Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.26 KB, 18 trang )

1. Phần mở đầu:
Trong công cuộc xây dựng CNH-HĐH đất nước, khoa học công nghệ
không ngừng phát triển. Loại người đã tiến tới nền tri thức tiên tiến văn minh
hiện đại và đã trang bị cho mình một kho tàng tri thức để lao động làm giàu
cho đất nước, cho xã hội. Xu hướng phát triển của xã hội hoàn toàn phụ thuộc
vào con người, với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy của sự
phát triển. Điều đó đòi hỏi xã hội phải quan tâm đặc biệt đến Giáo dục - Đào
tạo. Phải coi Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Cấp học mầm non là
bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân, và có nhiệm vụ hình
thành cho trẻ trở thành những người công dân có cả đức lẫn tài, xứng đáng là
người kế tục xây dung và bảo vệ Tổ quốc, là những người chủ nhân tương lai
của đất nước Việt Nam. Hồ Chủ Tịch đã dạy “Giáo dục Mầm non tốt mở đầu
cho một nền giáo dục tốt” Cô giáo mầm non là người đầu tiên đặt những viên
gạch hồng chắp cánh ước mơ cho các cháu bay cao, bay xa tới chân trời tri
thức của nhân loại. Để đạt được mục đích nên đòi hỏi cô giáo mầm non phải
có trình độ chuyên môn, có năng lực sư phạm, đồng thời có lòng yêu nghề,
mến trẻ, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.
1.1. Lý do chon đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm sóc
giáo dục trẻ ở các trường mầm non vì vậy bất kỳ người quản lý nào không
thể bỏ qua việc bồi dưỡng lực lượng cán bộ giáo viên. Mục tiêu của công


tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những
thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung
phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để
phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm
non phải có phẩm chất, trình độ, năng lực đề cao lương tâm và nhân cách
nhà giáo, lòng nhân ái tận tuỵ thương yêu trẻ, thể hiện ở tinh thần tự học,
tự bồi dưỡng cải tiến nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tham
gia tích cực .


Thực tiễn Giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay cho thấy đội ngũ
giáo viên mầm non còn nhiều yếu kém so với nhu cầu ngày càng cao của xã
hội. Để đội ngũ mầm non trở thành nhân tố quyết định chất lượng giáo dục
mầm non, đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ yêu cầu của bậc học,
quan tâm nghiên cứu việc sử dụng bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng tập thể sư
phạm vững mạnh.
Để giải quyết mưu thuẩn trên, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nhận
thức đúng đắn về nhiệm vụ và yêu cầu về cấp học, tích cực nghiên cứu về
việc sử dụng bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng tập thể sư phạm. Xuất phát từ lý
do trên tôi quyết chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
Giáo viên, nhân viên trường mầm non”


1.2. Phạm vi áp dụng đề tài: Đề tài này được áp dụng tại trường mầm
non Hoa Mai và được áp dụng rộng rãi cho các trường học mầm non trên toàn
huyện, có thể áp dụng cho các huyện khác trong tỉnh.
2. Phần nội dung:
2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu.
Năm học 2012 - 2013 trường mầm non Hoa Mai với tổng số đội ngũ 29
đồng chí. Trong đó có 03 đồng chí giáo viên dinh dưỡng, 20 giáo viên đảm
nhiệm 09 nhóm lớp (có 03 nhóm lớp nhà trẻ, 06 lớp mẫu giáo) có 03 cán bộ
quản lý, 03 nhân viên. Trong quá trình thực hiện tôi thấycó những thuận lợi
và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Đa số giáo viên có ý thức cao, ham học hỏi, yêu nghề, mến trẻ, tận tuỵ
với công việc, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ. Cơ sở vật chất, phòng học khang trang, nhà trường đầu tư trang thiết bị đồ
dùng, đồ chơi phục vụ dạy và học khá đầy đủ, cùng với sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo địa phương về mọi mặt, sự chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT,
nhận thức của phụ huynh về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngày càng cao.

Một số giáo viên có trình độ chuyên môn khá vững vàng, sáng tạo, linh
hoạt khi lên lớp, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy.
* Khó khăn:


- 100% giáo viên là nữ, trình độ văn hoá và chuyên môn không đồng đều.
Một số giáo viên tuổi đời cao, khả năng tiếp cận với chương trình giáo dục
mầm non còn hạn chế, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy.
- Một số giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo khi chọn nội dung xây dựng
kế hoạch chương trình của nhóm, lớp. Khả năng truyền thụ kiến thức còn
nặng nề năng khiếu thể hiện một số lĩnh vực còn cứng nhắc như lĩnh vực
thẫm mỹ, lĩnh vực ngôn ngữ...
- Một số giáo viên mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế,
khả năng giao tiếp, khả năng lên lớp chưa mạnh dạn, tự tin.
- Một số giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng
dạy còn lúng túng.
- Số lượng trẻ trong lớp các độ tuổi đông nên khó khăn trong quá trình
chăm sóc giáo dục trẻ.
* Điều tra thực tiển:
Thực tiển năm học 2012- 2013 là năm thứ tư trường mầm non Hoa Mai
thực hiện chương trình GDMN. Bản thân tôi thấy đội ngũ giáo viên còn hạn
chế về chuyên môn cũng như một số mặt khác.
Tổng số đội ngũ giáo viên của trường có 29 đồng chí trong đó 03 đồng
chí là cán bộ quản lý 03 nhân viên, 23 giáo viên phụ trách nhóm lớp.
Cán bộ, giáo viên đạt chuẩn trở lên đạt tỷ lệ 100% .
Trình độ trên chuẩn có 20 đồng chí chiếm tỷ lệ 75.9%


Trung cấp 07 đồng chí đạt 24.1%
Thông qua kết quả của năm học trước, vào đầu năm học để đánh giá

năng lực đội ngũ, tôi cùng đồng chí hiệu trưởng tiến hành dự giờ và tôi
thấy rằng: Giáo viên thể hiện tiết dạy còn cứng nhắc, chưa linh hoạt,
sáng tạo khi sử dụng các phương pháp, chưa tận dụng các cơ hội để phát
huy tính tích cực cho trẻ theo yêu cầu của chương trình giáo dục mầm
non (GDMN). Trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách
tích cực. Một số giáo viên còn nặng nề, dài dòng trò chuyện với trẻ về
các chủ đề, cụ thể: Có 70%. giáo viên nắm chắc phương pháp các bộ môn,
30%. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ.
Khoảng 60% giáo viên đã biết chọn nội dung để xây dựng kế hoạch chương
trình nhóm lớp phù hợp theo chương trình GDMN.
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách tích cực khoảng 7580%. trước thực tiển của đội ngũ bản thân tôi suy nghĩ để tìm ra một số giải
pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu
của chương trình giáo dục mầm non.
2.2. Các giải pháp:
2.2.1. Sắp xếp bố trí đội ngũ một cách hợp lý
Theo chương trình GDMN mới giáo viên là người tạo môi trường học
tập cho trẻ, là người tạo cơ hội, tạo tình huống, tạo những cảm giác mới lạ để
kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động, trẻ được tìm tòi được khám phá


bằng tất cả các giác quan, trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động trãi
nghiệm làm tăng thêm vốn hiểu biết của mình. Hình thức của trẻ luôn thay
đổi, trẻ chơi theo từng nhóm, thực hiện các kỷ năng của bản thân, giáo viên
linh hoạt gợi mở để trẻ chơi một cách chủ động với khả năng của trẻ.
Chính những yêu cầu trên, sau khi được tập huấn về chương trình
GDMN mới tôi cùng đồng chí hiệu trưởng cân nhắc chọn giáo viên đứng lớp
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, năng lực của giáo viên, để giáo viên yên
tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ của từng giáo viên. Như chúng ta đã biết
phát triển nhân cách trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non. Vì vậy cần chú ý đến cơ cấu tổ chức và phân công đội ngũ sắp xếp

bố trí đội ngũ không phải dựa trên cơ sở cảm tính, thiên vị mà đây là một việc
làm mang tính khoa học, đòi hỏi người cán bộ quản lý giao đúng người, đúng
việc, đúng vị trí, tạo cho giáo viên nhận việc một cách tự tin. Qua giám sát
chỉ đạo nắm bắt trình độ của từng người, Ban giám hiệu nhà trường đã phân
công phần hành đứng lớp cụ thể cho từng giáo viên. Đối với giáo viên dạy
khối mẫu giáo cần phải nhanh nhẹn, linh hoạt có năng khuyêú về các mặt, có
khả năng tiếp cận với chương trình GDMN, mỗi lớp phân công một giáo viên
có năng lực sư phạm cứng có kinh nghiệm giảng dạy với một giáo viên tuổi
nghề còn ít chưa có kinh nghiệm giảng dạy (Giáo viên mới ra trường ).
Còn với giáo viên nhà trẻ cần bố trí những giáo viên nói nhẹ nhàng,
chịu khó, cẩn thận, vì khối nhà trẻ nặng về khâu chăm sóc.


Còn một vấn đề không kém phần quan trọng đó là chọn giáo viên có
nghiệp vụ vững vàng nhiệt trình hăng say với nghề nghiệp để làm tổ trưởng
chuyên môn, giúp cho ban giám hiệu nhà trường trong việc bồi dưỡng chỉ đạo
chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm triển khai chỉ đạo công
tác hoạt động của tổ mình, kiểm tra hoạt động sinh hoạt của tổ viên theo giỏi
đôn đóc các hoạt động trong tổ như: thao giảng, soạn bài, làm đồ dùng đồ
chơi và các hoạt động khác.
Bên cạnh đó chúng tôi luôn quan tâm đến từng đều kiện của giáo viên,
ví dụ: giáo viên có con nhỏ dạy lớp với giáo viên trẻ chưa có gia đình hoặc
với giáo viên có con lớn nhiệt tình. Nhờ sự sắp xếp bố trí đội ngũ đúng
người, đúng việc mà trong quá trình thực hiện chương tình chăm sóc giáo dục
trẻ thận lợi đạt kết quả cao.
2.2.2. Bồi dưỡng lập trường tư tưởng - chính trị cho ngũ:
Để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về tư tưởng, chính trị, đường lối của
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhà trường triển khai cho giáo
viên học tập các nghị quyết, các văn bản pháp quy, đặc biệt là học tập cuộc
vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Được

toàn bộ giáo viên hưởng ứng 100%. Triển khai cho toàn bộ giáo tham khảo,
nghiên cứu về điêù lệ trường mầm non, quy chế dân chủ trường học, các công
văn, Thông tư, Quyết định các cấp có liên quan đến cấp học mầm non.
Hàng tháng nhà trường đặt các loại báo, tập san như giáo dục thời đại, Phụ
nữ Việt Nam, khoa học đời sống, tạp chí mầm non, báo Quảng Bình. Từ đó có


tác dụng giúp giáo viên mỡ rộng hiểu biết trong xã hội, trên cơ sở đó cũng cố
lòng tin cho giáo viên vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, giáo viên yên tâm công
tác phấn đấu vì sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường.
2.23. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
* Bồi dưỡng lý thuyết cho giáo về chương trình GDMN.
Thực tế trường mầm non Hoa Mai đã thực hiện chương trình GDMN
từ năm học 2009 đến nay song trong quá trình thực hiện vẫn không khỏi lúng
túng và khó khăn. Để giúp cho giáo viên hình dung được một cách tổng quát
về chương trình GDMN. Bản thân tôi sau khi được tập huấn chương trình
GDMN mới tại sở và phòng giáo dục, năm học 2012-2013 là năm thứ tư
trường mầm non Hoa Mai có 9/9 nhóm lớp thực hiện chương trình GDMN.
Với năm học này chương trình GDMN có nhiều thay đổi về nội dung từng độ
tuổi. Vì thế bản thân tôi là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi đã
mạnh dạn tham mưu với đồng chí hiệu trưởng để có kế hoạch bồi dưỡng lý
thuyết cho giáo viên. Điều đầu tiên mà tôi bồi dưỡng cho giáo viên đó là làm
thế nào cho giáo viên nắm chắc được nội dung giáo dục của từng độ tuổi và
lựa chọn các nội dung của từng lĩnh vực như thế nào? Trước hết tôi cho giáo
viên đọc tham khảo tài liệu về chương trình GDMN được ban hành ngày 25
tháng 7 năm 2009 sau đó giúp cho giáo viên chọn nội dung của từng độ tuổi
đưa vào từng hoạt động cho phù hợp. Giáo viên tự xây dựng kế hoạch năm


học theo các nội dung đã chọn như: Kế hoạch năm học, kế hoạch tháng- chủ

đề, kế hoạch hoạt động ngoài trời, hoạt động chơi và các hoạt động khác.....
VD: Độ tuổi nhà trẻ nội dung chương trình GDMN mới chia thành 4
lĩnh vực: Phát triển thể chất; phát triển nhận thức; phát triển ngôn ngữ; phát
triển kỷ năng tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Giáo viên phải dựa trên chương
trình khung để chọn nội dung hoạt động chơi - tập theo từng chủ đề phù hợp
với nhóm lớp, phù
hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Chương trình gồm có 10 chủ đề, giáo
viên tự xây dựng chương trình tất cả các hoạt động cho cả năm học, từ đó
hàng tháng dựa trên kế hoạch năm, kế hoạch tháng- chủ đề để thực hiện.
VD: Trên cơ sở nội dung giáo dục đã chọn ở kế hoạch năm, giáo viên
tiếp tục XD kế hoạch tháng- chủ đề; tháng 9 thực hiện 03 tuần- chủ đề
“Trường mầm non” lĩnh vực phát triển thể chất giáo viên phải chọn cụ thể 03
nội dung đưa vào hoạt động học và các lĩnh vực khác cũng chọn đủ 03 nội
dung.
Với độ tuổi mẫu giáo tôi cũng bồi dưỡng cho giáo viên cách làm tương
tự như khối nhà trẻ. Sau khi giáo viên các khối lớp xây dựng các loại kế
hoạch xong, bản thân tôi phải trực tiếp kiểm tra từng khối lớp, bổ sung, chỉnh
sữa cùng với giáo viên mới tiến hành thực hiện chương trình. Qua cách bồi
dưỡng cho giáo viên về xây dựng kế hoạch như trên giúp cho giáo viên nắm
chắc về nội dung của chương trình GDMN, mỗi một giáo viên phải đọc,


nghiên cứu, xâm nhập vào các nội dung giáo dục của từng độ tuổi. Giáo viên
linh hoạt trong lựa chọn nội dung để đưa vào kế hoạch thực hiện phù hợp với
tình hình thực tế của nhóm lớp. trong năm học qua cơ bản giáo viên đã tự tin
hơn khi thực hiện chương trình GDMN.
* Nâng cao tay nghề cho giáo viên thông qua tổ chức thao giảng.
Tục ngữ có câu “Văn ôn võ luyện” Do đó việc rèn luyện nâng cao tay
nghề cho giáo viên làm một việc cần thiết, phải làm thường xuyên, nếu như
nhà trường không có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thì kiến thức, phương

pháp của giáo viên ngày càng mai một đi và bị cứng nhắc không pháp huy
được tín linh hoạt, sáng tạo trong quá trình thực hiện chương trình, vì vậy
giáo viên dạy lứa tuổi nào phải nắm chắc phương pháp lứa tuổi đó, đồng thời
phải nắm được phương pháp dạy của các lứa tuổi khác. Chính vì vậy mà
BGH nhà trường đã tổ chức thao giảng các hoạt động giáo dục theo các các
lĩnh vực 1lần/tháng, đây là một việc làm không thể thiếu được là một cách
bồi dưỡng cho đội ngũ tốt nhất để giáo viên học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn
nhau, trên cơ sở đó giúp giáo có kinh nghiệm hơn trong công tác
giảng dạy. VD: Tháng 9, tháng10: Tôi XD kế hoạch thao giảng về các hoạt
động chăm sóc nuôi dưỡng (Tổ chức vệ sinh trước khi ăn, tổ chức giờ ăn, tổ
chức giờ ngũ); Tháng 11,12/2011; tháng 2, 3/2012 tổ chức thao giảng các
hoạt động giáo dục theo từng lĩnh vực.


Qua thao giảng giúp giáo viên phát huy tính tích cực mạnh dạn, độc
lập, phát hiện ra những vướng mắc trong chương trình GDMN. Sau mỗi lần
thao giảng các tiết học tôi cho từng giáo viên nhận xét những ưu điểm, tồn tại
của bạn, tìm ra những giải pháp mới hơn, sáng tạo hơn, phát huy những nhân
tố mới để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng, khuyến khích động viên các
giáo viên biết ứng dụng CNTT trình chiếu powerpoint vào dạy học. Trong
năm qua nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động thao giảng mà các tiết dạy
của giáo viên tổ chức linh hoạt, sáng tạo hơn, số lượng tiết dạy được xếp loại
tốt tăng lên so với năm học trước.
* Bỗi dưỡng thông qua kiểm tra, dự giờ thăm lớp, tổ chức tốt hội thi
cấp trường
- Thông qua kiểm tra, dự giờ.
Để giúp giáo viên nắm chắc phương pháp các bộ môn tôi lên kế hoạch
dự giờ hàng tháng, hàng tuần cụ thể: Như dự giờ đánh giá từng hoạt động, dự
giờ báo trước, dự giờ đột xuất, thông qua dự giờ kết hợp kiểm tra hồ sơ, bài
soạn. Qua dự giờ thăm lớp mà tôi phát hiện ra một số sai lệch trong giảng dạy

cho giáo viên đồng thời xây dựng, góp ý cho giáo viên có những tiết dạy tốt
hơn, xây dựng bộ hồ sơ khoa học hơn, chỉnh sữa cho giáo viên cách soạn bài
ngắn gọn song đầy đủ nội dung, đảm bảo mục tiêu đưa ra và phù hợp với tình
hình thực tế của trẻ ở nhóm lớp.


Không chỉ dự giờ theo kế hoạch mà công tác kiểm tra cũng không kém
phần quan trọng. Kiểm tra chỉ đạo việc thực hiện chương trình GDMM, kiểm
tra thực hiện chế độ sinh hoạt của nhóm lớp của từng giáo viên, giúp giáo
viên có ý thức tự giác, có trách nhiệm hơn trong công tác chăm sóc giáo dục
trẻ.
- Tổ chức tốt hội thi cấp trường tập trung chỉ đạo các hội thi cấp
huyện, cấp tỉnh.
Chất lượng hội thi là đỉnh cao của phong trào chính vì thế để thực hiện
tốt nhiệm vụ năm học năm học 2012-2013, ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn
cho đội ngũ thực hiện tốt chương trình GDMN. Trường mầm non Hoa Mai tổ
chức tốt hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường vào tháng 12/2012. Ban giám
hiệu nhà trường đã bám sát vào công văn hướng dẫn hội thi của sở giáo duc,
phòng giáo dục Lệ Thủy để tổ chức có hiệu quả hội thi. Hội thi đã có 13 đồng
chí giáo viên tham gia và trả qua 02 phần thi ( Phần thi lý thuyết và phần thi
thực hành tổ chức hoạt động giáo dục) Đa số giáo viên đã làm khá tốt phần
thi lý thuyết trắc nghiệm, chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động của cô
và trẻ chu đáo, một số GV xây dựng được giáo án điện tử, sử dụng trình chiếu
Powerpoint trong dạy học. Nắm vững mục tiêu của từng loại tiết về kiến thức,
kỹ năng. Thể hiện đúng phương pháp đặc trưng của từng lĩnh vực, một số
giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, tổ chức tiết
học linh hoạt, nhẹ nhàng, giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động một cách
tích cực như: tiết âm nhạc của cô Nguyễn Thị Thúy, cô Nguyễn Thị Thu



Hiền; tiết thể dục của cô Lê Thị Trà, tiết LQ với toán cô Mai Thị Lũy, tiết kể
chuyện Võ Thị Hiệp. Qua hội thi giáo viên đã biết học hỏi rút kinh nghiệm
lẫn nhau, cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chương trình
GDMN. Kết quả hội thi đã phần nào nâng cao chất lượng trong đội ngũ có
hiệu quả có 13/13 giáo viên tham gia đạt GVDG cấp trường. Hội thi cấp
trường đã tìm ra hạt nhân tiêu biểu tham gia hội thi cấp huyện 03 đồng chí (cô
Nguyễn Thị Thúy, cô Lê Thị Hãi Yến, cô Võ Thị Hiệp). Từ hội thi cấp
trường bản thân tôi đã rút ra được kinh nghiệm có có hướng chỉ đạo cho giáo
viên tham gia cấp huyện, cấp tỉnh đạt kết quả cao. Để chỉ đạo giáo viên tham
gia tốt hội thi bản thân tôi phải tham mưu với đồng chí hiệu trưởng chuẩn bị
tốt các loại phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho các tiết dạy thực hành,
Cùng với đồng chí hiệu trưởng hướng dẫn cho giáo viên cách thiết kế bài dạy
sao cho phù hợp với trẻ vừa mang tính sáng tạo, linh hoạt, hấp dẫn trẻ. Ngoài
ra tôi cùng với đồng chí hiệu trưởng và các đồng chí tổ trưởng chuyên môn
các khối dự giờ các hoạt động thực hành cho giáo viên để góp ý, uốn nắn, sữa
sai kịp thời. Trong hội thi cấp huyện có 03 đồng chí đạt “Giáo viên dạy giỏi”
Trong đó có 02 đồng chí đạt giải Xuất Sắc (cô Nguyễn Thị Thúy, cô Lê Thị
Hãi Yến). Có 02 đồng chí đạt hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp tỉnh, trong đó
có 01 giáo viên đạt giải nhì. Thành công của các hội thi là một động lực để
tập thể đội ngũ giáo viên của trường phấn đấu hơn nữa trong công tác tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.2. 4. Tạo động lực cho đội ngũ:


Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho độ ngũ, giúp cho giáo viên yên tâm
công tác, thực hiện các chế độ chính sách cho giáo viên như: Chế độ ốm đau
thai sản, làm lương thâm niên nghề nghiệp kịp thời cho giáo viên. Tôn trọng
lắng nghe ý kiến của giáo viên tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng của giáo
viên để động viên chia sẽ, xây dựng bầu không khí vui tươi phấn khởi động
viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Bản thân tôi luôn luôn đối xử

công bằng với giáo viên, quan tâm đặc biệt đến đời sống của giáo viên.
Khuyến khích động viên giáo viên, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ,
thể dục thể thao trong dịp lể tết 8/3, 20/10,
20/11. Tham mưu với đồng chí hiệu trưởng động viên khích lệ tinh thần cho
các giáo viên có thành tích cao kịp thời. Tham mưu với đồng chí hiệu trưởng
đặt các loại báo, tài liệu có liên quan đến chuyên môn như mua “Giáo án
tham khảo của giáo viên mầm non” để chị em đọc, nghiên cứu thêm, giúp
giáo viên có một tâm thế thư giản, thoải mái đồng thời nắm bắt, tiếp cận
thông tin kịp thời.
* Kết quả đạt được
Qua một năm thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nói
trên và đã đem lại kết quả khá khả quan:
- 100% giáo viên đã nắm chắc nội dung, chương trình và phương pháp
các lĩnh vực (Thế chất; ngôn ngữ, nhận thức; thẩm mỹ, tình cảm và quan hệ
xã hội)


- 95% giáo viên lên lớp tự tin, mạnh dạn, sáng tạo, linh hoạt, đa số giáo
viên đã biết soạn bài bằng giáo án điện tử và trình chiếu powerpoin vào dạy
học và có nhiều tiết daỵ xếp loại tốt.
- 5% giáo viên nắm được phương pháp song phần linh hoạt sáng tạo
trong các thao tác, các tình huống còn hạn chế.
- Khả năng hứng thú tham gia vào các hoạt động và lĩnh hội các kiến
thức của trẻ qua các giờ học khá cao 94-98% đối với tiết dạy tốt.
- Năng lực sư phạm xếp loại tốt cuối năm tăng lên rỏ rệt so với năm học
trước, có 03 đồng chí giáo viên đạt “Giáo viên dạy gỉỏi” hội thi cấp huyện,
trong đó có 02 đồng chí giáo viên đạt giải xuất sắc (Cô Nguyễn Thị Thúy, cô
Lê Thị Hãi Yến); có 02 giáo viên đạt “giáo viên giỏi” hội thi cấp tỉnh trong
đó 01 đồng chí giáo viên đạt giải nhì (Cô Nguyễn Thị Thúy)
3. Phần kết luận :

Với những giải pháp bồi dưỡng đội ngũ nói trên bản thân tôi rút ra
được bài một số bài học khinh nghiệm trong công tác chỉ đạo. Người cán bộ
quản lý phải luôn học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức xây dựng cho độ ngũ có một
trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình với công việc. Thường xuyên bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều hình thức .Thường
xuyên kiểm tra dự giờ, thăm lớp góp ý kiến xây dung chuyên môn cho giáo viên,
phát hiện những sai lệch trong chuyên môn để uốn nắn kip thời. Tổ chức tốt các
hội thi cấp trường và chỉ đạo tốt các hội thi cấp huyện cấp tỉnh. Luôn luôn tạo


động lực cho đội ngũ một cách thiết thực về vật chất, tinh thần, giúp giáo viên
phấn khởi yên tâm công tác.
Tóm lại đội ngũ giáo viên mầm non là nhân tố quyết định chất lượng
giáo dục mầm non, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trước hết
người cán bộ quản lý phải nắm bắt được tình hình của đội ngũ giáo viên. Trên
cơ sở đó có biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng cụ thể nhằm phát huy tài năng và
khắc phục nhược điểm của từng giáo viên. Người cán bộ quản lý luôn là tấm
gương sáng, là con chim đầu đàn, là linh hồn của tập thể sư phạm. Vì vậy
trong quá trình làm việc người cán bộ quản lý luôn luôn trăn trở nghiên cứu
để có một đội ngũ giáo viên ổn định, vững về chuyên môn. Một đội ngũ có
năng lực thực sự, tôi rất quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ và coi đây là
yếu tố quyết định thành công hay thất bại của viêc xây dựng phát triển nhà
trường.
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong năm qua
để bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Kính mong sự giúp đỡ, góp ý của
hội đồng khoa học nhà trường của phòng giáo dục và đào tạo huyện Lệ Thuỷ
giúp cho tôi có nhiều kinh nghiệm tốt hơn trong công tác bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên mầm non.





×