Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tinh thần hoài nghi hậu hiện đại theo định nghĩa của j f lyotard “nói một cách đơn giản, hậu hiện đại là sự hoài nghi đối với các đại tự sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.47 KB, 12 trang )

Tinh thần hoài nghi hậu hiện đại theo định nghĩa của J.F.Lyotard “Nói một cách
đơn giản, hậu hiện đại là sự hoài nghi đối với các đại tự sự”
Bài Làm
Văn học hậu hiện đại là cụm từ khá mới mẻ và còn xa lạ đối với nhiều người. Hậu hiện
đại (Postmodernism) là thuật ngữ chỉ vừa mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Hậu hiện đại
là cách gọi để dùng cho sự tiến triển mới nhất của thế giới sau thời đại hiện đại. Hậu hiện đại
xuất hiện trong nhiều cụm từ và trên nhiều lĩnh vực của đời sống, như: Hậu công nghiệp, hậu
chiến tranh, hậu chủ nghĩa xã hội, hậu đổi mới…nhưng trên lĩnh vực nghệ thuật, thuật ngữ hậu
hiện đại được biết đến nhiều hơn với ý nghĩa khó hình dung hơn như: Kiến trúc hậu hiện đại, âm
nhạc hậu hiện đại, hội họa hậu hiện đại…, và mới nhất là văn chương hậu hiện đại. Ở các ngành
nghiên cứu, cụm từ hậu hiện đại cũng được dùng khá phổ biến như: Triết học hậu hiện đại. Hậu
hiện đại là thuật ngữ được xuất phát từ phương tây, nó xuất hiện đầu những năm năm mươi của
thế kỉ XX và vài năm gần đây đã lan sang phương đông và trở thành một cụm từ nổi sóng.
Và đã trở thành một chủ nghĩa. Chủ nghĩa hậu hiện đại như là đỉnh cao của chủ nghĩa
hiện đại (quan điểm của Lyotard, Hassan), nói một cách khác nó là “cơn kịch phát của chủ nghĩa
hiện đại”; hay là sự nối dài của chủ nghĩa hiện đại (quan điểm của Robert Hughes)
Chủ nghĩa hậu hiện đại như là sự quay trở về với truyền thống để chống lại chủ nghĩa
hiện đại (Smith, Portoghesi, Lipovetsky...); đặc biệt là trong kiến trúc và nghệ thuật tạo hình,
trong đó có sự kết hợp chiết trung giữa hiện đại với quá khứ (Christopher Masters)

Chủ nghĩa hậu hiện đại như là một sự vượt khỏi chủ nghĩa hiện đại, một phong trào lai
tạp mới và tương phản với chủ nghĩa hiện đại (Jencks, Koehler...).

Đây là các quan niệm lý thuyết về bản chất của chủ nghĩa hậu hiện đại. Còn về đặc tính
của chủ nghĩa hậu hiện đại thì chúng ta có thể nhận xét thấy rằng đa số các ý kiến đều nhấn mạnh
đến tính phi lý tính hoặc phản lý tính, tính phi xác định, phi chủ thể, tính phân mảnh và tính đại

1


chúng của nó. Nhưng nhìn chung, hầu hết các ý kiến đều lấy chủ nghĩa hiện đại làm yếu tố quy


chiếu để xác định cái gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại.

Vậy văn chương hậu hiện đại là gì: Theo giới nghiên cứu văn chương hậu hiện đại có
những biểu hiện sau: Đề cao sự hoài nghi, hoài nghi và hoài nghi tất cả, mảnh vụn trong cấu
trúc…Chủ nghĩa hiện đại là một khái niệm chủ yếu được dùng để chỉ các trào lưu nghệ thuật
thuộc phong trào tiên phong ở nửa đầu thế kỷ XX. Đó là các trào lưu văn học-nghệ thuật cụ thể
như: chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa Đađa, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa vị
lai, chủ nghĩa trừu tượng... Tất nhiên văn học nghệ thuật hiện đại không chỉ có các trào lưu trên
đây, mà nó còn có những khuynh hướng tìm tòi độc đáo khác nữa như văn xuôi phi lý của Kafka
và của Camus chẳng hạn. Còn chủ nghĩa hậu hiện đại hiện đang được nhiều người dùng để chỉ
các trào lưu trong văn học và nghệ thuật ngoài chủ nghĩa hiện thực truyền thống và ngoài chủ
nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở nửa cuối thế kỷ XX. Nhìn chung người ta cho rằng văn học
hậu hiện đại mang tính phi lý tính, tính phi chủ thể, tính phân mảnh, tính phi xác định về không
gian và thời gian, tính đại chúng, tính chiết trung giữa hiện đại và truyền thống. Theo nhiều
người thì điển hình cho chủ nghĩa hậu hiện đại trong kiến trúc và nghệ thuật tạo hình là chủ
nghĩa chiết trung mới và chủ nghĩa biểu hiện mới, là sự kết hợp giữa hiện đại với quá khứ truyền
thống; trong nghệ thuật tạo hình, nhiều người còn coi op art (nghệ thuật ảo thị) và pop art (nghệ
thuật bình dân) là các trào lưu hậu hiện đại; trong sân khấu là loại nghệ thuật biểu diễn
happening (sân khấu ngẫu hứng); trong âm nhạc là loại nhạc rock-and-roll; trong văn học là tiểu
thuyết mới, là kịch phi lý, là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của châu Mỹ Latin (trong đó cũng có
cả sự kết hợp hiện đại với quá khứ huyền ảo) với sự tiếp nối của nhà văn Italia Umberto Eco qua
tiểu thuyết Tên gọi của hoa hồng (1980), của nhà văn người Séc Milan Kundera, của nữ văn sĩ
người Anh Angela Carter... John Barth (1984) coi nhà văn Côlômbia G. G. Marquez, nhà văn
hiện thực huyền ảo nổi tiếng, tác giả của cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn và là người đoạt giải
thưởng Nobel văn học 1982, là “một ví dụ điển hình về chủ nghĩa hậu hiện đại và một bậc thầy
trong nghệ thuật kể chuyện.”
Có nhiều quan điểm, định nghĩa về hậu hiện đại của nhiều nhà nghiên cứu và các tác giả
lý luận phê bình khắp các nơi trên thế giới nhưng đáng chú ý hơn cả là của J.F.Lyotard với “ tinh

2



thần hoài nghi hậu hiện đại theo định nghĩa của J.F.Lyotard “Nói một cách đơn giản, hậu hiện
đại là sự hoài nghi đối với các đại tự sự”.
Thuyết hậu hiện đại cuat Lyutard khởi nguồn từ hoàn cảnh xã hội, chính trị, văn hóa đất
nước Pháp, mùa xuân năm 1968. Với sự nổi dậy của sinh viên Pháp mùa xuân 68 tiếp nối phong
trào hippies ở Mỹ. Lyotard khi dó là một trong những người thày tham gia tích cực vào phong
trào và dẫn đến cuộc “ cách mạng văn hóa toàn cầu” chống lại tất cả những hình thức bảo thủ, áp
đặt của chế độ văn hóa, chính trị cũ, ở Pháp khi đó xã hội đang trong thời đương nhiệm của tổng
thống Gaulle và Pompidou.
Theo Lyotard, chúng ta đang sống trong thời hậu hiện đại, thời mà tất cả những lý thuyết
có từ thời ánh sáng, đều đã bị đổ vỡ và xã hội tin học đã biến đổi vận mệnh của tri thức.
Jean François Lyotard (1924-1998) sinh ngày 10/8/1924 tại Versailles. Đậu thạc sĩ
(agrégé) triết học năm 1950, sau đó dạy trung học ở Constantine (Algérie) từ 1950 đến 1952. Trở
thành trợ giáo tại Sorbonne năm 1959 và giảng viên tại đại học Paris X (Nanterre) năm 1966. Từ
1973, trở thành giáo sư ở Paris VIII và các đại học khác ở Mỹ. Trong hai năm, từ 84 đến 86, JF
Lyotard kế vị Jacques Derrida trong ghế chủ tịch Viện triết học quốc tế (Président du collège
international de philosophie), do Derrida sáng lập và làm chủ tịch từ 1983.
Ngay từ 1954, Lyotard đã gia nhập nhóm Socialisme ou barbarie (Xã hội hay dã man) do
Lefort và Castoriadis cùng những chiến hữu Đệ Tứ Quốc Tế, thành lập từ 1949. Năm 1964,
nhóm này bị phân liệt, Lyotard tham dự việc hình thành nhóm Pouvoir ouvrier (Quyền lực thợ
thuyền) đến 1966. Tại đại học Nanterre
1968, Lyotard lúc đó là giảng viên, đã hoạt động đắc lực cho phong trào "22 tháng 3"
(Mouvement du 22 mars), khởi sự cuộc "cách mạng văn hóa" mùa xuân năm 68. Ông là tác giả
của 34 tác phẩm triết học và văn học nhưng JF Lyotard không có chỗ đứng tương đương như
Jurgens Habermas trong triết học hiện thời. Bộ từ điển tác phẩm văn học thông dụng của Pháp
chỉ lưu lại cuốn Le différend (Bất đồng) trong số đầu sách của Lyotard được mô tả trong từ điển.
Cuốn La condition postmoderne (Điều kiện hậu hiện đại) ít được độc giả chuyên môn quan tâm,
sách do Minuit (một nhà xuất bản phát hành số lượng giới hạn) in lần đầu năm 1979, nhưng đến
hơn hai mươi năm sau (2003) mới được tái bản. Một hiệu sách lớn như FNAC khu Montparnasse

ở Paris, người bán hàng cho biết một năm khá lắm cũng chỉ bán được một, hai cuốn. Như thế để
3


hiểu rõ chỗ đứng của triết gia này và lý thuyết của ông trong lòng dân tộc Pháp, cùng sự thổi
phồng, bóp méo, hoặc thần tượng hoá lý thuyết hậu hiện đại của ông tại các quốc gia khác, trong
đó có Mỹ và Việt Nam.
Trong cuốn Au juste (Đúng ra) viết cùng với JL Thébaud, in năm 1979, Lyotard cũng đã
trình bày lập thuyết: muốn đánh đổ sự "độc tài" của những siêu văn bản, siêu ngôn ngữ, tượng
trưng sự "bất công tuyệt đối" thì phải bảo tồn tính chất đa dạng của các "thuật ngôn ngữ" trong
các tiểu văn bản
Cuốn La condition postmoderne - Điều kiện hậu hiện đại, đặt quan điểm này trong bối
cảnh lịch sử hiện đại và "hậu hiện đại",
Lyotard đưa ra hai "định nghĩa" hay hai tính chất của hậu hiện đại khác nhau
-

Hậu hiện đại là thân phận của tri thức trong những xã hội phát triển nhất
Hậu hiện đại” là sự hoài nghi các siêu văn bản.

Hậu hiện đại, bắt nguồn từ hiện đại (modernism) với cơ sở hiện sinh và cấu trúc luận, dựa
chung trên tư tưởng tương đối nhưng lại phản ứng lại, không hài lòng với sự giới hạn của hiện
đại trong khuôn khổ qui luật của xã hội và tư tưởng đóng khung của cấu trúc luận (structuralism)
về tôn giáo, giới tính, kỷ thuật, tiến bộ, cấu trúc xã hội ... mà hiện đại đã tiếp tục từ truyền thống
lý trí của thời khai sáng. Hậu hiện đại chủ yếu đặt trên căn bản của tư tưởng hậu cấu trúc luận
(post-structuralism). Trước hết hãy nói sơ về biểu tượng học, cấu trúc luận và hiện sinh trong
hiện đại. Biểu tượng học (Semiology), cấu trúc luận, hiện sinh và hậu cấu trúc luận.
Các văn bản trong thơ văn hậu hiện đại rất chú trọng đến các biểu tượng hay kích vật
mang nhiều ý nghĩa khác nhau tuỳ theo cái nhìn, suy tư và kinh nghiệm của mỗi người đọc. Biểu
tượng là vật thể tự nó không có ý nghĩa nhưng khi được tiếp nhận lại mang nhiều sự tự riêng
biệt. Biểu tượng học (Semiology) là khoa học về các biểu tượng, các dấu (science of signs) như

chữ viết, hình ảnh, dấu ấn. R. Barthes, J. Baudrillard, hai trong số những nhà hậu hiện đại nổi
tiếng, đặc biệt chú ý đến biểu tượng học
Cơ sở của biểu tượng học là dựa vào lý thuyết ngôn ngữ của nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ,
Ferdinand de Saussure vào đầu thế kỷ 20, cho rằng ngôn ngữ chỉ là ý tưởng chứ không phải là

4


tiêu chỉ sự thể (referential). Mỗi từ là sự cấu tạo của hai phần, ký hiệu cho một ý niệm (signified)
và âm thanh phát sinh từ ký hiệu đó (signifier). Không có sự liên hệ nào giữa hai phần này: cùng
một ký hiệu cho quan niệm, sự thể ấy nhưng phát âm đều khác nhau tuỳ ngôn ngữ. Thứ tự tập
hợp của ngôn từ cấu tạo thành các ý tưởng trừu tượng ở một tầng cao hơn. Các từ và tập hợp từ ở
mỗi tầng mang các chức năng khác nhau trong các tầng cấu trúc của ngôn ngữ. Như vậy ngôn từ
là ký hiệu, biểu tượng của ý tưởng, ý niệm và ngôn ngữ là hệ thống liên hệ giữa các chức năng
của các ý niệm trong một cấu trúc đầy sự liên hệ đang chéo của các ý niệm, tư tưởng. Mỗi ngôn
ngữ, gồm ký hiệu viết và tiếng nói, là một cấu trúc khác nhau. thể hiện hệ tư tưởng văn hóa của
người xử dụng nó. Thuyết về ngôn ngữ của Saussure, khia phá và mở đường cho chủ thuyết hiện
đại, có ảnh hưởng lớn trong nhiều ngành khác nhau ngoài ngôn ngữ học từ triết học, kiến trúc,
nhân chủng học, hội hoạ, xã hội học đến văn học và là nền tảng cho Claude Levi-Straus triển
khai cấu trúc luận (structuralism).
Tương tư như cấu trúc ngôn ngữ của Saussure, Levi-Straus áp dụng vào nhân chủng học,
huyền thoại hoc trong văn hóa khác nhau, ông đặt cơ sở nghiên cứu về sự liên hệ các đơn vị cấu
trúc lẫn nhau và các chức năng ở các tầng ý niệm, như đơn vị cha, mẹ, vợ, chồng, con, gia đình,
bác, cháu, cô, họ hàng.. hay các “đơn vị huyền thoại” (mytheme) như “âm vị“ (phoneme) trong
ngôn ngữ. Cấu trúc khác nhau vì cơ sở văn hóa và diễn tình lịch sử biến hóa thay đổi khác nhau
trong mỗi xã hội. Ông đặt tên phương pháp nghiên cứu tiếp cận này là cấu trúc luận
(structuralism). Và từ đó từ này được dùng và phong trào cấu trúc luận được phổ biến trong
nhiều lãnh vực khác nhau như tâm lý, văn chương, kiến trúc,.. theo đó tất cả mọi “hệ thống” đều
có “cấu trúc” cùng sự liên quan các chức năng giữa các thành phần.
Cấu trúc luận là nền tảng cho biểu tượng học. Giáo sư và nhà văn Umberto Eco, tác giả

của các tác phẩm, The Name of the Rose, Foucault’s pendulum được dịch ra nhiều tiếng trên thế
giới là chuyên gia biểu tượng học có ảnh hưởng lớn ngoài giới hàn lâm trong xã hội hiện đại. Tác
phẩm “The Name of the Rose” dùng khung cảnh điều tra các án mạng liên quan đến các sách
trong thư viện của một tu viện thời Trung cổ để đưa ra các giả thuyết, hình ảnh những gì có thể
xảy ra khác nhau qua các dấu vết, biểu tượng để lại trong mỗi thời điểm và tình thế cảnh quan
nào đó. Người tu sỉ học giả mù trong truyện được mô phỏng theo nhà văn học giả Jorge Luis
Borges, một tác giả hiện đại và hậu hiện đại có ảnh hưởng nhiều đến Eco, sách của ông được

5


chuyển thành phim và ngay cả truyện và phim mới ra gần đây, “Da Vinci Code”, cũng có chịu
ảnh hưởng từ ông. Trong tác phẩm Opera aperta ("Tác phẩm mở”), ông cho rằng văn bản không
phải là chuổi các ý nghĩa mà là vùng chứa các ý nghĩa. Văn bản cơ bản là hệ mở năng động và
mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Văn bản nào càng “mở”, càng làm tăng sự khởi động giữa tư
tưởng, xã hội và văn từ trong văn bản là những văn bản sống động, sáng tạo và tốt nhất. Ý này
của Eco cũng có thể giúp cho ta giải thích được là tại sao vở kịch “Waiting for Godot” (“Chờ đợi
Godot”) nổi tiếng là sáng tạo và được đánh giá xuất sắc nhất của nhà văn Samuel Beckett (Nobel
văn chương 1969) là do kịch bản này rất “mở”, làm cho mọi người xem đặt ra nhiều câu hỏi và
các diễn giải khác nhau.
Sự hồ nghi về sự định sẳn (deterministic), có trật tự, mục đích trong sự hiện hữu của con
người và vật thể cũng là cơ bản trong sự hình thành hậu hiện đại mà triết lý hiện sinh là tiêu biểu
cho sự hồ nghi trên. Triết lý hiện sinh (existentialism), được phổ biến rộng rãi trong thập niên 60
của thế kỷ trước, mặc dù tư tưởng “hiện sinh” đã được các nhà triết học trước đó từ Tây sang
Đông như S. Kierkegaard, F. Nietzsche, Phật Thích Ca đề câp từ lâu. Nội dung thì hiện sinh cho
là thế giới hiện thực và thiên nhiên mà con người là một thành phần xảy ra không có mục đích,
hỗn loạn, vô tư, không có đấng đế cao và mỗi người phải tự tìm cho mình ý nghĩa và mục đích
sống riêng với trách nhiệm trong sự lựa chọn cá nhân đó mà không phải dựa vào hay theo hệ
thống ý nghĩa, mục đích do một quyền lực, hệ thống đặt ra cho mọi người. Tất cả hiện thực
chung quanh tôi có thể là ảo tưởng nhưng sự hiện hữu, hiện diện của tôi là có thật. Hiên hữu đi

trước tư tưởng, đối lập với Descartes (tư tưởng xác định sự hiện hữu của tôi). Vì cuộc sống, thế
giới xoay vần không có mục đích, mỗi người phải tìm mục đích, việc làm gì đó để lấp khoảng
trống nhàm chán vô vị nếu không có được. Miễn là cá nhân tìm được ý nghĩa làm việc nào đó và
hạnh phúc với chính mình mà không xâm phạm đến ai thì đó là ý nghĩa của sự hiện hữu của cá
nhân đó. Như Camus phân tách về nhân vật Sisophus trong huyền thoại Hy Lạp đẩy đá lên đồi và
đá lại lăn xuống và tiếp tục làm mà vẫn hài lòng với việc làm đó. Camus nói đến sự vô nghĩa lý
(absurd) có thể xảy ra khi con người áp đặt trật tự trong thế giới vô tư vô định. Hầu hết các nhà
hậu hiện đại như R. Barthes, J. Baudrillard , J. Derrida... đều có bị ảnh hưởng của phong trào
hiện sinh.

6


“Chủ nghĩa hậu hiện đại phổ biến và phát triển rộng rãi trong văn học, nghệ thuật, khoa
học xã hội vì với cái nhìn tương đối đánh giá thưởng thức khác nhau với các tác phẩm, sản phẩm
nghệ thuật, nó phóng khoáng và bao gồm. Nó cũng dựa vào triết lý hậu cấu trúc luận (poststructuralism), tiêu biểu bởi hai triết gia Pháp R. Barthes và Jacques Derrida. Khác với cấu trúc
luận (structuralism) của Claude Levi-Straus, cho rằng bất cứ tác phẩm viết về thiên nhiên, lịch sử
hay chủ đề gì thì cả chủ đề và ngôn ngữ dùng để cấu tạo tác phẩm cũng phải được xem xét trên
một hệ thống rộng lớn hơn bao gồm qui ước, hoàn cảnh lịch sử, xã hội trong thời đại mà tác
phẩm được ra đời, chứ không chỉ chuyên về chủ đề mà thôi, và ta có thể dùng hệ thống cấu trúc
cùng ngôn ngữ, lý luận, phương pháp khoa học để khám phá ra sự thật cụ thể.
Derrida cho rằng cả hệ thống cấu trúc như vậy là tự mâu thuẫn không tưởng, và sụp đổ
bởi sự không nhất quán của nó. Ngay cả ngôn ngữ diễn đạt dùng trong tác phẩm cũng không hàm
chứa sự thật, và ý nghĩa của bản văn luôn thay đổi chứ không cố định. Ông cho rằng một cấu trúc
(structure) phải có một trung tâm mà các thành phần liên hệ của cấu thể dựa vào. Trung tâm này
không thể thay thế được và vì thế không phải là một bộ phận hoạt động của cấu trúc. Sự bền
vững của cấu trúc vì thế bị phá đổ (deconstruct) và không còn giá trị hay chỉ còn giá trị tương đối
với các khuyết điểm.
Hậu cấu trúc luận cũng cho rằng bản văn không thể được định nghĩa hoàn toàn và giới
hạn bởi nghĩa mà chính tác giả muốn như vậy. Vì thế bản văn được xem như có nhiều tự chủ

trong đó nghĩa của nó được tách rời sự ràng buộc ý muốn của tác giả và ý nghĩa của nó tự do
muốn hiểu sao cũng được vì ngôn ngữ và nghĩa luôn luôn thay đổi chứ không cố định.
Theo J. Derrida, văn bản phải được phá trúc (deconstruct) theo đó tất cả quan niệm chính,
phụ, sai đúng... mà văn bản được tạo dựng trên căn bản trên qua sự áp dụng trật tu và ý nghĩa
siêu hình vào văn bản đều được phơi bày sẽ được thấy rõ và từ đó phá đi không còn ý nghĩa phân
biệt các nhị phân trên nữa.
(*) Không cấu trúc, phi trung tâm, xóa nhoà biên giới phân biệt trong mọi nhận thức, phá
qui luật, đa dạng, không có sự thật khách quan hay tuyệt đối mà tất cả là chủ quan hay tương đối
là những đặc thù của hậu hiện đại. Hậu hiện đại vì thế có rất nhiều khuynh hướng khác nhau: từ
thái độ, phong cách chống lại hiện đại để trở về với truyền thống lãng mạn xưa, trở lại thiên
nhiên, nội tâm đến phá vỡ mọi truyền thống, không trung tâm trong mọi cấu trúc xã hội, nhân

7


sinh quan trong môi trường đa văn hóa, của mọi chủng tộc hay dân tộc, không biên giới. Gọi là
sau hiện đại thì có thể coi “hậu hiện đại” là một phong trào sau thập niên 1950 mà diễn tiến
phong trào văn hóa ở phương Tây phát triển rộ của tuổi trẻ bất mãn sau cột mốc mùa hè 1968 ở
Pháp cho đến ngày nay của thời kỳ không gian ảo internet và toàn cầu hóa. Nếu coi “hậu hiện
đại” là một phong trào hay trào lưu văn hóa phản ứng lại hiện đại thì bản chất của “hậu hiện đại”
là không hiện đại, không đóng khung trong mọi vật thể, tư tưởng nhưng chấp nhận những tiến
bộ, phương tiện sẳn có để phát huy những dị biệt, khác với qui luật được cấu trúc trong xã hội.
Tư tưởng hậu hiện đại cơ bản là đối chọi với thuần lý, tuyệt đối, chính xác, khách quan
mà khoa học dựa vào. Cũng không lạ là đã có sự đụng chạm, “chiến tranh” tư tưởng giữa các nhà
khoa học trong khoa học “cứng” thuần tuý và các nhà khoa học xã hội bị ảnh hưởng tư tưởng hậu
hiện đại về tính tương đối và chủ quan của tất cả các hệ thống tư tưởng do con người tạo dựng
(1).
Một trong những cơ bản của hậu hiện đại là hệ quả của sư tương đối, không có gì tuyệt
đối dẫn đến sự phi trung tâm, xoá nhoà biên giới mà một số nhà sáng tác hậu hiện đại không áp
dụng cho chính mình là sự trung tâm hóa tác giả trong sáng tác. Chủ thể của văn bản không còn

là tác giả nữa mà là tất cả các độc giả mà mỗi người là một trung tâm khác nhau qua cảm nhận
hiện thực hay phi hiện thực (ảo) của mỗi cá nhân ấy. Cái mà Roland Barthe gọi là “tác giả đã
chết” vì ngay cả là khi tác giả có chủ ý đặt cảm xúc, tư tưởng ý niệm trong văn bản qua ngôn ngữ
thì qua thời gian và sự tiến hóa nghĩa của văn bản sẽ thay đổi ngay đối với tác giả khi đọc lại.
(*) Tác phẩm, văn bản chỉ là hình thái (form) hay tàu chở (vessel), dụng cụ hay kích vật
để chuyển tâm tư, tư tưởng người đọc mỗi cách khác nhau chứ không còn là tâm tư, tư tưởng của
tác giả lúc ban đầu khi hoàn thành văn bản. Trong thơ văn, hình thái của hậu hiện đại là phi trung
tâm, kết hợp nhiều dạng khác nhau (collage) qua các phương thức, biểu tượng hình ảnh hay ngôn
ngữ từ mọi lãnh vực trong sinh hoạt xã hội, kinh tế, tư tưởng, tôn giáo từ tầng thấp nhất đến tầng
cao, bất câp nhất thời ngay thời điểm hiện tại, trong quá khứ truyền thống hay tương lai, cả ảo
lẫn thực. Những biểu tượng thường ngày tầm thường trong đời sống cũng có thể được “đọc”
chúng với rất nhiều ý nghĩa, đầy lịch sử và truyện súc tích không kém các tự sự (narratives) của
một hay các chủ thể đặc biệt nào. Nói chung là không có qui luật và cấu trúc nhất định hay ngay

8


cả để lại dấu ấn đặc thù của tác giả. Nhà văn Samuel Beckett, được xem là một trong những nhà
văn hậu hiện đại đầu tiên, nói về vở kịch “Waiting for Godot (“Chờ đợi Godot”) của ông, trong
đó những sự thể, hành động của các nhân vật trong vở kịch mang nhiều biểu tượng về triết lý,
cuộc sống và đặt ra nhiều câu hỏi mà sự diễn giải đều khác nhau tùy theo mỗi độc giả: “I cannot
explain my plays. Each must find out for himself what is meant” (“Tôi không thể giải thích các
vở kịch của tôi. Mỗi người phải tự tìm cho mình ý nghĩa của các vỡ kịch ấy”).
Để xóa đi sự phân biệt nhị phân của văn hóa cao và văn hóa thấp, văn hóa bình dân và
văn hóa trí thức, sự độc nhất hay bất biến của nghĩa trong văn bản và sự thật tuyệt đối hay cái
chính cái phụ trong văn bản, thì các phương pháp chính mà các nhà thơ hậu hiện đại dùng là văn
hay thơ nhại và diễu (parody) và phỏng nhại (pastiche). Văn hay thơ nhại và diễu nhại lại một
văn bản (thường là có tiếng hay được biết nhiều) mang vẽ dỡn cợt hay chế diễu. Phỏng nhại là
cóp nhặt chung lại các dạng văn, kiểu văn hay biểu tượng (dấu hiệu, hình, quảng cáo, văn trích..)
nguyên bản đã có hay phỏng nhại câu truyện của nguyên bản nhưng khác với dạng đầu là không

có ý chế diễu mà tôn trọng. Tuy nhiên hai dạng trên (mặc dầu là chủ yếu và oái ăm thay lại tự nó
đã trở thành khung tiêu chuẩn, qui ước mang dấu ấn hậu hiện đại, trái với tư tưởng phi trung tâm,
phá cấu trúc trong mọi khung qui ước ban đầu của hậu hiện đại) không phải là dấu ấn duy nhất
của văn bản hậu hiện đại.
R. Barthe trong quyển sách đầu tiên “Le Degré zéro de l'écriture” (“Độ không của tác
phẩm”) (3) của ông, cho rằng văn bản sáng tạo không phải tùy thuộc, dựa vào ngôn ngữ đương
thời, quy luật, văn phong, hay chất lượng (substance) để hợp với thị hiếu qui ước của độc giả mà
sáng tạo là thái độ hơn là chất lượng, giá trị hơn là sự kiện, khả năng nó mang đến hơn là mục
đích muốn đạt được. Khó có sáng tạo khi mà ta buộc phải viết những gì hiện nay dựa vào ngôn
ngữ vì ngôn ngữ đã có truyền thống văn hóa, tư tưởng, khái niệm từ lâu đời và không thể chính
xác và tự nó cũng thay đổi. Vậy thì sáng tạo nằm trong thái độ, cách viết, sự thay đổi, chọn lựa
các phương pháp trình bày trong văn bản và từ đó khả năng tàng trữ của văn bản được nâng cao.
Nhà văn Mỹ Donald Barthelme, được cho là có phong cách hậu hiện đại, viết những truyện cực
ngắn về các sự cố hơn là có cốt truyện, và các truyện mà cấu trúc gồm nhiều mảng khác nhau
không có liên hệ logic theo thư tự nhưng có nhiều từ ngữ biểu tượng gây những ý tưởng mới
khác nhau cho người đọc. Những nhà văn như Gabriel Garcia Marquez, Italo Calvino kết hợp

9


huyền thoại, tưởng tượng (fantasy) và hiện thực trong văn bản và truyện, mà hiện nay được xem
là thuộc chủ nghĩa hiện thực thần kỳ (magic realism), cũng có thể được xem là một nhánh của
phong cách hậu hiện đại.
Siêu tự sự (meta-narrative).
Siêu tự sự (meta-narratives) hay đại tự sự (grand narratives) là một ý tưởng trừu tượng,
chủ thuyết đặt ra để giải thích tổng thể các sư kiện, kinh nghiệm xảy ra hay là tri thức nào đó. Sở
dĩ gọi là siêu hay đại (meta) là vì nó nằm trên bao trùm và tổng quát hóa và giải thích được các
tự sự trong hệ thống toàn thể nó đặt ra. Tương tự như từ trong công nghệ thông tin từ metadata
(dữ kiện về các dữ kiện trong hệ lưu trữ), siêu tự sự là tự sự về các tự sự. Thí dụ cho rằng xã hội
sẽ tiến bộ, con người trong đó sẽ hạnh phúc khi xã hội đó dựa vào lý trí phán đoán, không mê tín,

dân chủ, hệ thống pháp luật nghiêm minh là một siêu tự sự.
F. Lyotard chỉ trích bản chất sự thật hoàn vũ của ý tưởng siêu tự sự, hoài nghi về các siêu
tự sự và cho rằng chúng không còn có sức thuyết phục nữa trong thế giới càng tiến bộ của khoa
học ngày nay. Chúng không còn chính đáng và chính thống nữa, và trong giai đoạn chuyển tiếp
từ hiện đại đến hậu hiện đại thì thay vào đó là những kinh nghiệm nhỏ, những tiểu tự sự (petit
recits, small narratives) trong các hoàn cảnh, địa phương riêng biệt khác nhau mới thực sự có ý
nghĩa và giá trị hơn. Càng có nhiều đa dạng cộng hữu trong các nhận thức, kinh nghiệm, cách
nhìn, cuộc sống, hoàn cảnh thì mới có cái nhìn toàn bộ, tiến bộ và làm giàu hơn cho tư tưởng và
đời sống con người.
Nhưng đối với những người trỉ trích sự hoài nghi của Lyotard về “đại tự sự” thì theo
Lyotard, hậu hiện đại không tin vào đại tự sự và chỉ cho là tiểu tự sự (petit recits hay small
narratives) là có ý nghĩa trong thế giới đa dạng và đầy bất trắc tình cờ (random) thì cũng tự nó là
một đại tự sự.
Trong tác phẩm “Điều kiện hậu hiện đại”: “Bản tường trình về tri thức” năm 1979
Lyotard kịch liệt phê phán những tuyên bố “phổ quát” của thời kì “ Ánh sáng ” và các tác phẩm
của ông đã tìm cánh phá hủy những nguyên tắc nền tảng xuất phát từ tuyên bố này. Lyotard lập
luận rằng, thời đại của chúng ta được đánh dấu bằng “Sự hoài nghi đối với những siêu tự sự”.

10


Những siêu tự sự này đôi khi còn được gọi là đại tự sự, là những lý thuyết, triết thuyết quy mô
hoành tráng về thế giới: “Lịch sử là sự tiến bộ, sự khả thức của vạn vật nhờ khoa học, khả hữu
của tự sự do tuyệt đối…vv”. Lyotard lập luận rằng, chúng ta đã không còn tin những loại hiểu
biết này là đủ để đại diện cho chúng ta. Chúng ta tỉnh thức hơn nhiều đối với sự khác biệt. Sự đa
dạng, sự không tương thích của khát vọng, tin tưởng và ham muốn của chúng ta và vì lý do đó
hậu hiện đại được đặc trưng bằng những phong dật của hiểu biết “tiểu tự sự”. Vì theo ông “tiểu
tự sự “ có khả năng đáp ứng được các mục tiêu và vấn đề cụ thể của mỗi thời điểm lịch sử xã
hội, nó khuyến khích sự truyền bá và sáng tạo tri thức, khuyến khích óc sáng tạo của từng cá
nhân. Như vậy “tiểu tự sự” chính là điều kiện của hậu hiện đại của xã hội. Điều kiện này trở

thành cái mà Lyotard gọi là “Chủ nghĩa vô tín ngưỡng”. Tức là theo ông trong xã hội “hậu hiện
đại” ngày nay, mỗi cá nhân không cần phải hành động theo bất cứ một tiêu chuyển tuyệt đối nào
mà chỉ cần theo các điều kiện của tình huống cụ thể.
Lyotard tiếp tục triển khai một triết học ngôn ngữ quán triệt tư tưởng của ông về chủ
nghĩa ngoại giao và chủ nghĩa hậu hiện đại đầy đủ trong tác phẩm “ Sự phân tranh” ra đời năm
1983.
Tác phẩm này theo Lyotard có tính triết học nhất và quan trọng nhất. Ở đây ông phân
tách những sự bất công xảy ra thế nào trong ngôn cảnh. Phân tranh là tình huống xung đột giữa
hai bên không thể giải quyết công bằng vì thiếu một cách phán xét có thể áp dụng cho cả hai.
Trong tình huống phân tranh, hai bên không nhất trí về quy tắc hay chuẩn mực mà nhờ đó sự
tranh chấp của họ có thể được giải quyết. Phân tranh khác với tranh tụng – Sự bất đồng có thể
được giải quyết công bằng bởi vì hai bên nhất trí với nhau về quyết định phán xét của tòa án.
Lyotard phân biệt nạn nhân với người đứng kiện. Người đứng kiện là bên bị đối xử bất công
trong vụ tranh tụng. Sự bất công của nguyên đơn (người đứng kiện) có thể được trình bày. Khác
với trong phân tranh, sự bất công của nạn nhân không thể được trình bày. Đối với Lyotard nạn
nhân không chỉ là những người bị đối xử bất công, mà còn là người mất hết khả năng để trình
bày bất công ấy. Sự mất hết khả năng có thể diễn ra theo nhiều cách. Nạn nhân có thể bị đe dọa
phải im lặng hay bằng cách nào đó không được phép lên tiếng. Hoặc nạn nhân có thể được lên
tiếng nhưng sự lên tiếng đó không thể trình bày những bất công cho họ trong diễn ngôn của phán
quyết. Nạn nhân có thể không được tin tưởng, có thể bị coi là điên rồ hay không nhận thức được.

11


Diễn ngôn của phán quyết có thể đến mức là sự bất công của nạn nhân không thể chuyển được
thành thuật ngữ của nó. Sự bất công có thể không được trình bày như sự bất công.

Lyotard đã xuất bản nhiều cuốn sách về mỹ học, chính trị và chủ nghĩa hậu hiện đại,
trong đó quan trọng nhất phải kể đến cuốn sách “ Phê phán năng lực phán đoán của Immanuel
Kant” tựa đề là “Những bài học phân tích về cái trác tuyệt” xuất bản năm 1991.

Trên đây là một vài hiểu biết của cá nhân em về : Tinh thần hoài nghi hậu hiện đại theo
định nghĩa của J.F.Lyotard “Nói một cách đơn giản, hậu hiện đại là sự hoài nghi đối với các đại
tự sự”.

Hết

12



×