Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.01 KB, 14 trang )

Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I....................................................................................................................... 3
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, THỦY VĂN, HẢI VĂN TỈNH SÓC
TRĂNG............................................................................................................................. 3
I.1. ĐẶC KHÍ HẬU...........................................................................................................3
II.2. ĐẶC ĐIỂM THỦY HẢI VĂN..................................................................................5
CHƯƠNG II..................................................................................................................... 7
HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỈNH
SÓC TRĂNG.................................................................................................................... 7
II.1. TRẠM KHÍ TƯỢNG SÓC TRĂNG.........................................................................7
II.2. CÁC TRẠM ĐO MẶN..............................................................................................7
II.3. TRẠM THỦY VĂN ĐẠI NGÃI – SÔNG HẬU......................................................8
CHƯƠNG III.................................................................................................................. 10
XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC BIẾN ĐỔI ĐƯỜNG BỜ, BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG, MẠNG LƯỚI CẢNH BÁO THIÊN TAI VÀ SỰ CỐ
MÔI TRƯỜNG TẠI SÓC TRĂNG..............................................................................10
III.1. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC BIẾN ĐỔI ĐƯỜNG BỜ.................10
III.2. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.....................10
III.3. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC NƯỚC BIỂN DÂNG......................10
III.4. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI CẢNH BÁO THIÊN TAI VÀ SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG.........................................................................................................................11
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)



Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

MỞ ĐẦU
Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với công tác quan trắc và phân
tích dự báo khí tượng là tích lũy, cung cấp số liệu quan trắc và phân tích các chỉ tiêu về
khí tượng thủy văn cho các cơ quan quản lý môi trường, chính quyền và nhân dân trong
nước, cũng như các tổ chức quốc tế, đồng thời cung cấp thông tin môi trường và cảnh báo
cần thiết. Số liệu đó phải đảm bảo độ chính xác và trung thực.đồng thời số liệu đó còn
dùng để so sánh đánh giá diễn biến khí hậu thời tiết giữa các địa phương với nhau và
trao đổi thông tin môi trường khu vực và quốc tế.
Vì vậy, việc thực hiện xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi
khí hậu và nước biển dâng, xây dựng mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường là
rất cần thiết nhằm ứng phó với tình trạng BĐKH và nước biển dâng, giảm nhẹ thiệt hại
do BĐKH và nước biển dâng.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

2


Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, THỦY VĂN,
HẢI VĂN TỈNH SÓC TRĂNG
I.1. ĐẶC KHÍ HẬU
I.1.1. Đặc điểm nhiệt độ

Vùng nghiên cứu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5-11 với gió mùa Tây-Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
với gió mùa Đông-Bắc. Nhiệt độ trung bình nhiều năm cao (khoảng 26,7 oC). Số ngày có
nhiệt độ trung bình từ 26 – 28oC là 206 ngày/ năm.
I.1.2. Độ ẩm không khí tương đối
Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm từ 82,2 – 87,5%. Tháng VII, VIII độ ẩm
tương đối trung bình cao nhất: 86 – 89%. Tháng I và tháng II độ ẩm tương đối trung bình
thấp nhất: 75,6% - 83,2 %.
I.1.3. Chế độ gió
Trong năm có hai mùa: gió Đông Bắc (tháng XI ÷IV) và gió Tây Nam (tháng V
÷X). Gió mùa Đông Bắc (hay gió Chướng), hoạt động mạnh vào thời kỳ đầu mùa khô,
gặp thời kỳ triều cường thường gây ra sóng lớn làm cho nước mặn tràn vào đồng ruộng.
Gió mùa Tây nam với thành phần chính là gió hướng Tây có tốc độ trung bình tháng lớn
nhất 1,8 m/s, tốc độ gió tức thời lớn nhất là 27m/s.
Thống kê tốc độ gió (max, min, trung bình) tại Sóc trăng trong thời kỳ 1985-2008
I.1.4. Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm khá lớn, đạt trên 1000 mm. Mùa khô, do
nắng nhiều và độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn (tháng IV lớn nhất: 100 – 150
mm). Mùa mưa, lượng bốc hơi giảm nhiều, tháng VII lượng bốc hơi thấp nhất (50 –
80mm).
I.1.5. Chế độ nắng
Số giờ nắng trung bình khá cao, bình quân cả năm 6,8 – 7,5 giờ/ ngày. Tháng II –
IV, số giờ nắng cao nhất (8 – 10 giờ/ ngày). Tháng VII – IX, số giờ nắng thấp nhất (5 – 6
giờ/ ngày). Số giờ nắng cao trong ngày là đặc điểm thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng
và phát triển.
I.1.6. Chế độ mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến hết tháng XI, trùng với thời kỳ gió mùa Tây
nam, lượng mưa chiếm từ 90 – 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng XII và
kết thúc tháng IV năm sau, trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc.
Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển thực vật do nhiệt lượng dồi dào, ít có

bão và hạn hán kéo dài.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

3


Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

Bảng: Các đặc trưng khí tượng tại trạm Sóc Trăng

Tháng

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đặc trưng
năm

Nhiệt độ

Độ ẩm
Tốc độ gió
trung bình trung bình trung bình
tháng nhiều tháng nhiều tháng nhiều
năm
năm
năm

Lượng bốc
hơi trung
bình tháng
nhiều năm

Số giờ nắng
trung bình
tháng nhiều
năm

(oC)
25,3
25,8
27,2
28,4
27,9
27,3
26,9
26,7
26,6
26,7
26,5

25,5

(%)
80,0
78,6
77,9
80,2
84,8
87,1
88,1
88,4
88,9
88,4
85,8
83,3

(m/s)
2,0
2,2
2,2
1,9
1,6
1,6
1,7
1,9
1,6
1,2
1,6
1,7


(%)
91,0
101,0
107,0
113,0
65,0
56,0
52,0
56,0
53,0
51,0
65,0
88,0

(giờ)
253,9
235,0
287,6
252,1
195,4
161,0
173,6
163,7
152,9
163,4
196,8
214,5

26,7


84,3

1,8

74,8

204,1

I.1.7. Đặc điểm khí áp
Biến trình của khí áp liên quan mật thiết đến nhiệt độ không khí, gió và ẩm. Khí áp
lớn các tháng mùa đông lớn hơn các tháng mùa hè. Thống kê về khí áp tại sóc Trăng thời
kỳ 1985-2008.
I.1.8. Bão
Vùng nghiên cứu gặp ít bão hơn so với các vùng biển phía Bắc. Mùa bão thường
xảy ra vào những tháng cuối năm. Theo số liệu thống kê trong 50 năm trở lại đây (1949 1998) ở vùng biển phía Nam Việt Nam đã xuất hiện 33 cơn bão, trong đó chỉ có 8 cơn
bão đổ bộ vào vùng biển Sóc Trăng. Tuy ít bão nhưng cũng có cơn bão gây ra thiệt hại
lớn về người và tài sản như cơn bão số 5 - cơn bão Linda năm 1997. Bảng thống kê các
trận bão đổ bộ vào khu vực từ Nam Trung Bộ (Khánh Hòa) đến Cà Mau (từ vĩ độ 7 oN
đến 12oN) thời kỳ 18 năm gần đây (1991-2008).

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

4


Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

Bảng: Thống kê các trận bão đổ bộ vào khu vực (1991-2008)
Năm


Ngày
hình
thành

Ngày đổ
bộ

Khu vực đổ bộ

RUMBIA
LINGLING
Td
MUIFA
DURIAN

6/XI
13/XI
11/XII
31/X
9/XII
23/X
3/XII
6/XI
18/XI
20/XI
28/XI

9/XI
14/XI

14/XI
4/XI
12/XII
24/X
8/XII
12/XI
20/XI
25/XI
5/XII

Suy yếu gần Côn Đảo
Côn Đảo
đảo Phú Qúy
Cà Mau
Cà Mau
Cà Mau
suy yếu gần Cà Mau
suy yếu gần bờ
Cà Mau
Cà Mau
Vũng Tàu -Bến Tre

Cấp gió
mạnh
(Beaufort)
11
10
10
11/12
10

7
11
11
7
11
10

Td

2/XII

3/XII

Suy yếu gần Cà Mau

6

MAYSAK

7/XI

11/XI

Cam Ranh

8

Tên cơn bão

1997


THELMA
FORREST
MANNY
LINDA

1998

Td

1991

1999

2001

2007

II.2. ĐẶC ĐIỂM THỦY HẢI VĂN
II.2.1. Đặc điểm thủy văn
Chế độ thuỷ văn vùng nghiên cứu có liên quan mật thiết với chế độ thuỷ văn sông
Mekong, thuỷ triều biển Đông và mưa nội đồng. Ngoài ra, chế độ thuỷ văn trong vùng
còn chịu ảnh hưởng của hệ thống công trình kiểm soát mặn biển Đông, công trình thuỷ
lợi nội đồng. Hệ thống thủy văn tại các huyện ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều
biển Đông với chế độ nước bán nhật triều, mặn quanh năm, truyền vào trong nội đồng
theo cửa Định An và cửa Trần Đề. Kết hợp với dòng chảy sông Hậu, đặc biệt vào mùa lũ,
khi lũ cao tràn về kết hợp triều cường mực nước dâng cao có khả năng tràn vào nội đồng
(mực nước lớn nhất đo được tại trạm Đại Ngãi năm 1997 là 2,19 m), nhờ có hệ thống đê
bờ bao chống lũ bảo vệ sản xuất và dân cư sinh sống trong vùng.
Chế độ thủy văn về mùa khô: Chế độ thủy văn nội đồng bị chi phối bởi các yếu

tố:
+ Chế độ nước của nguồn sông Hậu qua Châu Đốc;
+ Chế độ thủy triều biển Đông qua cửa Trần Đề và cửa Định An;
+ Hệ thống kênh rạch, công trình nội đồng thuộc vùng Cù Lao.
Chế độ thủy văn mùa lũ: Mùa lũ hàng năm bắt đầu từ trung tuần tháng 7, mực
nước trên sông MêKông tăng nhanh và dòng lũ chảy về phía hạ lưu kết hợp với triều
cường, gió chướng mực thủy triều dâng cao, nếu không có đê bao thì toàn bộ diện tích
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

5


Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

nhiều vùng trong tỉnh bị ngập sâu dưới mực nước triều trung bình từ 0,3 – 0,5m đặc biệt
có nơi đến 1,0 – 2,0m.
II.2.2. Đặc điểm hải văn
Thủy triều trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là bán nhật triều không đều. Biên độ
thủy triều ở cửa sông Hậu vào khoảng 3m (triều cường) và 1,80m (triều kém). Biên độ
triều giảm dần theo khoảng cách lên thượng lưu.
Hệ thống kênh rạch trong vùng đều có cửa thông với sông Hậu, cho nen chế độ
thủy văn phụ thuộc vào chế độ thủy triều của biển. Theo số liệu quan trắc tại trạm Vũng
Tàu, đỉnh triều bình quân cao nhất là 443 cm (vào các tháng 10, 11), thấp nhất là 58 cm
vào tháng 5, 8. Chân triều cao nhất – 24 cm (tháng 11), chân triều thấp nhất – 300 cm
(tháng 6).
Thủy triều biển ven bờ vùng nghiên cứu có chế độ bán nhật triều không đều.
Tại trạm thủy văn Mỹ Thanh, cửa sông Mỹ Thanh, đặc trưng thủy triều tính toán
dựa trên chuỗi số liệu quan trắc từ năm 1985-2008. Các giá trị đặc trưng triều kiệt được
xác định như sau:

+ Mực nước triều kiệt nhiều năm: -2,49m (ngày 12/6/1987)
+ Mực nước trung bình triều kiệt nhiều năm: -2,22m
Dòng chảy biển
Chế độ độ thủy, hải văn ven biển phụ thuộc vào nguồn nước của sông Cửu Long
và chế độ thủy triều của biển. Trong mùa hè dòng chảy các tầng nhìn chung có xu thế đi
từ Nam lên Bắc. Ngoài khơi, dòng chảy ổn định hơn với tốc độ trung bình 0.4-0.5m/s.
Mùa đông dòng chảy thường có hướng từ Bắc xuống Nam và chịu ảnh hưởng của các đợt
gió mùa Đông Bắc. Khu vực ngoài khơi, dòng chảy có hướng tương đối ổn định. Ở gần
bờ, do ảnh hưởng của các cửa sông và kênh rạch đổ ra biển, cùng với dòng chảy của sông
Hậu đã gây tác động đến hướng của dòng chảy.
Sóng biển: chế độ sóng bị tác động bởi hai thời kỳ gió mùa với 2 hướng chính
điểm là sóng theo hướng Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 (mùa khô) và sóng theo
hướng Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 (mùa mưa).
Độ cao sóng cực đại trung bình trong năm là 3.5m

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

6


Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG
THỦY VĂN TỈNH SÓC TRĂNG.
II.1. TRẠM KHÍ TƯỢNG SÓC TRĂNG
II.1.1. Vị trí trạm :
- Trạm thuộc lưới trạm điều tra cơ bản của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
- Địa chỉ: 138 Trần Hưng Đạo, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

- Tọa độ địa lý:
Kinh độ: 105o58’ Đông
Vĩ độ : 9o36’ Bắc
II.1.2. Lịch sử trạm:
- Trạm được thành lập trước năm 1975 có số liệu quan trắc từ năm 1949 có tên
trạm Sóc Trăng (Khánh Hưng).
- Từ tháng 10/1977 Đài Khí tượng Thủy văn Hậu Giang quản lý trạm.
- Tháng 06/1993 Đài Khí tượng Thủy văn Khu Vực Nam Bộ được thành lập và
quản lý trạm từ đó cho đến nay
II.1.3. Tình hình tài liệu quan trắc:
Chuỗi số liệu quan trắc liên tục từ 10/1977 đến nay.
Trạm quan trắc các yếu tố sau:
- Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ mặt đất
- Ẩm độ không khí
- Lượng bốc hơi
- Lượng mưa
- Số giờ nắng
- Hướng và tốc độ gió
- Loại mây và độ cao.
- Tầm nhìn ngang.
- Các hiện tượng thời tiết

II.2. CÁC TRẠM ĐO MẶN
II.2.1. Trạm Mỹ Thanh
- Tọa độ địa lý:
Kinh độ: 105o10’15.3" Đông
Vĩ độ : 09o25’29.2" Bắc
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


7


Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

- Trạm đặt bên bờ trái sông Mỹ Thanh (ngay cửa sông Mỹ Thanh), thuộc ấp Mõ
Ó, xã Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
- Cách trạm khoảng 200m về phía thượng lưu bên bờ trái có ngã ba giữa kênh bà
Sáu Quế và sông Mỹ Thanh.
- Chuỗi số liệu quan trắc liên tục từ năm 01/01/1981 đến 31/12/2007. Từ
01/01/2008 trạm dời về vị trí mới trên sông Hậu và có tên mới là trạm Trần Đề.
II.2.2. Trạm Trần Đề
- Tọa độ địa lý:
Kinh độ: 105o10’00" Đông
Vĩ độ : 09o00’00" Bắc
- Trạm đặt bên bờ phải sông Hậu, cách cửa biển khoảng 1 km, thuộc ấp Cảng, xã
Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
- Cách trạm khoảng 3 km về phía thượng lưu bên bờ trái có ngã ba giữa sông Cồn
Tròn và sông Hậu.
- Ngày 01/01/2008, chính thức lấy số liệu quan trắc tại trạm Trần Đề. Chuỗi số
liệu quan trắc liên tục từ năm 2008 đến nay.
II.2.3. Trạm Đại Ngãi
- Tọa độ địa lý:
Kinh độ: 106o 04’27.3” Đông
Vĩ độ : 09o 44’04.4” Bắc
- Trạm đặt bên bờ phải sông Hậu, thuộc ấp Ngãi Hội 2, xã Đại Ngãi, huyện Long
Phú, tỉnh Sóc Trăng.
II.2.4. Trạm Sóc Trăng _ Kênh Máspero
- Tọa độ địa lý:

Kinh độ: 105o58’" Đông
Vĩ độ

: 09o36’" Bắc

II.3. TRẠM THỦY VĂN ĐẠI NGÃI – SÔNG HẬU
II.3.1. Vị trí trạm :
- Trạm thuộc lưới trạm điều tra cơ bản của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
- Tọa độ địa lý:
Kinh độ: 106o 04’27.3” Đông
Vĩ độ : 09o 44’04.4” Bắc
- Trạm đặt bên bờ phải sông Hậu, thuộc ấp Ngãi Hội 2, xã Đại Ngãi, huyện Long
Phú, tỉnh Sóc Trăng.
- Cách khoảng 300m về phía hạ lưu trạm bên bờ phải là nơi giao nhau giữa vàm
Đại Ngãi và sông Hậu; cách 250m phía hạ lưu trạm bên cù lao Dung có ngã ba giao nhau
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

8


Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

giữa Rạch Miễu và sông Hậu; cách khoảng 800m phía thượng lưu trạm bên bờ phải có
ngã ba giữa rạch RocLa và sông Hậu, trạm cách cửa biển Trần Đề khoảng 40 km.
II.3.2. Lịch sử trạm:
- Trạm Đại Ngãi được xây dựng từ ngày 01/01/1909 (theo tài liệu của Cục Quản lý
đường sông). Trạm bắt đầu thu thập số liệu từ năm 1912 nhưng không liên tục
- Từ ngày 27/06/1977 Cục Quản lý đường sông giao trạm cho Đài Khí tượng Thủy
văn Hậu Giang quản lý.

- Tháng 06/1993 Đài Khí tượng Thủy văn Khu Vực Nam Bộ được thành lập và
quản lý trạm từ đó cho đến nay
II.3.3. Tình hình tài liệu quan trắc:
- Chuỗi số liệu quan trắc liên tục từ 1976 đến nay.
- Các yếu tố đo đạc:
+ Mực nước: đo đạc bằng máy tự ghi mực nước, cho số liệu 24/24
+ Mưa: đo đạc mỗi ngày 2 lần vào lúc 7giờ và 19giờ
NHẬN XÉT: Hiện nay mạng quan trắc khí tượng thủy văn của tỉnh vẫn còn lạc
hậu, các số liệu quan trắc theo lối thủ công vì thế việc dự báo khí tượng thủy văn và dự
báo thiên tai không hiệu quả.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

9


Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

CHƯƠNG III
XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC BIẾN ĐỔI
ĐƯỜNG BỜ, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN
DÂNG, MẠNG LƯỚI CẢNH BÁO THIÊN TAI VÀ SỰ
CỐ MÔI TRƯỜNG TẠI SÓC TRĂNG
III.1. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC BIẾN ĐỔI ĐƯỜNG BỜ
Hiện nay tại Việt Nam đã lắp đặt tại Hà Nội 01 trạm thu số liệu vệ tinh địa tĩnh
GMS và vệ tinh quỹ đạo cực NOOA với độ phân giải cao. Có thể sử dụng hình ảnh của
vệ tinh này để quan sát sự biến đổi đường bờ.
Thực hiện quan trắc biến đổi đường bờ bằng công nghệ viễn thám. Thành lập 1
trung tâm quan sát biến đổi đường bờ bằng công nghệ viễn thám. Trung tâm này có thể

đặt tại trạm khí tượng thủy văn Sóc Trăng. Trung tâm có nhiệm vụ xây dựng các bản đồ
biến đổi đường bờ dựa vào việc phân tích ảnh viễn thám. Thường xuyên công bố các bản
đồ biến đổi đường bờ cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để có hướng khắc phục.
Phương pháp thực hiện:
Ảnh vệ tinh sử dụng để hiệu chỉnh là ảnh vệ tinh SPOT 4 ( loại Panchromatic).
Đối với thành lập bản đồ địa hình: dùng phương pháp hiệu chỉnh bản đồ địa hình
cũ theo ảnh vệ tinh SPOT 5, có chia mảnh lại cho phù hợp với lãnh thổ ven biển của tỉnh.
Đối với thành lập bản đồ biến động đường bờ: dùng phương pháp bản đồ - viễn
thám để xác định các đoạn bờ có hiện tượng bồi tụ, xói lở xen kẽ nhau. Bản chất của
phương pháp này là việc xác định và so sánh hiện trạng đường bờ biển có trên ảnh vệ tinh
viễn thám đa thời gian (ảnh đã được nắn chỉnh hình học với độ chính xác cao) và trên bản
đồ, sau đó tích hợp chúng trên nền bản đồ địa hình chuẩn; từ đó tái lập trạng thái và vị trí
không gian của chúng theo từng cặp thời gian kế tiếp nhau. Trong quá trình phân tích ảnh
cần phải sử dụng phương pháp nội suy theo mực nước triều tại thời điểm chụp ảnh với độ
sâu đáy biển.
III.2. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Trong trạm khí tượng Sóc Trăng thành lập thêm một ban chuyên phân tích, đánh
giá tình hình biến đổi khí hậu của tỉnh thông qua các yếu tố khí hậu được quan trắc là
nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió. Các yếu tố được quan tâm thường
xuyên là nhiệt độ, lượng mưa và gió. Hàng tháng thông báo biểu đồ thay đổi nhiệt độ,
lượng mưa, gió cho người dân và Sở Tài nguyên Môi trường biết để có biện pháp thích
ứng với những biến đổi đó.
III.3. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC NƯỚC BIỂN DÂNG
Hiện có 17 trạm khí tượng thủy văn biển quan trắc các yếu tố khí tượng và các yếu
tố hải dương: (hướng sóng và độ cao sóng, mực nước, nhiệt độ nước biển, độ mặn nước
biển, trạng thái mặt biển v.v...). Ngoài ra, còn có 1 tàu nghiên cứu biển phục vụ điều tra
khảo sát biển.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


10


Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

Tuy nhiên, có 3 trạm hải văn có số liệu nhiều năm là Hòn Dấu (Hải Phòng), Sơn
Trà (Đà Nẵng), và Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Trạm có thời gian hoạt động dài nhất
là trạm Hòn Dấu (từ năm 1902 đến nay).
Dải ven biển của Sóc Trăng dài khoảng 72km, thuộc 3 huyện Cù Lao Dung, Long
Phú và Vĩnh Châu nên việc lắp đặt thêm trạm quan trắc nước biển là cần thiết.Các thiết bị
quan trắc trong trạm này đều tự động.
Vị trí để lắp đặt 2 trạm quan trắc nước biển này có thể đặt tại cửa Định An và cửa
Trần Đề (2 cửa sông lớn của Sóc Trăng và có diễn biến phức tạp).
Các thiết bị quan trắc trong trạm này đều tự động. Quan trắc nhiệt độ. Độ mặn
nước biển, mực nước biển, sóng. Các trạm sẽ tự động cập nhật liên tục số liệu thời gian
thực bằng (qua) hệ thống đường truyền di động GMS về Trung tâm điều hành.
III.4. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI CẢNH BÁO THIÊN TAI VÀ SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG
Hiện nay tại các trạm quan trắc khí tượng thiết bị máy móc đều được trang bị từ
nhiều năm về trước. Cán bộ dù được đào tạo cơ bản nhưng ít có điều kiện tiếp xúc với
các công nghệ mới, hiện đại nên năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế (chưa đáp ứng
được yêu cầu đòi hỏi). Vì vậy, độ chính xác trong công tác dự báo, cảnh báo khí tượng
thuỷ văn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa phương pháp đo của các trạm này chủ yếu vẫn đo
là thủ công và chưa có các thiết bị truyền số liệu thời gian thực. Với cách đo đạc thủ công
theo ca như hiện nay từ 7 giờ sáng đến 19 giờ tối thì nếu bão, lũ xảy ra vào ban đêm thì
không thể cảnh báo được.
Vì vậy cần tăng cường công tác cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường tại trạm
quan trắc khí tượng Sóc Trăng bằng cách:
Trên cơ sở các mô hình cảnh báo thiên tai kết hợp với các công nghệ xử lý giải

đoán ảnh vệ tinh MODIS, MTSAT, sẽ xây dựng, lắp đặt thêm các trạm đo mưa tự động,
trạm đo gió tự động và 1 trung tâm tự động thu nhận, xử lý, phân tích số liệu và ra quyết
định. Thay vì phải làm thủ công như hiện nay khi các cán bộ khí tượng thuỷ văn phải trực
tiếp cầm sổ sách đi đo (cập nhật) số liệu tại các trạm đo mưa, đo gió thì nay mọi thông tin
về lượng mưa, cường độ mưa, các ngưỡng có thể gây ngập lụt, lũ quét; sức gió; dự báo
hướng, cường độ và tốc độ di chuyển của bão.. từ các trạm sẽ tự động cập nhật liên tục số
liệu thời gian thực bằng (qua) hệ thống đường truyền di động GMS về Trung tâm điều
hành. Khi lượng mưa, lượng gió vượt ngưỡng và có khả năng xảy ra thiên tai (lũ quét) thì
trạm cảnh báo sẽ tự động phát tín hiệu thành tiếng còi hoặc tiếng loa để người dân biết,
chủ động phòng tránh.Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng điện thoại di động GSM hiện
nay, đặc biệt là dịch vụ kết nối Internet, truyền data và tin nhắn, phủ sóng rộng khắp cho
phép truyền thông tin, số liệu nhanh chóng, ổn định ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc
nghiệt. Nhờ đó, Trung tâm điều hành hệ thống các trạm tự động đảm bảo thông suốt, ổn
định, liên tục 24/24 giờ.
Lắp các máy quan trắc địa chấn trên các trạm khí tượng thủy văn sẵn để kịp thời
quan trắc nguy cơ sóng thần xuất hiện
Các thông tin sau khi xử lý sẽ nhanh chóng được chuyển trực tiếp tới các nhà quản
lý (được phân quyền). Do đó, người quản lý dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào đều có
thể nhận được thông tin cảnh báo thiên tai để có các biện pháp xử lý và ứng cứu chủ
động, kịp thời.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

11


Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

Hình: trạm quan trắc khí tượng tự động (quan trắc gió, mưa, bức xạ, độ ẩm, nhiệt độ)
hoạt động quanh năm


TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

12


Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường

KẾT LUẬN
Trước tình hình BĐKH và mực nước biển tăng hàng năm, tác động của nó đến các
vấn đề kinh tế xã hội, con người diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp hơn.
Việc thực hiện xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và
nước biển dâng, mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường là cần thiết trong giai
đoạn hiện nay và thời gian tới. Nhằm điều tra, thu thập, phân tích, cập nhật thường xuyên
các số liệu về hiện trạng biến đổi đường bờ và tình hình diễn biến của BĐKH để dự báo
các tác động và đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý thích hợp phục vụ cho quá trình phát
triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và sức khỏe của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng mạng lưới quan trắc này nhằm tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp
phòng ngừa, giảm thiểu tác động do đường bờ biến đổi, khí hậu thay đổi, sử dụng bền
vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ tốt cho việc thực hiện các chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

13


Xây dựng mạng lưới quan trắc biến đổi đường bờ, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng
mạng lưới cảnh báo thiên tai và sự cố môi trường


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam – Nghiên cứu biến động bờ biển tỉnh Sóc Trăng
bằng công nghệ Viễn thám – Trung tâm quy hoạch, điều tra và đánh giá tài nguyên môi
trường Biển và Hải đảo Việt Nam – 2009
2. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam – Điều kiện thủy văn, hải văn tại khu vực ven
biển tỉnh Sóc Trăng – Trung tâm quy hoạch, điều tra và đánh giá tài nguyên môi trường
Biển và Hải đảo Việt Nam – 2009
3. Trần Công Minh – Khí hậu và khí tượng đại cương – Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội –
2007
4. Nguyễn Quang Chiến - Genesis – Mô hình trị số mô tả biến đổi đường bờ - Khoa BĐH Thủy Lợi – 29/4/2008.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

14



×