Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

TỔNG QUAN về NGÀNH DU LỊCH BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.95 KB, 38 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang thế kỷ 21,“Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển đã trở thành
vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể
cả các quốc gia có biển và các quốc gia không có biển. Trong điều kiện các nguồn
tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng quan tâm tới
biển. Mặt khác, sự bùng nổ dân số ngày càng gia tăng, theo thống kê đầu năm 2006
toàn thế giới có 6,5 tỷ người, dự báo đến 2015 dân số thế giới khoảng 7,5 tỷ người.
Sự phát triển của dân số thế giới làm cho không gian kinh tế truyền thống đã trở
nên chật chội, nhiều nước bắt đầu quay mặt ra biển và nghĩ đến các phương án biến
biển và hải đảo thành lãnh địa, thành không gian kinh tế mới. Một xu hướng mới
nữa là hiện nay, trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ nhanh chóng, việc
đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ về biển đang là một xu thế tất yếu của
các quốc gia có biển để tìm kiếm và bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu,
năng lượng, thực phẩm và không gian sinh tồn trong tương lai.
Nước Việt Nam ta nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn, quan trọng của
khu vực và thế giới. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì
nước ta ngày nay không chỉ có phần lục địa tương đối nhỏ hẹp “hình chữ S” mà
còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền.
Dọc bờ biển có hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông, cửa lạch
đổ ra biển. Vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất
nổi khoảng 1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam
với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú
quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa...
Tuyến biển có 29 tỉnh, thành phố gồm: 124 huyện, thị xã với 612 xã, phường
(trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo) với khoảng 20 triệu người sống ở ven bờ và
17 vạn người sống ở các đảo. Khai thác biển cho phát triển kinh tế là một cách làm

1


đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là đóng vai trò ngày càng


quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Đó cũng là một
lợi thế lớn giúp cho Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế biển, mà đặc biệt
ở đây là ngành du lịch biển đảo.
Cụ thể như Việt Nam là một quốc gia ven biển được thiên nhiên ưu đãi với các bãi
biển, nhiều vịnh, đảo, và dải san hô trù phú... Việt Nam có 3.260km bờ biển, đi dọc
theo bờ biển Việt Nam chúng ta có thể tận hưởng những bãi biển đẹp như: Trà Cổ,
Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên... Có nơi
núi ăn lan ra biển tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, đã được UNESCO
công nhận là di sản thiên nhiên thế giới . Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ
thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam,
trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện nay biển Việt Nam
đang được đưa vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt là sử dụng
trong hoạt động du lịch. Du lịch biển là một bộ phận trong các hoạt động kinh tế
biển của Việt Nam. Nó có những đóng góp quan trọng trong các hoạt động kinh tế
biển, và vai trò đóng góp ngày càng tăng lên.
Du lịch biển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển của
những địa phương có tiềm năng về biển. Du lịch biển kết hợp với du lịch văn hóa
và du lịch sinh thái đang ngày càng thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Nhờ đó ngành du lịch biển Việt Nam đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa; Tuy
nhiên việc khai thác những lợi thế cho phát triển du lịch biển còn nhiều hạn chế.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu : “Về ngành du lịch biển Việt nam, thực trạng
cũng như các giải pháp chiến lược phát triển du lịch biển bền vững”

2


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM VÀ KHÁI
QUÁT VỀ DU LỊCH BIỂN HIỆN NAY.
1.1 NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
1.1.1 Thế nào là ngành du lịch

Từ lâu ngành du lịch không chỉ được coi như một ngành kinh tế mà còn là ngành
giúp quảng bá đất nước, con người, văn hoá đến với toàn bộ thế giới. Tất cả chúng
ta đều biết ngành du lịch là ngành kinh tế không khói, mà mang lại nguồn lợi
nhuận lớn. Thực tế cho thấy, rất nhiều nước đã cải thiện được đáng kể nền kinh tế
của mình nhờ việc phát triển hiệu quả ngành du lịch.
Ở Việt Nam từ năm 1975, đặc biệt từ năm 1986 cùng với việc phát triển kinh tế
nông thôn thì ngành du lịch đã bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển, kết quả của nó
là nền kinh tế đã phát triển không ngừng từng ngày. Việt Nam của ngày trước rất
nổi tiếng như một đất nước anh hùng, chiến thắng cả thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ. Nhưng hiện nay, vào thời đại kinh tế thị trường thì đất nước ta cũng đang cố
gắng vươn mình theo đổi thế giới trong cả lĩnh vực kinh tế cũng như phát triển
khoa học. Một trong những ngành rất phát triển của nước ta những năm gần đây
chính là ngành du lịch.
Các Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch như những người "đi du
lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn
24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích
khác không liên đến những nhân viên hướng dẫn viên du lịch của tổ chức thực hiện
việc du lịch đó."
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du
hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và

3


những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở
bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích
chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi
trường sống khác hẳn nơi định cư; là một trong những ngành lớn nhất trên toàn

cầu, có thị trường phát triển nhanh tập trung vào các môi trường còn hoang
sơ như các vùng biển và các Khu bảo tồn biển (KBTB). KBTB đang ngày
càng thu hút sự quan tâm của các du khách nước ngoài cũng như địa phương.
Du lịch có thể mang những lợi ích đến cho các cộng đồng địa phương và các
KBTB thông qua việc tạo ra các lợi tức và tuyển dụng.
“Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu
sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao ( Trích Pháp lệnh Du lịch,
2/1999).
“ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoàng thời
gian nhất định” ( Trích Pháp lệnh Du lịch, 2/1999).
Đảng và Nhà nước đã xác định “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan
trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ( Trích Chỉ thị 46/CT-TW Ban Bí thư
Trung ương Đảng khóa VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn” (Trích Văn kiện Đại hội Đảng XI).
Mặc dù ngành du lịch được hình thành và phát triển đã hơn 40 năm, song hoạt
động du lịch chỉ thực sự diễn ra sôi động từ thập kỷ 90 gắn liền với chính sách mở
cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước. Từ năm 1990 đến năm 2002, lượng khách du
lịch quốc tế tăng 10,5 lần, từ 250 nghìn lượt lên 2,62 triệu lượt; khách du lịch nội
địa tăng 13,0 lần, từ 1,0 triệu lên 13,0 triệu lượt . Đây là mức tăng cường khá cao

4


so với các nước trong khu vực và thế giới. Thu nhập xã hội từ du lich cũng tăng
với tốc độ đáng kể, thường đạt mức trên 30% /năm, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng,
đến năm 2002 đạt 23.500 tỷ đồng.
Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc
biệt là cơ sở lưu trú cũng phát triển nhanh. Năm 1991, cả nước mới có trên 11,4

nghìn phòn khách sạn thì đến năm 2002 đã có trên 72 nghìn phòng. Nhiều khách
sạn cao cấp được xậy dựng làm thay đổi cơ bản diện mạo của hệ thống khách sạn
Việt Nam, đáp ứng yêu cầu lưu trú và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn.
Một số khu du lịch, cơ sở vui chơi giái trí, thể thao, sân gofl đã được đưa vào hoạt
động, đáp ứng một phần nhu cầu của khách du lịch và nhân dân đia phương. Song
song với việc nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường không,
đường sắt và đường biển trên phạm vi cả nước, phương tiện vận chuyển khách du
lịch chuyên ngành gồm khoảng 6.000 xe, tàu, thuyền, các loại đã góp phần nâng
cao năng lực vận chuyển hành khách và năng lực cạnh tranh.
Du lịch là ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Đến năm
2002, đã có 194 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành du lịch được cấp
phép với tổng số vốn đăng ký là 5,78 tỷ USD.
Du lịch phát triển đã góp phần thúc đầy các ngành kinh tế, xã hội, phát triển, tăng
tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; khôi phục nhiều nghề, lễ hội truyền
thống,.. ở một số nơi du lịch đã làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị, nông thông và
đời sống cộng đồng dân cư. Những hiệu quả trên lại tác động tích cực thúc đẩy
toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp
phần tăng trường kinh tế, hạn chế tác động của xã hội đến môi trường tự nhiên.
Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba.
Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi

5


trọng. Có một dạng du lịch nữa, đó là du lịch xúc tiến thương mại, vừa đi du lịch
vừa kết hợp làm ăn, cũng rất phổ biến tại Việt Nam.
1.1.2 Các loại hình du lịch
Tổ chức Du lịch Thế giới đã phân loại các loại hình du lịch chính theo các mục
đích cơ bản của thị trường khách: nghỉ dưỡng, tiêu khiển giải trí, nghỉ mát; thăm
người thân, bạn bè; thương mại, công vụ; chữa bệnh; tín ngưỡng và các mục đích

khác. Tất cả những mục đích này đều hoặc là đi du lịch vì ý thích (nghỉ dưỡng,
tiêu khiển, giải trí, nghỉ mát) hoặc đi du lịch vì nghĩa vụ (thương mại, công vụ,
chữa bệnh).
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch:











Du lịch làm ăn,
Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt,
Du lịch nội quốc, quá biên,
Du lịch tham quan trong thành phố,
Du lịch trên những miền quê (du lịch sinh thái),
Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm.
Du lịch hội thảo, triển lãm MICE.
Du lịch giảm stress, Du lịch ba-lô, tự túc khám phá.
Du lịch bụi, du lịch tự túc.
Du lịch tình dục.

2.1 NGÀNH DU LỊCH BIỂN
2.1.1 Thế nào là ngành du lịch biển
Ai cũng biết, Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc
tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván…).

Loại hình du lịch này có tính mùa rất rõ nên nó thường được tổ chức vào mùa nóng
hoặc mùa hè với nhiệt độ nước biển và không khí trên 20 độ C. Nếu bờ biển ít dốc,
môi trường sạch đẹp thì khả năng thu hút mọi người càng lớn.

6


“Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở các vùng địa lý đặc
thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài
nguyên môi trường du lịch biển, tài nguyên nhân văn nhằm phục vụ nhu cầu của
khách du lịch về nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá mạo hiểm,…”


Tài nguyên du lịch biển: Là các điều kiện về địa hình, mà cụ thể là cảnh
quan thiên nhiên ven biển, quần thể sinh vật trên cạn, dưới nước như câu
cỏ, tôm, cá,..; khí hậu ( số ngày mưa, số giờ nắng, lượng mưa trung bình, độ
ẩm không khí, nhiệt độ trung bình của nước biển, cường độ gió, hướng gió,



…)
Tài nguyên nhân văn: Tổng thể các giá trị văn hóa, lịch sử các thành tựu
chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch biển: viện
bảo tàng hải dương học, các làng chài ven biển, làng nghề thủ công truyền
thống, di tích lịch sử cổ xưa….

Du lịch biển là một bộ phận của ngành du lịch, bao gồm các hoạt động du lịch có
liên quan đến tài nguyên môi trường biển và hải đảo.
Du lịch biển có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam và
ngày càng phát triển với tư cách là một trong những ngành kinh tế biển chủ yếu.

Các sản phẩm du lịch biển như là du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch nghỉ dưỡng
biển. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa; du lịch sinh thái ; du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học tại các vườn
quốc gia, khu bảo tồn; du lịch lễ hội và tâm linh; du lịch tàu biển.
1.1.3 Đặc điểm ngành du lịch biển


Du lịch biển có một số đặc điểm như sau:

- Có tính thời vụ: Đối với những vùng biển có khí hậu 4 mùa rõ rệt thì du lịch biển
thường phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa hè, thời điểm này lượng khách đến với
du lịch biển rất đông, dẫn đến sự quá tải, gây ô nhiễm môi trường, chất lượng dịch

7


vụ không đảm bảo, không thỏa mẵn được nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch.
Ngược lại về mùa đông khách đến với loại hình du lịch này không nhiều, nguồn
nhân lực phục vụ lao động không có việc làm, các cơ sở vật chất kỹ thuật bị bỏ
không một thời gian dài. Gây nên tình trạng lẵng phí nguồn tài nguyên, làm ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng của các cơ sở vật chất khỹ thuật.
- Phụ thuộc rất lớn vào khí hậu, thời tiết: Du lịch biển gắn với tự nhiên, cảnh quan
vùng biển đảo, các bãi biển. Do vậy các hiện tượng thời tiết bất thường có ảnh
hưởng rất lớn đến các hoạt động du lịch như: gió bão, sóng thần, hạn hán …làm
ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch, kìm hãm sự phát triển du lịch, gây ra những
tổn thất nặng nề về cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.1.4 Các loại hình du lịch biển
Cũng giống như các loại hình của ngành du lịch nói chung, có thể chia loại hình du
lịch biển thành 2 nhóm chính là đi du lịch vì ý thích và đi du lịch vì nghĩa vụ.
Trong nhóm đi du lịch vì ý thích có hai loại : đi du lịch vì những sở thích chung và
đi du lịch vì sở thích đặc biệt. Thị trường khách đi du lịch có sở thích chung

thường là những thị trường chính trong khi đi du lịch và sở thích đặc biệt là thị
trường nhỏ, đặc biệt (niche market)
Hình 1: Phân loại các loại hình du lịch biển

8


Nguồn: Tài liệu “Khóa tập huấn Quốc Gia về Quản lý khu bảo tồn biển”

9


2 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH BIỂN
ĐẢO VIỆT NAM
2.1 . Thị trường khách du lịch
2.1.1 Khách du lịch quốc tế:

-

- Về lượng khách: Đối với cả nước, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
trong thập kỷ vừa qua, từ năm 1990 đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là
22,5%/năm, mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước khu vực Đông Nam
Á, như Thái Lan (tăng 4,1%/năm), Malayxia (tăng 5%/năm).
Vùng ven biển là khu vực thu hút phần lớn khách du lịch quốc tế. Nếu tính
trên toàn lãnh thổ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng ven biển, hàng
năm trên 60% - 70% tổng số lượt khách quốc tế (lưu trú) đã đến khu vực này: năm
1995 số lượt khách du lịch quốc tế đến các tỉnh, thành phố vùng ven biển đạt 1.284
ngàn, năm 2000 là 3.299 ngàn và đến năm 2002 các tỉnh ven biển đã đón gần 5,3
triệu lượt khách quốc tế; năm 2004, số lượt khách quốc tế lưu trú là 2.702.129 ,
bằng 63% số khách lưu trú quốc tế của cả nước.

- Thị trường khách theo khu vực địa lý: thị trường khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam rất đa dạng, đến từ nhiều nguồn khác nhau kể từ các thị trường gần đến
các thị trường xa. Các thị trường khách quốc tế chủ yếu đến Việt Nam bao gồm
Tây Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, châu Úc và Đông Nam Á. Cơ cấu thị trường khách
quốc tế đến Việt Nam có nhiều biến động trong thập kỷ vừa qua. Từ năm 1993 trở
lại đây thị trường Đông Bắc Á chiếm tỷ lệ lớn nhất - trên 40% và tăng mạnh, năm
2002 chiếm một nửa tổng lượng khách; thị trường châu Âu chiếm khoảng 13%
tổng lượng khách quốc tế; thị trường Bắc Mỹ, Đông Nam Á chiếm tỷ lệ tương
đương như khách châu Âu, dao động trong khoảng 10 - 13% với mỗi khu vực; thị
trường châu Úc chiếm tỷ lệ nhỏ - 4%. Những thị trường chủ chốt gồm: Trung
Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, vùng Đông Nam Á. Khách Trung Quốc đến
Việt Nam và vùng ven biển ngày càng tăng và hiện đang chiếm tỷ trọng cao nhất
(27% tổng số khách quốc tế), sau đó là Việt Kiều, khách Mỹ (12%), Nhật Bản (>
6%).
Lượng khách theo phương tiện du lịch: vùng biển và ven biển đang trở thành
đầu mối phân bố thị trường khách du lịch quốc tế vào Việt Nam: tuy lượng khách
quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không (chiếm trung bình 67,9%
tổng số khách), lượng khách đi bằng đường biển cũng bắt đầu tăng nhanh kể từ
năm 1995 với tốc độ tăng trung bình rất cao 46,1%/năm giai đoạn 1995 - 2002.

10


-

-

-

-


Năm 1993 mới có 18.414 khách (chiếm 3,07% thị phần) đến năm 2001 đã tăng lên
284.612 khách (chiếm 12,2 thị phần khách QT; 1-2% thị phần về thu nhập), tốc độ
tăng bình quân 40,5%/năm
Thị trườg khách theo mùa vụ: vùng biển và ven biển Việt Nam thu hút
quanh năm khách quốc tế. Khác đến vào các tháng 2 là dịp tết Nguyên đán chiếm
trung bình 10% thị phần; tháng 12 và tháng 5 - 9%. Các tháng còn lại chiếm 7 - 8%
mỗi tháng. Sau năm 2000, tháng tập trung khách du lịch là mùa hè, tháng 7,8.
Theo mục đích du lịch: khách quốc tế đến vùng biển và ven biển Việt Nam
nói riêng và Việt Nam nói chung theo nhiều loại hình du lịch đa dạng: tham quan
di tích văn hoá, lịch sử cách mạng; tham quan thắng cảnh thiên nhiên; nghỉ dưỡng
biển, du lịch thương mại và tham dự hội thảo, hội nghị. Một số khác kết hợp thăm
người thân với tham quan nghỉ dưỡng. Với tốc độ tăng trưởng ổn định vùng biển
và ven biển Việt Nam tiếp tục là điểm du lịch thu hút khách từ nhiều nơi đến với
mục đích nghỉ dưỡng, tham quan.
Theo phân bố vùng du lịch: khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển Việt
Nam phân bố không đồng đều theo lãnh thổ, tập trung tại khu vực Quảng Ninh Hải Phòng; Huế - Đà
Nẵng -Quảng Nam ; Nha Trang – Khánh Hoà, Bình Thuận - Bà Rịa – Vũng Tàu TP Hồ Chí Minh và Kiên Giang. Các điểm du lịch tập trung gồm các đô thị ven
biển như Hạ Long, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết,
Vũng Tàu, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đà Nẵng; các nơi có di sản văn hoá thế giới:
Huế, Hội An, Mỹ Sơn; các nơi có thắng cảnh biển đảo độc đáo: Quảng Ninh, Hải
Phòng, Nha Trang; các nơi có các khu nghỉ dưỡng biển như: Hải Phòng, Quảng
Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hoà, Bình Thuận, Phú Quốc.
Chi tiêu của khách du lịch: theo như WTO dự tính thì khách quốc tế đến
Việt Nam nhìn chung chi tiêu trung bình khoảng 60-80USD/ngày (không kể khách
vùng biên giới như
Trung Quốc, Lào, Cămpuchia). Khả năng chi tiêu của các loại khách rất khác nhau.
Những khách du lịch có khả năng chi tiêu cao như khách Mỹ (107 USD
/ngày/khách), Nhật Bản (97USD/ngày/khách), Đài Loan (93 USD/ngày/khách).
Chi tiêu ở mức thấp hơn có khách

Anh, khách Úc và Niu Zi Lân, khách Tây Âu ở mức 50 – 80 USD/ngày/khách
(Nguồn: kết quả nghiên cứu của JICA). Việt Kiều chi ở mức thấp hơn, dưới 30
USD/ngày/khách.
- Một số thị trường khách trọng điểm :

11


+

Khách Nhật Bản thường kết hợp nhiều điểm du lịch trong chuyến đi và các
điểm du lịch chính là TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Thừa Thiên - Huế, Nha
Trang, Vịnh Hạ Long, tham quan các di tích lịch sử, tìm hiểu lối sống bản địa, tìm
hiểu văn hoá ẩm thực, thăm cảnh quan thiên nhiên, mua sắm.
+ Khách Trung Quốc đến Việt Nam tương đối đều trong năm, đến bằng đường
biển chiếm tỷ lệ không đáng kể -1%, mục đích du lịch: tìm hiểu văn hoá,
thiên nhiên Việt Nam các tỉnh phía Bắc, Hải Phòng và Hạ Long là ba địa
điểm được yêu thích nhất.
+ Thị trường khách Đài Loan tập trung ở TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình
Thuận, Khánh Hoà, Đà Nẵng. Là loại khách chi tiêu nhiều cho mua sắm
hàng hoá, các dịch vụ vui chơi giải trí.
+ Thị trường khách Mỹ: năm 2002 khách Mỹ dành vị trí thứ ba sau Nhật Bản
và Trung Quốc, với các mục đích du lịch nghỉ dưỡng: 63%, thương mại,
công vụ: 17% (Nghiên cứu của JICA); điểm du lịch thường tập trung ở Tp
Hồ Chí Minh, Hạ Long, các khu nghỉ mát ven biển như Phan Thiết, Nha
Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu.
+ Thị trường khách Pháp: là một trong những thị trường truyền thống của Việt
Nam, mục đích du lịch nghỉ dưỡng tắm biển (77%), tham quan các di tích, di
sản văn hoá, các di tích cách mạng, tìm hiểu lối sống của người Việt Nam lở
các trung tâm du lịch lớn như Hải Phòng - Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế Đà Nẵng - Quảng Nam, Nha Trang - Ninh Chữ và TP Hồ Chí Minh.


12


Nguồn: Tổng cục Du lịch

13


2.1.2 Thị trường khách du lịch nội địa:
Vùng ven biển trong những năm qua đã thu hút tới trên 50% số lượt khách
du lịch nội địa trong cả nước. Năm 1997 toàn vùng đón được 5.742 ngàn lượt
khách; năm 2000 đón được 7.465 ngàn lượt khách; và năm 2004 đạt 6.910.702 lượt
khách lưu trú, chiếm 52,5 % số khách nội địa lưu trú của cả nước. Những khu vực
thu hút cao khách du lịch nội địa ( lưu trú) năm 2004 gồm: Quảng Ninh, 10,4%;
Hải Phòng, 7,9%; Thanh Hoá, 9,8%; Nghệ An, 7,9% TT Huế, 7,8%; Đà Nẵng,
6,5%; Bà Rịa Vũng tàu, 8,2%; TP Hồ Chí Minh, 16,3%; Kiên Giang, 2,3%.
Nguyên nhân chính của việc tăng trưởng này là: các khu du lịch biển có sức hấp
dẫn nhiều khách nghỉ dưỡng theo mùa vào dịp hè ở phía Bắc và vào mùa khô ở
phía Nam; các hoạt động du lịch lễ hội khu vực ven biển ngày càng phát triển; các
khu, điểm du lịch được đầu tư, phát triển và đưa vào khai thác ngày một nhiều, với
chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. Nhu cầu của khách nội địa đa dạng,
có nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ vui chơi giải trí gắn với du lịch biển nhiều hơn
trước.

14


Hình 2 : Khách du lịch nội địa giai đoạn 2000-2013
Nguồn : Tổng cục Du lịch

2.2 Thu nhập du lịch
Trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng nhanh về khách du lịch, thu
nhập từ du lịch của cả nước tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Năm 1995 thu
được trên 8.000 tỉ đồng, năm 2000 thu nhập du lịch đạt 17.400 tỷ và đến năm 2005
ước tính thu nhập do ngành du lịch thu được khoảng 30.000 tỷ đồng. Tốc độ trăng
trưởng bình quân về thu nhập du lịch thời kỳ 1992 - 2002 đạt 23,29%/năm.
Thu nhập du lịch ở các tỉnh ven biển luôn chiếm tỷ lệ lớn (trên 70%) trong
tổng thu nhập xã hội từ du lịch của cả nước. Năm 2002 tỷ lệ này là 73,21% tức đạt
khoảng 17.204 tỷ đồng .
Về cơ cấu doanh thu từ khách du lịch quốc tế năm 1999 chiếm khoảng
77,7% tổng doanh thu du lịch Việt Nam; doanh thu từ khách du lịch nội địa chiếm
15


tỷ trọng nhỏ, khoảng 22,3%. Đến năm 2001 các tỷ lệ này là 79,8% và 20,2%. Hiện
nay khách du lịch quốc tế và khách nội địa ở Việt Nam đều dành phần lớn cho chi
phí cho ăn uống và lưu trú. Khách quốc tế chi khoảng 55-60% cho ăn uống và lưu
trú, khách nội địa khoảng 50-55%. Các phần chi cho vận chuyển, mua sắm, và các
dịch vụ khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Đây là một điểm hạn chế
của du lịch Việt Nam ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Mức chi tiêu trung
bình của một du khách quốc tế khoảng 65-70USD/ngày, khách nội địa khoảng 8
USD/ngày.
2.3 Sản phẩm du lịch

-

-

Sản phẩm du lịch vùng biển và ven biển được đa dạng hoá, từng bước được
nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, được xây dựng trên cơ sở khai thác

tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Các địa phương đã đẩy mạnh việc khai
thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch, bảo tồn và phục hồi các lễ hội
truyền thống, tổ chức nhiều hoạt động du lịch với nhiều chủ đề độc đáo, hấp dẫn.
Hệ thống các sản phẩm du lịch biển và ven biển được phân bố theo vùng
lãnh thổ
sau:
Du lịch biển, nghỉ dưỡng biển, đảo tập trung ở khu vực Quảng Ninh-Hải Phòng;
Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng - Hội An; Khánh Hoà, Bình Thuận, Vũng Tàu; Kiên
Giang.
- Du lịch văn hoá, lịch sử cách mạng; tham quan tìm hiểu văn hoá dân tộc, du
lịch lễ hội. tập trung ở Thừa Thiên - Huế, Quảng nam, Ninh Thuận, Khánh
Hoà.
Du lịch thành phố, MICE, tập trung ở TP. Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An,
Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh.
Du lịch sinh thái biển, vùng ngập mặn tại các địa phương Quảng Ninh-Hải Phòng;
Thái Bình; Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà; Bà Rịa- Vũng Tàu; ven biển vùng đồng
bằng Sông
Cửu Long như Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.4.1 Cơ sở lưu trú:
- Về quy mô: hệ thống cơ sở lưu trú rất phong phú và đa dạng phần lớn đều
tập trung tại các địa phương vùng ven biển: đến 10/2004 có 3.096 cơ sở lưu trú với

16


tổng số 73.996 buồng chiếm 52,9% tổng số cơ sở lưu trú và 60,6% tổng số buồng
trong cả nước.
Toàn bộ vùng ven biển có 2055 khách sạn các loại với 59.753 buồng, bằng
61,3% tổng số khách sạn và 65,6% tổng số buồng phòng khách sạn cả nước. Ngoài

ra tại khu vực này chiếm phần lớn các loại hình cơ sở lưu trú khác: 74 % số làng
du lịch, 81% số nhà khách, nhà nghỉ, 100% số bãi cắm trại và 64% số cơ sở lưu trú
khác.
- Về chất lượng: số khách sạn đạt tiêu chuẩn và xếp hạng cũng tập trung tại
các địa phương vùng ven biển: 59 % khách sạn 1 sao, 64,5% khách sạn 3 sao,
68,3% khách sạn 4 sao, 55,5 % khách sạn 5 sao. Nơi có nhiều cơ sở lưu trú và
khách sạn từ 3 sao trở lên chủ yếu là TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Khánh Hoà,
Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Phòng, Đà Nẵng .
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do sự phát triển thiếu qui hoạch, số lượng
các cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khách sạn mini, ở vùng ven biển tăng nhanh, tạo
tình trạng thừa vào mùa vắng khách, ảnh hưởng đến công suất sử dụng phòng
trung bình năm. Mặc dù số lượng cơ sở lưu trú ở vùng ven biển nhiều, song qui mô
nhìn chung còn nhỏ, chất lượng chưa cao, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn.
Nhìn chung chất lượng của hệ thống khách sạn vùng biển và ven biển Việt
Nam còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực. Số lượng khách sạn và
phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên còn ít. Khách sạn đạt tiêu chuẩn từ
1 đến 2 sao chiếm tỷ trọng lớn trong số khách sạn được xếp hạng. Đây cũng là một
trong những yếu tố làm cho sản phẩm du lịch vùng này chưa có sức hấp dẫn khách,
chưa chiếm được ưu thế cạnh cạnh tranh trên thị trường du lịch quốc tế.
2.4.2 Các cơ sở dịch vụ ăn uống
Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sở lưu trú, hệ
thống các cơ sở ăn uống ở các tỉnh trong vùng phát triển nhanh. Hầu hết các khách
sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn (restaurant), quầy bar v.v... không những chỉ
phục vụ cho khách nghỉ tại khách sạn mà còn phục vụ cả khách bên ngoài. Ngoài
ra, các cơ sở ăn uống nằm ngoài khách sạn cũng phát triển mạnh, chất lượng đa
dạng, đáp ứng được nhu cầu không những cho nhiều loại đối tượng khách du lịch
khác nhau mà còn cho cả nhân dân địa phương.
Tuy nhiên kinh doanh ăn uống trong khách sạn thường có hiệu quả thấp.
Doanh thu từ nhà hàng ăn uống trung bình chiếm 22-25% trong tổng doanh thu của
khách sạn. Sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống mặc dù rất đa dạng, phong phú ở

nhưng việc khai thác để phục vụ khách du lịch còn bị hạn chế.

17


2.4.3 Các dịch vụ du lịch khác
- Các cơ sở dịch vụvui chơi - giải trí: tại các khu, điểm du lịch vùng biển
nhiều cơ sở vui chơi giải trí từng bước được đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu giải
trí của khách du lịch như: sân tennis, bể bơi, phòng tập thể thao, quầy bar, vũ
trường, phòng karaoke; dịch vụ y tế phòng xông hơi, massage; dịch vụ thương mại
gồm phòng họp, hệ thống các cửa hàng, quầy hàng lưu niệm và dịch vụ khác phục
vụ khách du lịch.
Tuy nhiên loại hình còn nghèo nàn, qui mô nhỏ, hình thức đơn điệu, chưa
đáp ứng được nhu cầu của du lịch, thiếu tính cạnh tranh hấp dẫn. Đây cũng là một
nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch.
- Về dịch vụ vận chuyển khách du lịch: vận chuyển hàng không được đổi
mới và không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo các chuyến bay quốc tế và nội
địa được thông suốt và an toàn đến các điểm, khu du lịch vùng ven biển thông qua
các sân bay như Tân Sơn
Nhất, Đà Nẵng, Phú Bài, Nha Trang, Cát Bi, Phù Cát, Vinh, Rạch Giá, Cà Mau.
Về vận chuyển đường sắt, chất lượng các đoàn tàu đang từng bước được
nâng cao chất lượng phục vụ và rút ngắn thời gian chạy đặc biệt các chuyến tàu
Bắc - Nam liên kết toàn bộ vùng ven biển từ Hải Phòng đến TP HCM, thu hút ngày
càng nhiều khách du lịch.
Vận chuyển khách du lịch bằng các phương tiện đường bộ phát triển nhanh
cả về số lượng, chất lượng và chủng loại với ôtô buýt chở khách du lịch chuyên
dụng hiện đại, phục vụ nhuu cầu đi lại cho khách du lịch giữa các khu, vùng du
lịch và nội vùng du lịch ven biển. Vận chuyển bằng đường biển: còn rất hạn chế,
chỉ có một số ít tàu nước ngoài cập cảng Sài Gòn, Vũng Tàu...
2.5 Lao động trong ngành du lịch vùng biển và ven biển

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch,
lực lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch cũng gia tăng mạnh mẽ. Năm 1992
nếu chỉ tính riêng lao động phục vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước ngành Du
lịch Việt Nam có trên 35 ngàn lao động, năm 1994 tăng lên là 55 ngàn lao động.
Tỷ lệ lao động bình quân trên 1 phong khách sạn năm 1994 đạt khoảng 1,35 (ở
nhiều nước trên thế giới tỷ lệ này dao động từ 1,2 - 1,7 lao động), có thể thấy rằng
ở thời kỳ này lực lượng lao động ngành đạt mức trung bình của thế giới và khu
vực.
Đối với lao động trong ngành du lịch vùng ven biển cũng tăng nhanh, nhằm
đáp ứng nhu cầu, từ 3,5 vạn lao động trực tiếp năm 1992 lên 9,9 vạn năm 1996, 13

18


vạn lao động năm 1999 và năm 2003 đạt 22,0 vạn. Tốc độ tăng trung bình hàng
năm đạt gần 25%.
Đội ngũ lao động du lịch ở vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng số
lao động trực tiếp của cả nước, tập trung nhiều nhất ở TP Hồ Chí Minh – Vũng
Tàu (trên 60%); Huế - Đà Nẵng – 8,5%; Hải Phòng – Quảng Ninh chiếm 8,1%.
Tỷ lệ được đào tạo nghiệp vụ ở các trường du lịch hay các khoá đào tạo tại chỗ
đạt 75%, tỉ lệ đạt trình độ đại học và trên đại học khoảng 7,5%.
Chất lượng lao động, nhìn chung chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
một cách có hệ thống và chuyên sâu theo từng công đoạn của quy trình công nghệ
phục vụ du lịch; số lao động chưa qua đào tạo lại lớn gấp khoảng 3,5 lần số lao
động được đào tạo, bên cạnh đó có rất ít lao động được đào tạo chuyên ngành du
lịch mà chủ yếu là từ các ngành khác chuyển sang như ngoại ngữ, khoa học xã hội
và tự nhiên...
2.6 Về phát triển không gian du lịch biển và vùng ven biển

-


Không gian du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam trong thời gian qua đã
được tổ chức trên cơ sở Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm
2010, theo hệ thống phân vị các vùng, tiểu vùng, trung tâm, tuyến điểm du lịch đã
phát huy tác dụng làm căn cứ để các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã
tiến hành lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tại địa phương làm
cơ sở thực hiện quản lý đầu tư phát triển du lịch theo quy hoạch, cụ thể:
- Vùng du lịch Bắc Bộ: có tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (Hải Phòng
- Quảng
Ninh), Trung tâm tiểu vùng là thành phố Hạ Long. Là địa bàn có tiềm năng du lịch
thiên nhiên phong phú với vịnh Hạ Long, đã được UNESCO xếp vào danh sách
những di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới. Từ lâu khu vực này đã trở thành khu
du lịch nổi tiếng luôn hấp dẫn du khách quốc tế và nội địa.
Tiểu vùng Nam Bắc Bộ: Gồm 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh, vùng
có tài nguyên du lịch văn hoá phong phú với các khu du lịch biển nổi tiêngs, hấp
dẫn khách du lịch như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm.
- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Vùng rất giàu nguồn tài nguyên du lịch
biển gắn với tài nguyên nhân văn, các khu du lịch biển, văn hoá lịch sử , sinh thái
như: Khu Bảo tồn tự nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch biển và văn hoá nghỉ
dưỡng Non Nước, Mỹ Khê, Phú Ninh, Lăng Cô, Bạch Mã, Cảnh Dương, Thuận

19


-

-


An, các khu di tích cách mạng gắn với đường mòn HCM; khu vực di sản thế giới
Hội An, Mỹ Sơn..
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: gồm tiểu vùng du lịch Duyên Hải
Nam Trung bộ thuộc Á vùng du lịch Nam Trung bộ chủ yếu phát triển du lịch nghỉ
dưỡng; du lịch sinh thái rừng ngập mặn Minh Hải, khu du lịch Cần Giờ, các sân
chim, đảo Phú Quốc và thắng cảnh Hà Tiên.
Các khu, điểm du lịch quốc gia: vùng biển và ven biển tập trung chủ yếu các
khu du lịch quốc gia với 3/4 khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề;
khoảng 20 điểm du lịch quốc gia ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
- Các đô thị du lịch gồm: TP Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Huế, Hội
An, Nha
Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Hà Tiên.
2.7 Công tác xúc tiến quảng bá du lịch
Công tác xúc tiến quảng bá, tiếp thị ngày càng được quan tâm đầu tư dưới
nhiều hình thức và nội dung phong phú. Nhiều hội thảo, hội nghị và diễn đàn, triển
lãm du lịch được tổ chức trong và ngoài nước; các chiến dịch quảng bá du lịch
được thực hiện ở các thị trường nguồn trọng điểm; nhiều sự kiện, lễ hội văn hoá
truyền thống được tổ chức ở một số tỉnh và thành phố khu vực ven biển kết hợp
với các lễ hội truyền thống tại Hạ Long, Hội An, Nha Trang.. có tác dụng quảng bá
tích cực cho du lịch Việt Nam, tạo ấn tượng thu hút khách du lịch.
2.8 Đầu tư phát triển du lịch
Việc phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở tài nguyên du lịch biển đặc
thù đã được quan tâm thực hiện như du lịch nghỉ dưỡng, tham quan cảnh quan biển
đảo, du lịch sinh thái biển và vùng ngập nước ven biển, du lịch văn hoá,.. nâng cao
sức cạnh tranh của du lịch biển và vùng ven biển so với trong nước và khu vực,
góp phần thu hút khách du lịch quốc tế.
Các khu du lịch biển đã được đầu tư xây dựng trên lãnh thổ các địa phương
như khu du lịch Tuần Châu, khu du lịch biển đảo Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh,
Hải Phòng); khu du lịch Furama, khu du lịch giải trí thể thao biển Cảnh Dương Hải Vân - Non Nước (Thừa Thiên -Huế, Đà Nẵng); các khu du lịch chuyên đề văn
hoá - lịch sử Kim Liên - Nam Đàn (Nghệ An); khu du lịch nghỉ dưỡng biển Thiên

Cầm, Hà Tĩnh; khu du lịch sinh thái hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng
Bình; khu du lịch văn hóa Hội An - Mỹ Sơn, Quảng
Nam; khu du lịch nghỉ dưỡng biển Phước Mai, Bình Định; khu du lịch Hòn Tre
(Nha Trang), khu du lịch biển Phan Thiết - Mũi Né, Bình Thuận; khu du lịch biển
20


Long Hải - Phước Hải, khu du lịch lịch sử - sinh thái Côn Đảo Bà Rịa - Vũng Tàu;
khu du lịch sinh thái rừng Sác Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, ngập mặn Đất Mũi, Cà
Mau; du lịch đảo Phú Quốc, Kiên Giang.
Các địa bàn du lịch trọng điểm được tập trung đầu tư gồm: Hải Phòng Quảng Ninh; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Văn Phong - Nha Trang - Ninh Chữ Đà Lạt; thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận; Long Hải - Vũng Tàu - Côn Đảo;
Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc.
Nhà nước đã hỗ trợ nâng cấp và phát triển hạ tầng du lịch các khu vực trên.
Trong 4 năm (2001 - 2004), Nhà nước đã hỗ trợ các địa phương ven biển 939,5 tỷ
đồng, chiếm 58,86% tổng vốn ngân sách hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch cả
nước.
Nguồn hỗ trợ trên đã tạo được sức hút đối với các dự án đầu tư phát triển du
lịch với hàng ngàn tỷ đồng từ các thành phần kinh tế để phát triển các sản phẩm,
khu du lịch ở vùng ven biển. Đặc biệt sự hỗ trợ trên đã tạo sức hấp dẫn đối với các
dự án đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) vào lĩnh vực du lịch. Tổng số dự án ĐTNN vào lĩnh vực du lịch ở các địa
phương ven biển đến năm 2003 là 143 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 3.779,92
triệu USD, chiếm khoảng 60% tổng số dự án và 62% số vốn đăng ký ĐTNN vào
lĩnh vực du lịch trên phạm vi cả nước.
2.9 Quản lý Nhà nước về du lịch
Các chủ trương và chính sách về du lịch nói chung và du lịch biển, vùng ven
biển nói riêng đã được thể chế hoá thành các văn bản pháp luật tạo môi trường
pháp lý thuận lợi để thực hiện quản lý Nhà nước và tổ chức hoạt động du lịch có
hiệu quả: văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Du lịch như Nghị định số
27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, số 47/2001/NĐ-CP về

chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Du lịch và nhiều văn bản
pháp luật có liên quan khác đã được ban hành; Luật Du lịch đã được Quốc hội
thông qua tháng 6/2005, một số văn bản thực hiện Luật đang được soạn thảo.
Việc quản lý thực hiện quy hoạch phát triển du lịch vùng biển và ven biển đã
được triển khai trên cơ sở Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/7/2002; Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010; Quy hoạch phát triển du lịch các
vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ & Nam Bộ; Quy hoạch
phát triển các trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh, Huế - Đà Nẵng & phụ
cận, Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, TP. HCM và phụ cận đến năm 2010. Đến nay
21


toàn bộ các tỉnh, thành phố ven biển đều đã có Quy hoạch tổng thể, Điều chỉnh quy
hoạch phát triển du lịch giai đoạn đến năm 2010, được lập và phê duyệt, là cơ sở
quan trọng để quản lý thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh doanh du lịch tại
mỗi địa phương.
Bên cạnh đó nhiều dự án quy hoạch PT du lịch liên quan đến vùng biển và
ven biển đã đượcc thực hiện với sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (Tổ
chức Du lịch Thế giới (WTO), Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Nhật Bản
(JICA), chuyên gia Cu Ba..) như : Điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch bền
vững ở Việt Nam; Quy hoạch phát triển du lịch vùng ven biển miền Trung Việt
Nam (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận); Quy hoạch phát triển du lịch Cửa Lò (Nghệ
An), Phát triển bền vững du lịch đảo Phú Quốc (Kiên Giang); quy hoạch phát triển
du lịch Vịnh Văn Phong - Đại Lãnh (Khánh Hoà) và phát triển du lịch đảo
Phú Quốc (Kiên Giang).
Hệ thống QLNN về du lịch ở vùng ven biển nói riêng ngày càng được hoàn
thiện góp phần tích cực nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Cả nước
hiện có 15 Sở Du lịch ở các tỉnh, thành phố trọng điểm, 46 Sở Thương mại - Du
lịch và 2 Sở Du lịch - Thương mại và 1 Sở Ngoại vụ Du lịch, trong đó các địa
phương ven biển có 10/15 Sở Du lịch, 1/2 Sở Du lịch - Thương mại và 19/47 Sở

Thương mại - Du lịch. Ban Chỉ đạo về du lịch các cấp từ Trung ương đến địa
phương được thành lập, trong đó Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch do một Phó
Thủ tướng làm trưởng Ban, Ban chỉ đạo về du lịch ở các địa phương do Phó Chủ
tịch UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương làm trưởng Ban để chỉ đạo
công tác phát triển du lịch trên từng vùng, địa phương và cả nước. Hệ thống các sở
chuyên ngành ngày càng được củng cố, góp phần tăng cường chức năng QLNN về
du lịch trên địa bàn các địa phương.

-

2.10 Đánh giá chung
Trong thời gian qua tình hình phát triển du lịch tại vùng biển và ven biển
Việt Nam đã đạt những kết quả chủ yếu sau:
Thị trường du lịch được mở rộng, sản phẩm du lịch không ngừng tăng và
được đa dạng hoá trên cơ sở phát triển thế mạnh tiềm năng tài nguyên du lịch.
Lượng khách, thu nhập và GDP du lịch, tỷ trọng dịch vụ du lịch trong thu
nhập quốc dân tăng hàng năm thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, góp
phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương, vùng và cả nước, tạo thêm
nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần
xóa đói giảm nghèo, trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, tạo tiền đề đưa du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương vùng ven biển.

22


-

-

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang dần được xây dựng đồng bộ,

tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch.
Công tác đầu tư được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn lực đầu
tư, nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, đem lại hiệu quả cao về
kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Bộ máy tổ chức quản lý được kiện toàn, hệ thống cơ chế chính sách phát
triển du lịch được hình thành và hoàn thiện từng bước tạo môi trường thuận lợi cho
du lịch phát triển.
2.11 Những hạn chế và nguyên nhân
2.11.1 Tồn tại

-

-

-

Du lịch vùng biển và ven biển đã có những bước phát triển mạnh mẽ, giữ vai
trò chủ đạo trong tiến trình phát triển chung của du lịch vùng. Tuy nhiên hoạt động
phát triển du lịch biển ở Việt Nam còn một số tồn tại như sau:
Loại hình và sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng không đồng đều, khả
năng cạnh tranh thấp. Việc phát triển du lịch mới ở hình thức khám phá tài nguyên;
du lịch biển chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch so với những
lãnh thổ khác trong cả nước; còn tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch trong
vùng và giữa các khu vực.
Thiếu những khu du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc, có tầm cỡ, có sức cạnh
tranh trong khu vực và quốc tế và tạo đầu tàu làm động lực thúc đẩy du lịch của
vùng và cả nước phát triển (đến nay cả nước chưa có khu du lịch biển đạt trình độ
quốc tế).
Công tác đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt về cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ
tầng du lịch, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng tiềm

năng và nhu cầu phát triển du lịch; thiếu quy hoạch cơ sở hạ tầng du lịch biển hợp
lý, đặc biệt là hệ thống cảng du lịch có khả năng tiếp nhận các tầu du lịch biển từ
các nước trong khu vực và quốc tế còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; việc
đầu tư khai thác hệ thống các đảo, trước hết là hệ thống các đảo ven bờ, cho phát
triển du lịch còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của hệ
thống đảo.
Hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao, khả năng cạnh tranh yếu, còn một số
biểu hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh, đặc biệt ở những khu vực ven biển có nhiều
sản phẩm du lịch trùng lặp. Công tác marketing, xúc tiến quảng bá du lịch chưa
đáp ứng yêu cầu của thị trường, phát huy giá trị tài nguyên và sản phẩm du lịch
23


-

-

biển và ven biển Việt Nam.
Tài nguyên và môi trường du lịch một số vùng, địa phương đang bị suy
giảm, bị xâm phạm do bất cập trong việc quản lý phát triển và khai thác và tác
động của thiên tai: cảnh quan - môi trường ở một số khu vực tập trung tài nguyên
du lịch biển như Hạ Long - Cát Bà, Huế - Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu... đã có
sự suy thoái do hoạt động phát triển kinh tế xã hội, kể cả một số hoạt động đầu tư
phát triển du lịch.
Tình trạng chồng chéo trong quản lý, thiếu phối hợp liên ngành và lãnh thổ, thiếu
quy hoạch thống nhất trong khai thác tài nguyên, đặc biệt ở những vùng biển và
ven biển tập trung những tài nguyên có giá trị cao không chỉ về du lịch mà còn đối
với các ngành kinh tế khác (vùng ngập mặn, hệ thống đảo, các vịnh,..) đang từng
bước làm suy kiệt tài nguyên du lịch biển.
Tốc độ và quy mô phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng

kinh tế, kỹ thuật ngày càng tăng tại các vùng ven biển làm nảy sinh những vấn đề
môi trường mang tính liên vùng, ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch biển bền
vững.
Công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường của hoạt động du
lịch biển
Ở vùng ven biển và vùng biển, hải đảo còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến
sự phát triển bền vững chung ở khu vực này.
2.11.2 . Những nguyên nhân
Nhận thức về bảo vệ, khai thác tài nguyên và môi trường du lịch, quản lý
phát triển du lịch biển bền vững chưa đầy đủ, thiếu nhất quán;
Thiếu quy hoạch bảo tồn các tài nguyên nguồn lực phát triển nói chung và
du lịch nói riêng, trong QHPT du lịch các địa phương, vùng, chưa xác định cụ thể
có chính sách bảo tồn các vùng tài nguyên có giá trị phục vụ phát triển du lịch.
Hiệu lực pháp lý các quy hoạch du lịch còn thấp, nhiều quy hoạch phát triển
du lịch các vùng, địa phương chưa được các ngành, các cấp coi trọng và thực hiện.
Thiếu những biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường huy động nguồn lực
nhất là nội lực để tạo bước đột phá phát triển du lịch;
Vốn đầu tư cho du lịch còn thấp; cơ cấu đầu tư chưa thật sự hợp lý, hiệu quả
chưa cao. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng các khu du lịch,
điểm du lịch vùng biển và ven biển còn bất cập.
Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch; trình độ
công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý phát triển du lịch còn

24


thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế.
Thiếu sự sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, các địa
phương trong quản lý thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch phát triển
ngành, phát triển lãnh thổ; việc chỉ đạo điều hành quản lý phát triển du lịch vùng

còn những bất cập: mặc dù Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch đã có nhiều hoạt
động chỉ đạo nhằm tạo sự thống nhất trong điều hành phát triển du lịch trên phạm
vi cả nước, tuy nhiên quan điểm và hoạt động điều hành ở tầm vĩ mô về mức độ ưu
tiên phát triển du lịch ở những khu vực trọng điểm hoặc ở những khu du lịch quốc
gia đã được xác định trong nhiều trường hợp còn chưa thống nhất. Thiếu sự phối
hợp đa ngành trong quản lý đầu tư phát triển. Nhiều dự án đầu tư phát triển
kinh tế xã hội thiếu sự phối hợp về lĩnh vực du lịch, làm giảm hiệu quả đầu tư lãng
phí tài nguyên biển và vùng ven biển.
Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật về du lịch chưa được xây
dựng đồng bộ để huy động mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển du lịch biển; còn một
số bất cập trong các chính sách như: chính sách thuế nhập khẩu phương tiện vận
chuyển du lịch vẫn chưa được xem là nhập khẩu công cụ sản xuất mà vẫn bị đánh
đồng với nhập khẩu phương tiện sử dụng. Tương tự đối với việc nhập khẩu các
trang thiết bị trang bị trong các cơ sở dịch vụ, lưu trú du lịch; chính sách vay ưu đãi
để mở rộng dịch vụ hoặc tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch;
chính sách thuê đất phát triển các khu du lịch đã đánh đồng mức thuê đối với
những diện tích xây dựng công trình với những diện tích không gian cảnh quan
vốn lớn hơn nhiều mà không sinh lợi nhuận; chính sách ưu đãi khi xảy ra các yếu
tố bất lợi như khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, sự cố môi trường; v.v.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương
thiếu tính ổn định, hiệu lực và năng lực quản lý chưa cao, chưa tương xứng với yêu
cầu nhiệm vụ quản lý phát triển du lịch trong tình hình mới.
Nguồn nhân lực cho công tác quản lý, kinh doanh phát triển du lịch vừa
thiếu, lại vừa yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Những nguyên nhân khác như điều kiện thiên tai, sự cố tự nhiên, những tác
động của biển, đặc biệt là bão lụt, nước dâng, xâm nhập mặn, ảnh hưởng lớn đến
sự hìnhthành và phát triển cácc khu du lịch, điểm du lịch và hoạt động du lịch vùng
biển, ven biển.

25



×