Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM TRICHODERMA ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH TRÊN CÂY CAO SU GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI ĐĂK LĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 109 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN


















VŨ QUANG






“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM TRICHODERMA


ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH
TRÊN CÂY CAO SU GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
TẠI ĐĂK LĂK”





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP










ĐĂK LĂK, NĂM 2011




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

















VŨ QUANG



“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM TRICHODERMA
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH
TRÊN CÂY CAO SU GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
TẠI ĐĂK LĂK”


Chuyên ngành kỹ thuật: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP





Hội ñồng chấm luận văn Người hướng dẫn khoa học






PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng TS. Nguyễn Văn Nam



ĐĂK LĂK, NĂM 2011




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN




















TRƯƠNG THỊ THUỲ TRANG






“NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC
VÀ BÓN PHÂN QUA NƯỚC CHO CÂY CÀ PHÊ VỐI
KINH DOANH TẠI ĐĂK LĂK”





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP










ĐĂK LĂK, NĂM 2011








BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN


















TRƯƠNG THỊ THUỲ TRANG



“NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC
VÀ BÓN PHÂN QUA NƯỚC CHO CÂY CÀ PHÊ VỐI
KINH DOANH TẠI ĐĂK LĂK”


Chuyên ngành kỹ thuật: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Hội ñồng chấm luận văn Người hướng dẫn khoa học






TS. Trần Văn Thuỷ TS. Lê Ngọc Báu





ĐĂK LĂK, NĂM 2011


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cà phê là một mặt hàng thương mại quan trọng ở trên thị trường quốc
tế, mặt hàng cà phê chỉ ñứng sau sản phẩm dầu mỏ. Theo báo cáo mới nhất
của ICO, sản lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới dao ñộng lên xuống trong
phạm vi khá rộng, ñã tăng từ 116,2 triệu bao năm 2007 lên 134,16 triệu bao
năm 2008 (tăng 15,4%).
Ở Việt Nam cà phê là một trong những cây trồng chủ lực với kim
ngạch xuất khẩu từ 1,8 - 2 tỷ USD. Việc phát triển cây cà phê ñã giải quyết
việc làm và tạo thu nhập cao cho nông dân trồng cà phê. Hiện nay cà phê là
nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, chỉ ñứng sau lúa gạo và có tốc ñộ
phát triển nhanh. Từ chỗ sản lượng và giá trị xuất khẩu không ñáng kể trước
năm 1975, sau hơn 30 năm phát triển Việt Nam là nước xuất khẩu ñứng thứ 2
thế giới và ñứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê vối.
Trên 90% diện tích cà phê Việt Nam tập trung ở Tây Nguyên, trong ñó
Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước. Đến năm 2010, Đăk Lăk có
190.765 ha cà phê, với năng suất bình quân trên 22 tạ nhân/ha (gấp 3 lần năng suất
bình quân thế giới). Mặc dù có năng suất cao nhất thế giới nhưng ngành cà phê
Đăk Lăk ñang ñối ñầu với thách thức to lớn là sự mất cân bằng về nước tưới cho
cây cà phê trong mùa khô. Toàn tỉnh Đăk Lăk có 642 công trình tưới với công
suất thiết kế 91.324 ha và thực tế tưới ñược 72.555 ha, trong ñó tưới cho cà phê
46.163 ha ñạt khoảng 25% diện tích cà phê và trên 75% diện tích còn lại phải sử
dụng các nguồn nước khác. Tiết kiệm nước tưới cho cây cà phê là mối quan tâm
hàng ñầu trong chiến lược phát triển bền vững ngành cà phê Đăk Lăk.
Do bị chi phối bởi vị trí ñịa lý và ảnh hưởng của gió mùa, khí hậu ở Đăk

Lăk có mùa khô kéo dài từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau, lượng mưa trong
thời kỳ này chiếm từ 12 - 16% tổng lượng mưa cả năm. Cà phê là cây lâu năm
nhưng có bộ rễ ăn tương ñối nông (trên 80% bộ rễ phân bố ở tấng ñất từ 0 - 30

2
cm) và khả năng chịu hạn kém. Vì vậy cây cà phê ở Đăk Lăk cần phải tưới bổ
sung trong mùa khô. Mùa khô kéo dài và rõ rệt, khi ñược tưới nước là ñiều kiện
lý tưởng ñể cây cà phê có thể hình thành năng suất cao do mùa khô có tác
dụng thúc ñẩy quá trình phân hóa mầm hoa, là tiền ñề ñể có năng suất cao.
Tưới nước trở thành một biện pháp kỹ thuật có tính quyết ñịnh ñến
năng suất cà phê ở khu vực này và nông dân có xu hướng sử dụng một lượng
nước tưới cao, vượt quá mức yêu cầu của cây cà phê. Trong sản xuất cà phê ở
Đăk Lăk, các kỹ thuật tưới thường ñược sử dụng là kỹ thuật tưới phun mưa,
kỹ thuật tưới gốc. Riêng kỹ thuật tưới nhỏ giọt ñược ñánh giá cao về khả năng
tiết kiệm nước nhưng lại không phù hợp với yêu cầu trong giai ñoạn nở hoa
nên ảnh hưởng ñến năng suất cà phê và cho ñến nay kỹ thuật này chưa ñược
sử dụng trong sản xuất cà phê ở Đăk Lăk.
Trên cơ sở cải tiến và khắc phục những nhược ñiểm của các kỹ thuật
tưới hiện nay. Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước có nhiều ưu ñiểm là nước tưới
ñược kiểm soát và phân phối trực tiếp ñến từng cây nên hầu như không có tổn
thất và bảo ñảm chất lượng tưới cao, lượng nước tưới ñược ñiều chỉnh dễ
dàng và bảo ñảm ñáp ứng yêu cầu nước ñể giúp cây cà phê nở hoa tập trung.
Ngoài ra, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho phép cung cấp chất dinh
dưỡng ñến trực tiếp vào vùng hoạt ñộng của bộ rễ thông qua nước ñược dẫn
trong hệ thống ñường ống lắp ñặt sẵn có tác dụng hạn chế tổn thất do bay hơi,
rửa trôi, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí ñầu
vào trong sản xuất cà phê ở Đăk Lăk.
Từ những lý do trên việc thực hiện ñề tài “Nghiên cứu kỹ thuật tưới
tiết kiệm nước và bón phân qua nước cho cây cà phê vối kinh doanh tại
Đăk Lăk” là hết sức cần thiết và cấp bách.

2. Mục tiêu của ñề tài
- Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu kỹ thuật tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân qua nước

3
cho cây cà phê nhằm tiết kiệm nước tưới, giảm chi phí ñầu vào, hạn chế quá
trình xói mòn, rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng nuôi cây trực tiếp vào vùng rễ và
nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.
- Mục tiêu cụ thể
Xác ñịnh một số thông số kỹ thuật làm cơ sở xây dựng chế ñộ tưới phù
hợp cho cây cà phê ở Đăk Lăk nhằm tiết kiệm lượng nước tưới, lượng phân
bón, nâng cao hiệu hiệu quả sử dụng phân bón và giảm công lao ñộng trong
sản xuất cà phê.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Hiện nay tại Tây Nguyên chưa có công trình nghiên cứu tưới tiết kiệm
nước và bón phân qua nước cho cây cà phê, do ñó ñề tài sẽ ñóng góp cơ sở lý
luận cho việc tưới nước.
- Áp dụng một kỹ thuật tiên tiến (tiết kiệm nước, bón phân qua nước)
nhưng lại sử dụng công cụ và thiết bị do Việt Nam sản xuất, giá thành rẻ nên
phù hợp với ñiều kiện kinh tế của nông dân và có thể áp dụng rộng rãi trong
sản xuất cà phê ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng.
4. Giới hạn của ñề tài
Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là kỹ thuật tưới mới, ñược cải tiến trên cơ
sở của kỹ thuật tưới nhỏ giọt ñã ñược nghiên cứu và áp dụng thành công cho
nhiều loại cây trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Trong khuôn khổ của ñề tài, chúng tôi thăm dò ảnh hưởng của lượng
nước tưới và lượng phân bón bằng 70, 80% của sản sản xuất ñến tình hình ra
hoa, ñậu quả và năng suất cà phê giai ñoạn kinh doanh.
Vì lý do khách quan, trong vụ tưới năm 2010, các thí nghiệm tưới ñược
bố trí sau khi vườn cây ñã tưới 2 lần bằng kỹ thuật tưới gốc.





4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
1.1.1. Khí hậu
* Nhiệt ñộ
Tỉnh Đăk Lăk có ñộ cao bình quân 400 m so với mặt nước biển với tổng
nhiệt ñộ 8.000 - 8.500
0
C và nhiệt ñộ bình quân là 23,3 - 23,5
0
C. Tháng 12 và
tháng 1 là các tháng có nhiệt ñộ thấp nhất trong năm (20 - 21
0
C), các tháng 4 và
5 có nhiệt ñộ cao nhất (24 - 26
0
C). Nhìn chung nhiệt ñộ trong năm nằm trong
phạm vi nhiệt ñộ thích hợp cho cây cà phê vối từ 22 - 26
0
C. Biên ñộ giao ñộng
nhiệt ngày và ñêm khá lớn, từ 10 - 15
0
C vào các tháng mùa mưa và trên 15
0
C
vào các tháng mùa khô, ñây là yếu tố thuận lợi cho quá trình tích luỹ chất khô và

các hương thơm cần thiết trong sản phẩm cà phê. Các tháng 1 và 2 có nhiệt ñộ
thấp là ñiều kiện quan trọng ñể thúc ñẩy quá trình phân hoá mầm hoa.
Nhiệt ñộ ở Đăk Lăk chẳng những thích hợp cho sinh trưởng, phát triển
của cây cà phê vối mà còn thuận lợi cho việc hình thành sản phẩm có chất
lượng cao.
* Chế ñộ mưa
Khí hậu nhiệt ñới gió mùa tạo nên 2 mùa tương phản nhau rõ rệt ñó là
mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường bắt ñầu vào tháng 11 và kéo dài ñến
hết tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc ñổ bộ vào ñất liền khi gặp dãy
Trường Sơn gây mưa ở các tỉnh ven biển miền Trung, sau ñó trở thành khô
hanh ở Đăk Lăk tạo thành mùa khô với những ñặc trưng như ít mây, nhiều
nắng, gió mạnh, bốc hơi nhiều và tình trạng khô hạn kéo dài. Lượng mưa ở
các tháng mùa khô chỉ chiếm từ 10 - 12% tổng lượng mưa của cả năm vì vậy
mùa khô là một trở ngại trong sản xuất nông nghiệp, ñặc biệt là cây ngắn ngày
và một số cây lâu năm có bộ rễ ăn nông, ñòi hỏi phải tưới nước.
Đối với cây cà phê thì thời gian khô hạn 4 - 5 tháng trong năm vừa là
ñiều kiện hạn chế sinh trưởng, vừa là ñiều kiện thuận lợi ñể ñạt ñược năng

5
suất cao nếu ñược tưới nước ñầy ñủ. Khô hạn sẽ tạo ñiều kiện ñể cây cà phê
ra hoa tập trung, tưới nước ñầy ñủ giúp cà phê ñậu quả thuận lợi nhờ vậy ñạt
ñược năng
suất cao.
* Ẩm ñộ không khí
Nhìn chung ẩm ñộ không khí vùng Đăk Lăk hoàn toàn phù hợp với sinh
trưởng và phát triển của cây cà phê vối. Ẩm ñộ bình quân cả năm trên 82% và
không có tháng nào dưới 72%. Các tháng mùa khô ẩm ñộ tương ñối thấp (72 -
80%) có tác dụng thúc ñẩy quá trình bốc thoát hơi nước và làm tăng thêm tính
khốc liệt của mùa khô nhưng trong ñiều kiện có tưới thì ñây lại là ñiều kiện
thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa và thụ phấn của cây cà phê vối.

* Gió
Cây cà phê vối có nguồn gốc nguyên thuỷ từ vùng rừng nhiệt ñới nên
thích hợp với môi trường nóng ẩm và im gió, yêu cầu gió nhẹ có vận tốc dưới 2
m/s. Vận tốc gió bình quân cả năm ở Đăk Lăk (khoảng 2,3 m/s) tương ñối phù
hợp với yêu cầu của cây. Tuy nhiên, trong những tháng ñầu mùa khô thường có
gió mạnh với vận tốc trên 3 m/s, gây ảnh hưởng xấu ñến sinh trưởng và năng
suất của cà phê nếu không có biện pháp trồng cây ñai rừng, cây chắn gió.
1.1.2. Đất ñai
Tính ñến năm 2007 có 180.000 ha cà phê ñược trồng trên ñất ñỏ bazan.
Đất bazan ñược coi là loại ñất lý tưởng ñể trồng cà phê, với ñặc tính vật lý
thích hợp như cấu tượng ñoàn lạp bền vững, ñộ tơi xốp cao, thoát nước
nhanh. Nhiều kết quả nghiên cứu ñã cho thấy cây cà phê trồng trên ñất ñỏ
bazan không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn làm tăng thêm ñộ
phì và bảo vệ ñược ñất không xói mòn.
Tóm lại, ñiều kiện tự nhiên ở Đăk Lăk rất thuận lợi cho sinh trưởng và
phát triển của cây cà phê ngoại trừ yếu tố hạn chế ñó là mùa khô kéo dài và trở
ngại này có thể khắc phục bằng biện pháp tưới nước bổ sung trong mùa khô.


6
1.2. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10
triệu ha và sản lượng hàng năm biến ñộng trên dưới 7 triệu tấn.
Thị trường cà phê trên thế giới biến ñộng rất lớn về giá cả do ảnh
hưởng bởi nguồn cung và tình trạng ñầu cơ. Năm 1994 do những ñợt sương
muối và sau ñó là hạn hán diễn ra ở Brazil ñã làm cho sản lượng cà phê của
nước này giảm xuống gần 50% và khiến giá cà phê tăng vọt, giá cà phê xuất
khẩu tại Việt Nam tăng từ 909 USD/tấn năm 1993 lên ñên 1.969 USD/tấn
năm 1994 [12].

Sản lượng cà phê quốc tế không ngừng tăng lên từ mức 90 triệu bao
trong năm 1980 lên 110 triệu bao vào cuối năm 1990 và những năm ñầu thế
kỷ. Sản lượng cà phê gia tăng chủ yếu từ 2 khu vực sản xuất cà phê lớn của
thế giới, ñó là châu Mỹ và châu Á. Đặc biệt là trong những năm qua diện tích
và sản lượng cà phê của Brazin tăng mạnh.
Tổng sản lượng cà phê của các nước sản xuất cà phê chủ yếu theo báo
cáo ban ñầu của ICO ñã tăng từ 116,2 triệu bao năm 2007 lên 134,16 triệu bao
năm 2008, tăng 15,44%. Trong ñó sản lượng cà phê Arabica tăng từ 71,10
triệu bao năm 2007 lên 84,90 triệu bao năm 2008, tăng 19,08%. Cà phê
Robusta tăng từ 44,9 triệu bao năm 2007 lên 49,2 triệu bao năm 2008, tăng
9,66%. Lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới không ngừng tăng cao. Lượng tiêu
dùng qua các năm từ 2003 ñến năm 2007 từ 112,9 triệu bao lên
118,47;118,39;121,4 rồi 125,08 triệu bao. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân mỗi
năm từ năm 2000 là trên 2,5% [12].
Theo thống kê của ICO trong những niên vụ gần ñây lượng cung cà phê
từ 3 nước sản xuất cà phê hàng ñầu thế giới là Brazin, Việt Nam và Colombia
ñã chiếm trên 60% tổng lượng cung cà phê trên thị trường quốc tế. Vụ cà phê
2009/2010 tổng lượng xuất khẩu của Brazil là 39.470 ngàn bao, Indonesia

7
lượng xuất khẩu tháng 3 năm 2010 giảm 35% so với mức 205.383 bao cùng
kỳ vụ trước, tháng 4 xuất khẩu ñạt 203.116 bao 60 kg, giảm 28% so với cùng
kỳ năm trước [5].
Bảng 1: Sản lượng cà phê arabica và robusta trên thế giới
Đơn vị: ngàn bao (60kg/bao)
Năm 2006 2007 2008 2009
Tổng sản lượng cà phê
ở một số nước chủ yếu
129.138 119.396 128.183 123.564
Trong ñó:


Cà phê arabica

- Khối lượng:
80.674 73.016 78.721 73.324
- %:
62,47 61,15 61,41 59,34
Cà phê robusta

- Khối lượng:
48.465 46.380 49.462 50.241
- %:
37,53 38,85 38,59 40,66
Nguồn: ICO
1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam
Cây cà phê ñầu tiên ñược ñưa vào Việt Nam năm 1857. Người Pháp ñã
mang cây cà phê Arabica từ ñảo Bourbon sang trồng ở phía Bắc Việt Nam sau
ñó mở rộng sang các vùng khác. Khi ñó, hầu hết cà phê ñược xuất khẩu sang
Pháp dưới thương hiệu "Arabica du Tonkin" [4].
Đầu thế kỷ 20, cây cà phê ñược trồng ở một số ñồn ñiền người Pháp tại
Phủ Quỳ (Nghệ An) và một số nơi ở Tây Nguyên với diện tích không quá vài
nghìn ha. Năm 1930, Việt Nam có khoảng 7.000 ha cà phê. Trong thời kỳ
những năm 1960 - 1970, cây cà phê ñược phát triển ở một số nông trường
quốc doanh ở các tỉnh phía Bắc, khi cao nhất (năm 1964 - 1966) ñã ñạt tới
hơn 20.000 ha. Sau khi ñất nước thống nhất năm 1975, tổng diện tích cà phê

8
Việt Nam chỉ còn khoảng 19.000 ha [4].
Nhờ vốn từ các Hiệp ñịnh hợp tác liên Chính phủ với các nước Liên Xô
(cũ), CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan, cây cà phê bắt ñầu ñược

chú trọng ñầu tư, ñặc biệt ở các tỉnh Tây Nguyên. Năm 1980, Việt Nam xuất
khẩu khoảng 6000 tấn cà phê với diện tích khoảng 23 nghìn ha. Bản kế hoạch
ban ñầu ñược xây dựng năm 1980 ñặt mục tiêu cho ngành cà phê Việt Nam có
khoảng 180 nghìn ha với sản lượng 200 nghìn tấn.
Hiện nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê ñứng thứ hai thế
giới. Đặc biệt trong 15 năm qua (1995 - 2009), diện tích cà phê biến ñộng
mạnh theo diễn biến của giá cà phê trên thị trường.
Giai ñoạn 1995 - 1999 giá cà phê ở mức cao trên 1200 USD/tấn, ñặc
biệt năm 2005 ñạt ñỉnh cao bình quân 2640 USD/tấn ñã kích thích người dân
mở rộng diện tích rất nhanh từ 186 ngàn ha năm 1995 lên gần 400 ngàn ha
năm 1999 (tăng 2,1 lần). Riêng năm 1997 ñạt 24,1 tạ/ha, sản lượng bình quân
ñạt 387 ngàn tấn/năm. Sản lượng xuất khẩu bình quân ñạt 406 ngàn tấn và giá
trị xuất khẩu ñạt bình quân là 432 triệu USD/năm.
Giai ñoạn 2000 - 2005 giá cà phê giảm và ở mức thấp dưới 1000
USD/tấn, thậm chí các năm 2001, 2002 chỉ ñạt bình quân dưới 500 USD/tấn,
diện tích cà
phê giảm dần từ 562 ngàn ha năm 2000 xuống 488 ngàn ha năm
2006, giảm 73 ngàn ha, bình quân giảm 12 ngàn ha/năm. Người sản xuất hạn
chế ñầu tư thâm canh nên năng suất giảm mạnh bình quân chỉ ñạt 16,7 tạ/ha,
giảm 5,3 tạ/ha, sản lượng bình quân ñạt 784 ngàn tấn, tăng 400 ngàn tấn gấp 2
lần so bình quân giai ñoạn 1995 - 1999. Sản lượng xuất khẩu bình quân ñạt
814 ngàn tấn, giá trị xuất khẩu ñạt bình quân 485 triệu USD/năm tăng 12% so
với giai ñoạn trước.

Giai ñoạn 2006 - 2009, mặc dù Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn khuyến cáo giữ ổn ñịnh diện tích nhưng do giá cà phê tăng trở
lại và ñạt mức trên 2000 USD/tấn vào năm 2008 người dân vẫn tiếp tục mở

9
rộng diện tích, người dân tiếp tục ñầu tư thâm canh nên năng suất ñược phục

hồi ñạt bình quân 19,6 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha (17,3%), sản lượng bình quân ñạt
967 ngàn tấn/năm, tăng 180 ngàn tấn (23,3%) so với giai ñoạn 2000 - 2005.
Sản lượng xuất khẩu bình quân ñạt 1081 ngàn tấn, năm xuất khẩu cao nhất là
2008 ñạt trên 2,1 tỷ USD. Kể từ năm 2007, sản lượng cà phê xuất khẩu vượt
mức 1 triệu tấn/ năm và trong những năm gần ñây sản lượng xuất khẩu của
năm sau ñều cao hơn năm trước do giá cà phê ñược cải thiện ñáng kể (trên
2000 USD/tấn) [7].
Bảng 2: Diễn biến giá và sản xuất, xuất khẩu cà phê giai ñoạn 2000-2009
Chi tiêu
ĐVT 2000

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Giá bình quân
USD/tấn

823 658 627 1227

1503


1993

1474

DT gieo trồng
1000 ha

562,0

503,2

497,4

488,7

506,4

525,1

537,0

DT cho sản phẩm

1000 ha

477,0

491,9

483,6


481,2

487,9

500,2

504,1

Năng suất
Tạ/ha 16,8

17,4 15,6 17,7

19,7 19,9

20,7
S.L cà phê nhân
1000 tấn

802,0

834,6

752,1

853,5

961,2


996,3

1.045,1

Lượng xuất khẩu

1000 tấn

654,0

936 770 870 1194

1066
,4
1168,0
Kim ngạch XK
Tr.USD

538,0

616 735,5

1101,0
1854

2,110

1710,0
Nguồn: Cục Trồng trọt
1.3. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối


Cà phê là cây công nghiệp nhiệt ñới có yêu cầu ñiều kiện sinh thái khắt
khe ñối với từng loại cà phê. Nắm vững yêu cầu sinh thái không những ñể
quy hoạch vùng trồng thích hợp mà còn ñể xây dựng các biện pháp kỹ thuật
canh tác nhằm hạn chế tối ña những ñiều kiện bất thuận của các yếu tố tự
nhiên, khí hậu tại vùng ñó.
Trong hai yếu tố sinh thái chính là khí hậu và ñất ñai thì yếu tố khí hậu

10
mang tính quyết ñịnh, vì yếu tố khí hậu khó thay ñổi. Các biện pháp kỹ thuật
canh tác cũng chỉ ít nhiều hạn chế bớt tác hại của nó chứ không làm thay ñổi
ñược. Nên khi quy hoạch vùng trồng cà phê phải ñặc biệt quan tâm xem xét
ñến các yếu tố khí hậu trước rồi mới ñến yếu tố ñất ñai.
• Yêu cầu khí hậu
- Nhiệt ñộ
Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt ñộ là yếu tố mang tính giới hạn ñối với
sinh trưởng và phát triển của cà phê.
Đối với cà phê vối cần nhiệt ñộ thích hợp từ 20 - 30
0
C, thích hợp nhất
từ 24 - 26
0
C. Cà phê vối chịu rét rất kém, ở nhiệt ñộ 7
0
C cây ñã ngừng sinh
trưởng và từ 5
0
C trở xuống cây bắt ñầu bị gây hại nghiêm trọng.
Sự chênh lệch về nhiệt ñộ giữa các tháng trong năm cũng như biên ñộ
nhiệt giữa ngày và ñêm có ảnh hưởng rất lớn ñến chất lượng ñặc biệt là hương

vị của hạt cà phê. Ở những vùng vào giai ñoạn hạt cà phê ñược hình thành và
tích luỹ chất khô, nhiệt ñộ càng xuống thấp và chênh lệch biên ñộ giữa ngày
và ñêm càng cao thì chất lượng cà phê càng cao.
- Lượng mưa
Sau nhiệt ñộ, lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu quyết ñịnh
ñến khả năng sinh trưởng, năng suất và kích thước của hạt cà phê và quá trình
phân hoá mầm hoa. Tình trạng nước trong cây ảnh hưởng ñến tính ngủ nghỉ của
chồi hoa, kích thích sự tái tăng trưởng trở lại của chồi hoa, quá trình nở hoa và
tăng trưởng về kích thước của vỏ thóc…tình trạng nước ở trong cây lại phụ
thuộc chủ yếu vào lượng mưa và sự phân bố của nó vào các tháng trong năm.
Nhìn chung cây cà phê cần một lượng mưa cả năm khá cao và phân bố
ñồng ñều giữa các tháng trong năm nhưng phải có thời gian khô hạn tối thiểu
từ 2 - 3 tháng. Thời gian khô hạn này chính là yếu tố quyết ñịnh ñến quá trình
phân hoá mầm hoa ở cây cà phê.

11
Cây cà phê vối ưa thích với ñiều kiện khí hậu nóng ẩm ở những vùng có
cao ñộ thấp nên cần có một lượng mưa trong năm khá cao từ 1.500 - 2000 mm
và phân bố ñồng ñều trong khoảng 9 tháng. Cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt
buộc nên ngoài yêu cầu phải có một thời gian khô hạn ít nhất là 2 - 3 tháng sau
giai ñoạn thu hoạch ñể phân hoá mầm hoa, giai ñoạn lúc cây nở hoa yêu cầu
phải có thời tiết khô ráo, không có mưa ñể quá trình thụ phấn ñược thuận lợi.
So với cà phê chè và cà phê mít thì cà phê vối có sức chịu hạn kém nhất.
- Ẩm ñộ không khí
Ẩm ñộ không khí có ảnh hưởng rất lớn ñến khả năng sinh trưởng của
cây trồng vì nó liên quan trực tiếp ñến quá trình bốc thoát hơi nước của cây.
Ẩm ñộ không khí thích hợp cho cây cà phê vối là trên 80%. Ẩm ñộ không khí
cao sẽ làm giảm sự mất nước của cây qua quá trình bốc thoát hơi nước. Tuy
nhiên nếu ẩm ñộ không khí quá cao cũng là ñiều kiện thuận lợi cho nhiều loại
sâu bệnh hại phát triển. Ngược lại nếu ẩm ñộ không khí quá thấp làm cho quá

trình bốc thoát nước tăng lên rất mạnh làm cho cây bị thiếu nước và héo, ñặc
biệt là trong những tháng mùa khô có nhiệt ñộ cao và tốc ñộ gió lớn. Ngoài
ẩm ñộ không khí, quá trình bốc thoát hơi nước qua lá cà phê còn phụ thuộc
vào tốc ñộ gió, nhiệt ñộ môi trường, ẩm ñộ ñất…
- Ánh sáng
Trong ñiều kiện tự nhiên, tổ tiên của các loại cà phê ñiều sinh sống
dưới những tán rừng, vì vậy bản chất của cây cà phê là một cây ưa che bóng.
Tuy nhiên trong quá trình ñược trồng trọt và chọn lọc, nhiều giống cà phê ñã
thích nghi dần với môi trường mới không có che bóng.
Ở những vùng có ñộ cao trên 800 m so với mặt biển, nhiệt ñộ thấp hơn
nên không nhất thiết phải trồng cây che bóng. Ngược lại ở những vùng có ñộ
cao thấp, nhiệt ñộ cao, ánh sáng nhiều nhất thiết phải có cây che bóng, cây
che bóng ở những vùng này không chỉ có tác dụng ñiều hoà nhiệt ñộ trong
vườn, giảm quá trình bốc thoát hơi nước mà còn làm hạn chế khả năng phát

12
dục của cây, tránh cây bị kiệt sức dẫn ñến khô cành, khô quả do năng suất quá
cao và quá sớm. Bên cạnh ñó cây che bóng cũng có tác dụng làm cho thời
gian quả chín chậm lại, ñủ thời gian ñể cho hạt tích luỹ các chất dinh dưỡng
ñặc biệt là các hợp chất thơm làm cho chất lượng hạt tăng lên.
- Gió
Cây cà phê xuất xứ của cà phê từ vùng nhiệt ñới nên ưa một khí hậu
nóng ẩm và lặng gió. Tuy nhiên gió nhẹ là ñiều kiện thuận lợi cho sự lưu
thông không khí, tăng khả năng bốc thoát hơi nước và trao ñổi chất của cây.
Gió mạnh hay bão làm rụng lá, quả, gãy cành…Nhìn chung tất cả các vùng
trồng cà phê ở nước ta ñều bị ảnh hưởng của gió hoặc gió bão.
Vùng Tây Nguyên gió ñông bắc thường thổi rất mạnh trong các tháng
mùa khô từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau với tốc ñộ rất lớn kèm theo không
khí khô hanh nên làm tăng quá trình bốc thoát hơi nước,… nên có ñai rừng
chắn gió ñảm bảo.

- Độ cao
Độ cao không phải là yếu tố khí hậu và cũng không phải là yếu tố giới
hạn mà yếu tố khí hậu như nhiệt ñộ, chế ñộ mưa, ánh sáng…mới là yếu tố
quan trọng mang tính quyết ñịnh ñối với khả năng sinh trưởng của cây cà phê.
Nhưng giữa ñộ cao và các yếu tố khí hậu lại luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Vì vậy khi nói ñến ñộ cao thích hợp cho một giống, loài cà phê nào ñó
thực chất là nói ñến yếu tố khí hậu ở vùng ñó.
• Yêu cầu về ñất ñai
- Thành phần lý tính của ñất
Cà phê là cây lâu năm có bộ rễ khoẻ, phàm ăn, ñòi hỏi ñất tốt ñể phát
triển và cho năng suất cao. So với loại cây lâu năm khác, bộ rễ cây cà phê rất
háo khí vì vậy ñòi hỏi ñất trồng phải tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt tạo
ñiều kiện cho bộ rễ phát triển.
Trong số các ñặc tính vật lý của ñất, cấu tượng và tầng sâu của ñất là 2

13
yếu tố quan trọng bậc nhất. Đất ñể trồng cà phê phải có tầng sâu tối thiểu là
70 cm. Tầng ñất càng sâu bộ rễ càng có ñiều kiện phát triển mạnh, ăn xuống
sâu ñể hút nước và huy ñộng một khối lượng lớn các chất dinh dưỡng khoáng
ở trong ñất ñể nuôi cây.
Ngoài tầng sâu, ñộ tơi xốp của ñất cũng là một yếu tố hết sức quan
trọng ñối với cây cà phê. Do bộ rễ có ñặc tính háo khí nên ñất trồng phải
thoáng khí, không bị ngập úng, giữ nước tốt trong những tháng mùa khô
nhưng lại thoát nước tốt trong những tháng mùa mưa. Đất bị nén chặt thoát
nước kém bộ rễ sẽ kém phát triển, ñặc biệt là hệ thống rễ tơ bị thối chết do
thiếu ôxy.
Hàm lượng mùn và chất hữu cơ trong ñất là một trong những chỉ tiêu
quan trọng ñể ñánh giá ñộ phì nhiêu của ñất. Hàm lượng mùn càng cao thì ñất
càng tơi xốp và khả năng giữ các chất dinh dưỡng khoáng càng cao. Yêu cầu
ñất ñể trồng cà phê phải có hàm lượng mùn từ 2,5 - 3%.

- Thành phần hoá tính của ñất
Các kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân bón ñều khẳng ñịnh ñạm và
kali là 2 nguyên tố dinh dưỡng khoáng mà cây cà phê cần với lượng cao nhất.
Riêng trong giai ñoạn cây còn nhỏ, ñang hình thành các bộ phận cành lá mới
và sự phát triển của bộ rễ thì nhu cầu của cây ñối với nguyên tố lân và ñạm
cũng rất cao.
Ngoài các nguyên tố ña lượng, cây cà phê còn cần một số nguyên tố vi
lượng khác, trong ñó ñặc biệt là nguyên tố lưu huỳnh, kẽm, canxi, magiê, bo…
Về ñộ pH của ñất trồng cà phê, một số nghiên cứu gần ñây cho thấy cây
cà phê có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng pH từ 4,5 - 6,5.
Ở nước ta cà phê phát triển tốt trên các vùng ñất ñỏ bazan chua nhẹ, phạm vi
pH từ 4,5 - 5,5 [14].



14
1.4. Ảnh hưởng của ñiều kiện môi trường ñến sinh lý ra hoa ñậu quả của
cà phê
Sự thay ñổi giữa các mùa trong năm và ñặc biệt tình trạng khô hạn,
thiếu hụt nước trong cây ñóng vai trò quan trọng ñối với quá trình phân hoá
mầm hoa. Sau thu hoạch cà phê cần một thời gian khô hạn nhất ñịnh ñể phân
hoá mầm hoa. Trong phạm vi 2 - 3 tháng, thời gian khô hạn càng dài và càng
khốc liệt thì sự phân hoá mầm hoa càng tập trung. Ngược lại mùa khô hạn ít
thì quá trình phân hoá mầm hoa thường ít và không tập trung nên không có
ñiều kiện ñể cho năng suất cao.
Bên cạnh yếu tố khô hạn, nhiệt ñộ thấp ở giai ñoạn cây sau thu hoạch
cũng có tác ñộng kích thích sự phân hóa mầm hoa. Thực tế ở Miền Bắc nước ta
tuy không có thời gian khô hạn khốc liệt như ở Miền Nam nhưng do nhiệt ñộ ở
những tháng sau thu hoạch thường thấp nên cây cà phê cũng ra hoa tập trung…
Ngoài ra sự thay ñổi tỷ lệ C/N trong cây bằng cách bón phân, tạo hình, tỉa

cành, xén tỉa, cắt ñứt bớt rễ tơ…cũng ít nhiều ảnh hưởng tới sự phân hoá mầm
hoa của cây cà phê [14].
Sau thời gian khô hạn kéo dài ñủ ñể phân hoá mầm hoa chỉ cần một
lượng mưa nhỏ ñã ñủ kích thích hoa nở. Lượng mưa hoặc tưới nước ảnh
hưởng lớn ñến số lượng hoa nở. Nếu không ñủ nước hoa cương lên nhưng
không nở ñược và biến thành hoa chanh, hoa giữ nguyên dạng búp, chuyển
sang màu tím rồi khô chết. Ngưỡng mưa tối thiểu ñể hoa nở rất thấp khoảng
3-10 mm, nhưng ñể cho hoa nở bình thường cần lượng mưa cao hơn nhiều từ
25-30 mm.
Ở Tây Nguyên ñiều kiện khí hậu với mùa khô khốc liệt kéo dài cho
phép sự phân hoá mầm hoa rất tập trung. Tưới nước hợp lý trong mùa khô
giúp cho sự ra hoa, ñậu quả thuận lợi, tạo ñiều kiện cho năng suất cao.
Đối với cà phê vối sau khi hoa nở sẽ xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh
ñể hình thành quả. Nước ñóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển

15
quả và hình thành hạt cà phê [14].
Theo kết quả nghiên cứu của Cannell (1985) tại Kenya và kết quả
nghiên cứu sau này của một số tác giả trên cà phê chè và cà phê vối, có thể
phân chia quá trình phát triển của quả cà phê thành 4 giai ñoạn sau:
- Giai ñoạn ñầu ñinh
Trong giai ñoạn này kéo dài từ 1 - 2 tháng ở cà phê chè và 3 - 4 tháng ở
cà phê vối sau khi hoa nở. Kích thước bên ngoài của quả hầu như không tăng
lên và có hình ñầu chiếc ñinh ghim nên gọi là giai ñoạn “giai ñoạn ñầu ñinh”.
Tuy rất ít tăng thể tích, quả gần như ñang ngủ nghỉ, nhưng trong giai ñoạn này
nếu thiếu nước trầm trọng ở các ñầu ñinh có thể chuyển sang màu hồng rồi
rụng quả non.
- Giai ñoạn tăng nhanh về thể tích
Từ tháng thứ 3 ñến tháng thứ 5 sau khi hoa nở lúc này quả tăng nhanh
về mặt thể tích cũng như trọng lượng khô.

Cũng trong giai ñoạn này 2 khoang chứa hạt phát triển tới mức tối ña
và hoá gỗ. Kích thước của khoang phụ thuộc vào tình trạng nước trong cây. Ở
giai ñoạn này nếu thiếu nước thì các khoang chứa hạt sẽ không thể phát triển
tối ña làm cho hạt cà phê hình thành ở các giai ñoạn sau có kích thước nhỏ. Ở
Đăk Lăk giai ñoạn này thường vào khoảng tháng 5 và 6 lúc này ñã mưa ñều,
nhưng những năm mùa khô hạn kéo dài, tháng 5 ít mưa hoặc chưa mưa thì hạt
cà phê ở năm ñó có thể bị nhỏ ñi. Trong giai ñoạn này thường có hiện tượng
rụng quả hàng loạt do quả cà phê lớn nhanh bị chèn ép, do cung cấp nước,
dinh dưỡng không kịp thời.
- Giai ñoạn tích luỹ chất khô và hình thành hạt
Từ tháng 6 ñến tháng 8 kể từ lúc nở hoa, hạt bắt ñầu ñược hình thành
và hai khoang chứa hạt ñóng vai trò như những bồn chứa ñể tích luỹ chất khô
trong hạt. Đây là giai ñoạn cây cần nhiều dinh dưỡng nhất và cũng cần nhiều
nước ñể việc vận chuyển dinh dưỡng trong cây ñược thuận lợi.

16
Trong giai ñoạn này nhiệt ñộ thấp và biên ñộ nhiệt ngày và ñêm cao tạo
ñiều kiện thuận lợi cho việc tích luỹ dinh dưỡng trong hạt, ñặc biệt là các hợp
chất thơm.
- Giai ñoạn quả chín
Từ tháng thứ 8 ñến tháng thứ 10 sau khi nở hoa, hạt ñã hoá cứng, phôi
nhũ ñã phát triển ñầy ñủ. Diệp lục trong vỏ quả bị phân huỷ, quá trình tổng
hợp Ethylen tăng lên và quả chín.
Như vậy trong suốt quá trình ra hoa, ñậu quả và tăng trưởng quả của cà
phê, nước ñóng vai trò rất quan trọng.
Trong ñiều kiện tự nhiên, cây cà phê hoang dại phát triển dưới tán cây
rừng nhiệt ñới nên nhu cầu nước không cao. Tuy nhiên, ở các vùng trồng cà
phê mà thời kỳ khô hạn kéo dài thì việc tưới nước cho cà phê luôn ñem lại kết
quả tốt và ñôi khi mang tính quyết ñịnh ñến sinh trưởng, năng suất cà phê. Vì
vậy ngoài các tiêu chuẩn về lý hoá tính ñất, tại một số vùng trồng cà phê ở Việt

Nam thì nguồn nước tưới là một tiêu chuẩn rất quan trọng khi chọn ñất trồng cà
phê. Vào lúc trồng mới và các năm kiến thiết cơ bản, nếu cây cà phê con không
ñược tưới nước trong mùa khô sẽ chết. Vào thời kỳ kinh doanh, nước ñặc
biệt
cần thiết trong giai ñoạn ra hoa ñậu quả vào mùa khô, cà phê kinh doanh không
ñược tưới nước hầu như không cho thu hoạch, cành khô, chết. Một chế ñộ tưới
nước hợp lý cần dựa vào những căn cứ khoa học liên quan ñến yêu cầu sinh lý
của cây, ñiều kiện thời tiết khí hậu, ñặc ñiểm ñất ñai v.v [14].
+ Thời ñiểm tưới: Yêu cầu sinh lý của cây cà phê là trải qua một thời kỳ
khô hạn từ 2 - 3 tháng ñể cây ngừng sinh trưởng và các mầm ngủ phân hoá
thành các mầm hoa. Khi cây ñã phân hoá mầm hoa ñầy ñủ, tưới nước sẽ giúp
cây ra hoa tập trung, tạo ñiều kiện thuận lợi cho quá trình thụ phấn. Cần tránh
khuynh hướng tưới quá sớm khi cây chưa kịp phân hoá mầm hoa ñấy ñủ, cây
sẽ ra hoa không tập trung dẫn ñến tình trạng quả chín rải rác tốn tiền công thu

17
hoạch và tạo ñiều kiện thuận lợi cho mọt ñực quả phát triển. Ngoài ra tưới
nước nhiều và sớm sẽ làm tăng chi phí tưới.
Để xác ñịnh lượng nước tưới có thể dựa vào các tài liệu khí hậu và các
phương tiện ño ñộ ẩm nhưng những biện pháp này rất khó thực hiện tại các cơ
sở sản xuất. Một phương pháp tiện lợi ñể xác ñịnh thời ñiểm tưới ñã ñược áp
dụng phổ biến là dùng ñĩa giấy Cobalt Chlorride (CCPD) theo nguyên tắc
CCPD có màu xanh khi khô và chuyển màu khi ướt. Đĩa giấy ñược ñặt vào
mặt dưới của lá và sẽ chuyển màu khi hấp thụ nước do quá trình thoát hơi
nước của lá. Thời gian cần thiết ñể ñĩa giấy chuyển màu thể hiện mức ñộ thiếu
nước của cây. Kỹ thuật này ñã ñược áp dụng phổ biến ở Kenya và Ấn Độ.
Trồng cây che bóng trong vườn cây cà phê có tác dụng hạn chế khả năng
phát dục của cây, tránh cho cây ra hoa quả quá nhiều dẫn ñến kiệt sức, khô cành,
khô quả. Cây che bóng có tác dụng làm cho quả chín chậm lại, ñủ thời gian ñể hạt
tích luỹ chất dinh dưỡng, ñặc biệt hợp chất thơm làm dinh dưỡng tăng lên [6].

1.5. Một số nghiên cứu về kỹ thuật tưới trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
Biện pháp tưới nước ñược áp dụng rộng rãi ở các ñồn ñiền cà phê ở
Đông Phi, nơi mà lượng mưa hàng năm dưới 1.000 mm. Nhiều ñồn ñiền cà
phê ở Malawi khi ñược tưới nước có thể ñưa năng suất từ 3 tấn/ha lên ñến 5
tấn/ha với lượng nước tưới 300 - 400 m
3
/ha và chu kỳ tưới từ 10 - 14 ngày.
- Kỹ thuật tưới phun mưa (Sprinkler irrigation)
Là kỹ thuật tưới ñược sử dụng phổ biến nhất ở các nước trồng cà phê
nhờ vào chất lượng nước tưới cao phù hợp với yêu cầu sinh lý của cây cà phê,
nước tưới ñược phân bố ñều khắp tán cây tạo ñiều kiện tiểu khí hậu mát mẻ
cho vườn cà phê trong mùa khô. Hệ thống tưới phun mưa có thể hoạt ñộng
bình thường ở những nơi có ñịa hình phức tạp nhiều ñồi dốc, thao tác vận
hành dễ dàng, tiết kiệm lao ñộng sống. Trở ngại chính của kỹ thuật tưới này là
trang thiết bị ñắt tiền (một hệ thống hoàn chỉnh ñể tưới cho 20 - 30 ha có giá

18
trị khoảng 30.000 USD), tổn thất nước khá cao ñặc biệt là khi có gió lớn, tiêu
tốn nhiều nhiên liệu do ñòi hỏi áp lực tại vòi phun khá cao (3 amt) [26].
Hệ thống tưới gồm một máy bơm có công suất trên 50 mã lực và hệ
thống ống dẫn bằng kim loại nhẹ thường ñược làm bằng hợp kim nhôm ñể dễ
di chuyển bằng thủ công và cuối cùng là những vòi phun. Dưới tác ñộng của
áp suất cao trong hệ thống ống dẫn các hạt nước thoát ra khỏi vòi phun dưới
dạng những hạt mưa nhỏ. Tổng kết của Ấn Độ cho thấy áp dụng kỹ thuật tưới
phun mưa ñã có tác dụng cải thiện ñược ñiều kiện dinh dưỡng trong cây, giúp
quả chín tập trung, chiều dài cành tăng gấp ñôi và năng suất tăng từ 85 - 95%
so với vườn không ñược tưới. Các công ty cà phê với diện tích lớn thường
chọn lựa kỹ thuật tưới này [26].
- Kỹ thuật tưới nhỏ giọt (Drip irrigation)

Được ñánh giá cao về mặt tiết kiệm nước. Hệ thống tưới gồm có máy
bơm, bể chứa phân bón, máy lọc, ñường ống dẫn, vòi nhỏ giọt (dripper) và
các van phân phối nước. Trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt, nước ñược cung cấp
cho từng khoảnh ñất trên cánh ñồng và tập trung ở phần hoạt ñộng chủ yếu
của bộ rễ cây trồng. Sau nhiều năm ứng dụng, người ta ñã ñi ñến kết luận là
kỹ thuật tưới nhỏ giọt có thể thay thế cho các kỹ thuật tưới bề mặt và tưới
phun mưa ñã có từ lâu. Một số vùng trồng cà phê ở Brazil, Bờ Biển Ngà và
Ấn Độ ñã sử dụng kỹ thuật tưới này [24].
Kỹ thuật tưới nhỏ giọt có các ưu ñiểm sau:
a) Tiết kiệm nước: Do nước ñược cung cấp trực tiếp ñến phần rễ cây
nên tránh ñược tổn thất nước, thông thường có thể tiết kiệm ñược 30 - 40%
lượng nước tưới so với phương pháp tưới phun mưa hay tưới tràn [29]. Kết
quả nghiên cứu của Snoeck (1988) tại Bờ Biển Ngà cho thấy kỹ thuật tưới
nhỏ giọt có thể tiết kiệm ñược 50% lượng nước tưới so với tưới phun mưa
trong khi năng suất cà phê (tích lũy 2 năm) không có sự khác biệt giữa 2
phương pháp tưới [31].

19
b) Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón: chất dinh dưỡng ñược cấp dễ
dàng và ñều ñặn ñến vùng hoạt ñộng của bộ rễ thông qua nước tưới
(Fertigation) [28],[32].
c) Chi phí vận hành thấp: do lưu lượng thấp, không ñòi hỏi áp suất cao
nên chi phí nhiên liệu thấp, hệ thống ñường ống ñược ñặt cố ñịnh và có thể
ñiều khiển bằng máy tính nên không tốn nhiều công ñể vận hành;
d) Hạn chế cỏ dại và sâu bệnh: nhờ nước ñược cung cấp cục bộ ở phần
hoạt ñộng của bộ rễ.
Tuy nhiên so với các kỹ thuật tưới khác, kỹ thuật tưới nhỏ giọt có những
hạn chế sau:
a) Trang thiết bị ñắt tiền và ñòi hỏi trình ñộ kỹ thuật cao (hệ thống phải
ñược thiết kế và vận hành với ñộ chính xác cao) ñây là trở ngại chính khiến

kỹ thuật này không ñược phổ biến rộng rãi mà chỉ giới hạn trong các vùng có
nguồn nước khan hiếm;
b) Đòi hỏi chất lượng nước tưới cao: Do các ñường ống dẫn rất hẹp nên
dễ bị tắc bởi các vật cản như bùn, cát, chất hữu cơ ;
c) Đường ống và thiết bị hay bị hư hỏng, mất mát.
Kết quả nghiên cứu của Ram (1992) cho thấy kỹ thuật tưới nhỏ giọt
làm năng suất cà phê vối tăng 58,9% so với ñối chứng không tưới [29]. Theo
Azizuddin (1994), tưới nhỏ giọt năng suất tăng 1.764 kg/ha so với không tưới.
[24]. Một nghiên cứu khác của Ấn Độ ñã xác ñịnh chế ñộ tưới nhỏ giọt thích
hợp cho cà phê vối kinh doanh là 8 lít/cây/ngày
Trong khi ñó ở các nước trồng cà phê khác trên thế giới như Ấn Độ,
Indonesia, mục ñích tưới nước là bổ sung nước ñể nuôi quả non vào giai ñoạn
thiếu nước còn quá trình nở hoa của cây cà phê thường do những sự cấp nước
của những cơn mưa ñầu mùa.
Sivanappan (1994) ñã tổng hợp các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của
kỹ thuật tưới nhỏ giọt ñến sự phát triển của bộ rễ trên nhiều loại cây trồng ở

20
Ân Độ, Israel, Mỹ, Australia và Thái Lan và nhận thấy bộ rễ các loại cây
trồng ñều phát triển bình thường [30].Tưới nhỏ giọt ít phụ thuộc vào các yếu
tố tự nhiên như ñịa hình dốc hay chia cắt, thành phần cũng như cấu trúc ñất,
giúp tiết kiệm 30 - 60% nước so với phương pháp tưới truyền thống.
Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước
nhất. Kỹ thuật tưới này cho phép ñưa nước, phân bón ñến ñúng vùng hoạt
ñộng của bộ rễ với liều lượng tối thích thông qua hệ thống van, ñường ống,
máy bơm và hiện ñại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát. Phương
pháp này phân bố lượng nước cục bộ trên cánh ñồng nên không làm xói mòn
hoặc nén chặt ñất trồng trọt. Tưới nhỏ giọt ñược áp dụng nhiều trong các nông
trang, nhà kính và vườn gia ñình cũng như thích hợp nhất với các loại cây như
dừa, nho, chuối, cam quýt, dâu tây, mía, bông, ngô, cà chua và một số cây

công nghiệp khác.
Israel trở thành quốc gia tiên phong trong việc phát triển các công nghệ
và thiết bị như tưới nhỏ giọt, các van và bộ ñiều khiển tự ñộng, lọc nhiều tầng
và tự ñộng, vòi phun áp lực thấp, phun mưa loại nhỏ, bộ tưới nhỏ giọt có bù
áp hay vòi tưới phun. Các mô hình hệ thống tưới nhỏ giọt khác nhau cũng
ñược thiết kế tùy theo nhu cầu như tưới thẳng, bán nguyệt xoay tròn, tưới nhỏ
giọt hoặc phun sương. Công nghệ tưới tiết kiệm nước Israel hiện không chỉ
tập trung tại những khu vực ít nguồn nước tự nhiên của các nước phát triển
mà ñang ñược mở rộng trên phạm vi toàn cầu.
Tại Nam Mỹ và châu Âu, tưới nhỏ giọt ñã trở nên phổ biến. Đầu tháng
8/2009, tập ñoàn Netafim (Israel) ñã nhận hợp ñồng cung cấp hệ thống tưới tiêu
nhỏ giọt trị giá 22 triệu USD cho dự án trồng mía ñường quy mô lớn tại Peru.
Trong khi tại châu Á, việc áp dụng hệ thống này ñang trong giai ñoạn
phát triển, ñặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Ấn Độ, trung tâm phát triển
nông nghiệp nước này ñã khai mạc chương trình tập huấn về tưới nhỏ giọt
ngày 11/8 vừa qua với mục ñích hướng dẫn nông dân bang Gurdaspur áp

21
dụng công nghệ tưới tiêu tiết kiệm sau khi phương pháp này ñã ñem lại thành
công tại nhiều khu vực khác. Hiện Ấn Độ phải ñối phó với thực trạng nguồn
nước ngầm ñang suy giảm ngày càng nghiêm trọng.
Với thực trạng hiện nay, nhiều chuyên gia nông nghiệp ñánh giá tưới
nhỏ giọt hoặc phun sương là giải pháp khả thi nhất hiện nay. Tuy nhiên, ñiểm
yếu của hệ thống này là giá thành tương ñối ñắt cũng như việc bảo dưỡng
thông tắc ñường ống và thiết bị nhỏ giọt phức tạp.
Báo cáo công bố gần ñây của Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) và
Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) cũng khẳng ñịnh nhiều quốc gia tại châu
Á sẽ phải nhập khẩu lương thực từ châu lục khác nếu họ không thay ñổi cách
thức tưới tiêu. Biện pháp khả thi nhất hiện nay là cải tạo tất cả các hệ thống
thủy lợi lạc hậu ở châu Á, nơi mà phần lớn nông dân canh tác sử dụng một

lượng nước lớn nhưng không hiệu quả khiến các nguồn nước ngầm nhanh
chóng cạn kiệt.
1.5.2. Ở Việt Nam
Việc sản xuất cà phê ở Tây Nguyên ñang ñối mặt với nhiều khó khăn
như sự biến ñộng của giá cả, vật tư, nhiên liệu tăng cao, sâu bệnh hại và ñặc
biệt nghiêm trọng nhất vẫn là vấn ñề nước tưới vào mùa khô hạn. Kết quả
nghiên cứu của Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho
thấy cây cà phê có bộ rễ tương ñối nông, lượng rễ tập trung chủ yếu ở tầng ñất
mặt từ 0 ñến 30 cm (trên 80% trọng lượng rễ), phạm vi hoạt ñộng của bộ rễ
ñược xác ñịnh từ 0 ñến 50 cm. Vì vậy, trong ñiều kiện khí hậu của Tây
Nguyên có mùa khô hạn kéo dài, cây cà phê cần ñược tưới nước bổ sung vào
mùa khô [2].
Cách lựa chọn các phương pháp tưới khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu
và ñiều kiện thực tế (như vốn ñầu tư, nhân công, ñịa hình, lượng nước có sẵn
trong thiên nhiên, chất lượng, ñộ cơ giới và những ñặc ñiểm về kỹ thuật của
trang thiết bị) trong từng giai ñoạn riêng biệt. Những kỹ thuật tưới nước ñược

×