Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI: Câu 1: Sáng tạo của Hôme về đề tài trong anh hùng ca Iliat và Ôđixê. Phân tích nhân vật Asin và Uylit để làm rõ quan điểm thẩm mĩ về người anh hùng thời đại Home. Câu 2: Trình bày các loại và thể loại thơ Đường. Phân tích 1 bài thơ của

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.59 KB, 10 trang )

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Câu 1: Sáng tạo của Hôme về đề tài trong anh hùng ca Iliat và Ôđixê.
Phân tích nhân vật Asin và Uylit để làm rõ quan điểm thẩm mĩ về người anh
hùng thời đại Home.
A. Sáng tạo của Home
- Iliat là bản trường ca về cuộc chiến tranh diễn ra ở thành Tơroa (quân Hy
Lạp và quân Tơroa). Tác phẩm bao gồm trên 15.000 (15.693) câu thơ, chia thành
24 khúc ca. Ông sáng tác khi đã về già.
- Đề tài của Iliat cũng như Ôđixê đều rút ra từ “truyền thuyết về cuộc ctranh
thành Troa”, 1 cuộc chiến tranh có thật xảy ra vào TK XII TCN
- Sáng tạo của Hôme trong việc xử lí đề tài ở Iliat là:
+ Ông đã không thuật lại tất cả nội dung của truyền thuyết về cuộc ctranh
thành Troa, mà chỉ mô tả những sự kiện xảy ra trong vòng 50 ngày cuối cùng của
cuộc chiến tranh
→ Nhưng vẫn giúp ông nêu bật được cái nhìn bao quát đối với cuộc chiến
tranh, phản ánh giai đoạn lịch sử đã qua.
-

Khai thác đề tài → Hôme đã sáng tạo theo cách riêng của mình:
+ Nguyên nhân của cuộc chiến tranh: • Trong thần thoại Hy Lạp: quả táo vàng
• Trong Iliat: cơn giận của Asin với chủ
tướng của mình là Agamomnông (vì bắt mất nàng Brizêix)
+ Thời gian: • TTHLạp: ctranh 10 năm ở thành Troa
• Iliat: 50 ngày cuối cùng của cuộc ctranh
B. Mẫu người anh hùng lí tưởng trong chiến trận ở Iliat
Hàng trăm người anh hùng trong tác phẩm Iliat mỗi người đều mang một
dáng vẻ sắc thái riêng không ai giống ai, nhưng họ đều là người anh hùng mang lý

1



tưởng của tập thể, thị tộc, bộ lạc, họ là con người tràn đầy sức sống, khát khao
chiến công và vinh quang.
Trong Iliat, Hôme xây dựng hình tượng người anh hùng thời chiến vừa có sức
khái quát, vừa có bản sắc riêng. Ông tập trung miêu tả anh hùng Asin mang 1 vẻ
đẹp hoàn mỹ và được gói gọn trong 1 câu nói “chàng đẹp như 1 vị thần”
Asin là con của vua Pêlê và thần biển Thêtixơ, là người có sức mạnh phi
thường chỉ có gót chân là điểm yếu. Chàng được miêu tả ở 2 góc độ:
- Asin - anh hùng:
+ 1 dũng tướng mình đồng da sắt, luôn hành động về việc nghĩa, mang vẻ đẹp
cao cả. 1 anh hùng hoàn hảo về hình dáng lẫn tính cách, mỗi khi xung trận đều làm
cho người Tơroa run sợ.
+ Asin được thể hiện với quan niệm thẩm mĩ dựa trên cơ sở thế giới quan thần
linh, cùng yếu tố kì diệu khiến cho hình tượng càng trở nên siêu phàm, kì vĩ
+ Asin xung trận “như 1 vị thần tung mình vào chiến trận, lao tới chém giết
quân Tơroa khiến đất đen ngập máu”, chàng lập nhiều chiến công: đánh thắng
nhiều thành bang, triệt hạ được 11 thành đường bộ, 12 thành đường thủy, giết chết
24 tướng thành Tơroa và đặc biệt trong đó có Hecto.
- Asin – con người:
+ Là 1 người bằng xương, bằng thịt với những nỗi tâm sự, tình cảm yêu ghét,
kỳ vọng, hoài bão nung nấu.
+ Hôme đã giới thiệu 1 cách hoàn chỉnh hơn về Asin – 1 con người, có thêm
gấp bội sức mạnh truyền cảm, đi sâu vào tâm hồn con người.
+ Có tình bạn chân thành với Parôclơ, “chàng lăn lộn dưới đất khi nghe tin
Parôclơ hy sinh”
⇒ Có thể nói Asin có sức mạnh ưu tú của nhân dân, thể hiện rõ quan điểm
thẩm mĩ về anh hùng chiến trận của Hôme: trước hết phải có khát vọng lập chiến
công mãnh liệt, lập chiến công để lưu danh muôn thủa. Ngoài ra, còn phải dũng
2



cảm không sợ hy sinh, biết đặt quyền lợi của tập thể trên lợi ích cá nhân, có tài
năng đặc biệt, có sức mạnh phi thường.
Nhân vật Uylit trong tác phẩm Ôđixê như 1 biểu tượng để biểu dương người
anh hùng luôn giữ vững quan niệm về chiến công, nhưng luôn mang trong mình
lòng yêu quê hương và tình yêu gia đình. Những biểu tượng đó được thể hiện như
sau:

∗ Uylit biểu tượng của trí tuệ tuyệt vời và nghị lực lớn lao
Uylit hoàn toàn con ng trần tục, được Hôme xây dựng như 1 con người lí
tưởng của Hy Lạp cổ đại, bộc lộ hết cái gì gọi là “trí tuệ sánh ngang thần linh” của
mình:
- Tài ăn nói: “lời lẽ tuôn rơi như những búi tuyết mùa đông” → chàng đã kịp
ngăn chặn quân Akaen kéo thuyền về nước khi Agamennông vờ ra lệnh bãi binh.
- Trí tuệ và nghị lực phi thường:
+ Thể hiện qua những bước phiêu lưu lang bạt ở những vùng biển xa lạ, vùng
đất không quen biết như hòn đảo của con quỷ 1 mắt Xiclốp, đảo thần của tiên nữ
Calipxô, xứ sở của thần gió – thần mặt trời, thoát khỏi vùng đảo của những nàng
tiên cá Xiren, thoát khỏi hang của tên khổng lồ ăn thịt người Pôliphem và giải
được bài toán vượt hang.
+ Bất chấp sóng to gió lớn, cơn tức giận của thần biển chàng vẫn gắng sức
ôm chặt lấy vè để chèo dạt đến đất liền.
+ Khi thắng trận, Uylit đã không trở về bằng đường bộ mà lại chọn đường
biển xa lạ để trở về - 1 con đường đầy khó khăn và gian nan, hiểm nguy → thể
hiện sự khao khát được khám phá tự nhiên.

∗ Uylixơ biểu tượng tình cảm cao đẹp
- Lí trí và nghị lực đã cứu sống Uylixơ trong suốt cuộc hành trình trở về nhà,
nó cũng đã tiếp tục giúp chàng chiến thắng trong cuộc đấu tranh cuối cùng với bọn
3



cầu hôn (dùng mưu để chiến thắng 108 chư hầu đến cầu hôn vợ chàng tên là
Pênêlốp), cuộc chiến tìm lại hp đoàn tụ với gđ.
- Khôi phục lại trật tự ở đảo Itac
- Ở miền đất lạ, có bao sự cám dỗ, tưởng chừng Uylixơ sẽ dừng chân để tận
hưởng những niềm vui mới, nhưng chàng đã vượt qua và gạt bỏ tất cả để trở về với
ng vợ thân yêu Pênêlôp và con trai Têlêmac, về với mảnh đất thân thuộc của mình.
+ Khi qua đảo thần của tiên nữ Kalipxô, nàng có 1 vẻ đẹp quyến rũ hay những
lời hứa hẹn ngọt ngào nhưng chàng quyết k lung lay, k ở lại lấy nàng mà chỉ hướng
về quê hương và ng vợ yêu của mình đang đợi ở nhà.
+ Khi đến đảo của ông vua hiếu khách: công chúa đòi lấy làm phò mã → đc
chia đôi giang sơn nhưng chàng nhất quyết không ở lại.
Khi vừa đặt chân lên quê nhà chàng đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất quê hương
→ hành động này không chỉ thể hiện tình yêu mà còn thể hiện cả sự ôm ấp, che
chở và bảo vệ cho mảnh dất yêu dấu
Sự khác nhau Asin - Uylit:
+ Anh hùng thời chiến: lập chiến công → lưu danh vào trong sử sách.
+ Anh hùng thời bình: khám phá để hiểu biết và chinh phục tự nhiên.

4


Câu 2: Trình bày các loại và thể loại thơ Đường. Phân tích 1 bài thơ của
Lý Bạch?
Thơ Đường là một hiện tượng thi ca đặc biệt được cả nền và đỉnh. Kéo dài suốt
từ thời Đường, từ khi Đường Cao tổ Lý Uyên dựng triều đại, cho đến khi nhà
Đường mất, ròng rã ba trăm năm(618-907 sau công nguyên). Số lượng có tới hàng
vạn bài thơ của khoảng hai ngìn ba trăm nhà thơ…Cái nền vĩ đại ấy, lại có những
thi hào nổi danh trở thành những danh nhân thế giới như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch
Cư Dị … Một phong trào thơ, mở đầu và phát triển, luôn luôn có những tên tuổi

mới, vượt trội lên. Phong cách của những nhà thơ nổi tiếng của đời Đường rất đa
dạng: Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Trần Tử Ngang, Cao Thích, Lý Thương Ẩn,
Trương Tịch, Đỗ Mục, Lưu Vũ Tích, Đỗ Tuân Hạc, Tào Đường…. Thơ của họ, đã
rất khác nhau, nói chi đến Lý Bạch và Đổ Phủ. Đề tài thể hiện từ những sinh hoạt
sa hoa quý tộc, đến cảnh nghèo túng nhất của dân chúng, cảnh đời, cảnh tiên, cảnh
thiền, núi non, song nước, trận mạc, biên tái, hoa cỏ, rất phong phú; ở tài thơ này
với tài thơ khác, một đề tài lại có vẻ chung, những phong vị riêng. Vua chúa như
Đường Thái Tôn, Đường Cao Tôn, Võ Tắc Thiên, Đường Minh Hoàng, Hiến
Tông, Mục Tông, Tuyên Tông, nữ thi sĩ như Đỗ Thu Nương, Trần Ngọc Lan,
Dương Quý Phi… hoặc nhưng dân chúng bình thường ở thành thị hoặc thôn dã đều
làm thơ, yêu thơ. Sinh hoạt ngâm thơ, thưởng thơ ở các nhà giàu đã đành, mà trong
quân, những tiệc lớn của nhà vua hay tết nhất lễ hội của dân chúng, thơ cũng là
một thứ được nhiều người mến mộ.
Nhiều bài thơ hay đã được lưu truyền hàng ngàn năm nay, không những ở
trong nước mà đã vượt ra ngoài nước. Thơ đã là một quy định trong thi cử… Thơ
Đường có ảnh hưởng lớn trong nền văn hóa Trung Hoa.
5


Thành tựu thơ ca đời Đường nhờ một thời kỳ phát triển của đời sống kinh tế,
xã hội phong kiến ở Trung Quốc…Chính sách khoa cử, tôn giáo, những chủ trương
lớn về văn hóa của triều đại Đường khiến triết học cũng rất phát triển. Thời nhà
Đường đã quy định ngoài Tứ thư Ngũ kinh, Đạo Đức Kinh và Trang Tử là sách các
sĩ tử phải học, do đó Đạo giáo và tư tưởng Lão Trang được quảng bá. Những tư
tưởng triết học được hấp thụ từ những tư tưởng tiến bộ đưa vào, đã góp phần nâng
cao kiến thức cho sĩ tử đương thời, nhất là các thi sĩ, cũng vốn là những người
nhậy cảm và ham tìm hiểu cái mới. Một trong những chủ tướng của thi đàn lúc đó
như Lý Bạch, người có một cá tính mạnh, quyết liệt, cuối cùng, chịu ảnh hưởng
của Đạo Giáo khiến thơ ông giàu tính lãng mạn. Cơ sở tư tưởng của thơ sơn thủy,
điền viên gần gũi với thiên nhiên của Vương Duy, là do chịu ảnh hưởng của Đạo

Phật và đạo Lão. Còn phái Tân Nhạc Phủ Nguyên Vi Chi Hàn Dũ, Liễu Tông
Nguyên và Bạch Cư Dị, thì cùng một trường phái. Thơ của các ông đậm sâu tư
tưởng Nho giáo trong cảm xúc, lấy nhân nghĩa, lấy sự quan tâm đến đời sống xã
hội làm chủ đạo…
Thơ Đường sâu sắc về nội dung, nhiều phẩm chất đệp về hình thức; hiện thực
và lãng mạn đều đạt tới những đỉnh cao…
Thơ Đường được chia ra hai loại: cổ thể và tân thể (luật).
Trong cổ thể lại có bài năm lời (ngũ ngôn) và bảy lời (thất ngôn).
Trong thơ luật lại có loại tuyệt cú (bốn câu) và bát cú (tám câu), mỗi phần
trong bài bát cú đều có quy tắc cụ thể để thành một quy định về cấu trúc (phá, thừa,
thực, luận, kết). Ngoài ra, còn có luật bằng trắc, bắt buộc để tạo thành âm điệu và
vần, làm phong phú cho bài thơ.


Thơ Cổ Phong hay Cổ Thể
Cổ phong là lối thơ có từ những triều đại trước. Trong thơ cổ phong, người ta
chia ra hai loại cho dễ nhớ: thơ cổ phong năm lời (ngũ ngôn) và bảy lời (thất
ngôn).
6


Thơ cổ phong khác với thơ luật ở chỗ thơ chỉ cần vần chứ không cần phải theo
luật bằng, trắc. Khác với thơ luật, thơ cổ phong có thể dài ngắn khác nhau, có loại
bài ngắn (đoản thiên), và bài dài (trường thiên).
Số câu trong cổ phong cũng không quy định cụ thể. Đoản thiên có thể bốn câu,
sáu câu, tám câu hoặc trên mười câu… Trường thiên là những bài thơ dài, nghiêng
về trần thuật, hoặc biểu cảm liên tục trước một đề tài không dứt, do đó cũng cần
phải có từng phần, mạch lạc, có cấu trúc hợp lý…
Vần trong thơ cổ phong cũng tự do hơn. Có thể là bài thơ chỉ dùng một vần
(độc vận) trong cả bài. Cũng có thể thay nhiều vần (hoán vận) trong lúc viết (Tỳ

Bà Hành của Bạch Cư Dị). Vần bằng và vần trắc cũng có thể dùng riêng từng loại
hay cả hai.
Về lời trong câu thì được phép dài, ngắn khác nhau không phải nhất thiết năm
hay bảy chữ (Tương Tiến Tửu của Lý Bạch)…
Trong ngũ ngôn trường thiên có bốn điều cốt yếu được các nhà thơ hay vận
dụng, gọi là thủ pháp chung cũng được. Đó là:
Phân mạch: chia đoạn, chia tiết, chia câu trong bài.
Quá mạch: chuyển tiếp các ý của phần đầu.
Hồi chiếu: biểu hiện những tứ lạ, ý hay đã róng lên ở các phần trên, phát triển
cho sâu sắc.
Tán thán: những ý nghĩ, suy tưởng, cảm nhận xen cài vào các đoạn trên.
Thất ngôn cổ phong thì các mạch đoạn cho rõ ràng, ý nghĩa càng thâm trầm,
cao thoát. Nhiều ý vị ngoài bài thơ thì càng hay. So với thơ luật, thơ cổ phong
phóng túng hơn, ít bị trói buộc trong niêm luật, câu chữ. Chính vì vậy mà tính hàm
súc, cô đọng, những khe khắt đòi hỏi về đối ngẫu, luật thơ, âm nhạc không tập
trung như thơ luật. Vả lại, thể cổ phong vốn cũng đã có từ các thời Hán, Tùy,
trước, nên về sau lối thơ luật thịnh hành hơn cả…
7




Thơ Luật
Thơ luật có từ thời nhà Đường nên cũng gọi là Đường Luật. Luật dựa trên
những thanh bằng và thanh trắc trong một câu và niêm giữa các câu với nhau, tạo
thành cấu trúc bắt buộc của bài thơ.Thơ luật gồm tám câu, cấu trúc quy định như
sau:
Phá: Câu mở đầu ( cũng gọi là Phá đề)
Thừa: Nhân ý câu phá mà chuyển tiếp
Thực: Gồm hai câu 3,4 phải đối nhau từng lời và ý, nói rõ chủ đề của bài thơ.

Luận: Gồm hai câu 5,6 cũng theo luật đối lời đối ý của các câu thực, nhằm tăng
ý chính của bài.
Kết: hai câu cuối cùng, chuyến ý và thâu tóm ý tưởng của bài thơ hoặc có một
tứ lạ gây thêm cảm xúc cho người đọc.
Phân tích bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân
có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên
nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập
trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch
còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình
và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
Điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ
tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi,
một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy
trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm
xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:

8


Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương
Đọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng
vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ,
chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà,
soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên
mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải
chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng
đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn”
ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên

nhiên. Câu thơ thứ ba:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường
như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là
cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến
thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta
cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko
ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ
ra rất rõ:
Cúi đầu nhớ cố hương
Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và
“ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh
9


ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê
hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà
ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó.
Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn
sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những
cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm
hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân
của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng
trầm cua 1 đời người.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó
với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể
cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình.
Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ
Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về

quê hương thân yêu.
Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất
nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ
viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên
nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý
nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa
quê.

10



×