MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc dước sự lãnh đạo của Đảng,
công cuộc đổi mới ở nước ta đã thu được một số thành tựu đáng kể và được
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định. Hiện nay chúng ta đang đứng
trước thời cơ phát triển nhưng cũng đang dứng trước những thách thức… một
trong 4 nguy cớ đó là nguy cơ về diễn biến hoà bình của chủ nghĩa đế quốc
nhằm chống phá chủ nghĩa xã hội mà không cần chiển tranh vũ trang là “cuộc
chiến tranh không có khói súng”. Trong tình hình các nước xã hội chủ nghĩa
đang thu hẹp, trật tự 2 cực bị phá vỡ, bên cạnh sự bành trướng của chủ nghĩa
đế quốc cùng các thế lực thù địch, gây bất lợi cho các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại trong đó có Việt Nam. Và những hoạt động của chúng hết sức phức
tạp và tinh sảo hơn rất nhiều. Để làm rõ âm mưu và thủ đoạn của chúng đối
với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay em đã chọn vấn đề tài "âm
mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa chống cộng đối với cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay " làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận.
2.1 Mục đích của tiểu luận: Tiểu luận có mục đích là: phân tích dưới
góc độ chính trị xã hội những vấn đề có tính quy luật của những hoạt động
chống phá của chủ nghĩa chống cộng. Trên cơ sở đó làm rõ âm mưu thủ đoạn
của chúng hiện nay.
2.2 nhiệm vụ của tiểu luận
Thứ nhất, phân tích làm rõ bản chất âm mưu của chủ nghĩa chống cộng.
Thứ hai, làm rõ những âm mưu thủ đ ạn của chủ nghĩa chống cộng với cách
mạng Việt Nam. Trách nhiệm của đất nước ta trong việc chống lại những âm mưu
thủ đoạn ấy.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh chống kẻ thù của giai cấp vô sản. Dựa vào
những quan điểm của Đảng ta và thông qua văn kiện Đại hội Đảng Khóa VII và
Đại hội Đảng khóa IX. Ngoài ra tiểu luận còn dựa trên cơ sở tư tưởng của tư
tưởng tư sản, những tư tưởng chống cộng của giai cấp này, thực tiễn kinh nghiệm
chống phá kẻ thù của Việt Nam trong thời gian vừa qua, ngoài ra tiểu luận còn
dựa trên sách báo, tạp chí,… để làm tài liệu tham khảo.
1
Tiểu luận sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau để nghiên cứu: đó là
vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, kết hợp phương pháp lôgic,
lịch sử, so sánh… để phân tích (luận giải) vấn đề. Đồng thời, tiểu luận có kế
thừa một cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này là: Âm
mưu thủ đoạn của chủ nghĩa chống cộng.
Phạm vi nghiêu cứu: Đây là một vấn đề nóng bỏng được sự quan tâm
sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn dân ta, nhưng để phù hợp với nội dung
chương trình học, tiểu luận trình bày một số nội dung cơ bản sau:
- Lý luận chung về chủ nghĩa chống cộng, đặc trưng, bản chất và âm mưu,
thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Tiểu luận đã góp phần nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa chống
cộng đối với cách mạng nước ta hiện nay. Qua đó tiểu luận cũng góp phần thêm
vào việc, làm rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa chống cộng, góp một
tiếng nói vào việc làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch.
6. Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương, 7
tiết trong đó cụ thể như sau:
Chương 1: Bản chất đặc trưnng và những âm mưu thủ đoạn của chủ
nghĩa chống cộng. Để nêu bật được điều này tiểu luận làm rõ khái niệm về chủ
nghĩa chống cộng, từ đó nêu bật 5 đặc trưng của chủ nghĩa chống cộng, các đặc
trưng này là các đặc trưng cơ bản, để nói lên bản chất của chủ nghĩa chống
cộng một bản chât phản động được nguỵ trang che đậy bằng những âm mưu
thủ đoạn nhằm chống phá phong trào cách mạng thế giới và chủ nghĩa xã hội.
Chương 2: Chủ nghĩa chống cộng đối với cách mạng Việt Nam. Ở
chương này tiểu luận đã triển khai các vấn đề sau, Việt Nam là trọng điểm
chống phá chủ nghĩa chống cộng hiện nay và trả lời cho câu hỏi tại sao Việt
Nam là trọng điểm chống phá chủ nghĩa chống cộng? Từ đó làm rõ mục âm
mưu thủ đoạn chống phá Việt Nam của chủ nghĩa chống cộng trên các lĩnh vực
như chính trị tư tưởng, kinh tế, văn hoá…
Chương 3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm làm thất bại chiến lược phản
động của chủ nghĩa chống cộng đối với cách mạng nước ta ở chương này tiểu
2
luận trình bày những giải pháp cơ bản nhằm làm thất bại những âm mưu thủ
đoạn của chúng.
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG VÀ NHỮNG ÂM MƯU THỦ ĐOẠN
CỦA CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG.
Chủ nghĩa Mác-Lênin từ khi ra đời đã chiếm được cảm tình của hàng tỷ
người trên thế giới, cổ vũ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động nhằm thực hiện xứ mệnh lịch sử của mình. Song ngay từ
đầu chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị phản ứng kịch liệt của giai cấp tư sản. Bọn
chúng đã hằn học hô hào rồi tìm cách chống lại tư tưởng cách mạng và khoa học
mà chúng gọi là “bóng ma ám ảnh Châu Âu”. Từ đó đến nay các thế lực đế
quốc phản động luôn tìm cách chống lại phong trào cộng sản thế giới. Quá trình
đó đã hình thành cả một hệ thống quan điểm chính sách phản động và trở thành
chủ nghĩa chống cộng.
Việc thực hiện chống cộng của các thế lực thù địch đã phơi bày toàn bộ
bản chất của chiến lược đó, khuynh hướng của nó chống lại học thuyết của chủ
nghĩa Mác-Lênin, chống lại những kinh nghiệm lịch sử của Đảng cộng sản,
những yếu tố ưu việt và thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Vì vậy có thể
định nghĩa về chủ nghĩa chống cộng như sau.Chủ nghĩa chống cộng là hệ tư
tưởng của giai cấp tư sản, thể hiện lợi ích của tư bản độc quyền trong cuộc
đấu tranh của nó chống lại các lực lượng chủ nghĩa xã hội, dân chủ và tiến bộ,
chống lại phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chống các dân tộc đang
đấu tranh bảo vệ sự nghiệp giải phóng của dân tộc mình.
1.2 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHIẾN LƯỢC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG.
Hướng chủ yếu của chủ nghĩa chống cộng vào các nước đang phát triển
nhằm chia rẽ phong trào cách mạng trên thế giới và tách các lực lượng giải
phóng dân tộc và xã hội ra khỏi hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào công
nhân quốc tế, và ở đây chúng ta nghiên cứu một số đặc trưng cơ bản sau.
4
Thứ nhất, chiến lược này là sự phản ứng về mặt tư tưởng, chính trị và quân sự
của các nước đế quốc đầu sỏ đối với phong trào cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.
Thứ hai, những hoạt động và chiến dịch rộng lớn của chủ nghĩa đế quốc
nhằm chống chủ nghĩa cộng sản.
Thứ ba, các cường quốc đế quốc ra sức tìm kiếm những đồng minh
chính trị và tư tưởng ở các nước đang phát triển để thực hiện chiến lược
chống cộng của chúng chống lại sự tiến bộ xã hội.
Thứ tư, chiến lược chông cộng của chủ nghĩa đế quốc không chỉ nhằm
chống những nước đã đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, chống lại
phong trào cách mạng trong một nước đang phát triển, mà còn nhằm chống lại tất
cả các lực lượng đang đấu tranh cho tiến bộ, cho nền dân chủ và độc lập dân tộc.
Thứ năm, chủ nghĩa chống cộng đã bộc lộ rõ là lực lượng hiếu chiến
nhất cản trở việc giải quyết những vẫn đề lớn lao của loài người, cản trở cả
việc giải quyết những vẫn đề có ý nghĩa sống còn của các dân tộc ở các nước
đang phát triển, những nước đang gắng khắc phục sự lạc hậu về kinh tế và
văn hoá, xoá bỏ mọi hình thức phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc, thực hiện
một trật tự kinh tế thế giới mới bình đẳng, gìn giữ đất đai và những tài nguyên
thiên nhiên cho các thế hệ mai sau và vĩnh viễn dập tăt chiến tranh và chạy
đua vũ trang.
1.3 BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG.
Vào giữa thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được xác
lập và ngày càng được củng cố ở phương Tây. Cùng với sự ra đời của nền đại
công nghiệp, giai cấp vô sản hiện đại được hình thành và ngày càng trở thành
một lực lượng chính trị độc lập. Từ chế độ bóc lột lao động làm thuê, mâu thuẫn
giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã rõ rệt và ngày càng tăng. Các Mác viết
trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” như sau “giai cấp vô sản trải qua nhiều
giai đoạn phát triển khác nhau, cuộc đấu tranh của họ chống giai cấp tư sản bắt
đầu ngay từ lúc họ mới ra đời [1; 551]. “Sự phát triển của công nghiệp không
những đã làm tăng thêm số người vô sản mà còn tập hợp họ lại thành những
khối quần chúng lớn hơn”[1; 552]. Cùng với nền đại công nghiệp, sự phát triển
của giai cấp vô sản cả về số lượng lẫn chất lượng càng cho thấy vai trò to lớn và
sứ mệnh lịch sử của họ đối với sự phát triển của xã hội loài người.
5
Bên cạnh đó, giai cấp tư sản từ địa vị trung tâm của xã hội, dần dần trở
nên bảo thủ, phản động lỗi thời.
Trong điều kiện đó, chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, đó là một học thuyết
về đầu tranh giai cấp là học thuyết khoa học và cách mạng, luận giải một cách
biện chứng sự xụp đổ không thể tránh khỏi của Chủ nghĩa tư bản và tất yếu ra
đời một xã hội mới- một chế độ xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Khi sự lan truyền của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học và sự lớn
mạnh của phong trào công nhân, thì mức độ chống cộng trong hệ tư tưởng tư sản
cũng tăng lên. cuối cùng khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời và lớn mạnh uy
tín của các nước xã hội chủ nghĩa và tư tưởng chủ nghĩa xã hội ảnh hưởng to lớn
trên thế giới thì chủ nghĩa chống cộng trở thành cơ sở tư tưởng, chính sách của
bọn phản động và đế quốc. Trong điều kiện của cuộc đấu tranh giải quyết vẫn đề
“ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản thì chủ nghĩa chống
cộng đã trở thành hệ tư tưởng cơ bản của Chủ nghĩa tư bản, đế quốc.
Ngày nay, chủ nghĩa chống cộng ngày càng đẩy mạnh hơn bao giờ hết,
khi chủ nghĩa xã hội hiện thực đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và bị
thu hẹp trên phạm vi thế giới. Giai cấp tư sản đang hướng về cái gọi là sự cáo
chung của chủ nghĩa cộng sản”, đang đẩy mạnh hoạt động ráo riết trong lĩnh
vực này nhằm diệt tận gốc chủ nghĩa cộng sản.
Trong các thời đoạn lịch sử khác nhau, thì điều kiện so sánh lực lượng
trên thế giới mà biểu hiện của chủ nghĩa chống cộng cũng có khác nhau, song
nó đều phản ánh một bản chất nhất quán đó là: Hệ thống quan điểm tư tưởng và
những chính sách phản động nhất của giai cấp tư sản, của chủ nghĩa đế quốc
nhằm chống lại chủ nghĩa Mác-Lênin, chống lại phong trào cộng sản các lực
lượng cách mạng và hoà bình thế giới nhằm duy trì chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa chống cộng là một hệ tư tưởng tư sản đối lập với hệ tư tưởng vô
sản, vì vậy, mọi lý luận quan điểm của nó đều đối lập với chủ nghĩa Mác-Lênin và
chúng coi chủ nghĩa Mác-Lênin là một mục tiêu chống phá. Khát vọng của chủ
nghĩa chống cộng là làm mất đi uy tín của học thuyết khoa học về sự phát triển xã
hội là chủ nghĩa Mác-Lênin. Chúng cố chứng minh rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã
trở nên lỗi thời và già cỗi cùng với những kết luận của nó về tương lai đã không hề
phù hợp với thực tế bởi vì Chủ nghĩa tư bản đã biến thành một xã hội mới. Chúng
lập đi, lập lại luận điểm về “chủ nghĩa tư bản cách tân” về xã hội thịnh vượng v.v.. ý
6
nghĩa của nó là làm lu mờ đối kháng của Chủ nghĩa tư bản hiện đại. Đối lập với hệ
tư tưởng vô sản, chủ nghĩa chống cộng luôn chống phá chủ nghĩa Mác-Lênin một
cách trực diện, quyết liệt. Bên cạnh đả kích xuyên tạc, phủ nhận học thuyết chủ
nghĩa xã hội khoa học, chúng đưa ra những thuyết, luận điểm, lý luận phản động
trái ngược, trong đó chúng dùng mọi điều kiện, phương tiện để tuyên truyền một
cách dập khuôn tư tưởng tư sản đối với mọi đối tượng: trí thức, công nhân, tiểu tư
sản, nông dân….
Chủ nghĩa chống cộng hiện đại có thể được thể hiện dưới hai hình thức
đó là: công khai hoặc nguỵ trang. Chủ nghĩa chống cộng công khai lợi dụng
sự lạc hậu và thành kiến của quần chúng, lợi dụng trình độ hiểu biết, chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc, óc cuồng tín… để đạt được mục đích của mình.
Chủ nghĩa chống cộng được nguỵ trang, che dấu bản chất phản động của
mình dưới lốt khoa học, nó không chỉ bác bỏ, mà còn nhận xét lại, tức bỏ nội
dung cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chúng cố gắng lợi dụng những
tình cảm, mơ ước của các dân tộc như lòng khát khao được độc lập, dân tộc,
dân chủ và tự do tĩn ngưỡng.
Chủ nghĩa chống cộng là những chính sách phản động nhất chống lại các lực
lượng cách mạng và hoà bình, đặc biệt chống lại chủ nghĩa xã hội hiện thực.
Khi trở thành hệ tư tưởng của các nước đế quốc, chủ nghĩa chống cộng trở
thành những chính sách phản động của các nước này trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, ngoại giao và quân sự, kể cả trong đối nội và đối ngoại của họ. Trước
năm 1917, chủ nghĩa Mác-Lênin bị chống phá chủ yếu bằng cách bài trừ đả kích
tư tưởng cộng sản chủ nghĩa kết hợp với chính sách đàn áp phong trào công
nhân và những lãnh tụ yêu quý của họ. Sau tháng 10 năm 1917, chủ nghĩa xã hội
đã trở thành hiện thực trên một đất nước mà chiếm tới 1/6 diện tích trái đất, vì
thế chính sách chống cộng càng trở nên điên cuồng hơn. Chủ yếu chúng tập
trung xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu đó, các
nước đế quốc tìm cách cô lập đối với các nước xã hội chủ nghĩa, như bao vây,
cấm vận về kinh tê, lôi kéo và dùng cả sức mạnh về kinh tế, quân sự gây sức ép
với các nước khác chống lại chủ nghĩa xã hội. Cao nhất, chủ nghĩa đế quốc đã
phát động các cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội bằng sức mạnh
quân sự.
7
Các chính sách của chủ nghĩa chống cộng nhằm cô lập chủ nghĩa xã hội
với thế giới, chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa, chia rẽ phong trào cộng sản thế
giới, phá hoại phong trào giải phóng dân tộc, chia rẽ phong trào này với các
nước xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cuối cùng của chúng là làm cho chủ nghĩa xã
hội hiện thực suy yếu, khủng hoảng và dẫn đến sụp đổ.
Các chính sách chống cộng của chủ nghĩa đế quốc trong thời gian qua đã
đạt được những kết quả nhất định, so với mục tiêu của chúng la góp phần làm
cho chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô xụp đổ. Ngày nay chính
sách của chủ nghĩa chống cộng đang chĩa mũi nhọn vào các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại để xoá bỏ hoàn toàn chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Chủ nghĩa chống cộng gồm hai mặt: lý luận và chính sách thực tiễn,
luôn được sử dụng và hỗ trợ cho nhau, lý luận chống cộng là cơ sở cho chính
sách chống cộng, ngược lại chính sách thực tiễn cố gắng làm cho lý luận trở
thành hiện thực và la chỗ dựa vật chất cho lý luận. Tuy nhiên hai mặt này gắn
bó chặt chẽ với nhau không bao giờ tách dời nhau và việc chú trọng mặt nào
hơn là do điều kiện cụ thể và tương quan so sánh lực lượng giữa cách mạng
và phản cách mạng.
Cơ sở kinh tế của chủ nghĩa chống cộng là chế độ bóc lột tư bản chủ
nghĩa, đó là chế độ dựa trên sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Chế độ đó đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản, nó trái ngược hoàn toàn
với chế độ cộng sản chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đại
diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Do vậy, chủ nghĩa
chống cộng luôn bảo vệ cho sự tồn tại của Chủ nghĩa tư bản mà chúng hết sức tán
dương bằng những lời hoa mỹ, đường mật và ngoài ra chúng còn xuyên tạc, bịa
đặt về sự “sấu xa” của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa chống cộng luôn luôn tồn tại
cùng với chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, một khi còn Chủ nghĩa tư bản, chủ
nghĩa đế quốc, thì chủ nghĩa chống cộng còn cơ sở để tồn tại và nó chỉ bị tiêu diệt
khi loài người xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.
Điều đó cũng nói lên rằng sự tồn tại của chủ nghĩa chống cộng là tất yếu khách
quan trong thời đại hiện nay
1.4 ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CỦA CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG.
8
Với tính chất cực kỳ phản động và bảo thủ, chủ nghĩa chống cộng luôn có những
âm mưu và thủ đoạn mới. Chúng tìm mọi cách mọi thời cơ chống phá phong trào cách
mạng thế giới.
Từ sau đại chiến lần thứ II chủ nghĩa đế quốc do Mỹ cầm đầu đã thi
hành hàng loạt chiến lược có tính chất toàn cầu chống chủ nghĩa xã hội. Để
thực hiện mục tiêu đó, mấy chục năm qua chủ nghĩa chống cộng đã dùng
những âm mưu thủ đoạn chủ yếu sau
Thứ nhất: Đưa luận thuyết đối lập với chủ nghĩa xã hội khoa học,
phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin.
Mục tiêu của chủ nghĩa chống cộng là phá vỡ hệ tư tưởng cảu giai cấp vô
sản, gây nghi ngờ, mất lòng tin của quần chúng đối với chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản. Bên cạnh đó chúng đưa ra những luận thuyết nhằm mị dân, tô vẽ
chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa chống cộng cố biện minh chủ nghĩa Mác-Lênin đã
già cối, lối thời lạc hậu, và không còn phù hợp nữa đặc biệt trong tình hình hiện
nay. Trong đó phải kể đến một số thuyết như “xã hội công nghiệp”, “kỹ thuật
thống trị”, “hội tụ”, “tự do hoá tư tưởng”…. Đó là những tư tưởng tư sản nhằm
tán dương ca ngợi chủ nghĩa tư bản, phủ nhận chủ nghĩa xã hội, phủ nhận chủ
nghĩa Mác-Lênin.
Thứ hai: Thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình. Đây là một chiến lược
được chú trọng, nằm trong hệ thống chiến lược xuyên suốt nhất quán của chủ
nghĩa đế quốc nhằm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu của chúng là xoá bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực lật đổ sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản bằng cách sử dụng tổng hợp các thủ đoạn tấn công từ bên
trong, làm cho chủ nghĩa xã hội suy yếu, biến chất và sụp đổ. Tư tưởng và diễn
biến hoà bình đã được các nhà chống cộng đưa ra mấy chục năm nay, song bây
giờ nó mới trở thành chiến lược then chốt chủ yếu nhằm vào các nước xã hội chủ
nghĩa. Từ kinh nghiệm lịch sử chúng ta có thể nhận ra rằng mưu đồ dùng vũ lực
tiêu diệt các nước là không thể thực hiện được và là hành vi không được lòng
người. Vì vậy mà chúng nghĩ ra một phương pháp mới và chiến lược diễn biến
hoà bình ra đời.
Thứ ba: Chủ nghĩa chống cộng tích cực hoạt động về mặt quân sự.
Để ngăn chặn và tiêu diệt chủ nghĩa xã hội hiện thực, ngay sau khi cách
mạng tháng mười Nga thành công, mười bốn nước đế quốc đã hợp sức với
9
bọn phản động trong nước nhằm bóp chết nước Nga non trẻ. Trong chiến
tranh thế giới lần thứ II bọn phát xít đã mưu toan phá bỏ Liên Xô xã hội chủ
nghĩa…. Mục tiêu của chúng là đánh thẳng vào của chủ nghĩa xã hội làm cho
hệ thống chủ nghĩa xã hội suy yếu và sụp đổ. Không những thế chúng còn
chạy đua vũ trang để làm cho nền kinh tế kiệt quệ, chính trị mệt mỏi về tư
tưởng. Ngày nay chủ nghĩa chống cộng thường núp dưới ngọn cờ Liên Hợp
Quốc để can thiệp vũ trang ở các khu vực trên thế giới như Nam Tư,
Ucroaina, IRắc, Li Băng… là những minh chứng cho những tham vọng toàn
cầu của Mỹ
10
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT
NAM.
2.1 VIỆT NAM TRỌNG ĐIỂM CHỐNG PHÁ CỦA CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG
HIỆN NAY.
Chủ nghĩa xã hội hiện nay đang ở trong giai đoạn khủng hoảng nghiêm
trọng. Sự sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô có những nguyên nhân bên trong
không thể phủ nhận và sẽ sai lầm nếu không thấy nguyên nhân bên ngoài do
sự chống phá của chủ nghĩa chống cộng.
Sau sự xụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô chúng thấy đây là thời cơ để tiêu
diệt hoàn toàn chủ nghĩa cộng sản xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước
còn laị. Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của các đời tổng thống
đã từng đưa ra các chiến dịch chống cộng hết sức rõ rệt nổi bật lên trên dó là
Bush cha đã nói với một số người sống ở Đông Âu và Liên Xô đang sống ở Mỹ
rằng: “tôi rất vui mừng vì nhiệm kỳ đã được chứng kiến cuộc giải phóng ở các
nước bạn. Nếu trúng cử nhiệm kỳ II tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để giải phóng nhân
dân ở các nước Cu Ba, Việt Nam, Trung Quốc, cộng hoà nhân dân Triều Tiên”.
Ông ta còn hy vọng sẽ làm tổng thống mỹ đầu tiên đặt chân lên nước Cu Ba
“dân chủ” là “nhân chứng” của sự kết thúc chương cuối cùng của cuộc thí
nghiệm chủ nghĩa chống cộng.
Vì sao chủ nghĩa chống cộng lại chọn Việt Nam là trọng điểm chống phá?
- Thứ nhất: Việt Nam là một nước luôn dương cao ngọn cờ chống chủ nghĩa
đế quốc.
Sự chống phá cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa chống cộng đã hình
thành trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời khi mà chủ nghĩa Mác-Lênin
được xâm nhậm vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Sau khi Đảng ra đời lãnh đạo quần chúng đấu tranh mạnh mẽ chống ách thực
dân phong kiến, bọn thực dân ráo riết lùng bắt, chém giết các lãnh tụ và cán bộ
cách mạng, đàn áp dã man phong trào quần chúng. Cách mạng tháng tám thắng
lợi, nhà nước công nông đầu tiên ra đời ở Đông Nam Á là một cái gai đối với
chủ nghĩa chống cộng và cũng từ đó bắt đầu một cuộc đấu tranh toàn diện,
quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng ở Việt Nam.
11
Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ thất bại đế quốc Mỹ một lần nữa muốn áp dụng
chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở Việt Nam, thực hiện các chiến lược chiến tranh
“đơn phương”, “đặc biệt”, “cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” nước ta trở
thành bãi chiến trường cho các cuộc thử nghiệm vũ khí hiện đại nhất, các chính
sách phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc. Song mọi cố gắng của chúng đều bị
thất bại thảm hại cùng với chính quyền tay sai do chúng dựng lên. Chiến thắng
của cách mạng Việt Nam mùa xuân 1975 là một kỳ tích vang dội khắp năm châu.
Và cũng từ đây mở ra một thời kỳ mới-thời kỳ sau Việt Nam. Chiến thắng Việt
Nam đã nâng dân tộc ra lên hàng ngũ các dân tộc tiên phong trên thế giới là biểu
tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam là tấm gương cao cho phong
trào cách mạng thế giới noi theo. Nước ta đất không rộng người không đông, kinh
tế còn nghèo nàn lạc hậu nhưng đã tiên phong trong việc đánh thắng chủ nghĩa
thực dân cũ, tiên phong đánh thắng chủ nghĩa thực dân mới đưa đất nước đến hoà
bình, độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay Việt Nam vẫn
dương cao ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động. Chúng ta là thành
viên tích cực của “Phong trào không liên kết” kiên quyết chống mọi chính sách
phản động của chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hoà bình trên thế giới. Chúng ta luôn
đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc bị áp bức, ủng hộ
phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bộ. Bọn đế quốc thực dân thua ở Việt
Nam không chỉ là thua một dân tộc anh hùng mà còn có ý nghĩa thua một chế độ
xã hội ưu việt, thu một hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp công nhân, thua một cuộc
đối đầu giữa hai hệ thống chính trị xã hội. Hiện nay khi chủ nghĩa xã hội hiện thực
đã bị thu hẹp chúng còn đặt Việt Nam là một trọng điểm chống phá.
Chiến tranh Việt Nam đã qua đi đúng 30 năm, người Mỹ đặc biệt là
bọn chống cộng có thế lực vẫn không quên được hận thù đối với Việt Nam.
Chiến tranh đã lấy đi hàng vạn tướng sỹ Mỹ, đất nước Mỹ bị suy kiệt. Hình
ảnh về chiến tranh Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh nặng nề đối với người Mỹ
tham gia cuộc chiến tranh nay. Trung tâm nghiên cứu châu Mỹ của Cu Ba
cũng đã viêt: “Việt Nam làm thức tỉnh kỷ niệm về cuộc chiến tranh bi đát
từng làm cho Mỹ mất 58 nghìn người chết mà kinh nghiệm trực tiếp về cuộc
chiến tranh đó thì vẫn đè nặng lên gần 3 triệu người Mỹ đang sống”. Sự thất
bại ở Việt Nam đã làm mất uy thế của Mỹ trên thế giới và để lại hội chứng
12
chống Việt Nam trong lòng nước Mỹ chống Việt Nam. Mỹ muốn xoá hội
chứng Việt Nam trên đất Việt Nam.
- Thứ hai: Việt Nam luôn kiên định con đường chủ nghĩa xã hội và đã
thu được những thành tựu trong công cuộc đổi mới.
Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn từ
đầu. Trên con đường phát triển của mình cách mạng Việt Nam còn gặp rất
nhiều khó khăn, song kiên định với mục tiêu trên chủ nghĩa xã hội là một tư
tưởng nhất quán của toàn Đảng, toàn dân ta từ xưa tới nay. Độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội cũng là bài học đầu tiên mà Đại hội thứ VII toàn quốc
đã chỉ ra: “toàn Đảng toàn dân nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, ngọn cờ vinh quang mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ
hôm nay và các thế hệ mai sau”[3; 4]. Chính ngọn cờ đó đã tập hợp lực lượng
tạo nên sức mạnh vô địch chiến thắng vẻ vang trong mấy chục năm qua.
Chủ nghĩa chống cộng muốn xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì
chúng ta càng vững vàng kiên định với con đường đã chọn, kiên trì với công cuộc
đổi mới theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Kẻ thù đưa sự nghiệp đổi mới của
chúng ta chệch hướng và thất bại thì chúng ta đạt được những thành tựu đáng kể.
Chính nhờ những thành tựu quan trọng công cuộc đổi mới, đặc biệt là về kinh tếxã hội, nhờ sự lãnh đạo vững vàng của Đảng sự giác ngộ của quần chúng nhân
dân mà chúng ta đã vượt qua những chấn động chính trị trên thế giới và quan hệ
quốc tế được mở rộng, vị trí và uy tín của ta trên trường quốc tế được nâng lên với
thời cơ, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính những thành
tựu trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam cũng làm phân hoá kẻ thù, nhiều kẻ thù
trước đây chống phá ta quyết liệt nay tỏ ra dè dặt hơn, thậm trí còn tỏ ra thân thiện
và giúp đỡ chúng ta. Tuy nhiên các lực lượng thù địch phản động nhất càng tỏ ra
cay cú trước sự vững vàng của cách mạng Việt Nam và cố tìm ra mọi cách để
chống phá Việt Nam. Bên cạnh đó, chủ nghĩa chống cộng cũng nhận thức được
những khó khăn của cách mạng Việt Nam chúng hy vọng có thể lợi dụng được
những khó khăn của ta để phá hoại.
Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện như đại hội VII của
Đảng đã khái quát: Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn thách
thức. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co”, “đất nước trải qua
hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề những tàn dư thực dân
13
phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên phá hoại chế độ xã
hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta”. Việt Nam sau hai cuộc
chiến tranh còn để lại nhiều tàn dư của thực dân, đế quốc là nơi chủ nghĩa
chống cộng có thể tập hợp nhiều lực lượng bất mãn chế độ, bọn ngụy quân,
ngụy quyền không chịu cải tạo, bọn phản động lưu vong khắp thế giới luôn
nhăm nhe trở về “phục quốc”, “giải phóng” v.v.. là nơi có lực lượng tôn giáo
đông đảo phức tạp mà chúng có thể lợi dụng.
- Thứ ba: Việt Nam có một Đảng kiên cường, chân chính, hạt nhân lãnh
đạo cách mạng mục tiêu chúng của chủ nghĩa chống cộng là chống chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa Mác-Lênin, phá hoại sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Kẻ thù
nguy hiểm hiểu rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng kiên cường một Đảng
Mác-Lênin chân chính phá được hệ thống Đảng là phá được Chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam là làm mất uy tín của chủ nghĩa Mác-Lênin trên thực tế, con đường
xây dựng và phát triển của mình Đảng ta "Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung
dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản" [ 3; 21]. Lập trường cứng rắn theo
những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa bất di bất dịch đó rõ ràng trái ngược với
mong muốn của chủ nghĩa chống cộng. Kẻ thù muốn giáo điều hoá chủ nghĩa
Mác-Lênin rất sáng tạo, linh hoạt. Chúng muốn Đảng ta tha hoá thì Đảng ta càng
vững vàng chính trị, tư tưởng và tổ chức, điều đó nói lên sức sống của chủ nghĩa
Mác-Lênin. Ngày nay nhiều Đảng bị khủng hoảng, mất vai trò lãnh đạo thậm trí
còn bị giải tán, nhưng Đảng ta vẫn vững vàng lãnh đạo con thuyền cách mạng
vượt qua những sóng gió để đưa đất nước không ngừng phát triển. Khẳng định
vai trò, địa vị to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ sức đối phó với những
biến động gay go của lịch sử.
Tóm lại, ngày nay chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị thu hẹp, cách mạng
thế giới đang gặp nhiều khó khăn. Trong âm mưu của kẻ thù nhằm xóa bỏ các
nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới. Việt Nam là một cản trở to lớn.
Đồng thời ở đó cũng chứa đựng những yếu tố thuận lợi cho hoạt động chống
phá của chủ nghĩa chống cộng. Do vậy kẻ thù đặt Việt Nam là trọng điểm
chống phá hiện nay.
2.2. ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ VIỆT NAM CỦA CHỦ NGHĨA CHỐNG
CỘNG.
14
Mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa chống cộng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, chuyển hoá Việt Nam sang quỹ đạo của Chủ nghĩa tư bản.
Mục tiêu này là xuyên suốt trong tất cả những hoạt động chống phá cách mạng
Việt Nam từ xưa tới nay. Đặc biệt trong tình hình mới, khi mà chủ nghĩa xã hội
đang ở trong tình trạnh khủng hoảng nghiêm trọng, mục tiêu đó càng đặt ra trực
tiếp với chúng. Thậm chí kẻ thù còn hy vọng thanh toán các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại trong đó có Việt Nam trước năm 2000. Trước hết để xóa bỏ chủ
nghĩa xã hội kẻ thù chĩa vào hệ thống chính trị, trước hết là vai trò lãnh đạo của
Đảng. Để thực hiện mục tiêu trên, "diễn biến hoà bình" là âm mưu cơ bản để
chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Ở Đông Âu, "diễn biến
hoà bình" đã làm tan rã chủ nghĩa xã hội. Hiện nay đối với cách mạng Việt Nam
"diễn biến hoà bình" đang là vấn đề đối mặt trực tiếp với chúng ta. Trong đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ ra 4 nguy cơ đối với cách mạng trong đó "diễn
biến hoà bình" được coi là một nguy cơ mà thủ đoạn của nó được thể hiện trên
các lĩnh vực sau.
Về chính trị tư tưởng
Mục đích là đánh vào lòng tin, ý chí của nhân dân trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Phá hoại Đảng làm mất chỗ dựa của Đảng trong nhân
dân. Đánh vào sự đoàn kết thống nhất nội bộ trong Đảng, trong nhân dân và
trong quân đội, tạo khủng hoảng rối loạn bên trong xã hội ta.
Thứ nhất, để thực hiện mục đích đó chúng sử dựng các biện pháp trước hết
phá hoại Đảng và hệ thống chính trị. Chủ nghĩa chống cộng xác định rõ: muốn
xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam khâu then chốt là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam.
Phá hoại Đảng là phá hoại nền tảng của Đảng, làm cho Đảng ta xa rời
những nguyên tắc Mác-xít, giáo điều hoá chủ nghĩa Mác-Lênin. Với những
luận điệu quen thuộc, chủ nghĩa chống cộng tìm cách chứng minh rằng: chủ
nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời, già cỗi không còn phù hợp với giai đoạn hiện
nay, không phù hợp với những đặc điểm của phương Đông như nước ta.
Chúng còn tìm cách tách rời giữa Mác và Lênin, cho rằng Lênin đã sai
lầm khi vận dụng những nguyên lý của Mác. Chúng muốn Đảng ta từ bỏ
những vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học như sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, và vai trò
15
lãnh đạo của Đảng cộng sản.... để từ đó làm cho Đảng ta dần dần biến chất.
Ngoài việc chống chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa chống cộng còn âm mưu
phá hoại tư tưởng Hồ Chí Minh một trong những cơ sở nền tảng của Đảng.
Chúng trắng trợn cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là một nhà yêu nước, một nhà
"dân tộc chủ nghĩa" chứ không phải là một nhà cộng sản. Chúng còn cho rằng
Bác Hồ đã sai lầm khi chọn con đường chủ nghĩa xã hội rằng con đường đó
có thể có độc lập và chưa có tự do (!)
Tóm lại chúng muốn hạ vai trò, uy tín của Bác Hồ từ đó hạ bệ vai trò
lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.
Phá hoại tư tưởng, chủ nghĩa chống cộng luôn công kích làm mất uy tín của
Đảng với nhân dân, chúng thường xuyên tạc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của
Đảng. Lợi dụng những sai lầm trước đây để đả kích nói xấu bôi nhọ làm mất lòng
tin của nhân dân với Đảng. Chúng cường điệu thổi phồng khuyến điểm cố tình phớt
lờ ưu điểm, phủ nhận quá khứ vẻ vang của dân tộc ta. Phá hoại Đảng, chủ nghĩa
chống cộng ra sức phá hoại công tác tổ chức và cán bộ của Đảng đặc biệt chúng
chĩa mũi nhọn và các lãnh tụ cao cấp, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Lợi dụng hiện tượng về tham nhũng hiện nay chúng làm cho hiện tượng tham
nhũng như là một bản chất của Đảng. Chúng đánh lộn với những phần tử thoái hóa
biến chất trong Đảng với những cán bộ liêm chính kiên trung làm mất niềm tin của
công chúng đối với Đảng. Bên cạnh chủ nghĩa chống cộng ra sức lội kéo dụ dỗ mua
chuộc làm tha hoá cán bộ tư tưởng của Đảng.
Phá hoại Đảng, kẻ thù phá hoại cả hệ thống chính trị công kích chính
quyền nhà nước đòi tách rời Đảng với Nhà nước, lôi kéo các tổ chức quần
chúng chống chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa chống cộng tính toán rằng:
khi tách được Đảng khỏi bộ máy Nhà nước thì Đảng chỉ là một tổ chức đoàn
thể, Nhà nước là của chung. Khi đó chúng sẽ chuyển hoá, tạo điều kiện cử lên
một người của nó nắm giữ trọng trách trong bộ máy của Nhà nước lúc đó
chính quyền tuột khỏi Đảng, chính quyền thuộc về giai cấp khác. Khi chính
quyền rơi vào tay người của chúng thì chúng sẽ xoá Đảng, loại bỏ những cán
bộ của Đảng trong Nhà nước. Tách chính quyền ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng
để nắm chính quyền rồi dùng chính quyền để phá hoại Đảng là một bước đi,
một thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù.
16
Những phần tử cơ hội trong đội ngũ chúng ta chính là những viên đạn
bọc đường. Vì những lập luận của chúng bề ngoài nghe rất bùi tai, rất cách
mạng song thực chất là muốn làm Đảng ta dần biến chất, chế độ sụp đổ.
Hiện nay chủ nghĩa chống cộng rất chú ý khuyến khích chủ nghĩa thực
dụng trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, Ních xơn trong tác
phẩm "chiến thắng không cần chiến tranh" đã nhận định: "những người Đông
Âu hiện nay không phải là những người mơ mộng theo lý tưởng mà là lý tưởng
thực dụng, do đó chủ nghĩa thực dụng sẽ mở đường cho diễn biến hoà bình".
Theo ông ta chủ nghĩa thực dụng là vũ khí tư tưởng tấn công có hiệu quả để lung
lạc lý tưởng, đạo đức các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên các nước đó.
Tư tưởng này chủ nghĩa chống cộng đã thực hiện và đã thành công ở Đông Âu,
nay chúng đang ra sức áp dụng vào Việt Nam với những thủ đoạn còn xảo quyệt
và thâm độc hơn nhiều. Chúng dùng những con mồi là vật chất, lỗi sống hưởng
lạc, tuyệt đối hoá uy lực của đồng tiền làm cho cán bộ và nhân dân ta xa rời lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Để làm mất ổn định về chính trị trong nước. Chủ nghĩa chống cộng đang hô
hào thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Chúng xuyên tạc Đảng ta là
đảng "độc đoán" là "độc tài", "chuyên quyền", "bảo thủ"... hô hào mở rộng "dân
chủ", thực hiện đa đảng, từ đó tạo ra sự rối loạn về chính trị, đưa các tổ chức, các
lực lượng phản động công khai ra tranh giành quyền lãnh đạo với Đảng cộng sản,
từ đó, dần dần làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Đại hội Đảng lần thứ VII đã
chỉ rõ "thừa nhận đa đảng đối lập có nghĩa tạo điều kiện cho sự ngóc đầu dậy ngay
tức khắc và một cách hợp pháp các lực lượng phản động, phục thù trong nước và
ngoài nước trở về hoạt động chống phá Tổ quốc, chống nhân dân, chống chế độ.
Đó là điều nhân dân ta dứt khoát không chấp nhận.
Thứ hai: chủ nghĩa chống cộng thực hiện chiến tranh tâm lý, sử dụng
các phương tiện thông tin đại chúng để lung lạc ý chí của nhân dân.
Hàng năm Mỹ chi tới hơn 2 tỷ đôla tài trợ cho các phương tiện thông tin
đại chúng. Trong chiến tranh lạnh, Mỹ có hơn 40 đài phát thanh do CIA nắm,
kích động phá hoại tư tưởng trên thế giới, trong đó có 3 đài lớn nhất là "tiếng nói
hoa kỳ"(VOA), "châu Âu tự do" và đài "tự do". Sau chiến tranh lạnh, một số
người đòi giải tán đài"châu Âu tự do" và đài "tự do" vì đã hoàn thành nhiệm vụ
17
ở châu Âu. Nhưng tổng thống Mỹ lúc này là B. Clintơn vẫn duy trì 2 đài đó và
còn lập thêm cả đài "châu Ắ dân chủ" thường xuyên phát các bài có nội dung
xuyên tạc đường lối cải cách, tiến bộ đang diễn ra ở châu ắ. Mặt khác, thông tin
về các lĩnh vực của Hoa Kỳ lấy cớ đó làm biểu tượng noi theo.
Hiện nay bọn chủ nghĩa chống cộng đang sử dụng rất nhiều đài phát
thanh bằng tiếng Việt với công suất lớn, rất nhiều ấn phẩm, báo chí, tài liệu,
sách, truyền đơn… tập trung vào những vẫn đề chính như nhân quyền, tôn
giáo tại Việt Nam nhằm kích động nhân dân trong nước.
Về kinh tế.
Mục đích của chủ nghĩa chống cộng là làm ta khó khăn suy yếu, kiệt quệ
về kinh tế dẫn đến khủng hoảng về chính trị. Mặt khác chúng khuyến khích thúc
đẩy nền kinh tế nước ta đi chệch khỏi quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Thủ đoạn là kích thích khuynh hướng thị trường tự do tách rời sự quản
lý của nhà nước. Để khuyến khích kinh tế thị trường chúng lợi dụng liên
doanh buôn bán, đầu tư viện trợ để làm lũng đoạn thị trường, lũng đoạn tài
chính khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế tư nhân làm cho kinh tế tư nhân
phát triển lấn át kinh tế quốc doanh, kinh tế quốc doanh mất vai trò chủ đạo.
Từ những hoạt động trên chủ nghĩa chống cộng muốn tạo dựng một thế lực
kinh tế mới, giai cấp tư sản mới ngày càng nắm được các hoạt động kinh tế chủ
yếu, từ đó gây sức ép về chính trị. Thực tế từ khi mở cửa làm ăn với thế giới tư
bản bên cạnh mặt tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển, nền kinh tế thị trường cũng
kéo theo những tệ nạn xã hội vối là bản chất của Chủ nghĩa tư bản. Và trong bốn
nguy cơ mà Đại hội Đảng IX đã nhấn mạnh thì rõ ràng chúng ta đang tiến hành
một cuộc chiến tranh thực sự về kinh tế trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên các
nguy cơ trên luôn được bọn đế quốc, thù địch lợi dụng kích thích để phá hoại kinh
tế phá hoại sự nghiệp cách mạnh của nước ta.
Để làm nền kinh tế nước ta suy yếu, chủ nghĩa chống cộng thực hiện
bao vây cấm vận kinh tế và khoa học kỹ thuật, từ đó hỗ trợ cho hoạt động
chống phá về chính trị, tư tưởng, ngoại giao và quân sự, kẻ thù tìm cách bao
vây cấm vận, làm kinh tế nước ta kiệt quệ, tự sụp đổ và phải chấp nhận những
giải pháp có lợi cho chúng trong quan hệ chính trị quốc tế.
Tổng thống B. Clintơn tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại với
Việt Nam. Nhưng bỏ cấm vận là một biểu hiện tích cực có lợi cho ta bên
cạnh đó nó còn có những mặt trái đó là: tạo điều kiện cho Mỹ có thể xâm
18
nhập vào nước ta hợp pháp trên mọi lĩnh vực. Từ đó làm ngả mầu dần về
kinh tế của chúng ta chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa.
Hiệp định thương mại Việt Nam được ký ngày 1/7/ 2003 bên cạnh những
yếu tố tích cực giữa lợi ích của hai nước thì điều đó còn cho chúng ta thấy rằng
Mỹ đã và đang tìm mọi cách xâm nhập Việt Nam với những thủ đoạn mới lợi
dụng những non kém, thiếu kinh nghiệm của chúng ta để chống phá xuyên tạc,
đả kích và thọc sâu hơn nữa vào trong nội bộ, tổ chức hoạt động của ta.
Về văn hoá.
Mục tiêu của chủ nghĩa chống cộng là làm văn hoá văn nghệ nước ta đi
chệch khuynh hướng chính trị, tư tưởng tiến bộ, những giá trị đạo đức truyền
thống bị băng hoại.
Để đạt được mục tiêu đó, chúng ra sức tuyên truyền văn hoá phương Tây lỗi
sống tư bản chủ nghĩa, ưa hưởng thụ. Chúng dùng sách báo, băng hình phản
động…. Tác động vào tư tưởng, tình cảm ru ngủ thế hệ trẻ. Thông qua các văn hoá
phẩm này chúng gieo rắc tư tưởng và thị hiếu thấp hèn, tạo ra lớp người nhất là
thanh niên đua đòi buông thả, xa hoa trụy lạc xa rời đạo đức và lý tưởng cách
mạng.
Bên cạnh việc du nhập văn hoá phương Tây vào Việt Nam, chủ nghĩa
chống cộng luôn phá hoại nền văn hóa cách mạng của chúng ta. Lợi dụng các
diễn đàn văn hoá văn nghệ chúng phê phán, bác bỏ, đả kích phủ nhận nền văn
nghệ cách mạng, văn nghệ chiến tranh từng góp phần to lớn trong sự nghiệp
cách mạng của Đảng. Thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật để xuyên tạc
nói xấu chế độ, phủ nhận những thành tựu, phủ nhận lịch sử cách mạng vẻ vang
của dân tộc. Chúng còn phủ nhận giá trị thẩm mỹ theo quan điểm Mác-Lênin, sự
nghiệp giáo dục của nước ta.
Trong âm mưu chống phá Việt Nam, chủ nghĩa chống cộng còn kết hợp
diễn biến hoà bình với bạo loạn lật đổ. Bạo loạn lật đổ là hành động bạo lực
của các lực lượng chống cộng, phản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
ta không kể ở cơ sở hay trung ương. Mục đích là thay chế độ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta bằng chế độ khác. Đó là hoạt động có tính toán kỹ càng có mục
tiêu, kế hoạch và các bước cụ thể. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ có thể những
người bị kích động, lôi kéo một cách vô thức, song kẻ cầm đầu bạo loạn bao
giờ cũng có chủ đích lật đổ chính quyền. Bọn cầm đầu bạo loạn bao giờ cũng
thường câu kết với bọn phản động nước ngoài. Chúng tổ chức lực lượng hạt
nhân làm ngòi nổ cho bạo loạn, lôi kéo số đông đi theo. Hoạt động bạo loạn,
19
lật đổ bao giờ cũng có sức mạnh vũ lực, vũ khí hoặc hung khí, song sử dụng
như thế nào là tuỳ điều kiện.
Như vậy để thực hiện mục tiêu xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
chủ nghĩa chống cộng đã sử dụng nhiều biện pháp, thủ đoạn thâm độc xảo
quyệt trên tất cả các lĩnh vực của âm mưu diễn biến hoà bình kết hợp với bạo
loạn lật đổ. Chống lại những âm mưu đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta. Mục tiêu của chủ nghĩa chống cộng có thực hiện được hay
không phải là ở do phía kẻ thù mà chủ yếu là chúng ta phải hiểu rõ những âm
mưu và thủ đoạn của chúng. Cảnh giác, đề phòng và sẵn sàng làm thất bại âm
mưu đó là một nhiệm vụ mà Đảng ta đã chỉ rõ đó là phải kết hợp chặt chẽ
giữa xây và chống.
20
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM LÀM THẤT BẠI CHIẾN
LƯỢC PHẢN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG ĐỐI VỚI CÁCH
MẠNG NƯỚC TA.
Trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa chống cộng hiện nay, vấn đề
có tính nguyên tắc cần được quan tâm hàng đầu là xây dựng và bảo vệ nền
tảng tư tưởng chế độ xã hội, làm cho thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, giữ vững những
chuẩn mực của đời sống xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính là
yếu tố quan trọng để đưa đất nước phát triển ổn định, bền vững, góp phần
quan trọng trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”. Dao động, hoài
nghi nền tảng tư tưởng, là mảnh đất vô cùng thuận lợi cho sự xâm nhập của tư
tưởng thù địch vào trong Đảng trong hệ thống chính trị và trong nhân dân vì
vậy tiểu luận xin mạnh dạng đề ra một số giải pháp nhằm làm thất bại chiến
lược phản động của của chủ nghĩa chống cộng trong giai đoạn hiện nay.
Một là, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngày trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, chúng ta
đã thu được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc
phòng an ninh… và chính sự ổn định về chính trị, đã tạo ra thể và lực mới cho
cách mạng Việt Nam, tạo tiền đề cho đất nước ta có thể đương đầu với những
thách thức mới và thời cơ mới trong quá trình phát triển đi lên của mình.
Trong tình cảnh mà chủ nghĩa chống cộng đang tìm mọi cách để chống
đối và tiêu diệt nước ta. Vì thế kiên định chủ nghĩa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh mới cho phép chúng ta có bản lĩnh, lập trường phương
pháp để hoàn thiện nhận thức về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Chỉ có kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh mới cho phép chúng ta tiến hành có hiệu quả hoạt động nghiên cứu
lý luận, tổng kết thực tiễn thực hiện mục tiêu dân giầu, nướ mạnh xã hội công
bằng dân chủ văn minh.
Kiên định lập trường quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh đó là cơ sở cho Đảng ta, nhân dân ta vững vàng trước mọi tình huống,
21
đập tan mọi cuộc tấn công của chủ nghĩa chống cộng, làm cho sự thống nhất,
ý trí và hành động giữa Đảng và nhân dân được củng cố sâu sắc.
Hai là, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
một nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa
chống cộng.
Từ thực tế lịch sử đã và đang diễn ra chúng ta có thể thấy tính chất
nguy hiểm của những thủ đoạn diễn biến hoà bình trên lĩnh vực tư tưởng mà
các thế lực thù địch tiến hành để chống phá CNXH. Trong sự sụp đổ của Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là bài học về sự mơ hồ mất cảnh
giác dẫn đến sự biến chất về ý thức hệ; thực tế đó đã nhắc nhở chúng ta cần
phải thực sự chủ động, tích cực tiến công địch trên tất cả các lĩnh vực
Hiện nay trong việc kiên định đi theo con đường CNXH, bảo vệ, phát
triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình đổi mới
xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN hiện nay, chúng ta đang phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng giaolưu và hội nhập quốc
tế…. Bên cạnh những mặt tích cực thì những hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại
trên lĩnh vực tư tưởng cũng nảy sinh và phát triển: khuynh hướng thực dụng,
chạy theo đồng tiền, làm giầu bằng mọi thủ đoạn, lối sống hưởng thụ, thờ ơ
trước các vấn đề chính trị, xã hội…. Các thế lực thù địch đang ra sức lợi
dụng điều đó chúng tạo sự mơ hồ mất phương hướng, để xâm nhậm vào tư
tưởng và giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu tranh tư tưởng. Điều đó
càng khẳng định rằng chúng ta cần phải giữ vững con đường đi lên CNXH,
làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh xâm nhập sâu sắc vào
cuộc sống, giữ vai trò tri phối, chỉ đạo mọi đời sống của xã hội.
Đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa chống cộng
hiện nay là một vấn đề mang tính xã hội phức tạp, sâu sắc, rộng lớn. Vì vậy
cần làm cho mọi lĩnh vực hoạt động, mọi tổ chức mọi thành viên trong xã hội
đều quan tâm sâu sắc và có trách nhiệm đối với cuộc đấu tranh trên tất cả mọi
lĩnh vực, tạo nên một loại hình chiến tranh nhân dân. Đó là sự bảo đảm thắng
lợi của toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN của chúng ta.
Kiên định con đường đi lên CNXH ở nước ta chính là một trong những yếu tố
quan trọng nhất quyết định cho sự thắng lợi trên.
22
Ba là, giải quyết tốt vẫn đề dân tộc, tôn giáo
Thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nhân tố quan trọng trong
việc làm thất bại những thủ đoạn âm mưu của các thế lực đế quốc, với chiến
lược diễn biến hoà bình đã và đang thực hiện chiến lược chia rẽ các dân tộc và
tôn giáo; lợi dụng những khó khăn về kinh tế của đồng bào các dân tộc vùng sâu,
vùng xa chúng ra sức kích động đồng bào ta chống lại chế độ, lập ra các nhà
nước tự trị như Đềja, vương quốc H.mông.
Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, khẳng định những hy sinh
và đóng góp lớn lao của đồng bào các dân tộc các tôn giáo từ trước tới nay đầu
tư phát triển kinh tế, văn hoá tới vùng sâu, vùng xa của đồng bào các dân tộc và
tôn giáo, cảnh giác trước mọi âm mưu cảu các thế lực thù địch đế quốc lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống chủ nghĩa xã hội, chống sự thống nhất của tổ
quốc… là những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược vì sự nghiệp dân giầu
nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Bốn là, không ngừng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền,
giáo dục sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
Trong khi giữ vững nhất nguyên về chính trị, khẳng định vai trò chủ đạo
trong đời sống tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
công tác tuyên truyền tư tưởng cũng phải năng động, tránh phiến diện, một
chiều. Việc làm cho quần chúng nhân dân thấy rõ thực chất những luận điệu
phản tuyên truyền của chủ nghĩa chống cộng để nâng cao bản lĩnh chính trị, tư
tưởng của quần chúng là hết sức cần thiết.
Công tác tuyên truyền có nhiệm vụ trước hết là làm cho quần chúng nắm
vững chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và đường lối
của Đảng. Mặt khác. Cùng với công tác tuyên truyền công tác giáo dục tư
tưởng Xã hội chủ nghĩa nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các tư tưởng thù
địch vào quần chúng.
Năm là, chống tham nhũng, chống tiêu cực làm trong sạch đội ngũ
của đảng yêu cầu bức thiết để nâng cao uy tín và sức chiến đấu của Đảng.
Chống tham nhũng, chống tiêu cực phải được tiến hành mạnh mẽ,
thường xuyên, kiên quyết có trọng điểm. Nhằm kịp thời hoàn thiện cơ chế,
23
chính sách để cho hoạt động tham nhũng và tiêu cực không có đất để tồn tại.
Chống tiêu cực và chống tham nhũng được thực hiện trên cơ sở cuộc sống của
cán bộ, đảng viên được đảm bảo, ổn định. Vì vậy cải cách chế độ tiền lương là
một yêu cầu đặt ra, bên cạnh đó chính sách về đãi ngộ cần phải được thực hiện
một cách thích đáng.
Để giữ vững chủ nghĩa xã hội, làm thất bại âm mưu chống cộng của
giai cấp tư sản và từ thực tiễn Việt Nam, kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ của
một số nước xã hội chủ nghĩa, Đảng ta khẳng định rằng: sự tự đổi mới bản
thân Đảng, làm cho Đảng vững mạnh về mọi mặt nghĩa là có đường lối, chính
sách đúng đắn trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thì
chắc chắn sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta sẽ giành được thắng lợi cuối
cùng, mọi mưu đồ phá Đảng của các thể lực thù địch sẽ bị thất bại.
Sáu là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật.
Sự vận động của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta sẽ
không thể thực hiện được nếu không có định hướng Xã hội chủ nghĩa, có sự
quản lý của nhà nước bằng pháp luật. Làm được điều này làm hạn chế sự
khuyết tật của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như phân hoá giầu nghèo,
ôi nhiễm môi trường… và đặc biệt là hạn chế được được những âm mưu thủ
đoạn của chủ nghĩa chống công nhằm hòng tìm mọi cách phá hoại chúng ta
trên mặt trận kinh tế.
Sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch chính là làm cho nền
kinh tế phát triển lành mạnh, giảm bớt những đột biến, thăng trầm trên con
đường phát triển làm cho sự phát triển vừa bền vững, vừa vững chắc. Để không
tạo ra những kẽ hở cho những thế lực thù địch lợi dụng chống phá trong đó
hoạt động kinh tế luôn được xem như là một trong những hoạt động rất quan
trọng của một đất nước.
24
KẾT LUẬN
Nhận thức đúng bản chất của chủ nghĩa chống cộng và việc thực hiện
việc chống lại nó một cách có hiệu quả nhất là sự tiếp tục đấu tranh giai cấp
trong tình hình mới vì sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Thực tiễn đã cho
thấy: cách mạng Việt Nam đã từng bước làm thất bại chiến lược phản động
trên của các thế lực đế quốc. “Để chiến thắng triệt để trong cuộc đấu tranh này,
điều quan trọng nhất là toàn Đảng, toàn dân, là một khối thống nhất, kiên
quyết, thực hiện thắng lợi đường lối Đại hội IX đề ra. Phát huy sức mạnh toàn
dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, xây dựng
thành công và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”[4; 545546]
Thực hiện tốt có hiệu quả nghị quyết Đại hội đại hội IX của Đảng là
vấn đề có tính then chốt làm thất bại chủ nghĩa chống cộng thể hiện hoá chủ
yếu hiện nay là chiến lược diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch đế quốc
đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta tới đích cuối cùng.
25