Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Thiết kế giếng khoan khai thác cho cấu tạo Đông bắc mỏ rồng Bồn trũng cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.79 KB, 69 trang )

Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
------oOo------
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ
THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN
KHAI THÁC CHO CẤU TẠO
ĐÔNG BẮC MỎ RỒNG
BỒN TRŨNG CỬU LONG
GVHD : TH.S PHAN VĂN KÔNG
SVTH : HẠ NGUYÊN VŨ
NIÊN KHÓA 2000 - 2004
TP. HỒ CHÍ MINH 7 / 2004
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 1
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ tận tình chu đáo của qúi thầy cô khoa Đòa Chất trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn và nguồn động
viên to lớn của gia đình sau cùng bài tiểu luận của em trên cơ bản cũng đã hoàn
thành. Do thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn có hạn nên sẽ
không khỏi có thiếu sót trong bài báo cáo nên em rất mong có sự đóng góp ý
kiến chân thành từ qúi thấy cô. Các ý kiến đóng góp này em xin ghi nhận tất cả
và sẽ lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho bản thân mình.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến qúi thầy cô, gia đình
và các bạn.
 Em xin cảm ơn thầy Th.S Phan Văn Kông đã tận tụy giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận này.


 Con xin cảm ơn cha mẹ đã luôn động viên con trong suốt quãng
thời gian qua.
 Em xin cảm ơn qúi thầy cô trong khoa đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ
bảo em hoàn tất bài tiểu luận này.
 Tôi xin cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến, trao đổi học tập cùng
tôi.
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 2
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………………………………………………..1
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN…………………………………………………………………….2
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………………………………………….3
NHẬP ĐỀ…………………………………………………………………………………………………………………………….….4
CHƯƠNG I
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA VÙNG MỎ RỒNG
1.1 Khái quát chung về mỏ Rồng…………………………………………………………………………………….6
1.2 Lòch sử nghiên cứu đòa chất………………………………………………………………………………………..8
1.3 Sơ lược vắn tắt cấu trúc đòa chất vùng…………………………………………………………………12
1.4 Các đơn vò cấu trúc……………………………………………………………………………………………………..12
CHƯƠNG II
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, KHẢ NĂNG CHỨA DẦU, TRỮ LƯNG VÀ TIỀM
NĂNG KHU VỰC
2.1 Kết quả công tác thăm dò đòa chất và cấu trúc đòa chất…………………………………17
2.2 Đặc tính vật lí, trầm tích, thạch học của đá chứa và đá chắn……………………….29
2.3 Tích chất dầu, khí và nước…………………………………………………………………………………………35
CHƯƠNG III
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHAI THÁC CÁC THÂN DẦU VÙNG ĐÔNG BẮC
MỎ RỒNG BỒN TRŨNG CỬU LONG
3.1 Phân chia đối tượng khai thác……………………………………………………………………………………41

3.2 Biện luận thông số tính và trữ lượng đòa chất ban đầu các thân dầu………….43
3.3 Tính tóan chỉ số công nghệ khai thác…………………………………………………………………….50
3.4 Biện luận số lượng, vò trí giếng và các công trình biển phát triển mỏ……115
3.5 Kết luận và kiến nghò………………………………………………………………………………………………..224
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………………………….225
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 3
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
NHẬP ĐỀ
Trong những năm gần đây dầu thô đã trở thành sản phẩm suất khẩu
đứng đầu của nước ta. Mặc dù là một ngành khá non trẻ nhưng nó đã không
ngừng phát triển và đạt được những thành công to lớn. Sự thành công đó thể
hiện rõ hơn khi hàng loạt các mỏ mới được phát hiện, khí đồng hành trước kia bò
loại bỏ thì nay cũng đã được đưa vào sử dụng, khai thác. Thành công to lớn đó
sẽ không thể có nếu thiếu đi các công tác thăm dò cơ bản tìm kiếm các tích tụ
dầu khí. Ngành dầu khí đòi hỏi cần có các máy móc chuyên dụng hiện đại cũng
như đội ngũ kó sư, cử nhân và các chuyên gia lành nghề. Để đáp ứng chủ trương
lớn của Đảng và nhà nước trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất
nước trường Đại học Khoa học Tự nhiên nói chung, bộ môn Đòa Chất Dầu Khí,
q thầy cô và chúng em nói riêng đã không ngừng đào tạo học tập miệt mài
nhằm cập nhật thông tin, kiến thức cơ bản cần thiết góp phần xây dựng đất nước
giàu mạnh.
Chính vì lẽ đó mà em đã nhận đề tài:” Thiết kế giếng khoan khai thác
cho cấu tạo Đông Bắc Rồng” để làm tiểu luận ra trường.
Mục đích chính của đề tài này là:
 Dựa vào kết quả tìm kiếm thăm dò đòa chất, đặc tính thấm chứa
các tầng sản phẩm dự báo khả năng chứa dầu và tiềm năng khu vực.
 Biện luận các thông số tính toán trữ lượng các thân dầu.
 Thiết kế, dự báo khả năng khai thác các thân dầu vùng Đông Bắc
Rồng.

 Thiết kế giếng khoan hợp lí, kinh tế trong khu vực Đông Bắc
Rồng.
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 4
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
CHƯƠNG I
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA VÙNG
MỎ RỒNG
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỎ RỒNG
1.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
1.3 SƠ LƯC VẮN TẮT CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG
1.4 CÁC ĐƠN VỊ CẤU TRÚC
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 5
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
CHƯƠNG 1
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA VÙNG MỎ RỒNG
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỎ RỒNG:
Mỏ Rồng nằm ở lô số 09 thuộc bồn trũng Cửu Long trên thềm lục đòa
phía Nam Việt Nam. Cách cảng Vũng Tàu 120 km, nơi tập trung các căn cứ dòch
vụ sản xuất của XNLD “VIETSOVPETRO”. Vũng Tàu nối với TP.HCM 125km,
đường thủy và đường hàng không.
Công tác khoan thăm dò của vùng mỏ Rồng được tiến hành bằng các
phương tiện khác nhau: tàu khoan Mirchin, giàn khoan tự nâng Ekhabi, Tam đảo
và các giàn cố đònh. Hiện nay đã và đang xây dựng một giàn khoan biển cố đònh
gồm hai giàn (RP-1, RP-2) và hai giàn nhẹ (RC-1, RC-2), từ các giàn này đã tiếp
tục khoan 14 giếng khoan. Trên vùng hiện được lắp hệ thống ống dẫn dầu khí từ
mỏ Bạch Hổ và một trạm rót dầu không bến giữa RP-1 và RC-1. Đặc biệt trên
vùng Đông Bắc ta dùng chủ yếu là giàn nhẹ để khoan thăm dò và khai thác dầu
khí.

Năng lượng tạo ra từ các động cơ đốt trong dùng để khoan, các xí nghiệp
trên bờ dùng điện từ đường dây 35 KV từ TP.HCM qua nhà máy phát điện Phú
Mỹ và Bà Ròa. Nước sinh hoạt cung cấp từ bờ bằng tàu chuyên dụng còn nước
kỹ thuật thì từ giếng khoan tại chỗ.
Cấu tạo Rồng là phần kéo dài về phía Tây Nam của đới nâng trung tâm
bồn trũng Cửu Long, móng và các lớp bò băm nát bởi hàng loạt đứt gãy á kinh
tuyến và vó tuyến. Biển ở vùng mỏ có độ sâu từ 25 – 55m. Nhiệt độ nước thay
đổi từ 24.9
o
C đến 29
o
C. Nồng độ muối trong nước từ 33 – 35g/l. Khí hậu của
vùng mỏ là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa Đông (tháng 11 – 3) chủ yếu là gió
mùa Đông Bắc, các cơn gió mạnh cực đại vào tháng 12 và tháng 1. Gió thổi mùa
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 6
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
Đông xác đònh hướng sóng biển (TB và B – TB) chiều cao sóng có thể lên đến
8m. Nhiệt độ không khí mùa Đông từ 24
o
C – 27
o
C về đêm và buổi sáng. Mưa ít
và thời kỳ gió mùa Đông Bắc (0.07mm vào tháng 2 là tháng khô nhất), độ ẩm
tương đối của không khí tối thiểu là 65%.
Trong mùa chuyển tiếp (tháng 4 – 5) các khối khí dòch chuyển từ Bắc
xuống Nam. Dần dần gió hướng Tây Nam từ vùng xích đạo chiếm ưu thế. Gió
này xác đònh mức tăng độ ẩm không khí mặc dù lượng mưa rơi vẫn chưa lớn và
đều đặn. Nhiệt độ không khí từ 25
o

C – 30
o
C.
Vào mùa hè (tháng 6 – 9) gió mùa Tây Nam hoạt động nhiệt độ của
nước biển và không khí tương đối cao, trung bình từ 28
o
C – 30
o
C. Sự chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm không lớn lắm. Mưa trở nên ổn đònh và nhiều, mưa
nhiều trong ngày kèm theo gió giật lên đến 25m/s, kéo dài từ 10 – 30 phút. Độ
ẩm tương đối trong thời kỳ này khoảng 87 – 89%.
Vào tháng 10 là thời điểm giao mùa, gió Tây Nam yếu dần và bò thay
thế bởi gió Đông Bắc. Nhiệt độ không khí giảm xuống 24
o
C – 30
o
C. Đến cuối
tháng thì mùa mưa thực tế chấm dứt.
Dòng chảy biển phụ thuộc mạnh bởi chế độ gió mùa và hoạt động thủy
triều. Trong thời gian gió mùa Đông Bắc, ngoài biển thường xuyên có sóng lớn.
Thường có bão và gió xoáy, với khoảng trung bình 10 lần/năm. Khi có bão tốc
độ gió tù 20m/s trở lên, cá biệt lên đến 60m/s. Khi có bão lớn, sóng có thể cao
đến 10m. Vì lý do đó số ngày thuận tiện để tiến hành công việc ngoài biển vào
mùa Đông tương đối ít. Trong thời gian gió mùa Tây Nam và hai thời điểm giao
mùa thì điều kiện làm việc ngoài biển có thuận lợi hơn. Tuy nhiên vào lúc này
mưa rơi có thể kèm theo chớp, giông tố và gió giật có thể ảnh hưởng xấu đến thi
công.
Trong vùng mỏ mức chấn động đòa chấn không quá 6
o

Ritte.
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 7
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
Điều kiện đòa chất công trình các trầm tích đáy đa dạng theo số liệu
khảo sát đòa chấn công trình ở phần Nam mỏ, khoảng 6 – 8m từ bề mặt đáy gặp
nhiều thấu kính bùn, đất sét chảy. Ngược lại ở nửa Bắc mỏ không phát hiện các
điều kiện đòa chất công trình không thuận lợi. Phần trên lát cắt đòa chất là á sét
nửa cứng có độ bền cao. Nhìn chung trước khi xây dựng công trình biển, lắp đặt
các giàn khoan tự nâng cần tiến hành các công tác khảo sát đòa chất công trình.
1.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT:
Mỏ Rồng thuộc bồn trũng Cửu Long, về lòch sử nghiên cứu nhìn chung
gồm năm giai đoạn:
1.2.1 Giai đoạn trước năm 1975:
Vào những năm đầu của thập kỷ 60 đã có những dự đoán khả quan về
tiềm năng dầu khí ở khu bồn trũng, nó đã trở thành đối tượng tìm kiếm dầu khí
của 1 số công ty nước ngoài.
Từ năm 1960 – 1970 công ty Mandrel đã đo đòa vật lý thềm lục đòa phía
Nam với mạng lưới tuyến khảo sát là 39km x 50km.
Năm 1974 công ty Petty Ray tiến hành nghiên cứu đòa vật lý với mạng
lưới tuyến 2km x 2km trên khu vực lô số 09. Đầu năm 1975, công ty Mobil Oil
đã khoan giếng BH-1X trên cấu tạo Bạch Hổ, khi thử vỉa tầng Mioxen hạ đã thu
được dòng dầu công nghiệp đầu tiên với lưu lượng 2400 thùng/ngày đêm.
1.2.2 Giai đoạn 1975 -1980:
Năm 1976 công ty Pháp đã tiến hành đo đòa vật lý theo mạng lưới tuyến
khu vực và liên kết đòa chất lô số 9, 16, 17 vào khu vực đồng bằng sông Cửu
Long.
Năm 1978 công ty Geco của Nauy tiến hành đo đòa vật lý với mạng lưới
tuyến khảo sát 8km x 8km, 4km x 4km và tiếp tục khảo sát chi tiết với mạng lưới
dày hơn là 2km x 2km, 1km x 1km ở lô 09, 16.

Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 8
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
Năm 1979, công ty Deminex đã đo đòa vật lý lô 15 với mạng lưới tuyến
khảo sát là 3.5km x 3.5km, khoan bốn giếng 15A-1X, 15B-1X,15C-1X,15G-1X.
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1980 đến 1990:
Năm 1980 liên doanh dầu khí giữa Việt Nam và Liên Xô thành lập đã
tiến hành thăm dò khai thác dầu khí rộng rãi trên toàn bồn.
Năm 1984 liên đoàn đòa vật lý Thái Bình Dương của Liên Xô khảo sát
khu vực một cách chi tiết với các mạng lưới sau:
 Mạng lưới khảo sát tuyến 2km x 2km với các mỏ Bạch Hổ, mỏ
Rồng, tam Đảo.
 Tuyến khảo sát 1km x 1km ở lô 15, Tam Đảo, mỏ Rồng.
 Tuyến khảo sát 0.5km x 0.5km ở mỏ Bạch Hổ.
Mỏ Rồng được phát hiện năm 1985 bằng giếng khoan tìm kiếm R1 đầu
tiên khoan trên đỉnh vòm dựa theo “Phương án tìm kiếm thăm dò trên cấu tạo
Rồng” do giám đốc VietSovPetro phê duyệt. Cho đến ngày 01/05/1997 đã có 14
giếng tìm kiếm thăm dò, 12 giếng khai thác với tổng số mét đã khoan là 48814m
và 33059m.
Năm 1985 – 1989 đã tiến hành khoan các giếng R1, R2, R3, R4. Trong
đó phát hiện dầu trong Mioxen dưới ở R1, R2. Trong Oligoxen ở R2, R3. Khí và
condensat ở R3. Giếng R4 thì khô không thấy sản phẩm. Khu vực trung tâm có
giếng khoan R9, R101, R16. Khu vực Đông Bắc có giếng khoan R3, R6, R7, R8.
1.2.4 Giai đoạn 1990 đến 1995:
Năm 1991 công ty Geco thực hiện khảo sát đòa chấn 3D ở mỏ Bạch Hổ.
Tháng 9/1991 công ty Petronat Crigali (Việt Nam) Sdu.Bhd khoan thăm
dò lô số 01, 02 với Rubi-1, Emeral-1, Diamon-1.
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 9
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông

Dựa vào dữ liệu khoan, đòa chấn bổ sung để hiệu chỉnh các giếng khác
tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Năm 1992 gần khu vực giếng R9 đã
xây dựng giàn khai thác cố đònh RP-1, từ giàn khoan đã khoan giếng thăm dò
R101 và giếng khai thác R11. Trong đó 2 giếng R116 và R109 có nhiệm vụ
thăm dò chi tiết. Chúng đã khoan vào móng và xác đònh được là đá móng có
chứa nước. Trên kết quả của R3 và R6 đã xây dựng giàn nhẹ RC-1 trên khu
Đông Bắc nhằm thăm dò chi tiết khai thác thử công nghiệp vỉa dầu trong
Mioxen và Oligoxen.
Năm 1993 được đánh dấu bằng việc mở thêm 2 mỏ mới là Đông Rồng
(1993) và Đông Nam Rồng (1995) với giếng mở mỏ tương ứng là R11 và R14.
Tại Đông Nam Rồng khi triển khai “ Đề án thăm dò chi tiết và khai thác thử
công nghiệp khu giếng khoan R14” thì đã xây dựng giàn nhẹ RC-2 năm 1995.
Từ RC-2 khoan thêm giếng khoan thăm dò R21 và giếng khoan khai thác RC-2-
01. Kết quả của 2 giếng này đã khẳng đònh giá trò công nghiệp của mỏ.
1.2.5 Giai đoạn từ 1995 đến nay:
Khai thác dầu được thực hiện đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ ngày 26/06/1996
cho đến nay có thêm 2 mỏ dầu được đưa vào khai thác là mỏ Rạng Đông tháng
8/1998, mỏ Rubi tháng 10/1998. Tổng số lượng khai thác đến 31/12/1999 là 78.3
triệu tấn và đã đưa khí đồng hành ở mỏ Bạch Hổ vào bờ sử dụng cho phát điện
khoảng 3.5 tỉ m
3
.
Năm 1997 từ khối chân đế RP-2 đã kết thúc khoan giếng thăm dò R18
trên mỏ Đông Rồng, thử vỉa đã nhận được dòng dầu công nghiệp từ Oligoxen hạ
còn móng thì hầu như khô.
Với khoảng 100 giếng khai thác dầu từ đá móng mỏ Bạch Hổ, Rồng,
Rạng Đông, Rubi cho lưu lượng hàng trăm tấn/ngày đêm, có giếng trên 1000
tấn/ngày đêm. Khẳng đònh đá móng phong hóa nứt nẻ có tiềm năng dầu khí lớn
(60% trọng lượng, tiềm năng bồn) là đối tượng nghiên cứu chính cần quan tâm
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 10

Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
hơn trong công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí trong tương lai ở bồn Cửu Long và
các vùng kế cận.
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 11
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
1.3 SƠ LƯC VẮN TẮT CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG:
Về bình diện vùng, mỏ Rồng nằm trong bồn trũng Cửu Long là thành
phần của thềm lục đòa Sunda lớn nhất trong các bể chứa vùng ven Thái Bình
Dương. Chiều dài bồn trũng Cửu Long vào khoảng 500km, rộng 150km. các kiến
trúc trên bề mặt móng là khối nâng trung tâm (đòa lũy) trải theo hướng Đông
Bắc và hai Munda bao bọc nó ở phía Tây Nam và Tây Bắc.
Độ dày lớp phủ trầm tích Kainozoi ở phần vòm khối nâng trung tâm là 2
– 3km, trong khi đó ở các Munda sâu nằm kề là 7 – 8km, phần vòm khối nâng
trung tâm kiểm soát cấu trúc Bạch Hổ liền với phần cuối Tây Nam là cấu trúc
Rồng, kề phía Bắc là cấu trúc Cửu Long.
Vùng nối cấu trúc Bạch Hổ và Rồng là nếp uốn võng dạng thanh trượt,
thoai thoải hơn ở phần kết thúc phía Tây Nam của cấu trúc Bạch Hổ so với phía
Đông Bắc của mũi nâng Rồng. Phần sâu nhất của nếp võng này theo mặt móng
có độ sâu tối thiểu -4500 đến -4600m. Lát cắt khối nâng trung tâm (của cấu trúc
Bạch Hổ và Rồng) là các thành tạo móng kết tinh trước Kainozoi và các trầm
tích phun trào, chủ yếu là lục nguyên của vỏ trầm tích Kainozoi. Ở phần dưới lát
cắt bắt gặp nhiều đứt gãy, chúng nhiều nhất ở Oligoxen hạ. Hoạt tính của chúng
giảm dần theo hướng đi lên của mặt cắt, ở Mioxen hạ chỉ thấy các đứt gãy đơn
lẻ. Các dòng dầu, khí và khí ngưng tụ có giá trò công nghiệp đã nhận được ở dải
đòa tầng rộng lớn của mặt cắt từ các đá móng Granit cát kết và đá phun trào
Oligoxen đến cát kết Mioxen hạ điệp Bạch Hổ.
1.4 CÁC ĐƠN VỊ CẤU TRÚC:
Mỏ Rồng là một đơn vò cấu trúc thành tạo bởi hàng loạt các đơn vò cấu

trúc đòa phương bậc 3 và 4. Chúng được giới hạn bởi các đứt gãy theo hướng
Đông Bắc – Tây Nam gồm các đơn vò cấu trúc chính sau:
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 12
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
1.4.1 Khối Tây Nam:
Là một cấu trúc dạng mũi trong đó phần Tây Nam của nó gắn liền với
dải nâng Côn Sơn. Trên bản đồ cấu trúc mặt móng được thể hiện bằng các
đường đẳng trò từ 1400 – 3400m. Tại phần nâng cao hoàn toàn vắng mặt trầm
tích Oligoxen, còn trầm tích Mioxen hạ ở đây rất mỏng. Khả năng tìm thấy dầu
khí trong móng và trong trầm tích Mioxen hạ là rất thấp vì xa trung tâm bồn và
tầng chắn không bảo đảm.
1.4.2 Khối nâng trung tâm:
Chiều dài khối khoảng 15km, rộng 3 -4km. Trên khối đã khoan hai
giếng thăm dò R-1 và R-9. Trầm tích Oligoxen trên khối này dày khoảng 120 –
130m, trong đó trầm tích điệp Trà Tân hầu như vắng mặt. Khối trung tâm được
giới hạn bởi các đứt gãy về ba phía: Bắc, Nam và Tây. Còn cánh phía Đông thì
nghiêng dần về trục lõm của trũng phía Đông. Trên cánh phía Đông có vài đứt
gãy biên độ nhỏ. Trên mặt móng, đứt gãy cánh phía Tây và cánh phía Nam có
biên độ trên dưới 200m, còn biên độ đứt gãy cánh Bắc khoảng 200 – 300m. Các
giếng khoan trong khối này đã phát hiện dầu trong Mioxen hạ. Nếu xét về vò trí
thì dầu ở đây nằm cao nhất trong số các giếng khoan đã gặp dầu ở bể Cửu Long.
1.4.3 Khối nâng Đông Bắc:
Có chiều dài khoảng 8km rộng 3 – 4km. Khối có dạng đòa lũy hai bậc
với hướng trục Bắc – Đông Bắc, Nam – Tây Nam. Đứt gãy thuận giới hạn phần
phía Tây của khối với biên độ 300 – 700m. Còn phía Đông hai đứt gãy thuận tạo
thành hai bậc (mặt móng) có biên độ tương ứng là 200 – 400m. Trầm tích
Oligoxen trên đòa lũy này dày 500 – 700m, còn trầm tích Mioxen hạ dày 600
-800m. Trên khối đã khoan hai giếng R-3 và R-6. Đặc biệt ngoài đối tượng cát
kết Mioxen hạ chứa dầu (theo kết quả thử vỉa tầng 23, 24) còn phát hiện thân

cát chứa khí và condensat trong trầm tích Oligoxen hạ (giếng R-3). Điều đáng
chú ý nhất là lần đầu tiên phát hiện ra trong một thể phun trào có dầu (giếng R-
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 13
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
6), đá chứa là đá phun trào porfiadiaba thuộc đá móng. Về phương diện đòa chất
khối này có đầy đủ các đá trầm tích từ Oligoxen hạ đến đệ tứ với chiều dày vài
trăm mét.
1.4.4 Khối Bắc:
Khối Bắc được giới hạn về bốn phía bởi các đứt gãy tạo nên hình gần
giống hình bình hành, với các cặp đứt gãy Đông Bắc cũng như cặp đứt gãy á vó
tuyến gần như song song nhau. Kích thước khối 5 x 6km. Các hướng Đông, Nam
và Tây của khối này bò ngăn cách bởi khối Đông Bắc, trung tâm và cánh sụt bậc
tây Bắc bằng các đứt gãy. Riêng hướng Bắc qua vài đứt gãy bậc thang khối này
nghiêng hẳn về trũng trung tâm (trũng Tây Bạch Hổ). Đây là một yếu tố đòa
chất thuận lợi để khối này đón dầu di cư đến từ trục âm của trũng trung tâm cách
đó khoảng 5km. Trầm tích Oligoxen khối này dày khoảng 800m, trầm tích
Mioxen hạ từ 600 – 800m.
1.4.5 Khối phân dò phía Nam:
Khối này nằm ngay phía Nam khối trung tâm kích thước 8 x 20km, khối
bò phân cắt bởi các đứt gãy có phương từ á vó tuyến đến các hướng Tây – Tây
Bắc hoặc Tây – Bắc tạo nên các móng nâng có diện tích nhỏ và các đòa hào
hẹp. Phần phía Đông của khối nghiêng hẳn với trục âm của trũng phía Đông
(nằm ở vò trí không xa quá 2km), thuận lợi đón dầu di chuyển từ trũng phía
Đông. Điều đó có nghóa là triển vọng dầu khí ở đây rất khả quan.
1.4.6 Cánh sụt Tây Bắc:
Cánh dài 22km rộng 6km nằm song song khối trung tâm và khối Bắc.
Khối có dạng như một đơn nghiêng với vài khối móng không cao lắm và kích
thước lại nhỏ. Trầm tích Oligoxen và Mioxen ở đây khoảng 1000m và khá gần
trũng trung tâm nên về phương diện thu hồi dầu là vô cùng thuận lợi.

Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 14
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
1.4.7 Trũng phía Đông:
Ở khu vực mỏ Rồng trũng phía Đông thu hẹp dần kích thước ngang từ
10km trên đường cắt ngang giếng xuống còn 4 – 6km ở phía Nam. Trũng này có
cấu trúc như một đòa hào và bán đòa hào. Chiều sâu lớn nhất đến mặt móng đạt
cỡ 5300 -5350m, trầm tích Oligoxen ở phần sụp lún sâu nhất có thể đạt 2000m.
Trừ vài ranh giới phản xạ liên tục thì hầu hết lát cắt đòa chấn ở phần lõm nhất
đều không phân dò, điều này chứng tỏ trầm tích sét ở đây khá dày và đồng nhất.
Kết quả phân tích đòa hóa ở đây cho thấy tiềm năng sinh dầu ở đây rất lớn.
1.4.8 Đới phân dò sườn phía Đông:
Trong giai đoạn tách giãn chính xảy ra trong suốt Oligoxen thượng đã
làm móng cổ Mezozoi bò hủy hoại bởi đứt gãy. Các móng bò phân cắt này chòu
tác động sụp lún ở những cấp độ khác nhau tạo nên đới phân dò nằm ở sườn Tây
Bắc khối nâng Côn Sơn hiện nay. Tại đới này trầm tích Oligoxen chủ yếu là sét
khá dày.
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 15
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
CHƯƠNG II
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, KHẢ NĂNG CHỨA
DẦU, TRỮ LƯNG VÀ TIỀM NĂNG KHU VỰC
2.1 KẾT QỦA CÔNG TÁC TÌM KIẾM THĂM DÒ ĐỊA
CHẤT VÀ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT
2.2 CÁC ĐẶC TÍNH VẬT LÍ, TRẦM TÍCH, THẠCH HỌC
CỦA ĐÁ CHỨA VÀ ĐÁ CHẮN CÁC TẦNG SẢN
PHẨM
2.3 TÍNH CHẤT DẦU, KHÍ VÀ NƯỚC
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 16

Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
CHƯƠNG 2
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, KHẢ NĂNG CHỨA DẦU,
TRỮ LƯNG VÀ TIỀM NĂNG KHU VỰC
2.1 KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC TÌM KIẾM THĂM DÒ ĐỊA CHẤT
VÀ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT:
2.1.1 Kết quả của công tác tìm kiếm thăm dò đòa chất:
A/ Phương pháp và công nghệ thử:
Trong tất cả 26 giếng khoan đã tiến hành thử 94 đối tượng, trong đó có
17 đối tượng thử thân trần còn lại thử trong ống chống. Với đối tượng thử trong
đá móng nứt nẻ thì thử trong điều kiện thân trần (R3, R8, R9, R11, R14, R16,
R18, R21, RC-2-01, R109, R116). Với đá trầm tích thì thử khi đã chống ống.
Gọi dòng tùy thuộc phương pháp thử giếng và điều kiện vỉa bằng việc
tạo chênh áp đáy giếng và vỉa. p suất đáy giếng không bao giờ nhỏ hơn ½ áp
suất vỉa. Có 2 phương pháp thử được áp dụng trong điều kiện mỏ là bộ dụng cụ
thử và thả bộ cần ép hơi (cần khai thác). Bộ dụng cụ thử dùng cho đối tượng
Mioxen hạ và Oligoxen. Bộ cần ép hơi dành cho móng. Tạo chênh áp qua việc
thay thế dung dòch khoan bằng chất lỏng có tỉ trọng nhẹ hơn (nước, dầu diezen)
hoặc bơm tạo bọt hay hạ mực chất lỏng trong giếng khoan.
Sau khi Packer mở và tạo dòng lưu thông giữa vỉa và giếng trong 2 – 20
phút lấy đường hồi phục áp suất lần thứ nhất để đo áp suất vỉa. Thời gian đóng
giếng phụ thuộc đặc trưng thấm dự kiến của vỉa thử kéo dài từ 2 – 6 giờ. Sau đó
mở giếng tiến hành công tác kế tiếp. Việc rửa giếng thực hiện trên côn lỗ có
đường kính cực đại. Trường hợp đối tượng không tự phun thì tiến hành lấy đường
dòng (dòng – 2) sao cho mực chất lỏng trong cần phục hồi hoàn toàn. Khi đường
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 17
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
dòng không đáng kể thì sau 2 – 23 giờ kết thúc thử. Khi thử dòng thành công thì

tiến hành lại 3 – 4 lần.
p suất đáy đo bằng áp kế đo sâu của hãng Kaster và Amerada với giới
hạn đo tới 600 Kg/cm
3
và chính xác tới 0.25 – 0.6% giới hạn đo.
Đo lưu lượng với dòng dầu tự phun dầu, nước, khí bằng thiết bò đo lưu
lượng tự động. Với dầu lưu lượng đo sau bình tách và được đun 80
o
C, trường hợp
không đủ áp lực cho chất lưu qua hai bình tách thì đo lưu lượng chất lỏng bằng
bồn đo. Dòng không tự phun được tính trung bình theo các điểm từ đầu đường
dòng đến điểm giảm dòng đột ngột.
Lấy mẫu chất lưu là công việc không thể tách rời công tác thử vỉa.
B/ Xử lý và tổng hợp kết quả nghiên cứu:
Sau khi kết thúc thử các đơn vò tiến hành công tác xử lý và tổng hợp kết
quả nghiên cứu, trên cơ sở số liệu thu được trong khi thử, bộ phận nghiên cứu
thủy động lực xử lý và xác đònh thông số vỉa cần thiết như: độ thấm, độ dẫn
thủy, hệ số sản phẩm.
Tổng kết có 25 giếng tự phun, 18 giếng có dòng dầu yếu, 35 đối tượng
chứa nước, 16 đối tượng khô. Trên cơ sở kết quả đo nhiệt độ vỉa ta thấy mối
quan hệ giữa nhiệt độ và độ sâu theo phương trình sau:
T vỉa = 21 + 0.0289H
- H là chiều sâu từ đáy biển
- Gradien nhiệt độ -2.89
o
C/100m
Nhìn chung kết quả thử giếng chủ yếu phản ánh đặc trưng chứa cho
khoảng vỉa thử, còn giá trò thông số chứa, thấm chỉ mang tính bán đònh lượng.
Các khoảng thử trong lát cắt trầm tích thường nhiều vỉa sản phẩm nên
thông số vỉa thường không đặc trưng cho một vỉa cụ thể nào.

Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 18
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
Để nâng cao giá trò thông tin kết quả thử trong các giếng sau này thì nên
thử vỉa theo khoảng ứng với từng thân khoáng, áp dụng thử vỉa lặp trên cáp, với
tầng sản phẩm có tính thấm chứa kém kể cả móng nếu theo tài liệu carota thì
khả quan dù dòng dầu yếu thì trước khi kết thúc thử cần áp dụng biện pháp tăng
dòng thích hợp.
Đến nay nay đòa chất của vùng bồn trũng Cửu Long đã được nghiên cứu
tỉ mỉ, chi tiết. Việc này thể hiện qua báo cáo về dầu khí được hoàn thành bởi
viện nghiên cứu khoa học và thiết kế của xí nghiệp liên đoàn Việt Xô với trữ
lượng dầu đánh giá và khai thác ở mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng. Tổng cộng có 70.000
km tuyến đòa chấn hai chiều, ba chiều đã được thực hiện trên ba bồn trũng với
mật độ trung bình 1.5km/km
2
. Đã

khoan hơn 100 giếng khác trên 7 cấu tạo với
hàng trăm mét khoan, phát hiện nhiều mỏ dầu, khí với đối tượng chủ yếu là
trầm tích Mioxen, Oligoxen và đặc biệt là đá móng kết tinh (granit, granodiorit).
2.1.2 Cấu trúc vùng mỏ:
A/ Sơ lược về cấu trúc đòa chất vùng mỏ:
Vùng mỏ Rồng nằm trong bồn trũng Cửu Long thuộc thềm lục đòa
Sunda, là một trong những bồn trũng lớn nhất của các bồn trũng rìa Tây Nam
Thái Bình Dương. Vì là một đơn vò trực thuộc bồn trũng Cửu Long nên một số
nét chính của mỏ Rồng cũng có những đặc điểm tương tự bồn trũng Cửu Long.
Sự hình bồn trũng cũng có quan hệ mật thiết đến quá trình tạo riftơ (chu
kỳ 1 vào cuối Paleoxen, chu kỳ 2 vào cuối Eoxen – Oligoxen và chu kỳ 3 vào
Mioxen – Đệ Tứ). Tương ứng với 3 cấu trúc đã được phân chia trong mặt cắt:
móng, trung gian (Oligoxen) và Mioxen – Đệ Tứ.

Hoạt động Magma có ảnh hưởng nhất đònh đến kiến tạo khu vực, đặc
biệt vào thời kỳ Kainozoi muộn. Bồn trũng Cửu Long có chiều dài khoảng
500km và rộng 150km. Bồn được lắp đầy bởi trầm tích lục đòa, delta. Chiều dày
trầm tích Kainozoi trong bồn đạt tới 7 – 8km.
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 19
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
Theo tài liệu giếng khoan, mẫu lõi, mẫu vụn, các số liệu đòa vật lý giếng
khoan và kết quả minh giải tài liệu đòa chấn 3 chiều cho phép ta xác đònh được cấu
trúc mỏ Rồng phân thành đới kiến tạo bậc II với phương trải Đông Bắc. Tiếp đến
các đơn vò kiến tạo bậc II bò phức tạp bởi cấu tạo bậc III và nhỏ hơn là bậc IV. Các
cấu tạo bậc II, III và đôi khi bậc IV thường bò giới hạn bởi đứt gãy kiến tạo biên độ
lớn và liên quan khối nâng móng.
Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác thử cho thấy khu vực mỏ
Rồng có nhiều tiềm năng chứa dầu khí nhưng đặc trưng bởi cấu ttrúc đòa chất hết
sức phức tạp.
Trên cơ sở kiến tạo và phân bố các tích tụ dầu khí mỏ Rồng được phân
chia ra các khu vực sau:
 Khu vực đới nâng trung tâm.
 Khu vực đới nâng Đông Bắc bao gồm khối nâng cấu tạo bậc III
và các đơn nghiêng.
 Khu vực đới nâng Đông Nam bao gồm khối nâng bậc III và mũi
cấu tạo cùng bậc.
 Khu vực Tây Bắc bao gồm cánh sụt nghiêng Tây Bắc và mũi
cấu tạo.
Theo số liệu khoan và thăm dò đòa chấn trong vùng nghiên cứu đã phân
đònh được bất chỉnh hợp đòa tầng. Các bất chỉnh hợp đều tương ứng với các mặt
phản xạ đòa chấn và cụ thể là: mặt móng trước Kainozoi – móng âm học, nóc điệp
Trà Tân dưới – tầng đòa chấn 10 (SH10), nóc Oligoxen trên SH8 và nóc Mioxen
dưới SH3.

B/ Đặc điểm đòa tầng vùng mỏ:
Đòa tầng vùng mỏ được xác đònh trên cơ sở các tài liệu khoan sâu (mẫu lõi,
mẫu vụn, hóa thạch, đòa vật lý giếng khoan) và tài liệu thăm dò đòa chấn 2 – 3
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 20
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
chiều. Kết quả phân chia đòa tầng các giếng trong vùng Đông Bắc Rồng được trình
bày chi tiết trong bảng dưới đây.
Các giếng trong vùng Đông Bắc Rồng là R3, R6, R7, đã khai thác, R8,
3001, 3003, 3004 đang được khảo sát, thăm dò phát triển mỏ.
Mô tả đòa tầng của khu vực được trình bày từ dưới lên trên (từ cổ đến trẻ)
phân chia đòa tầng các giếng tìm kiếm thăm dò và khai thác vùng Đông Bắc Rồng.
CÁC GIẾNG KHOAN VÙNG ĐÔNG BẮC RỒNG
Giếng R3 R6 R7 R8
Điệp Khoảng sâu
(m)
Chiều
dày TB
(m)
Khoảng sâu
(m)
Chiều
dày TB
(m)
Khoảng sâu
(m)
Chiều
dày TB
(m)
Khoảng sâu

(m)
Chiều
dày TB
(m)
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Biển
Đông
(N+Q4)
0-540
0-527
527 0-655
0-622
623 0-579
0-566
566 0-643
0-605
605
Đồng
Nai(N
1
3
)
540-1360
527-1347
820 655-1447
655-1414
792 579-1382
566-1369
803 643-1461
605-1374

769
Côn
Sơn(N
1
2
)
1360-2055
1347-2042
695 1447-2065
1414-2032
618 1382-1947
1369-1934
565 1461-2174
1374-2043
669
Bạch
Hổ(N
1
1
)
2055-3096
2042-3083
1041 2065-2860
2032-2827
795 1947-2830
1934-2817
883 2174-3020
2043-2865
822
Trà Tân

(P
3
2
)
3096-3365
3083-3352
269 2860-3190
2827-3157
330 2830-3320
2817-3307
490 3020-3420
2865-3263
398
Trà Cú
(P
3
1
)
3365-3520
3352-3507
155 3190-3341
3157-3308
151 3320-3546
3307-3533
226 3420-3590
3263-3433
170
Móng
trước KZ
3520-3563

3507-3550
Gặp 43 3341-3500
3308-3467
Gặp
159
0-540
3533-3688
Gặp 155 3590-4244
3433-4087
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 21
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
A Thành tạo móng trước Kainozoi:
Móng trước Kainozoi được phát hiện ở 13 giếng khoan trên 3 mỏ, nhưng
trên vùng Đông Bắc Rồng thì phát hiện tại giếng khoan R3, R6. Thành phần
móng gồm đá granit bò biến đổi bởi kiến tạo và quá trình nhiệt dòch, đá diorit
thạch anh. Đá móng thường gặp nứt nẻ, đôi khi có hang hốc. Nứt nẻ bò lấp bởi
canxit và zeolit.
Tuổi tuyệt đối của đá móng khu vực này dao động từ 90-160 triệu năm.
Tuổi tuyệt đối của đá móng
Giếng khoan Độ sâu mẫu
(m)
Tên đá Tuổi tuyệt
đối (triệu
năm)
Tuổi đòa chất
R3 3560 Granit 159±5 Jura giữa (J
2
)
R6 3380 Granit biotit

Dạng gơnai
90±3 Creta muộn
(K
2
)
R7 3702.3/3685.3 Diorit hocblend 170±5 Jura giữa (J
2
)
R8 3685 Granit gơnai biotit 111±4 Creta muộn
(K
1
)
B thành tạo trầm tích Kainozoi:
Trầm tích Kainozoi với bất chỉnh hợp góc, đòa tầng nằm trên đá móng
kết tinh. Thành tạo trầm tích Kainozoi là trầm tích tướng ven biển, vùng đầm
hồ, châu thổ, ven châu thổ và tiền châu thổ lẫn vật liệu núi lửa.
Trên cơ sở nghiên cứu hoá thạch và bào tử phấn, mẫu lõi, mẫu bùn, kết
quả đòa chấn, biểu đồ carota. Các thành tạo trầm tích mỏ Rồng chia thành
Paleoxen, Neoxen, Oligoxen các thành tạo Đệ Tứ. Chiều dài lớp phủ trầm tích
từ 2500m ở vòm cấu tạo đến 4300m ở phần lún cánh.
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 22
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
B1 Trầm tích Paleoxen:
a/ Phụ thống Oligoxen hạ- điệp Trà Cú (P
3
1
tc)
Trầm tích điệp Trà Cú phát hiện ở giếng R3, R6. Phần trên lát cắt điệp
Trà Cú bao gồm các tập sét kết có chiều dày 40m. Theo mẫu vụn và carota, sét

chiếm chủ yếu trong thành phần đá, xen kẽ những lớp mỏng cát kết và đá phun
trào, chỉ vài mẫu có lượng sét ít hơn 70%. Đó là đá màu đen, xám tối, chặt xít,
cấu trúc khối hay phân lớp. Ngoài ra có đá phun trào Bazan và bột màu tím
than. Trầm tích có tướng lòng sông và quạt bồi tích.
b/ Phụ thống Oligoxen trên- điệp Trà Tân (P
3
2
tt)
Trầm tích điệp Trà Tân đặc trưng bởi sự biến tướng nhanh và phổ biến.
Trong khu vực này chiều dài thay đổi từ 300m - 600m. Được phát hiện ở giếng
R1, R2, R5. Ở vòm khối nâng chúng nằm trên móng kết tinh với bất chỉnh hợp
góc và đòa tầng. Đá bò biến chất, xuất hiện tập đá phun trào núi lửa.
Ở lát cắt giếng 1 và 3 chủ yếu là cát kết, bột kết với ít các vỉa mỏng sét
kết ở dưới lát cắt. Cát kết và bột kết màu xám, xám xanh, nâu đỏ có cấu trúc
dạng khối. Kích thước hạt 0,01mm – 3mm. Sét kết màu đen, xám có cấu trúc
khối hay phân lớp nhẹ. Ở giếng 2,5 cạnh sét kết là đá Magma có thành phần là
bazơ : màu nâu đỏ, nâu đen, tạo bởi Kaolinit, thuỷ mica, thành phần hỗn hợp.
Các thành tạo phun trào là Andezit bazan và diabaz pocfia (GK5) diabaz,
andezit, bazan, gabro diabaz (GK2). Tổng chiều dài đá phun trào 10m – 100m.
Ở giếng R2 có dòng dầu 950m
3
/ ngày từ đá phun trào Oligoxen thượng.
Chiều dài Oligoxen trên ở điệp Trà Tân từ 400m – 430m (GK1,2) 570
(GK3) 800 (GK5).
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 23
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn
Kông
Theo tài liệu trầm tích học, trầm tích Trà Tân chia làm 3 tập:
 Tập dưới là xen kẽ cát và sét kết với nhiều hơn ở giếng 3. Sét kết
đen, xám cấu trúc khối hay phân lớp nhẹ. Cát kết xám, xám xanh, cấu trúc khối

gặp đá phun trào.
 Tập giữa lát cắt đặc trưng bởi sét kết màu đen, nâu đen với các
xen lớp cát kết mỏng. Thành tạo phun trào thấy ở giếng khoan R6, ở vòm trung
tâm có mặt thành tạo này. Phần rìa có thể dày 200m – 300m.
 Tập trên lát cắt gồm cát kết và sét kết cấu tạo khối xen kẽ phiến
xanh xám. Cát kết dạng khối có thấy lớp kẹp sỏi đơn lẻ. Độ mài tròn, lựa chọn
trung bình và tốt. Chiều dày tập 125m. Sét kết bò biến đổi phần dưới, bột kết
arkose bò biến đổi phần trên. Đá núi lửa, sét kết chứa xi măng Kaolinit, thủy
mica đôi khi có serixit. Trầm tích thuộc tướng sườn tích và đầm hồ với sự biến
tướng mạnh.
B2 Trầm tích Neoxen (N
1
)
Chiều dày từ 2km – 2,5km nằm trên thành tạo Paleoxen bò bào mòn với
bất chỉnh hợp góc rõ ràng. Trên cơ sở nghiên cứu hóa thạch thống Mioxen chia
ra các điệp: Bạch Hổ, Côn Sơn, Đồng Nai.
a. Phụ thống Mioxen hạ – điệp Bạch Hổ (N
1
1
bh)
Trầm tích Mioxen hạ nằm bất chỉnh hợp góc trên các thành tạo
Oligoxen. Trong lát cắt gồm các xen lớp cát và lớp sét kết với tỉ lệ khác nhau.
Nói chung cát có cấu tạo khối, màu xám gắn kết yếu, hạt từ trung bình đến thô
thỉnh thoảng có sỏi. Xi măng là Kaolinit, Montmoriolit.
Chiều dày điệp Bạch Hổ thay đổi từ 700m – 1500m. Nóc điệp tương
ứng tầng đòa chấn thứ ba. Theo tài liệu đòa vật lí giếng khoan, thành phần trầm
tích thạch học và hoá thạch, điệp Bạch Hổ chia thành 3 phụ điệp : dưới, giữa và
trên.
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 24
Tiểu luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn

Kông
a.1 Phụ điệp Bạch Hổ dưới:
Trầm tích điệp Bạch Hổ dưới bao gồm tướng biển ven bờ, vụn, sông hồ xen
kẽ chiều dày 62m – 320m. Trong lát cắt chủ yếu có cát kết 60%, bột kết 10%, và
sét kết 30%.
Trong lát cắt còn có vỉa cuội kết đơn lẻ lẫn sỏi cát kết xám sáng với độ hạt
khác nhau, độ lựa chọn kém đến trung bình.
a.2 Phụ điệp Bạch Hổ giữa:
Trầm tích trong lát cắt của phụ điệp Bạch Hổ giữa có thành phần chủ yếu
là cát sét. Thường thấy những xen lớp mỏng của vỉa cát và sét kết với vài vỉa cát
kết mỏng lẫn sỏi và cuội, cũng thường thấy vỉa mỏng bột kết.
Cát kết có màu xám, xám gạch, cấu trúc khối hay phân lớp nhẹ. Sét có
màu gạch, đen, xám đen, cấu trúc khối hay phân lớp nhẹ. Chiều dày điệp này có
thể lên 300m.
a.3 Phụ điệp Bạch Hổ trên:
Trầm tích này gồm sét dính, dẻo xanh lục xám và phân lớp, cát kết, cát kết
lẫn sỏi và cát. Tầng sét Rotali đặc trưng lớp cắt Bạch Hổ, ở trung tâm, Tây Bắc,
mỏ phân lớp mạnh thể hiện rõ ở Đông Bắc mỏ ( GK1,2) tầng sét Rotali là tầng chắn
cho toàn khu vực.
Lát cắt có mảnh dăm kích thước bằng hạt sỏi, cuội, cục đá nhỏ. Điều này
chứng tỏ trầm tích lắng đọng gần nguồn cung cấp vật liệu. Chiều dày điệp lên đến
200m.Các vỉa cát của điệp Bạch Hổ (Mioxen hạ) được phân thành tầng sản phẩm
21, 22, 23, 24, trầm tích Mioxen hạ được chứng minh qua kết quả thử vỉa giếng
2,4,6 và 7.
b. Phụ thống Mioxen trung- điệp Côn Sơn (N
1
2
cs): Trầm tích là cát kết, sỏi
kết, cát kết hạt thô, sau đó là vỉa sét mỏng, sét kết, hiếm hơn là vỉa cacbonat lẫn
vật liệu bột. Chiều dày vỉa không quá 20m, phần dưới lát cắt dày hơn phía trên.

Chiều dày điệp Côn Sơn thay đổi từ 600m- 650m
Sinh viên thực hiện: Hạ Nguyên Vũ trang 25

×