Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Học đại học như thế nào hả anh?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.87 KB, 106 trang )



Mục Lục


Chào đứa em của anh!
Em có nói với anh rằng em đang chuẩn bị thi đại học và em đang rất lo
lắng không biết học đại học là như thế nào phải không! Anh biết cảm giác đó vì anh
cũng từng như em vậy. Từ đại học nghe thật oai làm sao đúng không! Bước lên đại
học, em chính thức được gọi là sinh viên chứ không còn là học sinh nữa và em
nghĩ rằng em sẽ có những ngày học thoải mái, vui vẻ vì không cần phải trả bài đều
đặn, hay có ai kiểm tra bài thường xuyên nữa đúng không? Em đã trải qua 12 năm
học dài cực khổ kia và em sắp được trở thành một công dân có trách nhiệm của xã
hội. Em chưa hình dung được học đại học là như thế nào, có khó không, em phải
chuẩn bị những gì, em phải làm gì để học thật tốt, vv... em đang rất tò mò và trước
đây anh cũng vậy. Và em có hỏi anh là học đại học như thế nào phải không? Giờ
anh sẽ trả lời em!

Vì anh đã trải qua giai đoạn này rồi nên anh có rất nhiều kinh nghiệm, rất
nhiều bài học mà anh đã trải nghiệm, quan sát, học hỏi và anh tự đúc kết ra những
bài học cho riêng mình. Như anh nói đấy, đây là những kinh nghiệm của riêng
anh, có thể nó đúng với anh nhưng sai với người khác, có thể nó đúng trong
trường hợp này nhưng sai ở trường hợp khác. Vì vậy, khi em nghe những điều anh
sắp nói, em đừng nên tin 100%, em phải luôn có suy nghĩ nghi ngờ và chọn lọc ra
những gì mà em thấy đúng, thấy phù hợp với em. Đây cũng là một kinh nghiệm,
bất cứ ai cũng vậy, lúc nhỏ chúng ta đi học và chúng ta nghĩ rằng thầy cô bao giờ
cũng đúng cả. Không đâu em ạ! Mấy ngàn năm trước người ta xem Mặt Trời quay
quanh Trái Đất là chân lý nhưng rồi em thấy đấy, ngay cả cái gọi là chân lý cũng có
thể bị thay đổi. Kinh nghiệm của một ai đó là những gì do chính bản thân họ trải
nghiệm qua, vì vậy nó chẳng đúng cũng chẳng sai, điều đó không thể đại diện cho
toàn xã hội. Em cho nó đúng thì nó sẽ đúng với chính em, ngược lại, em cho nó sai


thì nó sẽ sai với chính em. Vì vậy, em phải biết chắc lọc kiến thức cho riêng mình!


Do có quá nhiều thứ anh muốn chia sẽ với em để em có một hành trang tốt
nhất chuẩn bị bước chân lên đại học. Nơi mà mọi kiến thức, mọi kĩ năng mà em sẽ
được khám phá và trao dồi. Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất ảnh hưởng
rất nhiều đến tương lại của em nên em đừng ngại học hỏi. Tất cả những bài học của
anh sẽ được đút kết qua tập sách này để em tiện theo dõi bất cứ khi nào em muốn.
Em hãy đọc từng bài học, chiêm nghiệm nó và rút ra bài học cho riêng mình qua
từng câu chuyện của anh. Chúc em có một thời sinh viên thật đáng giá!


Bài học số 1: Sống với chính ước mơ của mình
" Cuộc sống của một con người mà không có ước mơ, không có mục tiêu,
không biết mình sinh ra để làm gì và phấn đấu vì điều gì thì giống như con thuyền
ra khơi mà không xác định nơi cập bến, gió thổi sóng đánh hướng nào thì trôi
hướng đó, cuối cùng cũng chỉ trôi dạt ngoài khơi"
Em có ước mơ không em? Nếu có anh xin chúc mừng em, còn nếu không thì
anh hơi lo lắng đấy vì cuộc sống của một con người mà không có ước mơ, không
có mục tiêu, không biết mình sinh ra để làm gì và phấn đấu vì điều gì thì giống như
con thuyền ra khơi mà không xác định nơi cập bến, gió thổi sóng đánh hướng nào
thì trôi hướng đó, cuối cùng cũng chỉ trôi dạt ngoài khơi. Em hãy bỏ thời gian ra
chiêm nghiệm lại bản thân để trả lời những câu hỏi trên, em phải xác định ước mơ
của mình. Mỗi buổi sáng thức dậy em đều có mục tiêu là đi đến trường, sẽ như thế
nào nếu chạy xe ngoài đường nhưng rồi không biết mình sẽ đi đâu hả em?
Ở thời của anh, rất nhiều người không biết ước mơ của mình là gì em ạ.
Thậm chí họ cũng không biết mình đang đi học để làm gì, họ chọn trường này,
ngành này đều là do ý nguyện của người khác hoặc là do chọn đại theo xu hướng
nào đó. Anh hy vọng em đừng như vậy. Em sắp chọn hướng đi cho mình rồi, anh
muốn chia sẽ với em một kinh nghiệm mà anh đã đút kết được khi anh quan sát

những con người thành công. Mỗi bước đi của em hôm nay đều là một nhân tố
quyết định tương lai của em ngày mai. Vì vậy, muốn thành công, tất cả bước đi của
em đều phải tập trung về một hướng. Thời gian này rất nhiều người sẽ hỏi em, em
muốn học trường nào? Trường đó có nổi tiếng không? Em sẽ học ngành gì? Ngành
đó có dễ xin việc làm không? vv... chưa đâu em ạ! Trước khi trả lời những câu hỏi
đó em phải trả lời trước cho mình câu đầu tiên đó là ước mơ của em là gì! Sau khi
xác định ước mơ rồi em mới chọn cái ngành nghề nào để đi đến ước mơ đó. Cuối
cùng mới là chọn trường tốt có đào tạo cái ngành nghề đó. Nếu chi tiết hơn em còn
phải chọn Thầy để giúp em đi đến ước mơ và chọn bạn để đồng hành cùng em đến


những giấc mơ đó. Nhưng chi tiết này anh sẽ nói riêng. Và em quên đi cái suy nghĩ
học ngành đó có xin việc được không. Những người có suy nghĩ này không bao
giờ họ có thể tìm được việc làm tốt và hạnh phúc với công việc của họ được. Họ
học chỉ vì để có việc làm nuôi sống bản thân qua ngày chứ không học vì đam mê.
Chỉ những người bám đuổi đam mê mới có những thành công và hạnh phúc thật
sự. Nhân vật Rancho trong bộ phim giáo dục nổi tiếng “3 idiots” mà anh khuyên
em nên xem có một câu nói như thế này:"Hãy theo đuổi đam mê. Thành công sẽ
theo đuổi bạn". Và với những gì anh đã trải qua và nhìn thấy, anh tin rằng câu nói
đó rất đúng. Nếu có ai đó đi với đam mê của mình mà vẫn chưa thành công, thì chỉ
có lý do duy nhất là sự theo đuổi của người đó chưa đủ lớn.
Con người trong cuộc đời này như những vũ công. Và bản nhạc họ múa
chính là bản nhạc cuộc đời. Khi tiếng nhạc cất lên, chỉ ít người múa bằng cả trái
tim, còn lại họ múa để làm vừa lòng khán giả. Cuộc đời ngắn ngủi làm sao, chớp
mắt đây thôi mà đã hai mươi năm rồi. Em muốn sống phần đời còn lại cho chính
mình hay cho người khác? Câu hỏi này em sẽ phải tự trả lời. Có một triết lý sống
rất hay mà anh muốn chia sẽ với em: "Đừng sống cho người khác nhìn và đừng
nhìn người khác sống". Rất nhiều người họ đang cố gắng sống để cho người khác
ngưỡng mộ. Họ bỏ tiền ra mua áo đẹp, xe sang trong khi bản thân chưa đủ khả
năng chi trả chỉ vì muốn làm đẹp bản thân để người khác xem họ là người giàu có.

Họ khoe khoang rằng họ có mọi thứ nhưng thực tế họ chẳng có thứ gì, thậm chí là
còn đang mắc nợ. Cũng có nhiều người cố gắng bắt chước cuộc sống của người
khác, thấy người ta có nhà thì cũng chạy đi mua nhà, thấy người ta có xe thì chạy
đi mua xe, thấy người ta làm gì thì bắt chước làm cái đó. Cả hai cuộc sống này đều
không đáng để sống, những người này chỉ đang tồn tại.
Có thể bây giờ em chưa biết ước mơ của em là gì, em thích cái gì, nhưng
cũng đừng buồn, chưa sao cả, em cứ tìm rồi sẽ thấy, cứ đi rồi sẽ tới, chỉ cần em
đừng dừng lại. Bài phát biểu huyền thoại của Steve Jobs ở trường Đại Học
Stanford khi ông chia sẽ với sinh viên có câu: “Các bạn phải tìm ra cái mà mình
yêu thích. Cách duy nhất để làm những việc vĩ đại là yêu những gì bạn làm. Nếu


bạn chưa tìm được điều đó, hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng dừng lại”. Đó là lời
khuyên của một con người đã trở thành huyền thoại từ tay trắng. Còn em, em nghĩ
sao?
Đây là bài học anh muốn chia sẻ và cũng là bài học mà anh nghĩ là quan
trọng nhất trước khi em học những bài học khác. Đã bao lâu rồi em quên không
ước mơ? Thời gian em học đại học là thời gian quan trọng nhất để em xây dựng
nền tảng cho ước mơ của mình. Khi em xác định được niềm đam mê của mình,
không những em có thể chọn đúng ngành, đúng trường mình thích mà em còn biết
em sẽ phải học như thế nào. Bây giờ em hãy viết ra tất cả những điều mà em thích
thú, muốn làm và em có khả năng nhất, sao đó gạch bỏ hết chỉ để lại 3 điều mà em
nghĩ là em muốn và giỏi nhất, sắp xếp thứ tự chúng lại rồi em sẽ có được định
hướng cho mình. Anh chúc em thành công!
Trích dẫn: “ Nếu bạn không tự thực hiện ước mơ của mình thì người
khác sẽ thuê bạn thực hiện ước mơ của họ” – Dhirubhai Ambani


Bài học số 2: Học sao cho hiệu quả!
“Những người có điểm số cao chưa chắc là có kiến thức tốt. Nhưng những

người có kiến thức tốt chắc chắn sẽ có điểm số cao.”
Anh chắc là có một câu hỏi mà em rất muốn biết câu trả lời là lên đại học,
phải học như thê nào cho hiệu quả đúng không? Dĩ nhiên anh sẽ chia sẽ cho em, vì
đây là điều quan trọng, em chỉ có bốn năm ngắn ngủi để xây dựng nền tảng cho
mình vì vậy em phải biết cách học như thế nào để cho được một nền tảng chắc và
nhiều nhất. Bây giờ anh sẽ đút kết kinh nghiệm của mình, tuy anh không phải là
người học giỏi nhất, nhưng xung quanh bạn bè của anh rất nhiều người giỏi, vì vậy
từ việc quan sát, học hỏi anh cũng đã có những bài học quý báu cho mình.
Đầu tiên! Em hãy loại bỏ ngay tư tưởng học vì điểm số như thời học sinh ra.
Khi em học vì điểm số, em chỉ nghĩ cách nào để có được điểm cao, nếu chương
này có thi thì em sẽ học, chương này không thi thì em bỏ, học thuộc lòng đáp án
trắc nghiệm để làm bài thi, chỉ chú tâm vào phần nào mà đề thi ra nhiều nhất,..vv.
Anh đã từng học như vậy và anh biết rất rõ rằng, việc tích góp kiến thức tạp nham,
tạm thời như vậy, nó giúp anh có được điểm cao khi làm bài kiểm tra, nhưng sau kì
thi thì anh lại quên hết và không thể áp dụng được ngoài thực tế vì có lỗ hỏng quá
nhiều. Anh đã chứng kiến rất nhiều người bạn quen với thói học vì điểm số chứ
không học vì kiến thức, họ có những thành tích học tập với những điểm số cao
kinh hoàng, nhưng khi ở trên môi trường đại học và sau khi ra trường chưa bao giờ
họ được sự trọng dụng vì không thể làm được việc gì cả. Giỏi lắm thì họ chỉ được
sử dụng mà thôi, những người được trọng dụng thật sự họ luôn có một nền tảng
kiến thức vững chắc không thể nào quên được. Em đừng nghĩ rằng khi em có kiểm
số cao thì sẽ có cái bằng giỏi rồi doanh ngiệp họ sẽ trọng dụng em vào làm. Không
đâu em ạ, rất nhiều công ty mà anh biết họ chỉ quan tâm đến hai thứ ở một nhân
viên, đó là trong đầu em có gì và em làm được gì. Họ không bao giờ giở học bạ ra
xem điểm của em bao nhiêu chấm, môn này em bao nhiêu phẩy. Có nơi còn chẳng
quan tâm là em học từ trường nào, có bằng gì nữa. Có lần anh được một chủ doanh
nghiệp chia sẽ hướng nghiệp cho sinh viên, ông ta nói rằng, quá trình xét duyệt hồ
sơ đầu tiên là ông ta xem những hồ sơ nào được sắp xếp đúng cách, ngay ngắn,
sạch sẽ chứ không xem tới bằng cấp gì, chỉ vậy thôi mà đã loại ra rất nhiều hồ sơ
thể hiện một con người cẩu thả.



Nói như vậy không phải anh đánh đồng tất cả những người người có điểm
cao đều là học vẹt, học đối phó và khuyến khích em có điểm cấp. Em phải hiểu
động cơ học tập của mình. Nếu động cơ của em chỉ là để có điểm cao thì đó chính
là nhóm người anh đang nói đến. Còn nếu động cơ của em là để xây dựng một nền
tảng kiến thức vững chắc cho mình thì dĩ nhiên đó là động cơ đúng mà tuyệt nhiên
điểm của em cũng sẽ cao. Khó hiểu phải không? Thực chất bài kiểm tra hay một kì
thi cữ gì đó chỉ là để kiểm tra kiến thức mà em đã học được trong một số thời gian
nhất định. Vì vậy khi em có kiến thức vững chắc thì em có thể quy ra điểm lúc nào
cũng được, muốn kiểm tra lúc nào cũng được, cái em quan tâm là còn xót kiến thức
nào em chưa biết, quyển sách nào em chưa đọc chứ không còn quan tâm đến ngày
thi để quen miệng với câu nói:”Còn mấy bửa nữa thi rồi, ráng học bài vậy”. Những
người có điểm số cao chưa chắc là có kiến thức tốt, Nhưng những người có kiến
thức tốt chắc chắn sẽ có điểm số cao. Khi em học vì kiến thức, em sẽ không cần
phải lo lắng xem trường sẽ cho thi phần nào nữa. Vì dù phần trường có cho thi hay
không, em đều có ngâm cứu kĩ lưỡng cả. Giáo dục không phải là nhồi nhét một
đống kiến thức vào đầu rồi quên hẳn chúng ngay sao khi sử dụng.
Điều thứ hai mà em cần lưu tâm đó là đừng cố học thuộc lòng những thứ mà
có thể tra cứu được. Với thời đại thông tin ngày nay, chỉ cần một cái nhấp chuột
nhẹ nhàng, thế giới internet sẽ mang lại cho em những kiến thức khổng lồ hơn hẳn
những thứ được viết trong sách giáo khoa. Việc một ông danh tướng nào đó sinh và
mất năm nào em không cần phải lưu tâm tới, thời gian con người là có hạn, em chỉ
nên tập trung vào những gì mà internet không để đem lại được, đó là sự tư duy!
Nếu em tài giỏi có thể nhét hàng ngàn các dữ kiện trong đầu, em chẳng khác nào
cái máy tính. Nhưng công việc tra cứu các dữ kiện đó và lắp ráp, sắp xếp và sáng
tạo ra cái gì mới đó thì chỉ có tư duy của con người mới có thể làm được.
Điều thứ ba, đẳng cấp hay bằng cấp?! Điều này cũng gần tương tự như việc
học theo điểm số. Tấm bằng thể hiện cho việc em đã được đào tạo về một lĩnh vực
nào đó trong một thời gian nhất định và đã vượt qua bài kiểm tra. Giả sử tương lai

sao khi tốt nghiệp của em là một rạp chiếu phim, thì bằng cấp cũng giống như tấm
vé vậy. Trình ra để vào cổng, thế là hết. Nếu em theo đuổi kiến thức, tấm bằng của
em sẽ là tấm vé cực kì giá trị, em sẽ được ngồi ghế đầu. Con nếu em học vì điểm
số, để có tấm bằng như người ta, mua bằng,.. thì người sử dụng những tấm vé
“giả” này sớm muộn gì cũng sẽ bị đuổi. Xã hội này người ta luôn quý trọng những
người có đẳng cấp thực sự, để có được đẳng cấp đó, họ không những có tấm bằng


từ kiến thức thật sự, họ còn biết cách đối nhân xử thế, giúp ích cho đời… Tỷ phú
Bill Gates có một câu nói đầy thuyết phục: “Bạn đứng thứ mấy trong lớp không
quan trọng, quan trọng là phải thể hiện được đẳng cấp khi bước chân ra ngoài xã
hội”. Nhưng không phải vì vậy mà em chống chế cho sức học yếu ớt của mình. Khi
em theo đuổi kiến thức, có thể em không đứng nhất lớp vì không giỏi đều tất cả các
môn, nhưng em phải khiến người khác nể phục đi đụng tới kiến thức chuyên môn
của mình.
Học đúng hay học đều đây em ạ? Anh chưa hề bảo em phải học giỏi đều tất
cả các môn. Người thông minh là người học đúng chứ không học đều. Lúc nhỏ
chúng ta cứ nghĩ một học sinh giỏi thì phải có điểm cao đều hết tất cả các môn.
Nhưng em biết đấy, một ca sĩ chuyên nghiệp thì không thất thiết phải giỏi toán, lý,
hóa. Một lập trình công nghệ tài ba như Bill Gates, Steve jobs.. không nhất thiết
học giỏi âm nhạc, thể dục,… Nếu giỏi thì càng tốt, không thì cũng không sao. Em
phải biết tập trung thời gian phát huy mạnh nhất sở trường của mình. Hãy học
đúng với đam mê của mình. Khi thế mạnh của em được phát huy tối ra, hãy lấy đó
làm bàn đạp để khắc phục những điểm yếu còn lại.
Một điều nữa là em phải có lòng tự trọng! Đừng quay bài trong kiểm tra, vì
lấy kiến thức của người khác để lấy điểm cho mình thì bản thân em đã thấy nhục
nhã và kiến thức đó cũng sẽ không ở lại trong đầu em. Khi thấy người khác giỏi
hơn mình, đừng ghen ghét, đố kị và phải biết rằng mình còn yếu và cần phải rèn
luyện thêm. Tự trọng không có nghĩa là che giấu điểm yếu của mình, mà là biết
nhận ra cái sai của mình để rồi cố gắng hơn.

Em có thể chỉ lại cho người khác không? Đây là cách học mà cực kì có hiệu
quả với anh. Khi em có thể hướng dẫn lại người khác thì kiến thức của em mới
cứng cáp được. Khi em đang chia sẽ với ngày khác thì cùng lúc đó, em cũng đang
ôn lại kiến thức cho mình một lần nữa. Em biết làm bài tập đó nhưng như vậy vẫn
chưa đủ. Chỉ khi em có thể hướng dẫn lại người khác thì em mới hiểu thực sự. Và
khi em chỉ cho người khác, họ sẽ có những câu hỏi dành cho em, đây mới là điều
quan trọng. Khi em “bí” với câu hỏi nào của bạn mình, nghĩa là kiến thức của em
đang có một lỗ hỏng. Bạn em vừa giúp em tìm ra lổ hỏng của em. Hãy cám ơn bạn
ấy! Hướng dẫn cho nhiều người, em sẽ càng phát hiện ra nhiều lỗ hỏng. Đến khi
không còn một lổ hỏng nào nữa trong kiến thức, em có thể trở thành chuyên gia
trong lĩnh vực đó.


Cuối cùng, anh muốn em hãy vượt qua sự tầm thường. Lên đại học, em sẽ bắt
gặp một khái niệm “Học qua môn”. Cũng giống như làm bài kiểm tra chỉ cần đạt
điểm 5 là được. Đó là một khái niệm mà anh hy vọng rằng em đừng bị tiêm nhiễm,
nó sẽ giết chết em dần mòn. Nếu em chấp nhận với sự tầm thường này thì em sẽ có
một kết quả tầm thường và một cuộc sống cũng chỉ tầm thường và không bao giờ
thực hiện được ước mơ của mình. Chỉ những người nào không cho phép bản thân
trở nên tầm thường thì mới đủ nghị lực để đi đến ước mơ! Còn nếu em nói rằng em
chỉ muốn tầm thường, em muốn nhìn thấy cảnh trong khi người khác hưởng thụ
cuộc sống từ sự thành đạt của mình còn em đang vật vã kiếm sống, không có ước
mơ, không có tiền đi du lịch, gia đình gây sự nhau vì chuyện học hành của con cái
đang tăng học phí không có tiền để đóng, nếu em muốn thấy cảnh người thân bị
bệnh nhưng không thể nằm trên bệnh viện để được chăm sóc vì không có tiền,…
Nếu em chấp nhận những điều tồi tệ như thế thì em không cần phải nghe anh chia
sẽ nữa! Vì những gì anh muốn chia sẽ với em là những bài học mà anh đút kết
được từ những con người thành công, nó sẽ không hợp với mục đích “chỉ để tồn
tại” đó.
Trích dẫn: “Người có giáo dục không phải là người giỏi học thuộc lòng. Mà là

người biết cách tư duy!” –Henry Ford


Bài học số 3: Học sao cho hiệu quả ( Tt)
“Khi em chủ động thì em có thể làm chủ được tình thế, dễ dàng thích nghi
với mọi tình huống và có đủ khả năng để giải quyết những khó khăn có thể phát
sinh”
Hôm trước anh đã có chia sẽ với em một phần về cách học như thế nào cho
hiệu quả mà bản thân anh đã tích góp được. Vì có quá nhiều thứ trong chủ đề này
nên anh chia ra làm hai phần để em có thể dễ tiếp thu và tổng hợp ý chính lại. Và
hôm nay anh sẽ nói một phần còn lại, dĩ nhiên, không phải chỉ nhiêu phương pháp
đây là đủ, còn rất nhiều yếu tố khác mà em có thể tự tìm hiểu, riêng trong bài học
này anh chỉ nói đến những yếu tố chính mà anh cho là quan trọng mà bất cứ ai dù
đi theo phương pháp nào thì cũng phải có những yếu tố này. Em thấy trong nội
dung dung trước trước đấy, để trả lời cho câu hỏi học như thế nào là hiệu quả thì
cách chủ yếu vẫn là nằm ở tinh thần chịu dấn thân học hỏi của em. Khi em muốn
học một cách nghiêm túc thì em sẽ tìm mọi cách để đạt được. Và phần chia sẽ này
anh cũng sẽ nhấn mạnh đến những tinh thần chịu học của em.
Em phải có tinh thần tự học. Đây là chìa khóa cho mọi thành công. Người
không tự học được thì cũng không thể tự làm được những gì quan trọng khác. Suy
cho cùng việc học là việc của cá nhân nên người duy nhất có thể làm chủ được em
đó là chính em. Tự học là nền tảng để em tự lập nghiệp được và tự kiến tạo ra cuộc
sống của mình. Khi tự học, em sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm kiến thức, em
biết cái nào cần, cái nào không, không bị người khác nhồi nhét những thứ không
cần thiết và đi đúng hướng mà em muốn. Em đừng để người khác đào tạo cái đầu
của mình và cũng đừng bao giờ trông chờ điều đó. Thầy cô hay bất kì ai chỉ có thể
chỉ đường cho em thôi, còn đi hay không phải do em quyết định. Chứ không phải
chờ giảng viên kêu học cái này thì học, bảo cái kia không học thì không học,
không ai biết được em thực sự muốn gì đâu ngoại trừ chính em. Và họ cũng không
thể dạy hết cho em những gì em cần. Vì mỗi người là một cá thể độc lập và kiến

thức có được trong đầu mỗi người là hữu hạn mà thôi. Chỉ khi em tự học em mới
biết mình cần tích lũy những thứ gì.
Em cũng đừng ngại phải hỏi. “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, đấy
là định lý mà người xưa đã đút kết và nó rất đúng em ạ. Cứ tìm đi rồi sẽ thấy, cứ


hỏi thì sẽ có người trả lời, cứ đi rồi sẽ đến. Chính cái suy nghĩ ngại hỏi vì sợ người
ta nói mình dốt, mình kém cỏi chính là hung thủ làm cho em dốt nát đi hơn. Mình
không biết thì thừa nhận rằng không biết, cứ mạnh dạn hỏi rồi sẽ biết, không còn
ngu dốt nữa, còn che dấu thì ngu dốt cả đời đấy em ạ. Hỏi là cách tiếp thu kiến
thức nhanh nhất, hỏi càng nhiều người em càng có kiến thức rộng lớn hơn. Cứ rất
nhiều nơi em có thể hỏi, hỏi google, hỏi sách, hỏi thầy, hỏi bạn. Nhưng phải biết
cách hỏi, hỏi như thế nào để người ta không thấy phiền hà đấy mới là nghệ thuật
ứng xử. Trong lớp học, không hiểu chổ nào cứ mạnh dạn giơ tay lên mà hỏi thầy,
nhưng phải hỏi làm sao để thầy phải thích mình mà sẵn sàng trao đổi với mình.
Vậy hỏi như thế nào là không ngu xuẩn? Khi em đang tò mò về thứ gì đó, việc đầu
tiên là không phải hỏi thầy ngay, như anh khuyến khích, tinh thần tự học luôn là
quan trọng nhất. Em phải tự tra cứu trên google trước, Google là một kho tàn kiến
thức mà không một quyển sách giáo khoa nào có thể so sánh được. Nếu em hỏi
những thứ chỉ cần một cái lick chuột là có ngay thì đó là hỏi ngu xuẩn. Khi trên
internet không có hoặc còn quá mung lung, em hãy tra cứu sách, nghiền ngẫm
những tài liệu. Những sách nào có liên quan đến câu hỏi thì phải đọc qua, những
tài liệu nào nghiên cứu được thì nghiên cứu, trong quá trình đọc sách này em vô
tình đã nạp cho mình một lượng kiến thức lớn khác nữa. Đến lúc này nếu không có
nữa thì hãy hỏi thầy, hỏi bạn. Nói với thầy rằng:” Thưa thầy, em có một điều thắc
mắc về vấn về là… Em đã nghiên cứu trên google nhưng không có, em đã đọc qua
những quyển sách abc của tác giả xyz,.. nhưng còn quá mơ hồ quá, chỉ có những
thông tin như …. Thầy có thể giải thích thêm cho em không ạ?”. Đây mới là cách
hỏi không những khiến giảng viên không phiền mà họ còn thích thú trước sự tự
nghiên cứu, tìm tòi của em, họ sẽ sẵn sàng trả lời hoặc giới thiệu em một quyển

sách khác hoặc hẹn ngày khác sẽ trả lời, bằng cách nào đó, em đã có được ấn
tượng tốt với giảng viên. Hãy tự nghiên cứu bằng hết khả năng trước khi nhờ sự
giúp đỡ của người khác. Nhưng lưu ý rằng việc tự học tập khác với làm việc trong
doanh nghiệp, tự làm được mọi việc là điều tốt nhưng khi em là chủ, em phải có
kiến thức trong cách giao việc cho người khác và tận dụng sức mạnh của người
khác. Mỗi người có một lĩnh vực chuyên môn khác nhau, người lãnh đạo tài ba là
người biết tổng hợp sức mạnh của một đội nhóm. Nhưng kiến thức thì em không
thể “giao việc” cho người khác được.
Hãy chủ động trong học tập! Tính chủ động sẽ giúp em rất nhiều cho tương lai
sao này. Tất cả những người thành công đều có thói quen này. Họ luôn lường trước


mọi việc, chủ động thay đổi trước khi bị buộc phải thay đổi. Hãy tập thói quen này
ngay khi còn trên giảng đường đại học! Đừng đợi tới thi mới học, tới hẹn mới làm.
Khi em chủ động thì em có thể làm chủ được tình thế, dễ dàng thích nghi với mọi
tình huống và có đủ khả năng để giải quyết những khó khăn có thể phát sinh. Mọi
người đã quá quen với câu nói “Đừng để nước tới chân mới nhảy”, ai cũng thuộc
lòng và hiểu ý nghĩa của câu nói đó nhưng đáng tiếc thay, chỉ mấy người là chịu áp
dụng. Anh cũng đã từng lề mề, bị động. Và anh cũng đã trải nghiệm những thất bại
do nó đem lại, anh nghĩ em cũng vậy. ví dụ rõ ràng nhất thời học sinh là những
người đã chủ động học bài trước đêm qua thì làm bài kiểm tra luôn tốt hơn những
người đến sáng hôm nay mới lật đật hốt đùa hốt đẩy vài chữ vào đầu.
Anh nghĩ rằng em đã hình dung và rút cho mình được những bài học có giá trị
qua những lời chia sẽ của anh. Anh tin rằng nếu em làm được những điều như anh
nói thì kết quả của em sẽ rất xuất sắc. Bên cạnh những bài học này, em hãy nghiên
cứu thêm các biện pháp giúp em học tốt hơn. Có nhiều yếu tố như sử dụng bản đồ
tư duy – mindmap, tìm hiểu đồng hồ sinh học của mình để chọn những thời gian
học tập trung nhất,vv… Hãy học cho tương lại của mình! Sẽ rất khó khăn khi tập
tành những thói quen học tập này, nhưng khi em đã quen với nó, em sẽ đi nhanh
hơn bất kì ai.

Trích dẫn: Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn như những chùm rễ đắng cay
nhưng hoa quả lại ngọt ngào”


Bài học số 4: Dám "giơ tay"

“Cơ hội giống như đứa trẻ, nó chỉ chạy đến bên cạnh những người thương yêu
nó.”
Lúc còn nhỏ chúng ta đã thường quen với hình ảnh giơ tay lên để giành lấy
một cơ hội nào đó như để được gọi phát biểu, để được gọi lên trả bài khi chúng ta
đã học bài thật kĩ, để được chọn chơi trò chơi gì đó,..vv. Nhưng lớn dần lên, kĩ
năng "giơ tay" này chúng ta dần đánh mất, không phải vì tay không thể giơ lên
được, mà là vì chúng ta bỏ đi các cơ hội, thậm chí là sợ hãi với nó. Lúc còn nhỏ
anh cũng vậy, và bây giờ anh thấy đó là một điều rất đáng tiếc. Từ thói quen không
dám giơ tay để dành lấy những cơ hội, những điểm số nhỏ bé đó dẫn đến sau này
chúng ta bỏ qua vô số cơ hội trong đời.
Hãy quay trở về thời chúng ta còn học cấp một, chúng ta hăng say giơ tay để
được gọi, để được chú ý, chúng ta buồn vì giáo viên không chịu gọi mình. Đây là
thứ mà người lớn cần phải học những đứa bé kia, những đứa nhỏ chưa bao giờ sợ
sai khi phát biểu, chúng can đảm hơn những người lớn như chúng ta khi chúng
chấp nhận rủi ro, chấp nhận sai lầm. Trong khi chúng ta khoảng từ cấp hai, cấp ba
trở đi, chúng ta hầu như không dám đưa cánh tay của mình lên nữa, chúng ta chấp
nhận ngồi im, không nắm bắt cơ hội. Tệ hơn là khi chúng ta có một ý tưởng gì đó
trong đầu, nhưng rồi lại không dám nói vì sợ sai, sợ người khác cười chê là ngu
ngốc. Để rồi một người khác đứng lên và nói ý như những gì chúng ta nghĩ rồi
người đó đạt được điểm 10 cho sự dũng cảm, lúc đó ta ngồi tiếc nuối vì để mất cơ
hội và thốt những từ "giá như", "biết vậy",... Em biết không, đấy chỉ là những cơ
hội nhỏ trong lớp học, nhưng ở ngoài kia, có những cơ hội mà nếu em không dám
nắm bắt, em phải trả giá bằng sự hối hận cả đời.



Môi trường đại học là nơi sẽ mang lại cho em hàng ngàn cơ hội khác nhau.
Không phải chỉ là những cơ hội giơ tay phát biểu ý kiến bình thường nữa mà là
những cơ hội để em có thể làm người dẫn đầu của một lớp, cơ hội để em thể hiện
bản thân trước mọi người, cơ hội để em tiếp xúc với những nguồn tri thức phong
phú, cơ hội để em trải nghiệm mình,... Chỉ cần giơ cánh tay lên là em có cơ hội để
làm lớp trưởng, bí thư của lớp, chỉ cần giơ tay là em có thể đứng lên thuyết trình về
một đề tài nào đó, Chỉ cần giơ tay là em có thể được tham gia cùng người khác các
cuộc thi học thuật, tập tành các cơ hội kinh doanh, hay săn các học bổng du học...
Nhưng tất cả chỉ có thể khi em dám giơ tay! Đại học là nơi sẽ tạo điều kiện để em
rèn luyện cho mình khả năng nắm bắt cơ hội tốt nhất để em chuẩn bị nắm bắt
những cơ hội của cuộc đời. Nếu em vẫn giữ cho mình thói quen xấu như thời cấp
ba kia thì em sẽ đánh mất một bài học rất lớn. Cơ hội giống như đứa trẻ, nó chỉ
chạy đến bên cạnh những người thương yêu nó. Chỉ những người biết tôn trọng và
biết nắm bắt cơ hội, những người đó mới đi đến thành công vượt bậc.
Rất nhiều người sợ hãi khi cơ hội đến, anh cũng đã từng như vậy. Họ sợ rằng
mình sẽ mất cái này, mất cái nọ. Nhưng em ơi, em đang là sinh viên thì có gì để
mất? Em mất tiền mất bạc? Em làm gì có nhiều tiền kia chứ! Nếu có thì nó cũng
chỉ là những khoản tiền nho nhỏ như là những khoảng "học phí" mà em phải bỏ ra
để học một bài học mới, thà như vậy còn hơn em sẽ mắc sai lầm sau này với khoản
tiền to lớn hơn. Cái quý giá nhất của thời sinh viên mà em có thể mất đó chính là
thời gian. Nhưng hãy so sánh giữa việc em lấy thời gian để trải nghiệm một cơ hội
nào đó với thời gian em ăn chơi, tiệc tùng lãng phí thì thời gian cho cho việc gì sẽ
hữu ích hơn? Những người thành công họ nghĩ về chiến thắng nhiều hơn lo về thất
bại em ạ. Họ cũng có thể thất bại đấy chứ, nhưng họ biết rằng nếu họ chiến thắng,
thì giá trị mà cơ hội đó đem lại lớn hơn rất nhiều so với những gì họ mất đi. Và vì
vậy, họ luôn là những người thành công đấy em ạ!
Có nhiều người cho rằng cơ hội rất hiếm, họ đỗ thừa cho may mắn. Họ biện
minh rằng những người thành công kia chỉ may mắn mà thôi. Anh không phủ nhận



vai trò của may mắn trong thành công. Nhưng em hiểu như thế nào là may mắn?
May mắn là khi người nào đó có chuẩn bị cộng với đón lấy cơ hội đến. May mắn là
vậy đấy em ạ! May mắn hoàn toàn do tự mình tạo ra. Cơ hội cũng không bao giờ là
hiếm. Ai cũng có những cơ hội cho mình, không cơ hội này thì cũng là cơ hội khác.
Em không sống trong những vùng có chiến tranh đầy chết chóc hay phải đói khổ ở
Châu Phi, em có nhiều cơ hội hơn họ, nếu em không tận dụng thì thật đáng tiếc.
Khi một giáo viên bước vào lớp và hỏi ai muốn làm lớp trưởng? Rõ ràng cơ hội
đều đến như nhau với tất cả thành viên trong lớp, nhưng chỉ có vài cánh tay dám
giơ lên. Rồi chỉ có một người trong những người giơ tay đó được chọn vì người đó
đã chuẩn bị cho mình những thứ cần thiết để đón lấy cơ hội này. Người đó đã nói
với chính mình rằn: tôi muốn làm lớp trưởng và ngày mai khi bước vào lớp mới
tôi phải xung phong, tôi phải chuẩn bị những bài viết, bài nói để giới thiệu về
chính mình cho mọi người để thuyết phục họ. Tôi phải cố gắng! Em thấy không?
Người đó may mắn không? Có một chút đấy chứ, may mắn vì thầy đã đưa ra câu
hỏi để tạo cơ hội cho tất cả mọi người. Và người đó chỉ việc đón lấy và kết hợp với
sự chuẩn bị từ trước của mình. Thành công đến với những người như vậy! Trong
khi những người chưa bao giờ có sự chuẩn bị, cũng không dám nắm lấy cơ hội thì
luôn đổ lỗi, ganh tị.
Em cũng đừng buồn vì thấy mình trước đây đã bỏ lỡ nhiều cơ hội. Nếu em
cứ để tâm về quá khứ thì em cũng sẽ không kịp chuẩn bị để đón những cơ hội mới.
Cuộc sống luôn cho chúng ta một cơ hội. Đó là ngày mai. Nhưng em đừng để chữ
ngày mai lặp lại quá nhiều. Nếu không, trong khi mọi người đều đã thành công, em
vẫn còn đang chờ đợi.
Đến lúc em phải chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho mình từ kiến thức đến kĩ
năng, rồi chỉ cần chờ đợi cơ hội đến là dám giơ tay ra nắm bắt. Không những em sẽ
có một thời sinh viên vô cùng thú vị mà cuộc đời em sẽ vô cùng thành công!


Trích dẫn: "Nếu cơ hội chưa gõ cửa nhà bạn, có nghĩa là nhà bạn chưa có cửa,

hãy gắn một cái." - Milton Berle


Bài học số 5: Những người thầy phải có!
“Giáo dục là một chuỗi ngày dài không kết thúc của học hỏi và tư duy. Khi ta
dừng việc này lại thì đó là ngày ta sẽ chết!”

Này em, có phải từ nhỏ đến lớn chúng ta chỉ biết đến một khái niệm duy
nhất về người Thầy, đó là người thầy bằng xương bằng thịt đứng trên lớp giảng dạy
cho em hàng ngày đúng không! Em biết không, khái niệm đó đúng nhưng chưa đủ.
Người Thầy nghĩa là người truyền dạy cho em một lượng kiến thức nhất định nào
đó, khi em học hỏi kiến thức của ai đó về một việc gì đó thì có thể gọi người đó là
Thầy của em trong lĩnh vực đó. Nhưng ở thời đại ngày nay, chỉ một người thầy trên
bục giảng thì không đủ. Trong khi tư duy thầy trên bục giảng là người thầy duy
nhất ở xã hội hiện nay còn khá rõ nét thì nếu Em muốn thành công trong cuộc sống
thì em phải có đầy đủ ít nhất những người thầy sau đây:
Người Thầy thứ nhất là Thầy Đời. Cuộc đời này là một ngôi trường, một
người thầy vĩ đại nhất và quan trọng nhất. Dù em có học qua những người thầy nào
đi nữa thì cuối cùng em vẫn phải quay sang người thầy này. Cuộc sống không phải
là một quyển sách theo nghĩa đen, chỉ cần lật qua và đọc thuộc. Đây là quyển sách
mà mỗi một chữ, một dòng đều là những bài học xương máu, thực tế nhất. Em
không thể nào tồn tại nếu tách rời cuộc sống, chỉ khi em chết đi thì em sẽ không
cần phải học hành gì nữa. Người thầy này rất nghiêm khắc em ạ, ông ta luôn cho
làm kiểm tra trước khi em được dạy lý thuyết. Thầy Đời luôn để người ta phải gặp
trở ngại, khó khăn, thất bại, mất mác trước khi rút ra được một bài học vô giá cho
bản thân mình. Chỉ rất ít người “tốt nghiệp” loại giỏi thôi em ạ, những người đó là
những con người thành công. Vì thế, em phải kiên cường, không từ bỏ, không sợ
hãi, lanh lợi và có cái tâm hồn sâu rộng thì em mới có thể “tốt nghiệp” loại giỏi
được. Có một câu chuyện như sau:
Có một vị thiền sư đang đi dọc một bờ suối, ông nhìn thấy một con chó đang

mệt lã vì rất khát. Nhìn thấy dòng suối, con chó chạy thật nhanh đến để uống
nước, nhưng khi nó vừa cúi đầu xuống thì lại hoảng sợ bỏ chạy vì nó nhìn thấy cái
bóng của nó dưới nước và nó tưởng rằng có một con chó khác dưới nước. Nhưng
cơn khát đã chiến thắng nỗi sợ, nó quay trở lại và liều mình nhào thẳng xuống cái


bóng của mình. Và rồi dĩ nhiên nó đã thỏa mãn cơn khát và không gặp mối nguy
hiểm nào. Sau này khi chia sẽ lại cho học trò của mình. Vị thiền sư nói rằng, con
chó đã dạy cho ông một bào học: Hầu hết nỗi sợ hãi của con người đều là do họ tự
tưởng tượng ra. Để thoát khỏi nỗi sợ chỉ có cách duy nhất là dũng cảm đối đầu với
nó. Con chó đó là người Thầy của ta!Ngay cả những loài vật mà ta tưởng rằng
tầm thường nhỏ bé cũng có thể dạy cho ta những bài học quý giá!
Em thấy đấy, Thầy Đời không bao giờ dạy cho em những lý thuyết suông,
ông ta luôn có những ví dụ cụ thể và em phải tự trải nghiệm mới có thể học được.
Thầy Internet! Với anh, đây là người thầy quan trọng thứ hai. Không ai có
thể phủ nhận nguồn dữ liệu khổng lồ mà internet cung cấp. Nếu biết cách khai
thác, em sẽ có một lượng kiến thức khổng lồ. Nhưng nếu không biết cách khai
thác, người thầy này cũng sẽ giết chết em. Đây là một người Thầy kì lạ, chỉ khi nào
em hỏi thì ông ta mới trả lời, nhưng cũng không phải đưa ra kết quả ngay lập tức.
Ông ta chứa một lượng kiến thức khổng lồ trong nhà nhưng em phải đến đó để lấy.
Bên cạnh những kiến thức bổ ích đó, ông ta cũng gài bẫy để em có thể vào những
thứ sẽ giết chết con người em. Ông ta luôn muốn thử mọi người, nếu em không
biết cách, không có sự quyết tâm thì em rất dễ sa đà vào những trò vui hại người
của ông ta. Rất nhiều người bạn của anh đã đi quá sâu vào bẫy của ông ta, họ lấy
thời gian ít ỏi của mình để lướt internet “vu vơ” không mục đích nhiều tiếng mỏi
ngày, chơi game, lướt các trang mạng xã hội suốt ngày suốt đêm. Đọc những tin
tức không hề bổ ích gì cho con người của em. Anh không phủ nhận những mặt tích
cực của game và mạng xã hội mang lại, nhưng mấy ai tận dụng được mặt tích cực
đó? Chơi game có thể giúp em thư giản đầu óc, nhưng sẽ như thến nào khi em chơi
game 8 tiếng mỗi ngày và thời gian học là 0? Dùng mạng xã hội cũng có nhiều

điều hay, rất nhiều những thông tin chó giá trị, những bài học quý giá, những bài
viết của những con người thành đạt được chia sẽ trên đó. Nhưng mấy ai đọc những
điều đó hay là lướt vô tội vạ, thấy gì đọc đó không mục tiêu, không chọn lọc, rồi
chửi bới, moi móc nhau? Báo chí có rất nhiều tin tức giá trị, những mục kinh
doanh, nghiên cứu khoa học,vv… rất ít người đọc, nhưng những tin rác như ca sĩ
này hở ngực, ca sĩ mua nhà,… được số người xem đông vô số kể. Xã hội này đang
có rất nhiều thứ giá trị bị đảo lộn, việc biết khai thác người Thầy internet này và
vượt qua được những cám dỗ đó là những kĩ năng quan trọng. Chỉ bản thân em
mới có thể thoát được những cái bẫy đã gài đó.


Thầy sách: Đây là người thầy thứ ba mà ai cũng phải có. Sách là một nguồn
kiến thức vô tận đã được những người đi trước trải nghiệm, đút kết và truyền đạt
lại qua con chữ. Có những giá trị mà người ta đã phải qua ra hàng trăm năm, có khi
đánh đổi cả tính mạng mới có được và được truyền lại qua sách vở. Có phải khi em
đọc sách là em đã học lấy kiến thức đó mà không cần phải tốn đến 100 năm?! Sách
cũng có sách cần thiết và không cần thiết cho em, có những sách hay sách dở, có
những sách được viết ra do tâm huyết của một người từng trải, có những sách được
viết do một người đang làm nô lệ cho điều gì đó, hướng nội dung quyển sách đến
cái sai và nếu em không đọc nhiều sách và có lượng kiến thức nhất định, em dễ bị
lầm đường lạc lối. Chủ đề về sách anh sẽ nói riêng, và em hãy quý trọng người
thầy này! Nhà triết gia Descartes có nói: “Đọc những cuốn sách tốt có khác gì
hầu chuyện những bậc tao nhã thời qua”.
Thầy thần tượng: Thầy thần tượng mà anh đề cập ở đây là thần tượng về ý
chí, về suy nghĩ chứ không phải về lĩnh vực giải trí. Thầy Henry Ford sẽ dạy cho
em về ý chí tự học, tự tiến thân, dám ước mơ, dám hành động. Thầy Honda sẽ dạy
em tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, Thầy Bill Gates, Steve Jobs,.. sẽ dạy em
những bài học mà đã giúp ông ta trở thành những tỉ phú. Hay một ai đó giúp em
tạo dựng được ý chí bất diệt trong người. Những ý chí này sẽ đi theo em đến suốt
cuộc đời. Thần tượng của mỗi người chính là hình mẫu, là tấm gương để người đó

làm theo. Em thần tượng người tốt thì em sẽ đi theo hướng tốt. Em thần tượng
người xấu thì em sẽ là kẻ xấu. Hãy tìm cho mình ít nhất một thần tượng, khi mà em
ở trong cùng của sự tuyệt vọng, em sẽ những bài học mà lấy thần tượng của mình
đã dạy để làm động lực vượt qua.
Thầy trên bục giảng. đây là người thầy mà chúng ta thường hay nhắc đến,
Người thầy này cũng rất quan trọng, ông ta sẽ chỉ cho em những nền tảng kiến thức
nhất định để em làm đà mà tiếp thu những kiến thức khác. Bên cạnh đó, người thầy
này cũng có những bài học, kinh nghiệm riêng của cuộc đời họ mà em có thể học
hỏi. Người thầy tuyệt vời sẽ là người nhìn thấy được điểm mạnh, khả năng tiềm
tàng của em và giúp em nhận ra đó, giúp em phát huy và đi đến đích. Hãy tìm cho
mình một người thầy tốt. Ông ta sẽ định hình rất nhiều những suy nghĩ trong đầu
em. Nếu em học phải thầy xấu, em rất dễ trở thành người xấu. Usinxki từng nói:
"Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức
mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu


chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào
khác."
Thầy bạn bè. Bạn bè là một nguồn kiến thức rộng lớn. Mỗi người có một
lĩnh vực mạnh, một nền kiến thức, sự hiểu biết khác nhau. Hãy học hỏi những cái
hay của những người bạn mình. Học từ bạn bè sẽ không tốn một chút phí nào cả
mà em còn được chỉ dạy tận tình. Vì vậy, hãy kết giao với những người giỏi hơn
mình.
Thầy chính mình! Em phải tự có trách nhiệm với bản thân mình. Muốn tiến
bộ, muốn giỏi thì phải bỏ công sức, bỏ thời gian ra mà học. Chỉ khi nào bản thân
em tự quyết định rằng mình phải học tốt và chịu mở đầu óc ra để tiếp nhận kiến
thức thì những người thầy kia mới có tác dụng. Không ai có thể thay đổi được em
nếu như bản thân em không muốn thay đổi. Vì vậy, hãy tự khích lệ, thúc đẩy bản
thân mình tiến bộ hơn từng ngày, từng giờ. Chỉ cần em nuông chìu bản thân thái
quá thì một ngày nào đó em sẽ phải trả giá cho điều đó. Nhà kinh tế học Robert

Theobald nói một câu vô cùng chính xác: “ Không có giới hạn cho quy trình học
cách để học. Sự thực một khi con người đã có được hứng thú để tìm những con
đường mới để kết cấu nên tri thức, họ sẽ không bao giờ sợ bị buồn chán”.
Để đạt được thành công, em phải luôn ở tâm thế sẵn sàng học hỏi, luôn xem
mình là học trò, tự đắt với kiến thức của mình, nghĩ rằng mình đã biết hết rồi và
không chịu học nữa cũng giống như ếch ngồi đáy giếng vậy! Em phải đào tạo mình
có năng lực minh định, phân biệt phải trái đúng trai, biết gi đúng gì sai, gì cần thiết
gì nên bỏ qua. Em phải có cho mình ít nhất là những người thầy trên và miệt mài
học hỏi. Giáo dục là một chuỗi ngày dài không kết thúc của học hỏi và tư duy. Khi
ta dừng việc này lại thì đó là ngày ta sẽ chết!
Trích dẫn: "Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình." - Socrates


Bài học số 6: Đi tìm lẽ sống
“Thất bại trong việc tìm lẽ sống không phải là khi ta quyết định sai. Mà là khi ta
bỏ cuộc”

Lẽ sống giống như việc em tồn tại được là nhờ ăn, nếu em sống không phải
cho một lý tưởng, một khát khao nào đó thì đó không phải là sống, đó chỉ là tồn tại.
Câu hỏi lớn nhất đời người không phải là làm thế nào để được cái này, có cái kia,
mà có lẽ là câu hỏi lẽ sống của tôi là gì?! Nó cũng đi đôi với quan niệm hạnh phúc,
khi em đạt được lẽ sống của đời mình, chỉ khi đó em mới hạnh phục thật sự và dài
lâu. Đi tìm lẽ sống có lẽ là một câu hỏi khó vì rất ít người tìm được. Đây là câu hỏi
mà em phải đi tìm câu trả lời trong suốt cuộc đời chứ không phải riêng gì đại học.
Vậy tại sao anh lại đề cập đến đây? Với anh, trong những khoảng thời gian chúng
ta tồn tại để đi tìm lẽ sống, thì khoảng thời gian tìm kiếm quan trọng nhất chính là
ở độ tuổi này. Độ tuổi rất dễ thay đổi bản thân khi tìm được lẽ sống chính đáng,
những cũng rất dễ phá hủy bản thân cho những điều tệ hại. Vì vậy anh muốn nhắc
nhở em ngay lúc em chuẩn bị bước chân vào đại học để em có thể tiến đi nhanh
nhất. Đừng để đến khi ngoài 30, 40 tuổi thi mới suy nghĩ đến lẽ sống ở đời, tuy

không muộn nhưng cũng không còn sớm.
Vậy lẽ sống là gì? Ở đời có bao nhiêu lẽ sống? Ta phải làm gì để tìm được lẽ
sống? Khi em bắt đầu có những suy nghĩ như thế này thì em đã đến rất gần với con
đường của những con người làm nên điều vĩ đại. Thầy Giản Tư Trung chia sẽ
trong quyển sách “Đúng việc – một góc nhìn về câu chuyện khai minh” rằng: Lẽ
sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành
xử của của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai,
mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có
đáng để dùng hay không?”. Có vô số lẽ sống em ạ, mỗi người đều có những lẽ
sống riêng cho mình. Vì vậy việc đầu tiên là em cần phải tìm ra chính mình. Tự
vấn mình bằng câu hỏi điều gì khiến ta hiện hữu trên đời? Khi tìm ra chính mình,
em sẽ biết em sống vì điều gì. Anh sẽ chia sẽ với em một vài hướng đi để em tìm ra
chính con người mình, dĩ nhiên, đây không phải là cách hiệu quả nhất, hay nhất,


đúng nhất. Chỉ là nó phù hợp với anh và anh muốn chia sẽ cho em để em có một
chút tiên kiến trong đầu.
Đầu tiên em phải tìm ra bốn yếu tố: Việc em yêu thích là gì? Việc em giỏi
nhất là gì? Việc làm ra tiền là gì? Và cái gì mà thế giới này cần?
Việc em yêu thích sẽ là việc mà em có thể hứng thú, say mê, tập trung hơn
100% sức lực và tinh thần, luôn vui vẻ khi làm nó. Việc em giỏi nhất đó có thể là
tài năng bẩm sinh của em, hoặc bằng cách nào đó, em vượt trội hơn mọi người.
Nếu cả 2 việc này là một, em đã tìm được đam mê của mình. Đam mê chính là cái
mà em có thể ăn ngủ cùng nó và em biết rất rõ về nó.
Việc làm ra tiền là công việc có thể nuôi sống em. Ở thế giới này, buộc em
phải cần sử dụng đến đồng tiền để trang trải cho cuộc sống, cũng à bước đệm để
em đi nhanh hơn đến ước mơ, lẽ sống của mình. Nếu việc làm ra tiền và việc mà
em giỏi nhất là một, đó gọi là chuyên môn của em. Hầu như mỗi người đều là một
chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, với kiến thức về chuyên môn đó em có thể kiếm
được. Nhưng hầu hết trên đời này việc gì cũng có thể kiếm ra tiền được nếu em

biết cách. Nhưng hãy làm việc mà em giỏi nhất để em có thể đi nhanh hơn.
Điều gì làm thế giới này cần? Thế giới này cần tất cả ngoại trừ đều xấu xa.
Chỉ cần công việc kiếm tiền của em không phạm pháp, không hại người, thì đó
chính là cái nghề của em. Em chỉ có thể cung cấp cái mà thế giới này cần mà thôi.
Và khi việc mà thế giới này cần và việc em yêu thích nhất là một, thì đó là sứ mệnh
cuộc đời em phải làm.
Thế giới này cần những người khai minh cho những cho những người đang
tâm tối, và đó cũng là công việc mà em muốn làm, em yêu thích được cống hiến
giá trị cho xã hội, được giúp người khác tìm ra chính mình. Em cũng có khả năng
giảng dạy, chia sẽ cho người khác, em giỏi trong việc chia sẽ lại kiến thức với mọi
người, em giỏi diễn thuyết, giỏi đào tạo. Và nghề người Thầy cũng sẽ nuôi sống
em để em tiếp tục đi thực hiện sứ mệnh của mình. Thì khi tất cả sứ mệnh, đam mê,
chuyên môn, nghề nghiệp hợp lại làm một. Đó chính là lẽ sống của em! Đó chính
là điều mà em sẽ dành cả cuộc đời để thực hiện nó. Em hạnh phúc khi thấy người
khác tiến bộ, phát triển, thành đạt. Em vui mừng khi em được giúp đỡ người khác,
em ao ước có thể giúp được nhiều người hơn nữa… Em sẽ trả lời được mình là ai?
Mình sinh ra để làm gì? Em sinh ra là để thực hiện lẽ sống của mình!


×