Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN CHỦ NHIỆM lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.59 KB, 21 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 9/1
Ở TRƯỜNG THCS PHÚ TÂN
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. (Luật giáo dục- 2005).
Thực hiện khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” góp phần giáo dục, rèn
luyện cho học sinh ý thức chấp hành và thực hiện tốt những nề nếp, quy định
của nhà trường, của lớp học, không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm mà
của tập thể giáo viên nói riêng và các đoàn thể, tổ chức giáo dục trong cả nước
nói chung, vì nhiệm vụ giáo dục là của toàn dân.
Bác Hồ kính yêu từng dạy : “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm thì phải trồng người”. Điều đó cho thấy việc giáo dục- đào tạo
một con người đủ đức- đủ tài là một việc làm vô cùng khó khăn và đầy thư
thách.
Trong thời đại hội nhập toàn cầu trên nhiều lĩnh vực của nước ta hiện nay,
với mục tiêu hòa nhập, tiếp thu và chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân
loại để làm giàu thêm bản sắc, văn hóa tiên tiến, đậm đà của dân tộc ta. Thế
nhưng, những luồng văn hóa thiếu lành mạnh cũng du nhập vào nước ta ngày
càng nhiều, vươn tới thu hút các tầng lớp thanh thiếu niên ngày càng khó kiểm
soát đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách của thanh thiếu
niên Việt Nam, phần đông là học sinh- sinh viên , những chủ nhân tương lai của
đất nước.
Vì vậy nhiệm vụ giáo dục rèn đức- luyện tài cho học sinh đối với ngành
giáo dục nói chung và các giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường nói riêng ngày
càng giữ vai trò quan trọng, giúp học sinh thực hiện hành vi đạo đức tốt, điều


chỉnh và rèn luyện những hành vi phù hợp với tiêu chuẩn của người học sinh.
Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh, với
nhiệm vụ được giao làm giáo viên chủ nhiệm lớp 9/1, và trong lớp học có một
số học sinh đã và đang có biểu hiện sai phạm về tác phong đạo đức, những yêu
cầu, chuẩn mực của người học sinh, nên tôi chọn đề tài giáo dục học sinh cá
biệt ở lớp 9/1 để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu và phối hợp các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong quá
trình dạy học và giáo dục.
- Chấn chỉnh những hành vi không phù hợp đối với một số học sinh chưa
thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương trường lớp.
- Giáo dục, uốn nắn học sinh thực hiện tốt những chuẩn mực của người học
sinh.
- Giúp học sinh rèn luyện và thực hiện tốt những yêu cầu chuẩn mực về đạo
đức đối với người học sinh THCS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung và các biện pháp giáo dục
học sinh THCS cá biệt.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 9/1 (trường THCS Phú Tân)
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp đọc tài liệu (tài liệu tham khảo)
4.2. Phương pháp quan sát hành vi của học sinh.
4.3. Phương pháp trò chuyện
4.4. Phương pháp thu thập thông tin về học sinh cá biệt.
4.5. Các phương pháp khác

5. Tính mới của đề tài: Vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên
module THCS 3. Giáo dục học sinh THCS cá biệt và kinh nghiệm giáo dục khác
để uốn nắn học sinh cá biệt thực hiện tốt nội quy trường lớp và rèn luyện trong
học học tập.
6. Kế hoạch nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trong năm học 2015-2016, cụ thể:
Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

6.1. Bước 1: Nhận lớp chủ nhiệm, nắm tình hình lớp;
6.2. Bước 2: Tìm hiểu, thu thập thông tin về học sinh cá biệt;
6.3. Bước 3: Lập kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt;
6.4. Bước 4: Tiến hành hoạt động giáo dục học sinh cá biệt;
6.5. Bước 5:4.Theo dõi quá trình sưa đổi và kết quả rèn luyện của học sinh
cá biệt.
Phần 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Đối với lứa tuổi học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 9 là lứa tuổi khủng
hoảng trong sự phát triển tâm lí, do vậy dễ xuất hiện những học sinh khó giáo
dục. Sự mâu thuẫn trong quá trình phát triển tâm sinh lí của các em ở lứa tuổi
này, nếu như thiếu sự giúp đỡ của người lớn hoặc thiếu hiểu biết những đặc
điểm tâm sinh lí và những khó khăn của các em, thì các em sẽ không thể vượt
qua một cách tích cực, do vậy mà hình thành những thái độ, hành vi không phù
hợp.
Những học sinh có những thái độ, hành vi không phù hợp với giá trị, nội
quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tốt những bổn phận và trách
nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa, đạo đức trong quan hệ ứng xư
với mọi người, đồng thời không có động cơ học tập nên kết quả học tập yếu,

kém… được lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống được coi là học sinh cá
biệt.
Trách nhiệm của giáo dục nói chung và của giáo viên chủ nhiệm nói riêng
là không được để tồn tại những học sinh có hành vi chưa phù hợp với bổn phận,
trách nhiệm công dân, chưa phù hợp với giá trị xã hội, những quy định ứng xư
chung của nhà trường, của lớp học.
Trong thực tế, việc giáo dục học sinh cá biệt là một việc rất khó khăn đối
với giáo viên, thậm chí có lúc bất lực, nhưng không vì thế mà bỏ mặc cho các
em sa ngã, sai phạm và lầm lạc, mà giáo viên chủ nhiệm cần có những kĩ năng

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

cơ bản giúp các em điều chỉnh, thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để
các em có tương lai tốt đẹp hơn.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Tập thể lớp 9/1 có 27 học sinh; trong đó học sinh dân tộc Khmer: 23; dân
tộc Kinh:03. Học sinh nam: 08; Học sinh nữ: 19.
Đầu năm nhận lớp chủ nhiệm có 07 học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá, trong
đó có 02 học sinh nữ.
Về mặt học lực: các em học tập ở mức khá, có 05 học sinh chậm tiến.
Về mặt rèn luyện đạo đức: Qua quan sát việc thực hiện nội quy trường lớp,
ý thức học tập, ý thức trong công việc tập thể còn hạn chế, khả năng tự quản
chưa tốt. Mọi việc đều chờ đợi có giáo viên nhắc nhở, thậm chí nhắc nhở nhiều
lần các em mới thực hiện.
Kỹ năng tự học còn hạn chế; biểu hiện lười học.
Một số em thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp: không thực hiện tốt
về đồng phục (đeo khăn quàng, phù hiệu, bỏ áo vào quần), nói chuyện, làm việc

riêng trong giờ học.
Một ít tỏ ra là người “lãnh đạo” của nhóm bạn cùng chơi.
Một số bạn nữ nhuộm tóc màu.
Tình hình suy thoái về hành vi đạo đức, tác phong học tập của lớp thường
xuyên được giáo viên phản ánh và ghi vào sổ đầu bài rải đều phần đông học sinh
của lớp, có em vi phạm mặt này, em vi phạm mặt khác.
Kết quả chất lượng giáo dục học kì I:
* Học lực:

Giỏi: 01 học sinh; Tỉ lệ: 3.7%
Khá: 19 học sinh; Tỉ lệ: 70.4%
Trung bình: 6 học sinh; Tỉ lệ:22.2%
Yếu: 01 học sinh; Tỉ lệ: 3.7%

*Hạnh kiểm: Tốt: 10 học sinh; Tỉ lệ:37%
Khá: 16 học sinh; Tỉ lệ:59.3%
Trung bình: 01; Tỉ lệ: 3.7%

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

Trong đó, một số học sinh rơi vào tình trạng báo động “cá biệt” cần được
giáo dục nhiều để sưa đổi hành vi đạo đức của lớp như sau:
T

HỌ VÀ TÊN

T

1
1

BIỂU HIỆN SAI TRÁI

ĐẶC ĐIỂM

-Thường xuyên nói chuyện - Cha mẹ đều là giáo
Châu Trần Khắc Đan

trong giờ học.

viên dạy Tiểu học.

-Nói “tay đôi” với giáo - Khả năng học tập:
viên khi được nhắc nhở. Khá, nếu nghiêm túc
Thiếu tôn trọng giáo viên.

và chuyên cần có thể

-Tỏ ra là “lãnh đạo” của đạt kết quả cao hơn.
nhóm bạn chơi cùng. Có
xu hướng dùng bạo lực khi
có mâu thuẫn, xung đột
với bạn bè.
-Thường xuyên nói chuyện - Thiếu sự quan tâm

2

trong giờ học.

2

Trần Kim Khang

3
3

Thạch Minh Tâm

-Thường xuyên vi phạm về - Học tập yếu, thiếu cố
đồng phục.

gắng, cần rèn luyện

- Không thuộc bài.
-Vi phạm về đồng phục.

thêm.
- Bản thân khuyết tật.

-Nói chuyện trong giờ học

- Học yếu, thiếu cố

-Không thuộc bài.
gắng.
-Nói chuyện trong giờ học. - Hạnh kiểm Lớp 8:

4


4

của gia đình.

Lâm Thị Hồng Nhiên

-Thường xuyên vắng K

Khá

-Không thuộc bài.

- Gia đình tương đối

-Nhuộm tóc màu.

khó khăn.

- Thích “đua đòi”
-Nói chuyện trong giờ học. - Có năng khiếu về thể

5
Trần Thị Quyến

-Thường

xuyên

không dục thể thao.


thuộc bài. Sa sút nhiều - Thiếu phấn đấu trong
5

trong học tập so với lớp 8.

học tập.

-Nhuộm tóc màu.

-Thích “đua đòi”, trong

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

khi cha mẹ phải đi làm
thuê.
Trên cơ sở nắm đặc điểm tình hình của lớp cũng như của các cá nhân trên,
tôi đã lập kế hoạch giáo dục chung và giáo dục riêng từng đối tượng cho phù
hợp.
3. Tìm hiểu đối tượng trước khi giáo dục.
Muốn hoạt động giáo dục đạt kết quả tốt, giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu
một số yếu tố tác động đến quá trình thay đổi, hình thành nhân cách không phù
hợp của học sinh của học sinh trước khi khi tiến hành các biện pháp giáo dục, cụ
thể:
- Ảnh hưởng của nhóm bạn chơi cùng (nhóm bạn chơi cùng tốt hay
không tốt): Em Khắc Đan, lúc nhỏ và khi học cấp Tiểu học vốn ngoan, hiền.
Sang cấp 2, em được gưi vào trường THCS Dân tộc Nội Trú Châu Thành học
tập, quá trình học tập và rèn luyện của em ít được cha mẹ trực tiếp giáo dục và

rèn luyện, việc kết bạn cũng không được kiểm soát tốt, em thể hiện tính độc lập
khá sớm, nhưng theo chiều hướng tiêu cực, tỏ ra là người “lãnh đạo” của nhóm
bạn và thường dẫn đầu trong một số hoạt động không phù hợp với học sinh. Khi
chuyển về trường THCS Phú Tân từ giữa kì 2 của lớp 8, mặc dù được giáo dục
nhưng việc tiếp thu và chấn chỉnh cũng chưa đạt kết quả tốt. Lôi kéo một số bạn
khác thực hiện những hành vi chưa đúng trong đó có em Trần Kim Khang.
- Ảnh hưởng của gia đình: gia đình đầy đủ hay khiếm khuyết, cha mẹ có
quan tâm đến việc học tập và sự phát triển của học sinh hay không?
+ Em Trần Kim Khang: Cha mẹ li hôn, sống với bà ngoại, đi học về em
phải giữ bò, cắt cỏ cho bò ăn, không có thời gian học tập. Thiếu sự giáo dục của
cha mẹ, nên tính tình em không được tốt, tỏ ra cứng đầu, không chịu sự giáo
dục, khuyên nhủ của thầy cô, hoặc nghe xong rồi cũng không sưa đổi. Em lại
“nghe lời” bạn Khắc Đan học cùng lớp.
+ Em Thạch Minh Tâm: Gia đình tương đối khó khăn, cha mẹ cũng phải đi
làm thuê, bản thân em tật tay phải, chân cũng yếu. Khả năng học tập yếu, tiếp
Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

thu chậm, viết bài bằng tay trái cũng khá chậm. Trang phục đi học chưa mấy
chỉnh tề, nói chuyện trong giờ học, thiếu cố gắng.
+ Em Trần Thị Quyến: Có năng khiếu về thể thao, nhiều năm đạt thành tích
cao cấp huyện và cấp tỉnh. Cha làm thuê ở Bình Dương, mẹ làm hải sản ở Sóc
Trăng. Cha mẹ lo làm ăn để cung cấp về vật chất cho em, thiếu sự quan tâm,
khích lệ trong học tập, thậm chí ít thường xuyên gặp mặt (mẹ đi làm hải sản rất
sớm, khi em ngủ chưa thức vào buổi sáng, và tối về trễ thì em đã đi ngủ).Khả
năng học tập khá, nhưng do chơi với các bạn nữ có xu hướng chưng diện, đua
đòi và học theo mode, nên có những hành vi chưa đúng đắn như lười học bài,
nhuộm tóc màu, nói chuyện trong giờ học.

+ Em Lâm Thị Hồng Nhiên: Sống với bà ngoại, hoàn cảnh tương đối khó
khăn, nhưng cũng có xu hướng “chạy theo thời”, bướng bỉnh và vi phạm một số
nội quy trường lớp, chưa tự giác sưa đổi, đặc biệt thường xuyên nghỉ học không
phép.
- Ảnh hưởng của môi trường sống: khu vực sống của học sinh có an
toàn, lành mạnh hay không? Có những biểu hiện tiêu cực như tệ nạn xã hội,
nguy cơ rủi ro…
- Những khó khăn của chính học sinh: về học tập, sức khỏe, tâm lí cá nhân:
Có em Trần Kim Khang gặp khó khăn về học, em Thạch Minh Tâm, khó khăn
trong học tập và sức khỏe.
- Những nhu cầu, sở thích, mong muốn, điểm mạnh của từng học sinh.
- Niềm tin và quan niệm của học sinh về giá trị trong cuộc sống: chưa có ý
thức đúng đắn, chủ quan, ỷ lại, thiếu phấn đấu.
- Khả năng nhận thức, nhu cầu, động cơ học tập của học sinh: Đa số học
sinh chưa xác định được động cơ và mục đích học tập của bản thân, nên thường
chủ quan trong học tập.
- Những hành vi, thói quen chưa tốt và những nguyên nhân làm cho hành vi
của học sinh thay đổi lệch lạc:
Hành vi, thói quen chưa tốt của các em chủ yếu do ỷ lại, chủ quan vào cha
mẹ, bạn bè và tình thương của thầy cô đối với các em như: nói chuyện, lo ra
Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

trong giờ học, không học bài, không thuộc bài, kiểm tra trông chờ vào bạn nhắc
vì có tư tưởng “một bạn thuộc bài là cả lớp đều làm bài được”. Trong khi đó, các
em dành nhiều thời gian để lên facebook chat với nhau, nhắn tin cho bạn ngoài
lớp, bàn tán về một sự việc nào đó mà các em thấy, nghe từ bên ngoài và trở
thành thói quen. Giáo viên thường phàn nàn “lớp 9/1 nhiều chuyện quá”, “không

biết chuyện gì ở đâu mà nói suốt”, hay phê bình một vài em mất trật tự như:
Khang, Tâm, Đan…
Qua thu thập thông tin từ nhiều nguồn kết hợp với thực tế, tôi đã lên kế
hoạch và phương pháp giáo dục cụ thể như sau:
- Giáo dục qua tập thể: Trong tiết sinh hoạt lớp, nhắc nhở, uốn nắn và điều
chỉnh những hành vi sai phạm của học sinh.
- Giáo dục qua lao động tập thể: Trước các buổi lao động tập thể, tôi đều
nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị của lao động, rèn luyện tính tập thể, tinh
thần đoàn kết, tính kỷ luật trong lao động.
- Giáo dục cá nhân: Tác động cá nhân với từng đối tượng để khuyên răn,
uốn nắn những hành vi sai lệch của học sinh.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh: yêu cầu giáo viên bộ
môn triệt để xư lí những học sinh thực hiện chưa đúng quy định trường lớp,
thông báo cho giáo viên chủ nhiệm kịp thời những hành vi vi phạm của học sinh
thường xuyên để giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục.
- Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: những học sinh
được đội cờ đỏ ghi nhận và báo cáo đề nghị Tổng phụ trách có hình thức xư phạt
và giáo dục trước tập thể ( sinh hoạt dưới cờ) để răn đe cho những học sinh
khác.
- Phối hợp với Ban giáo dục đạo đức học sinh uốn nắn và giáo dục những
học sinh cá biệt tương đối nghiêm trọng, thông báo cho nhau kịp thời những
hành vi và biểu hiện sai trái của học sinh để có biện pháp phòng ngừa tình
huống xấu nhất có thể xảy ra.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh: Đây là mắc xích quan trọng trong giáo
dục, thế nhưng giáo viên cũng chưa nhận được sự hợp tác nhiệt tình và chân thật
Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt


của phụ huynh. Ngoài miệng thì nói “tôi gưi thầy cô dạy dùm, nó lì, nó sai thầy
cô cứ dạy, cứ đánh tôi không phiền, không buồn đâu?”. Khi có sự việc cần liên
lạc thì không thấy phụ huynh, ngay cả dự họp phụ huynh cũng không vào dự,
một ít phụ huynh khi con cái được giáo dục thì lại tự ái, thiếu thiện chí hợp tác,
tỏ ý phiền hà, nhất là phụ em Châu Trần Khắc Đan.
4. Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt mà tôi đã áp dụng đối với lớp
9/1 trong năm học qua:
4.1. Tiếp cận học sinh, xây dựng mối quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân
thiện với học sinh.
Việc tiếp cận với học sinh thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận
các em, tập trung khai thác những điểm mạnh của các em, những mặt tốt mà học
sinh làm được, cũng như những khó khăn của học sinh, để các em nhận thấy
rằng mình có sự quan tâm, khích lệ của giáo viên. Sau đó, giáo viên khéo léo
khai thác, tác động, những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi không đúng của
các em.
Ví dụ đối với em Trần Thị Quyến; tôi đã liên hệ và tiếp xúc với phụ huynh
học sinh, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của em. Cha mẹ đều làm thuê; mẹ làm
hải sản, còn cha phải làm thuê ở tận Bình Dương nên ít có điều kiện quan tâm
đến việc học tập và kết bạn của em, chủ yếu em tự học. Em có năng khiếu về thể
thao, hàng năm em đều đạt giải cao trong các cuộc thi hội khỏe cấp huyện, cấp
tỉnh. Học tập ở mức khá.
Trong thời gian gần đây, tình hình học tập của em sa sút nhiều do đi chơi
với nhóm bạn, cũng thích “bon chen, đua đòi, chưng diện” nên vướng phải sai
lầm, thực hiện những hành vi chưa phù hợp quy định của trường lớp.
Nhắc lại những thành tích mà em đạt được trong thời gian qua, để em kịp
nhận ra sai trái của mình trong thời gian gần đây để chấn chỉnh lại.
Đối với em Tâm: Tôi phân tích cho em biết tình hình khó khăn của chính
em, em không thể làm việc nặng nhọc, chẳng lẽ cha mẹ làm nuôi em suốt đời,
do đó em phải cố gắng học tập, để mai sau có nghề phù hợp và nuôi sống bản
thân.

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

4.2. Giúp học sinh nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bản
thân.
Giáo viên chủ nhiệm cần giúp cho học sinh nhận thức đúng được bản thân
như: Mình là ai? Mình có điểm mạnh, điểm yếu gì?
Đối với em Châu Trần Khắc Đan: một học sinh cá tính, học khá, có năng
khiếu về môn Cầu lông, được nhóm bạn “nghe theo”. Nhắc nhở, uốn nắn, động
viên em phát huy những ưu thế của mình trong học tập, tránh việc dùng ảnh
hưởng và uy tín của bản thân với nhóm bạn mà rủ nhau thực hiện những hành vi
chưa phải phép của người học sinh.
Đối với em Lâm Thị Hồng Nhiên, Trần Thị Quyến, Trần Kim Ngân
(nhuộm tóc màu, nói chuyện trong giờ học).
Nhắc nhở học sinh biết được bản thân mình là học sinh, các em không phải
là ca sĩ, diễn viên… nên cần thực hiện đúng quy định về đạo đức, tác phong,
trang phục của người học sinh. Nếu các em thích hay thần tượng ca sĩ, diễn viên
muốn làm giống họ thì cứ ấp ủ trong lòng, cố gắng học tập, phát huy tài năng
của mình, mai sau có thể phát triển theo con đường nghệ thuật, lúc ấy các em có
thể trang điểm, nhuộm tóc… theo ý thích của mình.
Khai thác điểm mạnh của các em: ai cũng có khả năng học khá giỏi, nhưng
do chủ quan, ỷ lại nên xao lảng việc học tập. Khuyên nhủ các em nên dành thời
gian vui chơi vô bổ thay bằng học tập, rủ bạn cùng học nhóm để đạt kết quả tốt
cuối kì, cả năm học, đồng thời trang bị kiến thức để chuẩn bị bước vào lớp 10.
4.3. Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực
và tất yếu phải thay đổi thói quen, hành vi cũ.
Chỉ ra cho học sinh nhận thức được những hành động, ứng xư làm cho
người khác cảm thấy khó chịu, bị tổn thương… Nếu không thay đổi hành vi, thái

độ tiêu cực đó sẽ ảnh hưởng đến tương lai, đến sự thành công và chất lượng
cuộc sống của bản thân sau này.
Đặc biệt đối với trường hợp của em Châu Trần Khắc Đan, tỏ ra là “lãnh
đạo” của nhóm chơi, tập trung bạn chơi thực hiện những hành vi sai trái như:
đánh nhau, trốn tiết…Tôi nhắc nhở, phê bình trước lớp, liên hệ với phụ huynh
Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

của em nhiều lần để phối hợp giáo dục. Qua thăm dò biết được em cũng là một
người con hiếu thảo, trọng sỉ diện, không thích người khác phàn nàn về cha mẹ
của em. Tôi đã thẳng thắn trao đổi với em trong đó có nội dung như sau:
Cha mẹ em đều là giáo viên, dạy biết bao thế hệ học trò, phụ huynh rất kính
nể, học sinh tôn trọng, nếu như em thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp
nhiều như vậy, giáo viên sẽ mời cha mẹ em vào làm việc, mặt mũi cha mẹ em để
đâu? Hay phụ huynh biết được em là học sinh cá biệt như vậy, người ta sẽ đánh
giá cha mẹ em thế nào? Nếu như người khác nói câu khó nghe rằng “mình là
giáo viên, dạy con mình không xong nữa, thì dạy ai?” em có nghĩ đến chuyện đó
không?
Em thành thật trả lời: Em không có nghĩ đến chuyện đó, em nghĩ chuyện
em làm em chịu đừng lôi cha mẹ em vào chuyện của em.
Tôi làm rõ với em: Việc phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia
đình là chuyện phải làm, giáo dục học sinh không phải là chuyện của riêng thầy
cô và cá nhân các em, mà có liên quan rất lớn đến gia đình em, mà cha mẹ em là
người cô phải thường xuyên liên lạc. Vậy em không muốn cô mời cha mẹ em
vào trường làm việc thì em đừng vi phạm nữa. Hãy tận dụng ưu thế và bản lĩnh
của em vào việc có ích như: Em rủ các bạn học nhóm, rủ các bạn thực hiện tốt
nội quy nhà trường…điều đó có ích cho em hơn và làm cha mẹ em được vui
lòng và hãnh diện về em hơn.

Việc giáo dục em Khắc Đan chủ yếu tác động về thành phần gia đình, cha
mẹ đều là giáo viên dạy học và giáo dục rất nhiều thế hệ học trò, nếu như em
thường xuyên vi phạm như thế sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cha mẹ, làm cho cha
mẹ xấu hổ khi bị người khác đánh giá hay xoi bói vì hành động của em.
Vì danh dự của gia đình, của cha mẹ, em cần phải thay đổi hành vi của em.
4.4. Quan tâm, hỗ trợ học sinh vượt qua những khó khăn và đáp ứng
nhu cầu chính đáng của học sinh cá biệt.
Quan tâm, giúp đỡ học sinh cá biệt khi gặp khó khăn như: phối hợp với
giáo viên bộ môn có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu kém, gặp khó

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

khăn về học, hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn, kịp thời chấn chỉnh uốn
nắn hành vi của học sinh trước khi các em thực hiện để tránh lặp lại sai lầm.
Em Trần Kim Khang; ở với bà, đi học về phải chăn bò, nên không được
học bài, cha mẹ li hôn, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, nhưng bản thân lại thiếu ý
chí vươn lên trong học tập, nên học tập tương đối yếu. Thường xuyên không
đồng phục tiết Thể dục do áo quá cũ, ngại mặc sợ bạn cười.
Tôi hỗ trợ cho em một áo đồng phục thể dục.
Phân công cho em Châu Trần Khắc Đan (vì em rất nghe lời bạn Đan) và
lớp trưởng kèm em Khang học.
Em Thạch Minh Tâm; cha mẹ cũng làm thuê, bản thân em bị khuyết tật tay
phải, viết bài bằng tay trái nên rất chậm, khả năng học tập cũng tương đối chậm.
Phân công cho lớp phó học tập kèm em Tâm học.
Hỗ trợ cho em Minh Tâm về vật chất, cụ thể là ngay từ đầu năm, tôi hỗ trợ
cho em bộ sách giáo khoa để em học. Đề nghị cho em được nhận quà tết Bính
Thân (2016) mặc dù em không được thuộc diện nghèo, cận nghèo (nhưng hoàn

cảnh khó khăn thật sự). Việc tặng quà tết cho em Tâm là do bạn học cùng lớp là
em Sơn Thị Thanh Thùy nhường tặng. Em Thùy thuộc chính sách cận nghèo,
nhưng hiện gia đình em khá hơn nên em đã tự nguyện nhường phần quà cho bạn
Tâm.
Phối hợp với giáo viên bộ môn bồi dưỡng thêm cho các em về học tập đối
với những môn học yếu, đặc biệt các môn Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh.
4.5. Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt học tập và
hoàn thiện nhân cách học sinh.
Khơi dậy sự say mê hứng thú trong tập của học sinh, rèn kỹ năng sống cho
học sinh qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp. Từ đó, cho học
sinh nhận thức rằng việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của người
học sinh đối với gia đình và xã hội.
Giáo dục mục đích học tập đúng đắn: Có thể học sinh học tập là để được
lên lớp, học để được khen thưởng, để có uy tín trước bạn bè… nhưng mục đích

Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

học tập đáng quý nhất chính là học để nâng cao hiểu biết, có phương pháp làm
việc khoa học, có cuộc sống tốt đẹp sau này.
Xây dựng môi trường lớp học thân thiện nhằm đáp ứng các nhu cầu được
yêu thương, tôn trọng và có giá trị của từng thành viên trong tập thể lớp, đặc biệt
là những học sinh chán nãn, chậm tiến trong học tập để các em có niềm tin và
hòa nhập cùng tập thể lớp.
Tham mưu cùng Ban giám hiệu và các đoàn thể tạo nhiều sân chơi bổ ích
cho các em, vừa để xả stress, vừa để học hỏi, khắc sâu kiến thức như: Rung
chuông vàng, Văn nghệ- thể thao, tổ chức Cắm trại nhân ngày thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh 26/3…

Thể hiện sự yêu thương, đồng cảm, khích lệ và tôn trọng học sinh để nâng
cao lòng tự trọng và tự tin cho các em như: Tham gia lao động cùng các em,
cùng các em cắt trại, cổ vũ các em khi các em tham gia trò chơi, các cuộc thi vào
những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp…
4.6. Nêu gương tốt, việc tốt để chấn chỉnh hành vi của các em:
Giáo viên lồng ghép kể chuyện các gương tốt, gương nghèo hiếu học,
những người tàn tật nhưng không phế để học sinh nhận xét và nêu cảm nghĩ của
mình về một số nhân vật các em được nghe. Hoặc những tấm gương vượt khó
chăm học của học sinh ở trường để kích thích sự nổ lực phấn đấu của và quyết
tâm của các em, khơi gợi lòng tự trọng của bản thân học sinh với câu hỏi:
“những người có hoàn cảnh cực kì khó khăn, thân thể khiếm khuyết mà họ còn
làm được những việc có ích cho bản thân và xã hội, còn mình có điều kiện thuận
lợi hơn, lành lặn, khỏe mạnh tại sao làm không được?”. Nêu gương, kể chuyện
về những tấm gương vượt khó cho các em nghe, để các em ý thức được rằng,
mình hạnh phúc, được sống trong hoàn cảnh thuận lợi, đầy đủ về vật chất, không
bị khiếm khuyết thân thể, thì hãy dành thời gian để làm nhiều việc tốt, việc có
ích cho bản thân, gia đình và xã hội, mà điều trước mắt chính là học tập tốt và
rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt.
4.7. Tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của
mình hàng tháng.
Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

- Lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp, tôi yêu cầu học sinh tự đánh giá các mặt
làm được, chưa làm được trong thời gian qua (2 tuần 1 lần) và tự đề ra biện pháp
khắc phục trong thời gian tới.
- Tập thể lớp sẽ góp ý về báo cáo của cá nhân để xác nhận độ tin cậy dựa
trên báo cáo của cá nhân học sinh.

- Giáo viên chốt lại vấn đề, sau đó đề ra biện pháp giáo dục và rèn luyện
đối với từng cá nhân thực hiện chưa tốt. Đồng thời cũng phân công ban cán sự
lớp giám sát, kiểm tra và báo cáo kết quả rèn luyện của các cá nhân được góp ý
rèn luyện vào tuần sau.
5. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục:
Áp dụng phối hợp các hình thức và biện pháp giáo dục đối với những học
sinh trên, và qua quá trình giám sát việc thực hiện của các em, tôi nhận thấy các
em có sự chuyển biến theo hướng tích cực hơn, giảm những hành vi, thái độ tiêu
cực trong học tập và ứng xư giao tiếp với giáo viên. Cụ thể:
Khi có những hành vi không đúng, giáo viên đưa mắt nhìn thẳng vào các
em, các em hiểu được ánh mắt nhìn của giáo viên là ra dấu cho các em chấn
chỉnh hành động, thái độ sai trái của mình.
Học sinh có ý thức hơn trong việc thực hiện nội quy trường lớp, tự quản
lớp khi không có giáo viên vào đầu giờ, hạn chế việc nói chuyện riêng trong
giờ học.
Có cố gắng hơn trong học tập, nhất là các môn Văn, Toán, Tiếng Anh.
Tham gia đầy đủ các buổi lao động tập thể, sinh hoạt ngoại khóa.
Lớp học có tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau trong học tập và lao động
như: Tham gia đôi bạn cùng tiến, chia sẻ với bạn khó khăn về vật chất bằng
cách ủng hộ cho phong trào “Vui Tết cùng bạn”.
Thực hiện đúng trang phục, nề nếp của học sinh (không để tóc màu- nhuộm
đen lại bình thường).
Hòa đồng cùng các bạn, tham gia các phong trào tập thể như: phong trào
thi hội khỏe cấp trường, hội trại 26/3…
Đặc biệt đối với các em có biểu tượng “cá biệt”:
Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt


- Em Châu Trần Khắc Đan: Có sự chuyển biến tích cực, thực hiện khá tốt
nội quy trường lớp, không còn rủ bạn gây gỗ đánh nhau, tích cực tham gia các
phong trào của trường, của lớp. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng còn nói chuyện
trong giờ học và không mang phù hiệu, nên chưa đủ điều kiện xếp loại hạnh
kiểm tốt. Kết quả cuối năm của em đạt được là học sinh tiên tiến (Học lực Khá,
Hạnh kiểm khá).
- Em Trần Kim Khang: Có tiến bộ trong việc thực nội quy trường lớp,
nhưng đôi lúc còn vi phạm lại. Học tập thì có tiến bộ. Kết quả cuối năm: Học
lực đạt loại Trung bình, hạnh kiểm Khá.
- Em Thạch Minh Tâm: Có tiến bộ trong học tập và rèn luyện đạo đức. Kết
quả cuối năm: Học lực Trung bình; Hạnh kiểm tốt.
- Em Trần Thị Quyến: Thực hiện tốt nội quy trường lớp, nhuộm lại tóc đen,
tích cực cực tham gia các phong trào, đạt thành tích cao trong hội thi Hội khỏe
cấp huyện và cấp tỉnh. Kết quả cuối năm: Học lực Khá, Hạnh kiểm tốt.
- Em Lâm Thị Hồng Nhiên: Ít nói chuyện trong giờ học, nhuộm lại tóc đen,
nhưng do nghỉ học nhiều trong năm nên chỉ đạt ở mức học tập Trung bình, Hạnh
kiểm Khá.
KẾT QUẢ CỤ THỂ VIỆC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
HỌC SINH
5.1.Kết quả cuối năm học 2015-2016 so với đầu năm.
Về xếp loại hạnh kiểm:
Học kì I
Học kì II
Cả năm

Tốt
10
23
23


Tỉ lệ %
37
88.5
88.5

Khá
16
3
3

Tỉ lệ %
59.3
11.5
11.5

Trung bình
1

Tỉ lệ %
3.7

Giảm 01 học sinh: (Lí do đầu học kì II chuyển về quê nội ở Thuận Hòa).
5.2. Xếp loại về học lực:
Học kì I
HK II
Cả năm

Giỏi
01
02

02

Tỉ lệ %
3.7
7.7
7.7

Khá
19
19
19

Tỉ lệ %
70.4
73.1
73.1
Trang 15

T.bình
6
5
5

Tỉ lệ %
22.2
19.2
19.2

Yếu
1


Tỉ lệ %
3.7


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

5.3. Về tham gia phong trào.
a. Phong trào thanh thiếu niên sáng tạo:
- Cấp trường: 02 giải nhì.(sản phẩm do em Lâm Ngọc Yến và em Trần Văn
Khánh làm)
- Cấp huyện: 01 giải nhì. (sản phẩm của em Lâm Ngọc Yến)
- Cấp tỉnh: 01 giải nhì. (sản phẩm của em Lâm Ngọc Yến)
b. Phong trào hội khỏe:
- Cấp trường: 01 giải nhất môn cầu lông (thành tích của em Châu Trần
Khắc Đan); 01 giải nhất đi cà kheo; 01 giải nhất trò chơi nhảy bao (em Lý
Hoàng Em) và 01 giải ba chuyền chanh (tập thể)
- Cấp huyện: 01 giả nhất môn nhảy xa (thành tích của em Trần Thị Quyến)
- Cấp tỉnh: 01 giải nhì môn nhảy xa (thành tích của em Trần Thị Quyến)
Phần 3. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Việc giáo dục học sinh cá biệt là một hoạt động giáo dục cực kì khó khăn
đối với tất cả giáo viên nói chung và đối với giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Quá
trình giáo dục học sinh cá biệt trải qua thời gian khá dài đồng thời cần có sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, đoàn thể giáo dục trong và ngoài trường
mới đạt kết quả tốt.
Mặt khác, muốn đạt được thành quả tốt trong giáo dục đòi hỏi phải có sự
hợp tác tích cực của chính đối tượng được trực tiếp giáo dục. Người làm giáo
dục phải biết bình tĩnh, kiềm chế trước những sai phạm của học sinh, có đôi lúc
những trường hợp hết sức “quá đáng” khiến giáo viên hoặc những người làm

nhiệm vụ giáo dục “bùng nổ”. Thế nhưng giáo viên cần “tâm tịnh khí hòa” và
khéo léo chấn chỉnh, phân tích để học sinh cá biệt cảm nhận được sự quan tâm
thực sự của giáo viên đối với các em, chứ không phải la rầy, trách phạt vì ghét
bỏ để các em chấp nhận sự giáo dục và rèn luyện những chuẩn mực cần phải
thực hiện của người học sinh chân chính.
Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

Qua một thời gian khá dài để quan sát học sinh cá biệt, thu thập thông tin
về các em để có biện pháp giáo dục thích hợp là cả một quá trình “gian nan”, thế
nhưng với trách nhiệm của một người làm công tác chủ nhiệm lớp, lương tâm
của người làm nhiệm vụ giáo dục, tôi đã từng bước uốn nắn các em, dõi theo các
em và chờ đợi sự chuyển biến tích cực từ các em. Chờ lâu lắm, chuyển biến của
các em cũng chậm lắm, nhưng tôi cứ kiên trì và kiên trì. Cuối cùng, tôi cũng chờ
được và nhìn thấy được sự “thay da đổi thịt của các em”, đó là những điểm số
trong học tập, đó là những hành vi đạo đức của các em, và đó cũng chính là
những thảnh tích trong các phong trào của lớp, của trường mà các em đoạt được.
Tôi rất vui mừng và thầm nói: “các em ngoan lắm, cảm ơn các em đã hợp tác
với cô, đã tin vào những gì cô khuyên bảo”.
Một số khó khăn trong việc giáo dục học sinh giáo viên thường gặp phải
là:
- Thứ nhất là đối với đối tượng không chấp nhận sự giáo dục của giáo viên,
dững dưng như không có gì hoặc thậm chí xem giáo viên là “không khí” và
thoải mái có những hành vi chưa phù hợp ngay cả trước giáo viên.
- Thứ hai là phụ huynh thiếu thiện chí trong hợp tác với giáo viên, tìm cách
thoái thác và giao trách nhiệm cho giáo viên vì lí do bận việc, đi làm ăn xa,
không biết nhiều chữ…, một số phụ huynh có biểu hiện nuông chiều con cái,
cung cấp đầy đủ vật chất, tiền bạc cho con mà không quan tâm con cái sư dụng

vào mục đích gì?
-Thứ ba là sự phối hợp chưa nhịp nhàng, chưa nhất quán trong việc giáo
dục học sinh giữa các bộ phận, đoàn thể, một số ít có thái độ bàng quan vô trách
nhiệm.
Qua quá trình phối hợp giáo dục cá biệt ở lớp 9/1, tôi may mắn là được sự
hỗ trợ nhiệt tình của ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các thầy cô trong hội
đồng trường nên việc giáo dục, giám sát việc thực hiện nề nếp, chấn chỉnh
những hành vi sai trái của học sinh đạt hiệu quả tốt hơn. Cụ thể:
+ Sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm 2: Cô Thạch Ngọc Thi Phương cũng
trực tiếp dạy các em môn Sinh học, trong quá trình dạy chữ cũng lồng ghép giáo
Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

dục đạo đức cho các em, tham dự cùng tôi sinh hoạt lớp hàng tuần, tham gia vận
động học sinh ra lớp, tham dự họp phụ huynh học sinh, hỗ trợ lớp tham gia tốt
các phong trào do đội tổ chức, đặc biệt phong trào Sáng tạo thanh thiếu niên nhi
đồng. Giúp tôi quản lí lớp các buổi lao động tập thể…nếu tôi bận có tiết dạy
hoặc công tác khác, thường xuyên trao đổi với tôi về tình hình của lớp, học sinh
có hoàn cảnh khó khăn để cùng nhau có cách chia sẻ, giúp đỡ học sinh, thể hiện
vai trò giống như một giáo viên chủ nhiệm.
+ Sự hỗ trợ của Ban giám hiệu: thường xuyên nhắc nhở, đề nghị giáo viên
chủ nhiệm báo cáo những học sinh có những biểu hiện chưa ngoan, học sinh
thường xuyên nghỉ học… để ban giám hiệu có kế hoạch hỗ trợ, hoặc trực tiếp
giáo dục đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, nhạy cảm để giáo viên
giảm bớt khó khăn, va chạm khi giáo dục những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt
về gia đình và cá nhân học sinh.
+ Ban giáo dục đạo đức học sinh: phân công trực thường xuyên, kiểm tra,
chấn chỉnh và giáo dục những học có hành vi chưa phù hợp, có khi ban giáo dục

đạo đức học sinh trực tiếp làm việc với phụ huynh và chính quyền những trường
hợp tương đối “nghiêm trọng”.
+ Sự hỗ trợ của giáo viên bộ môn: nhất là giáo viên bộ môn trực tiếp
giảng dạy, cũng góp tay cùng giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, chấn chỉnh những
hành vi, thái độ chưa đúng trong học tập, trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm
những trường hợp “báo động” có nguy cơ để giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch
ứng phó và giáo dục.
2. Kiến nghi
Gia đình là môi trường giáo dục đầu đời của học sinh, có tác động và ảnh
hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trường học là
môi trường giáo dục thứ hai, trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản nhất để
thực hiện tốt những chuẩn mực, quy định về hành vi, thái độ đúng đắn, phù hợp
với chuẩn mực xã hội. Thế nhưng môi trường xã hội lại có ảnh hưởng rộng lớn
và có muôn màu, muôn vẻ, có sức thu hút và lôi cuốn giới trẻ, nhất là trong bối
cảnh công nghệ thông tin đang diễn ra với tốc độ chóng mặt và làm đau đầu các
Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

bậc phụ huynh, những nhà giáo dục trước những sai phạm của trẻ do ảnh hưởng
công nghệ thông tin gây ra đó chính là hiện tượng “nghiện game”, các trò giải trí
miễn phí thông qua mạng Internet, những phim ảnh xấu, thông tin thiếu lành
mạnh…
Chính vì những khó khăn trên, tôi mạo muội đề xuất một vài kiến nghị
nhằm hỗ trợ giáo viên trong giáo dục học sinh đạt hiệu quả:
- Quý lãnh đạo có thẩm quyền: tăng cường các hình thức tuyên truyền,
giáo dục trong toàn dân thông qua truyền thông, báo chí, truyền hình, nâng cao
vai trò và trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con em. Giáo
dục cho các thế hệ trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc “rèn đức, luyện tài”

trong giai đoạn hội nhập. Quy định cụ thể và thực hiện nghiêm chỉnh đối với
việc thực hiện những quy định, chuẩn mực đạo đức xã hội, đảm bảo được sự răn
đe, phòng ngừa tội phạm, góp phần làm giảm tệ nạn xã hội đã và đang len lõi
vào cơ quan trường học, tiêm nhiễm nhiều hành vi thiếu đúng đắn, không lành
mạnh cho học sinh.
- Nhà trường: Chỉ đạo việc đẩy mạnh hoạt động rèn kỹ năng sống cho học
sinh bằng những hoạt động cụ thể, không phải đưa kế hoạch suôn bằng chữ viết
rồi thông báo cho học sinh nghe. Nên tập cho một nhóm học sinh một số tình
huống muốn rèn luyện kỹ năng để các em thực hiện cho tập thể xem, học sinh sẽ
tự mình nhận xét những hành vi đúng hay chưa đúng qua kịch bản, tiểu phẩm,
video clip, tình huống... Từ đó nâng cao ý thức cho các em và mục đích rèn kỹ
năng sống cho học sinh đạt hiệu quả hơn.
- Phụ huynh học sinh: Dành thời gian quan tâm đến việc học tập của học
sinh nhiều hơn, kịp thời phát hiện những biểu hiện lạ, khác thường của con em
mình để giáo dục, cần thường xuyên định hướng cho con em mình những hành
vi tốt, có ích để các em hòa nhập sống cùng tập thể, cộng đồng. Hành động tốt
nhất chính là nêu gương để tác động vào tiềm thức của các em những kí ức tốt
đẹp, những hành vi, thái độ đúng đắn và hợp đạo lí của phụ huynh. Đó là cách
giáo dục tốt và hiệu quả nhất. Tránh nóng vội, chủ quan khi biết trẻ có những
thái độ, hành vi chưa đúng, dẫn đến chưi mắng, đánh đập trẻ sẽ làm phản tác
Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

dụng giáo dục nếu trẻ cố chấp, bướng bỉnh và vô tình hình thành cho các em sự
phát triển nhân cách lệch lạc như tự ti, cô lập mình, tìm cách chống đối người
khác để bảo vệ mình…
- Đối với học sinh: Cần nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện tốt nội quy
trường lớp, cố gắng phấn đấu học tập và rèn luyện đạo đức, có ý chí vươn lên

trong học tập, khẳng định được động cơ và mục tiêu học tập của bản thân.
Luôn thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy đối với học sinh- sinh viên nói chung
và thiếu niên nhi đồng nói riêng trong học tập và rèn luyện đạo đức. Đoàn kết,
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống.
Thường xuyên rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh như:
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xư, kỹ năng tự học, làm việc nhóm,…
Chấp nhận sự giáo dục và rèn luyện của giáo viên cũng như các đoàn thể,
bộ phận khác của trường và địa phương trong việc thực hiện những chuẩn mực
đạo đức quy định đối với học sinh và chuẩn mực đạo đức của xã hội để trở thành
con ngoan- trò giỏi, công dân dân tốt.
Đề tài giáo dục học sinh cá biệt đã được thực nghiệm đối với lớp 9/1 năm
học 2015- 2016, một lớp học được đánh giá có nhiều học sinh cá biệt, xem
thường nội quy trường lớp. Phải nói rằng thật vất vả mới uốn nắn các em “bình
thường” trở lại không chỉ là công sức của cá nhân tôi mà còn có sự hỗ trợ của
các ban ngành đoàn thể giáo dục khác trong nhà trường. Những giải pháp được
nêu trong đề tài đã được áp dụng khá triệt để và đã đáp ứng được phần lớn yêu
cầu đối với học sinh “cá biệt” mà tôi chủ nhiệm. Chắc hẳn rằng còn có thiếu sót,
chưa hoàn hảo lắm, mong quý lãnh đạo, quý đồng nghiệp chia sẻ, tư vấn thêm
để chúng ta cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ “trồng người” trong sự nghiệp giáo
dục của nước ta hiện nay.
Trân trọng!
Người thực hiện

HUỲNH THỊ DƯỢC
Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt

Tài liệu tham khảo

- Module THCS 25. Viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS.
- Module THCS 3. Giáo dục học sinh THCS cá biệt
- Sổ chủ nhiệm lớp 8/1 và lớp 8/3 (năm học 2014-2015)
- Sổ chủ nhiệm lớp 9/1 (năm học 2015-2016)
- Sổ ghi đầu bài lớp 9/1 (năm học 2015-2016)
- Luật giáo dục 2005

Trang 21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×