Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Hệ tư tưởng :ảnh hưởng của đạo đức nho giáo trong cán bộ lãnh đạo quản lý của việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.83 KB, 23 trang )

m ở đ ầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo đợc khởi nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ
thời Bắc thuộc, đợc Việt Nam hoá trong suốt một chặng đờng lịch sử, góp
phần đáng kể vào việc tạo dựng nền văn hoá Việt Nam.
Nho giáo - hệ t tởng chính thống của chế độ phong kiến kéo dài
cho đến thế kỷ XIX, từng là hệ t tởng thống trị trong kiến trúc thợng
tầng Việt Nam. Nho giáo ảnh hởng sâu sắc đến con ngời và xã hội,
chính trị và văn hoá, cuộc sống và lẽ sống, hệ t tởng và phong tục tập
quán Việt Nam. Nho giáo đã trở thành một bộ phận của truyền thống
dân tộc, dù muốn hay không muốn thì Nho giáo vẫn đang chi phối đời
sống xã hội ở Việt Nam ngày nay. Những dấu ấn của Nho giáo vẫn còn
đang tồn tại ở Việt Nam nh: sách vở, đền đài, miếu mạo, phong tục tập
quán mang sắc thái Nho giáo vẫn còn lu giữ. Văn miếu với 82 tấm bia
tiến sĩ đã để lại một nền văn hoá truyền thống đ ợc ngời Việt Nam trân
trọng và tự hào.
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo đã đạt đợc nhiều thành tựu quan trọng, nền cơ chế thị trờng có sự điều tiết và quản lý của nhà nớc đã đẩy nhanh sự tăng trởng về
kinh tế, đem lại bộ mặt mới cho xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó mặt trái
của cơ chế thị trờng cũng đang tạo ra nhiều xáo trộn trong quan hệ xã
hội, trong gia đình và phẩm chất cá nhân, trong cán bộ, nhân dân đã có
những biểu hiện tiêu cực, nó đợc biểu hiện trong cả nhận thức và hành
động nh: t tởng thực dụng, chạy theo đồng tiền, làm cho một bộ phận xa
rời lý tởng, suy thoái về phẩm chất đạo đức, nạn tham nhũng, buôn lậu,
làm giàu bất chính và các tệ nạn xã hội khác.
Những chủ trơng biện pháp khắc phục tình trạng nói trên không
thể không đụng chạm đến nhiều vấn đề liên quan đến Nho giáo. Vì
Nho giáo đã tồn tại hàng ngàn năm ở nớc ta, nó đã để lại những căn
bệnh trầm trọng nh: bệnh bảo thủ, quan liêu, giáo điều, chủ nghĩa bình
quân, chủ nghĩa cá nhân



Đờng lối đổi mới ở Việt Nam và triển vọng lớn lao của nó không
thể tách rời việc khắc phục những ảnh hởng tiêu cực của Nho giáo và
sau đó kế thừa và phát huy những nhân tố tích cực để biến thành
truyền thống Việt Nam trên nhiều lĩnh vực đời sống . Nho giáo là vấn
đề quá khứ nhng cũng là vấn đề hiện tại. Nghiên cứu t tởng chính trị
Nho giáo để nhìn nhận, đánh giá rõ hơn về sự ảnh h ởng của đạo đức
Nho giáo trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay. Vì chế
độ phong kiến Việt Nam, cùng với nó là đạo đức phong kiến Việt Nam
đã từng tồn tại gần 2000 năm trong lịch sử của dân tộc. Nó đã có tác
động nhiều mặt đến con ngời, xã hội Việt Nam và cho đến nay nhiều
mặt tàn d của nó vẫn còn tồn tại. Tuy chế độ xã hội nay khác trớc nhng
đạo đức phong kiến vẫn còn ảnh hởng đậm nét, điều đó đặt ra cho
chúng ta trách nhiệm tìm hiểu, phân tích, nhận định để có thái độ xử lý
thích hợp.
Tuy vậy, nó cũng còn có những nhận thức khác nhau về vấn đề
này, có ngời cho đạo đức phong kiến là đạo đức của giai cấp thống trị,
nay đã hoàn toàn lỗi thời phải đợc thay thế và phê phán mạnh mẽ. Có
ngời lại cho rằng, đạo đức phong kiến chứa đựng nhiều giá trị tích cực,
góp phần giáo huấn loài ngời. Nhiều yếu tố tốt đẹp của dân tộc còn rất
cần cho con ngời và xã hội ngày nay tiếp tục tiếp thu và phát huy. Vì
vậy, nhiệm vụ quan trọng, bức xúc trong công tác t tởng, lý luận hiện
nay là cần nhận thức rõ hơn những yếu tố không còn phù hợp, những
phản giá trị cần gạt bỏ, đồng thời kế thừa những tinh hoa
của nó trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận t tởng đã đặt ra em quyết định
nghiên cứu đề tài ảnh hởng đạo đức Nho giáo trong cán bộ lãnh
đạo, quản lý của Việt Nam hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nho giáo là đề tài đợc nhiều nhà khoa học trong và ngoài nớc

quan tâm, chú ý nghiên cứu nhng cho đến nay nhiều vấn đề của học
thuyết này còn đang đặt ra, đòi hỏi có sự đi sâu tìm hiểu và khám phá.

2


ở Việt Nam đã có một số bài viết và một số tác phẩm nghiên cứu
về vấn đề Nho giáo đợc ấn hành. Nó cung cấp cho ngời đọc những hiểu
biết về Nho giáo, cụ thể ở một số sách sau:
- Tác phẩm Nho giáo của Trần Trọng Kim. Xuất bản trớc năm
1930 và từ đó đến nay đợc tái bản rất nhiều lần.
- Tác phẩm Khổng Học Đăng của Phan Bội Châu, đợc soạn
thảo vào năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, xuất bản năm 1957 và đ ợc tái bản năm 1998.
- Tác phẩm Đến hiện đại từ truyền thống của cố giáo s Trần
Bình Hợu xuất bản năm 1994.
- Nho giáo xa và nay chủ biên giáo s Vũ Khiêu xuất bản năm
1994.
Nho học và Nho giáo ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn của PGS.TS Nguyễn Tài Th - Xuất bản năm 1979.
- Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam của giáo s Vũ Khiêu
xuất bản 1997.
- ảnh hởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản
lý của Việt Nam hiện nay do TS Nguyễn Thế Kiệt chủ biên, xuất bản
2001.
- ở nớc ngoài trong tác phẩm Nho giáo với Trung Quốc ngày
nay của Vi Chính Thông đã vạch rõ những mặt tích cực và hạn chế
của Nho giáo trong xã hội Trung Quốc thời hiện đại.
Ngoài ra còn có bài giảng của thầy giáo ThS. Hoàng Quốc Bảo
và một số bài viết khác đề cập đến Nho giáo.
Trong kiến thức còn hạn chế, song em cũng cố gắng tổng hợp

các bài viết cùng với kiến thức hiểu biết của bản thân, trình bày một
cách có hệ thống về lịch sử hình thành và ảnh hởng của đạo đức
phong kiến trong cán bộ quản lý, lãnh đạo của Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích :

3


Tìm hiểu đạo đức Nho giáo, trên cơ sở t tởng chính trị - đạo đức
của Nho giáo và ảnh hởng của nó đối với đạo đức Nho giáo trong cán
bộ quản lý của Việt Nam hiện nay, để từ đó tìm ra sự cần thiết phải kế
thừa và phát huy có chọn lọc, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và khắc
phục những yếu tố tiêu cực trong t tởng đạo đức Nho giáo trong đời
sống xã hội nớc ta hiện nay.
- Nhiệm vụ:
Làm rõ t tởng chính trị của Nho giáo đối với giáo dục đạo đức
trong xã hội Việt Nam hiện nay. Chỉ rõ những giá trị tích cực của Nho
giáo cần đợc kế thừa, phê phán những hạn chế những tàn d của Nho
giáo còn rơi rớt trong đời sống xã hội ở Việt Nam và đa ra một số phơng hớng và giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa và từng bớc khắc phục
ảnh hởng đạo đức Nho giáo trong cán bộ lãnh đạo quản lý ở n ớc ta
hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đây là vấn đề lý luận về Nho giáo đợc nhiều tài liệu đề cập đến,
lịch sử nghiên cứu lâu đời. Do đó để làm sáng tỏ và đầy đủ một cách hệ
thống và toàn diện, sâu sắc vấn đề này đòi hỏi phải có trình độ nhận thức
cao, thời gian nghiên cứu lâu dài. Vì vậy với thời gian và kiến thức cho
phép em chỉ chú ý đi sâu phân tích ảnh hởng của đạo đức Nho giáo
trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay.
5. Phơng pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận
Khi nghiên cứu vấn đề này chúng ta phải đứng trên lập tr ờng
quan điểm lịch sử khách quan toàn diện. Tiểu luận đợc thực hiện dựa
trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và t tởng Hồ Chí Minh những
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phê phán và vận dụng
những giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại.
- Phơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phơng pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử và kết hợp với các phơng pháp khác; phơng
pháp lịch sử kết hợp với lôgic, phơng pháp phân tích và tổng hợp, ph-

4


ơng pháp khách quan và thực hiện, phơng pháp mô tả và phơng pháp
kế thừa.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, tiểu luận còn có phần nội dung gồm 3 chơng với 7 tiết.

nội dung
Chơng 1:

Nho giáo - sự ra đời và quá trình
phát triển

1. Quá trình hình thành về t tởng, đạo đức của Nho giáo
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ VIII trớc Công nguyên. Các yếu tố đầu
tiên của hệ t tởng Trung Quốc đã xuất hiện. Nổi rõ nhất của t tởng
Trung Quốc vào thời Xuân Thu - Chiến quốc gắn liền với tr ờng phái

Nho gia, Mặc gia, Pháp gia, Đạo gia, Âm dơng gia, Nông gia, Tung
hoành gia, Tạp gia.
Trong đó Nho gia và Đạo gia có ảnh hởng lớn trong sự hình
thành và phát triển t tởng ở Trung Quốc đạo Nho xuất hiện sớm nhất
(thế kỷ VI trớc Công nguyên).
Ngời sáng lập ra đạo nho là Khổng Tử (551 - 479 TCN) ng ời kế
tục nổi tiếng của Khổng Tử là Mạnh Tử (372- 289 TCN) và Tuân Tử
(298-238 TCN) . Khổng Tử hệ thống hoá những tri thức, t tởng đời trớc cùng những quan điểm của ông tạo thành một học thuyết đạo đức chính trị nổi tiếng gọi là Nho gia [12. tr 57].
Hệ t tởng chính trị Nho giáo đợc thể hiện một cách cơ bản, có hệ
thống trong t tởng của ngời khởi xớng - Khổng Tử, một học giả ở vào
thời Xuân Thu của Trung Quốc.
- Khổng Tử (551 - 478 TCN)
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, ông đợc sinh ra ở ấp Trâu,
quận Xơng Bình, nớc Lỗ (nay thuộc miền Sơn Đông phía Bắc Trung
Quốc), ông là ngời thuộc dòng dõi quý tộc bị sa sút ở nớc Tống, do

5


chiến tranh mà lu lạc sang nớc Lỗ. Năm 19 tuổi Khổng Tử lấy vợ và
sinh con trai tên là Lý, tự là Bá Ng.
Thời đại của Khổng Tử là thời đại vơng đạo suy vi bá đạo nổi
lên, chế độ tông pháp nhà Chu đảo lộn, đạo lý, nhân luân suy đồi.
Khổng Tử đem tài sức của mình ra giúp vua, Khổng Tử từng giữ
các chức quan: làm lại nhà họ Quý, một dòng họ quý tộc lớn ở n ớc Lỗ.
Ngoài 50 tuổi đợc vua Lỗ Định Công phong chức T Không rồi Đại T
Khấu trông coi pháp luật, suốt thời gian làm quan chăm lo chính trị, làm
cho nớc Lỗ ổn định, nớc Tề lập kế hoạch để vua Lỗ mải vui chơi, quên
việc triều đình, ông can gián nhng vua không nghe, bèn cùng học trò bỏ
nớc Lỗ mà đi đến các nớc ch hầu khác, mang lý tởng cải tạo xã hội của

mình ra giúp nớc, trị dân, cuối đời nhng đến đâu cũng không đợc trọng
dụng. Cuối đời nhận thấy sự bất lực trong chính trị, Khổng Tử quay về
nớc Lỗ mở trờng dạy học và viết sách, ông giảng dạy kinh th , kinh
dịch, kinh lễ, soạn kinh Xuân Thu đến ngày 18/2/479 TCN Khổng Tử
mất, ông thọ
73 tuổi.
Lý thuyết Khổng Tử không đợc ngời đơng thời chấp nhận, nên
ông đã than rằng Biết là không thể mà vẫn làm nhng đến đời Hán, giai
cấp phong kiến đã lấy Nho giáo làm hệ t tởng thống trị, đặc biệt đến đời
Đổng Trọng Th Nho giáo đã trở thành cơ sở của đạo đức phong kiến ở
Trung Quốc [10, tr.7].
Trong lịch sử t tởng Trung Quốc, đạo đức rất đợc các nhà t tởng coi
trọng, Khổng Tử là nhà t tởng đầu tiên bàn đến những vấn đề nhân sinh, vấn
đề đạo đức.
Khổng Tử đa ra 4 mẫu ngời cần đợc đào tạo là :
Một là kẻ sĩ: học để thi đỗ ra làm quan.
Hai là: bậc đại học - học để tu nhân tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Ba là: kẻ trợng phụ, là ngời thấy việc nghĩa thì dũng cảm lên, giàu
sang không thể khắc phục, nghèo khó không thể chuyển lay.
Bốn là: ngời quân tử, một mẫu ngời lý tởng của giai cấp thống trị mà
ông nhấn mạnh phải có đủ: nhân, lễ, trí, dũng [12, tr 56].

6


Sau khi Khổng Tử mất, học thuyết của ông ở giai đoạn đầu Tần đợc
hai học trò phát triển: Mạnh Tử phát triển theo hớng duy tâm, Tuân Tử phát
triển theo hớng duy vật.
2. T tởng cơ bản về đạo đức của con ngời trong Nho giáo
Nho giáo quan niệm đạo đức là sự biểu hiện cá tính, của thiên tính,

của đạo nó chẳng những là tính riêng của con ngời mà còn là tính chung
cho cả trời và đất, đạo đức cho Nho giáo là phơng châm, phơng hớng lớn để
trị nớc, an dân. Nhìn chung t tởng về đạo đức của Khổng Tử đợc phân chia
thành hai mảng tơng đối rõ nét: đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân.
- Thứ nhất là đạo đức về xã hội (chính danh)
Khổng Tử cho rằng nguồn gốc của mọi sự tai hoạ trong xã hội là do
danh không chính, ngôn không thuận theo ông: mỗi sự vật, mỗi con ngời
sinh ra đã có một vị trí xác định, một công dụng nhất định và tơng ứng với
mỗi vị trí công dụng ấy là một cái danh, chính danh hiểu theo ngữ
chung nhất là danh vị của mỗi ngời trong xã hội.
Chính danh còn có nghĩa là làm mọi việc ngay thẳng, ngời nào có
danh vị, chức phận gì thì phải làm theo bổn phận của ngời ấy. Thật sự nhờ
đó mà vẹn toàn, lòng ngời nhờ đó mà hội tụ đất nớc nhờ đó mà thịnh trị.
Khổng Tử đã chỉ ra mối liên hệ giữa chính danh và chính trị và ngời cầm quyền phải biết theo điều ngay chính để làm điều nhân thì việc gì
cũng thành. Bởi vì mình ngay chính thì không sai khiến ngời ta
cũng
làm, mình không ngay chính tuy có sai khiến cũng không ai theo [12, tr
63].
Theo Nho giáo con ngời sống phải có quan hệ với nhau thì mới thành
xã hội. Trong cuộc sống có nhiều mối quan hệ khác nhau nhng mối quan hệ
quan trọng hơn cả đó là mối quan hệ con ngời với con ngời. Cho nên Nho
giáo hình thành tiêu chí đạo đức con ngời nh sau:
Xã hội có hai mối quan hệ cơ bản:
Quan hệ vua - tôi
Quan hệ cha - con
Sau này Mạnh Tử phát triển lên thành quan hệ Ngũ luân:
Vua - tôi, cha - con , chồng - vợ, anh - em, bạn bè

7



Đến thời kỳ nhà Hán, Đổng Trọng C đã đa ra khái niệm khác đó là
tam cơng và ngũ thờng.
- Thứ hai đạo đức cá nhân (tức là nhân, nghĩa, lễ, tín)
Nhân - nghĩa:
Khổng Tử cho rằng do sự chi phối của thiên lý của đạo các sự
vật hiện tợng trong vũ trụ luôn biến hoá không ngừng, sự sinh thành biến
hoá của vũ trụ bao giờ cũng nhờ sự trung hoà giữa âm dơng, trời đất, con
ngời là kết quả bẩm thụ tinh khí của âm dơng mà trời đất hình thành tuân
theo thiên lý hợp với đạo trung hoà đạo sống của con ngời phải là
trung duy, trung thứ, nghĩa là sống đúng với mình, đúng với ngời đó là
nhân. Nhân bao hàm cả thân và ái nh vậy nhân là đức tính hoàn thiện,
là cái gốc đạo đức của con ngời nhân chính là đạo làm ngời.
Nghĩa: Khi nói đến nhân Khổng Tử luôn chú trọng đến hành vi, coi
nhân là chuẩn mực của hành vi. Mạnh Tử nói nhân thì quan tâm đến
thái độ trong nội tâm nhân là thái độ phải có trong nội tâm của con ngời.
Nghĩa là chuẩn mực mà hành vi của con ngời phải tuân theo. Theo Mạnh
Tử: điều không đúng thì không làm, điều đúng thì làm, đó chính là nghĩa.
- Lễ : để làm ngời có nhân thì phải tự sửa mình theo lễ.
Lễ trớc hết là hiểu đợc những lễ nghi , những vi phạm đạo đức quy
định quan hệ giữa ngời với ngời. Lễ đợc xem nh là một lẽ phải, là bổn phận
mà mọi ngời có nghĩa vụ phải tuân theo. Nhng quan trọng hơn cả là xét trên
lĩnh vực chính trị, lễ đó là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nớc
phong kiến
Quân sử thần dĩ lễ
Thần sử quân dĩ trung
- Trí: Là trớc nói mà sau làm cho xứng đáng. Phàm ngời ta lấy hết trí
tuệ cho hành vi mình muốn hay không muốn trớc khi làm.
3. Sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam
Nho giáo đợc truyền đến Việt Nam vào thế kỷ I thời Vơng Mãn, có

nhiều nhà nho Trung Quốc đến Việt Nam bằng nhiều con đờng khác nhau,
nhng chủ yếu là lánh nạn. Khi Sĩ Nhiếp đến Việt Nam đã mở trờng dạy chữ

8


Hán, truyền bá Nho giáo đã đợc đa số nho sĩ Việt Nam tôn làm sĩ vơng.
Trải qua nhiều thăng trầm, có lúc Nho giáo đã thành quốc giáo ở Việt Nam.
Qua dòng lịch sử cho ta thấy Việt Nam trải qua 1117 năm bị nhà Hán
xâm lựoc, chúng muốn đồng hoá dân tộc Việt Nam, coi Việt Nam là một
huyện hoặc châu của Trung Quốc. Nhng Việt Nam đã không bị đồng hoá
mà kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp của Nho giáo, từ trớc đến nay
chúng ta đã phát huy t tởng Nho giáo nh:
Quan niệm về xã hội phải có lễ.
Quan niệm về xã hội hoà.
Quan niệm về đào tạo con ngời cho xã hội.
Quan niệm về con ngời
Đặc biệt chú trọng về vấn đề đạo đức: nhân - lễ - nghĩa - trí - tín.
Nho giáo đã đáp ứng đợc điều mà trong thời đại nào cũng cần. Chuẩn
mực xã hội trật tự kỷ cơng, Nho giáo đề cao giá trị đạo đức, giáo dục con
ngời, đa con ngời vào cuộc sống nề nếp, lòng nhân nghĩa, trung hiếu, cần
kiệm.

9


Chơng 2: đạo đức Nho giáo ở Việt Nam và
ảnh hởng của nó đối với cán bộ lãnh đạo,
quản lý của nớc ta hiện nay
1. Đạo đức phong kiến ở Việt Nam

1.1. Nguồn gốc
Chế độ phong kiến ở Việt Nam cùng với nó là đạo đức phong
kiến đã từng tồn tại gần 2000 năm trong lịch sử dân tộc. Nó đã có tác
dụng nhiều mặt đến con ngời, xã hội Việt Nam. Cho đến nay nhiều mặt
tàn d của nó vẫn còn tồn tại. Trong xã hội ngày nay đã khác trớc nhng
đạo đức phong kiến vẫn còn ảnh hởng đậm nét.
Chế độ phong kiến Việt Nam hình thành gắn liền với sự xâm l ợc
và thống trị của phong kiến phơng Bắc. Đế chế Hán sau khi chinh phục
đợc nớc ta ở thế kỷ II (TCN) dần dần biến xã hội ta thay vào đó là chế
độ phong kiến phơng Bắc.
1.2. Điều kiện tồn tại của đạo đức phong kiến ở Việt Nam
Đạo đức phong kiến nớc ta xuất hiện do đấu tranh bền bỉ và củng
cố phát triển, chính do điều kiện lao động chống trọi với thiên nhiên
khắc nghiệt, nh vậy từ rất sớm nhân dân ta đã đề cao ý thức dũng cảm,
tinh thần lao động, lòng yêu thơng lẫn nhau, lòng nhân ái xuất phát từ
lao động mà đợc hình thành nên và trở nên những nhân tố cấu thành
quan trọng trong đạo đức Việt Nam.
1.3. Quá trình phát triển của đạo đức phong kiến ở Việt Nam
Từ trớc công nguyên đến năm 938
Trong các thiên niên kỷ trớc công nguyên vấn đề đạo đức của
ngời Việt cổ cũng nh mọi dân tộc khác còn rất đơn giản, trong xã hội
thị tộc, đạo đức không có tầm vơn xa khỏi huyết thống. Đến khi xã hội
có phân chia giai cấp, giá trị đạo đức của Việt Nam thời kỳ này bị thu
hút vào t tởng dân chủ, các quan niệm về đạo đức đợc xây dựng giống
nh các quan niệm trong lĩnh vực chính trị, vấn đề yêu n ớc đợc đặt lên
hàng đầu.

10



Từ 938- 1985
Đạo đức phong kiến Việt Nam phát triển phức tạp, thời kỳ Lý Trần t tởng đạo đức của Nho giáo nhờng chỗ cho Phật giáo trong khi
đó Nho giáo cha vợt lên đợc. Sau khi chiến thắng quân Minh, do yêu
cầu củng cố chế độ phong kiến tập quyền, nhà Lê đã mở trờng dạy học,
đặt lệ thi cử thu phục nhân tài, bổ sung cho hệ thống quan lại, đẩy mạnh
việc dùng chữ Hán và nâng cao Nho giáo lên hàng quốc giáo.
Đến thời kỳ các tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, xã hội
loạn lạc, t tởng đạo đức Nho giáo bị xuống cấp nghiêm trọng.
2. ảnh hởng của đạo đức Nho giáo trong xã hội Việt Nam
hiện nay
Một xã hội muốn tồn tại yên ổn, hng thịnh đợc nhất thiết phải
cần đến giáo dục - đào tạo con ngời
Phơng pháp giáo dục đạo đức phong kiến đã ảnh hởng sâu xa đến
đời sống tinh thần, xã hội. Nhìn chung phơng pháp giáo dục này đã tạo
ra những con ngời khuôn mẫu, có ý thức chấp hành nhất nhất quy định
cấp trên. Trong gia đình nó tạo nên một lối sống gia tr ởng, không tôn
trọng cá tính, tự do cá nhân nhng bên cạnh đó chúng ta biết khai thác,
cải tạo, bổ sung các nội dung mới thì các phơng pháp giáo dục này có
thể đem lại kết quả tốt hơn cho việc gia đình, rèn luyện đạo đức đối
với con ngời Việt Nam ngày nay.
Một là: phải tự rèn luyện, tu dỡng, tơng ứng với phơng pháp tu
thân trong xã hội phong kiến trớc kia.
Hai là: thực hiện tốt việc nêu gơng cán bộ, lấy gơng của các anh
hùng, hào kiệt, các bậc tiền bối, các thế hệ đi trớc để noi theo.
- Học tập gơng ngời tốt, việc tốt, phấn đấu trở thành những cán
bộ mẫu mực, có năng lực, có phẩm chất đạo đức, phục vụ Tổ quốc,
phục vụ nhân dân.
Ba là: rèn luyện đạo đức cán bộ phải đi từ thấp đến cao, từ gia
đình đến xã hội.
3. ảnh hởng của đạo đức Nho giáo trong cán bộ quản lý, lãnh

đạo của Việt Nam hiện nay
3.1. T tởng tu thân trong Nho giáo

11


Tu thân là vấn đề rèn luyện đạo đức cách mạng. Tu thân là
một biện pháp tu dỡng đạo đức của Nho giáo có nhiều giá trị tích cực
mà ngày nay có thể vận dụng.
Tu thân tức là tự sửa mình, rèn luyện mình theo lễ và cũng là
thái độ xử lý đạo cơng thờng, muốn sửa mình để mình thành ngời có
đức hạnh thì trớc hết cần giữ cái tâm cho chính, cái ý cho thành, rồi
mới hiểu về các sự vật. Khổng Tử đã nói: từ thiên tử đến thứ dân, ai
cũng phải lấy sự tu thân làm gốc. Cái gốc loạn thì cái ngọn vị thì ch a
có vậy [10, tr 179).
Ngày nay trong quá trình đổi mới và định hớng, đi lên chủ nghĩa
xã hội, chúng ta cần khai thác kế thừa những quan điểm đạo đức tiến
bộ của Nho giáo, gạt bỏ những gì trở thành lạc hậu, kìm hãm b ớc phát
triển của xã hội. Chúng ta tiếp thu những nhân tố tích cực trong việc
giáo dục đạo đức cho cán bộ lãnh đạo quản lý hiện nay. Có rất nhiều
khái niệm quen thuộc của Nho giáo đợc Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng
nhng với mục đích mới, nội dung mới. Ngời sử dụng những nhân tố
tiến bộ hợp lý trong đạo đức Nho giáo để xây dựng một nền đạo đức
mới vợt xa đạo đức của ngời nói đạo đức cũ nh ngời đầu ngợc xuống
đất, chân chổng lên trời, đạo đức mứi nh ngời hai chân đứng vững đợc
dới đất, đầu ngửng lên trời, bọn phong kiến ngày xa nêu ra cần, kiệm,
liêm, chính, nhng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân thủ
theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm,
liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gơng cho nhân dân theo để lợi
cho nớc, cho dân [11. T6. tr 320-321].

Ngày nay trong quá trình đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị tr ờng
theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Ngời cán bộ quản lý phải có phẩm
chất đạo đức trong sạch, làm tấm gơng cho quần chúng nói theo quần
chúng học tập và tu dỡng, phấn đấu, làm theo lời nói và việc làm của
mỗi ngời đảng viên, cán bộ của Đảng.Vì đội ngũ cán bộ đảng viên là
cầu nối giữa Đảng và quần chúng.
Để nêu gơng cho dân, ngời cán bộ phải hoàn thành nhiệm vụ của
mình, ngời cán bộ lãnh đạo quản lý phải không ngừng tu dỡng đạo đức
cá nhân, tự rèn luyện, tự đánh giá, tự điều chỉnh mình theo các giá trị
đạo đức, thực tế đã chứng minh rằng sự tác động có mục đích của giáo

12


dục chỉ bắt đầu phát huy tác dụng khi có sự ảnh hởng của đối tợng một
cách tự giác . Chúng ta tiếp thu t tởng Nho giáo về tu thân , đặt
nhiệm vụ tu thân lên hàng đầu, huy động các lực lợng, gia đình, xã
hội và cá nhân, đẩy mạnh tu thân theo tinh thần đạo đức cách mạng
nh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: trung, hiếu, cần, kiệm, liêm, chính,
chí công, vô t.
3.2. ảnh hởng t tởng đẳng cấp, quyền lực, đầu óc địa vị, tâm lý
hiếu danh.
Hiện nay trong xã hội đã xuất hiện tình trạng rất đáng lo ngại,
đó là cán bộ, đảng viên thoái hoá về phẩm chất đạo đức chính trị, lối
sống. Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ hiện nay
một phần là do ảnh hởng của t tởng đẳng cấp quyền lực, đầu óc địa vị,
tâm lý hiếu danh của đạo đức phong kiến để lại ở n ớc ta, tàn d t tởng
phong kiến còn khá nặng nề, cán bộ của ta phần lớn xuất thân từ giai
cấp tiểu t sản và nông dân.
Bản chất của chế độ ta là do nhân dân làm chủ, do đó cán bộ

lãnh đạo là đầy tớ trung thành của nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân,
ngời cán bộ cách mạng phải: trung hiếu, cần, kiệm, liêm, chính, chí
công, vô t.
Nhng trong thực tế những tàn d t tởng hám danh vẫn còn tồn tại
dai dẳng và gây ảnh hởng không nhỏ tới đội ngũ cán bộ, làm suy thoái
đạo đức của một bộ phận cán bộ.
T tởng lấy quyền uy, địa vị xã hội trấn áp cấp d ới, đặc quyền,
đặc lợi, dựa dẫm, nể nang, bình quân chủ nghĩa vẫn còn tồn tại trong
đầu óc một số vị lãnh đạo. Cán bộ nói chung và cán bộ quản lý trong
chế độ ta về cơ bản là tốt, vừa có đức vừa có tài tuy nhiên cũng cần có
sự kiểm tra giám sát, quản lý đội ngũ cán bộ, hết sức cảnh giác không
để cho những kẻ cơ hội làm lũng đoạn đội ngũ Đảng, làm giảm lòng
tin của dân, mất uy tín của Đảng.
3.3. ảnh hởng t tởng cục bộ địa phơng.
Hiện nay nớc ta đang trong quá trình tiến lên công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nớc, sự thành công hay thất bại của quá trình này phụ
thuộc vào trình độ năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo.

13


Tuy nhiên do ảnh hởng của đạo đức phong kiến cho nên một bộ
phận trong cán bộ lãnh đạo của ta vẫn còn những biểu hiện t tởng cục
bộ, địa phơng khá rõ nét nh:
Sẵn sàng buông lỏng quản lý, bao che, tiếp tay cho việc làm ăn
phi pháp, nạn làm hàng giả, nạn nhập khẩu một cách tràn lan các loại
hàng hoá mà trong nớc có thể sản xuất đợc, nạn trốn thuế.
Dùng các biện pháp hành chính tuỳ tiện tăng thu, giảm nhập lên
trên để tạo ngân sách riêng cho địa phơng
T tởng cục bộ địa phơng của một số cán bộ lãnh đạo đã gây ra

tình trạng kéo bè, kéo cánh, làm mất đoàn kết trong nội bộ. Họ tìm
cách đa những ngời thân quen, cùng họ, cùng quê với mình vào ê kíp
lãnh đạo, bất chấp năng lực, đạo đức của ngời đó nh thế nào.
3.4. ảnh hởng t tởng trọng nam khinh nữ
T tởng trọng nam khinh nữ có từ thời xa xa của xã hội loài ngời,
nó kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong xã hội phong kiến t tởng trọng nam khinh nữ là nét rất đặc
trng của xã hội nó đã ăn sâu bám rễ vào đời sống tinh thần của hàng
triệu ngời trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Một thực tế
khá phổ biến là vẫn còn tồn tại t tởng trọng nam khinh nữ trong cán bộ
và trong quần chúng nhân dân Việt Nam, nhiều gia đình coi phụ nữ là
ngời phục dịch, ngoài xã hội ngời phụ nữ thờng đợc coi là ngời
thừa hành . Phụ nữ đợc coi là phái yếu trong các tổ chức Đảng hoặc
các đoàn thể có thành phần phụ nữ tham gia nhng chỉ là để đảm bảo cơ
cấu nam - nữ, trong nghiên cứu khoa học chị em ch a đợc tinh cậy.
Hiện nay nhiều ngời quan niệm: có một con trai coi nh có, có 10 con
gái coi nh không. Vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo đã có 2 con gái, nhng lại muốn sinh thêm con trai để nối dõi tông đ ờng. Còn việc thực
hiện kế hoạch hoá gia đình các đức ông chồng rất ít thực hiện, mà chỉ
toàn là chị em phụ nữ kế hoạch mà thôi. Ngoài ra còn có t tởng coi thờng lớp trẻ, đạo đức giả
Chơng iii: Một số giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa,
khắc phục từng bớc những yếu tố tiêu cực
của đạo đức Nho giáo ở Việt Nam hiện nay

14


1. Thực hiện thắng lợi đờng lối phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo định hớng xã hội chủ nghĩa
Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định h ớng xã
hội chủ nghĩa là để tạo ra cơ sở kinh tế - xã hội vững mạnh và kahức

phục ảnh hởng tiêu cực của đạo đức phong kiến. Ta biết rằng, cơ sở
kinh tế - xã hội của đạo đức phong kiến chính là nền sản xuất nhỏ lạc
hậu, khép kín, tự cung, tự cấp. ở nớc ta hiện nay không còn quan hệ
kinh tế phong kiến, nhng yếu tố sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu còn
phổ biến; mặt khác, cộng với hậu quả của chiến tranh kéo dài và do
duy trì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp quá lâu nên vẫn tồn tại
những điều kiện nhất định của t tởng đẳng cấp, địa vị; trọng nam khinh
nữ; coi thờng lớp trẻ Vì vậy, để khắc phục triệt để tàn d đạo đức
phong kiến cần phải xoá bỏ cơ sở kinh tế - xã hội của nó. Muốn vậy,
phải phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định h ớng xã
hội chủ nghĩa. Chỉ có nh vậy mới xoá bỏ đợc cơ sở kinh tế - xã hội của
đạo đức phong kiến, đồng thời từng bớc hình thành cơ sở kinh tế - xã
hội của đạo đức mới, đạo đức cách mạng.
Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển sẽ là điều kiện
quan trọng để xoá bỏ các kiểu quan hệ cộng đồng làng xã khép kín,
mở rộng quan hệ kinh tế trong và nớc ngoài. Đây chính là cơ sở kinh tế
cho việc khắc phục t tởng cục bộ, địa phơng, gia đình chủ nghĩa. Kinh
tế hàng hoá nhiều phần đòi hỏi những ngời tham gia sản xuất - kinh
doanh, cũng nh các chủ thể lãnh đạo, quản lý phải không ngừng học
hỏi, nâng cao kiến thức về mọi mặt. Điều này trực tiếp hoặc gián tiếp
góp phần khắc phục ảnh hởng của đạo đức phong kiến. Trong điều kiện
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, những yếu tố nh: chức vụ, cấp
bậc, giới tính, thâm niên, họ hàng, đồng hơng không còn đóng vai trò
quyết định. Quan hệ thị trờng sẽ công bằng với tất cả mọi ngời tham
gia sản xuất- kinh doanh. Vì kinh tế hàng hoá lấy hiệu quả phát triển
kinh tế, hiệu quả sản xuất - kinh doanh làm thớc đo năng lực của con
ngời. Cho nên, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần loại bỏ, lựa chọn
cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thói đạo đức giả làm láo, báo cáo hay, t tởng cục bộ địa phơng, coi thờng lớp trẻ không có đất để tồn tại. Vì
vậy, phát triển kinh tế hàng hoá nhìêu thành phần là điều kiện quan


15


trọng để khắc phục cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, là ảmh đất tốt
cho t tởng đẳng cấp, địa vị, gia trởng, trọng nam khinh nữ, coi thờng
lớp trẻ, đạo đức giả tồn tại.
Tuy nhiên, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vẫn nảy sinh
nhiều mặt trái trong xã hội, nếu không đợc khắc phục kịp thời thì
những t tởng đạo đức t sản sẽ nảy sinh, tồn tại và phát triển. Đó là t tởng cá lớn nuốt cá bé: thái độ coi đồng tiền là thớc đo cuộc sống, tệ
sùng bái đồ vật; lối sống hởng thụ Vì vậy, phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, nhng phải theo định hớng xã hội chủ nghĩa . Có
nghĩa là, chúng ta chủ trơng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, nhng vì mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ pháp luật
của nhà nớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có nh vậy mới hạn chế tối đa
mặt trái của cơ chế thị trờng. Nói cách khác, định hớng xã hội chủ
nghĩa về sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là nhằm tạo
dựng một môi trờng văn hoá lành mạnh, tạo điều kiện xã hội thuận lợi
cho phát triển kinh tế ngày càng vững mạnh. Đồng thời, nền kinh tế
phát triển lại tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội, cho văn hoá, cho đạo
đức phát triển đúng quỹ đạo xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng, chỉ trên cơ sở
phát triển kinh tế - xã hội theo định hớng xã hội chủ nghĩa thì mới xây
dựng đợc môi trờng kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc giáo dục, thuyết
phục, khẳng định những giá trị đạo đức mới - đạo đức xã hội chủ
nghĩa. Và cùng với nó đó cũng là quá trình loại bỏ tàn d đạo đức cũ,
đạo đức phong kiến trong xã hội và ở cán bộ, đảng viên.
2. Giáo dục t tởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cho cán
bộ và chống tàn d chế độ phong kiến
Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam chịu ảnh hởng sâu sắc của t tởng đạo đức Nho giáo, việc sử dụng Nho giáo để đa vào nội dung giáo
dục đạo đức mới của Hồ Chí Minh là đầy sức sáng tạo. Chủ tịch Hồ
Chí Minh thờng nhấn mạnh Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có

con ngời xã hội chủ nghĩa [11. T9. tr 448].
Ngời chú ý nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ,
đảng viên làm nòng cốt, làm tấm gơng hớng dẫn và tổ chức quần
chúng. Đạo đức mới giúp cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân

16


dân lao động giác ngộ cách mạng, đấu tranh chống lại tàn d của đạo
đức cũ.
Để cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thấy rõ ảnh hởng xấu của đạo đức cũ đối với quá trình xây dựng xã hội mới. Chủ
tịch Hồ Chí Minh thờng xuyên nhắc nhở đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải
tự rèn luyện mình để cảnh giác với tàn d đạo đức phong kiến thực dân,
đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ đảng viên vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng, vừa chuyên,
coi đó là nhiệm vụ chiến lợc lâu dài của cách mạng. Để xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội đòi hỏi Đảng và Nhà nớc phải vững mạnh,
nh vậy thì phải có đội ngũ cán bộ đảng viên có đầy đủ năng lực và
phẩm chất đạo đức để lãnh đạo, tổ chức quần chúng nhân dân thực
hiện tốt đờng lối, chính sách mà Đảng, Nhà nớc đề ra. Các tổ chức cơ
sở Đảng phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm túc, phải hoan
nghênh và khuyến khích quần chúng, chân thành phê bình cán bộ đảng
viên để xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh.
3. Kế thừa và phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu
cực trong Nho giáo
- ở nớc ta công cuộc đổi mới đã đi vào chiều sâu. Sau hơn 17
năm nhìn lại chúng ta có quyền tự hào về những chuyển biến vợt bậc
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Những thành
tựu đó có phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản

lý các cấp, các ngành. Đại bộ phận cán bộ lãnh đạo không ngừng phấn
đấu vơn lên về mọi mặt, giữ vững phẩm chất cách mạng, giữ gìn những
giá trị truyền thống của dân tộc. Nhng họ cũng đã chịu những ảnh hởng tàn d đạo đức của chế độ phong kiến để lại. Đó là tính t tởng địa vị
đẳng cấp, gia trởng, cục bộ địa phơng, trọng nam khinh nữ, coi thờng
lớp trẻ, đạo đức giả. Để ngăn ngừa và từng bớc khắc phục tàn d đạo
đức phong kiến chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
- Một là: Kế thừa và phát huy những yếu tố tích cực của t tởng
Nho giáo trong xã hội hiện đại tăng cờng công tác quản lý và sáng tạo
vận dụng t tởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới đất nớc.

17


- Hai là: Phát huy u thế của giáo dục chính trị t tởng, làm cho hệ
t tởng vô sản giữ vai trò chủ đạo trong xã hội.
- Ba là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc đặc
biệt đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn làm cho nền
sản xuất mới thay thế hoàn toàn nền sản xuất làm ăn nhỏ lẻ trong xã
hội.
Bốn là, Tiếp tục thực hiện thắng lợi nền kinh tế nhiều thành phần
theo định hớng xã hội chủ nghĩa.
Năm là,Tiếp tục đổi mới đội ngũ cán bộ theo hớng xây dựng đội
ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên.
Sáu là, Thực hiện dân chủ hoá trong sinh hoạt Đảng và toàn xã hội.
Ngời cán bộ lãnh đạo quản lý phải quyết tâm suốt đời đấu tranh
cho Đảng, cho cách mạng, ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật,
kỷ cơng của Đảng, thực hiện tốt đờng lối chính sách của Đảng, hết
lòng vì Đảng, vì dân, đấu tranh quên mình, gơng mẫu trong mọi công
việc.
4. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh tự phê bình và phê bình, chống

chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
Muốn ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả t tởng phong kiến ở đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải chú trọng cuộc đấu tranh tự phê
bình và phê bình chống chủ nghĩa cá nhân đối với đội ngũ cán bộ. Bởi
lẽ, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của đạo đức cách mạng, là nguyên nhân
trực tiếp làm nảy sinh tệ tham nhũng, quan liêu, sự sa đọa về lối sống,
đạo đứcMột trong những giải pháp quan trọng để khắc phục chủ
nghĩa cá nhân là đẩy mạnh đấu tranh tự phê bình và phê bình không
phải là cóp nhặt những sai phạm lặt vặt trong sinh hoạt cá nhân rồi
nâng thành quan điểm, lập trờng để phê phán, hạ bệ nhau, làm nhục
nhau. Mục đích của tự phê bình và phê bình là làm cho mỗi cán bộ
lãnh đạo, quản lý phải phát huy đợc lơng tri, trách nhiệm của ngời
đảng viên. Chỉ có tinh thần trách nhiệm của Đảng viên, thì ng ời cán bộ
lãnh đạo, quản lý mới có thể đấu tranh quyết liệt với bản thân để đoạn
tuyệt với t tởng cá nhân chủ nghĩa, t tởng địa vị, đẳng cấp, gia trởng
Phê bình trong đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân ở đội ngũ cán bộ

18


lãnh đạo, quản lý đòi hỏi phải dựa trên tình cảm đồng chí, đồng đội,
chân thành giúp nhau nhận thấy sai lầm, khuyết điểm, hạn chế để cùng
nhau khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Tự phê bình và phê bình tốt là thiết thực khắc phục chủ nghĩa cá
nhân, tăng cờng đợc vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, phát huy
tính tiền phong gơng mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, kết hợp và phối
hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan,chính quyền.
Tóm lại:
Lấy phơng pháp biện chứng duy vật mác xit và t tởng Hồ Chí
Minh làm cơ sở nhận thức, đồng thời phân biệt rõ những yếu tố tích

cực và tiêu cực mới nảy sinh từ cơ chế thị trờng. Đó là những nhận
thức giúp chúng ta có đợc thái độ khách quan khi đánh giá về ảnh hởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó chúng ta cần tiếp tục xây dựng Nhà nớc pháp
quyền, Nhà nớc do nhân dân lao động làm chủ, phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng
nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

19


Kết luận
ở nớc ta chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm, Nho giáo đã
từng giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân
ta qua các giai đoạn lịch sử Việt Nam. Tuy chế độ xã hội nay đã khác
trớc nhng đạo đức phong kiến vẫn còn ảnh hởng đậm nét, những yếu tố
đã và đang ảnh hởng trực tiếp đến sự nghiệp đổi mới ở nớc ta để đa sự
nghiệp dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thành
công. Chúng ta không thể không loại trừ những yếu tố tiêu cực của Nho
giáo trên các lĩnh vực đời sống xã hội, những tàn d t tởng phong kiến
cần loại trừ nh: t tởng đẳng cấp, quyền lực, đầu óc địa vị, tâm lý hiếu
danh, t tởng cục bộ địa phơng, t tởng trọng nam khinh nữ. Mặt khác
chúng ta phải tiếp thu và phát huy những yếu tố tích cực nh : tu thân
những đức tính nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng, cần đợc khai thác và nâng lên
tầm cao mới.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới
hiện nay chúng ta nghiên cứu t tởng chính trị, đạo đức Nho giáo để nhận
rõ các mặt ảnh hởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo. Chúng ta phải
tuyên truyền giáo dục, tác động có hiệu quả nhằm phát huy mặt tích cực
hạn chế mặt tiêu cực của Nho giáo, vận dụng phù hợp vào tình hình mới
ở Việt Nam hiện nay./.


20


Tài liệu tham khảo
1. Phan Bội Châu, Khổng Học Đăng, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội
1998
2. Pham Đại Doãn, Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội 1998
3. Nguyễn Đăng Duy, Nho giáo với văn hoá Việt Nam - Nxb Hà Nội,
1998
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 5, Ban chấp
hành Trung ơng khoá 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998
5. Đảng Cộng sản, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ 9. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001
7. Dơng Xuân Ngọc (chủ biên), Lịch sử t tởng chính trị,
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001

Nxb

8. Trần văn Giàu, ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trớc các
nhiệm vụ lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1973
9. Vũ Kiêu, Nho giáo xa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1991
11. Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên), ảnh hởng của đạo đức phong kiến
trong cán bộ quản lý, lãnh đạo của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội 2001
11. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
12. Phơng Kỳ Sơn (chủ biên), Lịch sử t tởng triết học, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội 1999.

Mục lục
trang
Mở đầu....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................ 3

21


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài............................................................ 5
5. Phơng pháp nghiên cứu ............................................................... 5
6. Kết cấu đề tài................................................................................. 5
Nội dung ................................................................................................... 6
Ch ơng I: Nho giáo - sự ra đời và quá trình phát triển .................... 6
1. Quá trình hình thành về t tởng, đạo đức của Nho giáo...................... 6
2. T tởng cơ bản về đạo đức của con ngời trong Nho giáo..................... 8
3. Sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam .....................................................10
Ch ơng II : Đạo đức Nho giáo ở Việt Nam và ảnh hởng của
nó đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý của nớc ta hiện nay .............12
1. Đạo đức phong kiến ở Việt Nam ..........................................................12
1.1. Nguồn gốc...................................................................................12
1.2. Điều kiện tồn tại của đạo đức phong kiến ở Việt Nam .......12
1.3. Quá trình phát triển của đạo đức phong kiến ở Việt Nam .........12
2. ảnh hởng của đạo đức Nho giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay..........13
3. ảnh hởng của đạo đức Nho giáo trong cán bộ quản lý, lãnh đạo
của Việt Nam hiện nay ..........................................................................14
3.1. ảnh hởng t tởng tu thân trong Nho giáo.............................14

3.2. ảnh hởng t tởng đẳng cấp, quyền lực, đầu óc địa vị,
tâm lý hiếu danh..........................................................................15
3.3. ảnh hởng t tởng cục bộ địa phơng .........................................16
3.4. ảnh hởng t tởng trọng nam khinh nữ......................................17
Ch ơng III : Một số giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục

22


từng bớc những yếu tố tiêu cực của đạo đức Nho giáo..............18
1. Thực hiện thắng lợi đờng lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần theo định hớng xã hội chủ nghĩa ......................................18
2. Giáo dục t tởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cho cán bộ
và chống tàn d chế độ phong kiến ........................................................20
3. Kết thừa và phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
trong Nho giáo (giải pháp cơ bản).........................................................21
4. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh tự phê bình và phê bình, chống chủ
nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ......................22
Kết luận.....................................................................................................24
Tài liệu tham khảo...................................................................................25

23



×