Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Sử dụng công cụ Learning Activity vào đánh giá và cải tiến bài soạn Sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 133 trang )

Header Page 1 of 16.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
======

PHÙNG THỊ HUẾ

SỬ DỤNG CÔNG CỤ LEARNING
ACTIVITY VÀO ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI
TIẾN BÀI SOẠN SINH HỌC 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Sinh học

Giáo viên hướng dẫn khoa học

Th.S. AN BIÊN THÙY

HÀ NỘI, 2016

Footer Page 1 of 16.


Header Page 2 of 16.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
nhất đến cô giáo - giáo viên hướng dẫn khoa học Th.S An Biên Thùy đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện.
Em xin chân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Sinh - KTNN, đặc biệt
các thầy cô trong tổ bộ môn Phương pháp dạy học Sinh học, các em học sinh


cùng với các thầy cô trường THPT Yên Khánh A cùng các thầy cô trường
THPT Tam Dương 2 đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, góp nhiều ý kiến quý
báu để cho em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các
bạn sinh viên đề đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Phùng Thị Huế

Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề và nôi dung trình bày trong khóa luận
là kết quả nghiên cứu tìm tòi của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. An Biên Thùy, không trùng lặp kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Phùng Thị Huế

Footer Page 3 of 16.



Header Page 4 of 16.

BẢNG GHI CHÚ NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

Footer Page 4 of 16.

TT

Chữ viết tắt

Đọc là

1

GV

Giáo viên

2

HS

Học sinh

3

LA

Learning Activity


4

GDĐT

Giáo dục Đào tạo

5

THPT

Trung học phổ thông

6

HĐHT

Hoạt động học tập

7

CNTT

Công nghệ thông tin

8

GQVĐ

Giải quyết vấn đề



Header Page 5 of 16.

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

TT

Số hiệu

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1

Kết quả điều tra GV

30

2

Bảng 1.2

Kết quả điều tra HS

35


3

Bảng 2.1

Cấu trúc và nội dung Chương III: Sinh trưởng
và phát triển và Chương IV: Sinh sản

40

4

Bảng 2.2

Thang đánh giá của bộ công cụ LA

44

5

Bảng 2.3

Bộ công cụ LA

48

6

Sơ đồ 2.1

Các bước đánh giá bài soạn


53

7

Sơ đồ 2.2

Quy trình cải tiến bài soạn

54

Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG GHI CHÚ NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
CÔNG CỤ LA VÀO ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN BÀI SOẠN
SINH HỌC 11........................................................................................................ 6
1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài................................. 6
1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá và cải tiến hoạt động giảng dạy trên
thế giới ........................................................................................................ 6
1.1.2. Các nghiên cứu đánh giá và cải tiến hoạt động giảng dạy ở
Việt Nam .................................................................................................. 11

1.1.2.1. Hướng dẫn đánh giá giờ dạy của Bộ GDĐT ........................... 11
1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá ở tỉnh Đồng Nai .......................................... 16
1.1.2.3.Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử .......................................... 19
1.2.3.4. Tiêu chí đánh giá bài soạn theo mô hình VNEN ..................... 21
1.2. Cơ sở lí luận .......................................................................................... 25
1.2.1. Giáo án (bài soạn) .......................................................................... 25
1.2.1.1. Khái niệm giáo án .................................................................... 25
1.2.1.2.Vai trò của giáo án .................................................................... 25
1.2.2. Hoạt động học tập .......................................................................... 26
1.2.2.1. Khái niệm HĐHT..................................................................... 26
1.2.2.2. Đặc trưng cơ bản của HĐHT ................................................... 27
1.2.3. Đánh giá bài soạn ........................................................................... 27
1.2.3.1. Khái niệm đánh giá bài soạn.................................................... 27

Footer Page 6 of 16.


Header Page 7 of 16.

1.2.3.2. Vai trò của đánh giá bài soạn................................................... 28
1.2.4. Cải tiến bài soạn ............................................................................. 28
1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 28
1.3.1. Mục tiêu điều tra ............................................................................ 28
1.3.2. Nội dung điều tra ............................................................................ 29
1.3.3. Phương pháp điều tra ..................................................................... 29
1.3.4 Kết quả điều tra ............................................................................... 29
1.3.4.1. Kết quả điều tra GV ................................................................. 29
1.3.4.2. Kết quả điều tra HS.................................................................. 35
CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG CÔNG CỤ LEARNING ACTIVITY VÀO ĐÁNH
GIÁ VÀ CẢI TIẾN BÀI SOẠN SINH HỌC 11. .............................................. 39

2.1. Khái quát nội dung phần sinh trưởng và phát triển và sinh sản - Sinh
học 11 ........................................................................................................... 39
2.1.1. Về cấu trúc và nội dung ................................................................. 39
2.1.2. Chuẩn kiến thức kĩ năng................................................................. 41
2.1.2.1. Chương III: Sinh trưởng và phát triển ..................................... 42
2.1.2.2. Chương IV: Sinh sản ............................................................... 43
2.2. Bộ công cụ LA ...................................................................................... 44
2.2.1. Thang đánh giá của bộ công cụ LA ............................................... 44
2.2.2. Cải tiến công cụ LA vào đánh giá và cải tiến bài soạn .................. 48
2.3. Giáo án có thể dùng để đánh giá và cải tiến ......................................... 51
2.4. Nguyên tắc cải tiến bài soạn ................................................................. 51
2.5. Quy trình sử dụng LA vào đánh giá và cải tiến bài soạn .................... 51
2.5.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị..................................................................... 51
2.5.2. Giai đoạn 2: Đánh giá bài soạn ...................................................... 52
2.5.3. Giai đoạn 3: cải tiến bài soạn ......................................................... 53
2.6. Ví dụ minh họa quy trình sử dụng công cụ LA vào đánh giá và cải

Footer Page 7 of 16.


Header Page 8 of 16.

tiến bài soạn ................................................................................................. 55
CHƯƠNG 3. THAM VẤN CHUYÊN GIA ...................................................... 64
3.1. Mục đích đánh giá ................................................................................ 64
3.2. Nội dung đánh giá ................................................................................. 64
3.3. Đối tượng đánh giá ............................................................................... 64
3.4. Phương pháp đánh giá .......................................................................... 64
3.5. Kết quả đánh giá ................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ............................................................................ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 68
PHỤ LỤC

Footer Page 8 of 16.


Header Page 9 of 16.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đến
vấn đề đổi mới giáo dục. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi
mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học nằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.
Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị
quyết hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu
rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở cho người học
tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Đổi mới phương pháp dạy học cần phải gắn liền với đổi mới về đánh giá
quá trình dạy học.
1.2. Thực tiễn dạy học ở trường phổ thông
Trong dạy học, việc đánh giá đúng, chính xác chất lượng giảng dạy có ý

nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho GV (giáo viên) có được những thông tin
kịp thời, bổ ích để tổ chức, điều chỉnh, quá trình dạy học ngày càng tốt hơn.
Từ đó GV có những định hướng, cải tiến chất lượng giảng dạy giúp tích cực
hóa hoạt động của HS (học sinh) trong quá trình học tập. Vì vậy, việc đánh
giá giờ dạy của GV đòi hỏi phải có một quy trình đánh giá và cải tiến được
xây dựng một cách khoa học.

1
Footer Page 9 of 16.


Header Page 10 of 16.

Đáp ứng yêu cầu việc đánh giá giờ dạy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành bản hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy cho cấp trung học, tuy nhiên
bản hướng dẫn này chưa tách rời được việc đánh giá phần thiết kế giảng dạy
và phần lên lớp, gây khó khăn cho GV trong đánh giá và cải tiến.
1.3. Đặc thù môn học sinh học 11
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Chương trình sinh học 11 tập
trung đi sâu vào nghiên cứu các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật và động
vật mang tính trìu tượng cao với các kiến thức quá trình: Hô hấp, quang
hợp,…
Do vậy, bài soạn của GV cần có sự kết hợp của nhiều hình thức học tập
đa dạng, sử dụng CNTT (Công nghệ thông tin) trong dạy học kết hợp với các
hoạt động ngooại khóa, nghiên cứu khoa học nhằm giúp HS giải quyết được
các vấn đề thực tế có liên quan đến Sinh học cơ thể.
1.4. Bộ công cụ Learning Activity
Bộ công cụ LA (Learning Activity) được xây dựng và phát triển từ các
nghiên cứu về Dạy và Học sáng tạo (ITF Reserch), được tài trợ bởi chương
trình đối tác học tập của tập đoàn Microsoft kết hợp với các tài liệu từ đề án

Teacher assignment/Studnt work thuộc quỹ Bill & Melinda Gates nhằm cung
cấp cho GV các chỉ dẫn để đánh giá và cải tiến dạy học dự án.
Bộ công cụ LA cho phép GV đánh giá được phần thiết kế giảng dạy
riêng biệt. Từ đó có có thể cung cấp các thông tin phản hồi giúp GV cải tiến
bài soạn. Với mong muốn giúp GV có đánh giá và cải tiến bài soạn tốt hơn.
Chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Sử dụng công cụ Learning
Activity vào đánh giá và cải tiến bài soạn Sinh học 11”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình sử dụng công cụ LA vào đánh giá và cải tiến chất
lượng bài soạn trong Sinh học 11.

2
Footer Page 10 of 16.


Header Page 11 of 16.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Nghiệm thể: HS lớp 11, trường trung học phổ thông Yên Khánh A Ninh Bình.
3.2. Khách thể: Phương pháp dạy học sinh học 11
3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các tiêu chí, thang đo đánh giá giáo án.
- Bộ công cụ LA.
- Nội dung Sinh học 11.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được quy trình đánh giá và cải tiến bài soạn dựa trên tiêu
chí đánh giá của công cụ LA sẽ nâng cao chất lượng bài soạn Sinh học 11.
5. Giới hạn nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đánh giá và cải tiến một số bài soạn thuộc 2
chương:

Chương III. Sinh trưởng và phát triển và chương IV. Sinh sản thuộc Sinh
học 11 (Chương trình chuẩn).
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận các tiêu chí, thang đo đánh giá bài soạn.
6.2. Điều tra thực trạng đánh giá và cải tiến bài soạn sinh học 11.
6.3. Xây dựng quy trình sử dụng công cụ LA vào đánh giá và cải tiến bài
soạn.
6.4. Xin tham vấn chuyên gia đánh giá chất lượng giáo án đã cải tiến.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước, bộ Giáo dục và Đào tạo trong đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực.
- Nghiên cứu các tiêu chí, thang đo đánh giá bài soạn trên thế giới và

3
Footer Page 11 of 16.


Header Page 12 of 16.

Việt Nam.
- Nghiên cứu lí thuyết về bộ công cụ LA và các tài liệu, công trình
nghiên cứu làm cơ sở cho đề tài.
- Nghiên cứu nội dung chương trình sinh học 11
7.2. Phương pháp điều tra cơ bản
7.2.1. Đối với GV
Sử dụng phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về:
- Đánh giá và cải tiến bài soạn Sinh học.
- Phương pháp dạy học chủ yếu của yếu của GV trong dạy học Sinh

học 11.
- Sử dụng công cụ LA và đánh giá và cải tiến bài soạn Sinh học.
7.2.2. Đối với HS
Sử dụng phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về:
- Các HĐHT (hoạt động học tập) HS muốn tham gia trong tiết Sinh
học.
- Các phương pháp dạy học chủ yếu được dùng trong môn Sinh học.
7.3. Quan sát sư phạm
Quan sát hoạt động của GV và HS trong giờ học lí thuyết nhằm thu nhập
thông tin về:
- Phương pháp dạy học của GV và HS trong khi học môn Sinh học.
- Mức độ hứng thú của HS trong các HĐHT GV tổ chức.
7.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia là những GV có thâm niên giảng dạy môn sinh về
thang đánh của công cụ LA, quy trình đánh giá và cải tiến bài soạn.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học
- Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về công cụ LA.

4
Footer Page 12 of 16.


Header Page 13 of 16.

- Xây dựng quy trình đánh giá và cải tiến bài soạn bằng công cụ LA.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xây dựng được một số giáo án môn sinh học theo hướng sử dụng bộ
công cụ LA để đánh giá và cải tiến bài soạn.
- Làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy và học tập cho các bộ

môn khoa học nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng ở các trường
THPT.
9. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bộ công cụ LA vào
đánh giá và cải tiến bài soạn.
Chương 2: Biên soạn và sử dụng công cụ LA vào đánh giá và cải tiến bài soạn
sinh học 11.
Chương 3: Tham gia chuyên gia
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

5
Footer Page 13 of 16.


Header Page 14 of 16.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
CÔNG CỤ LA VÀO ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN BÀI SOẠN
SINH HỌC 11
Với mục tiêu xây dựng quy trình đánh giá và cải tiến bài soạn bằng
công cụ LA. Trong chương này chúng tôi tiến hành phân tích các thang đo và
tiêu chí đánh giá giảng dạy ở trong và ngoài nước. Đồng thời tiến hành phân
tích và tổng hợp những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài,
chúng tôi tiến hành tìm hiểu về giáo án, HĐHT (hoạt động học tập), đánh giá
và cải tiến bài soạn và tiến hành điều tra GV và HS về thực trạng đánh giá và
cải tiến bài soạn, phương pháp dạy học chủ yếu của GV, các hình thức học tập

HS yêu thích. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành xây dựng quy
trình sử dụng công cụ LA vào đánh giá và cải tiến bài soạn sinh học 11.
1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá và cải tiến hoạt động giảng dạy trên thế giới
Nghề dạy học là một trong những ngành nghề có lịch sử phát triển lâu
đời nhất của loài người nhưng vấn đề đánh giá GV và hoạt động giảng dạy
của GV cùng với những đổi mới căn bản trong hệ thống giáo dục ở nhà
trường chỉ thực sự diễn ra vào thế kỷ 20. Thực vậy, lịch sử phát triển của vấn
đề đánh giá GV được các tác giả Donald Medley, Homer Coker và Robert
Soar (1984) mô tả một cách ngắn gọn trong khoảng thời gian bắt đầu nửa đầu
thế kỷ 20 đến những năm 1980 với ba giai đoạn chỉnh:
(1) Giai đoạn tìm kiếm đội ngũ giáo viên giỏi (The Search for Great
Teachers);
(2) Giai đoạn đánh giá chất lượng giáo viên dựa trên hoạt động học tập
của học sinh (Inferring Teacher Quality from Student Learning);
(3) Giai đoạn hạch hoạt động giảng dạy (Examining Teaching
Performance).

6
Footer Page 14 of 16.


Header Page 15 of 16.

Những phương pháp tiếp cận trong các giai đoạn đầu này bao gồm đánh
giá giáo viên dựa trên kết quả học tập của HS hay đánh giá GV dựa trên việc
quan sát một số bài lên lớp,… bị cho là thiếu cơ sở lí luận và thậm chí bị xem
là nhận thức sai lệch về công tác đánh giá GV.
Hiện nay, trên khắp thế giới, đặc biệt là ở những nước có hệ thống giáo
dục phát triển mạnh, công tác đánh giá và cải tiến hoạt động giảng dạy đang

được quan tâm và liên tục đổi mới để đáp ứng nhu cầu không ngừng cải thiện
chất lượng giảng dạy. Phương pháp đánh giá hoạt động giảng dạy chủ yếu là
dự giờ quan sát thông qua các mẫu quan sát lớp học.
Phòng Giáo dục Quận Bedford, bang Virginia, Mỹ đã xây dựng và sử
dụng các tiêu chí trong mẫu quan sát lớp học để đánh giá giờ dạy của GV các
trường công lập trong địa bàn. [8]
(1)

Về kế hoạch lên lớp của giờ dạy: Sự rõ ràng, logic và tích hợp

của kế hoạch dạy học với chương trình dạy học; Sự phù hợp trong việc lựa
chọn phương pháp dạy học; Sự mạch lạc của kế hoạch giảng dạy; Sự đầy đủ
và phù hợp của phương tiện dạy học; Mức độ đáp ứng kết quả mong đợi
trong trong hoạt động học tập.
(2) Về quá trình tiến hành hoạt động giảng dạy: Sự phong phú và đa
dạng của phương pháp và phương tiện dạy học; Sự phù hợp của tốc độ và
nhịp độ của giờ dạy; Sự tham gia của HS trong quá trình dạy học; Sự cá thể
hóa trong dạy học; Sự rõ ràng của việc truyền đạt nội dung bài học; Sử dụng
các phương tiện kỹ thuật - công nghệ; Kiến thức cần và đủ, tư duy phân tích
và giả quyết vẫn đề.
(3) Về hoạt động đánh giá trong giờ học: Sử dụng hình thức đánh
giá chính thức hay ko chính thức (cho điểm hay không cho điểm); Phân tích
đánh giá; Ra quyết định về việc đánh giá; Thời gian, hình thức và nội dung
phản hồi của GV cho HS về đánh giá đó.

7
Footer Page 15 of 16.


Header Page 16 of 16.


(4) Về không khí học tập: Không khí tin tưởn và tôn trọng lẫn nhau;
Tôn trọng sự đa dạng trong tập thể HS; Môi trường an toàn và tin cậy; Sử
dụng thời gian hợp lý; Thực hiện đúng theo nội quy lớp học; Mức độ Tham
gia của HS trong quá trình học tập.
(5) Giao tiếp trong quá trình dạy học: Sự rõ ràng của ngôn ngữ
GV sử dụng; Sự logic trong bài giảng của GV; Giao tiếp hiệu quả; Tương
tác với HS.
(6) Tính chuyên nghiệp trong hoạt động giảng dạy: Sự tự tin; Mức
độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chính sách và chương trình của nhà trường;
Kiến thức và kỹ năng về môn học.
(7) Về hoạt động và kết quả hoạt động của HS trong giờ học:
Những sản phẩm hoạt động của HS; Mức độ bao quát hoạt động của HS;
Các phương tiện hỗ trợ HĐHT của HS; Bằng chứng về kết quả hoạt động
của HS trong giờ học.
Ở Úc mỗi trường đều tự chủ về vấn đề quản lý hoạt động và chất lượng
giáo dục của riêng mình. Do đó, mỗi trường đều có những mấu đánh giá giờ
dạy riêng. Lấy ví dụ về trường Trung học Byron ở thành phố Lismore, bang
New South Wales, Úc hiện nay đang sử dụng phiếu dự giờ với những tiêu chí
như sau: [9]
(1) Về chuẩn bị: Lên kế hoạch các hoạt động dạy học đúng thời gian
quy định của bài lên lớp; Chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy học; Xác định mục
đích bài học rõ ràng; Xác định ý nghĩa bài học đối với HS; Kiểm tra, đánh giá
hoạt động học tập của HS trong bài học trước.
(2) Về cấu trúc của bài lên lớp: Chú trọng sử dụng phương pháp
giảng dạy; Truyền đạt nội dung dạy học mạch lạc, rõ ràng; Bổ sung những nôi
dung kiến thức có ý nghĩa cho sự phát triển;Thường xuyên kiểm tra kiến thức
của HS; Dành thời gian hướng dẫn thực hành; Tạo cơ hội cho HS thực hành
cá nhân.


8
Footer Page 16 of 16.


Header Page 17 of 16.

(3) Về tiến hành hoạt động dạy học: Truyền tải thái độ nhiệt đình vào
nội dung bài học; Khuyến khích HS tham gia và quá trình dạy học một cách
hiêu quả; Giám sát tham gia tích cực vào hoạt động học tập của HS; Sử dụng
phương tiện công nghệ một cách hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học; Cá
thể hóa hoạt động dạy học; Khéo léo sử dụng các phương pháp dạy học khác
nhau đáp ứng năng lực học tập nhiều đối tượng HS trong lớp học; Chú ý nhu
cầu đặc biệt của HS; Cung cấp thời gian và hướng dẫn HS làm bài tập.
(4) Về đánh giá và phản hồi của HS: Kiểm tra, đánh giá một cách hệ
thống mức độ hiểu bài của HS; Chú ý giải đáp những thắc mắc hay sửa sai
trong câu trả lời của HS; Yêu cầu sản phẩm học tập cụ thể từ HS; Dành thời
gian cho HS suy nghĩ trả lời câu hỏi để tăng cường sự tham gia tích cực, tự
giác của HS; Cung cấp thời gian và hướng phản hồi cho HS; Khuyến khích
HS tự đánh giá.
(5) Về quản lý lớp học: Sắp xếp và bố trí lớp học đảm bảo tạo điều
kiện tối đa cho hoạt động học của HS; Thường xuyên gọi tên HS trong quá
trình giảng bài; Đồng cảm với những suy nghĩ và thắc mắc của HS; Biểu thị
cảm xúc rõ ràng và hành vi ứng xử phù hợp; Duy trì yêu cầu vừa sức trong
quá trình dạy học; Sử dụng hiệu quả hành vi cử chỉ, điệu bộ; Giám sát các
hành vi vi phạm kỷ luật trong lớp; Lưu ý nhắc nhở HS thực hiện nôi quy, quy
định của lớp học nhà trường.
Ở Bổ Đào Nha, Bộ giáo dục của nhà nước này yêu cầu đưa vào sử dụng
mẫu đánh giá hoạt động dạy học trên lớp của GV ở các trường trung học phổ
thông với mục đích đánh giá năng lực giảng dạy của đôi ngũ cán bộ. Mẫu
phiếu đánh giá này liệt kê một cách chi tiết những tiêu chí đánh giá cùng với

phân loại mức độ đạt được các tiêu chí đó và cách tính điểm cho mỗi nhóm
tiêu chí bao gồm:[10]
(1) Về chuẩn bị và tổ chức các hoạt động dạy học
(2) Về thực hiện các hoạt động dạy học

9
Footer Page 17 of 16.


Header Page 18 of 16.

(3) Về mối quan hệ sư phạm giữa GV với HS
(4) Về đánh giá hoạt động học tập của HS
(5) Về đánh giá hoạt động giảng dạy của GV
Ngoài các tiêu chí đánh giá thì đa số ở các mẫu phiếu dự giờ này còn yêu
ghi lại tiến trình giảng dạy, sự kiện cụ thể của giờ dạy.
Năm 2009, Chương trình Dạy và học sáng tạo (Innovative Teacher and
Learning Research - ITL Research) được tài trợ bởi chương trình Đối tác học
tập (Partner in Learning) do tập đoàn Microsoft kết hợp với các tài liệu từ đề
án Teacher assignment/Student work thuộc quỹ Bill & Melinda Gates được ra
mắt tại Nga, Phần Lan, Indonesia và Senegal, nhằm mục đích cung cấp bằng
chứng cho chính sách giáo dục và những kết quả HS đạt được khi tích hợp
công nghệ vào giảng dạy và học tập. Đây là một nghiên cứu toàn cầu kéo dài
nhiều năm để điều tra các yếu tố thúc đẩy sự chuyển đồi thực tiễn giảng dạy và
tác động của những thay đổi này đến kết quả học tập của HS tại những đất
nước khác nhau. Trong khoảng 2 năm đầu dự án, đã có 12 trường thí điểm
Chương trình Dạy và học sáng tạo đại diện cho 12 quốc gia, bao gồm: (1) Sao
Paulo, Brazil; (2) Ontario, Canada; (3) Santiago, Chie; (4) Oulu, Phần Lan; (5)
Amiens, Pháp; (6) Munich, Đức; (7) Sheung Shui, New Territories, Hong
Kong; (8) County Meath, Ireland; (9) Hermosillo, Sonora, Mexico; (10) Doha,

Qatar; (11) Nacka, Thụy Điển; (12) Huyton, Knowsley, Vương quốc Anh.
Tương ứng với Dự án nghiên cứu này, bộ công cụ LA đã được xây
dựng, phát triển và sử dụng làm công cụ chính thức trong việc đánh giá hiệu
quả của một HĐHT tích cực. LA xem xét các phương diện khác nhau của một
HĐHT, đó là:
(1) Xây dựng kiến thức.
(2) Hợp tác.
(3) Ứng dụng CNTT.
(4) Tự điều chỉnh.

10
Footer Page 18 of 16.


Header Page 19 of 16.

(5) Giải quyết vấn đề thực tế.
Ở mỗi phương diện đều có thang đánh giá với các mã điểm lần lượt từ
1 đến 4 giúp GV không chỉ có thể tự điều chỉnh việc giảng dạy của mình sao
cho phù hợp với nhu cầu và sự phát triển hiện tại của HS, mà còn có vai trò
định hướng cho GV nhằm tổ chức các HĐHT tốt hơn, giúp tích cực hóa hoạt
động của HS trong quá trình học tập.
1.1.2. Các nghiên cứu đánh giá và cải tiến hoạt động giảng dạy ở Việt Nam
Ở nước ta việc đánh giá giờ dạy đã được nghiên cứu và tiến hành khá
lâu. Hiện nay chúng ta có khá nhiều tiêu chí đánh giá giờ dạy khác nhau:
Hướng dẫn đánh giá giờ dạy của Bộ GDĐT (Giáo dục và Đào tạo), tiêu chí
đánh giá bài giảng điện tử, tiêu chí đánh giá dạy học chuyên đề, tiêu chí đánh
giá dạy học dự án, tiêu chí đánh giá giáo án VNEN...
1.1.2.1. Hướng dẫn đánh giá giờ dạy của Bộ GDĐT
 Nội dung bản hướng dẫn 10227/THPT [1]

Theo hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11 tháng 9 năm 2011 về việc đánh
giá giờ dạy, giờ lên lớp là một khâu trong quá trình dạy học được kết thức trọn
vẹn trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo quy định kế hoạch dạy học.
Tiêu chí đánh giá:
Các mặt
(1)

Các yêu cầu
(2)
1

Chính xác, khoa học;(khoa học bộ môn &
quan điểm tư tưởng, lập trường chính trị).

NỘI
DUNG

2
3

Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm
rõ trọng tâm.
Liên hệ thực tế (nếu có), có tính giáo dục.

11
Footer Page 19 of 16.

Điểm







(3)

(4)

(5)


Header Page 20 of 16.

Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc
PHƯƠNG

4

trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài
lên lớp .

PHÁP
5

Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt
động dạy & học.
Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện,

6


thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của

PHƯƠNG

kiểu bài lên lớp.

TIỆN

Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ,
7

lời nói rõ ràng, chuẩn mực, giáo án hợp
lý.
Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp,

8

phân phối thời gian hợp lí ở các phần, các
khâu.

TỔ

Tổ chức và điều khiển HS học tập tích

CHỨC
9

cực, chủ động phù hợp với nội dung của
kiểu bài, với các đối tượng HS; HS hứng
thú học tập.


KẾT QUẢ 10

Đa số HS hiểu bài, nắm vững trọng tâm,
biết vận dụng kiến thức .

Điểm tổng cộng:

______/20

12
Footer Page 20 of 16.


Header Page 21 of 16.

Cách xếp loại giờ dạy:
Loại Giỏi

Loại khá

Loại trung bình

Loại yếu

a) Điểm tổng cộng a) Điểm tổng cộng a )Điểm tổng cộng Điểm tổng cộng
đạt từ 17 - 20;
b)

Các


đạt từ 13 - 16,5;
yêu b)

Các

đạt từ 10 - 12,5;

yêu b)

Các

đạt từ 9 trở xuống

yêu

cầu 1,4,6,9 phải

cầu 1,4,9 phải đạt cầu 1,4 phải đạt 2

đạt 2 điểm.

2 điểm.

điểm.

Ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng, có thể phân hóa được trình độ của GV.
- Khi vận dụng vào mỗi địa phương có thể điều chỉnh linh hoạt cho

phù hợp thực tế.
Nhược điểm:
- Việc kiểm tra, đánh giá người học chủ yếu mang tính chất tái hiện.
- Mới chú trọng kiến thức lí thuyết, chưa chú trọng thực nghiệm,
thực hành.
- Mới quan tâm đến tương tác một chiều giữa GV và HS, chưa quan
tâm tương tác giữa HS với HS.
 Nội dung bản hướng dẫn 5555/BGDĐT-GDTrH [2]
Căn cứ văn bản số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên
môn của trường trung học;
Bộ GDĐT đã xây dựng tiêu chí đánh giá một giờ học/Chuyên đề dạy
của GV, để đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất giữa các cơ sở giáo dục trong
việc đánh giá giờ dạy của tổ chuyên môn, của cấp quản lý giáo dục đối với
GV.

13
Footer Page 21 of 16.


Header Page 22 of 16.

Tiêu chí đánh giá:

Điểm

Nội dung

Tiêu chí


Tối đa Đạt

1. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học
với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy 5
học được sử dụng.
2. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ
I. Kế hoạch
và tài liệu
dạy học

thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của 10
mỗi nhiệm vụ học tập.
3. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và
học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt 5
động học của học sinh.
4. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra,
đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động 5
học của học sinh.
5. Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của
phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm 5
vụ học tập.
6. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp

II.

Tổ

chức thời những khó khăn của học sinh.


10

hoạt động học 7. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện
cho học sinh

pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp
tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học

10

tập.
8. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên
trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết

14
Footer Page 22 of 16.

10


Header Page 23 of 16.

quả hoạt động và quá trình thảo luận của học
sinh.
9. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong 10
lớp.
10. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp
III.


tác của học sinh trong việc thực hiện các 10

Hoạt

động

nhiệm vụ học tập.

của

11. Mức độ tham gia tích cực của học sinh

học sinh

trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả 10
thực hiện nhiệm vụ học tập.
12. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của
các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của 10
học sinh.
100

Tổng cộng
Cách xếp loại giờ dạy

Loại Giỏi

Loại Khá

Loại Trung bình


Chưa đạt

- Tổng điểm từ - Tổng điểm từ 65 - Tổng điểm từ 50 các trường hợp
80

điểm

trở

lên.
-

đến dưới 80 điểm.
- Các tiêu chí 2, 8,

đến

dưới

65 còn lại.

điểm,

Các tiêu chí 2,

12 đạt từ 7 điểm - Các tiêu chí 2,

8, 10, 12 đạt từ

trở lên,các tiêu chí


8, 12 đạt từ 5

8 điểm trở lên,

còn

điểm

các

dưới 2 điểm.

tiêu

chí

lại

không

lên,

không có tiêu
chí nào 00 điểm

còn lại không
dưới 3 điểm.

15

Footer Page 23 of 16.

trở


Header Page 24 of 16.

Ưu điểmvà hạn chế:
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng, phân hóa được trình độ GV.
Nhược điểm:
- Các tiêu chí đánh giá chưa cụ thể.
- Mới quan tâm đến tương tác một chiều giữa GV và HS, chưa quan
tâm tương tác giữa HS với HS.
1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá ở tỉnh Đồng Nai [4]
Dựa trên các tiêu chí đánh giá giờ học của Bộ GDĐT, các tỉnh tiến hành
xây dựng và triển khai các tiêu chí đánh giá
Tiêu chí đánh giá
Mức độ đạt

Nội
dung

Chuẩn
bị

bài

học
(15đ)


được (điểm)

Tiêu chí

1 2 3 4 5
1.1. Xác định được mục tiêu bài học.
1.2. Giáo án thể hiện rõ các hoạt động của giáo viên và
học sinh.
1.3. Thiết bị/tài liệu phù hợp với mục tiêu và nội dung
bài học.
2.1. Đảm bảo tính đúng, lôgic biện chứng, khoa học.
2.2. Cơ bản có trọng tâ m và phù hợp với khả năng học

Nội
dung
bài học
(20đ)

của mọi học sinh.
2.3. Liên hệ với thực tế, cập nhật kiến thức và thấy
được mối quan hệ với nhiều môn học khác (liên
môn).
2.4. Tích hợp được các nội dung giáo dục toàn
diện.

16
Footer Page 24 of 16.



Header Page 25 of 16.

Phương
pháp




thuật
dạy học
(20đ)

3.1. Lựa chọn được phương pháp và kĩ thuật dạy
học tối ưu.
3.2. Sử dụng thiết bị/tài liệu dạy học hợp lý, hiệu
quả.
3.3. Thu thập và xử lí được thông tin phản hồi từ học
sinh.
3.4. Linh hoạt các tình huống sư phạm, xây dựng
môi trường học tập thân thiện.
4.1. Học sinh được hướng dẫn chủ động trong các hoạt
động học tập.
4.2. Tổ chức được các mối quan hệ tương tác trong

Hoạt
động
học của
học
sinh
(30đ)


lớp học.
4.3. Học sinh được hướng dẫn và kích thích khả năng
tự học.
4.4. Học sinh được tích cực hóa hoạt động tư duy trong
học tập.
4.5. Học sinh được đánh giá và sửa chữa những sai sót
khi học bài.
4.6. Đảm bảo thời gian, phân bố thời gian hợp lí cho các
hoạt động.

Kết
quả bài
học
(15đ)

5.1. Học sinh có nhận thức tốt đáp ứng yêu cầu mục tiêu
bài học.
5.2. Học sinh có khả năng và biết vận dụng được
kiến thức đã học vào thực tế.
5.3. Học sinh tự tin, tích cực tương tác trong học tập.
Cộng

Điểm tổng cộng:

/100

17
Footer Page 25 of 16.



×