Tải bản đầy đủ (.pptx) (32 trang)

Bài 9 Các khái niệm cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.58 KB, 32 trang )

Nội dung môn học
• Chương 1: Đại cương về BĐKH
• Chương 2: Nguyên nhân, biểu hiện và kịch bản của BĐKH
• Chương 3: Tác động của BĐKH
• Chương 4: Các giải pháp ứng phó với BĐKH
• Chương 5: Một số các phương pháp nghiên cứu BĐKH, đánh
giá tác động BĐKH và xây dựng giải pháp ứng phó với BĐKH


Chương 4: Ứng phó với BĐKH
 Bài 9: Các khái niệm cơ bản về ứng phó BĐKH
 Bài 10: Ứng phó với BĐKH trên thế giới
 Bài 11: Ứng phó với BĐKH ở VN


Bài 9: Các khái niệm cơ bản về ứng phó
biến đổi khí hậu

Thích ứng
Giảm nhẹ


Khái niệm thích ứng và giảm nhẹ
• Giảm nhẹ BĐKH là sự can thiệp của con
người nhằm giảm mức độ và cường độ phát
thải KNK hoặc nâng cao khả năng của các bể
hấp thụ KNK

 Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống
tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc
môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả


năng bị tổn thương do dao động và biến đổi khí
hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng cơ hội
do nó mang lại
Source: IPCC, 2001


Giảm nhẹ BĐKH
Giảm nhẹ mức độ và cường độ phát thải KNK (chính
sách, cam kết, hành động, KHCN, …)
Nâng cao khả năng hấp phụ của các bể chứa KNK
(KHCN, quản lý TNTN, ..)


Giảm nhẹ BĐKH
Bao gồm các nhóm giải pháp:
1. Cung ứng và sử dụng năng lượng (an ninh năng lượng, nguồn

cung bền vững, năng lượng mới/năng lượng thay thế, …)
2. Giao thông (giảm sd nhiên liệu hoá thạch, ô nhiễm,..)
3. Công nghiệp
4. Nông nghiệp
5. Nhà ở và các toà nhà thương mại
6. Quản lý rác thải
7. Bảo vệ và phát triển rừng


Giảm nhẹ BĐKH
1. Cung ứng và sử dụng năng lượng:
-.


Bảo đảm an ninh năng lượng

-.

Giảm phụ thuộc vào năng lượng

-.

Tăng tính bền vững của nguồn cung cấp

-.

KHCN mới


Giảm nhẹ BĐKH
2. Giao thông:
-.

Giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch

-.

Năng lượng mới, NL tái tạo

-.

Bảo đảm an ninh năng lượng (nguồn nhập khẩu
xăng dầu,..)


-.

Giải quyết ô nhiễm không khí, tắc đường,..


Giảm nhẹ BĐKH
3. Nhà ở và các toà nhà thương mại:
-.

Giảm mức tiêu thụ năng lượng

-.

Chuyển đổi sử dụng NL mới (NL ít cacbon), NL tái
tạo,..

-.

Quản lý phát thải KNK không phải CO2

-.

Quản lý rác thải

-.

Áp dụng công nghệ mới trong xây dựng (cải thiện
thiết kế, công tác vận hành, thiết bị tiế kiệm điện,..)



Phân loại các nhóm giải pháp thích
ứng BĐKH
1. Căn cứ vào biểu hiện của BĐKH (gia tăng nhiệt độ,
thay đổi lượng mưa, mực nước biển dâng)
2. Căn cứ vào tác động của BĐKH đến ngành/lĩnh vực
kinh tế - xã hội (NN&PTNT, công nghiệp, thương mại, …)
3. Căn cứ vào bản chất của giải pháp thích ứng (GFchính
sách, GF KHCN, GF giáo dục – truyền thông…)
4. Phân loại theo nghiên cứu của Burtonet et al. (1993)
5. Các cách phân loại khác


1. Phân loại theo biểu hiện BĐKH
 Thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ -> chủ yếu là
các giải pháp sinh học, giải pháp trong ngành
nông nghiệp, ..)

 Thích ứng với sự thay đổi lượng mưa (quản lý
nguồn TN nước)

 Thích ứng với SLR (biện pháp bảo vệ (cứng và
mềm), biện pháp thích nghi (sống chung với lũ,..),
biện pháp di dời)


2. Phân loại theo tác động của BĐKH
đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Bao gồm các giải pháp:

 Thay đổi, điều chỉnh phương thức sản xuất cũ

 Áp dụng các biện pháp KHCN mới
-> Thích ứng với BĐKH trong ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp,
ngành Giáo dục, Năng lượng, …


2. Phân loại theo tác động của BĐKH
đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Ví dụ về GPTƯ trong lĩnh vực nông nghiệp:
- GP sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học
- GP điều chỉnh cơ cấu cây trồng và thời vụ phù hợp với hoàn
cảnh BĐKH
- GP đa dạng hóa hoạt động xen canh, luân canh
- GP cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp
- GP tổ chức cảnh báo hạn hán, lũ lụt


3. Phân loại căn cứ vào bản chất của
các giải pháp
 Giải pháp chính sách
 Giải pháp KHCN
 Giải pháp tăng cường giao lưu hợp tác QT
 .....


3. Căn cứ vào bản chất của các giải
pháp
Giải pháp chính sách:
* Nguyên tắc:

- Thích ứng với những biến động khí hậu và các hiện tượng khí hậu

cực đoan ngắn hạn như là cơ sở để làm giảm khả năng tổn hại
của những biến đổi khí hậu dài hạn.

- Các chính sách và giải pháp thích ứng phải được đánh giá trong
bối cảnh phát triển bền vững.

- Thích ứng với biến động khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực
đoan được thực hiện ở các cấp khác nhau.

- Cả chiến lược thích ứng và quá trình thực hiện thích ứng đều
quan trọng như nhau


3. Căn cứ vào bản chất của các giải
pháp
Giải pháp chính sách:
* Nhiệm vụ:

 Xác định phạm vi và thiết kế kế hoạch thích ứng.
 Đánh giá khả năng tổn hại trước mắt.
 Đánh giá những hiểm họa khí hậu trong tương lai.
 Xây dựng chiến lược thích ứng.
 Triển khai và duy trì quá trình thích ứng.


4. Phân loại theo Burtonet et al.
(1993)
Chia thành 8 nhóm GPTƯ:

 Chấp nhận tổn thất

 Chia sẻ tổn thất
 Làm giảm sự nguy hiểm
 Ngăn chặn tác động
 Thay đổi cách sử dụng
 Thay đổi địa điểm
 Nghiên cứu
 Giáo dục, thông tin và khuyến khích sự thay đổi hành vi


4. Phân loại theo Burtonet et al. (1993)
 Chấp nhận tổn thất:
 xảy ra khi đối tượng chịu tác động không có khả năng chống chọi
lại bằng bất kỳ cách nào

 các đối tượng dễ bị tổn thương (ví dụ: cộng đồng nghèo khó, vùng
nông thôn, miền núi, ...)


4. Phân loại theo Burtonet et al. (1993)
 Chia sẻ tổn thất:
 Có thể xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công
nghệ cao, phức tạp

 Xã hội có những cơ chế để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mở
rộng, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay là các cộng
đồng nhỏ tương tự

 Các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua
cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng


 Thông qua các hình thức bảo hiểm


4. Phân loại theo Burtonet et al. (1993)
 Làm giảm sự nguy hiểm:
 Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những
mối nguy hiểm từ môi trường

 Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn
hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt
(đập, mương, đê).

 Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ
BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là
ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển


4. Phân loại theo Burtonet et al. (1993)
 Ngăn chặn tác động:
 Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích
ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và
bất ổn của khí hậu.

 Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý
mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn
trùng và sâu bệnh gây hại.


4. Phân loại theo Burtonet et al. (1993)
 Thay đổi cách sử dụng:

 Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục các
hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi
cách sử dụng.

 Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu
hạn tốt hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp
hơn. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay
rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu giải trí,
làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên quốc gia


4. Phân loại theo Burtonet et al. (1993)
 Thay đổi địa điểm:
 Thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế, nơi
cư trú,..

 Cần có phân tích lợi/hại về mặt chi phí (cost-benefit
analysis) -> đưa ra các giải pháp đúng

 Ví dụ di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra
khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi
hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai


4. Phân loại theo Burtonet et al. (1993)
 Nghiên cứu:
 Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách
nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương
pháp mới về thích ứng.



4. Phân loại theo Burtonet et al. (1993)
 Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi:
 Phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin
công cộng và giáo dục -> thay đổi hành vi.

 Hoạt động này ngày càng được chú ý (do ảnh hưởng của
quốc tế trong lĩnh vực TT-GD BĐKH)


×