Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Sơ lược cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí bồn trũng Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.19 MB, 95 trang )

Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................5
PHẦN 1
SƠ LƯC CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ BỒN TRŨNG
CỬU LONG.
Chương I: Sơ lược cấu trúc đòa chất khu vực bồn trũng Cửu Long ..........................7
I/ Vò trí đòa lý ............................................................................................7
II/ Đặc điểm đòa tầng, cấu trúc, kiến tạo khu vực bồn trũng Cửu Long ....8
Chương II: Tiềm năng dầu khí của bồn trũng Cửu Long ..........................................29
PHẦN 2
MINH GIẢI TƯỚNG, MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH VÀ KHẢ NĂNG CHỨA CỦA
CÁT KẾT MỎ HƯNG NAM – LÔ 01 – BỒN TRŨNG CỬU LONG, QUA MÔ TẢ
VÀ PHÂN TÍCH MẪU LÕI (11,30 M) CỦA GIẾNG KHOAN HN-3T.
Chương I: Các phương pháp và công cụ nghiên cứu ................................................35
Trang 1
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Chương II: Giới thiệu vài nét về cấu trúc đòa chất mỏ Hưng Nam và giếng
khoan HN-3T
39
Chương III: Mô tả và phân tích mẫu lõi (11,30m) của giếng khoan HN – 3T
– mỏ Hưng Nam – Lô 01 – bồn trũng Cửu Long
.........................................................................................................
45
I/ Kết quả phân tích thạch học lát mỏng ..................................45
II/ Kết quả phân tích bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM)......53
III/ Kết quả phân tích nhiễu xạ tia X .........................................58
IV/ Kết quả phân tích kích thước hạt .........................................59
V/ Mô tả mẫu lõi – minh giải tướng và môi trường trầm tích....61
V.1 Tướng trầm tích ...............................................66


V.2 Nhòp trầm tích ..................................................80
V.3 Nguồn cung cấp vật liệu ..................................82
V.4 Môi trường trầm tích ........................................83
Chương IV: Biến đổi sau trầm tích và khả năng chứa của cát kết ...........................87
KẾT LUẬN ...............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................93
Trang 2
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
LỜI NÓI ĐẦU
Tiềm năng dầu khí của bồn trũng Cửu Long cho đến nay được đánh giá là khá
lớn. Các mỏ dầu và khí ở đây với giá trò công nghiệp hoàn toàn được khẳng đònh cũng
như ngày càng được phát hiện và đưa vào thẩm đònh, khai thác thương mại. Từ trước
năm 1945, công ty Mobil (Mỹ) đã tiến hành khoan thăm dò – tìm kiếm và có phát
hiện dầu khí đầu tiên trong các trầm tích Oligocene – Miocene. Sau khi đất nước
thống nhất, công tác tìm kiếm thăm dò khu vực bồn trũng Cửu Long nói riêng cũng
như thềm lục đòa Việt Nam nói chung ngày càng được đẩy mạnh. Các hợp đồng liên
doanh tìm kiếm – thăm dò, phân chia sản phẩm giữa Việt Nam với các công ty nước
ngoài được ký kết. Tiếp đó là hàng loạt các mỏ dầu có giá trò thương mại được phát
hiện. Trong bồn trũng Cửu Long, dầu khí không những phát hiện trong các trầm tích
Oligocene – Miocene mà còn được tìm thấy trong đá móng nứt nẻ.
Vào ngày 20/9/2001, tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia Petronas thông báo
phát hiện thêm một mỏ dầu mới – mỏ Hưng Nam – nằm trong lô 01, thềm lục đòa Việt
Nam, cách Vũng Tàu khoảng 168km (cách mỏ Ruby 13km về phía Đông). Mỏ được
phát hiện qua việc khoan giếng thăm dò Hưng Nam–1T, được thử vỉa ở độ sâu
1.670m. Sản lượng dầu có thể khai thác đạt 2.300 thùng/ngày, tương đương mỏ Ruby.
Lô 01-02 do Petronas Việt Nam cùng đối tác là công ty thăm dò và khai thác dầu khí
của Petro Việt Nam điều hành.
Trang 3
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Ngoài mỏ Ruby đang khai thác và mỏ Hưng Nam mới phát hiện, Petronas đã

khoan thẩm đònh và phát hiện khí ở mỏ Emerald cũng trong lô này. Vì vậy, việc
nghiên cứu chi tiết đặc điểm thạch học, tướng và môi trường trầm tích cũng như khả
năng chứa của các đá cát kết là hết sức quan trọng. Báo cáo này nhằm làm sáng tỏ
nguồn gốc, bản chất tầng chứa. Đây cũng là tiền đề cho các nghiên cứu khác nhằm
mục đích chính xác hoá đòa chất tầng sản phẩm, hình thái, sự phân bố và tính chất
chứa của chúng. Đó cũng chính là cơ sở dữ liệu cho việc tính toán trữ lượng, tính toán
trong khai thác, hiệu quả thương mại đầu tư..v..v… Với tầm quan trọng như vậy, tác giả
đã chọn đề tài cho bài tiểu luận với nhan đề: “Sơ lược cấu trúc đòa chất và tiềm năng
dầu khí bồn trũng Cửu Long. Minh giải tướng, môi trường trầm tích và khả năng
chứa của cát kết mỏ Hưng Nam – lô 01 – bồn trũng Cửu Long, qua mô tả và phân
tích mẫu lõi (11,30 m) của giếng khoan HN-3T.”. Nội dung bài tiểu luận gồm hai
phần chính với sáu chương, kèm các bản vẽ và hình ảnh minh hoạ.
Trang 4
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn ba tháng thu thập – xử lý tài liệu và viết báo cáo, tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ rất q báu của các thầy cô trong khoa Dầu Khí, trường Đại Học Khoa Học
Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh và sự giúp đỡ của các anh chò
trong phòng Thạch Học của Viện Dầu Khí Việt Nam (VPI) đặc biệt là Thạc Só
Nguyễn Văn Dũng, người đã tận tình hướng dẫn khoa học cho tác giả.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Dầu Khí, trường Đại Học
Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Thạc Só Nguyễn Văn Dũng đã hướng dẫn tận
tình và tạo mọi thuận lợi cho tác giả tham khảo các tài liệu góp phần vào sự hoàn
thành của bài tiểu luận tốt nghiệp.
Tác giả xin cảm ơn các bạn đồng khoá đã trao đổi những kiến thức hữu ích
cũng như mọi sự giúp đỡ để tác giả hoàn thành bài tiểu luận này.
Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của tác giả, với kiến thức còn
hạn chế, lại chưa có kinh nghiệm thực tiễn, do đó trong nội dung báo cáo không thể
tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được sự thông cảm cũng như sự

chỉ dẫn của các thầy cô, người đọc và các bạn sinh viên.
Trang 5
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Tp.HCM, tháng 07 – 2007
Tác giả
NGUYỄN HƯNG MẠNH TUÂN
PHẦN 1
SƠ LƯC CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ TIỀM NĂNG DẦU
KHÍ BỒN TRŨNG CỬU LONG
Trang 6
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
CHƯƠNG I:
SƠ LƯC CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC BỒN TRŨNG CỬU LONG
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Bồn trũng Cửu Long là một vùng đứt gãy sâu và lớn vào Đệ Tam sớm thuộc
thềm lục đòa Nam – Việt Nam, có toạ độ đòa lý khoảng 9
o
– 11
o
vó Bắc và 106
o
30’ –
109
o
kinh Đông.
Về mặt hình thái, bồn trũng Cửu Long có dạng bầu dục kéo dài theo phương
Đông Bắc – Tây Nam, giới hạn phía Đông là Biển Đông Việt Nam, phía Nam và
Đông Nam là khối nâng Côn Sơn, phía Tây là châu thổ Mê Kông, phía Bắc là đới cao
của đòa khối Đà Lạt. Bồn trũng gồm các lô 01, 02, 09, 15, 16 và 17 với diện tích gần
150.000 km

2
(Hình 1).
Trang 7
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Hình 1: SƠ ĐỒ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ BỂ CỬU LONG VÀ LÔ 01
II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG, CẤU TRÚC, KIẾN TẠO CỦA BỒN TRŨNG KHU
VỰC BỂ CỬU LONG
A. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG CỦA BỒN TRẦM TÍCH CỬU LONG
Giai đoạn từ năm 1980 đến nay, với số lượng giếng khoan ngày càng tăng trên bồn
trũng cho phép hiểu biết ngày càng nhiều hơn về đòa tầng và cấu trúc của bồn trũng
này. Đòa tầng của bồn trũng Cửu Long được thành lập dựa vào kết quả phân tích mẫu
vụn, mẫu lõi, tài liệu carota đòa chấn và các tài liệu phân tích cổ sinh từ các giếng
khoan trong phạm vi bồn trũng, bao gồm các thành tạo móng trước Kainozoi và các
trầm tích Kainozoi.
II.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG TRƯỚC KAINOZOI:
II.1.1. Các thành tạo trầm tích biến chất
Trang 8
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Được phát hiện với thành phần chủ yếu là các đá phiến sét (phylit) màu xám đen
và màu nâu đen. Các đá phiến này tương ứng với phiến sét ở Bản Đôn có tuổi Jura
sớm – giữa (J
1-2
) hay còn gọi là hệ tầng Là Ngà.
II.1.2. Các thành tạo magma xâm nhập
Bao gồm diorite thạch anh, granodiorite, granite và granite á kiềm được phát hiện
trong một số giếng khoan ở tất cả các lô. Về mặt kiến trúc và thành phần thạch học,
các đá này khá giống với phức hệ xâm nhập Mezozoi muộn lộ ra trên đất liền (phức
hệ Đèo Cả nằm ở đới Đà Lạt và phần phía Nam và phía Tây khối nhô Kon Tum hoặc
núi Sam) và ở các đảo kế cận (hải đảo Hòn Trứng, Côn Sơn, Bảy Núi và bán đảo Hòn
Gốm).

II.1.3. Các thành tạo magma phun trào
Trong hầu hết các giếng khoan ở bể Cửu Long, các thành tạo phun trào đều có mặt
với các đặc điểm thạch học giống như các thành tạo phun trào tuổi Mezozoi lộ ra trên
đất liền như hệ tầng Đèo Bảo Lộc ở các vùng sông Bio (Đông – Đông Bắc Phan
Thiết), vùng đèo Bảo Lộc (đèo Bảo lộc – Hoài Đức), vùng Bửu Long – Châu Thới,
phía Tây Nha Trang – đèo Rù Rì. Có thể phân ra thành các nhóm: Basalt – andezite,
andezite, dacite – liparite, liparite song phổ biến nhất là andezite và basalt. Trong đó
nhóm basalt thường chiếm chủ yếu là basalt kiềm, diabaz porphia, còn andezite phổ
biến là andezite kiềm, trachy andezite.
II.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG TRẦM TÍCH KAINOZOI
Trang 9
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Việc phân chia các thành tạo trầm tích Kainozoi không thống nhất giữa các nhà đòa
chất, do đó có những sự khác biệt trong sự phân chia các thành tạo này.
Theo tài liệu “Thống nhất đòa tầng trầm tích Kainozoi bồn trũng Cửu Long” của
Vietsovpetro – 1987, các thành tạo trầm tích Kainozoi có những đặc điểm sau :
- Các thành tạo trầm tích theo bình đồ cũng như theo mặt cắt khá phức tạp, bao gồm
các loại đá lục nguyên tướng châu thổ và ven biển.
- Trầm tích Kainozoi phủ bất chỉnh hợp trên móng trước Kaonozoi với độ dày từ 3-8
km, càng đi về trung tâm bồn trũng độ dày càng tăng, chỗ sâu nhất lớn hơn 8 km.
- Các thành tạo trầm tích Kainozoi ở bồn trũng Cửu Long bao gồm các phân vò đòa
tầng có các cấu tạo và hoá thạch đặc trưng. Dưới đây tác giả mô tả mặt cắt trầm tích
bồn trũng Cửu Long theo trình tự từ dưới lên trên (từ cổ đến trẻ) (hình 2).
Trang 10
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Trang 11
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
GIỚI KAINOZOI
Hệ Paleogene
Thống Eocene

Hệ tầng Cà Cối
Mặt cắt chuẩn của hệ tầng Cà Cối được mô tả và đònh danh tại giếng khoan CL–1,
làng Cà Cối, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, đồng bằng Nam Bộ trong khoảng độ sâu
1220-2100m.
Hệ tầng Cà Cối được nhiều tác giả nghiên cứu và đặt tên khác nhau trên cơ sở mô
tả thành phần thạch học và so sánh với mặt cắt trầm tích ở các vùng khác. Tác giả
Nguyễn Giao (1982) khi nghiên cứu các thành tạo trầm tích giếng khoan CL – 1 đã
đặt tên là hệ tầng Cà Cối. Nhưng Lê Văn Cự (1982) đặt tên là hệ tầng Cù Lao Dung
khi nghiên cứu và so sánh nó với mặt cắt trầm tích ở Cù Lao Dung. Đỗ Bạt đặt tên là
Điệp Cà Cối khi nghiên cứu mặt cắt trầm tích ở giếng khoan CL – 1 trong các đề tài
sinh đòa tầng vào các năm 1985, 1993 và 2000.
Trầm tích của hệ tầng chủ yếu gồm các đá vụn thô, màu xám trắng, nâu đỏ và đỏ
tím: cuội kết, sạn kết, cát kết hạt trung – thô đến rất thô chứa cuội sạn và ít lớp sét
kết. Các trầm tích này nằm bất chỉnh hợp trên móng phun trào (andezite và tuff
andezite) có tuổi trước Kainozoi.
Cuội kết, sạn kết và cát kết thường có cấu tạo dạng khối hoặc phân lớp rất dày, độ
chọn lọc kém, gắn kết yếu. Thành phần chính của cuội và sạn là các đá phun trào
(andezite, tuff andezite, dacite, rhyolite), đá biến chất (quarzite, đá phiến mica), đá
Trang 12
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
vôi và ít mảnh granitoid. Đây là các trầm tích được thành tạo trong môi trường lục đòa
trong điều kiện năng lượng cao của thời kì đầu sụt lún, tách giãn hình thành các đòa
hào. Do vậy, diện phân bố của các thành tạo này chắc chắn chỉ giới hạn tại sườn của
một số hố sụt của bồn Cửu Long. Bề dày của hệ tầng tại giếng khoan CL – 1 là 880m.
Tại một số nơi như giếng khoan 09 – Sói – 1X, từ độ sâu 2941 – 3280m cũng phát
hiện một tập cuội kết, sạn kết và cát kết hạt thô dạng khối dày tới 339m phủ bất chỉnh
hợp trực tiếp lên đá móng granitoid tuổi Jura. Cuội kết, sạn kết có độ chọn lọc và mài
tròn kém, tuy nhiên chúng được gắn kết tốt hơn do nằm ở độ sâu lớn hơn và thành
phần gồm chủ yếu là các mảnh granitoid (có thành phần gần tương tự như các đá
móng nằm dưới nó).

Các tập trầm tích hạt thô như đã mô tả theo thành phần và tướng môi trường trầm
tích ở trên, có lẽ những thành tạo này là sản phẩm được lắng đọng từ vỏ phong hoá
granitoid nằm không xa nguồn vật liệu trong điều kiện năng lượng rất cao ở thời kì
đầu của quá trình tách giản và sụt lún. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa phát hiện
bằng chứng cổ sinh xác nhận tuổi Eocene cho những tập trầm tích kiểu này.
Theo tài liệu đòa chấn, trầm tích của hệ tầng Cà Cối phủ bất chỉnh hợp trên các
thành tạo trước Đệ Tam. Bề dày hệ tầng ở khu vực cửa sông Hậu khoảng 1000m, ở
trung tâm của bồn có thể dày hơn và chúng chỉ phân bố hạn chế trong các lõm sụt sâu.
Trang 13
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Hệ Paleogene
Thống Oligcene
Phụ thống Oligcene hạ
Hệ tầng Trà Cú

Trầm tích thuộc hệ tầng Trà Cú nằm phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Cà Cối và
được mô tả tại giếng khoan CL – 1 thuộc vùng Cà Cối, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Hệ tầng Trà Cú được các tác giả Nguyễn Giao, Lê Văn Cự (1982), Ngô Trường
San (1988) đặt tên khi nghiên cứu mặt cắt giếng khoan CL – 1. Đỗ Bạt đặt tên là điệp
Trà Cú trong các đề tài nghiên cứu sinh đòa tầng trầm tích bồn Cửu Long vào các năm
1985 và 1993.
Tại giếng khoan CL – 1, từ độ sâu 1082-1220m trầm tích đặc trưng bằng sự xen kẽ
giữa cát, sỏi kết xen với những lớp bột sét chứa cuội, sạn, sỏi. Các cuội sạn có thành
phần thạch học khác nhau, chủ yếu là andezite và granite. Bề dày của hệ tầng ở giếng
khoan CL – 1 đạt 138m.
Phát triển vào khu vực trung tâm của bồn Cửu Long, trầm tích hệ tầng Trà Cú mòn
dần. Trầm tích của hệ tầng này gồm đa phần là các lớp cát kết xen kẹp ít sét kết giàu
vật chất hữu cơ (sét chứa nhiều vunï thực vật và sét chứa than) đôi khi có mặt các lớp
than màu đen, tương đối rắn chắc. Phần lớn đá sét bò biến đổi thứ sinh và nén ép mạnh
thành arglite hoặc đá sét dạng phiến màu xám tối, xám xanh hoặc xám nâu, xen kẽ

với các lớp bột kết và cát kết đôi khi có các lớp sét vôi. Thành phần của đá sét gồm
kaolinite, illite và chlorite. Nhiều nơi tập sét này phủ trực tiếp lên móng (vòm trung
tâm Bạch Hổ, Rạng Đông) và đóng vai trò là một tầng chắn tốt mang tính đòa phương
Trang 14
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
cho các vỉa chứa dầu trong đá móng ở mỏ Bạch Hổ, Tây Nam Rồng, Rạng Đông, Sư
Tử Đen…
Cát kết, bột kết có thành phần đa khoáng thuộc loại Arkose, hạt từ nhỏ đến thô đôi
khi rất thô hoặc cát chứa cuội và sạn (thường gặp ở phần dưới). Hạt vụn có độ chọn
lọc và mài tròn kém – trung bình, hình dạng hạt từ bán góc cạnh đến bán tròn cạnh.
Thành phần giàu feldspar, thạch anh và mảnh đá (chủ yếu các mảnh granitoid, ít
mảnh đá phun trào và biến chất). Điều đó chứng tỏ nguồn cung cấp vật liệu để hình
thành nên các trầm tích hệ tầng Trà Cú chủ yếu được vận chuyển từ các sản phẩm
phong hoá, bóc tròn của móng granitoid.
Cát kết nhìn chung rất rắn chắc do được gắn kết tốt bởi một lượng lớn xi măng sét,
carbonate, thạch anh, zeolite, đôi khi là anbite và epidote, là kết quả của quá trình
biến đổi thứ sinh từ catagenes muộn (phần trên) cho tới giai đoạn biến chất sớm (phần
lớn trầm tích nằm sâu dưới 4200m). Kết quả của quá trình biến đổi thứ sinh cao làm
giảm phần lớn độ rỗng và độ thấm nguyên sinh, tuy nhiên quá trình biến đổi này lại
hình thành nên đặc tính chứa thứ sinh (lỗ rỗng dạng hoà tan, hang hốc và khe nứt).
Loại cát kết, bột kết này chứa dầu ở các mức độ khác nhau đã được phát hiện ở mỏ
Bạch Hổ, Rồng và một số cấu tạo khác.
Trầm tích hệ tầng Trà Cú được hình thành trong điều kiện tướng đá, môi trường trầm
tích khác nhau từ sườn tích, lũ tích, bồi tích, sông, kênh rạch và đầm lầy ven sông. Hệ
tầng Trà Cú có chiều dày được phát hiện theo giếng khoan CL – 1 thay đổi từ 100 –
500m ở các vòm nâng, còn ở các trũng đòa hào đạt trên 1000m. Hệ tầng Trà Cú phủ
bất chỉnh hợp trực tiếp trên các đá móng và hệ tầng này tương đương tập đòa chấn E.
Trang 15
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Hệ Paleogene

Thống Oligocene
Phụ thống Oligocene thượng
Hệ tầng Trà Tân
Hệ tầng Trà Tân phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng Trà Cú.
Hệ tầng Trà Tân được các tác giả Lê Văn Cự (1982), Phan Trung Điền (1985),
Ngô Trường San (1981 và 1993) và Đỗ Bạt (năm 2000) nghiên cứu và đặt tên là hệ
tầng Trà Tân. Nhưng tác giả Đỗ Bạt đặt tên là điệp Trà Tân trong các nghiên cứu sinh
đòa tầng trầm tích bồn trũng Cửu Long.
Hệ tầng Trà Tân lần đầu tiên được mô tả tại giếng khoan 15 – A – 1X trên cấu tạo
Trà Tân ở khoảng độ sâu 2535-3038m. Tại đây trầm tích chủ yếu là cát kết hạt nhỏ
đến trung bình màu xám trắng, xi măng carbonate chuyển dần lên trên nhiều lớp bột
và sét kết màu nâu và đen có xen các lớp than mỏng, có chỗ phát hiện thấy
glauconite. Đá biến đổi ở giai đoạn Katagenes muộn. Bề dày của hệ tầng ở giếng
khoan này đạt 503m.
Trầm tích hệ tầng Trà Tân phân bố rỗng rãi hơn so với hệ tầng Trà Cú và với bề
dày thay đổi khá lớn ở tại các khu vực khác nhau của bồn. Nhìn chung, vào thời kì
thành tạo hệ tầng này đòa hình cổ đã trải qua quá trình bóc mòn và san bằng nên diện
phân bố của trầm tích có vẻ liên tục và phát triển rộng hơn so với các thời kì trước.
Trong điều kiện cổ đòa lý như vậy, lát cắt trầm tích hệ tầng Trà Tân có sự xen kẽ giữa
sét kết (chiếm 40 – 70% mặt cắt), bột kết, cát kết và ở nhiều nơi đã xuất hiện các lớp
đá phun trào núi lửa có thành phần khác nhau.
Trang 16
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Đá sét kết rắn chắc, thường có màu xám sáng, xám đen đến xám xanh đôi khi có
màu nâu nhạt (tại các giếng khoan 09.1-R-8, 15-B-1X, 15-G-1X…) thường đặc trưng
bằng cấu tạo khối, phân lớp mỏng, xiên chéo hoặc gợn sóng. Nhiều lớp sét có chứa
vôi, vật liệu hữu cơ, vụn than hoặc xen kẽ các lớp than lignite và chúng đóng vai trò
tầng sinh dầu tốt. Thành phần đá sét chủ yếu là kaolinite, illite, chlorite và phần trên
đôi khi vẫn còn một lượng nhất đònh các khoáng vật sét thuộc nhóm hỗn hợp illite /
montmorilonite.


Đá cát kết, bột kết thường có màu xám sáng đến xám xanh, đôi khi xám phớt nâu
hoặc tím phớt đỏ (tại các giếng khoan 09.1-R-6, 09.1-R-9, 15-G-1X) phần nhiều là
Arkose, Lithic Arkose, hạt nhỏ đến trung bình, bán góc cạnh đến bán tròn cạch được
gắn kết bởi xi măng carbonate, sét, thạch anh và đôi khi anhyrite. Cát kết phần trên
của mặt cắt đôi chỗ có mặt glauconite là bằng chứng tồn tại cho môi trường vũng vònh.
Tỉ lệ cát kết/sét kết tăng dần khi đi từ phía trung tâm của bể (cấu tạo Rạng Đông,
Bạch Hổ) về phía Tây Nam (lô 16, 17 cát kết chiếm 45 – 65%). Các tập cát kết, bột
kết thuộc hệ tầng Trà Tân ở nhiều nơi là tầng chứa sản phẩm có ý nghóa với độ rỗng
5-15% và độ thấm nhỏ hơn 50 mD.
Nhìn chung, trầm tích của hệ tầng Trà Tân đã bò tác động của các quá trình biến
đổi thứ sinh không giống nhau từ giai đoạn Katagenes sớm (cho các trầm tích nằm
nông hơn 3200m) đến Katagenes muộn (cho phần lớn trầm tích nằm sâu hơn 3500m).
Đá phun trào thường chỉ xuất hiện tại một số khu vực chủ yếu liên quan đến hoạt
động của đứt gãy phân bố tại các lô 16, 17, cấu tạo Rồng (lô 09) và các lô 01, 02 (01-
Ruby-1X, 01-Emerald-1X…) và một vài nơi khác.
Trang 17
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Trầm tích hệ tầng Trà Tân được thành tạo trong các môi trường sông bồi tích, đồng
bằng châu thổ, đầm lầy, hồ, vũng vònh nên có thể phân chia thành 2 phụ hệ tầng đặc
trưng:
Phụ hệ tầng Trà Tân dưới : Phụ hệ tầng Trà Tân dưới tương đương với tập đòa
chấn D. Về thạch học, phụ hệ tầng này có tỉ số cát kết/sét kết khá thấp, phần lớn các
tập sét dày xen kẹp các tập cát mỏng, nhỏ đôi khi có tìm thấy glauconite, pyrite, chứa
nhiều vật liệu hữu cơ, được lắng đọng trong môi trường đầm hồ, vũng vònh. Diện phân
bố tương đối rộng khắp trong toàn bồn trũng Cửu Long và bề dày biến đổi không
nhiều từ 280-690m.
Phụ hệ tầng Trà Tân trên : Phụ hệ tầng Trà Tân trên tương đương với tập đòa
chấn C, được đặc trưng về mặt thạch học, có sự tăng lên về thành phần hạt thô, chứa
hàm lượng vật chất hữu cơ thấp hơn phụ hệ tầng Trà Tân dưới. Môi trường lắng đọng

chủ yếu của phụ hệ tầng này là điều kiện đầm hồ nước lợ. Diện phân bố của phụ hệ
tầng không đều trong toàn bồn, chiều dày biến đổi từ 0 – 280m. Phụ hệ tầng Trà Tân
trên vắng mặt ở trung tâm bồn (cấu tạo Bạch Hổ) và đơn nghiêng Đông Nam (lô 01 và
02). Quan hệ giữa 2 phụ hệ tầng là phủ chỉnh hợp được thể hiện rõ trên các mặt cắt
giếng khoan trên cấu tạo Sư Tử Đen.
Trang 18
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Hệ Neogene
Thống Miocene
Phụ thống Miocene hạ
Hệ tầng Bạch Hổ
Hệ tầng Bạch Hổ được Ngô Trường San (1981, 1988), Lê Văn Cự (1982), Đỗ Bạt
(1986, 1993) nghiên cứu và đặt tên là hệ tầng Bạch Hổ. Tuy nhiên phần sét tầng Bạch
Hổ được Ngô Trường San và Đỗ Bạt xếp vào đáy của hệ tầng Côn Sơn tuổi Miocene
giữa. Hệ tầng Bạch Hổ được Ngô Trường San mô tả và lấy theo tên của giếng khoan
BH – 1 của công ty Mobil khoan năm 1974. Hệ tầng Bạch Hổ phủ bất chỉnh hợp lên
hệ tầng Trà Tân. Mặt cắt chuẩn của hệ tầng Bạch Hổ được mô tả tại giếng khoan
BH – 1 từ độ sâu 2037 – 2960m, bao gồm 2 phần :
Phần dưới: Chủ yếu là sét kết, cát kết phân lớp mỏng màu xám đen, xám xanh
loang lổ với tỉ số cát kết/sét kết khá lớn và xen các lớp bột kết màu xám, màu nâu.

Phần trên : Chủ yếu là sét màu xám nâu chuyển dần lên sét màu xám xanh.
Bề dày của hệ tầng ở giếng khoan 09-BH-1 đạt khoảng 923m. Mặt cắt trầm tích
của hệ tầng Bạch Hổ phản ánh một quá trình biển tiến điển hình cho môi trường đồng
bằng châu thổ. Hệ tầng này tương đương tập đòa chấn B
1
. Hệ tầng Bạch Hổ có thể
phân chia thành 2 phụ hệ tầng:
Phụ hệ tầng Bạch Hổ dưới : (tương đương tập đòa chấn B
1.1

) phụ hệ tầng Bạch Hổ
dưới về mặt thạch học chủ yếu là thành phần cát kết hạt thô được lắng đọng trong môi
trường đồng bằng bồi tích sông năng lượng cao, chứa hàm lượng vật chất hữu cơ
không đáng kể. Xen kẹp các tập trầm tích hạt thô tồn tại một số tập hạt mòn phản ánh
Trang 19
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
điều kiện thành tạo đầm lầy ven sông. Chính các tập hạt mòn thành tạo trong môi
trường này là tầng sinh đòa phương. Thực tế, mặt cắt trầm tích phụ hệ tầng Bạch Hổ
dưới của bồn Cửu Long đã phát hiện được các tích tụ dầu khí trong các thân cát tướng
lòng sông với độ rỗng 15 – 30% và độ thấm lớn hơn 100 mD.
Trầm tích có cấu tạo phân lớp ngang, phân lớp ngang gợn sóng, phân lớp xiên và
xiên mỏng rất phổ biến trong các trầm tích của hệ tầng. Cát kết thường rất đa khoáng,
phần lớn là Arkose Lithic với sự có mặt của feldspar, thạch anh và mảnh đá (granitoid,
phun trào, ít mảnh đá biến chất). Xi măng gắn kết gồm khoáng vật sét, carbonate, đôi
chỗ có anhyrite (Rạng Đông, lô 16 và một số giếng khoan trên cấu tạo Bạch Hổ). Đá
mới bò biến đổi thứ sinh ở giai đoạn Katagenes sớm, do vây không ảnh hưởng đáng kể
đến độ rỗng và độ thấm nguyên sinh của đá. Phụ hệ tầng Bạch Hổ dưới có chiều dày
thay đổi từ 230-600m.
Phụ hệ tầng Bạch Hổ trên : (tương đương tập đòa chấn B
1.2
) về thạch học cho thấy
thành phần trầm tích hạt mòn tăng từ dưới lên trên của mặt cắt. Môi trường trầm tích
đặc trưng cho quá trình biển tiến được bắt đầu từ môi trường đồng bằng bồi tích sông
và kết thúc bằng môi trường biển nông.
Tập sét kết Rotalia, nằm trên cùng của phụ hệ tầng Bạch Hổ trên, có màu lục, xám
lục, phân lớp mỏng xiên chéo và song song, dạng khối. Tuy nhiên màu sắc và bề dày
của tập sét này cũng thay đổi nhiều trong các khu vự ở rìa Tây Nam của bồn (cấu tạo
Rồng, 17-VT-1X, 17-DD-1X,…). Tại các khu vực này đá sét chuyển sang màu tím phớt
đỏ hoặc xám nâu, nâu đỏ và bề dày của tập sét cũng mỏng đi nhiều, khoảng trên dưới
10m so với bề dày cực đại vài chục mét (các giếng khoan ở vùng Đông Bắc của bồn ở

lô 15 – 1 và 01). Tại khu vực đơn nghiêng Đông Nam tập sét này không tồn tại, có thể
do khu vực này gần bờ nên có sự chuyển tướng trầm tích hoặc do bò bóc mòn.
Trang 20
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Nhìn chung, tập đá sét có thành phần tương đối đồng nhất gồm kaolinite, chlorite
và một lượng đáng kể montmorilonite. Thực tế, tập đá sét này được coi như một tầng
đánh dấu và là một tầng chắn dầu khí khu vực cho toàn bồn khu vực trung tâm và phía
Đông của bồn.
Phụ hệ tầng Bạch Hổ trên có chiều dày thay đổi từ 110-390m. Tại nhiều giếng
khoan ở các lô 01, 02, 15-1, 15-2 và 16-BĐ-1X thường xuất hiện các đá núi lửa dày từ
vài mét đến hàng trăm mét (01-Tourquoi-1X) gồm phần nhiều là đá Basalt thường
gặp xen kẽ nhiều lớp chứng tỏ hoạt động núi lửa xảy ra nhiều lần với diện phân bố
rộng.
Hệ Neogene
Thống Miocene
Phụ thống Miocene trung
Hệ tầng Côn Sơn
Hệ tầng Côn Sơn được Ngô Trường San (1981, 1988) và Phan Tùng Điền (2000)
nghiên cứu và đặt tên. Tác giả Đỗ Bạt gọi là điệp Côn Sơn (1986,1993, và 2000) khi
nghiên cứu sinh đòa tầng các trầm tích của bồn Cửu Long. Lê Văn Cự đặt là hệ tầng
Vòm Cỏ trong đồng bằng sông Cửu Long. Hệ tầng Côn Sơn phủ không chỉnh hợp trên
hệ tầng Bạch Hổ.
Trầm tích thuộc hệ tầng Côn Sơn được chọn mô tả đầu tiên tại giếng khoan
15-B-1X trên cấu tạo Côn Sơn từ độ sâu 1583 – 2248m. Chúng bao gồm chủ yếu là
cát kết thạch anh hạt nhỏ có xen 1 – 2 lớp hạt thô, độ chọn lọc từ trung bình đến kém,
Trang 21
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
xi măng là sét và ít carbonate, ở phần trên có xen ít lớp sét và bột kết màu nâu, màu
xám và thấu kính than. Bề dày trung bình của hệ tầng này đạt 665m.


Trầm tích hệ tầng Côn Sơn phân bố tương đối rộng khắp, chúng được hình thành
trong điều kiện môi trường thay đổi từ sông, đồng bằng châu thổ (các lô 16, 17 và Tây
Nam cấu tạo Rồng) đến đầm lầy ven biển và biển nông (lô 01, 02, 09 và 15). Tính
chất biển tăng dần khi đi từ phía dưới lên trên mặt cắt. Trầm tích bò biến đổi thứ sinh
yếu đặc trưng bởi cát kết gắn kết yếu, còn sét kết thường mềm. Mặt cắt trầm tích có
thể phân thành 2 phần chính :

Phần dưới của hệ tầng : Gồm chủ yếu đá cát kết hạt nhỏ đến thô đôi khi cát chứa
cuội và sạn màu xám, xám trắng (Sói-1, 15-G-1X, R-4, R-6) phân lớp dày tới dạng
khối, độ chọn lọc và mài mòn từ trung bình đến kém. Đá gắn kết yếu tới bở rời do ít xi
măng và carbonate. Phần lớn đá cát kết của tầng có độ rỗng và độ thấm thuộc loại rất
tốt và chúng có khả năng là những tầng chứa dầu khí có chất lượng tốt.
Phần trên của hệ tầng : Chuyển dần sang cát kết mòn hạt, hạt nhỏ xen kẽ các lớp
sét kết, sét chứa vôi hoặc đôi khi các lớp đá vôi mỏng màu xám xanh đến nâu đỏ,
vàng nâu loang lổ (Sói-1, 15-G-1X, Rồng-6), các lớp sét chứa than, các thấu kính hoặc
các lớp than nâu mỏng màu đen.
Hệ tầng Côn Sơn có bề dày từ 660-1000m (tương đương tập đòa chấn B
2
). Môi
trường trầm tích của hệ tầng Côn Sơn chuyển từ đồng bằng bồi tích ven biển sang tam
giác châu đến biển nông.
Trang 22
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Hệ Neogene
Thống Miocene
Phụ thống Miocene thượng
Hệ tầng Đồng Nai
Hệ tầng Đồng Nai được Ngô Trường San (1981, 1988) nghiên cứu và đặt tên là hệ
tầng Đồng Nai, Đỗ Bạt (1986) gọi là điệp Côn Sơn, Lê Văn Cự (1982) gọi là hệ tầng
Vàm Cỏ và Đỗ Bạt (1993 và 2000) gọi là điệp Đồng Nai. Trầm tích hệ tầng Đồng Nai

phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích hệ tầng Côn Sơn theo kiểu biển tiến.
Mặt cắt chuẩn của hệ tầng Đồng Nai được xác lập tại giếng khoan 15-G-1X trên
cấu tạo Đồng Nai, ở độ sâu 650 – 1330m. Trầm tích gồm những lớp cát kết hạt nhỏ
đến trung bình. Cát kết, sạn kết chuyển dần lên trên là cát kết xen bột kết, sét kết và
than. Có nơi thấy pyrite và glauconite là bằng chứng cho môi trường biển khử. Bề dày
của hệ tầng ở giếng khoan này là 680m. Hệ tầng Đồng Nai có mặt trong toàn bộ khu
vực bao gồm các trầm tích được hình thành trong môi trường sông, đồng bằng châu
thổ, đầm lầy ven biển, ven sông. Trầm tích đang ở giai đoạn thành đá sớm
(Diagenesis sớm), đá mới chỉ bò gắn kết yếu hoặc còn bở rời và dễ tan trong nước. Hệ
tầng gồm 2 phần chính :
Phần dưới : Gồm chủ yếu là trầm tích hạt thô, cát hạt trung đến thô lẫn sạn, sỏi đôi
khi chứa cuội. Đá cát có cấu tạo phân lớp dày hoặc dạng khối độ chọn lọc và mài tròn
trung bình đến kém, thường chứa nhiều mảnh vụn hoá đá động vật, pyrite đôi khi có
glauconite. Chuyển lên trên cát và cát kết chủ yếu là hạt nhỏ, màu xám sáng, xám
phớt nâu; bột và bột kết với sét và sét kết xen kẽ những vỉa than nâu hoặc sét chứa
các di tích thực vật hoá than.
Trang 23
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
Phần trên : Trầm tích đá hạt mòn với các hạt nhỏ chủ yếu là bột và sét có màu
khác nhau cứa nhiều hoá đá động vật.

Hệ tầng Đồng Nai có chiều dày thay đổi từ 500 – 700m và được phản ánh trên tập
đòa chấn B
3
. Các lớp có xu thế hạt mòn hướng lên trên.
Thống Pliocene và hệ Đệ Tứ
Hệ tầng Biển Đông
Hệ tầng Biển Đông được Ngô Trường San (1981, 1988) gọi là hệ tầng Cửu Long,
Lê Văn Cự (1982) và Đỗ Bạt gọi tên là hệ tầng Biển Đông.
Hệ tầng Biển Đông được quan sát và mô tả lần đầu tiên tại giếng khoan 15-G-1X,

trầm tích của hệ tầng lúc đầu gọi là hệ tầng Cửu Long. Tuy nhiên, sau này khi nghiên
cứu và liên hệ với các trầm tích Pliocene được thành tạo khắp Biển Đông, Lê Văn Cự
đã gọi là hệ tầng Biển Đông. Hệ tầng này dày khoảng 250-650m tại giếng khoan
15-G-1X và gồm 2 phần :
Phần dưới : Đặc trưng là cát thạch anh thô có màu xám trắng.
Phần trên : Ưu thế là sét và bột kết. Bề dày của hệ tầng này khoảng 400m.
Diện phân bố của hệ tầng Biển Đông rộng khắp toàn bồn Cửu Long và được thành
tạo chủ yếu trong môi trường biển nông và trầm tích còn bở rời. Mặt cắt trầm tích gồm
chủ yếu là cát thạch anh màu xám, xám sáng, xám lục hoặc xám phớt nâu; cấp độ hạt
từ trung bình đến thô xen kẽ ít lớp sét và bột. Cát phân lớp dày hoặc dạng khối, hạt
vụn có độ chọn lọc và mài tròn trung bình đến tốt, thường chứa phong phú mảnh vụn
Trang 24
Tiểu luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Hưng Mạnh Tuân
hoá đá động vật biển, pyrite và đôi khi có các mảnh vụn than. Hệ tầng Biển Đông có
chiều dày thay đổi từ 400 – 700m (tương đương tập đòa chấn A).
B. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC BỂ CỬU LONG
Các đặc điểm cấu trúc khu vực bồn trũng Cửu Long (được hình thành từ Eocene
đến Oligocene) có thể được chia thành 4 yếu tố cấu trúc chính:
+ Phụ bồn trũng Bắc Cửu Long: Có cấu trúc phức tạp hơn cả, bao gồm các lô 15 – 1,
15 – 2 và phần phía Tây lô 01 và 02. Các yếu tố cấu trúc chính theo phương Đông
Bắc – Tây Nam, còn phương Đông – Tây thì ít nổi bật hơn, đặc biệt là khu vực phía
Đông và Đông Bắc của phụ bồn.
+ Phụ bồn trũng Tây Nam Cửu Long (hay phụ bồn Tây Bạch Hổ): Với các yếu tố cấu
trúc chính có hướng Đông Tây và sâu dần về phía Đông.
+ Phụ bồn trũng Đông Nam Cửu Long (hay phụ bồn trũng Đông Bạch Hổ): Được đặc
trưng bởi một máng sâu có ranh giới phía Bắc là hệ thống đứt gãy Nam Rạng Đông.
Ranh giới phía Tây là hệ thống đứt gãy Đông Bạch Hổ, phía Đông tiếp giáp với một
sườn dốc của khối nâng Côn Sơn. Tại đây, hệ thống đứt gãy phương Đông – Tây và
phương Bắc – Nam chiếm ưu thế.
+ Đới cao trung tâm (hay đới cao Rồng – Bạch Hổ): Ngăn cách phụ bồn Tây Bạch Hổ

và Đông Bạch Hổ. Đới cao này gắn với đới nâng Côn Sơn ở phía Nam, phát triển theo
hướng Bắc – Đông Bắc và kết thúc ở phía Bắc mỏ Bạch Hổ. Các đứt gãy chính có
Trang 25

×