Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.83 KB, 11 trang )

DAT LUAT LAW FIRM
ThuThiemBuilding
40/1 Tran Nao St., Binh An Ward, Dist. 2, HCMC
Tel.: (+848) 6260 7101
Fax: (+848) 6260 7103
Email:
Web: www.dlf.vn

The Best Solutions For Investment Values

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Cập nhật ngày 08/6/2015)
Nếu như trước đây không có quy định cụ thể về các điều kiện để nghiệm thu hoàn thành
hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng thì kể từ ngày 01/7/2015,
việc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng
phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: (i) các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm
thu; kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật theo quy định của
thiết kế xây dựng, (ii) không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng
đến an toàn khai thác, sử dụng công trình và (iii) được cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa
cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; được cơ quan phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
của dự án và văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp
luật có liên quan, nếu có.
Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày
12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (“Nghị định
46/2015/NĐ-CP”). Bên cạnh đó, Nghị định 46/2015/NĐ-CP còn rút ngắn thời gian cơ quan
có thẩm kiểm thực hiện kiểm tra nghiệm thu của CĐT và ra văn bản chấp nhận kết quả
nghiệm thu của CĐT xuống còn 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I (theo quy
định cũ là 30 ngày làm việc) và 10 ngày đối với các công trình còn lại (quy định cũ là 15
ngày làm việc) kể từ khi kết thúc kiểm tra.
Do đó, Đất Luật tiếp tục cập nhật những nội dung mới của Nghị định 46/2015/NĐ-CP vào


Chuyên đề này để Quý Khách hàng theo dõi và áp dụng vào hoạt động của doanh nghiệp
mình. Cụ thể như sau:

I.

Quy định pháp luật về nghiệm thu công trình xây dựng:

1.

Giai đoạn khảo sát xây dựng - Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng1:
a) Căn cứ nghiệm thu:
-

Hợp đồng khảo sát xây dựng;

-

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được
duyệt;

-

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây dựng.

b) Nội dung nghiệm thu:
-

Kiểm tra chất lượng báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với nhiệm vụ khảo
sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được phê duyệt;
Page 1 of 11



Nghiệm thu công trình xây dựng

-

Kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù
hợp về quy cách, số lượng và các nội dung khác theo quy định của hợp đồng
khảo sát xây dựng;

-

Kết luận về việc nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

c) Thành phần tham gia:
-

Người đại diện theo pháp luật của CĐT hoặc người được ủy quyền;

-

Người giám sát khảo sát của CĐT;

-

Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu khảo sát xây dựng hoặc người
được ủy quyền;

-


Chủ nhiệm khảo sát của nhà thầu khảo sát xây dựng.

d) Nội dung biên bản nghiệm thu:

2.

-

Đối tượng nghiệm thu;

-

Thành phần trực tiếp nghiệm thu;

-

Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

-

Kết luận nghiệm thu (đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu);

-

Chữ ký, họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân
của các thành phần trực tiếp nghiệm thu.

Giai đoạn thiết kế xây dựng công trình - Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công
trình2:
a) Căn cứ nghiệm thu:

-

Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;

-

Nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế bước trước đã được phê duyệt;

-

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;

-

Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được CĐT tổ chức thẩm định và phê
duyệt.

b) Thành phần nghiệm thu:
-

Người đại diện theo pháp luật của CĐT;

-

Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế;

-

Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình.


c) Nội dung biên bản nghiệm thu:
-

Đối tượng nghiệm thu;

-

Thành phần trực tiếp nghiệm thu;

-

Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

-

Đánh giá chất lượng và số lượng hồ sơ thiết kế đối chiếu với các yêu
cầu kỹ thuật và yêu cầu của hợp đồng;

-

Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ thiết kế;

Chuyên đề pháp lý

Trang 2/11


Nghiệm thu công trình xây dựng

3.


-

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và các kiến nghị khác nếu có);

-

Chữ ký, họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân
của các thành phần trực tiếp nghiệm thu.

Giai đoạn thi công xây dựng công trình:

3.1 Nghiệm thu công việc xây dựng (nhằm để chuyển bước thi công )3:
a) Căn cứ nghiệm thu:
-

Quy trình kiểm tra, giám sát, nghiệm thu đã được thống nhất giữa CĐT và các
nhà thầu có liên quan;

-

Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu;

-

Biên bản kiểm tra, nghiệm thu nội bộ của nhà thầu (nếu có);

-

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế đã được CĐT chấp

thuận liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

-

Phần chỉ dẫn kỹ thuật có liên quan;

-

Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm có liên quan;

-

Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối
tượng nghiệm thu.

b) Nội dung và trình tự nghiệm thu:
-

Kiểm tra công việc xây dựng đã thực hiện tại hiện trường;

-

Kiểm tra các số liệu quan trắc, đo đạc thực tế, so sánh với yêu cầu của thiết kế;

-

Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường;

-


Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng với yêu cầu của thiết kế;

-

Kết luận về việc nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công.
Trường hợp công việc xây dựng không nghiệm thu được, người giám sát thi
công xây dựng của CĐT hoặc của tổng thầu phải nêu rõ lý do bằng văn bản
hoặc ghi vào nhật ký thi công xây dựng công trình.

c) Thành phần nghiệm thu:
-

Người giám sát thi công xây dựng công trình của CĐT hoặc của tổng thầu đối
với hình thức hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng;

-

Người trực tiếp phụ trách thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình
hoặc của nhà thầu phụ đối với hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng;

-

Đối với các hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng, người giám sát thi công xây
dựng công trình của CĐT có thể chứng kiến công tác nghiệm thu hoặc trực tiếp
tham gia nghiệm thu khi cần thiết.

d) Nội dung biên bản nghiệm thu:
-

Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu);


-

Thành phần trực tiếp nghiệm thu;

-

Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

Chuyên đề pháp lý

Trang 3/11


Nghiệm thu công trình xây dựng

-

Kết luận nghiệm thu cho một hay nhiều công trình xây dựng của một hạng mục
công trình theo trình tự thi công (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu,
đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo).

-

Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu
có); chữ ký, họ và tên, chức vụ của những người trực tiếp nghiệm thu;

Lưu ý:
-


Biên bản nghiệm thu có thể kèm theo các phụ lục, nếu có;

-

Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có thể được lập cho từng công việc
xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công
trình theo trình tự thi công.

Người có trách nhiệm của CĐT hoặc của tổng thầu phải tổ chức nghiệm thu kịp
thời, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu
thi công xây dựng, hoặc thông báo lý do từ chối nghiệm thu bằng văn bản cho nhà
thầu thi công xây dựng.
Trong trường hợp quy định CĐT chứng kiến công tác nghiệm thu của tổng thầu đối
với nhà thầu phụ, nếu người giám sát của CĐT không tham dự nghiệm thu và không
có ý kiến bằng văn bản thì tổng thầu vẫn tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng
của nhà thầu phụ. Biên bản nghiệm thu trong trường hợp này vẫn có hiệu lực pháp
lý.
3.2 Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng4:
Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc một bộ phận công trình có thể được
đặt ra khi các bộ phận công trình này bắt đầu chịu tác động của tải trọng theo thiết
kế hoặc phục vụ cho việc thanh toán khối lượng hay kết thúc một gói thầu xây dựng.
Tuy nhiên, Nghị định 46/2015/NĐ-CP đã quy định rõ các trường hợp phải thực hiện
nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng. Cụ thể,
theo quy định tại Điều 30 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì căn cứ vào điều kiện cụ
thể của từng công trình, CĐT và nhà thầu thi công xây dựng có thể thỏa thuận về việc
nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc một bộ phận công trình xây dựng trong
các trường hợp sau:
i) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực
hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn
thi công tiếp theo;

ii) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
a) Căn cứ nghiệm thu:
-

Các tài liệu như quy định đối với nghiệm thu công việc xây dựng nêu tại điểm a
Mục 3.1 nêu trên;

-

Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan tới giai đoạn thi
công xây dựng hoặc bộ phận công trình được nghiệm thu.

b) Nội dung nghiệm thu và thành phần tham gia:
CĐT, người giám sát thi công xây dựng công trình của CĐT, tổng thầu và nhà thầu
thi công xây dựng có liên quan thỏa thuận về:
Chuyên đề pháp lý

Trang 4/11


Nghiệm thu công trình xây dựng

-

Thời điểm nghiệm thu;

-

Trình tự và nội dung nghiệm thu;


-

Thành phần tham gia nghiệm thu.

c) Nội dung biên bản nghiệm thu:
-

Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây
dựng được nghiệm thu);

-

Thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; kết luận
nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai
giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bộ phận
công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình đã hoàn thành và các yêu cầu
khác nếu có);

-

Chữ ký, tên và chức danh của những người tham gia nghiệm thu.
Biên bản nghiệm thu có thể kèm theo các phụ lục có liên quan.

3.3 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa
vào sử dụng5:
Theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP6 thì điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình
vào sử dụng là công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định; đối
với các công trình phải được kiểm tra công tác nghiệm thu như được nêu tại Mục II
dưới đây thì phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn
bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của CĐT. Riêng công trình sử dụng vốn ngân sách

nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, CĐT chỉ được quyết toán hợp đồng thi
công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên.
Một trong những nội dung mới đáng chú ý của Nghị định 46/2015/NĐ-CP là quy định
về điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để
đưa vào sử dụng. Cụ thể, để tiến hành việc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công
trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng phải đáp ứng các điều kiện sau:
Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu. Kết quả thí nghiệm, kiểm
tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng.

i)

ii) Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an toàn
khai thác,sử dụng công trình
iii) Được cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng
cháy và chữa cháy theo quy định vủa pháp luật phòng cháy và chữa cháy; được cơ
quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp giấy chứng nhận hoàn
thành công trình bảo vệ môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường và văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền khác theo quy
định của pháp luật có liên quan, nếu có.
a) Căn cứ nghiệm thu:
-

Quy trình kiểm tra, giám sát, nghiệm thu đã được thống nhất giữa CĐT và các
nhà thầu có liên quan;

-

Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu;

Chuyên đề pháp lý


Trang 5/11


Nghiệm thu công trình xây dựng

-

Biên bản kiểm tra, nghiệm thu nội bộ của nhà thầu (nếu có);

-

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế đã được CĐT chấp
thuận liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

-

Phần chỉ dẫn kỹ thuật có liên quan;

-

Biên bản nghiệm thu các công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc
bộ phận công trình xây dựng đã thực hiện (nếu có);

-

Kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm, đo lường, hiệu chỉnh, vận hành thử đồng
bộ hệthống thiết bị và kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có);

-


Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;

-

Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng
chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định;

-

Kết luận của cơ quan chuyên môn về xây dựng về việc kiểm tra công tác
nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

b) Nội dung nghiệm thu:
-

Kiểm tra chất lượng công trình, hạng mục công trình tại hiện trường đối chiếu
với yêu cầu của thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;

-

Kiểm tra bản vẽ hoàn công;

-

Kiểm tra các số liệu thí nghiệm, đo đạc, quan trắc, các kết quả thử nghiệm, đo
lường, vận hành thử đồng bộ hệ thống thiết bị; kết quả kiểm định chất lượng
công trình (nếu có);

-


Kiểm tra các văn bản thỏa thuận, xác nhận hoặc chấp thuận của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận
hành; kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng và các văn bản
khác có liên quan;
Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;

-

Kết luận về việc nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng.

c) Thành phần nghiệm thu:
-

Phía CĐT: người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của CĐT,
người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của CĐT; người
đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng
công trình của nhà thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình (nếu
có);

-

Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: người đại diện theo pháp luật và
người phụ trách thi công của tổng thầu, các nhà thầu thi công xây dựng chính có
liên quan;

-

Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu
của CĐT: người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế;


-

Trường hợp CĐT không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình thì khi
nghiệm thu CĐT có thể mời chủ quản lý, chủ sử dụng công trình tham
gia chứng kiến nghiệm thu.

Chuyên đề pháp lý

Trang 6/11


Nghiệm thu công trình xây dựng

d) Nội dung biên bản nghiệm thu:
-

Đối tượng nghiệm thu (tên hạng mục công trình hoặc công trình nghiệm thu);

-

Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

-

Thành phần tham gia nghiệm thu;

-

Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng

hoàn thành so với nhiệm vụ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của
hợp đồng xây dựng;

-

Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành
hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa
chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có); chữ ký, họ tên, chức vụ
người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân của thành phần trực tiếp
nghiệm thu; biên bản nghiệm thu có thể kèm theo các phụ lục nếu cần thiết.

Lưu ý:
Công trình, hạng mục công trình xây dựng vẫn có thể được nghiệm thu đưa vào sử
dụng trong trường hợp còn tồn tại một số sai sót của thiết kế hoặc khiếm
khuyết trong thi công xây dựng nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực,
tuổi thọ, công năng, mỹ quan của công trình và không gây cản trở cho việc khai
thác, sử dụng công trình theo yêu cầu thiết kế. Các bên có liên quan phải quy định
thời hạn sửa chữa các sai sót này và ghi vào biên bản nghiệm thu. Ngoài ra, theo
quy định mới của Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì CĐT phải tổ chức nghiệm thu hoàn
thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công
việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành.

II.

Quy định về kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng:

1.

Các công trình phải được kiểm tra công tác nghiệm thu7:
Theo quy định mới của Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì các công trình phải được kiểm

tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm:
a. Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo
danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định hàng năm;
b. Công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân
sách;
c. Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng được nêu tại Phụ lục II của
Nghị định 46/2015/NĐ-CP, trừ các công trình nêu tại điểm (a) và (b) Mục này
(như nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên…);
d. Công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường được cơ quan có thẩm quyền kiểm
tra theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2.

Cơ quan kiểm tra công tác nghiệm thu8:
- Theo quy định mới của Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì cơ quan kiểm tra công tác
nghiệm thu công trình xây dựng như sau:

Chuyên đề pháp lý

Trang 7/11


Nghiệm thu công trình xây dựng

- Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây được thành lập và hoạt động theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm tra đối với công trình tại điểm
(a) nêu trên;
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ xây dựng và Bộ quản lý công trình
xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn
đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định khoản 1, khoản 2 Điều 51

của Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt,
công trình do Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quyết
định đầu tư, công trình do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc
làm CĐT , trừ các công trình được nêu tại điểm (a);
- Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công
trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của Sở theo quy định tại
khoản 4 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP trừ các công trình được quy định tại
điểm (a), (b);
- UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền thực hiện kiểm tra đối với một số công trình cấp III,
IV thuộc trách nhiệm của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên
ngành cho Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện thực
hiện;
- Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục
công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng nêu trên thì cơ quan chủ trì tổ
chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công
trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công
trình;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các
công trình quốc phòng, an ninh.
3.

Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu9:
a) Thời gian CĐT gửi báo cáo:
Trước 10 ngày làm việc (đối với công trình cấp II, III và cấp IV) hoặc trước 20
ngày làm việc (đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I) so với ngày CĐT dự kiến tổ
chức nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng, CĐT phải gửi
cho cơ quan có thẩm quyền nêu tại khoản 2 nêu trên báo cáo hoàn thành hạng mục
công trình hoặc hoàn thành công trình cùng danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục
công trình hoặc công trình.
Theo quy quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì:

-

Ngay sau khi khởi công, CĐT có trách nhiệm báo cáo gửi cơ quan có thẩm
quyền các thông tin sau: tên và địa chỉ liên lạc của CĐT, tên công trình, địa
điểm xây dựng, quy mô và tiến độ thi công dự kiến của công trình;

-

Cơ quan có thẩm quyền thông báo cho CĐT kế hoạch kiểm tra, tổ chức thực
hiện kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng
công trình chậm nhất sau 07 (bảy) ngày, kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra;

-

Tối thiểu trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10
ngày đối với các công trình cấp còn lại so với ngày CĐT dự kiến tổ chức

Chuyên đề pháp lý

Trang 8/11


Nghiệm thu công trình xây dựng

nghiệm thu theo quy định, CĐT phải gửi văn bản đề nghị kiểm tra công tác
nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng tới cơ quan
có thẩm quyền.
b) Nội dung kiểm tra nghiệm thu:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện các công việc sau trong quá trình
kiểm tra nghiệm thu:

i) Kiểm tra công trình, hạng mục công trình hoàn thành, kiểm tra sự tuân thủ quy
định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng khi nhận được
báo cáo của CĐT; kiểm tra công tác nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi
công xây dựng quan trọng của công trình khi cần thiết;
ii) Yêu cầu CĐT và các bên có liên quan giải trình và khắc phục các tồn tại (nếu
có);
iii) Yêu cầu CĐT và các bên có liên quan kiểm định chất lượng bộ phận, hạng mục
hoặc toàn bộ công trình khi cần thiết.
Ngoài ra, theo quy định mới của Nghị định 46/2015/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm
quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc
kiểm tra.
c) Kết quả kiểm tra nghiệm thu:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành kết luận bằng văn bản về các nội
dung kiểm tra trong thời hạn 15 ngày làm việc (đối với công trình cấp III và cấp
IV) hoặc 30 ngày làm việc (đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II) kể từ
khi nhận được hồ sơ báo cáo của CĐT. Kể từ ngày 01/7/2015 thì thời hạn này được
rút xuống còn 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và 10 ngày đối với các
công trình còn lại kể từ khi kết thúc kiểm tra.
Nếu quá thời hạn nêu trên mà CĐT chưa nhận được văn bản của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu thì CĐT được
quyền tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Cơ quan quản lý nhà nước
nêu trên chịu trách nhiệm về việc không có kết luận kiểm tra của mình.
4.

Chi phí :
Nghị định 46/2015/NĐ-CP đã có quy định mới liên quan đến chi phí cho việc kiểm tra
công tác nghiệm thu. Cụ thể, chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá
trình thi công và hoàn thành thi công xây dựng do CĐT lập dự toán, thẩm định, phê
duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư công trình xây dựng10.


III. Chế tài xử lý vi phạm:
1.

Xử phạt vi phạm hành chính:
Hành vi vi phạm

Stt

1

Biện pháp xử phạt

Tổ chức nghiệm thu kết quả khảo CĐT bị phạt tiền từ 10 triệu – 20 triệu
sát xây dựng không đúng trình tự, đồng11.
thủ tục quy định

Chuyên đề pháp lý

Trang 9/11


Nghiệm thu công trình xây dựng

2

3

4

Không tổ chức nghiệm thu báo cáo CĐT bị phạt tiền từ 30 triệu – 40 triệu

kết quả khảo sát xây dựng
đồng và buộc hủy kết quả khảo sát12.
Không tổ chức nghiệm thu hoặc tổ Đối với CĐT: Phạt tiền từ 15 triệu –
chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây 20 triệu đồng; Buộc lập, thẩm định,
dựng không đúng quy định
phê duyệt lại thiết kế, dự toán hoặc
giá gói thầu có vi phạm theo đúng quy
định của Nhà nước làm cơ sở phê
duyệt lại giá chỉ định thầu hoặc giá
trúng thầu13.
Đối với nhà thầu: Phạt tiền từ 20 triệu
– 30 triệu đồng. Tước quyền sử dụng
chứng chỉ hành nghề từ 6 tháng đến
12 tháng của chủ nhiệm, chủ trì thiết
kế tùy theo mức độ vi phạm; Buộc
nghiệm thu hồ sơ thiết kế theo quy
định14.
Nghiệm thu nhưng không có bản vẽ Nhà thầu bị phạt tiền từ 50 triệu – 60
hoàn công bộ phận công trình, hạng triệu đồng15.
mục công trình; ký hồ sơ nghiệm
thu khi không có chứng chỉ hành
nghề giám sát thi công xây dựng
Một trong các hành vi sau:
- Không tự tổ chức nghiệm thu;

Nhà thầu bị phạt tiền từ 10 triệu – 15
triệu đồng16.

- Nghiệm thu không đúng trình
tự, thủ tục theo quy định;


5

- Xác nhận hồ sơ hoàn thành
công trình không đúng quy
định;
- Không lập các văn bản, tài liệu,
bản vẽ liên quan đến công trình
xây dựng bằng tiếng Việt và
tiếng nước ngoài đối với
trường hợp CĐT hoặc nhà thầu
là người nước ngoài.
Một trong các hành vi sau:
-

6
-

Chuyên đề pháp lý

Nhà thầu bị phạt tiền từ 30 triệu – 40
quả
Nghiệm thu khi chưa có khối triệu đồng và buộc hủy kết 17
nghiệm thu, thanh toán, quyết toán .
lượng thi công;
Nghiệm thu không đúng chất
lượng, khối lượng thi công
thực tế.
Trang 10/11



Nghiệm thu công trình xây dựng

2.

18

Xử lý vi phạm hình sự :
Hành vi vi phạm quy định về xây dựng trong lĩnh vực nghiệm thu công trình mà gây
thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của
người khác thì sẽ bị xử lý vi phạm hình sự như sau:
 Phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
 Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
i)

Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn;

ii) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 Phạt tù từ 08 năm đến 20 năm nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đến 50 triệu đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm..

Lưu ý: Chuyên đề pháp lý này được phát hành cho Quý Khách hàng của Công ty Luật TNHH
Đất Luật nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn hoạt động đầu tư , kinh doanh của Quý Khách hàng . Các
thông tin trong Chuyên đề này chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi đề nghị Quý Khách hàng nên
tham khảo ý kiến chuyên môn đối với các vấn đề cụ thể. Hãy liên hệ trực tiếp với văn phòng của
chúng tôi theo đi ̣a chỉ phía trên để được giải đáp cụ thể nế u Quý Khách hàng có gì chưa rõ liên
quan đế n Chuyên đề này.

© 2015 – Dat Luat Law firm.

For

, please consider the environment before printing.

1

Điều 16 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; Điều 12 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (“Thông tư 10/2013/TT-BXD”).
2
Điều 15 Thông tư 10/2013/TT-BXD.
3
Điều 27 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; Điều 20 Thông tư 10/2013/TT-BXD.
4
Điều 21 Thông tư 10/2013/TT-BXD.
5
Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; Điều 22 Thông tư 10/2013/TT-BXD.
6
Khoản 4 Điều 31 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
7
Khoản 1 Điều 32 NĐ 46/2015/NĐ-CP.
8
Khoản 2 Điều 32 NĐ 46/2015/NĐ-CP; Điều 24 Thông tư 10/2013/TT-BXD.
9
Khoản 4 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ/CP.
10
Khoản 5 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP.
11
Điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định 121/2013/NĐ-CP.

12
Điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
13
Điểm k khoản 2 Điều 9 Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
14
Điều đ khoản 2 Điều 26 Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
15
Điểm d khoản 5 Điều 30 Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
16
Khoản 1 Điều 31 Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
17
Khoản 3, khoản 4 Điều 31 Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
18
Điều 229 Bộ luật hình sự 1999.

Chuyên đề pháp lý

Trang 11/11



×