Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT CHO VỈA B10, MỎ SÓI ĐỎ, BỒN TRŨNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 91 trang )

Lời cảm ơn
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô thuộc trường Đại học Bách Khoa Thành
phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô trong Khoa Kỹ Thuật Địa Chất và Dầu Khí
nói chung và bộ môn Địa Chất Dầu Khí nói riêng đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho
sinh viên những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Văn Xuân đã tận tình chỉ dẫn và đóng góp
ý kiến để sinh viên có thể hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn công ty Cửu Long JOC đã tạo điều kiện thuận lợi cho
sinh viên có một kì thực tập bổ ích tại công ty. Xin cảm ơn các anh chị kĩ sư và kĩ
thuật viên thuộc phòng Sub Surface, đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn Anh và
Thạc sĩ Trần Thị Thúy Vân đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn sinh viên trong quá trình
thực tập.
Cảm ơn sự động viên và giúp đỡ của người thân và bạn bè, những người luôn
sát cánh với sinh viên trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Tiến Hoàng

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

i


Phần mở đầu

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
1.1 Đặt vấn đề


Công tác xây dựng mô hình địa chất của từng tầng chứa là việc làm thiết yếu
nhằm đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ ban đầu cũng như mô phỏng các tính chất của
vỉa. Quá trình này chính là điều kiện căn bản để xác định tính thương mại của mỏ, từ
đó đưa ra những phương án phát triển mỏ phù hợp.
1.2 Mục tiêu và phạm vi luận văn
Xác định bức tranh tổng quát về đặc trưng và hình thái của vỉa trong không gian
ba chiều. Công tác này được giới hạn trong các tài liệu cũng như số liệu địa chất, địa
chấn, địa vật lý giếng khoan, mẫu lõi và mùn khoan tương ứng với phạm vi tầng chứa
B10 thuộc mỏ Sói Đỏ.
1.3 Ý nghĩa luận văn
 Ý nghĩa khoa học
Xây dựng hình ảnh khách quan về môi trường nghiên cứu, cụ thể ở đây là vỉa
B10, mỏ Sói Đỏ.
 Ý nghĩa thực tiễn
Nâng cao tính chính xác trong công tác đánh giá trữ lượng, giảm thiểu rủi ro
trong xây dựng mô hình phát triển mỏ.
1.4 Cơ sở tài liệu của luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
Nguồn tài liệu tham khảo bao gồm số liệu địa chấn, địa chất, mẫu lõi, địa vật lý giếng
khoan, mẫu vụn được cung cấp bởi công ty điều hành chung Cửu Long.
1.5 Nội dung nghiên cứu
-

Xác định và xây dựng bộ dữ liệu đầu vào cho mô hình.

-

Đánh giá độ tin cậy của mô hình.

-


Lập luận trong việc lựa chọn phương pháp mô hình hóa phù hợp.

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

ii


Phần mở đầu
2. Hệ phương pháp nghiên cứu
-

Thu thập, xử lý, phân tích các tài liệu và dữ liệu đã có.

-

Xác định mô hình địa chất phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

-

Ứng dụng địa thống kê trong việc nội suy các đặc tính địa chất cũng như để
đánh giá độ tin cậy và giảm thiểu rủi ro.

3. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về xây dựng mô hình
Chương 3: Xây dựng mô hình địa chất cho vỉa B10 mỏ Sói Đỏ
Kết luận và Kiến nghị


SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

iii


Tóm tắt luận văn

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn trình bày các phương pháp xây dựng mô hình thuộc tính của vỉa chứa
dầu khí bao gồm: mô hình tướng, mô hình phân bố độ rỗng, độ thấm và độ bão hòa
nước.
Nội dung chính của luận văn là sự tóm lược hệ thống các lý thuyết được áp
dụng trong quá trình mô phỏng những thuộc tính địa chất của vỉa B10, mỏ Sói Đỏ, bồn
trũng Cửu Long, đồng thời biện luận mục đích và kết quả thu được khi áp dụng những
phương pháp đó.
Đóng góp của luận văn là trình bày một cách chi tiết quy trình xây dựng mô
hình cấu trúc và mô hình thuộc tính của vỉa từ dữ liệu minh giải địa chấn, minh giải
địa vật lý giếng khoan kết hợp với những nghiên cứu về môi trường trầm tích vỉa. Các
mô hình được trình bày tuần tự từ lý thuyết cơ sở đến áp dụng thực tế.
Luận văn bao gồm ba phần chính. Phần 1 giới thiệu vị trí địa lý, các thuộc tính
địa chất cũng như lịch sử tìm kiếm – thăm dò – khai thác của khu vực đang nghiên
cứu, cụ thể là vỉa B10, mỏi Sói Đỏ, bồn trũng Cửu Long. Phần 2 trình bày ngắn gọn cơ
sở lý thuyết sẽ được ứng dụng trong quá trình xây dựng các mô hình. Phần 3 minh họa
việc áp dụng các lý thuyết trên vào việc xây dựng mô hình địa chất 3D của một vỉa cụ
thể, đánh giá kết quả thu được và đưa ra những hướng phát triển mở rộng.

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

iv



Mục lục

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ ii
1.

Giới thiệu .......................................................................................................... ii

1.1

Đặt vấn đề ......................................................................................................... ii

1.2 Mục tiêu và phạm vi luận văn ....................................................................... ii
1.3 Ý nghĩa luận văn ............................................................................................ ii
1.4 Cơ sở tài liệu của luận văn............................................................................. ii
1.5 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... ii
2.

Hệ phương pháp nghiên cứu ............................................................................ iii

3.

Cấu trúc luận văn ............................................................................................. iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................iv
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT TẬP B10, MỎ SÓI ĐỎ, BỒN
TRŨNG CỬU LONG ......................................................................................................1
1.1


Giới thiệu chung .................................................................................................1

1.2

Đặc điểm địa chất mỏ Sói Đỏ ............................................................................2

1.2.1

Vị trí và lịch sử tìm kiếm thăm dò .............................................................. 2

1.2.2

Đặc điểm địa tầng mỏ Sói Đỏ .....................................................................3

1.2.3

Đặc điểm cấu trúc kiến tạo mỏ Sói Đỏ .......................................................8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT.................12
2.1

Tổng quan về phương pháp mô hình hóa vỉa ..................................................12

2.2

Tóm lược về tướng và trầm tích học ................................................................ 13

2.2.1


Quy luật phân bố tướng .............................................................................15

2.2.2

Hệ quạt phù sa (Alluvial fan) ....................................................................15

2.2.3

Hệ sông bện (Braided River).....................................................................17

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

v


Mục lục
2.2.4

Hệ sông uốn khúc (meandering channels) ................................................18

2.2.5

Hệ tam giác châu thổ (delta) .....................................................................21

2.3

Phương pháp địa vật lý giếng khoan ................................................................ 24

2.3.1


Ứng dụng địa vật lý giếng khoan trong minh giải tướng ..........................24

2.3.2

Xác định hàm lượng sét (Vsh) ..................................................................26

2.3.3

Xác định độ rỗng .......................................................................................28

2.3.4

Xác định độ bão hòa nước.........................................................................32

2.4

Phương pháp địa thống kê ...............................................................................35

2.4.1

Các khái niệm địa thống kê .......................................................................35

2.4.2

Mô hình Variogram ...................................................................................37

2.5

Phương pháp nghiên cứu trong mô hình hóa tướng ........................................42


2.5.1

Phương pháp Pixel – based .......................................................................42

2.5.2

Phương pháp Object – based .....................................................................44

2.6

Các phương pháp xây dựng mô hình phân bố độ rỗng và độ thấm .................46

2.6.1

Phương pháp xác định (deterministic method) .........................................46

2.6.2

Phương pháp ngẫu nhiên (stochastic method) ..........................................49

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT CHO VỈA B10, MỎ SÓI ĐỎ,
BỒN TRŨNG CỬU LONG ..........................................................................................53
3.1

Khái quát ..........................................................................................................53

3.2

Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................54


3.2.1

Tài liệu giếng khoan ..................................................................................54

3.2.2

Tài liệu địa chất .........................................................................................54

3.2.3

Tài liệu địa vật lý giếng khoan ..................................................................58

3.2.4

Các tài liệu khác ........................................................................................58

3.3

Kiểm tra và chuẩn bị thông số đầu vào ............................................................ 58

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

vi


Mục lục
3.4

Xây dựng mô hình cấu trúc ..............................................................................59


3.4.1

Liên kết địa tầng giếng khoan (Well Correlation) ....................................60

3.4.2

Xây dựng mô hình đứt gãy (Fault Modeling) ...........................................63

3.4.3

Xây dựng khung lưới ba chiều (Pillar Gridding). .....................................64

3.4.4

Phân chia tầng và lớp cho vỉa chứa (Zonation and Layering) ..................64

3.5

Xây dựng mô hình tướng (Facies Modeling)...................................................66

3.5.1

Xác định tướng theo số liệu địa vật lý giếng khoan ..................................66

3.5.2

Gán số liệu vào ô mạng (Log Upscaling) .................................................67

3.5.3


Xây dựng mô hình phân bố tướng ............................................................ 68

3.6

Xây dựng mô hình thông số vật lý (Petrophysical Modeling) .........................70

3.6.1

Xây dựng mô hình phân bố độ rỗng..........................................................70

3.6.2

Xây dựng mô hình phân bố độ thấm .........................................................73

3.6.3

Xây dựng mô hình phân bố bão hòa nước ................................................74

3.6.4

Phân tích kết quả các mô hình...................................................................75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 78
PHỤ LỤC ......................................................................................................................79

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

vii



Danh mục hình vẽ
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Vị trí bồn trũng Cửu Long ...............................................................................1
Hình 1.2: Vị trí địa lý mỏ Sói Đỏ ....................................................................................2
Hình 1.3: Cột địa tầng Mỏ Sói Đỏ ...................................................................................5
Hình 1.4: Mặt cắt dọc Mỏ Sói Đỏ .................................................................................11
Hình 1.5: Mặt cắt ngang Mỏ Sói Đỏ .............................................................................11
Hình 2.1: Các môi trường lắng đọng trầm tích chính ....................................................14
Hình 2.3: Hệ thống sông bện .........................................................................................17
Hình 2.4: Các yếu tố cấu thành sông bện ......................................................................18
Hình 2.5: Hệ thống sông uốn khúc ................................................................................19
Hình 2.6: Phân bố vận tốc dòng chảy trong một sông uốn khúc ...................................19
Hình 2.7: Các giai đoạn phát triền của sông uốn khúc ..................................................20
Hình 2.8: Các yếu tố chủ yếu của sông uốn khúc .........................................................21
Hình 2.9: Các thuộc tính của hệ tam giác châu ............................................................. 22
Hình 2.10: Sự phân bố tướng trầm tích trong hệ đồng bằng châu thổ (delta) ...............24
Hình 2.11: Các dạng đường cong Gamma Ray (GR) cơ bản ........................................25
Hình 2.12: Đồ thị xác định Vsh từ IGR ............................................................................27
Hình 2.13: Minh họa dữ liệu độ rỗng trước khi (hình trái) và sau khi (hình phải) tiến
hành chuyển đổi dữ liệu (nguồn Properties Modelling – Schlumberger). ....................37
Hình 2.14: Vectơ phân cách h giữa hai giá trị phân bố. ................................................38
Hình 2.15: Đồ thị variogram thực nghiệm ....................................................................39
Hình 2.16: Phạm vi ảnh hưởng theo variogram dị hướng. ............................................39
Hình 2.17: Biểu đồ variogram dị hướng thực nghiệm ..................................................40
Hình 2.18: Hình dạng các biểu đồ mô hình variogram lý thuyết ..................................42
Hình 2.19: Đường cong phân phối xác suất tích lũy CDF cho các tướng thạch học ....44
Hình 2.20: Biểu đồ hàm phân phối chuẩn – pdf ............................................................ 51

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng


viii


Danh mục hình vẽ
Hình 2.21: Biểu đồ hàm phân phối cộng dồn – cdf .......................................................51
Hình 3.1: Các bước xây dựng mô hình thuộc tính ........................................................53
Hình 3.2: Vị trí phân bố các giếng khoan trong cấu tạo Sói Đỏ ...................................54
Hình 3.3: Cột địa tầng dự đoán của kênh nhánh trong quá trình biển tiến hiện đại tại
đồng bằng châu thổ Mahakam (theo Husein, 2008 và Lambiase, 2010). .....................55
Hình 3.3: Tướng thạch học (lithofacies), tướng bào tử phấn (palynofacies) và môi
trường lắng đọng đối với từng khoảng lấy mẫu cho giếng 15.1-2X ............................. 56
Hình 3.5: Tướng thạch học (lithofacies), tướng bào tử phấn (palynofacies) và môi
trường lắng đọng đối với từng khoảng lấy mẫu cho giếng 15.1-3X ............................. 57
Hình 3.6: Bản đồ đẳng sâu của vỉa B10 ........................................................................59
Hình 3.7: Liên kết địa tầng vỉa B10 ..............................................................................62
Hình 3.8: Mô hình hệ thống đứt gãy của vỉa B10 .........................................................63
Hình 3.9: Mạng lưới 3D (Skeleton Grid) của nóc vỉa B10 (Top B10) .........................64
Hình 3.10: Các biểu hiện log ứng với những tướng khác nhau trong môi trường tam
giác châu ........................................................................................................................66
Hình 3.11: Minh giải tướng từ số liệu địa vật lý giếng khoan cho giếng 15.1-2X-DEV
.......................................................................................................................................67
Hình 3.12: So sánh đường log tướng và kết quả upscale log tướng của 2 giếng 15.1-1X
và 15.1-2X-DEV ............................................................................................................68
Hình 3.13: Mô hình phân bố tướng tập B10..................................................................69
Hình 3.14 Biểu đồ Histogram của mô hình tướng vỉa B10 ...........................................69
Hình 3.15: Mô hình độ rỗng vỉa B10, mỏ Sói Đỏ .........................................................71
Hình 3.17: Đối chiểu mô hình tướng và mô hình độ rỗng tại giếng khoan ..................72
Hình 3.18: Mô hình phân bố độ thấm cho vỉa B10, mỏ Sói Đỏ ....................................73
Hình 3.19: Mô hình phân bố độ bão hòa nước vỉa B10, mỏ Sói Đỏ ............................. 74

Hình 3.20: Biểu đồ histogram của mô hình độ bão hòa nước vỉa B10, mỏ Sói Đỏ ......75

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

ix


Danh mục bảng biểu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thời gian sóng truyền qua khung đá ............................................................. 28
Bảng 2.2. Mật độ khung đá ........................................................................................... 30
Bảng 2.3. Công thức tính hệ số vỉa cho từng loại tầng chứa khác nhau .......................33
Bảng 2.4. Công thức và tính chất của các mô hình variogram cơ bản ..........................41
Bảng 3.1. Thuộc tính của vỉa B10 theo kết quả minh giải từ đường GR ......................60
Bảng 3.2. Số liệu mạng lưới vỉa B10 ............................................................................65

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

x


Chương 1: Khái quát đặc điểm địa chất tập B10 mỏ Sói Đỏ

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT TẬP B10,
MỎ SÓI ĐỎ, BỒN TRŨNG CỬU LONG
1.1

Giới thiệu chung
Bồn trũng Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam, một


phần thuộc khu vực cửa sông Cửu Long, có tọa độ 9o – 11o vĩ độ Bắc, 106o30’ – 109o
kinh độ Đông, chạy dài 400 km theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, từ bờ biển Phan
Thiết ra đến cửa sông Hậu (hình 1.1). Diện tích phân bố của bồn khoảng 36.000 km2,
bao gồm các lô 09, 15, 16, 17 và một phần các lô 01, 02, 25 và 31.
Bồn trũng Cửu Long có dạng hình bầu dục, cong ra phía biển và nằm dọc theo
đường bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận. Bể Cửu Long ngăn với bồn trũng Nam Côn
Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam ngăn cách với bể Malay – Thổ Chu bởi đới
nâng Khorat – Natuna và phía Đông Bắc ngăn cách với bồn trũng Phú Khánh bởi đới
cắt trượt Tuy Hòa.

Hình 1.1: Vị trí bồn trũng Cửu Long

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

1


Chương 1: Khái quát đặc điểm địa chất tập B10 mỏ Sói Đỏ
1.2

Đặc điểm địa chất mỏ Sói Đỏ

1.2.1 Vị trí và lịch sử tìm kiếm thăm dò
a. Vị trí địa lý

Hình 1.2: Vị trí địa lý mỏ Sói Đỏ
Cấu tạo Sói Đỏ thuộc lô 15-1 nằm ở phần Bắc-Đông Bắc bồn trũng Cửu Long
thuộc thềm lục địa Việt Nam. Lô 15-1 cách Thành Phố Hồ Chí Minh 180km về phía
Đông Nam và trải rộng trên diện tích 4634 km2 (hình 1.2). Cấu tạo Sói Đỏ đã được
công bố thương mại ngày 8/8/2001. Các phát hiện này nằm ở phần phía Đông của lô,

dọc theo hướng Tây Bắc đới nâng Rồng-Bạch Hổ-Rạng Đông-Ruby.
b. Lịch sử thăm dò
Công ty liên doanh điều hành Cửu Long JOC (Cuu Long JOC) lô 15-1 được
thành lập ngày 26/10/1998 với ba năm đầu là giai đoạn thăm dò, sau đó được gia hạn
thêm một năm đến 25/10/2002. Các cam kết tối thiểu của giai đoạn thăm dò gồm xử lý
lại 3000 km tuyến địa chấn 2D hiện có, thu nổ-xử lý 280 km2 địa chấn 3D và khoan ba
giếng tìm kiếm. Nhà thầu đã thu nổ hai lần địa chấn 3D riêng biệt (337 km2 và 404
km2), tái xử lý cả địa chấn 2D và 3D, khoan bảy giếng thăm dò và thẩm lượng.
SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

2


Chương 1: Khái quát đặc điểm địa chất tập B10 mỏ Sói Đỏ
-

Năm 1979, công ty Deminex khoan giếng đầu tiên của lô 15-G-1X, giếng
khoan này có nhiều biểu hiện dầu khí trong trầm tích Miocene và Oligocene
nhưng không đủ sâu để đánh giá đầy đủ tầng chứa trong móng.

-

Ngày 6/8/2000: Cửu Long JOC khoan giếng A-X ở phần Tây Nam cấu tạo Sói
Đỏ. Giếng khoan đã thử được 5.655 thùng/ngày từ tầng móng, 1.366
thùng/ngày từ Oligocene và 5.600 thùng/ngày từ Miocene dưới.

-

Ngày 11/3/2001: khoan giếng B-X Pilot, sau đó trong quá trình khoan đã mở
rộng vị trí sang B-XST. Kết quả thử vỉa từ móng của B-XST là 13.223

thùng/ngày

-

Tháng 7/2001: B-XDEV cho kết quả 4.589 thùng/ngày từ móng và 6.443
thùng/ngày từ Miocene dưới.

-

Ngày 9/7/2001: C-X được khoan để thẩm lượng phần trung tâm của cấu tạo Sói
Đỏ, giếng khoan cho dòng với lưu lượng 2.763 thùng/ngày từ móng và 4.662
thùng/ngày từ Miocene dưới. Giếng khoan này đã xác nhận sự có mặt của của
dầu ở cả hai bên đứt gãy lớn chia đôi cấu tạo Sói Đỏ.

-

Việc đánh giá cấu tạo từ tài liệu địa chất, địa vật lý và những kết quả trên cho
phép công bố phát hiện thương mại cấu tạo Sói Đỏ ngày 8/8/2001.

-

Ngày 14/9/2002 khoan giếng 15.1-4X để thẩm lượng phần Tây Bắc mỏ Sói Đỏ.
Kết quả thử vỉa: 7.576 th/ng từ móng và 14.000 th/ng từ Oligocene trên (C30).
Mỏ Sói Đỏ bắt đầu khai thác từ 10/2003 với lưu lượng khoảng
60.000thùng/ngày.

1.2.2 Đặc điểm địa tầng mỏ Sói Đỏ
 Móng trước Đệ Tam
Nóc của móng sâu 2.475m đến 4.000m (điểm tràn), móng Granit monzodiorite
của lô 15-1 nói chung cấu tạo Sói Đỏ nói riêng thường bị xuyên cắt bởi nhiều đai mạch

basalt/andesite, và đỉnh có đới phong hóa dày từ 4 tới 55 mét.
Thành phần khoáng vật của móng Granit thường gồm 15÷25% thạch anh,
15÷30% fenpat kali (chủ yếu là Octocla, thỉnh thoảng có Microlin), 20÷30% Mica.
Khoáng vật thứ sinh thường là clorit, epidot, zeolit, canxit và khoáng vật không thấu
quang như pyrit và oxit sắt.
SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

3


Chương 1: Khái quát đặc điểm địa chất tập B10 mỏ Sói Đỏ
Thạch anh monzodiorit và monzodiorit gồm 2÷10% thạch anh, 15÷20% fenpat
kali, 40÷50% plagiocla và 1÷3% mica. Thành phần khoáng vật thứ sinh tương tự
móng Granit.
Bazan, andezit gồm 5÷25% tinh thể (plagiocla và octocla) và 75÷85% nền (gồm
vi tinh plagiocla, một ít vi tinh octocla, pyroxen và thủy tinh).
Trong mẫu vụn Granit tươi thường đặc trưng bởi những khối trong mờ, rất cứng
có những mảnh biotit đen bóng đôi khi cả 2 mica. Granit biến đổi gồm kaolinite (thay
đổi từ 10% đối với Granit tươi đến 30% trong Granit bị biến đổi mạnh) và các khoáng
vật mafic bị biến đổi.
Đá biến đổi mạnh thường thấy ở vùng lân cận các đai xâm nhập, có thể là kết
quả của hoạt động nhiệt dịch đi kèm.
Sự có mặt của nứt nẻ bên trong tầng móng được suy ra từ các dị thường của tốc
độ khoan và mất dung dịch trong giếng khoan. Các biểu hiện của vi nứt nẻ thường thấy
được trong những mẫu vụn lớn, đặc biệt là khi có những vệt dầu dọc theo khe nứt.
 Hệ tầng Trà Tân dưới-Oligocene sớm (tập E)
Từ 2.650/2.900m đến khoảng 2.700/3.000m, dày 0-100m
Tập E nằm dưới tầng đá phiến sét vàng nâu đậm giàu vật chất hữu cơ và phân
biệt bởi lớp hạt thô của tầng cát kết và nằm phía trên móng. Hầu hết tầng E mỏng,
không xuất hiện hoặc chỉ có trên sườn cấu tạo. Tầng này chủ yếu từ hạt thô đến cát kết

chứa cuội, với một ít hạt mịn và rất ít vôi.
 Hệ tầng Trà Tân giữa-Oligocene muộn (tập D)
Từ 2.180/2.300m-2.400m đến khoảng 2.474/2.900m, dày 350-600m
Tập D nằm dưới tập cát A1. Tập D gồm có lớp sét, cát, bột xen kẹp giàu vật
liệu hữu cơ màu nâu đậm và hiếm có than đá. Lớp sét giàu vật liệu hữu cơ khá đồng
nhất hơn tập C, trở nên có sét nhiều hơn, cứng hơn và có tính chất phiến.
Tập D được chia ở giữa tập ra làm hai phần. Phần trên chủ yếu là sét kết, cát kết
và bột kết xen kẹp. Những lớp đá vôi mỏng phân bố rộng khắp. Phần dưới bao gồm
những lớp cát, bột, sét xen kẹp với một ít vôi và than.
SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

4


Chương 1: Khái quát đặc điểm địa chất tập B10 mỏ Sói Đỏ

Hình 1.3: Cột địa tầng Mỏ Sói Đỏ
SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

5


Chương 1: Khái quát đặc điểm địa chất tập B10 mỏ Sói Đỏ
 Hệ tầng Trà Tân trên-Oligocene muộn (tập C)
Từ 2.080/2.110-2.235m đến khoảng 2.180-2.300m, dày 95-200m
Nóc của tập C tạo thành bởi lớp sét nâu, giàu vật chất hữu cơ. Tập này bao gồm
cát, sét xen kẹp và một ít bột.
Cát kết chủ yếu là arkoses, màu xám ô lưu sáng đến nâu vàng nhạt, xám xanh
đến xám sáng, có hạt rất mịn đến vừa, thỉnh thoảng từ thô hạt, góc cạnh đến gần tròn
cạnh, độ chọn lọc kém đến vừa, gồm thạch anh mờ và những mảnh vụn không đồng

nhất. Thỉnh thoảng cát kết được xem xét có nền kaolinite và calcite với độ rỗng tốt.
Bột kết từ xám sáng đến xám xanh sáng, rất mềm đến mềm, cấu tạo vô định
hình, cỡ hạt đến sét.
Tầng sét màu vàng nâu và thỉnh thoảng xám sáng đến xám xanh, mềm đến rắn,
vô định hình đến khối, đôi lúc có bùn và mica.
 Hệ tầng Bạch Hổ-Miocene sớm (tập B1)
Từ 1.650-1.750m đến khoảng 2.080-2.110m, dày 410-440m đến 490m.
Tầng B1 gồm những lớp cát, bột, sét xen kẹp. Tầng B1 được chia làm hai phần:
Bạch Hổ trên xuống đến bất chỉnh hợp trong Miocene dưới, và tầng Bạch Hổ dưới
xuống đến nóc tập C.
Tầng Bạch Hổ trên bao gồm tập sét Rotalia (sét Bạch Hổ) ở phía trên có thành
phần chủ yếu là sét, và phần dưới là những lớp cát, sét, bột xen kẽ.
Tầng sét Rotalia dày 15 – 20m, thành phần chủ yếu là sét kết và một ít bột kết,
có màu xám xanh, xám sáng, mềm đến cứng chắc, vô định hình hoặc có dạng khối,
thỉnh thoảng có vi tinh mica, bột và vôi, hơi cứng và có thể tách thành từng lớp. Sét
này được mô tả là sét loại hai, đôi khi có một ít sét loại một màu nâu đỏ, xám đỏ.
Bột kết màu xám sáng, xám xanh, mềm đến cứng, vô định hình đến á phân
khối, thỉnh thoảng có mica.
Cát kết nhìn chung có màu xám sáng, xám vàng nhạt, hạt rất mịn đến mịn vừa,
thỉnh thoảng có hạt rất thô, á góc cạnh đến tròn cạnh, độ chọn lọc kém đến trung bình,

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

6


Chương 1: Khái quát đặc điểm địa chất tập B10 mỏ Sói Đỏ
gồm các hạt thạch anh sạch, trong mờ, thỉnh thoảng có trắng đục, vết của mảnh đá
nhiều màu, glauconite và pyrite, độ rỗng nhìn thấy từ khá kém đến khá.
Tầng Bạch Hổ dưới gồm cát, bột, sét xen kẹp. Cát kết chủ yếu là graywake

feldspar và một ít cát kết arkose. Nhìn chung có màu xám nâu sáng, hạt rất mịn đến
trung bình, gồm các hạt thạch anh sáng đến trong mờ, thỉnh thoảng có màu trắng sữa,
phổ biến biotite, vết muscovite, pyrite và chlorite.
Bột kết màu xám, xám vàng đến xám xanh, có nhiều kaolinitic và một ít biotit.
Cát kết nhiều màu, thay đổi từ nâu đỏ đến xám đỏ, xám đến xám xanh, mềm tới
cứng, vô định hình hoặc dạng khối, thỉnh thoảng có bột và những lớp vôi mỏng gần
đáy tập.
Sét kết màu nâu đỏ, đỏ xám đến xám xanh, có chứa vật liệu hữu cơ ở gần đáy.
Khoảng cách từ đáy tập B1 đến bất chỉnh hợp trong Miocene dưới có các lớp
xen kẽ bao gồm: cát kết, bột kết, sét kết. Trong khoảng này bao gồm các tầng chứa B8,
B9, B10, B15, B20, B30, B40, B50, B65.
 Hệ tầng Côn Sơn-Miocene giữa (tập B2)
Từ 1.180m đến khoảng 1.650m, dày 465-480m đến 575m.
Tầng này gồm có cát hạt mịn đến thô (đôi khi có dolomite), với những lớp sét,
dolomite và than mỏng. Cát kết olive sáng xám nâu sáng, thành phần hạt từ rất mịn
đến thô, nữa góc cạnh đến tròn cạnh, có xi măng gắn kết nên độ rỗng kém. Sét màu
nâu đỏ, hồng xám thỉnh thoảng nâu vàng, rất mịn, vô định hình, hòa tan tốt và dẻo. Đá
vôi màu trắng đục, xám sáng tới xám vàng, chắc đến rất chắc, cấu tạo á khối, độ rỗng
rất kém. Dolomite thường màu xám vàng, cứng, hạt mịn đến vừa, hầu như không có
độ rỗng. Than màu đen, nâu đen, cứng đến chắc, cấu tạo khối, có pyrite.
 Hệ tầng Đồng Nai-Miocene muộn (tập B3)
Từ 580m đến khoảng 1.175-1.190m, dày 595-615m.
Tầng này bao gồm cát kết với những khối/lớp sét, dolomite một ít than. Cát kết
có cỡ hạt từ rất mịn đến rất thô, góc cạnh đến gần tròn cạnh, độ chọn lọc kém đến vừa.
Sét màu nâu đỏ, nâu vàng, rất mềm, vô định hình, dễ hòa tan và có độ nhớt cao. Đá vôi
SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

7



Chương 1: Khái quát đặc điểm địa chất tập B10 mỏ Sói Đỏ
trắng mờ đến xám vàng, độ rỗng nhỏ. Dolomite màu cam xám, xám nâu, trắng nhạt,
mềm đến rắn, độ rỗng nhỏ hoặc không có. Lignite đen đến nâu đen, mềm đến gần rắn,
có pyritic.
 Hệ tầng Biển Đông-Pliocene-Đệ Tứ (tập A)
Từ mặt biển đến khoảng 570-586m, dày 525-540m.
Tầng này gồm có cát với sét, vôi xen kẽ, có đới lignite mỏng ở gần đáy. Cát có
độ gắn kết yếu, cỡ hạt từ rất mịn đến thô, nữa góc cạnh đến nữa tròn cạnh, độ chọn lọc
kém đến vừa. Sét màu xám đến xám xanh, rất mềm, hòa tan tốt, vô định hình. Vôi màu
trắng mờ đến xám, mềm, độ rỗng rất nhỏ đến vừa. Lignite đen nâu đến đen, có pyrutic.
Tập A có nhiều mảnh vụn sinh vật như mollusc, gastropod, scaphopod, echinoid và
bryozoa.
1.2.3 Đặc điểm cấu trúc kiến tạo mỏ Sói Đỏ
Cấu tạo Sói Đỏ là cấu tạo lớn nhất ở lô 15.1, là đới móng nhô cao được hình
thành trong suốt thời gian tách dãn tạo bồn trũng (trước Oligocene sớm) và được trầm
tích (Miocene dưới và Oligocene) phủ lên trên tạo thành các khép kín.
Đỉnh của tập B10 khoảng 1700m dưới mực nước biển và chiều sâu thẳng đứng
từ nóc đến đáy vỉa vào khoảng 12m.
a. Uốn nếp
-

Các thành tạo trầm tích lục nguyên cacbonat tuổi Permi-Trias sớm không bị
biến chất khu vực song bị uốn nếp mạnh có phương Đông Bắc-Tây Nam.

-

Các thành tạo trầm tích lục nguyên phun trào axit tuổi Trias giữa bị uốn nếp
yếu, không bị biến chất khu vực.

-


Các thành tạo tuổi Jura sớm-giữa bị uốn nếp mạnh mẽ kiểu trượt nội vỏ. Dựa
vào phương uốn nếp của trầm tích tuổi Jura sớm-giữa, đới Đà Lạt được chia
làm ba phụ đới:
o Phụ đới Phan Thiết: phương nếp uốn Đông Bắc-Tây Nam.
o Phụ đới Trị An-Phước Bình: phương nếp uốn kinh tuyến.
o Phụ đới Bản Đôn: phương nếp uốn vĩ tuyến.

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

8


Chương 1: Khái quát đặc điểm địa chất tập B10 mỏ Sói Đỏ
Tuổi uốn nếp của 3 phụ đới trên nằm trong khoảng cuối Jura giữa-đầu Jura
muộn. Phương uốn nếp khác nhau có thể do vị trí của các phụ đới nằm trên 2 cánh và
nghiêng quanh của một phức nếp lồi kéo dài theo phương Đông Bắc-Tây Nam.
-

Các thành tạo trầm tích-phun trào tuổi Jura muộn-Kreta tạo nên các lớp phủ lớn
với thế nằm ngang hoặc nghiêng với góc dốc thoải (nhỏ hơn 200) và nằm bất
chỉnh hợp góc lên các trầm tích Jura sớm-giữa bị uốn nếp mạnh mẽ kiểu nếp
uốn trong vỏ song song không bị biến chất khu vực

-

Các thành tạo trầm tích-phun trào bazan tuổi Eocene?-Miocene sớm (E2?-N11)
lấp đầy các địa hào, bán địa hào, địa lũy, bán địa lũy ở bồn trũng Cửu Long, có
kiến trúc lồi, lõm, mũi nhô, lõm hẻm đồng trầm tích và các lồi địa lũy, lõm địa
hào, nếp lõm, nếp lồi thoải sau trầm tích


-

Các thành tạo trầm tích-phun trào tuổi Kainozoi muộn (N12-Q) ở lục địa cũng
như ở bồn trũng Cửu Long không bị uốn nếp, có thể nằm ngang, đôi nơi gặp thế
nằm nghiêng kề áp nguyên thủy.

b. Khe nứt
Các thành tạo trầm tích tuổi Permi-Trias giữa: bị phá hủy bởi nhiều hệ khe nứt
kiến tạo, đứt gãy nhỏ có phương Đông Bắc-Tây Nam, Tây Bắc-Đông Nam, phương
kinh tuyến, đặc biệt gặp khá nhiều đứt gãy nghịch phương Đông Bắc-Tây Nam cắm về
Đông Nam và Tây Bắc.
Các thành tạo trầm tích tuổi Jura sớm-giữa hầu như bị nứt nẻ đều khắp bởi thớ
chẻ song song mặt trục với góc dốc gần thẳng, song song khe nứt kiến tạo, đứt gãy
nhỏ, thớ phiến chỉ tập trung thành từng đới dọc theo đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam, Tây
Bắc-Đông Nam, kinh tuyến và vĩ tuyến. Dọc theo các đứt gãy, hệ đứt gãy đều kèm
theo đới vỡ nát, nứt nẻ mạnh mẽ. Tùy theo tính chất dịch chuyển của đứt gãy có
phương, hướng dốc, góc dốc rất khác nhau.
Các thành tạo phun trào, xâm nhập tuổi Jura muộn-Kreta bị nứt nẻ mạnh theo
từng đới song không đều. Các đá axit thường bị nứt nẻ mạnh hơn các đá trung tính.
Trong phạm vi phần đông bắc bể Cửu Long chủ yếu phát triển các đá axit của loạt
granite I, đặc điểm nứt nẻ rất giống ở khu vực Cà Ná và Phan Thiết. Kết quả nghiên

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

9


Chương 1: Khái quát đặc điểm địa chất tập B10 mỏ Sói Đỏ
cứu khe nứt ở nhiều điểm khảo sát cho thấy khe nứt thường tập trung thành từng đới

dọc theo đứt gãy.
Các thành tạo phun trào bazan tuổi Miocene sớm và Oligocene phân bố ở bồn
trũng Cửu Long cũng phát triển các khe nứt co rút do sự nguội lạnh ở phần nóc của thể
magma phun trào và trong các đai. Các khe nứt này cũng có khả năng là nơi chứa dầu
tốt. Khu vực mỏ Ruby đang khai thác dầu ở đới nứt nẻ này.
Các thành tạo phun trào bazan tuổi Neogene-Đệ Tứ: các khe nứt phát triển
trong các thành tạo này thường là các khe nứt co rút do sự nguội lạnh ở phần nóc của
thể magma phun trào.
c. Đứt gãy
-

Nhóm đứt gãy phương Đông Bắc-Tây Nam: đóng vai trò phân bậc cấu trúc,
thấp dần theo hướng từ Tây Bắc về Đông Nam và là ranh giới giữa các khối
listris của bồn tách giãn Kainozoi sớm Cửu Long. Chúng hoạt động đồng trầm
tích trong E, D, C (trong Oligocene) và tái hoạt động mạnh sau C (sau
Oligocene), nơi sau E và sau D. Pha tái hoạt động sau C đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo đới nứt nẻ chính sinh kèm đứt gãy trong móng.

-

Nhóm đứt gãy phương Tây Bắc-Đông Nam: đóng vai trò phân bậc cấu trúc
và thấp dần theo hướng từ Đông Bắc về Tây Nam. Các đứt gãy thuộc nhóm này
có hướng cắm về phía Tây Nam với góc dốc khá lớn với tính chất dịch chuyển
thuận bằng trái trong Kainozoi sớm và thuận bằng phải trong Kainozoi muộn.

-

Nhóm hệ đứt gãy phương kinh tuyến và á kinh tuyến: nhóm đứt gãy này
phát sinh và phát triển vào Jura muộn-Kreta.


-

Nhóm hệ đứt gãy phương vĩ tuyến và á vĩ tuyến: nhóm đứt gãy này hoạt
động mạnh sau E (Oligocene sớm), đồng trầm tích trong D, C (Oligocene
muộn). (Hình 1.4 & 1.5)

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

10


Chương 1: Khái quát đặc điểm địa chất tập B10 mỏ Sói Đỏ

Hình 1.4: Mặt cắt dọc Mỏ Sói Đỏ

Hình 1.5: Mặt cắt ngang Mỏ Sói Đỏ

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

11


Chương 2: Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình địa chất

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊA
CHẤT
2.1

Tổng quan về phương pháp mô hình hóa vỉa
Trong tìm kiếm – thăm dò – khai thác dầu khí, quá trình mô hình hóa vỉa có trợ


giúp của máy tính cho phép nâng cao độ tin cậy đánh giá trữ lượng dầu khí cũng như
đưa ra những bước phát triển mỏ hợp lý. Bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỉ 20, máy
tính bắt đầu có tác động mạnh mẽ vào nhiều ngành khoa học và dầu khí cũng không
nằm ngoài xu hướng đó. Nhiều phần mềm mô hình hóa ra đời và được phát triển theo
hướng trực quan hóa, thuận lợi cho người dùng cũng như tích hợp thông tin đồ sộ của
nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến lĩnh vực tìm kiếm – thăm dò – khai thác dầu
khí. Hiện nay có rất nhiều phần mềm xây dựng mô hình địa chất, trong đó nổi bật là
Petrel của Schlumberger, RMS của Roxar.
Các phần mềm hỗ trợ đều hướng đến mục đích chung là xây dựng một mô hình
hợp lý nhất biểu diễn sự phân bố trong không gian các đặc tính của mỏ. Mô hình
thường được chia nhỏ thành nhiều ô lưới ba chiều. Các giá trị thuộc tính như tướng
thạch học, độ rỗng, độ thấm, độ bão hòa sẽ được phân phối vào từng ô lưới này, trở
thành cơ sở để tiến hành đánh giá trữ lượng, mô phỏng dòng chảy và dự báo sự biến
đổi các tham số trong quá trình khai thác.
Nhằm thích ứng với sự đa dạng về thành phần thạch học của tầng chứa, nhiều
phương pháp mô phỏng vỉa ra đời ứng dụng cho từng trường hợp riêng biệt. Căn cứ
nguồn gốc và thành phần thạch học tầng chứa có thể chia thành hai loại chính là đá
trầm tích vụn (clastic rock) và đá móng nứt nẻ (fractured basement rock). Điểm chung
của hai hệ phương pháp nghiên cứu ứng với hai loại tầng chứa trên là đều thiết lập sự
phân bố độ rỗng, độ thấm trong không gian ba chiều, nhằm phục vụ cho chạy mô
phỏng dòng chảy và đánh giá trữ lượng tại chỗ.
Tuy nhiên, giữa 2 loại đá vẫn tồn tại những khác biệt cơ bản. Như đã biết, căn
cứ điều kiện và thời điểm thành tạo độ rỗng được chia làm hai loại là độ rỗng nguyên
sinh và độ rỗng thứ sinh. Đối với đá trầm tích hạt vụn, độ rỗng nguyên sinh chủ yếu là
độ rỗng giữa các hạt và tỉ lệ thuận với kích thước của các hạt này. Thành phần sét càng
SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

12



Chương 2: Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình địa chất
tăng trong đá trầm tích sẽ khiến cho độ rỗng suy giảm. Ngoài ra, mức độ cố kết và quá
trình xi măng hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến độ rỗng của đá. Hơn nữa, điều kiện và môi
trường thành tạo có ảnh hưởng rất lớn đến kích thước và thành phần hạt của tầng chứa.
Do đó, trong nghiên cứu trầm tích hạt vụn, mô hình tướng đá cần được xây dựng để
làm cơ sở cho mô phỏng phân bố độ rỗng. Dựa vào cách thức gán giá trị tướng đá cho
ô lưới, hai phương pháp thường được áp dụng là Object – based và Pixel – based. Trên
mô hình tướng vừa thu được phân bố độ rỗng sẽ được xây dựng bằng 2 phương pháp:
phương pháp xác định và phương pháp ngẫu nhiên.
Đối với đá móng, độ rỗng nguyên sinh không đóng vai trò quan trọng trong độ
rỗng tổng. Độ rỗng thứ sinh đá móng phụ thuộc vào mật độ, sự phân bố và độ mở của
khe nứt là kết quả của hoạt động kiến tạo của bồn trũng và ít hơn là của quá trình thủy
nhiệt và phong hóa. Vì vậy để xây dựng mô hình địa chất cho vỉa tầng móng, trước hết
phải chia đá chứa móng thành nhiều khối cấu trúc. Các khối cấu trúc được xác định
chủ yếu trên cơ sở có đặc tính thạch học tương tự nhau. Ranh giới của những khối cấu
trúc được dựa trên các đứt gãy lớn. Mỗi khối đều chứa nhiều tập hợp đứt gãy / khe nứt
với mật độ, hướng và độ sâu đến đỉnh móng riêng biệt. Có 2 phương pháp thường
được sử dụng để xây dựng mô tả cho vỉa tầng móng là phương pháp Net Pore Volume
và phương pháp Halo. Phương pháp NPV thường được sử dụng tính thể tích
hydrocacbon tại chỗ ban đầu của vỉa tầng móng nứt nẻ dựa vào độ rỗng và net to gross
để mô tả thể tích đất đá theo phương pháp xác suất. Phương pháp Halo dựa trên sự suy
giảm các giá trị độ rỗng, độ thấm theo chiều sâu và ra xa đứt gãy.
Trong phạm vi luận văn tầng chứa thuộc dạng đá trầm tích hạt vụn nên luận văn
sẽ chỉ tập trung làm rõ quy trình xây dựng mô hình địa chất cho đối tượng này.
2.2

Tóm lược về tướng và trầm tích học
Trong công tác mô hình hóa vỉa, việc nghiên cứu trầm tích học cũng như môi


trường lắng đọng có ý nghĩa, vai trò thiết yếu, cho phép nhà địa chất có cái nhìn khái
quát về khu vực đang khảo sát, từ đó đưa ra những quyết định chính xác trong việc lựa
chọn thông số đầu vào cho mô hình của vỉa.

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

13


Chương 2: Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình địa chất
Thông thường, các hệ lắng đọng được chia thành 3 môi trường lớn: môi trường
lục địa, môi trường chuyển tiếp và môi trường biển. Trong từng môi trường lại bao
gồm nhiều hình thái tích tụ trầm tích khác nhau ứng với các tướng riêng biệt (hình
2.1).

Hình 2.1: Các môi trường lắng đọng trầm tích chính
Trước tiên cần phân biệt rõ môi trường trầm tích (sedimentary environments)
và tướng trầm tích (sedimentary facies). Mỗi môi trường trầm tích được đặc trưng bởi
một tập hợp cụ thể các thông số vật lý, hóa học, sinh học riêng biệt để tạo ra một thể
trầm tích (a body of sediment) với những đặc điểm riêng về kiến trúc, cấu trúc, thành
phần. Những thể trầm tích này là tướng trầm tích (facies). Thuật ngữ “tướng” (facies)
dùng để chỉ những phân vị địa tầng phân biệt bởi các đặc điểm thạch học, cấu trúc, tàn
tích vật chất hữu cơ có thể quan sát được từ thực địa. Do vậy, một tướng trầm tích
(sedimentary facies) là một đơn vị đá, lắng đọng trong một môi trường nhất định, có
những thuộc tính riêng biệt. Tướng đá (lithofacies) được phân biệt bởi những tính chất
vật lý như màu sắc, kiến trúc đá (lithologic texture), cấu tạo trầm tích (structures).
Tướng sinh vật (biofacies) được xác định và nhận biết nhờ những hóa thạch chứa trong
đó. Cần lưu ý là môi trường lắng đọng có vai trò lớn trong việc tạo ra các tướng trầm

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng


14


Chương 2: Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình địa chất
tích. Ngược lại, thuộc tính riêng biệt của từng tướng trầm tích là sự phản ánh điều kiện
môi trường lắng đọng.
Mối liên hệ giữa môi trường và tướng thường được hình dung như là quá trình
tác động (process) và phản ứng (response). Từ mối liên hệ đó, những đặc điểm lý, hóa,
sinh riêng biệt được bảo quản trong thành hệ chính là điều kiện tiêu chuẩn giúp minh
giải một cách tin cậy môi trường lắng đọng.
Trong phạm vi luận văn, vì đối tượng nghiên cứu là tầng chứa có tuổi Miocene
sớm, chịu ảnh hưởng của đồng bằng và biển nông nên tác giả chỉ tập trung khảo sát:
-

Môi trường lục địa: hệ lắng đọng phù sa và hệ lắng đọng sông (gồm sông
bện và sông uốn khúc)

-

Môi trường chuyển tiếp: hệ lắng đọng tam giác châu

2.2.1 Quy luật phân bố tướng
Thông thường để tiện theo dõi, tên tướng được đặt tương ứng môi trường thành
tạo của chúng. Theo đó, có 3 nhóm tướng chính ứng với 3 môi trường trầm tích cơ bản
là: nhóm tướng lục địa, nhóm tướng chuyển tiếp và nhóm tướng biển. Mỗi nhóm
tướng lại được chia nhỏ thành nhiều cụm tướng, hệ tướng và tướng.
Các tổ hợp cộng sinh của tướng biến đổi theo không gian và thời gian tuân theo
nguyên lý Walther: “các tướng xuất hiện liền kề với nhau trong một địa tầng liên tục
xét theo phương thẳng đứng thì cũng tích lũy theo quy luật tương tự như vậy theo

phương ngang”.
2.2.2 Hệ quạt phù sa (Alluvial fan)
Các quạt phù sa hình thành ở chân các dải núi và dọc theo mặt sụt của các đứt
gãy, thường ở rìa các địa hào đang hoạt động. Các trầm tích dạng này được khoanh
vùng và tích tụ dưới dạng nón hay dạng quạt dẹp với kích thước tương đối hạn chế,
nhưng sau đó qua kết nối với nhau, các nón phù sa có thể tạo nên những tích tụ trầm
tích rộng lớn (hình 2.2). Đặc biệt, khi nón kết thúc trong môi trường nước (biển hoặc
hồ) sẽ hình thành quạt delta.

SVTH: Nguyễn Tiến Hoàng

15


×