Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Hình tượng nhân vật trong tác phẩm vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của nguyễn ngọc thuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.43 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
===

===

TRẦN THỊ HẬU

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM
VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ
CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học
TS. DƯƠNG THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này tôi không khỏi lúng túng và bỡ
ngỡ. Nhưng dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS Dương Thị Thúy Hằng,
tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận với đề tài “Hình tượng
nhân vật trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc
Thuần”.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo khoa Giáo
dục Mầm non đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
HàNội, ngày 10 tháng 05 năm2016


Sinh viên

Trần Thị Hậu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, căn cứ, kết quả có trong khóa luận này là trung thực.
Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Hậu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4
5. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG .......................................................... 6
1.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học............................................................. 6
1.2. Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần và tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa
sổ ................................................................................................................... 8
1.2.1. Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần. ............................................................... 8

1.2.2. Tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. ........................................... 13
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TÁC
PHẨM VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ .............................................. 15
2.1. Nhân vật trẻ em ..................................................................................... 15
2.1.1. Nhân vật em bé bé bỏng, ngây thơ ...................................................... 15
2.1.2. Nhân vật em bé tinh tế, nhạy cảm ....................................................... 17
2.2. Nhân vật người lớn ................................................................................ 21
2.2.1. Những người lớn trong gia đình.......................................................... 22
2.2.2. Những người lớn khác ........................................................................ 26
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ NGHỆ THUẬT GÓP PHẦN XÂY
DỰNG NHÂN VẬT TRONG VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ .......... 30
3.1 Ngôn ngữ................................................................................................ 30


3.1.1 Ngôn ngữ trong sáng giàu chất thơ ...................................................... 30
3.1.2. Ngôn ngữ địa phương ......................................................................... 32
3.1.3. Ngôn ngữ đối thoại- độc thoại nội tâm................................................ 34
3.1.3.1. Ngôn ngữ đối thoại .......................................................................... 34
3.1.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm. ............................................................ 37
3.2. Giọng điệu ............................................................................................. 39
3.2.1. Giọng trữ tình, nhẹ nhàng ................................................................... 39
3.2.2. Giọng chiêm nghiệm, triết lý .............................................................. 40
KẾT LUẬN.................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi là bộ phận cấu thành và có vị trí đặc biệt trong
nền văn học dân tộc. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách

và làm giàu có tâm hồn con người ngay từ thời thơ ấu. Văn học viết cho thiếu
nhi ở nước ta ra đời khá muộn nhưng đã có những bước phát triển mạnh mẽ
với những tác giả nổi bật như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng, Trần Đăng
Khoa... Tiếp bước những thế hệ nhà văn đi trước là sự xuất hiện của những
nhà văn viết cho thiếu nhi đầy tâm huyết như Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên
Hương, Lê Cảnh Nhạc, Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc Thuần… Nguyễn Ngọc
Thuần là nhà văn trẻ có sức viết khá dồi dào và đặc biệt có duyên với truyện
viết cho thiếu nhi. Chỉ trong một thời gian ngắn, bằng sự lao động miệt mài,
nghiêm túc và khả năng sáng tạo tuyệt vời, Nguyễn Ngọc Thuần đã cho ra đời
hàng loạt các tác phẩm hay, càng viết càng trở nên cuốn hút, gây ấn tượng
mạnh mẽ đối với độc giả. Sự xuất hiện của anh làm bao người phải ngỡ ngàng
bởi một giọng văn trong trẻo đến lạ thường. Tác phẩm của anh không chỉ thu
hút bạn đọc trẻ tuổi mà còn nhận được sự quan tâm của độc giả lớn tuổi bởi ai
cũng thấy được hình ảnh tuổi thơ của mình trong đó, thấy được cả miền kí ức
xa xôi mà lâu nay đã bị lãng quên, nó là món ăn tinh thần không thể thiếu đối
với đông đảo bạn đọc. Bởi thế, ai đã từng đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc
Thuần dù chỉ một lần cũng không thể nào quên được nghệ thuật viết truyện
hết sức độc đáo và đặc sắc cái làm nên phong cách riêng của anh.
1.2. Viết truyện cho thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần thuộc thế hệ nhà văn
đi sau. Trước anh đã có những tác giả như Phạm Hổ, Nguyễn Quang Sáng,
Võ Quảng… Các tác phẩm của họ thường phản ánh thực tế đất nước trong
thời kì đau thương khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nó đã
gợi cho người đọc lớn tuổi cảm giác như sống lại thời thơ trẻ thử thách, đầy

1


gian khổ của chính mình và giúp cho thế hệ trẻ hôm nay có thể cảm hiểu được
một thời gian khổ mà hào hùng của cha anh mình. Nguyễn Ngọc Thuần nổi
lên như là một hiện tượng bởi những tác phẩm anh sáng tác hầu như đều đạt

giải thưởng cao trong các cuộc thi viết cho thiếu nhi. Phải kể đến là Giăng
giăng tơ nhện - Giải 3 cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần 2; Vừa
nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Giải A cuộc thi văn học thiếu nhi “Vì tương lai đất
nước lần 2” do Nxb Trẻ và Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Năm
2007, cuốn sách này được phát hành tại Thụy Điển với bản dịch của Trần
Hoài Anh và nhận giải thưởng Peter Pan; Một thiên nằm mộng - Giải A cuộc
vận động sáng tác cho thiếu nhi của Nxb Kim Đồng năm 2001 - 2002; Nhện
ảo - Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 2003 và tác phẩm Trên
đồi cao chăn bầy thiên sứ đoạt giải B (không có giải A) cuộc thi sáng tác văn
học cho tuổi trẻ do Nxb Thanh Niên phối hợp với Nxb Văn nghệ tổ chức.
Ngoài ra, anh còn xuất bản nhiều tập truyện khác như Chuyện tào lao, Tuổi
20, Cha và con và tàu bay… Để đạt được những giải thưởng danh giá như
vậy, bên cạnh nội dung phong phú là sự sáng tạo nghệ thuật đặc sắc tài tình.
Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần chính là
điều mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu.
1.3. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Ngọc
Thuần. Tác phẩm này gây được tiếng vang lớn và để lại dấu ấn đậm nét trong
lòng bạn đọc. Tìm hiểu về hình tượng nhân vật trong Vừa nhắm mắt vừa mở
cửa sổ sẽ giúp người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm
này.
Trên những cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn đề tài Hình tượng nhân vật
trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần.

2


2. Lịch sử vấn đề
Có thể thấy rằng, thời gian gần đây truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn
Ngọc Thuần đang được nhiều đọc giả quan tâm đón đọc. Qua những tác phẩm
của mình, nhà văn đã khắc họạ nổi bật tâm lí trẻ thơ, những linh hồn bé bỏng

với những ước mơ, khát vọng chính đáng và trong sáng, một thế giới tưởng
tượng đầy huyền ảo, một tấm long nhân ái bao la. Bằng những hình tượng
chân thực nhất, gần gũi nhất, Nguyễn Ngọc Thuần đã truyền đến cho trẻ thơ
những bài học về đạo đức nhẹ nhàng, sâu sắc thông qua những triết lí gần gũi.
Từ năm 2000 trở lại đây, anh đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Những tác
phẩm xuất sắc ấy đã đem lại cho anh nhiều giải thưởng lớn, trong đó phải kể
đến tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ tác phẩm này đoạt giải A cuộc thi
sáng tác văn học thiếu nhi “Vì tương lai đất nước lần 2” do NXB Trẻ và Hội
Nhà văn TP.Hồ CHÍ Minh tổ chức. Năm 2007, cuốn sách này được phát hành
tại Thụy Điển với bản dịch của Trần Hoài Anh và nhận giải thưởng Peter
Pan. Chính vì thế, mà tác phẩm thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà
nghiên cứu phê bình trong cả nước.
Nhà văn Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét về truyện “Vừa nhắm mắt
vừa mở cửa sổ” : “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã thật sự là một cú đúp
ngoạn mục về văn chương. Mỗi truyện ngắn nho nhỏ trong đó đã là một
truyện tặng cho bạn đọc trẻ thơ, lại vừa là một truyện dành cho người lớn. Bởi
chúng nhiều tầng nghĩa, giàu chất thơ, và có lẽ, bởi cả tác phẩm chính là kết
quả của cái nhìn độc đáo của một chủ thể thi sĩ viết văn xuôi…” [7].
Nhà văn Hồ Anh Thái lại có suy nghĩ khác: “Nghĩ ngợi loay hoay, nhân
đọc cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Đọc xong ngẩn ngơ lâu lâu. Văn
phong đẹp, trong vắt. Người đọc soi vào đấy, thấy cả những ao ước tuổi thơ
mình. Đúng giọng đúng kiểu trẻ con, không phải giả vờ ngọng nghịu như
phần lớn người viết truyện thiếu nhi dễ mắc. Nhưng cũng không tự nhiên chủ

3


nghĩa ú ớ trẻ con mãi. Sau khi đã tạo dựng một thế giới trẻ con đáng tin cậy,
tác giả khéo lồng vào đó chất lãng mạn tuyệt vời khiến những ai từng là trẻ
con đều phải bâng khuâng” [8; tr.5].

Nhà văn Phan Thị Vàng Anh cũng nhận xét: “Cái kỹ thuật tung xa để
bắt gọn lại như thế này có lẽ là cái rất thiết trong các sáng tác của nước mình.
Cái lấn cấn duy nhất của tôi, có lẽ một phần vì ganh tị, là vì sao lại có người
Việt Nam viết được theo lối này, viết được như thế này?” [1].
Nhìn chung, những nhận xét đánh giá của độc giả yêu mến, của các nhà
văn, nhà nghiên cứu phê bình về truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Thuần mới chỉ là những nhận xét khái quát về giá trị các tác phẩm đó mang
đến cho độc giả hoặc là những nhận xét về một tác phẩm cụ thể, chưa có một
công trình nghiên cứu quy mô nào về “Hình tượng nhân vật trong tác phẩm
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần”. Là độc giả yêu mến
truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần, chúng tôi không chỉ muốn
tìm hiểu truyện của anh ở mức độ sơ lược, khái quát mà còn mong muốn
nghiên cứu sâu tác phẩm của anh để học tập, nhìn nhận những giá trị thẩm mĩ,
đặc sắc nghệ thật đó một cách khoa học.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp:
phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp thống kê, phân loại…
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài chúng tôi hướng đến là “Hình tượng nhân vật
trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần.”
5. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát con đường đến với văn học viết cho thiếu nhi của Nguyễn
Ngọc Thuần.

4


- Tìm hiểu hình tượng các nhân vật trong tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa
mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần.
- Phân tích những đặc sắc trong ngôn ngữ, giọng điệu trong tác phẩm

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham khảo, Nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thuyết chung
Chương 2: Các kiểu hình tượng nhân vật trong tập Vừa nhắm vừa mở
cửa sổ
Chương 3: Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật cơ bản trong
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học
Theo Lại Nguyên Ân, nhân vật văn học là “Hình tượng nghệ thuật về
con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người
trong nghệ thuật ngôn từ. bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là
các con vật , các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán ghép cho những
đặc điểm giống với con người”. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng:
“Nhân vật văn học là khái niệm chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác
phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng những
phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ”. Như vậy, nhân vật văn học có thể
là con người hay cỏ cây, muông thú, các sinh vật khác được tác giả tạo dựng
với bản tính giống con người. Nhưng chủ yếu nhân vật văn học là khái niệm
chỉ về hình tượng con người trong tác phẩm.
Nhân vật văn học có những điểm đặc thù, phân biệt rất rõ với một số
nhân vật được thể hiện trong một số loại hình nghệ thuật khác như hội họa,
điêu khắc… Văn học là nghệ thuật ngôn từ và hình tượng nhân vât văn học là

hình tượng phi vật thể. Bởi vậy, muốn “thấy” được nhân vật văn học , người
đọc buộc phải phát động hết khả năng liên tưởng, tưởng tượng của mình. Xem
một bức tranh có nhân vât hay một bức tượng người, sự chi giác của người
xem diễn ra khá thuận lợi vì hình ảnh nhân vật có tính chất hữu hình, hiển
hiện ngay trước mắt. Trong giây lát, ta có thể lĩnh hội được tính toàn vẹn của
nó. Ở tác phẩm văn học, câu chữ được triển khai đều đặn theo thời gian. Vì
thế, “chân dung” nhân vật cũng chỉ được hiện dần trong tâm trí người đọc
theo thời gian đọc. Dĩ nhiên, trong lúc đọc, họ vừa phải nhớ những chi tiết
miêu tả nhân vật mà mình đã đọc qua nằm rải rác trong tác phẩm. Vừa phải

6


biết ráp nối sâu chuỗi chúng lại với nhau để có được ý niệm hoàn chỉnh về
nhân vật. Điều cần nói thêm là sự hình dung về một nhân vật văn học cụ thể ở
từng người là không giống nhau. Nếu như xem một bức tranh thì người xem
sẽ tri nhận được rõ ràng nội dung của một bức tranh đó, nhưng tư duy của họ
bị hạn định bởi nét vẽ của họa sĩ. Còn văn chương là nghệ thuật của ngôn từ
nên hình tượng nhân vật hiện lên trong tác phẩm cũng thể hiện bằng ngôn từ
vì thế tư duy của người đọc không bị giới hạn. Sự tưởng tượng của người đọc
về nhân vật văn học là vô tận. Từ điểm này, ta có thể nói rằng “sức tải” ý
nghĩa tư tưởng của một nhân vật trong tác phẩm văn học về cơ bản phong phú
hơn rất nhiều “sức tải” ý nghĩa, tư tưởng của một nhân vật trong tác phẩm
thuộc nghệ thuật tạo hình.
Nói một cách khái quát nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự
miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính hình tượng. Một tác
phẩm cá biệt có thể vắng nhân vật nhưng văn học nói chung thì không thể
thiêu nó. Bởi vì chức năng của nhân vật là khái quát hiện thực, những quy
luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết những ước ao và kì
vọng về con người của tác giả. Nhà văn sáng tạo nhân vật là thể hiện những

cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về cá nhân đó. Nhân vật là phương
tiện khái quát các tính cách, số phận con người và quan niệm về chúng. Nhờ
có nhân vật mà cái gọi là “hiện thực cuộc sống” không còn tồn tại nhu một
khái niệm khô khan, trừu tượng nữa mà được cụ thể hóa qua nhân vật để
người đọc có thể tưởng tượng, khám phá và suy ngẫm.
Từ thực tiễn sáng tác, phê bình và nghiên cứu văn học đã nêu lên nhiều
kiểu loại nhân vật văn học như sau:
Dựa vào đặc điểm tính cách nhân vật, sự đánh giá hay thể hiện lí tưởng
vủa tác giả, nhân vật văn học được chia thành: nhân vật chính diện (tích cực),
nhân vật phản diện (tiêu cực).

7


Dựa vào thể loại văn học ta có: nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân
vật kịch.
Ngoài ra các kết quả nghiên cứu sâu vào những xu hướng của thời đại
văn học cho phép ta nói tới kiểu nhân vật loại hình: nhân vật chức năng (hay
nhân vật mặt nạ), nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Đó là các kiểu loại
nhân vật văn học mà các nhà nghiên cứu, nhà lí luận đã định danh cụ thể.
Nhìn chung, nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ.
Và nhân vật chỉ có ý nghĩa khi được tồn tại trong một hệ thống tác phẩm cụ
thể.
1.2. Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần và tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa
sổ
1.2.1. Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần
Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972 trong một gia đình nông dân nghèo
khó tại xóm Phò Trì, xã Tân Thiện, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Cha
mất sớm từ năm anh chưa tròn mười tuổi. Học hết THPT anh lên Thành phố
Hồ Chí Minh học và kiếm sống. Khi còn học đại học Nguyễn Ngọc Thuần đã

từng vẽ minh họa cho báo nhi Nhi Đồng thành phố và làm bien tập văn xuôi
cho báo Mực Tím. Năm 2003 Nguyễn Ngọc Thuần tốt nghiệp Đại học Mỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện anh đang sống và công tác tại báo Tuổi
Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ngọc Thuần là một trong những cây bút trẻ sáng giá trong mảng
văn xuôi. Chỉ đến với văn chương được vài năm nhưng Nguyễn Ngọc Thuần
đã khẳng định được vị trí của mình với những giải thưởng đáng nể qua các
cuộc thi. Phải kể đến là: Giăng giăng tơ nhện - Giải ba cuộc vân động sáng
tác văn học tuổi 20 lần 2; Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Giải A cuộc thi văn
học thiếu nhi “Vì tương lai đất nước lần 2” do NXB Trẻ và Hội nhà văn TP
Hồ Chí Minh tổ chức. Năm 2007, cuốn sách này được phát hành tại Thụy

8


Điển với bản dịch của Trần Hoài Anh; Một thiên nằm mộng – Giải A cuộc
vận động sáng tác cho thiếu nhi của NXB kim đồng 2001-2002; Nhện ảo –
Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2003 và tác phẩm Trên đồi cao
chăn bầy thiên sứ đoạt giải B (Không có giải A) cuộc thi sáng tác văn học cho
tuổi trẻ do NXB Thanh Niên phối hợp với NXB Văn nghệ tổ chức. Ngoài ra,
anh còn xuất bản nhiều tập truyện khác như Truyện tào lao, Tuổi 20; Cha và
con và tàu bay… Những cố gắng của Nguyễn Ngọc Thuần đã được ghi nhận
bằng các giải thưởng văn học cao quý đặc biệt anh còn được Thủ tướng Chính
phủ trao tặng bằng khen “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2004”.
Thuở nhỏ, Nguyễn Ngọc Thuần là một cậu bé có cá tính, lúc nào cũng
buồn buồn lặng lẽ. Xuất thân từ vùng quê “chân lấm tay bùn”, nắng gió quê
hương đã thấm sâu vào con người anh. Nguyễn Ngọc Thuần bộc bạch: “Quê
hương tôi là những khoảng trời rộng rãi. Nằm đâu cũng có thể ngủ được. ở
đâu cũng có một mùi thơm lúa non, mùi rạ, mùi cây lá được ủ ê trong nập
ngụa không khí…”. Với anh cái gì cũng phiên phiến, xuề xòa, chân chất, là

con người luôn hướng về cuội rễ, nơi chôn rau cắt rốn, anh nói: “Thực ra đến
bây giờ là sinh viên của trường Đại học Mỹ Thuật, sống giữa trung tâm thành
phố ồn ào, náo nhiệt, công việc sau này cũng sẽ gắn bó với môi trường này
nhưng thật lòng tôi chỉ muốn về quê. Tôi khoái ở quê hơn. Đời sống ở đây
giản dị, chân chất, nó hợp với tôi”. Sinh ra trong sự nghèo khó nhưng Nguyễn
Ngọc Thuần may mắn được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ
và được giáo dục cẩn thận. Có lẽ vì vậy mà người đọc tìm thấy sự bình yên
trên những trang viết của anh.
Trong truyện của Nguyễn Ngọc Thuần ta cảm nhận được một tình yêu
nguồn cội, tình người thật đằm thắm. Với anh, dù đã trưởng thành nhưng
những lời mẹ dạy luôn theo anh suốt cả cuộc đời. Anh tâm sự rằng: “Mẹ tôi
dạy tôi hai điều: Đừng bao giờ cay nghiệt vì chính mình có cuộc sống khốn

9


khó, hoặc đem cái khốn khó mà dằn hắt người khác và một miếng thịt ngon
cũng cần có một nhát cắt thật đường nét, huống hồ là văn vẻ”. Và chúng ta dễ
dàng thấy được sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong từng trang viết của anh: “Trong văn
chương tôi có cái thú câu mồi nhỏ, tôi thích chi tiết… Tôi nghĩ trong đời sống
cũng vậy. Sau những gì to lớn trong đời, người ta bao giờ cũng mang theo
những gì nho nhỏ bình thường”.
Ngoài đời, Nguyễn Ngọc Thuần cao, ốm nhách, răng xỉn vì cà phê và
thuốc lá, những ngón tay gần như lấm lem vì sự đeo bám của chất nicotine và
cả màu vẽ. Lơ ngơ và có vẻ vô lo. Hoàn toàn không quan tâm tới chuyện
người khác. Và giữ gìn hình ảnh của người khác trong tâm trí mình kỹ lưỡng
hơn chính bản thân họ. Trong văn chương thì khác, sự xuất hiện của anh trong
bầu trời văn học với Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng đã
tạo nên một thế giới tươi sáng, mơ hồ mà quyến rũ. Sự đẹp đẽ của những
trang văn Nguyễn Ngọc Thuần đã “đánh gục” sự nghi ngờ của những nhà văn

lão thành. “Ngay cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng chấm cho anh
trên điểm 5 trong thang điểm 10”.
Nguyễn Ngọc Thuần tâm sự: “Một hôm, tôi ghé chơi nhà Dì, thấy một
cái máy đánh chữ bụi bám đầy… Tôi bèn lấy ra lau dầu. Lau dầu xong, tiện
tay tôi gõ chơi vài chữ rồi ngẫu hứng viết lung tung, không ngờ càng viết lại
càng thấy thích…Từ đó tôi bắt đầu viết và hình thành ý thức viết”. Anh cũng
bày tỏ: “Với tôi, cái phổ quát là cái ít giá trị nhất, chỉ là cái đến sau. Ví dụ,
nếu làm giám khảo của một cuộc thi nào đó, tôi sẽ chọn tác phẩm nào có sự
khác biệt cao nhất để trao giải. Một cuốn sách hay phải là một cuốn sách khác
biệt trước đã, sau đó nó sẽ tự khắc trở thành phổ quát. Văn học Việt Nam,
theo tôi nghĩ, nó phải khác biệt hơn, cá nhân hơn, nó không thể giống nước
này nước nọ để rồi mong nó len ra nước ngoài. Không ai thích đọc cái mình
đã đọc rồi. Phương Tây sẽ không dại gì đọc lại chính họ một lần nữa. Nó phải

10


là một cái gì đó khác. Theo tôi được biết thì ở nước ngoài Nguyễn Huy Thiệp
là người được người ta đọc nhiều. Điều đó có nghĩa là, Nguyễn Huy Thiệp đã
cho họ cái mà họ không có”. Có lẽ chính vì vậy mà văn chương Nguyễn Ngọc
Thuần luôn mang đến những cái không giống ai.
Đến với văn chương tình cờ là thế, nhưng Nguyễn Ngọc Thuần đã khiến
độc giả phải yêu quý, các nhà phê bình văn học phải nể phục bởi văn xuôi
Nguyễn Ngọc Thuần là sự hòa hợp giữa hội họa và văn học, bởi đó là kết quả
sáng tạo nghệ thuật từ tâm lực và trí lực của một chủ thể họa sĩ viết văn.
Những thành quả của Nguyễn Ngọc Thuần không những được ghi nhận bằng
các giải thưởng văn học cao quý mà anh còn được Thủ tướng chính phủ trao
tặng bằng khen “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2004”.
Nhà nghiên cứu văn học Phong Lê đã nhận định: “Nhà văn viết cho thiếu
nhi ngoài tư cách vô cùng quan trọng là một nhà văn – người nghệ sĩ, còn cần

phải thêm nhiều thiên chức khác nhau như thiên chức của nhà tâm lý, nhà sư
phạm”. Nguyễn Ngọc Thuần đã làm được nhiều hơn thế, anh đã viết với tất cả
ý thức trách nhiệm, viết bằng cả tấm lòng yêu trẻ thơ và cả sự tài hoa của một
họa sĩ viết văn. Vì thế mà trong truyện của anh không những thấp thoáng hình
ảnh của một nhà tâm lý học – giáo dục học trẻ em, một nhà sư phạm, người
bạn của trẻ thơ mà còn toát lên vẻ đẹp của đường nét, màu sắc trong hội họa
và tất cả hội tụ lại đã làm nên tính nhân văn sâu sắc trong tác phẩm của anh.
Với quan niệm văn chương phải đẹp và nhân văn. Cái đẹp trong văn xuôi
thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần xuất phát từ điểm nhìn dưới cặp mắt trẻ thơ
của nhà văn. Sự kết hợp giữa các yếu tố màu sắc, đường nét trong hội họa, sự
giản dị, trong sáng và tinh khiết trong ngôn từ và giọng văn đầy chất cổ tích
trong từng trang viết của anh đã tạo nên mối giao cảm đa chiều giữa nhân vật
với nhân vật, nhân vật với độc giải và giữa độc giả với tác giả.

11


Tính nhân văn trong văn học nhằm chỉ đến các giá trị tinh thần bền vững
của mọi sáng tạo nghệ thuật nhằm đạt đến chữ “văn” (có nghĩa là vẻ đẹp).
Theo W.Shakespeare, “Con người là vẻ đẹp của thế gian, là kiểu mẫu của
muôn loài”. Vì vậy, Tính nhân văn cũng chính là khuynh hướng nhìn nhận
tổng hợp mọi giá trị của văn học chân chính hướng tới con người. Một tác
phẩm văn học chỉ được coi là có giá trị nhân văn khi trong tác phẩm đó, người
cầm bút đề cao quyền sống, bảo vệ, bênh vực sự sống; đề cao những tư tưởng,
tình cảm khát vọng, ước mơ tốt đẹp của con người. Giá trị nhân văn trong tác
phẩm thể hiện qua sự phê phán cái xấu, cái ác, cái thấp hèn, vô nhân đạo và
định hướng cho người tiếp nhận có khát vọng “làm người”, đấu tranh loại bỏ
cái xấu, bảo vệ cái đẹp, tiến gần đến chân – thiện – mỹ. Nguyễn Ngọc Thuần
thổ lộ: “Truyện của tôi là những con người, địa danh và những sự việc cụ
thể... Tuy nhiên, mối giao cảm giữa các nhân vật lại có vẻ như vượt khỏi đời

thực. Có lẽ cũng vì vậy mà nhiều người khi đọc đã có cảm giác về sự hư ảo.
Bản thân tôi luôn mơ ước cái đẹp từ những mối giao cảm giữa người và
người”.
Khi được hỏi: “Tại sao anh hay chọn các nhân vật thuộc lớp nghèo để
triển khai cốt truyện?”, Nguyễn Ngọc Thuần đã trả lời: “Bản thân tôi sinh ra
trong sự nghèo khó và có lẽ "cái tinh thần" ấy không buông tha tôi trong từng
suy nghĩ. Nhưng tôi có mô tả cái nghèo nào đâu. Những nhân vật của tôi luôn
giàu. Tinh thần thì ai cũng giàu cả, tôi tin vậy. Khi một đứa trẻ ra đời, nó đã là
một kẻ giàu có về tinh thần rồi”. Quan niệm đó đã được Nguyễn Ngọc Thuần
đúc kết trong từng trang văn của mình. Nhân vật trong truyện của anh dù
nghèo khó về vật chất, dù khiếm khuyết về thể xác hay bất hạnh trong cuộc
đời nhưng họ vẫn có ý chí vươn lên trong cuộc sống, vươn lên để sống như
một “con người” thực thụ trong sự sẻ chia và cảm thông của mọi người, bằng
sự nổ lực tự thân.
Nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần có một lối ứng xử văn hóa,
văn hóa dân gian của người Việt. Anh tâm sự: “Tôi lớn lên trong tình thương

12


tuyệt đối của gia đình nên khi viết cho trẻ con, tôi thấy rằng một đứa trẻ cần
phải được đối xử trân trọng, như một tòa lâu đài, một con người biết tự trọng,
một con người trưởng thành về nhân cách, một người đàn ông”. Sự ứng xử có
văn hóa của các nhân vật thông qua lời nói và hành động đẹp đã đẩy tác phẩm
của Nguyễn Ngọc Thuần lên tầm cái đẹp và hướng đến giá trị nhân văn.
Lê Ngọc Trà đã từng nhận định: “Văn học là một phương tiện quan trọng
giúp con người trở thành con người vì nó mở ra những bí mật của con người.
Giúp con người hiểu thêm về chính mình, trở nên phong phú hơn. Và một
phần từ chỗ hiểu của mình, con người hiểu thêm về thế giới, về sự phong phú
của thế giới”. Truyện thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần đã đưa nhân vật của anh

cũng như người đọc đi từ bí mật này sang bí mật khác. Mỗi bí mật được lật ra
đem lại cho nhân vật cũng như độc giả sự hiểu biết về chính bản thân họ, giúp
họ có niềm tin yêu vào sự sống; dám ước mơ và thực hiện ước mơ về một thế
giới tươi đẹp mà ở đó có sự yêu thương, đùm bọc giữa người với người; ở đó
con người được sống một cuộc sống đúng nghĩa.
1.2.2. Tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là truyện dài dành cho thiếu nhi
được xuất bản năm 2004 của nhà văn, họa sĩ Nguyễn Ngọc Thuần.
Cuốn sách đã giành được giải Vàng trong Giải A cuộc thi Vận động sáng
tác văn học cho thiếu nhi năm 2002 do Nhà xuất bản Trẻ và Hội Nhà văn TP.
HCM tổ chức và được phát hành lần đầu năm 2004. Sách đã được tái bản
nhiều lần. Tiếp đó, năm 2007, truyện được dịch qua tiếng Thụy Điển với
tên Blunda och öppna ditt fönster và đến năm 2008 đã giành được giải Peter
Pan của Thuỵ Điển cho mảng văn học thiếu nhi. Ngoài ra, sách cũng được
chuyển ngữ sang tiếng Anh dưới tên Open the windows, eye closed.
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gồm 19 thiên truyện nhỏ, tả chính cậu bé
Thuần từ thuở... còn nằm trong bụng mẹ, cất tiếng khóc chào đời, và được bố
mẹ yêu chiều 'cưng như trứng mỏng'. Đứa - bé - nhân - vật chính của cuốn
truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ấy cứ lớn lên, như cây cỏ dưới ấm áp

13


mặt trời tình thương của cha mẹ, của chú Hùng hàng xóm, của ông Tư tật
nguyền, của cô giáo Hà, của thằng cu Tý bạn thân. Đứa bé được học yêu
thương, học ăn, nói, gói, mở, bằng tình yêu của những người xung quanh,
được hiểu thế nào là người láng giềng, người nhà, được ông Tư (mất hết ngón
tay vì chiến tranh) gọi nó âu yếm là: 'Bàn tay của tui ơi lấy cho tui cái bánh'.
Cuốn sách, sau khi đã học được bao nhiêu điều bí mật của cuộc đời
bình dị xung quanh, đứa bé - nhân - vật đã học được học cách nhớ: "Tôi nhớ

tất cả những gì đã bay qua bầu trời của tôi. Tôi nhớ từng bông hoa, từng mùa
mưa nắng, từng rẻo đất... Nhưng cái nhớ ám ảnh nó nhất lại lại là những
khuôn mặt người. Lý do giản dị: Bố nó bởi vì trên đó có đôi mắt. Chúng ta
không thể nhìn ai đó mà không nhìn vào đôi mắt họ. Một đôi mắt sẽ cho ta
biết họ yêu mến điều gì, và quan trọng hơn nữa, họ đã hy sinh cho điều gì...".
Trên thực tế, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một cú đúp ngoạn mục
về văn chương: Mỗi truyện ngắn nho nhỏ trong đó đã là một truyện tặng cho
bạn đọc trẻ thơ, lại vừa là một truyện dành cho người lớn. Chúng nhiều tầng
nghĩa, giàu chất thơ, và có lẽ, bởi cả tác phẩm chính là kết quả cái nhìn độc
đáo của một chủ thể thi sĩ viết văn xuôi, với động thái đắm đuối nhị nguyên
rất mới lạ: vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ... nhìn ra thế giới. Và chỉ để phát
hiện ra rằng 'thế giới' chính là tất cả những gì thân thuộc, thân mến nhất ngay
ở trước mắt: khu vườn nhỏ cạnh cửa sổ nhà mình, cuộc sống hàng ngày êm
đêm của cha mẹ, bạn bè, cô giáo, hàng xóm láng giềng kế bên, và... thật thú
vị, ở ngay trong trái tim của chính mình, khiến mình phải viết... ra giấy, cho
chính mình trước hết.
Cách viết và giọng kể của Nguyễn Ngọc Thuần đã cho người đọc cảm
giác ấm áp dễ chịu, một cảm giác không dễ gì có trong thời buổi mà ở đó văn
hoá đọc đang mất mùa, nhất là trong khu vực văn học viết cho thiếu nhi.

14


CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TÁC
PHẨM VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ
Theo Lại Nguyên Ân, hình tượng nghệ thuật được hiểu là: “Phương thức
chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt, vốn có và chỉ có ở nghệ thuật. Bất
cứ hiện tượng nào được xây dựng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ
thuật” [1]. Đây là phương tiện đặc thù của nghệ thuật đề phản ánh hiện thực
khách quan. Là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ trong quá trình nhận

thức và tái hiện cuộc sống, hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng có sự thống
nhất giữa khách quan và chủ quan, giữa tính cụ thể và tinhd khái quát, giữa
tính tọa hình và tính biểu hiện. Nói như Arixtot: “ Nhà triết học nói bằng phép
tam đoạn luận, nhà thơ nói bằng các hình tượng và bức tranh” [3; tr.26]. Qua
tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng hình tượng nhân vật trong truyện của
Nguyễn Ngọc Thuần rất đa dạng và phong phú. Nhu cầu phản ánh hiện thực
đời sống cũng như phản ánh những ước muốn của mình đã thôi thúc anh
khám phá, phát hiện, đưa vào tác phẩm những hình tượng nhân vật sinh động
mới mẻ.
2.1. Nhân vật trẻ em
2.1.1. Nhân vật em bé bé bỏng, ngây thơ
Thế giới trẻ thơ luôn luôn hồn nhiên và đầy tràn những điều kì diệu,
ngây ngô mà khiến người lớn trông thấy cũng phải ước ao. Những đứa trẻ bé
bỏng, ngây thơ, đáng yêu với khả năng đánh thức tình yêu thương trong
truyện Nguyễn Ngọc Thuần đã để lại trog lòng bạn đọc nhiều ấn tượng sâu
sắc. Đó là những em bé lên chín, mười, chúng bé bỏng cả về tuổi tác và cả
trong suy nghĩ và ước muốn. Tiêu biều là nhân vật “tôi”- người kể chuyện
trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, trong “tôi” những điều bố mẹ nói luôn là
chân lý. Bố mẹ là niềm ngưỡng mộ của em. Vì thế mỗi khi cần nêu một lời

15


nhân định mang tính “triết lý”, khái quát, em đều dẫn lời của bố, mẹ: “Cũng
theo lời bố nói, một đứa trẻ khi ra đời, bầ mụ sẽ đập đập vào mông gọi nó
dậy. Khi còn nằm trong bụng mẹ, nó ngủ. Có nhiều đứa phải đánh đến bốn,
năm cái, thật buồn cười vì nó cứ tưởng vẫn đang còn nằm trong bụng mẹ.” [8;
tr.10]; “Bố nói, giấc ngủ của một đứa trẻ đẹp hơn một cách đồng” [8; tr.14];
“Theo bố tôi, cái tên quan trọng lắm” [8; tr.15].; “Bố tôi nói: Không có gì
đẹp bằng cái tên của mình. Một cái tên là một tình thương lớn” [8; tr.16].;

“Mẹ tôi nói, những người có “gia đình” vất vả lắm” [8; tr.64].; “Mẹ tôi nói
ngày mưa, nỗi buồn bao giờ cũng nhiều hơn ngày nắng, nhất là những ngày
mưa kéo dài” [8; tr.103].; “Bố nói đó là căn nhà lớn nhất thế giới” [8;
tr.103].; “Mẹ tôi nói một đứa bé sẽ trao cho người phụ nữ một cái quyền
thiêng liêng nhất, quyền làm mẹ. Không có đứa bé, họ sẽ không được làm
mẹ. Họ sẽ đau khổ lắm. Họ sẽ thấy mình mất đi một nửa cuộc đời. Bởi cuộc
đời người phụ nữ luôn gắn liền với những đứa bé, là kho báu quý giá không
có gì có thể đánh đổi được với họ” [8; tr.124].; “Bố tôi nói ngày xưa nhà thờ
đẹp lắm, vôi trắng toát, hàng rào gỗ chạy dọc nhưng chiến tranh đã không
chừa thứ gì. Rồi thời gian không được tu bổ, nó cũ kỹ và tàn úa” [8; tr.127].;
“Bố tôi vẫn nói, khi một người yêu thương của ta ra đi, cũng giống như chúng
ta cắt lìa từng khoảng trời trong trái tim mình. Đó là một khoảng trời rất
rộng mà ta hít thở từng ngày” [8; tr.170].; “Bố tôi nói cần phải gieo những
hạt mầm vào khu vườn, nhưng tôi cũng biết, mỗi một gương mặt là một hạt
mầm gieo vào trí tưởng tượng của tôi” [3; tr.184]… Với “tôi” trên thế gian
này không ai tốt hơn chính bố mẹ mình. Những lời khuyên dạy của bố mẹ
luôn là hoàn hảo nhất là những hành trang tốt nhất để mình bước vào cuộc
sống. Trong mắt bố mẹ “tôi” luôn bé bỏng, ngây thơ và chính bản thân “tôi”
cũng muốn mình nhỏ bé để được âu yếm, vuốt ve, được cười, khóc trong lòng
bố mẹ.

16


Những nhân vật bé bỏng ngây thơ trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần
không chỉ giúp bạn đọc thấy được tâm hồn, tính cách của trẻ con, cách tiếp
cận, tìm hiểu thế giới cảu chúng mà còn thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc cảu
tác phẩm. Mỗi đứa trẻ đươc sinh ra đều xứng đáng được hưởng tình yêu
thương va sự nâng niu, chân trọng của tất thảy mọi người. Những sinh linh bé
bỏng, ngây thơ cần phải được bảo vệ, được che chở, cách biệt hẳn với những

cái xấu xa, những điều độc ác, những khoảng tối của xã hội.
2.1.2. Nhân vật em bé tinh tế, nhạy cảm
Các nhân vật chính trong truyện của Nguyễn Ngọc Thuần chủ yếu là
những đứa trẻ tinh tế và nhạy cảm. Chúng không chỉ tinh tế và nhạy cảm với
những biến thái thay đổi của con người mà quan trọng hơn, chúng còn rất
nhảy cảm với những thay đổi của thiên nhiên để từ đó có những kết luận sau
sắc nhưng cũng rất ngộ nghĩnh, đậm chất trẻ thơ.
Đọc xong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ta có cảm giác trong trẻo và
yên tĩnh lạ lùng. Sở dĩ vậy, không chỉ vì Nguyễn Ngọc Thuần viết truyện trẻ
con rất hay mà còn vì tác phẩm đã khơi gợi được những cảm xúc tốt đẹp và
trong sáng mà con người ta luôn cố gắng hướng tới. Đó là tình yêu cuộc sống,
là sự yêu thương độ lượng với mọi người và với chính mình, là sống giản dị
và chọn vẹn với tất cả những cái xấu, cái tốt đang diễn ra xung quanh hàng
ngày, hàng giờ. Một cậu bé 10 tuổi nhưng đã biết rằng mỗi một cái tên là một
tiếng nói đẹp đẽ nhất, là bí mật mà chỉ bố mẹ mới biết; biết “đau khổ” khi các
bạn trêu cái răng khểnh của mình; biết xung quanh có rất nhiều điều thú vị,
chỉ cần mình để ý một chút là có thể phát hiện ra. Ví dụ: cô giáo có một cái
mũi rất hồng, nó hồng hơn mọi người và khi cô trợn mắt thì mắt cô thật to, cô
có hai đôi guốc…, khi cười sảng khoái là lúc con người ta đang vui và hạnh
phúc… Sự tinh tế nhạy cảm của em bé còn được thể hiện qua ý thức về thiệt
thòi, mất mát của những người không lành lặn: “Một cơ thể lành lặn bao giờ

17


cũng thật đẹp. Những con người mất đi một phần cơ thể là mất đi những niềm
vui… Lần đầu tiên tôi thấy một niềm vui từ thân thể mình, và tôi hiểu nỗi
buồn của những người không còn đầy đủ thân thể” [8;tr.25,26]. Đó là “triết
lý” ngây thơ nhưng vô cùng sâu sắc; là sự tinh tế, nhạy cảm của con người
luôn hướng tới những giá trị nhân văn đichs thực. Cậu bé 10 tuổi, đã biết nâng

niu giá tri con người của mình, chắc chắn phải là một cậu bé tốt. Vì ý thức
được vậy nên cậu luôn chủ động giúp đỡ những người không may mắn bị mất
một phần cơ thể như ông Tư hàng xóm. Cậu sẵn sàng làm “đôi tay” của ông
để ông sai khiến và trêu đùa, nhũng lúc vui ông gọi: “Bàn tay của tui ơi, lấy
cho tui cái bánh” [8; tr.31]. Em luôn là cầu nối giữa mọi người, cầu nối tình
cảm của chú Hùng với cô Hồng để rồi họ thành vợ chồng, cầu nối yêu thương
giữa người bạn với thằng bé ăn xin.
Qua những lời kể của cậu bé, những người bạn đã sẵn sàng chia sẻ với
thằng bé ăn xincon dế sống, củ khoai và cả đồ chơi hàng ngày… Làng quê
của em chình là mảnh đất của tình yêu thương, những đứa trẻ giàu lòng nhân
ái, luôn sẵn sàng chia sẻ với những người thiệt thòi hơn mình. Đây là cahcs
nghĩ của cậu bé: trước khi đi học về, hãy để quên một cái gì đó. Bởi lẽ: “Khi
biết món quà của ai, ta sẽ yêu thương người đó mà không yêu những người
khác. Khi nhận một món quà không biết ai gửi, con sẽ yêu tất cả những người
mà con quen. Vì biết đây một trong số họ gửi món quà đó. Chúng ta không
nên biết người lại mặt đã làm gì cũng là một điều hay…” [8; tr.61,62]. Bố dạy
cho em bài học rất ý nghĩa về tình yêu thương. Đó là việc biết ai tặng cho
mình quà không quan trọng bằng việc mình yêu thương tất cả mọi người khi
mình nghĩ rằng tất cả mọi người đều có thể là người mang lại cho mình niềm
vui, sự tò mò hạnh phúc. Những bài học về tình thương, về cuộc sống luôn
được em rút ra từ chính những điều mình quan sát được và từ những điều răn
dạy bình dị, nhẹ nhàng mà bổ ích từ bố mẹ và những người hàng xóm. Sờ dĩ

18


có được những suy nghĩ sau sắc, tinh tế và tấm lòng giàu yêu thương là vì em
được sinh ra trong một gia đình tràn ngập tình yêu thương. Bố mẹ “em” luôn
quan tâm, chia sẻ giúp đỡ mọi người và luôn biết cách khơi dậy tình yêu
thương trong lòng con cá. Chẳng hạn, bố không thích ăn ổi, nhung sẵn sang

ăn chúng với một vẻ thích thú khi được cậu bé hàng xóm mang sang cho. Khi
em thắc mắc, bố đã giải thích rằng bố không cưỡng lại được trước một món
quà vì nó bao giờ cũng đẹp, khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây
vì nó, một nụ hôn cũng là một món quà sang trọng, con cái là món quà lớn
nhất mà cha mẹ có. Theo logic ấy, “em” đã đón nhận cuộc sống với một thái
độ trân trọng và biết ơn như những món quà, đó là một lối sống tốt đẹp. Cũng
chính vì vậy, “em” đã đem lại rất nhiều niềm vui và xúc động cho nhũng
người xung quanh. “Em” khiến cô giáo Hà cảm động khi quan tâm đến đôi
guốc của cô và có lối an ủi thật ngộ khi đôi guốc màu xang của cô không hề
dùng được nữa vì nó đã bị gãy gót: “Không sao cả, màu đỏ trông cô vẫn rất
đẹp. Em sẽ không nhìn đôi guốc nữa, em sẽ nhìn khuôn mặt cô, khuôn mặt sẽ
không bao giờ cũ, khuôn mặt sẽ không bao giờ bị gãy gót” [8; tr.55]. “Em” đã
an ủi người mẹ mất con là cô Hồng bằng một lối rất riêng, đó là hay sang
thăm cô vào những buổi chiều, phụ giúp cô làm việc gì đó, nhờ cô đạn cho
chiếc mũ len chỉ để thỏa mãn niềm vui đan mũ của cô, tặng cô những bông
hoa lạ trong vườn, khiến lòng cô ấm trở lại. Về phần mình, “em” cũng nhận
được món quà tương tự, đó là một cái nhìn tríu mến cảu cô Hồng, cái nhìn
khiến “em” không thể quên và “em” đã có một đêm ngon giấc chỉ vì cái nhìn
đó.
Cùng với nguyên lí sống trao yêu thương, “em” đã có một kiểu quan sát
lắng nghe và cảm nhận cuộc sống rất riêng của mình, vì vậy, ở đâu và ở ai em
cũng phát hiện ra những điều đẹp được ẩn giấu hoặc tỏa sáng và rất ít có điều
gì lọt khỏi sự chú ý của em. Em có thể bí mật quan sát hành vi cảu một cậu bé

19


ăn xin, để hiểu răng cậu ta đã làm một việc kì quặc là đi tìm cỏ xanh cho một
con dế đã chết khô mà cậu ta luôn mang trong bao diêm và trò chuyện với nó.
Em đã bí mật làm người lạ mặt tặng cậu bé ăn xin một con dế sống và bí mật

quan sát sự chuyển động của từng ngón tay, thấm thía nỗi đau và niềm vui của
từng cái nhìn, từng giọt nước mắt. Em sung sướng vì đã làm được một việc
tốt, đã tặng cho người khác một niềm vui. Cái hạnh phúc đó cứ tích tụ mỗi
ngày, giúp em trở thành người “giàu có” nhất trên đời.
Các nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Thuần không chỉ tinh tế,
nhạy cảm trong quan hệ với con người mà còn tinh tế, nhạy cảm trong sự cảm
nhận thiên nhiên.
Cậu bé “Tôi” trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã được bố tập cho
một khả năng rất đặc biệt là dùng mũi và tai để đoán tên sự vật và khoảng
cách mà không cần nhìn thấy. Chú bé đã luyện tập khả năng đó rất nhuần
nhuyễn đến mức có thể đoán được tất cả các loài hoa trong vườn nhờ mùi
hương của chúng. Và có thể nghe thấy tiếng hét của cậu bạn suýt chết đuối ở
ngoài sông hoặc khi bị lạc giữa rừng, dựa vào hương hoa lài để có thể tìm về
nhà. Như thế có thể thấy, trạng thái nhị nguyên vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
của chú bé không phải là không nhìn thấy gì mà là để nhìn thấy thế giới trong
trạng thái nguyên sơ và phong phú của nó bằng trí tưởng tượng tinh khôi của
một đứa trẻ ngây thơ. Đó là một thế giới nhiều chiều kích thước và nhiều hình
dạng mà nếu đơn thuần nhìn bằng thị giác, chúng ta chỉ nhận ra một phần vẻ
đẹp của nó mà thôi. Từng ngày nắng, từng ngày mưa, từng buổi học, từng
giòe chơi, cửa sổ tâm hồn của chú bé không ngừng mở rộng ra để khám phá
thế giới và con người xung quanh. So với những điều bí mật mà chú đang giữ
thì những điều bí mật chư khám phá còn lớn lao hơn biết chừng nào. Có thể
thấy rằng Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng nhân vật Trí Dũng không chỉ
bằng những gì chú thể hiện ra mà bằng cả những gì chú cảm nhận được, lưu

20


×