Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu đặc điểm địa chất và tiềm năng dầu khí lô D bồn trũng Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.31 MB, 87 trang )

Lời cảm ơn

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tại Bộ môn Địa chất
Dầu khí thuộc Khoa Kỹ Thuật Địa Chất & Dầu Khí, Trường Đại Học Bách Khoa
Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, dìu dắt tận tình của tất cả
quý thầy cô trong Bộ môn và các anh chị tại Ban Tìm Kiếm Thăm Dò của Tổng Công
Ty Thăm Dò và Khai Thác Dầu Khí Việt Nam (PVEP).
Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy PGS.TS Trần Văn
Xuân, cùng toàn thể thầy cô trong bộ môn Địa Chất Dầu Khí, đặc biệt là thầy
ThS.Trương Quốc Thanh - người đã chỉ dẫn tôi tận tình để hoàn thành luận văn này và
thầy chủ nhiệm ThS.Thái Bá Ngọc - người đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể các anh chị trong Ban Tìm Kiếm
Thăm Dò (PVEP), đặc biệt là anh Ths.Phan Văn Kông đã tận tình truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm quý báu, động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời
gian qua.
Trong suốt thời gian hoàn thành Khóa luận cũng như trong suốt quá trình học
tập, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến những người thân trong gia đình, mọi người
luôn ủng hộ và bên cạnh động viên, dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất.
Xin cảm ơn các bạn trong khoa KT Địa chất & Dầu khí khóa 2012, đã cùng tôi
trao đổi, học tập. Cám ơn những người bạn thân đã luôn bên tôi trong những năm học
Đại học, các bạn đã cho tôi những lời khuyên chân thành trong học tập và cuộc sống.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người. Do thời gian thực hiện
luận văn có hạn và tài liệu nghiên cứu còn nhiều hạn chế, luận văn tốt nghiệp chắc
chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và
các bạn.
TP.HCM, ngày….tháng….năm………


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Toàn Định

SVTH: Nguyễn Toàn Định

i


Phần mở đầu

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dầu khí đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển về mọi mặt của cuộc sống.
Hàng năm, ngành công nghiệp dầu khí đã đóng góp nhiều tỷ USD vào ngân sách
nhà nước. Dầu khí vừa là nguồn năng lượng vừa là nguồn nguyên liệu quan trọng
đối với nhiều ngành kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay nhu cầu sử dụng nguồn tài
nguyên này của con người ngày một tăng cao, nhưng trữ lượng dầu khí được phát
hiện thì có hạn, vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm địa chất để tìm ra những cấu trúc
triển vọng chứa dầu khí nhằm duy trì và tăng thêm sản lượng hiện có, đảm bảo nhu
cầu năng lượng trong tương lai là một vấn đề cần được quan tâm.
Các kết quả của công tác nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò trong thời gian qua đã
xác định được các bể trầm tích có triển vọng dầu khí: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu
Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa
và Hoàng Sa. Do đặc điểm hình thành và phát triển riêng của từng bể nên chúng có
đặc điểm cấu trúc, địa tầng cũng như hệ thống dầu khí khác nhau. Vì vậy, tiềm
năng dầu khí của mỗi bể là khác nhau. Trong các bể chứa dầu khí thì Cửu Long là

bể dầu khí lớn và quan trong nhất của nước ta đóng góp 30% trữ lượng và khoảng
95% sản lượng khai thác dầu khí hiện nay. Hiện nay, nhiều mỏ dầu khí lớn như
Bạch Hổ, Rồng,… đã đi vào giai đoạn khai thác cuối, sản lượng đã suy giảm nhiều,
vì vậy cần đẩy mạnh việc nghiên cứu tìm ra các mỏ mới và đánh giá tiềm năng dầu
khí xem có đạt được trữ lượng thương mại khi tiến hành khai thác hay không?
Trên cơ sở đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm địa chất và tiềm năng dầu khí lô D
bồn trũng Cửu Long” mang ý nghĩa thực tế, góp phần đảm bảo và tăng cường
nguồn tài nguyên dầu khí cho hiện tại và tương lai.
2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về đặc điểm địa chất, hệ thống dầu khí lô D bồn trũng Cửu Long.
- Đánh giá tiềm năng dầu khí của những khu vực triển vọng mang tính thương
mại trong lô D.
- Xác định trữ lượng dầu khí tại những khu vực tiềm năng.

SVTH: Nguyễn Toàn Định

ii


Phần mở đầu

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

3. Cơ sở tài liệu
J Luận văn được xây dựng trên cơ sở các tài liệu, báo cáo nghiên cứu, tổng kết
về địa chất, địa vật lý, và một khối lượng lớn các tài liệu báo cáo, nghiên cứu,
phân tích thí nghiệm về mẫu lõi, chất lưu được lấy từ các giếng khoan.
J Các báo cáo tổng kết hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt
Nam của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; các bài báo và các công trình nghiên

cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đăng trên các tạp chí chuyên
ngành.
4. Tóm tắt luận văn
Luận văn gồm 4 chương
J Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long
Trình bày về vị trí, các đặc điểm địa chất địa tầng, hệ thống dầu khí của bồn
trũng Cửu Long.
J Chương 2: Đặc điểm địa chất lô D
Trình bày về lịch sử thăm dò, các nguồn dữ liệu, các đặc điểm về địa chất địa
tầng của lô D.
J Chương 3: Đặc tính vật lí vỉa và phương pháp tính toán
Trình bày các phương pháp tính toán độ rỗng, độ bão hòa; các phương trình
tính toán trữ lượng dầu và khí; các khái niệm tài nguyên và phân cấp trữ lượng.
J Chương 4: Tiềm năng dầu khí lô D
Trình bày về đặc điểm hệ thống dầu khí, tiềm năng dầu khí lô D thông qua
phân tích tiềm năng của mỏ Bảo Bình, Bảo Bình Nam, Kim Ngưu, Nhân Mã,
Thiên Bình; đưa ra các nhận xét đánh giá về tiềm năng của từng mỏ và lô D.

SVTH: Nguyễn Toàn Định

iii


GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Mục lục

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VẼ...............................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii
TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................................. ix
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỒN TRŨNG ......................................................... 1
1.1.

Vị trí địa lý bồn trũng Cửu Long .................................................................... 1

1.2.

Địa tầng và thạch học ..................................................................................... 2

1.2.1.

Móng trước Kainozoi ............................................................................... 2

1.2.2.

Trầm tích Kainozoi .................................................................................. 3

1.3.

Các tích tụ HC ................................................................................................ 4

1.4.

Hệ thống dầu khí............................................................................................. 6


1.4.1.

Đá mẹ ....................................................................................................... 6

1.4.2.

Đá chứa .................................................................................................... 9

1.4.3.

Đá chắn .................................................................................................. 10

1.4.4.

Di chuyển và nạp bẫy ............................................................................ 11

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT LÔ D ........................................................... 13
2.1.

Lịch sử thăm dò ............................................................................................ 13

2.2.

Cơ sở dữ liệu................................................................................................. 15

2.2.1.

Dữ liệu địa chấn ..................................................................................... 15

2.2.2.


Dữ liệu giếng khoan ............................................................................... 17

2.3.

Địa chất ......................................................................................................... 17

2.3.1.

Hệ thống đứt gãy.................................................................................... 19

2.3.2.

Cấu trúc .................................................................................................. 20

SVTH: Nguyễn Toàn Định

iv


GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Mục lục
2.4.

Địa tầng......................................................................................................... 23

2.4.1.


Móng trước Đệ Tam .............................................................................. 23

2.4.2.

Trầm tích vụn Đệ Tam - Đệ Tứ ............................................................. 24

CHƢƠNG 3: ĐẶC TÍNH VẬT LÍ VỈA & PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN.......... 28
3.1.

Các đặc trưng vật lí vỉa ................................................................................. 28

3.2.

Phương pháp đánh giá thông số vỉa.............................................................. 30

3.2.1.

Phương pháp đánh giá thông số vỉa cho trầm tích vụn cơ học .............. 30

3.2.2.

Phương pháp đánh giá thông số vỉa cho đá móng ................................. 35

3.3.

Khái niệm chung về tài nguyên và trữ lượng dầu khí .................................. 36

3.3.1.

Tài nguyên dầu khí ................................................................................ 36


3.3.2.

Trữ lượng dầu khí .................................................................................. 38

3.3.3.

Phương pháp thể tích ............................................................................. 43

3.3.4.

Mục đích của việc xác định trữ lượng ................................................... 44

CHƢƠNG 4: TIỀM NĂNG DẦU KHÍ LÔ D ........................................................... 45
4.1.

Hệ thống dầu khí........................................................................................... 45

4.1.1.

Đá mẹ ..................................................................................................... 45

4.1.2.

Đá chứa .................................................................................................. 49

4.1.3.

Bẫy và sự di cư ...................................................................................... 51


4.1.4.

Đá chắn .................................................................................................. 51

4.2.

Tiềm năng dầu khí lô D ................................................................................ 51

4.2.1.

Tiềm năng dầu khí Bảo Bình (BAB) ..................................................... 51

4.2.2.

Tiềm năng dầu khí Bảo Bình Nam (BBN) ............................................ 68

4.2.3.

Triển vọng Kim Ngưu (KIN) ................................................................. 69

4.2.4.

Triển vọng Thiên Bình (THB) ............................................................... 70

4.2.5.

Triển vọng Nhân Mã (NHM) ................................................................. 72

4.2.6.


Lead A.................................................................................................... 74

SVTH: Nguyễn Toàn Định

v


GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Mục lục
4.2.7.

Lead B .................................................................................................... 74

4.2.8.

Nhận xét tiềm năng lô D ........................................................................ 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 78

SVTH: Nguyễn Toàn Định

vi


GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông


Danh mục bảng biểu

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ phân bố các bồn trũng trên thềm lục địa Việt Nam .............................. 1
Hình 1.2: Các lô dầu khí và công ty nhà thầu đang hoạt động tại bồn Cửu Long ..........2
Hình 1.3: Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long ................................................................ 5
Hình 1.4: Các phát hiện dầu khí bể Cửu Long ................................................................ 6
Hình 2.1: Vị trí lô D trong bồn trũng Cửu Long ........................................................... 13
Hình 2.2: Bản đồ thu nổ địa chấn lô D ..........................................................................15
Hình 2.3: Tuyến địa chấn đi qua giếng MAK1X-BAB2X-BBN1X-BBN2X ...............17
Hình 2.4: Vị trí các đứt gãy chính trong lô D ................................................................ 20
Hình 2.5: Bản đồ đẳng sâu của Top Basement.............................................................. 21
Hình 2.6: Bản đồ đẳng sâu của tập D ............................................................................22
Hình 2.7: Bản đồ đẳng dày của tập D ............................................................................23
Hình 2.8: Cột địa tầng – thạch học lô D ........................................................................27
Hình 3.1: Đặc tính log trong móng giếng BAB-3X ...................................................... 28
Hình 3.2: Quan hệ giữa độ rỗng và độ thấm từ dữ liệu mẫu lõi giếng BAB ................35
Hình 3.3: Sơ đồ phân cấp tài nguyên và trữ lượng dầu khí ...........................................42
Hình 3.4: Phân cấp trữ lượng dầu khí theo nguyên lý chia đôi khoảng cách ................42
Hình 4.1: Biểu đồ xác định tiềm năng sinh HC của VLHC lô D ..................................46
Hình 4.2: Các loại Kerogen của đá mẹ trong lô D ........................................................ 47
Hình 4.3: Tmax và độ phản xạ Vitrinite của mẫu trong lô D ........................................48
Hình 4.4: Biểu đồ chỉ số sản phẩm và Tmax trong lô D ...............................................49
Hình 4.5: Bản đồ phân bố cấu tạo lô D .........................................................................52
Hình 4.6: Mặt cắt địa chất trong cấu trúc BAB ............................................................. 53
Hình 4.7: Nhiệt độ thành hệ mỏ Bảo Bình ....................................................................59
Hình 4.8: Áp suất thành hệ mỏ Bảo Bình ......................................................................60
Hình 4.9: Các loại trữ lượng của mỏ BAB ....................................................................61
Hình 4.10: Cấp trữ lượng trong mặt cắt E10 – E30 – E40 ............................................62
Hình 4.11: Cấp trữ lượng trong mặt cắt E60 .................................................................63

Hình 4.12: Cấp trữ lượng trong mặt cắt E70 .................................................................64
Hình 4.13: Cấp trữ lượng trong mặt cắt móng .............................................................. 65
Hình 4.14: Tuyến địa chấn khu vực Lead A, Kim Ngưu ..............................................69
Hình 4.15: Mặt cắt địa chấn Bắc NHM, trung tâm NHM và Đông Nam NHM ...........73
SVTH: Nguyễn Toàn Định

vii


GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Danh mục bảng biểu

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các đặc tính cơ bản của tầng đá mẹ bồn trũng Cửu Long .............................. 8
Bảng 3.1: Mật độ của các loại khung đá phổ biến (theo Schlumberger, 1972) ............31
Bảng 4.1: Tóm tắt cấu trúc BAB ...................................................................................52
Bảng 4.2: Tóm tắt các thông số PVT của Bảo Bình...................................................... 56
Bảng 4.3: Tóm tắt tính chất dầu thô của Bảo Bình ....................................................... 57
Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả thử vỉa của BAB .................................................................58
Bảng 4.5: Các thông số tính toán trữ lượng mỏ BAB ...................................................66
Bảng 4.6: Hệ số thu hồi dầu .......................................................................................... 66
Bảng 4.7: Trữ lượng HC tại chỗ ban đầu mỏ Bảo Bình ................................................67
Bảng 4.8: Trữ lượng HC có thể thu hồi .........................................................................67
Bảng 4.9: Trữ lượng HC tại chỗ ban đầu mỏ Bảo Bình Nam .......................................68
Bảng 4.10: Trữ lượng HC tại chỗ ban đầu mỏ Kim Ngưu sau giếng KIN-1X .............70
Bảng 4.11: Trữ lượng HC tại chỗ ban đầu mỏ Thiên Bình ...........................................71
Bảng 4.12: Trữ lượng HC tại chỗ ban đầu mỏ Nhân Mã ..............................................73
Bảng 4.13: Trữ lượng các vỉa chính lô D ......................................................................74

Bảng 4.14: Trữ lượng tổng hợp lô D .............................................................................75

SVTH: Nguyễn Toàn Định

viii


GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Từ viết tắt

TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

API

American Petroleum Institute

BAB

Bảo Bình

BAD

Bạch Dương

BBN


Bảo Bình Nam

BCF

Billion cubic feet

Đ–T–N–B

Đông – Tây – Nam – Bắc

DST

Drilling Stem Testing

FVF

Formation Volume Factor

GIIP

Gas Initially In Place

GOR

Gas Oil Ratio

HC

Hydrocarbon


KIN

Kim Ngưu

MAK

Ma Kết

MD

Measured Depth

MMBO

Million Barrels of Oil

NHM

Nhân Mã

ODP

Outline Development Plan

OIIP

Oil Initially In Place

PVT


Pressure Volume Temperature

RAR

Reserves Assessment Report

THB

Thiên Bình

TVDSS

True Vertical Depth Sub-Sea

SVTH: Nguyễn Toàn Định

ix


Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỒN TRŨNG
CỬU LONG
1.1.

Vị trí địa lý bồn trũng Cửu Long

Bồn trũng Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một

phần đất liền thuộc khu vực Cửu Long sông Mê Kông (hình 1.1). Bồn có hình bầu dục,
vồng ra về phía biển đồng thời nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận. Bồn
trũng Cửu Long được xem là bồn trầm tích khép kín điển hình của Việt Nam. Bồn có
diện tích khoảng 36000km2, bao gồm các lô: 9, 15, 16, 17 và một phần các lô 1, 2, 25,
và 31. Bồn được bồi lấp chủ yếu bởi các trầm tích lục nguyên Đệ Tam, chiều dày lớn
nhất của chúng tại trung tâm bồn có thể đạt tới 7 – 8km.

Hình 1.1: Sơ đồ phân bố các bồn trũng trên thềm lục địa Việt Nam

SVTH: Nguyễn Toàn Định

1


Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Hầu hết các lô đã chia có chiều dày trầm tích từ khoảng 2000m trở lên đều đã và
đang được thăm dò, khai thác bởi các công ty dầu khí theo các dạng hợp đồng kí với
nước chủ nhà như: Vietsovpetro, JVPC, Conoco, Cửu Long JOC, Hoàng Long, Hoàn
Vũ, Lam Sơn JOC,… (hình 1.2). Đến nay, bồn trũng Cửu Long được xem là một bể
chứa dầu lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam với các mỏ đang được khai thác như: Bạch
Hổ, Rồng, Rạng Đông, Ruby, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng…

Hình 1.2: Các lô dầu khí và công ty nhà thầu đang hoạt động tại bồn Cửu Long
Địa tầng và thạch học


1.2.

1.2.1. Móng trƣớc Kainozoi
Ở bể Cửu Long cho đến nay đã khoan hàng trăm giếng khoan sâu vào móng
trước Kainozoi tại nhiều vị trí khác nhau trên toàn bể. Về mặt thạch học đá móng có
thể xếp thành 2 nhóm chính: granite và granodiorite - diorite, ngoài ra còn gặp đá biến
chất và các thành tạo núi lửa. So sánh kết quả nghiên cứu các phức hệ magma xâm
nhập trên đất liền với đá móng kết tinh ngoài khơi bể Cửu Long, theo đặc trưng thạch
học và tuổi tuyệt đối có thể xếp tương đương với 3 phức hệ: Hòn Khoai, Định Quán và
Cà Ná.

SVTH: Nguyễn Toàn Định

2


Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

J Phức hệ Hòn Khoai có thể được xem là phức hệ đá magma cổ nhất trong
móng của bể Cửu Long, phức hệ có tuổi Trias muộn, tương ứng khoảng 195
đến 250 triệu năm. Theo tài liệu Địa chất Việt Nam, tập II các thành tạo
magma thì graniteoid Hòn Khoai được ghép chung với các thành tạo magma
xâm nhập phức hệ Ankroet - Định Quán gồm chủ yếu là amphybol biotite diorite, monzonite và adamelite. Đá bị biến đổi, cà nát mạnh. Phần lớn các khe
nứt đã bị lấp đầy bởi khoáng vật thứ sinh: calcite - epidote - zeolite. Đá phân
bố chủ yếu ở phần cánh của các khối nâng móng, như cánh phía Đông Bắc mỏ
Bạch Hổ.

J Phức hệ Định Quán gặp khá phổ biến ở nhiều cấu tạo Bạch Hổ (vòm Bắc), Ba
Vì, Tam Đảo. Ở các mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng
(ở phía Bắc bể), chủ yếu là đá granodiorite, đôi chỗ gặp monzonite - biotite thạch anh đa sắc. Đá thuộc loại kiềm vôi, có thành phần axit vừa phải, hàm
lượng SiO2 dao động từ 63% đến 67%. Các thành tạo của phức hệ xâm nhập
này có mức độ giập vỡ và biến đổi cao. Hầu hết các khe nứt đều được lấp đầy
bởi các khoáng vật thứ sinh: calcite, zeolite, thạch anh và clorite. Trong đới
biến đổi mạnh biotite thường bị clorite hoá. Phức hệ Định Quán có tuổi Jura,
tuổi tuyệt đối dao động từ 130 đến 155 triệu năm.
J Phức hệ Cà Ná là phức hệ magma phát triển và gặp phổ biến nhất trên toàn bể
Cửu Long. Phức hệ đặc trưng là granite thuỷ mica và biotite, thuộc loại Na K, dư nhôm (Al=2.98%), Si (~69%) và ít Ca. Đá có tuổi tuyệt đối khoảng 90
đến 100 triệu năm, thuộc Jura muộn. Các khối graniteoid phức hệ magma xâm
nhập này đồng tạo núi và phân bố dọc theo hướng trục của bể. Đá bị dập vỡ,
nhưng mức độ biến đổi thứ sinh yếu hơn so với hai phức hệ vừa nêu.
1.2.2. Trầm tích Kainozoi
Nằm bất chỉnh hợp trên mặt đá móng kết tinh bào mòn và phong hoá là thành tạo
Kainozoi hoặc núi lửa. Hệ tầng này được phát hiện tại giếng khoan CL-1X trên đất
liền, nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ ở những phần chìm sâu của bể, nơi mà
chúng có thể tồn tại. Hệ tầng đặc trưng bởi trầm tích vụn thô: cuội sạn kết, cát kết đa
khoáng, xen các lớp mỏng bột kết. Trầm tích có màu nâu đỏ, đỏ tím, tím lục sặc sỡ với

SVTH: Nguyễn Toàn Định

3


Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông


độ chọn lọc rất kém, đặc trưng kiểu lũ tích lục địa thuộc các trũng trước núi Creta Paleocene - Eocene. Các bào tử phấn phát hiện được trong mặt cắt này như:
Klukisporires, Triporopollenites, Trudopollis, Plicapolis, Jussiena,... thuộc nhóm thực
vật khô cạn thường phổ biến trong Eocene. Chiều dày hệ tầng có thể đạt tới 600m
(hình 1.3).
1.3.

Các tích tụ HC
Hiện nay (2016) trên phạm vi bể Cửu Long đã phát hiện được hơn 150 cấu tạo có

khả năng chứa dầu khí, trong đó có 21 mỏ dầu, khí đang khai thác, 16 cấu tạo đã phát
hiện dầu khí, số còn lại là các cấu tạo triển vọng (Prospect) và các cấu tạo tiềm năng
(Lead) chứa dầu khí. Chúng phân bố chủ yếu ở trũng Trung tâm bể Cửu Long. Ngoài
các mỏ dầu là chủ yếu ở đây còn phát hiện các mỏ khí, condensate ở mỏ Sư Tử Trắng
và khu vực mỏ Đông Bắc Rồng.
Các mỏ dầu khí ở bể Cửu Long có cấu trúc địa chất hết sức phức tạp gồm từ 1
đến nhiều vỉa dầu khí. Trong lúc các mỏ Đông Nam Rồng, Đồi Mồi, Sư Tử Vàng, Hải
Sư Đen,… chỉ có một thân dầu móng thì các mỏ còn lại có nhiều vỉa, đặc biệt mỏ
Trung tâm Rồng có tới 30 vỉa dầu khí. Các vỉa dầu khí nằm phổ biến trong 5 play
chính là Miocene giữa, Miocene dưới, Oligocene trên, Oligocene dưới và móng nứt nẻ
trước Kainozoi. Việc phát hiện ra thân dầu trong đá móng granitoid nứt nẻ trước Đệ
Tam đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ đã tạo ra bước ngoặc lịch sử cho ngành Dầu khí Việt
Nam, làm thay đổi quan điểm truyền thống về đối tượng tìm kiếm, thăm dò dầu khí,
mở ra hướng tìm kiếm thăm dò dầu khí mới vô cùng quan trọng ở bể Cửu Long nói
riêng và ở thềm lục địa Việt Nam nói chung. Cũng chính nhờ vậy mà trữ lượng dầu
khí tại chỗ của các bể trầm tích ở Việt Nam với sự đóng góp của các thân dầu trong đá
móng không ngừng gia tăng.
Nếu phân loại mỏ dầu khí theo trữ lượng có thể thu hồi thì các mỏ đang khai thác
trong phạm vi bể Cửu Long phần lớn thuộc loại mỏ trung bình, chiếm tới 71%; mỏ rất
lớn và lớn chỉ chiếm 19%, còn lại là mỏ nhỏ và rất nhỏ.
Tính đến cuối năm 2014 trong phạm vi bể Cửu Long đã khai thác được hơn 300

triệu tấn dầu, gần 58 tỷ m3 khí, chiếm gần 90% tổng sản lượng dầu và hơn 28% tổng
sản lượng khí vào bờ của ngành Dầu khí Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Toàn Định

4


Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Hình 1.3: Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long

SVTH: Nguyễn Toàn Định

5


Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Phát hiện dầu trong móng phong hoá và nứt nẻ chẳng những đã làm thay đổi cơ
cấu đối tượng khai thác, mà còn làm thay đổi quan điểm thăm dò truyền thống và đã
mở ra một đối tượng tìm kiếm, thăm dò mới đặc biệt ở Việt Nam, cũng như trong khu
vực. Tất cả các phát hiện dầu khí đều gắn với các cấu tạo dương nằm trong phần lún
chìm sâu của bể với chiều dày trầm tích trên 2000m tại phần đỉnh. Các cấu tạo này đều

có liên quan đến sự nâng cao của khối móng, bị chôn vùi trước Oligocene. Xung
quanh các khối nhô móng này thường nằm gá đáy là các trầm tích Oligocene dày và có
thể cả Eocene là những tầng sinh dầu chính của bể. Dầu được sinh ra mạnh mẽ tại các
tầng này vào thời kỳ cuối Miocene rồi di cư nạp vào bẫy đã được hình thành trước đó.

Hình 1.4: Các phát hiện dầu khí bể Cửu Long
1.4.

Hệ thống dầu khí

1.4.1. Đá mẹ
Theo đặc điểm trầm tích và quy mô phân bố của các tập sét ở bể Cửu Long có thể
phân chia ra 3 tầng đá mẹ (bảng 1.1):
J Tầng sét Miocene dưới có bề dày từ 250m ở ven rìa và tới 1250m ở trung tâm
bể.
SVTH: Nguyễn Toàn Định

6


Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

J Tầng sét của Oligocene trên có bề dày từ 100m ở ven rìa và tới 1200m ở trung
tâm bể.
J Tầng sét Oligocene dưới + Eocene? có bề dày từ 0 m đến 600m ở phần trũng
sâu của bể.
Độ phong phú vật liệu hữu cơ

Trong Miocene dưới có carbon hữu cơ thuộc loại trung bình, các giá trị S1 và S2
rất thấp thuộc loại nghèo, chưa có khả năng sinh HC. Vì vậy, dầu khí chứa trong tầng
này là các sản phẩm di cư từ nơi khác đến.
Tầng Oligocene trên rất phong phú vật liệu hữu cơ (loại rất tốt), Corg (TOC) dao
động từ 3.5 - 6.1wt.% đôi nơi tới 11 – 12wt.%, các chỉ tiêu S1 và S2 cũng có giá trị rất
cao: S1 (4 - 12kgHC/t.đá) và S2 (16.2 - 21kgHC/t.đá). Ở các trũng sâu giá trị này có thể
rất cao, như các mẫu của giếng khoan CNV-1X, trị số HI có thể đạt tới
477kgHC/t.TOC.
Vật liệu hữu cơ tầng Oligocene dưới + Eocene thuộc loại tốt và rất tốt. TOC =
0.97 – 2.5wt.%, với các chỉ tiêu S1 = 0.4 – 2.5kgHC/t.đá và S2 = 3.6 – 8.0kgHC/t.đá. Ở
tầng này lượng HC trong đá mẹ có giảm so với tầng trên là do đã sinh dầu và giải
phóng phần lớn HC vào đá chứa. Vì vậy mà hàm lượng vật liệu hữu cơ trong trầm tích
Oligocene là rất lớn, còn vật liệu hữu cơ trong trầm tích Miocene dưới thuộc loại trung
bình và nghèo.
Loại vật liệu hữu cơ và môi trƣờng tích tụ
Đối với tầng đá mẹ Miocene dưới loại VLHC thuộc loại III là chủ yếu, có xen kẽ
loại II, chỉ tiêu Pr/Ph đạt 1.49 đến 2.23 chứng tỏ chúng được tích tụ trong môi trường
cửa sông, đồng bằng ngập nước có xen kẽ biển nông.
Đối với tầng đá mẹ Oligocene trên loại VLHC chủ yếu là loại II, thứ yếu là loại I
và ít hơn là loại III. Chỉ tiêu Pr/Ph phổ biến 1.6 – 2.3 phản ánh chúng được tích lũy
trong môi trường cửa sông, vùng nước lợ - biển nông, một số rất ít trong điều kiện đầm
hồ. Đối với tầng đá mẹ Oligocene dưới + Eocene loại VLHC chủ yếu loại II, thứ yếu
là loại III, không có loại I. Các giá trị Pr/Ph cũng chỉ đạt 1.7 – 2.35 phản ánh điều kiện
tích tụ cửa sông, nước lợ, gần bờ và một phần đầm hồ.

SVTH: Nguyễn Toàn Định

7



Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Bảng 1.1: Các đặc tính cơ bản của tầng đá mẹ bồn trũng Cửu Long
Tầng đá mẹ
Chỉ tiêu

Miocene hạ

Oligocene
thƣợng

Oligocene hạ + Eocene

TOC (%)

0.6 – 0.8

3.5 – 6.1

0.97 – 2.5

S1 (kg/T)

0.5 – 1.2

4.0 – 12


0.4 – 2.5

S2 (kg/T)

0.8 – 1.2

16.7 – 21

3.6 – 8.0

HI

113 – 216.7

477.1

163.6

PI

0.48 – 0.5

0.24 – 0.36

0.11 – 0.41

Tmax (oC)

< 434


435 – 446

446 - 460

Ro (%)

< 0.5

0.5 – 0.8

0.8 – 1.25

Pr/Ph

1.49 – 2.23

1.6 – 2.3

1.7 – 2.3

Loại Kerogen

III/II

II/I, III

II, III

Độ trƣởng thành của vật liệu hữu cơ
Mức độ trưởng thành của VLHC được xác định theo chỉ số phản xạ vitrinite Ro.

Khi Ro đạt đến 0.6% - 0.8% VLHC mới ở vào giai đoạn trưởng thành. Trong giai đoạn
này chỉ giải phóng lượng nhỏ HC khí và lỏng nhẹ ra khỏi đá mẹ. Khi VLHC bị chìm
sâu và Ro đạt ngưỡng trên 0.8% mới có cường độ sinh dầu mạnh. Khi đó điều kiện
tăng thể tích khí, HC lỏng, tăng áp suất, giảm độ nhớt, giảm lượng nhựa - asphaltene
và giải phóng hàng loạt HC ra khỏi đá mẹ di cư vào bẫy chứa. Độ sâu ứng với pha này
ở các cấu tạo như sau: ở cấu tạo Vừng Đông 3200m, cấu tạo Sông Ba 3.900m, cấu tạo
Cửu Long 3800m, cấu tạo Sư Tử Đen 3300m, cấu tạo Bạch Hổ 3975m, cấu tạo Bà
Đen 3800m, cấu tạo Rồng 3600m, cấu tạo Ba Vì 3100m.
Quy mô phân đới sinh dầu của các tầng đá mẹ
Đới sinh dầu mạnh của tầng Oligocene trên bao gồm chủ yếu phần trung tâm có
diện tích khoảng 193km2. Diện tích đới sinh condensate chỉ tập trung ở phần lõm sâu
nhất là 24.5km2.

SVTH: Nguyễn Toàn Định

8


Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Đới sinh dầu mạnh và giải phóng dầu của tầng Oligocene dưới - Eocene mở rộng
ra ven rìa so với tầng Oligocene trên và đạt diện tích lớn hơn. Đới sinh dầu chiếm diện
tích khoảng 576 - 580km2. Còn diện tích vùng sinh condensate đạt 146km2.
1.4.2. Đá chứa
Đá chứa dầu khí trong bể Cửu Long bao gồm: Đá graniteoid nứt nẻ, hang hốc của
móng kết tinh, phun trào dạng vỉa hoặc đai mạch và cát kết có cấu trúc lỗ rỗng giữa
hạt, đôi khi có nứt nẻ, có nguồn gốc và tuổi khác nhau.

Nứt nẻ, hang hốc được hình thành do hai yếu tố: Nguyên sinh - sự co rút của đá
magma khi nguội lạnh và quá trình kết tinh; thứ sinh - hoạt động kiến tạo và quá trình
phong hoá, biến đổi thủy nhiệt tương đương với giá trị độ rỗng nguyên sinh và thứ
sinh.
Đá móng nứt nẻ gồm granite, granodiorite, diorite, gabro, monzogabro bị các đai
mạch diabase, basal - andesite porphyr cắt qua và bị biến đổi ở mức độ khác nhau.
Thành phần granite gồm 12 - 34% thạch anh, 9 - 38% kali feldspar, 14 - 40%
plagioclase và 2 - 10% mica (biotite và muscovit). Một số nứt nẻ, hang hốc bị lấp đầy
bởi các khoáng vật thứ sinh như calcite, thạch anh, clorite, epidote, pyrite, zeolite,
thỉnh thoảng là oxit sắt.
Dầu khí cũng được phát hiện trong đá magma phun trào hang hốc, nứt nẻ ở Đông
Bắc Rồng dưới dạng vỉa dày từ vài mét tới 80m nằm kẹp trong đá trầm tích của các tập
CL5. Đá phun trào bắt gặp trên hầu hết các cấu tạo, đặc biệt phát triển mạnh về phía
Tây và Tây Nam bể. Đó là basal, andesite và diabase được nhận biết theo giá trị GR rất
thấp. Basal và andesite với thành phần từ 5 - 25% ban tinh và đá nền 75 - 85% gồm
plagioclase vi tinh, thuỷ tinh núi lửa, ít orthoclase, pyroxene. Diabase porphyrite gặp ở
Đông Bắc Rồng. Những đá này thường là chặt xít, nhưng đôi nơi phát triển hang hốc,
thông nối với nhau khi có nứt nẻ cắt qua. Nhìn chung chất lượng đá chứa không cao,
độ rỗng chung có thể đạt tới 8 - 14%.
Cát kết là một trong những loại đá chứa chính của bể Cửu Long có tuổi từ
Oligocene sớm tới Miocene muộn ứng với các tập từ CL6 tới CL5 có nguồn gốc từ lục
địa tới biển nông ven bờ.

SVTH: Nguyễn Toàn Định

9


Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long


GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Cát kết Oligocene dưới là arkose - lithic, đôi chỗ nằm xen với các tập đá núi lửa
dày, ứng với hệ tầng Trà Cú có nguồn gốc quạt bồi tích, sông ngòi nằm trên đá móng
kết tinh ở phần cao của móng và chuyển sang sét tiền châu thổ (prodelta) và đầm hồ ở
phần sâu của bể. Tập CL6 có dạng nghiêng, hỗn độn, phát triển trên địa hình cổ và ở
phần rìa bể và mỏng dần về phía trung tâm, phát triển mạnh ở xung quanh cấu tạo
Bạch Hổ, Rồng, vùng Tây Bắc bể, ở vùng các cấu tạo Tam Đảo, Ba Vì, vắng mặt trên
phần móng nhô cao.
Cát hạt thô, chứa cuội, sạn đến trung bình có màu xám, xám nâu với độ lựa chọn
kém với xi măng gắn kết là kaolinite, thuỷ mica, clorite và carbonate kiểu lấp đầy và
tiếp xúc. Đặc trưng log có phân dị khá rõ giữa các tập cát kết và sét - bột kết. Trong
trường hợp cát kết bị chặt xít điện trở suất của chúng có thể đạt tới một vài trăm
ohm.m.
1.4.3. Đá chắn
Dựa theo đặc điểm thạch học, cấu tạo, chiều dày, diện phân bố của các tầng sét
trong mặt cắt trầm tích bể Cửu Long có thể phân ra thành 4 tầng chắn chính, trong đó
có 1 tầng chắn khu vực và 3 tầng chắn địa phương.
J Tầng chắn khu vực - tầng sét thuộc nóc hệ tầng Bạch Hổ hay còn gọi là tập sét
Rotalid (tầng sét chứa nhiều Rotalia). Đây là tầng sét khá sạch, phát triển rộng
khắp bể Cửu Long. Nóc của tập này trùng với mặt phản xạ địa chấn CL40.
Chiều dày khá ổn định, khoảng 180 - 200m. Đá có cấu tạo khối, hàm lượng sét
cao (90 - 95%), kiến trúc thuộc loại phân tán, mịn. Khoáng vật chính của sét là
montmorilonite, thứ yếu là hydromica, kaolinite, hỗn hợp (hydromica-mont.)
và ít clorite. Hệ số phân lớp nhỏ hơn 0.1. Trong đá hiếm gặp vật liệu hữu cơ.
Đây là tầng chắn tốt cho cả dầu lẫn khí. Các vỉa dầu đã phát hiện nằm trong và
dưới tập chắn này như 21 - 22 (mỏ Rồng), MI-09 -50 (mỏ Pearl, Hồng Ngọc),
hay B10 (Sư Tử Đen), v.v...
J Tầng chắn địa phương I - tầng sét nằm dưới tầng phản xạ địa chấn BI. Đây là

tập sét tạp, biển nông, nằm phủ trực tiếp trên các vỉa sản phẩm 23, 24 (mỏ
Rồng và Bạch Hổ), MI60 (Pearl), v.v. Chiều dày tầng chắn này dao động từ 60
đến 150m. Hệ số phân lớp: 0.1 – 0.47. Hàm lượng sét trung bình là 51%. Sét

SVTH: Nguyễn Toàn Định

10


Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

phân lớp dày. Đây là tầng chắn thuộc loại tốt, phát triển rộng khắp trong phần
trũng sâu của bể.
J Tầng chắn địa phương II - tầng sét thuộc hệ tầng Trà Tân giữa và trên, phát
triển chủ yếu trong phần trũng sâu của bể. Chiều dày của tầng sét này dao
động mạnh từ không cho đến vài trăm mét, có nơi đạt trên nghìn mét. Sét chủ
yếu có nguồn gốc đầm hồ, tiền delta, phân lớp dày và có khả năng chắn tốt.
Đây là tầng chắn quan trọng của bể Cửu Long, nó quyết định sự tồn tại (kín)
các bẫy chứa là móng nứt nẻ trước Kainozoi. Kết quả khoan tìm kiếm thăm dò
cho thấy các thân dầu đã phát hiện trong tầng móng nứt nẻ như các mỏ: Đông
Nam Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, v.v...
đều có sự hiện diện của tầng chắn này, phủ kín toàn bộ diện tích và đặc biệt là
phần đỉnh móng với chiều dày đạt tới một vài trăm mét.
J Tầng chắn địa phương III - tầng sét thuộc hệ tầng Trà Cú. Đây là tầng chắn
mang tính cục bộ, có diện tích phân bố hẹp. Chúng thường phát triển bao
quanh các khối nhô móng cổ, rất hiếm khi phủ kín cả phần đỉnh của khối nâng
móng. Sét chủ yếu là đầm hồ, phân lớp dày, có khả năng chắn khá tốt, đặc biệt

các thân cát lòng sông nằm dưới hoặc trong chúng. Những phát hiện dầu
(Bạch Hổ, Đông Rồng) và khí condensate (Sư Tử Trắng) là bằng chứng về khả
năng chắn của tầng này.
1.4.4. Di chuyển và nạp bẫy
Dầu khí trong bể Cửu Long được sinh ra chủ yếu từ 2 tầng đá mẹ chính:
Oligocene trên và Oligocene dưới + Eocene. Đây là các tập đá trầm tích nằm ở phần
dưới của lát cắt trầm tích, nên chúng chịu sự tác động của yếu tố cổ địa nhiệt trong quá
trình lịch sử phát triển địa chất của bể. Thời điểm sinh dầu của tầng đá mẹ Oligocene
bắt đầu từ Miocene sớm (Ro > 0.6%) song cường độ sinh dầu mạnh và giải phóng dầu
ra khỏi đá mẹ (Ro > 0.8%) và đặc biệt khối lượng đá mẹ đáng kể nằm trong pha sinh
dầu lại xảy ra vào cuối Miocene giữa, đầu Miocene muộn tới ngày nay. Riêng tầng đá
mẹ Oligocene trên thì quá trình sinh dầu có xảy ra muộn hơn và chủ yếu mới bắt đầu
từ cuối Miocene. Sau khi dầu được sinh ra, chúng được di chuyển từ các tập đá mẹ vào
các tập đá chứa bằng các con đường khác nhau và theo các hướng khác nhau. Con
đường mà dầu di chuyển có thể là các tập hạt thô phát triển rộng trong lát cắt và theo

SVTH: Nguyễn Toàn Định

11


Chương 1: Tổng quan về bồn trũng Cửu Long

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

diện, tiếp xúc trực tiếp với các tập sét sinh dầu hoặc dọc theo các đứt gãy kiến tạo có
vai trò như kênh dẫn. Trên đường di chuyển dầu có thể được giữ lại và trở thành
những tích tụ HC, nếu tại đó tồn tại yếu tố chắn kín (bẫy chứa), ngược lại chúng bị
phân tán và thoát đi.


SVTH: Nguyễn Toàn Định

12


Chương 2: Đặc điểm địa chất lô D

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT LÔ D
2.1.

Lịch sử thăm dò
Lô D nằm ở ngoài khơi phía Nam Việt Nam, cách thành phố Vũng Tàu 135km

về phía Nam (hình 2.1). Phía Bắc của lô tiếp giáp với lô 15-2, phía Tây tiếp giáp với lô
09-2, phía Đông tiếp giáp với lô 01/10 và 02/10, phía Nam tiếp giáp với lô 09-3/12.
Phạm vi khu vực này có độ sâu mực nước từ 50m đến 70m.

Hình 2.1: Vị trí lô D trong bồn trũng Cửu Long
Diện tích ban đầu của lô D là 992km2. Thời kỳ thăm dò là 5 năm với khả năng
kéo dài tối đa là 2 năm và được phân chia thành 2 giai đoạn:

SVTH: Nguyễn Toàn Định

13



Chương 2: Đặc điểm địa chất lô D

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

J Trong giai đoạn đầu tiên, ước tính khoảng 500km2 dữ liệu địa chấn 3D đã thu
được bởi CGG - Veritas (tổng diện tích khảo sát 3D là 960km2, bao gồm
500km2 của lô D và 460km2 trong lô 02/10) và 3 giếng khoan thăm dò được
khoan tại triển vọng Bảo Bình (BAB-1X, BAB-2X, BAB-3X) đã phát hiện ra
dầu và khí trong tầng Oligocene E và trong đá móng nứt nẻ trước Đệ Tam.
J Trong giai đoạn thứ hai, ước tính khoảng 611km2 dữ liệu địa chấn 3D đã thu
được từ phần phía Nam của lô D, bao phủ khu vực Kim Ngưu, Lead A, Lead
B. Minh giải lại dữ liệu địa chấn 2D trong Lead A và Bảo Bình đã được hoàn
thành trong năm 2014. Ba giếng được khoan thêm tại Bảo Bình Nam (BBN1X, BBN-2X, BBN-3X) đã phát hiện ra dầu và khí tại tầng Oligocene E và
trong tầng đá móng nứt nẻ trước Đệ Tam. Trong 2 năm kéo dài, 3 giếng được
khoan để thẩm lượng tại Bảo Bình Nam (BBN-4X và BBN-5X) và thăm dò tại
cấu trúc Kim Ngưu (KIN-1X).
Sau 7 năm thăm dò, 2 mỏ (BAB và BBN) đã được khám phá bởi 8 giếng khoan.
Báo cáo RAR và báo cáo ODP về mỏ BAB đã được chấp nhận với tổng HCIIP tại mức
2P của BAB là 168 MMBO và 227 BCF khí tự do. Báo cáo RAR của BBN đang tiến
hành, OIIP sơ bộ sau khi khoan giếng BBN-5X ở mức 2P là 194 MMBO và tại khu
vực BBN-3X khoảng 21 MMBO ở mức P4 + P5 (giếng có tầng chứa E70 tốt nhưng
kết quả DST kém do độ nhớt cao của chất lưu trong vỉa). Kết quả giếng KIN-1X đã
xác nhận tồn tại dầu trong cấu trúc Kim Ngưu bởi DST#1 và đã phát hiện ra 4.4
mTVD và 5.58 mTVD bề dày hiệu dụng trong Miocene BI.1 và Oligocene D.
Bên cạnh sự phát hiện BAB và BBN trong lô D, có 3 Prospects (Kim Ngưu,
Thiên Bình, Nhân Mã) và 2 Leads (Lead A, Lead B) với tổng tiềm năng ước tính
khoảng 890 MMBO. Những Prospects và Leads này được đánh giá là có kết quả địa
chất tương tự như BAB, BBN và những rủi ro chính là sự phân bố vỉa. Những
Prospects và Leads tiềm năng phân bố khắp nơi trong lô D, vì thế gây khó khăn trong

việc xác định sẽ từ bỏ khu vực nào. Chúng nằm liền kề với BAB/BBN với khoảng
cách từ 5 đến 24km. Bởi vậy, cần thêm nhiều thời gian cần thiết để đánh giá tiềm năng
HC và phân tích sự phân bố HC cũng như khả năng thu hồi dầu có độ nhớt cao trong
chất lưu vỉa tại khu vực BBN-3X.

SVTH: Nguyễn Toàn Định

14


Chương 2: Đặc điểm địa chất lô D
2.2.

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Cơ sở dữ liệu

2.2.1. Dữ liệu địa chấn
Có 3 bộ dữ liệu địa chấn 2D thu được qua những năm khác nhau tại lô D. Nó phủ
hầu hết các khu vực quan trọng của lô D và có nhiều đặc trưng khác nhau. Khảo sát
3D khu vực Bạch Dương, Bảo Bình và Bảo Bình Nam thu được vào năm 2001. Trong
năm 2004, một cuộc khảo sát địa chấn 3D mới được thực hiện ở Kim Ngưu tại phía
Nam của lô. Tổng diện tích 500km2 khảo sát địa chấn 3D thu được tại cấu trúc BAB
về phía Nam của lô vào năm 2010. Trong năm 2014, PVEP POC thu được hơn
600km2 khảo sát địa chấn 3D lô D (hình 2.2).

Hình 2.2: Bản đồ thu nổ địa chấn lô D

SVTH: Nguyễn Toàn Định


15


Chương 2: Đặc điểm địa chất lô D

GVHD: ThS. Trương Quốc Thanh
ThS. Phan Văn Kông

Dữ liệu địa chấn 2D
Ba bộ dữ liệu địa chấn 2D từ những khảo sát khác nhau thu được tại lô D từ 1974
- 1993. Dữ liệu bao gồm:
J Bộ CGG93 bao phủ phần phía Nam/Đông Nam của lô D với 33 đường thu
được và đã xử lí bởi CGG vào năm 1993. Chất lượng của dữ liệu được coi là
tốt để minh giải khu vực Lead A. Tuy nhiên, có sự chênh lệch giữa bộ dữ liệu
này với các dữ liệu khác (cả 2D và 3D) và thậm chí giữa những đường trong
bộ dữ liệu đó.
J Bộ VSP84 bao phủ phần phía Tây của lô D. Bộ dữ liệu này đã được tái xử lí
tại Golden Pacific Group, HCMC năm 2001. Chất lượng của dữ liệu hoàn toàn
tốt để nghiên cứu.
J Bộ Mobil74 bao phủ toàn bộ khu vực. Nhưng chất lượng của nó không tốt để
minh giải bởi vì sự chênh lệch với các bộ dữ liệu khác.
Nhìn chung, dữ liệu địa chấn 2D ban đầu tập trung vào tập Miocene và
Oligocene. Dữ liệu VSP84 được xử lí lại và kết quả của quá trình tái xử lí dữ liệu
không những đạt được những cải thiện hình ảnh của tầng đá móng mà còn dùng để sử
dụng xác định chính xác hơn cấu trúc triển vọng của lô D (hình 2.3).
Dữ liệu địa chấn 3D
Có 4 bộ dữ liệu địa chấn 3D thu được trong lô D:
J Khảo sát đầu tiên bao phủ hơn 650km2 khu vực thăm dò chính được tiến hành
năm 2001 và được xử lý 2 lần.

J Khảo sát thứ 2 vào năm 2004 bao phủ khu vực Kim Ngưu.
J Khảo sát thứ 3 thu được vào năm 2010 và chuyển từ miền thời gian sang độ
sâu bởi CGG. Kết quả 3D được sử dụng để minh giải khu vực BAB-BBN.
J Khảo sát thứ 4 thu được vào tháng 4/2014 tại Kim Ngưu và khu vực Lead A.

SVTH: Nguyễn Toàn Định

16


×