Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN-quản lýcm-THCS Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.61 KB, 17 trang )

Nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn
Phần I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .
1. Lý do chọn đề tài :
ông tác quản lý chuyên môn là nhiệm vụ rất quan trọng trong trường học, nó quyết
định chất lượng giáo dục của đơn vị trường học củng như góp phần thúc đẩy chất
lượng giáo dục của huyện nhà . Nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ
thiết yếu của mỗi giáo viên , việc thực hiện nhiệm vụ này có được thành công hay
thất bại là phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý chuyên môn của người hiệu trưởng .Từ việc
lập kế hoạch năm học , kế hoạch tuyển sinh , phân công chuyên môn- xếp thời khóa biểu đến
việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên môn theo từng tháng để phù hợp với kế hoạch của
phòng giáo dục đều dược người hiệu trưởng dự trù , tính toán một cách chi tiết và phù hợp với
nhiệm vụ năm học mà Phòng giáo dục đã giao phó củng như phù hợp với tình hình địa phương ,
ngoài ra các công tác thanh kiểm tra , dự giờ thăm lớp , các kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn –
sinh hoạt chuyên đề để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên , công tác sinh hoạt ngoài giờ
lên lớp của giáo viên chủ nhiệm , công tác sử dụng đồ dùng dạy học , thiết bị dạy học , chống
tình trạng dạy chay, các phong trào hội giảng cấp huyện , cấp tỉnh ,công tác phụ đạo học sinh
yếu kém – bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác đổi mới phương pháp giảng dạy , lấy học sinh làm
trung tâm , công tác đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh … là những công việc mà người hiệu
trưởng phải tiên liệu trước và có tầm nhìn xa . Quản lý chuyên môn ở trường THCS là hết sức
khó khăn , đòi hỏi người hiệu trưởng phải toàn tâm , toàn ý , phải có tầm nhìn chiến lược , có
đầu óc nhạy bén để kịp thời điều chỉnh những thay đổi về chuyên môn , nhân sự . Giáo viên đổi
mới phương pháp giảng dạy theo chỉ đạo của Bộ giáo dục – người hiệu trưởng củng phải cải tiến
hình thức quản lý , sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Việc phối kết hợp với các ban ngành đoàn
thể trong đơn vị nhà trường, công đoàn , Các tổ nhóm trưởng, tổng phụ trách , bí thư chi bộ , bí
thư đoàn , thanh tra nhân dân và đặc biệt là hiệu phó chuyên môn một cách nhịp nhàng là một
công việc quan trọng giúp người hiệu trưởng quản lý chuyên môn một cách sâu sát và có hiệu
quả nhất.Trong thời gian vừa qua , ở một số nơi công tác quản lý chuyên môn của hiệu trưởng
chưa được chú trọng. Thường thì có làm nhưng ít hoặc giao phó toàn bộ cho hiệu phó chuyên
môn hay các tổ , nhóm trưởng mà không có kế hoạch thanh kiểm tra , điều này dẫn đến hiệu quả
quản lý chưa cao. Việc quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trong nhà trường là rất nhiều và rất
quan trọng , trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học này , tôi chỉ đề cập một số mảng công


việc như : Thực hiện biên chế lớp , Phân công chuyên môn , Triển khai dạy chương trình theo
qui định , quản lý việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ - khối , quản lý việc đổi mới phương
pháp dạy- học và đổi mới kiểm tra .
C
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài này nhằm nghiên cứu những việc đã và đang làm của Ban giám hiệu trường THCS Hòa
Bình – Long Thành – Đồng Nai với một số mảng công việc đã nêu trong công tác lớn là : Quản
lý chuyên môn trong trường THCS qua đó ta nhìn thấy được những mặt mạnh củng như hạn
chế , từ đó đề xuất những giải pháp cho vấn đề quản lý chuyên môn của hiệu trưởng.
Người thực hiện : Phan Huy Hùng Trang : 1
Nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn
3. Đối tượng nghiên cứu :
Ban giám hiệu Trường THCS Hòa Bình .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu :
a/ Hiệu Trưởng với việc thực hiện biên chế lớp
b/ Hiệu Trưởng với Việc phân công chuyên môn- xếp thời khóa biểu .
c/ Hiệu Trưởng với việc triển khai dạy chương trình theo qui định
d/ Hiệu Trưởng với việc quản lý tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ- khối
e/ Hiệu Trưởng với việc đổi mới phương pháp dạy-học và đổi mới kiểm tra
5. Phương pháp nghiên cứu :
a/ Trò chuyện :
Thông qua trò chuyện để tìm hiểu tình hình thực hiện thực hiện , mức độ hoàn thành các công
việc của hiệu trưởng , tìm hiểu phản hồi từ giáo viên trước các công việc mà hiệu trưởng đã
làm .
b/ Nghiên cứu sản phẩm :
So sánh thực tế thông qua việc xem xét hồ sơ của hiệu trưởng để đánh giá được mức độ củng
như tiến độ thực hiện các công tác quản lý chuyên môn
c/ Phương pháp điều tra :
Thông qua hệ thống câu hỏi ở các phiếu điều tra , tôi có thể nắm được các thông tin phản hồi từ
giáo viên và học sinh diễn biến các công tác quản lý chuyên môn mà hiệu trưởng đang thực hiện

củng như nắm được tâm tư nguyện vọng của giáo viên và học sinh , họ đang cần ở hiệu trưởng
điều gì.
d/ Đọc tài liệu :
Chủ yếu là các nghị quyết của Đảng , các công văn chỉ đạo của Sở giáo dục, các thông tư liên
ngành và các thông tư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng giáo dục và đào tạo , chỉ
đạo công tác chuyên môn theo từng tháng để nắm được phương thức làm việc của hiệu trưởng
củng như mức độ thực hiện công việc.
Phần II . CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Cơ sở lý luận của đề tài :
1. Tầm quan trọng của việc quản lý chuyên môn trung học cơ sở :
Nhiệm vụ chính của hoạt động ở trường trung học cơ sở là hoạt động chuyên môn , nó bao gồm
các hoạt động dạy và học , thực hiện nhiệm vụ đào tạo con người , một thiên chức cao quý mà
Đảng và nhà nước đã giao cho ngành giáo dục, thế nhưng để làm tốt thiên chức trên , người giáo
viên phải thực hiện một loạt hoạt động nhất quán được định hướng bởi ban giám hiệu mà chủ
yếu là người hiệu trưởng .Vì thế việc quản lý chuyên môn của hiệu trưởng là hết sức quan
trọng , nó ảnh hưởng quyết định đến sự thành-bại của việc thực hiện nhiệm vụ năm học của giáo
Người thực hiện : Phan Huy Hùng Trang : 2
Nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn
viên , của một trường THCS . Khi Phòng giáo dục về thanh tra toàn diện một trường THCS thì
việc quản lý chuyên môn của hiệu trưởng là một tiêu chí hàng đầu để xếp loại trương THCS đó
có hoạt động tốt hay không.
2. Thực tế những việc đã làm hiện nay :
Cho đến nay , có thể nói Hiệu trưởng trường THCS Hòa Bình đã thực hiện tương đối tốt việc
quản lý chuyên môn , từ khâu phân công chuyên môn – xếp thời khóa biểu đến các hoạt động
dạy và học của giáo viên và học sinh đã đi vào nề nếp , tuy nhiên củng còn có đôi chổ bất cập ,
tôi sẽ đề cập ở phần sau .Với cương vị hiệu phó chuyên môn , thông qua việc nghiên cứu đề tài
này giúp tôi có cái nhìn sâu hơn , thấy rõ những việc còn chưa làm được , tôi sẽ tham mưu cùng
hiệu trưởng để giúp nhà trường thực hiện tốt hơn nhiệm vụ năm học củng như nâng cao chất
lượng chuyên môn của trường.
II. Thực trạng nghiên cứu & Kết quả Nghiên cứu:

1. Đặc điểm tình hình của trường THCS Hòa Bình
a. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm giúp đở của Phòng giáo dục , của Đảng ủy , chính quyền địa phương và đặc
biệt là của hai đơn vị kết nghĩa là Trường Sỉ Quan Lục quân 2 và trường Hạ sỉ quan tăng- thiết
giáp đóng trên địa bàn .
- Hội Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc giáo dục con , em nên rất hỗ trợ nhà trường .
- Phần đông là con , em cán bộ nên ý thức học tập rất tốt.
- Đội ngũ Ban giám hiệu và giáo viên có nhiệt tình công tác, ý thức được vai trò và trách nhiệm.
b . Khó khăn :
- Là một trường thuộc vùng sâu nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
- Trường chưa có tường rào bao quanh nên việc quản lý giờ giấc ra vào lớp của các em còn khó
khăn.
- Vài năm gần đây nhà trường nhận các học sinh ở các địa phương khác chuyển đến do nhu cầu
việc làm của phụ huynh ( Làm ở các khu công nghiệp mới hình thành ) , chính các em này do
chưa được sự quan tâm sâu sát của cha mẹ nên chưa thật ngoan .
- Các dịch vụ ăn theo các khu công nghiệp như net làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục
học sinh , đặc biệt là các học sinh yếu ,chưa ngoan.
- Đội ngũ giáo viên chưa đồng đều : dư mà thiếu, vì vậy có một số giáo viên phải dạy chéo môn.
c.Tình hình đội ngũ Ban giám hiệu và giáo viên :
- Ban giám hiệu : 02 ( nữ 01 )
+ Hiệu Trưởng : * Tuổi : 1958
* Làm công tác quản lý : 15 năm
* Trình độ : Đại học chuyên ngành văn
* Đảng viên
+ Phó hiệu trưởng : * Tuổi : 1967
* Làm công tác quản lý : 01 năm
* Trình độ : Đại học , chuyên ngành Toán
* Đảng viên
Người thực hiện : Phan Huy Hùng Trang : 3
Nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn

- Giáo viên : Tổng số : 42 ( Nữ : 37 )
* Trên 40 tuổi : 15
* Dưới 40 tuổi : 27
* Đảng viên : 17
* Trình độ Đại học : 09
* Trình độ Cao đẳng : 33
- Có 03 tổ : Tổ Toán-lý-tin-công nghệ- thể dục ; Tổ văn-sử-địa –GDCD; Tổ Sinh-hóa-anh văn .
2. Các Biện Pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng :
a/ Hiệu Trưởng với việc thực hiện biên chế lớp:
Trên cơ sở kế hoạch phát triển năm học được duyệt, nhà trường triển khai tuyển sinh đúng quy
định (theo kế hoạch tuyển sinh đã được duyệt của UBND Huyện ) thực hiện tuyển sinh đat
98,2% (16.676/16.985). Biên chế lớp trên cơ sở lớp của năm học trước, số học sinh mới tuyển
phân bổ mỗi lớp gồm có cả giỏi – khá - yếu, số học sinh lưu ban phân đều ra các lớp, sĩ số học
sinh trên lớp không để quá đông (sĩ số bình quân của huyện 38HS/lớp). Nhà trường đã biên chế
được 24 lớp chia làm : 06 lớp 6 ; 06 lớp 7 ; 06 lớp 8 ; 06 lớp 9. ( có đính kèm bảng thống kê chất
lượng đầu năm ở phần phụ lục )
b/ Hiệu Trưởng với Việc phân công chuyên môn- xếp thời khóa biểu .
Hiệu Trưởng tham mưu xin bổ sung giáo viên các môn còn thiếu và PGD & ĐT chỉ bổ sung giáo
viên theo yêu cầu của nhà trường ( trong điều kiện có thể và dần khắc phục việc mất cân đối giáo
viên ). Nhà trường sớm biên chế lớp và nắm bắt tình hình học lực, hạnh kiểm của các lớp này
thông báo tới các thành viên trong tổ trung tâm. Bàn bạc trong các tổ bộ môn, tổ trưởng đề xuất
dự kiến việc phân công chủ nhiệm, giảng dạy; ban giám hiệu xem xét thống nhất và công bố
quyết định về việc phân công. Nhà trường đã thực hiện việc phân công trên cơ sở năng lực của
cá nhân và đặc điểm từng lớp học, hạn chế thấp nhất việc dạy chéo môn. Ở phần này , sau khi
giáo viên đã dạy được 03 tháng tôi có làm mẫu phiếu tham khảo đê đánh giá mức độ hợp lý của
việc phân công chuyên môn và xếp thời khóa biểu :
Phân công chuyên môn Hợp lý : 
Chưa hợp lý : 
Xếp thời khóa biểu Khoa học : 
Chưa khoa học : 

Kết quả đạt được : 36/40 giáo viên đánh giá phân công chuyên môn hợp lý đạt tỉ lệ : 90%
. Khó khăn cho nhà trường là toàn bộ 24 lớp của trường THCS Hòa Bình mà chỉ có 01 giáo
viên dạy Âm Nhạc . Bảng phân công công tác được nộp vê phòng GD & ĐT duyệt kiểm tra
Người thực hiện : Phan Huy Hùng Trang : 4
Nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn
thống nhất việc phân công của nhà trường; trong thanh tra nhà trường phòng GD & ĐT kiểm tra
đánh giá việc phân công, sử dụng đội ngũ hợp lý, hiệu quả của Hiệu Trưởng.

c/ Hiệu Trưởng với việc triển khai dạy chương trình theo qui định :
Trường THCS Hòa Bình triển khai khai giảng dạy đủ các môn học theo quy định : toán, lý, hóa,
sinh, công nghệ, ngữ văn, GDCD, sử, địa, tiếng anh, thể dục, nhạc, họa, giáo dục ngoài giờ lên
lớp.
Tổ chức dạy học tự chọn 2tiết/ tuần với các chủ đề bám sát, ở các bộ môn khoa học cơ bản nhằm
đến các đối tượng học sinh chưa bắt kịp nội dung chương trình để giúp các em vươn lên theo kịp
yêu cầu. Nhà trường thông báo trước kế hoạch các chủ đề thuộc các môn sẽ tổ chức lý, hóa, ngữ
văn, tiếng anh , giáo viên hướng dẫn học sinh chọn lớp. Tuy nhiên hiệu trưởng chưa chú ý trong
việc chỉ đạo giáo viên biên soạn tài liệu dạy học tự chọn nên phần nào hạn chất lượng dạy học
tự chọn.
Thực hiện giảng dạy các chương trình lồng ghép về giáo dục giới tính, dân số - kế hoạch hóa gia
đình, quyền trẻ em, môi trường, an toàn giao thông, phòng chống HIV – AIDS, ma túy, tệ nạn xã
hội… vào các môn học; Trường đã tổ chức biên soạn phân phối chương trình giảng dạy lồng
ghép giáo dục môi trường vào các môn GDCD, địa lý, sinh học, vật lý, công nghệ. Giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 theo chương trình quy định ; trường đã tổ chức cho học sinh
tìm hiểu nghề tại một số nhà máy, trường cao đẳng nghề trên địa bàn . Nâng cao chất lượng dạy
các nghề móc, điện gia dụng, tin học cho học sinh ; triển khai tài liệu cho học sinh lớp 9 chọn
ban học ở trường THCS, góp phần phân luồng trong đào tạo. Môn học ngoài giờ lên lớp được
các trường nghiêm túc triển khai thực hiện ngày càng có chất lượng, góp phần rèn luyện kỹ năng
sống và góp phần vào việc giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách học sinh. Học sinh tham gia
các lớp năng khiếu: cầu lông, bóng bàn, cờ vua, bóng chuyền, bóng đá… nên có nhiều học sinh
tham gia các giải thể thao, các hội thi về âm nhạc, mỹ thuật do huyện, tỉnh tổ chức, phát động.

Dưới đây là một số hình ảnh của giáo viên và học sinh trường THCS Hòa Bình đã tham gia các
hoạt động nói trên .
Người thực hiện : Phan Huy Hùng Trang : 5
Nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn
( Hoạt động văn nghệ của Trường THCS Hòa Bình )
( Học sinh tham gia Chương trình An toàn giao thông )
( Học sinh với một giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp )
d/ Hiệu Trưởng với việc quản lý tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ- khối
Từ đầu năm Hiệu trưởng đã rà soát, sắp xếp lại các tổ chuyên môn hợp lý theo chuyên môn đào
tạo (toán, tin, lý, công nghệ, hóa, sinh, văn, GDCD, sử, địa, tiếng anh, thể dục, âm nhạc, mỹ
Người thực hiện : Phan Huy Hùng Trang : 6

×