên hạt nhân hợp lý của nó theo
cách hiểu ở các góc độ khác nhau. Từ tất cả những định nghĩa ta có thể hiểu:
Nhu cầu là biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là
sự đòi hỏi tất yếu của con ngƣời cần phải thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
- B.Ph. Lômov ông cho rằng: nhu cầu nhƣ là một thuộc tính của nhân
cách “nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phƣơng
tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển”. Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn
từ những qua trình xảy ra có tính khách quan trong đó có cá nhân tham dự vào
suốt cả đời sống của mình. Dĩ nhiên, nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhƣng
là nhu cầu về một cái gì đó nằm ngoài cá nhân.
Trên đây là những khái niệm về nhu cầu của những nhà tâm lý học khái
niệm về nhu cầu rất rộng và bao hàm, trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi
cho rằng: “Nhu cầu là một hiện tượng tâm lí của con người, là sự đòi hỏi tất

yếu của con người cần phải được thỏa mãn để tồn tại và phát triển con người
với tư cách là một nhân cách, một chủ thể thanh viên của xã hội”.
b. Đặc điểm nhu cầu
Từ những định nghĩa ở trên ta thấy nhu cầu của con ngƣời có những đặc
điểm sau:
- Nhu cầu bao giờ cũng có đối tƣợng.
Trong tâm lý con ngƣời, nhu cầu đƣợc nhận thức dần dần. Khi đối tƣợng
của nhu cầu đƣợc nhận thức đầy đủ, tất yếu phải thực hiện thì lúc đó nhu cầu
trở thành động cơ thúc đẩy con ngƣời nhằm hƣớng tới đối tƣợng.
Ví dụ: đói cần ăn, khi lạnh thì cần áo ấm. Điều này có nghĩa là: thức ăn là đói
tƣợng của nhu cầu ăn, áo ấm là đối tƣợng của nhu cầu mặc ấm.
- Nội dung của nhu cầu do những phƣơng thức và điều kiện thỏa mãn nó
qui định. Nhƣ ta đã biết, tằm thì ăn lá dâu. Nhƣng nhà bác học Đacuyn đã thí

16
Footer Page 22 of 16.


Header Page 23 of 16.

nghiệm cho tằm ăn khoai mì. Đến khi tằm trƣởng thành, ông cho nó ăn nhƣng
nó không ăn lá dâu mà ăn khoai mì.
Lặp đi lặp lại của một sự việc hay thời gian để kết thúc một vòng quay,
một chu trình.
Nhu cầu có tính chu kì và nó thƣờng xuyên xuất hiện trong cuộc sống
hằng ngày của chúng ta.
- Nhu cầu của con ngƣời khác xa về chất so với nhu cầu của con vật, nhu
cầu của con ngƣời mang bản chất xã hội.
- Nhu cầu của con ngƣời rất đa dạng, nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn
tại của cơ thể nhƣ: nhu cầu ăn ở, mặc… nhu cầu lao động, nhu cầu giao tiếp,

nhu cầu hoạt động xã hội.
1.2.1.2. Khái niệm giao tiếp
a. Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là đối tƣợng nghiên cứu của khoa học Tâm lý. Nhƣng hiện nay
có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Mỗi định nghĩa đƣợc dựa trên
một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó. Có thể khái quát các
hƣớng nghiên cứu giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lí
học. Tƣ tƣởng về giao tiếp đƣợc đề cập đến từ thời cổ đại qua thời kì phục
hƣng về đến giữa thế kỉ XX thì hình thành nên một ngành Tâm lí học giao
tiếp. Ngay từ khi còn là các tƣ tƣởng về giao tiếp đến khi xuất hiện Tâm lí học
giao tiếp thì khái niệm giao tiếp chƣa bao giờ thống nhất hoàn toàn. Có rất
nhiều khái niệm về giao tiếp.
- Theo từ điển tiếng việt định nghĩa: “ giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi với
nhau giữa con ngƣời với con ngƣời bằng ngôn ngữ” [21].
- Theo Bách khoa toàn thƣ: Giao tiếp là một qua trình hoạt động trao đổi
thông tin giữa ngƣời nói và ngƣời nghe nhằm đạt đƣợc một mục đích nào đó.
Thông thƣờng, giao tiếp trải qua ba trạng thái:

17
Footer Page 23 of 16.


Header Page 24 of 16.

+ Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lí.
+ Hiểu biết lẫn nhau.
+ Tác động và ảnh hƣởng lẫn nhau [23].
- Theo “Từ điển Tâm lý học” của Vũ Dũng. Giao tiếp là quá trình thiết
lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành
động. Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố nhƣ trao đổi thông tin, xây dựng

chiến lƣợc hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu ngƣời khác. Giao tiếp có
ba khía cạnh chính: Giao lƣu, tác động tƣơng hỗ và tri giác [9].
- Theo “Từ điển Tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện. Giao tiếp là quá
trình truyền đi, phát đi một thông tin từ một ngƣời hay một nhóm cho một
ngƣời hay một nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tƣơng tác).
Thông tin hay thông điệp đƣợc nguồn phát mà ngƣời nhận phải giải mã, cả
hai bên đều vận dụng một mã chung.
Quan điểm của các nhà tâm lý học
- Theo “Tâm lý học đại cƣơng” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao
tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con ngƣời với con ngƣời nhằm mục đích nhận
thức, thông qua sự trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự ảnh hƣởng
tác động qua lại lẫn nhau [10].
- Theo “Tâm lý học xã hội” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao tiếp
là sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa ngƣời với ngƣời thông qua ngôn ngữ, cử
chỉ, tƣ thế, trang phục…
- Đỗ Long khẳng định: giao tiếp là sự trao đổi kinh nghiệm, tri thức, kĩ
năng và cũng là sự tác động qua lại, ảnh hƣởng tƣơng hỗ và hiểu biết lẫn nhau
- Từ góc độ nghiên cứu Tâm lý đại cƣơng, Giáo sƣ Phạm Minh Hạc định
nghĩa: Giao lƣu là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ ngƣời với ngƣời
để thực hiện hóa các quan hệ xã hội giữa các chủ thể này với các chủ thể
khác [11]. Giao lƣu ở đây tác giả dùng đồng nghĩa với giao tiếp và quan tâm

18
Footer Page 24 of 16.


Header Page 25 of 16.

đến việc quan hệ con ngƣời thông qua các quan hệ xã hội. Đó là điều kiện, là
nguồn gốc nảy sinh và phát triển tâm lý con ngƣời.

Từ góc độ Tâm lý trị liệu Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện định nghĩa giao tiếp
là sự “Trao đổi giữa ngƣời với ngƣời thông qua ngôn ngữ nói, viết, cử chỉ;
ngày nay từ này hàm ngụ sự trao đổi ấy thông qua bộ mã (code). Ngƣời phát
tin mã hóa số tín hiệu, nhƣời tiếp nhận giải mã, một bên truền một ý nhƣng
nhất định để bên kia hiểu đƣợc”.
Nếu giao tiếp gặp khó khăn, thì ngƣời ta tìm đến những nguyên nhân
bệnh lý cơ thể hoặc do ngững nguyên nhân tâm lý xã hội (bị ép buộc quá
nghiêm khắc trong giáo dục…).
- Theo tác giả Bùi Văn Huệ thì “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa ngƣời với
ngƣời, là hành động hình thành, phát triển và vaạn hành các quan hệ ngƣời
với ngƣời” [14].
- Nhà xã hội học ngƣời Anh M.Argule mô tả quá trình ảnh hƣởng mà né
tránh đƣợc biểu hiện bằng những phƣơng tiện giao tiếp (ngôn ngữ lời nói hay
cử chỉ) từ nhiều ngƣời đến một ngƣời giống nhƣ một việc tiếp xúc thân thế
của con ngƣời trong quá trình tác động qua lại về vật lý và dịch chuyển không
gian.
Nhƣ vậy, có thể hiểu giao tiếp là một quá trình tiếp xúc và trao đổi thông
tin, thông qua đó ngƣời ta tƣơng tác lẫn nhau, làm tăng cƣờng hay giảm bớt
khả năng thích ứng hành vi lẫn nhau.
- Từ điển tiếng Nga văn học hiện đại tập 8: “giao tiếp là sự liên hệ và
đối xử lẫn nhau” [ 20,tr523].
- L.X.Vƣgotxki cho rằng: Giao tiếp xem nhƣ là sự thông báo hoặc quan
hệ qua lại thuần túy giữa con ngƣời, nhƣ là sự trao đổi quan điểm và xúc
cảm.

19
Footer Page 25 of 16.



×