Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Final Nhóm 7_Xu huong FDI the gioi va cac nhan to moi tac dong toi dong von FDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.91 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH NHĨM

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI VÀ NHỮNG YẾU
TỐ MỚI TÁC ĐỘNG TỚI DÒNG VỐN FDI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
NHÓM THỰC HIỆN: NHĨM 7
1.

Hồng Tuấn Hiệu

2.

Nguyễn Thị Nhàn

3.

Vũ Ngọc Tú

4.

Phạm Thị Tâm

Hà Nội, tháng 5-2016
1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 7
Lớp K24 CH.KTQT - Khóa QH.2015.E, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



ST
T

Họ và tên

Mã học

Nội dung công việc

viên
-

Đánh giá

Dựng đề cương, tổng hợp,
chỉnh sửa, hồn thiện bài báo

1

Hồng Tuấn Hiệu

cáo
-

Phụ trách tìm tài liệu viết bài

Hoàn thành tốt

phần 3, phần 4


2

3

Vũ Ngọc Tú

-

Trả lời câu hỏi phản biện
Thiết kế slide báo cáo
Thuyết trình

-

Trả lời câu hỏi phản biện
Phụ trách tìm tài liệu, viết báo

Nguyễn Thị Nhàn

cáo phần 2
-

4

Phạm Thị Tâm

Hoàn thành tốt

Trả lời câu hỏi phản biện

Phụ trách tìm tài liệu, viết báo
cáo phần 1

-

Hoàn thành tốt

Trả lời câu hỏi phản biện

2

Hoàn thành tốt


MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ASEAN

Từ khóa tiếng Anh

Từ khóa tiếng Việt Nam

Association of the Sourtheast
Asia Nation


Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển

BOT

Build Operation Transfer

BT

Build Transfer

BTO

Build Transfer Operation

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc gia

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

M&A

Mergers and Acquisitions

Mua lại và sát nhập

MNE

Multination Enterprise

Công ty đa quốc gia

ODA

OECD


Official

giao
Xây dựng - Chuyển giao
Xây dựng - Chuyển giao - Kinh
doanh

Development

Assistance
Organization for Economic
Co-operation

and

Development
SWF
UNCTAD

Sovereign Wealth Funds

Hỗ trợ phát triển chính thức
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế
Quỹ đầu tư Quốc gia

United Nations Conference Ủy ban Thương mại và Phát triển
on Trade and Development


của Liên hợp quốc

USD

United Stated Dollar

Đồng đô la Mỹ

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

4


WIR

World Investment Report

Báo cáo đầu tư thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

5



MỞ ĐẦU
Dòng vốn FDI là một trong những yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Dịng vốn này ln nhận được sự quan tâm đặc biệt từ
phía các nước chủ nhà nhận đầu tư nhằm tận dụng tối đa những lợi thế mà nó đem lại để
phục vụ các mục tiêu kinh tế, xã hội của quốc gia đó. Cùng với xu hướng quốc tế hóa và
tồn cầu hóa ngày càng tăng cao và lan rộng, xu hướng vận động của dịng vốn FDI cũng
có những điểm rất đáng chú ý được phản ánh từ góc độ theo từng khu vực, quốc gia tới
từng ngành, lĩnh vực nhất định. Việc xem xét và đánh giá các xu hướng vận động cũng
như những nhân tố tác động tới dòng vốn FDI ra và vào của thế giới trong những năm
vừa qua là rất cần thiết. Việc này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể trên bình diện thế
giới cũng như những nhìn nhận cụ thể ở từng khu vực địa lý, từng lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh cho tới những xu hướng của từng doanh nghiệp FDI. Từ đó, các bài học kinh
nghiệm có thể được rút ra và áp dụng đối với Việt Nam nhằm nâng cao năng lực thu hút
và sử dụng hiệu quả nguồn vồn này.
Được nghiên cứu và tổng hợp từ Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2015 của
UNCTAD, bài thảo luận của nhóm sẽ đưa ra những nhân tố đang và sẽ tiếp tục tác động
tới dòng vốn FDI trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra những xu hướng của dòng vốn này
trong năm 2014.
Với nguồn tư liệu hạn chế và do tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu, bài làm
chắc chắn có nhiều thiếu sót cũng như cịn nhiều vấn đề cần bổ sung, làm rõ. Nhóm thực
hiện kính mong nhận được sự thông cảm cũng như những ý kiến hỗ trợ, phản hồi tích cực
từ thầy cơ và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.

6


1. Khái niệm và phân loại FDI
1.1. Khái niệm FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI ) ngày càng có vai
trị quan trọng đối với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư và có vị trí quan trọng
trong đời sống kinh tế quốc tế. Chính vì vai trị quan trọng này mà có rất nhiều quan điểm
của các nhà kinh tế học định nghĩa về FDI..
Đầu tư quốc tế (còn gọi là đầu tư nước ngoài ) là việc nhà đầu tư quốc gia này bỏ
vốn vào quốc gia khác theo một chương trình đã được hoạch định trong một thời gian dài
nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và đem lại lợi ích lớn hơn cho nhà đầu tư. Về bản
chất, đầu tư quốc tế là một hình thức xuất khẩu tư bản, và là một hình thức cao hơn của
xuất khẩu hàng hố.
Đầu tư nước ngồi bao gồm hai hình thức: đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.Có
thể hiểu đơn giản : Đầu tư gián tiếp nước ngồi là hình thức di chuyển vốn giữa các quốc
gia trong đó người sở hữu vốn khơng trực tiếp quản lý và điều hành vốn. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là hình thức di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn đồng
thời là người quản lý và điều hành vốn.
Gần đây, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) đã được nhiều tổ chức
kinh tế quốc tế đưa ra nhằm hoạch định chính sách kinh tế vĩ mơ về FDI, tạo điều kiện
thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế và phân loại, sử dụng phương pháp
thống kê quốc tế. Quỹ tiền tệ thế giới ( International Moneytary Fund - IMF) trong Báo
cáo cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định nghĩa về FDI:
“Đầu tư trực tiếp nước ngồi là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một
nước khác ( nước tiếp nhận đầu tư – hosting country ), không phải tại nước mà doanh
nghiệp đang hoạt động ( nước đi đầu tư – source country ) với mục đích quản lý có hiệu
quả doanh nghiệp.”
Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế (Organisation for Economic Cooperation
and development – OECD ) cũng đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngồi tương
tự như IMF. Tuy vậy, OECD có quan điểm rộng về nhà đầu tư nước ngoài. Theo quan
điểm của OECD, nhà đầu tư là các cá nhân hay tổ chức có thể thuộc hay khơng thuộc cơ
quan Chính phủ đầu tư tại nước ngồi.
7



Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD ), trong Báo cáo
đầu tư thế giới năm 1996 đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của
một pháp nhân hoặc thể nhân ( nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ ) đối
với một doanh nghiệp ở nền kinh tế khác ( doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước
ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp”.
Hoa Kỳ, một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất thế
giới cũng đưa ra khái niệm về FDI như sau:
“ FDI là bất cứ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty nước đi
đầu tư có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước
ngoài.”
Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ban hành năm 2000 cũng như Luật
đầu tư của Việt Nam được chính thức thơng qua ngày 12/12/2005 và bắt đầu có hiệu lực
từ ngày 1/7/2006, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn và tham gia quản lý
hoạt động đầu tư”
Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt
động đầu tư do các cá nhân và tổ chức kinh tế nước ngồi tự mình hoặc cùng các tổ chức
kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều
hành để thu lợi trong kinh doanh. Hoạt động đầu tư nước ngồi thường được thực hiện
thơng qua các dự án - gọi là dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi.
1.2.Các hình thức và đặc điểm của FDI
1.2.1. Các hình thức của FDI
1.2.1.1. Xét về hình thức sở hữu
Theo quy định của Luật đầu tư Việt Nam 2005, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi
bao gồm:
a. Hình thức 100% Vốn nước ngoài ( 100% Foreign capital enterprise )
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp mà toàn bộ tài sản của doanh
nghiệp thuộc sở hữư của nhà đầu tư nước ngoài,do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại

Việt Nam và tự quản lý cũng như tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
8


b. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
( Joint venture enterprise )
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai Bên hay nhiều Bên hợp tác thành lập tại
Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa bên (hoặc các Bên ) Việt Nam với Bên
( hoặc các Bên ) nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
c. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC,BTO,BOT,BT
Hợp đồng hợp tác kinh doanh – Contractual business co-operation (sau đây gọi tắt là
hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh
doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà khơng thành lập pháp nhân.
Nhà đầu tư được kí kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia
sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.
Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của
mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và các tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và
ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dị, khai thác dầu khí và một số tài nguyên
khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao – Building Operate transfer (sau đây
gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh cơng trình kết cấu hạ tầng trong một thời
hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao khơng bồi hồn cơng trình đó cho
Nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh – Building Transfer Co-operate ( sau
đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà
đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu

tư quyền kinh doanh cơng trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và
lợi nhuận.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao: Building Transfer (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT)
là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây
9


dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cơng
trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án
khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận
trong hợp đồng BT.
Nhà đầu tư kí hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các
dự án kết cấu có sở hạ tầng trong lĩnh vực giao thông,sản xuất và kinh doanh điện, cấp
thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng chính phủ quy định.
Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức thực
hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo hình thức
hợp đồng BOT, hợp đồng BTO,hợp đồng BT
d. Đầu tư phát triển kinh doanh
Nhà đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:
+ Mở rộng quy mơ, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;
+ Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường
e. Mua cổ phần hay góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam. Tỷ lệ
góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành nghề do
Chính Phủ Việt Nam quy định.
f. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật đầu tư ban hành
năm 2005 của Việt Nam, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.

g Các hình thức FDI hợp pháp khác
1.2.1.2. Phân loại theo mục đích đầu tư
FDI theo cách này được phân chia thành: đầu tư theo chiều ngang và đầu tư theo
chiều dọc.
a. FDI theo chiều ngang ( Horizontal FDI): là việc một công ty tiến hành đầu tư tiến hành
đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành sản xuất mà họ đang có khả năng cạnh tranh ở một
loại sản phẩm nào đó. Với lợi thế này, họ muốn mở rộng và thơn tính thị trường nước
10


ngồi. Hình thức này thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền mà Mỹ, Nhật Bản đang dẫn
đầu việc đầu tư này ở các nước đang phát triển.
b. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc (Vertical FDI ) là hình thức đầu tư với mục
đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và yếu tố đầu vào rẻ như lao động, đất đai ở
nước tiếp nhận đầu tư. Do nhà đầu tư thường chú ý khai thác lợi thế cạnh tranh của yếu tố
đầu vào giữa các khâu trong một quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công
lao động quốc tế nên các sản phẩm thường được hoàn thiện qua lắp ráp ở nước tiếp nhận
đầu tư. Sau đó sản phẩm này đựơc nhập khẩu về nước đầu tư hay xuất khẩu sang nước
khác. Đây là hoạt động FDI khá phổ biến tại nước đang phát triển
1.2.1.3. Phân loại theo địa điểm đầu tư
- Đầu tư vào khu công nghiệp ( Industrial Zone ) : Khu công nghiệp là khu chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
- Đầu tư vào khu chế xuất (Export Processing Zone ) là khu công nghiệp chuyên sản
xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất
khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
- Đầu tư vào khu cơng nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công
nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản
xuất và kinh doanh sản phẩm cơng nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
theo quy định của Chính phủ.

- Đầu tư vào khu kinh tế là khu vực có khơng gian kinh tế riêng biệt với mơi trường đầu
tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo quy định của Chính phủ
1.2.2. Đặc điểm của FDI
- FDI là dự án mang tính chất lâu dài. Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư gián tiếp và
đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp thường là các dịng vốn có thời gian hoạt động ngắn và
có thu nhập thơng qua việc mua bán chứng khốn ( cổ phiếu, trái phiếu ). Trong khi đó,
đầu tư trực tiếp là dự án hình thành và triển khai trong một thời gian dài. FDI gắn liền với
việc xây dựng các cơ sở, chi nhánh sản xuất, kinh doanh tại nước tiếp nhận đầu tư. Nói

11


cách khác, vốn trong FDI có tính chất “ bén rễ” ở nước sở tại nên không thể rút đi trong
một thời gian ngắn.
- FDI có sự tham gia quản lý của nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là đặc điểm để phân
biệt giữa hai hình thức đầu tư. Trong khi đầu tư gián tiếp không cần sự tham gia quản lý
doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việc mua bán chứng khoán tại
các doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư, ngược lại, nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi có
quyền tham gia họat động quản lý trong các doanh nghiệp FDI. Tuy vậy, quyền quản lý
này phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. Nếu
doanh nghiệp có 100% vốn góp nước ngồi thì doanh nghiệp hồn tồn phụ thuộc vào sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài và do họ sở hữu toàn bộ.
- Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo
tỷ lệ vốn góp vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần
nếu có.
- Tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của dự án đạt mức tối thiểu
theo Luật đầu tư của từng nước quy định. Ví dụ, ở Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, ở một
số nước khác là 20- 25%, các nước kinh tế thị trường ở phương Tấy quy định chung tỷ lệ
này là trên 10%, ở Việt Nam là 30%. Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2001của

UNCTAD: “ Hoạt động đầu tư được gọi là FDI khi nước này sở hữu từ 10% vốn trở lên
của một doanh nghiệp ở nước khác.”
- Đi kèm với dự án FDI là 3 yếu tố: hoạt động thương mại ( xuất nhập khẩu ), chuyển
giao công nghệ, di chuyển lao động quốc tế.Trong đó di chuyển lao động quốc tế góp
phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI.
- FDI là hình thức kéo dài “ Chu kì tuổi thọ sản xuất”, “ chu kì tuổi thọ kĩ thuật” và “ Nội
bộ hoá di chuyển kĩ thuật”. Trên thực tế, nhất là trong nền kinh tế hiện đại có một số yếu
tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã buộc nhiều nhà sản xuất phải lựa chọn
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như là một sự lựa chọn cho sự tồn tại và phát triển của
mình. Ngồi ra, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây
chuyền cơng nghệ lậu hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ
thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm

12


- FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư, bên kia là nước tiếp nhận đầu
tư.
- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của mỗi quốc gia
thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư.
- FDI thuờng được thực hiện thông qua xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay
từng phần doanh nghiệp đang hoạt động, mua cổ phiếu để thơn tính, sáp nhập các doanh
nghiệp với nhau.

13


2. Các nhân tố ảnh hưởng tới FDI
2.1 Các nhân tố truyền thống
Các quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến FDI có thể được tập hợp theo hai

nhóm chính, đó là các quan điểm xuất phát từ cách tiếp cận vi mô (coi các MNC là các
chủ thể chính quyết định dịng vốn FDI, trên cơ sở đó xây dựng các lýthuyết về các MNC
để lý giải hiện tượng FDI và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của các MNC) và các quan điểm xuất phát từ cách tiếp cận vĩ mơ theo đó
cơ cấu thị trường sẽ quyết định các nhân tố ảnh hưởng đến FDI.
Đại diện tiêu biểu cho cách tiếp cận vi mô là thuyết Chiết trung của Dunning trong
đó chỉ ra ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến FDI. Các nhân tố nàyđược khái qt hóa trong
mơ hình OLI:
O (Ownership advantages) là lợi thế gắnvới quyền sở hữu của chủ đầu tư nước
ngoài (sở hữu một số tài sản đặc biệt);
L (location advantages) là lợi thế địa điểm (các lợi thế của nước nhận đầu tư như
sựổn định, rõ ràng, minh bạch của các chính sách liên quan đến FDI, các yếu tố về kinh
tế, những nhân tố tạo thuận lợi cho kinh doanh);
I (internalization advantages) là lợi thế về nội bộ hóa nghĩa là dành quyền kiểm
soát việc khai thác các tài sản ở nước ngồi thơng qua FDI sẽ có lợi hơn các hình thức
hiện diện ở nước ngồi khác (xuất khẩu, nhượng quyền…). Có rất nhiều tác giả theo cách
tiếp cận vĩ mô, mỗi tác giả chỉ nhấn mạnh đến một hoặc một vài nhân tố ảnh hưởng đến
FDI như tính sẵn có của các nguồn lực trong nước, dung lượng thị trường…
Nhìn chung có thể tập hợp các nhân tố này thành bốn nhóm chính đó là: các nhân
tố liên quan đến chủ đầu tư, các nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư, các nhân tố liên
quan đến nước nhận đầu tư và các nhân tố của môi trường quốc tế.
Về các nhân tố của môi trường quốc tế
Đó là các yếu tố thuộc mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội tồn cầu có ổn định
hay khơng, có thuận lợi hay khơng thuận lợi cho nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư
cũng như cho chính chủ đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngồi. Tình hình
cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy FDI. Để
nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI các nước sẽ phải cải tiến môi trường đầu
14



tư, tạo thuận lợi và đưa ra những ưu đãi cho FDI. Nước nào xây dựng được môi trường
đầu tư có sức hấp dẫn cao hơn thì nước đó sẽ có khả năng thu hút được nhiều FDI hơn.
Cùng với môi trường đầu tư ngày càng được cải tiến và càng có độ mở cao, dịng vốn
FDI trên tồn thế giới sẽ dễ dàng lưu chuyển hơn và nhờ vậy lượng vốn FDI tồn cầu có
thể tăng nhanh.
2.2. Các nhân tố mới trong đầu tư quốc tế
Thứ nhất, Có sự thay đổi về mơi trường chính sách đầu tư quốc tế. Đầu tư
quốc tế là một q trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác
để thực hiện các dự án đầu tư nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Về bản chất
kinh tế, đầu tư quốc tế chính là hoạt động xuất nhập khẩu vốn. Đầu tư quốc tế là một tất
yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và tích lũy vốn giữa các quốc gia, do việc
tìm kiếm nơi kinh doanh có lợi ích của doanh nghiệp, do việc gặp gỡ lợi ích giữa các bên,
do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân kinh
tế, chính trị, xã hội khác.
Thứ hai Các nước chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Ngày nay đối thoại giữa
các nền văn hóa như một mơ hình mới trong quan hệ quốc tế và quan hệ giữa các nền văn
hóa. Để mơ hình này nhanh chóng trở thành hiện thực, cần chỉ ra được tính thiết thực và
chân chính của mục đích đối thoại. Mọi cuộc đối thoại đều phải lấy con người làm trung
tâm. Phải góp phần thúc đẩy mở đường hoặc định hướng cho các cuộc đối thoại khác trên
những lĩnh vực chủ yếu như sau:
- Đối thoại để giải quyết hịa bình những xung đột hiện hữu và ngăn chặn những
xung đột tiềm tàng về tôn giáo, sắc tộc hoặc lãnh thổ.
- Đối thoại để triển khai và vận dụng một cách sáng tạo Hiến chương Liên Hiệp
Quốc và luật pháp quốc tế về quyền con người, chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết
của các dân tộc.
- Đối thoại để ngăn chặn sự bất công trong quan hệ kinh tế và thương mại giữa các
nước phát triển và đang phát triển.
- Đối thoại để chia sẻ những những thành tựu của y học nhằm chống lại những
hiểm họa của đại dịch HIV - AIDS và nhiều bệnh dịch nguy hiểm khác đang có nguy cơ
lây lan đe dọa cuộc sống nhân loại.

15


- Đối thoại để tránh nguy cơ của một sự "tự sát tồn cầu" (Edgar Morin) do con
người tự mình gây ra những thảm họa mơi trường khó có thể lường trước.
- Đối thoại vì một nền hịa bình cho nhân loại và sự phát triển bền vững cho toàn
hành tinh...
Thứ ba xu hướng hợp tác quốc tế, liên minh khu vực ngày càng gia tăng.
Trong một thời kỳ phát triển của nền kinh tế thế giới sau chiến tranh có một xu hướng
phát triển có thể dễ dàng nhận ra ngay đó là xu hướng hợp tác quốc tế đối với các nền
kinh tế của các quốc gia trong khu vực hay trên phạm vi toàn thế giới. Biểu hiện rõ nét
nhất của xu hướng này là sự hình thành và phát triển của những tổ chức thương mại, tổ
chức kinh tế mang tính chất quốc tế. Ngồi ra các hiệp định song phương hay đa phương
giữa các chính phủ các nước đóng vai trị quan trọng kịch thích và góp phần đẩy mạnh xu
hướng hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế – nhân tố cơ bản của tiến trình tồn cầu hố.
Những ví dụ cơ bản nhất cho xu hướng này có thể thấy ngay ở các tổ chức, các hiệp hội
kinh tế hay thương mại như uỷ ban Châu Âu EEC – tiền thân của EU, hiệp hội các quốc
gia Đông Nam á ASEAN với khu mậu dịch tự do AFTA. hiệp ước chung về thuế quan và
thương mại GATT tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngồi ra cịn có một
số các tổ chức và các diễn đàn hợp tác kinh tế khác như WP, IMF, OPEC, APEC,
NAFTA…. Mặc dù các tổ chức hay các hiệp ước kinh tế này được lập ra với các mục
đích có thể khơng hồn tồn giống nhau nhưng chúng cùng có một điểm chung đó là dựa
trên ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi và mục đích chính là để thúc đẩy và phát triển
kinh tế của nền kinh tế quốc dân bằng cách triệt để khai thác các lợi thế so sánh và tranh
thủ các nguần lực từ bên ngoài hay đẩy mạnh thu hút và khai thác các nguồn lực nội sinh.
Có thể nói ngun nhân cơ bản của tiến trình tồn cầu hố nói chung và xu hướng hội
nhập hợp tác nói riêng đó là sự phát triển với trình độ ngày càng cao của phân công lao
động xã hội. “ Là q trình quốc tế hố lực lượng sản xuất dưới tác động mạnh mẽ của
cách mạng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ. Tồn cầu hố là xu thế tất yếu, là tiến trình
lịch sử. Nó đang và sẽ cuốn hút hầu hết các nước trên thế giới vào guồng máy của nó “.

Thứ tư TNCs tiếp tực phát triển và là chủ thể chính trong phát triển cơng nghệ thế giới
Trong chiến lược cạnh tranh, các công ty xuyên quốc gia luôn coi công nghệ là yếu tố
quan trọng, giữ vị trí hàng đầu. Do đo, thúc đẩy đổi mới công nghệ bằng hoạt động
16


Nghiên cứu và phát triển (R&D) là nhiệm vụ sống cịn của các cơng ty. Đi đầu trong đổi
mới cơng nghệ đồng nghĩa với nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và
giữ vị trí độc quyền.
Ngày nay, nhận thức của các TNCs về khoa học công nghệ đã chuyển biến. Nếu
như trước đây, các TNCs thường đầu tư lớn cho các phịng thí nghiệm, các viện nghiên
cứu để các cơ sở này tạo ra các phát minh sáng chế này. Tại các TNCs đang diễn ra quá
trình quốc tế hoát hoạt động R&D một cách mạnh mẽ. Cơng nghệ mới ra đời khơng chỉ
từ các phịng thí nghiệm, các viện nghiên cứu, các trường đại học mà cịn từ chính các cơ
sở sản xuất của TNCs.
Bước chuyển quan trọng trong chính sách hoạt động R&D của cơng ty đã có
những thay đổi căn bản. Nếu trước đây các công ty đầu tư cao cho công tác R&D tại
cơng ty mẹ thì nay đang thực hiện chính sách phi tập trung hoá do một số lý do sau:
Tiềm năng về tri thức khơng chỉ bó hẹp trong một vài cơng ty hoặc một nước nào
đó. Như vậy, để tiếp cận với tiềm năng này các công ty phải thiết lập thêm nhiều cơ sở
hoạt động R&D mới. Tại những khu vực đó, các cơng ty có thể làm giầu thêm nguồn tri
thức bằng việc mở rộng hoạt động R&D, đồng thời tiếp thu thành quả từ các đối thủ cạnh
tranh.
Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu để chiếm lĩnh thị trường các công ty buộc phải
đưa sản phẩm ra thị trường càng nhanh càng tốt nên buộc các TNCs phải thực hiện R&D
ở nước ngồi. Các TNCs khơng chỉ đầu tư cho hoạt động R&D bằng chính sức lực của
mình mà chúng cịn nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt từ chính phủ của các nước tư bản.
Ví dụ chính phủ Nhật Bản giúp 6 cơng ty lớn là Fujisu, Hitachi, Mitshubishi, Kinzonku,
Nihondenki và Toshiba cùng nghiên cứu kỹ thuật siêu mạch. Trong khuôn khổ chiến
lược phát triển công nghệ, TNCs cũng thiết lập các mối liên kết với các trung tâm nghiên

cứu và viện nghiên cứu.
Thứ năm là do sự tồn cầu hóa khu vực hóa ngày càng gia tăng. Tồn cầu hố,
khu vực hóa (TCH, KVH) tạo ra những thời cơ thuận lợi cho sự phát triển của các nước
đang phát triển (ĐPT). Một trong những thời cơ thuận lợi đó là các nước ĐPT nếu chủ
động, linh hoạt, sáng tạo trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế so sánh của mình
trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trong quá trình TCH, KVH sẽ có sự phân chia thành các
17


nhóm nước với những lợi thế so sánh tương ứng để bổ sung cho nhau trong sự hợp tác và
phát triển.
Trong q trình TCH, KVH các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận và thu hút những
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ cơng
nghệ sản xuất của các nước ĐPT. Do vậy, mà ngày càng nâng cao được trình độ quản lý
và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước ĐPT. TCH, KVH được đánh giá như
một cơng cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ở các nước ĐPT. Bởi lẽ,
trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh
doanh, các dự án FDI... các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức
và kỹ năng hết sức phong phú, đa dang của các nước đang phát triển.
TCH, KVH đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước ĐPT phải
tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công
nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở các nước phát triển những ngành có hàm lượng
chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn lớn... đang chiếm ưu thế, còn ở
những nước ĐPT chỉ có thể đảm nhận những ngành có hàm lượng cao về lao động,
nguyên liệu và hàm lượng thấp về công nghệ, vốn. Tuy nhiên, nếu nước ĐPT nào chủ
động, biết tranh thủ cơ hội, tìm ra được con đường phát triển rút ngắn thích hợp, thì có
thể vẫn sớm có được nền kinh tế tri thức. Điều đó địi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Quá trình
TCH, KVH sẽ dẫn đến tốc độ biến đổi cao và nhanh chóng của nền kinh tế tồn cầu, điều
đó buộc nền kinh tế mỗi nước, muốn phát triển, khơng cịn con đường nào khác là phải
hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nào bắt kịp

dịng vận động chung thì phát triển, khơng thì dễ bị tổn thương và bất định. Mỗi nước
ĐPT cần phải tìm cho mình một phương thức để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp để
có thể phát triển rút ngắn. Hầu hết các nền kinh tế của các nước ĐPT đều tiến tới mơ hình
kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế
biến. Đây là một mơ hình kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhưng nền kinh
tế thị trường mở, hội nhập quốc tế địi hỏi chính phủ các nước phải có quan niệm đúng và
xử lý khéo quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ ở mức cần thiết; đồng thời phải nắm bắt
được các thông lệ và thể chế kinh tế bên trong, giải quyết đúng đắn việc kết hợp các
nguồn lực bên ngoài thành nội lực bên trong để phát triển. Nền kinh tế thị trường mở, hội
18


nhập quốc tế muốn phát triển ổn định, đòi hỏi cơ cấu kinh tế bên trong phải đủ mạnh, cơ
cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt và có năng lực thích ứng để đương đầu
với những thay đổi của các điều kiện phát triển toàn cầu. Điều đó buộc các nước ĐPT
phải tìm ra con đường cơng nghiệp hố rút ngắn thích hợp. Nhiều nước chọn mơ hình
cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu, dựa vào tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chế
tạo. Phát triển công nghiệp chế tạo sẽ giúp nền kinh tế các nước ĐPT nhanh chóng
chuyển được nền kinh tế nơng nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và từng bước chuyển
tới nền kinh tế tri thức. Sự dịch chuyển này đến đâu phụ thuộc vào trình độ thích ứng về
tiếp nhận công nghệ, khả năng về vốn, khai thác thị trường. Dù bước chuyển dịch ở trình
độ nào, nền kinh tế ở các nước ĐPT đều chú trọng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp
chế biến và dịch vụ; đồng thời tập trung nỗ lực phát triển các ngành có khả năng cạnh
tranh. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế của nhiều nước ĐPT đã có nhiều biến đổi theo hướng
tích cực: giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và
dịch vụ. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi, chất lượng hàng hoá xuất khẩu được nâng
lên theo hướng đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tỷ trọng sản phẩm qua chế biến đã tăng từ
5,65% (năm 1980) lên 77,7% (năm 1994).
TCH, KVH đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia cơ cấu lại nền
kinh tế của mình. Nền kinh tế tồn cầu đang biến đổi nhanh chóng, thì nền kinh tế của

các nước ĐPT, nếu muốn phát triển, không cịn con đường nào khác là phải nhanh chóng
hồ nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Các nước phải bắt kịp các
động thái của dịng vận động tiền vốn, kỹ thuật - cơng nghệ, hàng hố - dịch vụ khổng lồ
của thế giới. Tính bất định và mức độ dễ bị tổn thương với tính cách là hệ quả của những
động thái này đang ngày càng gia tăng, nhất là đối với nền kinh tế các nước ĐPT.
TCH, KVH làm cho quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất
yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động
của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. TCH, KVH đang diễn ra với tốc độ cao, càng
đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là
đối với các nước ĐPT. Và chỉ bằng cách đó mới có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực
quốc tế. Đồng thời, TCH, KVH, q trình quốc tế hố đời sống kinh tế càng đẩy mạnh thì
càng tạo ra những cơ hội và thách thức mới mà chỉ có sự phối hợp quốc tế, mở rộng kinh
19


tế đối ngoại thì mới có thể tranh thủ được những cơ hội, vượt qua được những thách thức.
Thực tế lịch sử cũng đã khẳng định rằng: ngày nay không một quốc gia nào có thể phát
triển được nếu khơng thiết lập quan hệ kinh tế với các nước khác, và do vậy không một
quốc gia nào, kể cả các nước ĐPT, lại không thực hiện việc mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại.
Trong hồn cảnh quốc tế hố đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng, quá trình TCH,
KVH được thúc đẩy mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế đối ngoại trở thành một nhân tố không
thể thiếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở mỗi nước, nhất là những nước ĐPT.
Thứ sáu là do thay đổi chính trong chính sách đầu tư. Trên thế giới hiện nay
đang có nhu cầu cải cách về các chính sách của các Hiệp định đầu tư, sau khi có nhiều
cuộc tranh chấp diễn ra giữa nước nhận đầu tư và các nhà đầu tư quốc tế. Đây là tranh
chấp quốc tế vì những tranh chấp này phát sinh giữa một bên là chính phủ của một nước nước nhận đầu tư - với một bên là nhà đầu tư nước ngoài, tức là các doanh nghiệp của
nước khác. Tranh chấp này sẽ làm nảy sinh các mối quan hệ giữa một quốc gia này với
doanh nghiệp ở một quốc gia khác và những quan hệ này thuộc phạm vi điều chỉnh của
tư pháp quốc tế. Điều này làm cho việc giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, vì một

bên tranh chấp là một quốc gia và theo quy định của tư pháp quốc tế, quốc gia có thể
được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Dẫn đến trường hợp phần lớn phần thắng nghiêng
về phía quốc gia nhận đầu tư.
Mặt khác, các hiệp định đầu tư gần đây trên thế giới hầu hết đều có quy tắc quy
định về cơ chế ISDS (Investor-State Dispute Settlement - Giải quyết Tranh Chấp giữa
Nhà đầu tư và Quốc gia), theo đó theo đó các cơng ty nước ngồi có thể kiện các quốc gia
và nhận được các khoản bồi thường từ tiền thuế cho những lợi nhuận mà cơng ty đó có
thể thu được trong tương lai. Điều này làm nảy sinh rủi ro cho nước nhận đầu tư một khi
nhà đầu tư nước ngoài gây sức ép làm thay đổi những quy định theo hướng có lợi cho họ,
dẫn đến mơi trường kinh doanh không lành mạnh, công bằng giữa các nhà đầu tư quốc tế
và trong nước. Tuy gây có khả năng gây ra nhiều tranh chấp nhưng điều này cũng là xu
hướng tất yếu buộc chính phủ các quốc gia phải hồn thiện về mặt luật pháp, quy định để
có thể tham gia vào sân chơi chung của đầu tư quốc tế.

20


Một thách thức khác ảnh hưởng đến đầu tư quốc tế đó chính là việc đánh thuế 2
lần, đây là là một hiện tượng bất lợi liên quan đến sự là phải nộp thuế hai lần cho cùng
một đối tượng đánh thuế, ví dụ như thu nhập hay tài sản của nhà đầu tư quốc tế giữa 2
quốc gia bao gồm nước nhận đầu tư và nước của nhà đầu tư quốc tế. Để giải quyết thách
thức này các quốc gia cũng đã có nhiều biện pháp như ký kết các hiệp định tránh đánh
thuế 2 lần, ban hành các chính sách miễn, giảm thuế đối với các đối tượng cụ thể,… Điều
này đã thúc đẩy việc đầu tư quốc tế, khuyến khích chuyển giao cơng nghệ, tận dụng được
lực lượng lao động giá rẻ,… Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều trường hợp hiện nay các
cơng ty, tập đồn chuyển đăng ký kinh doanh của mình sang các quốc gia có thuế suất
thấp hoặc chưa ký kết các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, tạo nên tình trạng thất thu thuế
với các quốc gia.
Bảng 1: Những thách thức chính sách đầu tư cấp quốc tế
Củng cố khn khổ phát triển của IIAs


Bảo hộ các chính sách hướng đến nhu cầu
phát triển bền vững
Các chính sách thúc đẩy đầu tư cần cụ thể
hơn và tương xứng với các mục tiêu phát
triển bền vững
Cân bằng quyền và nghĩa vụ của các quốc Phản ánh các trách nhiệm của nhà đầu tư
gia và nhà đầu tư
trong IIAs
Quản lý hệ thống phức tạp của IIA
Giải quyết các lỗ hổng, sự chồng chéo và
mẫu thuẫn trong IIA; giải quyết các tranh
chấp trong IIA
Đảm bảo sự tương tác và kết hợp hiệu quả
với các chính sách cơng (như biến đổi khí
hậu, lao động, thuế,..) và hệ thống (thương
mại, tài chính,…)

3. Xu hướng của dịng FDI trên thế giới hiện nay
3.1. FDI theo địa lý
3.1.1. Dịng FDI vào
a./ FDI tồn cầu có xu hướng giảm tùy theo từng vùng. Trong khi các nước phát triển và
nền kinh tế chuyển đổi cho thấy một sự sụt giảm đáng kể thì dịng vốn FDI đổ vào các
nước đang phát triển vẫn ở mức cao lịch sử.

21


Dòng FDI vào các nước đang phát triển tăng 55% trong tổng FDI toàn cầu. Các
nước đang phát triển khu vực Châu Á có xu hướng tăng mạnh trong khi khu vực Mỹ

Latinh giảm và đối với Châu Phi thì dòng vốn FDI vẫn giữ ổn định.
Dòng FDI vào các nước phát triển giảm 28% về mức 499 tỉ USD. Dòng vốn đầu
tư vào Mỹ giảm xuống còn 92 tỉ USD (giảm 40% so với mức năm 2013), chủ yếu là do
sự thối vốn của Vodafone khỏi Verizon. Dịng vốn vào Châu Âu cũng giảm 11%, xuống
mức 289 tỉ USD.

Biểu đồ 1: Dịng FDI vào của tồn cầu và nhóm các quốc gia từ năm 1995-2014 (Tỉ USD)
(Nguồn: Số liệu UNCTAD, FDI/MNE, WIR2015)

Dòng FDI vào các nền kinh tế chuyển đổi giảm 52% xuống mức 48 tỉ USD do các
cuộc xung đột và cấm vận cản trở các nhà đầu tư.
Dòng FDI vào các nền kinh tế đang phát triển tăng 2% tới con số 681 tỉ USD, mức
cao lịch sử trong năm 2014. FDI vào Châu Á tăng 9% năm 2014. Trong đó, các quốc gia
Đơng Á, Đơng Nam Á và Nam Á đều có dịng FDI đổ vào tăng lên. FDI vào Trung Quốc
đạt mức 129 tỉ USD, tăng 4% so với năm 2013, chủ yếu là do sự tăng trưởng trong FDI
vào khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, dòng FDI vào khu vực Tây Á vẫn tiếp tục đà tụt dốc đã
kéo dài 6 năm liên tiếp trong năm 2014, giảm 4% tới mức 43 tỉ USD do những bất ổn về
tình hình an ninh, chính trị của khu vực này.
Đối với khu vực Mỹ Latinh và Caribe, dòng FDI giảm 14% trong năm 2014 sau 4
năm tăng trưởng liên tiếp. Sự sụt giảm này chủ yếu là hệ quả của việc suy giảm 72% hoạt
động mua lại và sát nhập xuyên quốc gia của khu vực Trung Mỹ và Caribe, cũng như sự
22


giảm xuống trong giá hàng hóa, dẫn tới đầu tư cho ngành cơng nghiệp khai khống tại
Nam Mỹ giảm xuống.
Dịng vốn đầu tư vào các nước Châu Phi vẫn tiếp tục ổn định ở mức 54 tỉ USD.
Khu vực Bắc Phi cho thấy có một sự sụt giảm 15% xuống còn 12 tỉ USD, trong khi các
dòng FDI đầu tư vào khu vực Hậu Sahara lại tăng 5% lên mức 42 tỉ USD.
Các nền kinh tế nhỏ, có cấu trúc yếu chứng kiến những xu hướng rất khác nhau

của dòng FDI trong năm 2014. FDI vào các nước kém phát triển nhất tăng 4%, đạt mức
23 tỉ USD, được tạo ra bởi những dự án đầu tư mới. Các quốc gia nghèo khóa kín trong
lục địa trải qua một sự sụt giảm 3% trong dòng FDI, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á
và Mỹ Latinh. FDI ở các đảo nhỏ tăng 22%, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ
trong hoạt động mua

lại và sát nhập xuyên quốc

gia.
Nhìn

chung,

Trung Quốc trở thành

nước nhận FDI lớn

nhất thế giới trong năm

2014, trong khi Mỹ tụt

xuống thứ 3 do sự kiến

thoái vốn rất lớn của

Vodafone ra khỏi Verizon.

Trong tốp 10 nước

nhận FDI lớn nhất thế giới


năm 2014 có 5 quốc

gia là các nước đang phát

triển:

Hongkong Trung Quốc,

Trung

Singapore,

Ấn

Quốc,
Độ,

Brazil

Biểu đồ 2: Dòng FDI vào: Top 20 nền kinh tế nhận đầu tư năm 2013 và 2014 (tỉ USD)
23


(Nguồn: UNCTAD, FDI/MNE,WIR2015)

b./ Hầu hết các tổ chức khu vực lớn và nhóm các nền kinh tế tham gia vào các liên kết
khu vực đã trải qua sự sụt giảm trong dịng vốn FDI trong năm 2014
Dịng vốn FDI tồn cầu và khu vực có xu hướng giảm gây ảnh hưởng tới vốn FDI
được thực hiện ở nhóm các quốc gia và liên kết khu vực. Nhóm các quốc gia đang tham

gia đàm phán Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và Hiệp định đối
tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đều thể hiện sự sụt giảm trong dịng FDI tồn
cầu.
Xu hướng FDI tại các tổ chức khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi xu hướng của tồn
cầu, tình hình kinh tế và các yếu tố địa chính trị. Các nỗ lực hợp tác dài hạn sẽ đóng vai
trị lớn trong việc tăng FDI trong các tổ chức khu vực, bằng cách tạo ra các yếu tố mở
cho đầu tư và điều chỉnh các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư. FDI nội vùng sẽ tăng
trưởng như là một hệ quả của việc giảm bớt các rào cản hoặc chi phí vận chuyển cũng
như các chế độ chính sách đãi ngộ. FDI ngoại vùng sẽ tăng trưởng do các yếu tố như độ
lớn của thị trường được mở rộng. FDI đến từ các khu vực bên ngồi cũng có thể tăng lên
do các nỗ lực hợp tác để thúc đẩy đầu tư trong khu vực.
Tác động của liên kết vùng trong FDI nội vùng và ngoại vùng là rất khác nhau
theo từng khu vực. Sự đóng góp của FDI nội vùng vào dịng FDI trong một số nhóm
nước tại khu vực các nước đang phát triển là rất nhỏ. Ngược lại, liên kết khu vực ở Châu
Á tạo ra một tác động rất lớn tới FDI. Dòng FDI vào các nền kinh tế trong APEC đặt mức
652 tỉ USD năm 2014, chiếm hơn một nửa tổng dịng vốn FDI tồn cầu.
3.1.2. Dịng FDI ra
Đầu tư của các MNEs từ các nền kinh tế đang phát triển vào chuyển đổi tiếp tục tăng lên.
Châu Á đang phát triển trở thành khu vực có nhiều nhà đầu tư lớn nhất thế giới.
Năm 2014, riêng các MNEs từ các nền kinh tế đang phát triển đã đầu tư 468 tỉ
USD ra nước ngoài, tăng 23% so với năm trước đó, chiếm 35% tổng FDI tồn cầu. Các
MNEs từ các nền kinh tế đang phát triển không ngừng mở rộng các hoạt động quốc tế
thông qua đầu tư mới và mua lại, sát nhập xuyên quốc gia.
Trong số các nền kinh tế đang phát triển, MNEs từ Châu Á có xu hướng tăng
cường đầu tư nước ngồi trong khi dòng FDI từ các quốc gia Mỹ Latin, Caribe, Châu Phi
24


có xu hướng giảm xuống. Lần đầu tiên trong lịch sử, MNEs từ các quốc gia Châu Á đang
phát triển trở thành nhóm các nhà đầu tư lớn nhất thế giới. 9 trong số 20 nền kinh tế đầu

tư lớn nhất thế giới tới từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đang phát triển hoặc chuyển đổi
như Hongkong (Trung Quốc), Trung Quốc, Liên Bang Nga, Singapore, Hàn Quốc,
Malaysia, Kuwait, Chile và Đài Loan Trung Quốc.

Biểu đồ 3: Các nền kinh tế đang phát triển: Dịng FDI ra và đóng góp trong tổng dòng FDI thế
giới 2000 – 2014 (Tỉ USD và %)
(Nguồn: UNCTAD, FDI/MNE, WIR2015)

MNEs từ các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe – khơng tính các trung tâm tài chính
hải ngoại – giảm đầu tư 18% trong năm 2014. Đồng thời, MNEs của các quốc gia Châu
Phi, các nền kinh tế chuyển đổi cũng có sự sụt giảm tương tự. MNEs ở các nước phát
triển vẫn đầu tư ổn định ở mức 823 tỉ USD. Trong đó, Đức trở thành nước đầu tư lớn nhất
trong khu vực Châu Âu.
Tại khu vực Bắc Mỹ, hoạt động mua lại tài sản ở nước ngồi của các MNEs
Canada đã làm tăng dịng vốn đầu tư của nước này lên 4%, đạt mức 53 tỉ USD. FDI từ
Mỹ tăng 3%, trong khi Nhật Bản giảm 16%, chấm dứt 3 năm liên tiếp không ngừng mở
rộng.
3.1.3. Chỉ số tăng cường và dòng FDI Nam – Nam
Dòng FDI Nam – Nam, bao gồm cả các dịng nội vùng, khơng ngừng được tăng
cường trong những năm gần đây. FDI từ các nền kinh tế đang phát triển không ngừng
tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt một thập kỷ qua và chiếm 1/3 tổng dòng vốn đầu tư toàn

25


×