Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Kiến thức các lái xe nên biết khi tham gia giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.71 KB, 20 trang )

CHƯƠNG 1: CHECK HÀNG VÀ ĐỐI ĐÁP
Một khi đã ra đường thì xe điên là một, CSGT là hai đều hết sức
nên tránh, vì cả hai đều có thể ụp đến một cách bất thần và có sức tàn
phá rất cao. Xe điên thì rõ rồi, còn CSGT, về lý thuyết thì mình không
có gì phải sợ nếu bạn đi đúng luật - nhưng thực tế không giống như lý
thuyết. Phần lớn CSGT lờ luật đi, vô tình hoặc cố ý áp dụng sai luật,
sách nhiễu… làm bạn vẫn phải bỏ tiền ra chịu phạt vì những lỗi,
những bẫy không đáng có, mất tiền mà ấm ức và không phục… điều
này gây ức chế rất lớn trong việc tham gia giao thông của chúng ta.
Theo các kinh nghiệm để phòng ngừa và xử lý với các tình huống
khi phải đối mặt với CSGT thật sự không quá phức tạp, Điều đầu tiên
- cũng là điều tiên quyết - đấy là bạn phải nắm rõ luật: Bạn phải biết
chắc chắn mình sai ở đâu, đúng ở đâu, CSGT (hay các lực lượng chức
năng khác) có quyền hạn như thế nào... như thế mới có thể tự cứu
mình được trước khi nhờ đến bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài.
“Check hàng” là điều kiện tiên quyết trước khi làm việc với
CSGT khi chẳng may bị dừng xe. Gồm các bước sau:
1. Thao tác dừng xe:
Khi xxx vẫy vào xếp hàng, hãy bình tĩnh giảm tốc độ từ từ, quan
sát các phía và cho xe đỗ vào vị trí xxx yêu cầu. Nếu xxx hướng dẫn
đỗ sai vị trí, vị trí không an toàn thì hãy hạ kính và yêu cầu xxx hướng
dẫn đỗ vào vị trí an toàn và đúng luật: Đề nghị đồng chí hướng dẫn
tôi đánh xe vào sát lề đường. Dừng thế này là sai luật và không đảm
bảo an toàn giao thông!" (bánh gần nhất cách lề <25cm, vì đã có
trường hợp xxx chỉ dẫn vào vị trí sai đề…đè ra bắt lỗi). Bật đèn dừng
khẩn cấp sau khi xe đã vào vị trí dừng an toàn.

2. Chuẩn bị & check hàng:
Vẫn ngồi tại vị trí lái, bật ghi âm, ghi hình, test thử nếu cần.
Phong thái điềm nhiên, thư thả, kể cả khi việc dừng xe của bạn làm
tắc cả đoạn đường dài (cái này các tay đua khác sẽ chửi xxx chứ


không chửi bạn). Quan sát và kiểm tra kỹ 2 yếu tố sau:
1. Xem xxx đó là thật hay giả? xxx đó có đầy đủ quân hàm/quân
hiệu, biển tên hoặc thẻ xanh hay không? Theo TT45: “Từ ngày
01/01/2013 chỉ những CSGT mang bảng hiệu tuần tra kiểm soát màu
xanh mới có quyền dừng các phương tiện đang lưu thông để xử lý.
Các cán bộ, chiến sĩ CSGT chưa có thẻ xanh chỉ được làm các nhiệm
vụ khác như hướng dẫn, phân luồng giao thông.”
Do đó nếu phát hiện xxx không có đầy đủ những yếu tố trên thì ta
có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền và cứ xoáy vào đấy và
dứt khoát không làm việc vì đây có thể là xxx giả hoặc xxx không đủ
điều kiện đi làm việc;
2. Quan sát khu vực xung quanh, nếu phát hiện chỉ có 01 xxx (hay
gọi là bồ câu đi lạc) thì đây là xxx đi ăn mảnh phi pháp (Theo TT65 tổ
xxx tối thiểu 2 người).
Gặp 02 trường hợp trên thì dứt khoát không xuống xe mà hãy gọi
cho CS 113 hoặc Đường dây nóng Cục CSGT ĐB-ĐS để phản ánh:
+ Hà Nội: 06942608; 06942593; 06942877; 069211224; 04.39423011
+ Đại diện phía Nam: 069.36233 - 08.38387521
Hà Nam (0351.3851 021); Nam Định (0350.3891 026);
Ninh Bình (030.3873 338); Thanh Hóa (037.3853 085).

1


Nếu phát hiện xxx là giả, hãy đề phòng bị cướp và chuẩn bị
phương án phòng vệ hợp lý (chú ý: luôn để đồ tự vệ khẩn cấp ở cốp
bên lái).
Nếu xxx có đầy đủ 2 yếu tố trên thì đủ điều kiện để bắt đầu làm việc.
3. Xuống xe, yêu cầu chào, yêu cầu đọc lỗi và xuất trình giấy tờ.
Phải thực hiện tuần tự theo đúng quy trình sau, bất chấp một số

xxx bố láo đòi kiểm tra giấy tờ trước khi đọc lỗi - đây là việc làm
hoàn toàn sai luật và điều lệ nghành của xxx - xuống xe, yêu cầu
chào, chào lại, yêu cầu đọc lỗi, nếu chúng ta chấp nhận lỗi mới phải
xuất trình giấy tờ.
Xuống xe:
Sau khi xác định xxx đó đủ điều kiện làm việc. Vẫn bật đèn dừng
khẩn cấp, bật ghi âm, xem lại giấy tờ xe một lượt nhưng vẫn để trong
xe. Kéo các kính, xác nhận tháo dây an toàn với xxx: “dây an toàn
đây nhé”, bước xuống xe và khóa cửa cẩn thận. Nên đứng làm việc
với xxx phía đầu mũi xe, trong phạm vi thị trường của CAM hành
trình trên xe. (kể cả xe không có CAM vẫn làm thế để vẫn có thể gây
áp lực với xxx khi cần)
.
Đọc thêm: Kinh nghiệm sử dụng các thiết bị ghi âm/camera:
Kiểm tra và test kỹ, đảm bảo máy luôn hoạt động trước khi bước
xuống xe. Chú ý hướng cho xxx luôn ở trong thị trường của máy
quay. Nếu để trên túi áo ngực thì không bắt buộc phải cho xxx biết là
mình đang quay ngay lúc ban đầu, khi xxx hớ hênh phạm lỗi hay cần
thiết gây áp lực thì mới cho xxx biết là mình đang quay. Nếu sử dụng
ghi âm thì những đoạn nhạy cảm thì nên khẳng định lại, sử dụng câu

hỏi đóng, để chắc chắn là xxx buộc phải trả lời rõ ràng và đã được ghi
âm lại. Vd như: “Tức là anh chỉ kiểm tra hành chính thôi phải
không?” “Tôi đã đưa giấy tờ cho anh rồi phải không? Nếu xxx không
cho ghi hình thì chúng ta có thể nói cứng là “chúng tôi có quyền giám
sát các anh làm việc theo luật pháp”/”luật nào không cho tôi ghi hình
khi các anh làm việc?” Kiên quyết bảo vệ ý kiến và không để cho máy
quay rơi vào tay xxx đề phòng bị xoá đoạn phim trên máy.
Yêu cầu chào:
Yêu cầu xxx chào và chúng ta phải nhìn thấy xxx chào đúng điều

lệnh trước mặt mình. Điều này qui định trong điều lệnh ngành.
(Khoản 1 điều 10 Thông tư số 60/2009/TT-BCA ngày 29/10/2009 của
Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi
phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ)
Chú ý: Tuyệt đối không chấp nhận một số trường hợp xxx bố láo
chào qua quýt. Hãy yêu cầu xxx chào lại tử tế. Vd: kiểu chào cái lưng
(xxx chào khi ta đang bước xuống xe thì xxx đã chào xong rồi): - “Tôi
chưa thấy đồng chí chào tôi!” – xxx giải thích: “đã chào lúc nãy rồi,
blah blah…” - “Lúc nãy đồng chí chào khi tôi chưa đứng ra xe hoàn
toàn, đồng chí chào với cái lưng của tôi à. Yêu cầu đồng chí chào lại
theo đúng điều lệnh ngành”. Hay kiểu chào giơ cả gậy chỉ huy (tay
chào cầm cả gậy): “Một lần nữa, yêu cầu đồng chí đưa gậy sang tay
trái và chào tôi lại theo đúng điều lệnh ngành!”
Chào lại:
Bước này không bắt buộc, tuy nhiên nên có. Sau khi xxx chào
đúng, chúng ta hãy chào rõ cấp bậc, họ tên đầy đủ (nếu cần thêm cả số
hiệu) của xxx đó nữa, VD như "chào trung sỹ Lê Văn La", "chào đại
2


úy Hải Văn Dớ"… Điều này một là để máy ghi âm ghi lại (sau hết
cãi) hai là thể hiện hiểu biết của chúng ta và đặc biệt tạo ra sự uy
quyền giữa "ông chủ" và "đầy tớ", nhắc cho xxx nhớ ra ai là "ông
chủ", ai là "đầy tớ". Khi đó áp lực của "ông chủ" sẽ đè nặng lên "đầy
tớ", xxx sẽ giảm sự hống hách, bố láo... (Cả trong quá trình tranh luận
với xxx, chúng ta chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp, bình
tĩnh, và dứt khoát)
Có thể các bạn sẽ hỏi liệu mình làm thế có gây ức chế và xxx sẽ
gây khó khăn cho mình không. Câu trả lời là KHÔNG. Vì điều gì mà
xxx chặn xe ta lại? Như vậy mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng

tiền (phạt). Thôi thì đằng nào cũng mất tiền (nếu vi phạm thật), vậy tại
sao ta không đòi hỏi đủ “quyền lợi” (thậm chí nếu biết rõ luật thì tình
huống chúng ta bị phạt còn mất ít tiền hơn là đưa tiền cho xxx ăn bẩn)
Lưu ý là đối với xxx thì “mềm nắn, rắn buông”, vì vậy nếu các tay
đua mềm như bún thì chắc chắn sẽ bị “bóp” mạnh hơn. Vậy tại sao
không “cương”? Mặt khác, nếu chúng ta thể hiện sự hiểu biết về pháp
luật, về điều lệ,…. thì xxx không dám lộng hành.
Yêu cầu đọc lỗi:
Yêu cầu xxx đã phát lệnh dừng xe phải có trách nhiệm thông báo
lỗi, hay thông báo lý do dừng xe theo các điều kiện về việc được phép
dừng xe để kiểm soát theo Điều 14 TT65. Sau đó mới được phép tiến
hành kiểm soát, bao gồm cả việc yêu cầu lái xe xuất trình giấy tờ.
Tới đây sẽ xảy ra các trường hợp trả lời của xxx sau”
TH1: Xxx đọc lỗi , và chúng ta có quyền yêu cầu chứng minh lỗi,
tranh luận với xxx nếu cần thiết. (Chuyển sang phần 2: Tranh luận)

TT 65/2012/TT-BCA, Trần Đại Quang ký ngày 30/10/2012, Điều
14: Các trường hợp được dừng phương tiện
1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng
phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ
thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp
luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục
trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám
đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng
Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục
Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh
sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc

kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo
chuyên đề;
d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra
từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên
quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm
an ninh, trật tự;
đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm
pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
3


Hoặc nếu xxx bắt láo chúng ta để vòi tiền, xxx có thể “phun châu,
nhả ngọc” như sau:
TH1: xxx đọc lỗi vi phạm của chúng ta
TH2.1xxx: Chúng tôi chỉ kiểm tra hành chính.
TH2.2 xxx: Anh cứ đưa giấy tờ rồi tôi sẽ đọc lỗi!
TH2.3xxx: các trường hợp khác…
Lưu ý quan trọng: Tuyệt đối không đưa giấy tờ cho xxx khi chưa
có lệnh kiểm tra; khi xxx chưa thông báo lỗi; thông báo lỗi mà chúng
ta thấy không thỏa đáng, cần phải tranh luận thêm hay xxx không
chứng minh được chúng ta vi phạm lỗi đấy. Chỉ đưa giấy tờ khi lập
biên bản – sau khi ta đã thật sự chấp nhận lỗi vi phạm đấy. (Xem
thêm phần nguyên tắc tranh luận để hiểu rõ hơn).
4. Xử lý và đối đáp:
Chúng ta sẽ có cách xử lý phù hợp với từng trường hợp nêu trên:
Với TH1. xxx đọc lỗi: chuyển sang chương 2: Tranh Luận.
Với TH2.1. xxx: “Chúng tôi chỉ kiểm tra hành chính”

Nếu xxx nói là kiểm tra hành chính, nghĩa là xxx thực hiện việc
dừng xe trong các trường hợp b,c,d khoản 1 Điều 14 của TT 65 thì có
2 việc phải chốt với xxx:
Điều 1: “Xe tôi không vi phạm lỗi! Tức là sau khi tôi đưa giấy tờ
để anh kiểm tra hành chính nếu không có vấn đề gì phải hoàn trả lại
giấy tờ để tôi đi tiếp”.
Điều 2: yêu cầu xxx xuất trình các loại văn bản/ lệnh kiểm tra của
thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền (Tham khảo TT65, Điều 14).
Nếu xxx không xuất trình được lệnh kiểm tra thì tóm ngay cái
điều 1 xxx mới khẳng định vừa nãy: dừng xe vô cớ, sai luật và gọi

điện thoại về đường dây nóng để phản ánh lại.
Nếu xxx có lệnh kiểm tra, sau khi kiểm tra đấy là lệnh đúng thì
chúng ta mới xuất trình giấy ra cho xxx kiểm tra, sau đó cất trở lại
vào người và kết thúc quy trình làm việc với xxx.
Note: Nếu cẩn thận hoặc cảm thấy không tin tưởng xxx, chúng ta
có thể giữ chắc trên tay, giơ ra phía trước rõ ràng hoặc để trên măt
tap-lô xe cho xxx nhìn thấy và đọc các thông tin cho xxx nghe rõ và
sau đó cất trở lại vào người (không cho xxx đụng vào giấy tờ, đề
phòng xxx chơi trò “cầm đằng chuôi”)
Với TH2.2: xxx đòi kiểm tra giấy tờ trước khi đọc lỗi:
Đây là câu trả lời vô cùng bố láo và hoàn toàn sai luật, thực hiện theo
2 bước sau:
Bước 1: Nhắc lại điều 14 TT65: yêu cầu xxx phải chứng minh lỗi
trước khi được phép thực hiện kiểm tra, kiểm soát giấy tờ.
Bước 2: Tuyệt đối không đưa giấy tờ cho xxx - xxx cầm được giấy
tờ đồng nghĩa xxx cầm đằng chuôi.
Với trường hợp này, hoặc là xxx sẽ lái về TH2.1. Chúng ta sẽ xử
lý như trên hoặc xxx đọc lỗi (vớ vẩn nào đó) của chúng ta. => Quay
về TH1.

Với TH2.3:xxx & các trường hợp khác: tìm cách lái về các trường
hợp trên./.

4


Đọc thêm: một số trường hợp đối đáp điển hình của các tay đua:
TH: xxx đòi kiểm tra giấy tờ & TH2.2: đòi kiểm tra giấy tờ trước
Xxx: Đề nghị anh xuất trình giấy tờ/ Anh cứ đưa giấy tờ rồi sẽ
đọc lỗi.
TL: Theo TT 65 điều 14 quy định các trường hợp dừng xe, đề
nghị đồng chí đọc lỗi dừng xe theo đúng trình tự dừng xe của ngành
trước khi có quyền yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ.
Xxx: Anh biết TT65 là cái gì không mà hỏi? (đã có cụ bị dính câu
này rồi đấy!)
TL: Đó là câu mà tôi cần phải hỏi anh chứ không phải anh hỏi tôi.
Vì anh là xxx thì anh phải biết thông tư đó trước khi ra đường. Có cần
tôi nhắc lại điều 3 TT65 về yêu cầu tiêu chuẩn của cán bộ khi làm
nhiệm vụ không? Hay là để tôi nhờ thủ trưởng của anh nhắc hộ??
TH2.1: Chỉ kiểm tra hành chính
TL: Đồng chí kiểm tra hành chính, tức là xe tôi không vi phạm
lỗi? _ xxx: …. (ok)
TL: Tức là sau khi kiểm tra xong đầy đủ giấy tờ tôi có quyền đi tiếp?
xxx: …. (ok)
TL: Đồng chí có quyết định kiểm tra hành chính theo TT65/2012 của
ngành không? (chú ý phân biệt với nhật ký tuần tra kiểm soát – hai cái
này khác nhau và nhật ký TTKS không có tác dụng KT hành chính).
Trường hợp xxx có lệnh kiểm tra và ta phải cho xxx kiểm tra giấy
tờ hành chính. Nếu cảm thấy không tin tưởng và sợ xxx chơi trò “cầm
đằng chuôi” ta có thể cầm giấy tờ trong tay, giơ trước mặt cho xxx

xem và đọc các thông tin trong đấy, hoặc để trong xe phía trên taplo
cho xxx xem qua kính lái nhưng không cho xxx cầm vào giấy tờ.

TT 65/2012/TT-BCA, BT Trần Đại Quang ký ngày 30/10/2012,
Điều 3. Yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm
soát giao thông đường bộ
1. Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về
giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật
có liên quan.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ
được phân công trong quá trình tuần tra, kiểm soát; quy chế dân chủ
trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh
Công an nhân dân.
3. Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép,
tận tụy, đúng mực.
4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp
luật có lien quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường
bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.
5. Đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra,
kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an.
TL: Đây, bằng lái xe đây, mặt trước, mặt sau, họ tên, DOB… (đọc
các thông tin cho xxx nghe).
Nếu xxx bảo là xem không rõ và đòi cầm giấy tờ của chúng ta (nhằm
tìm cách chơi trò “cầm đằng chuôi”) thì chúng ta có thể vặn lại như
sau:
TL: Mắt anh có vấn đề không? Nãy giờ mà nhìn chưa rõ à? Các anh
nhìn gần thế mà không rõ thì bắt lỗi chèn vạch hay vượt đèn đỏ (hoặc
là chèn lỗi xxx đòi bắt ta vào đây) liệu có chính xác không? Nếu thế
xin ra khỏi ngành đi?


5


Kinh nghiệm tranh luận khi chưa đưa giấy tờ
Trong quá trình tranh luận, chúng ta có quyền chưa phải đưa giấy
tờ cho xxx kiểm tra/kiểm soát vì xxx đọc lỗi chưa thoả đáng; chúng ta
chưa chấp nhận lỗi; hay xxx chưa chứng minh được lỗi vi phạm đấy.
Điều này sẽ gây ức chế cho xxx và xxx sẽ buông lời doạ nạt các tài xế
non tay – đây là việc làm sai luật của xxx – chúng ta không việc gì
phải dao động với các lời doạ nạt ấy, hãy bình tĩnh đối đáp lại với xxx
xxx có thể vơ mình vào tội như sau: “Anh đang chống người thi
hành công vụ”.
.
Chúng ta phải bình tĩnh khi gặp câu dọa dẫm này – một câu dọa dẫm
vớ vẩn và thể hiện sự ngu dốt nhưng vô cùng bố láo của xxx – và nên
.
trả lời rõ ràng, như sau:
TL: Đồng chí không được lộng ngôn, vu khống, thế nào là chống
người thi hành công vụ? Tôi chỉ yêu cầu anh thực hiện đúng quy định
của pháp luật, quy định của ngành. Thậm chí tôi có thể kiện ngược lại
đồng chí tội vu khống và làm sai luật.
.
Chú ý phải dùng từ thật đắt thì mới có thể gây ức chế cho xxx, nếu
xxx nào ức chế quá sẽ “phun châu, nhả ngọc” vượt quá chuẩn mực
nghề nghiệp. Và thế là thôi xong, tháng đó thằng em chịu khó trà đá
qua ngày là cầm chắc (lưu ý: máy ghi âm vẫn phải đang hoạt động
liên tục, liên tục và liên tục).

Có trường hợp xxx còn xúc phạm đến tay đua bằng cách hỏi:
Xxx: “Anh học đến bậc gì rồi?”

Hê hê, gặp trường hợp này không được cáu, hết sức nhũn nhặn và
khiêm tốn trả lời như sau:
TL: Đủ để lái xe và cao hơn bậc trung cấp!”
(xxx chỉ cần học có đến trung cấp là ra trường đứng đường luôn. Đảm
bảo đêm hôm đó về hộc máu ra mà tức và sáng hôm sau kiểu gì cũng
chạy chọt xin đi học tiếp… tại chức. Vì vậy các tay đua chả có lí do gì
phải cáu. Cứ nhũn nhặn trả lời như trên là ổn).
Nếu xxx có tỏ vẻ nhũn nhặn hỏi: “Anh công tác ở đâu?” Nếu các
tay đua thích hoành tráng, làm ở BNG, Văn phòng CP hay Văn phòng
CTN thì cứ việc chém. Riêng là dân đen, chưa đủ kinh nghiệm chém
thì khuyên các tay đua trả lời như sau:
TL: Câu hỏi của anh không liên quan đến việc anh đang dừng xe tôi.
Anh không có căn cứ và thẩm quyền để hỏi tôi câu hỏi đó.
(Câu này càng làm các xxx sợ vì sợ thanh tra)
Hãy nhớ nguyên tắc làm việc của xxx là mọi hành động và lời nói
phải có căn cứ. xxx hỏi thế không phải thân thiện mịe gì đâu, chỉ là
check thông tin của tay đua thôi, biết làm ở đâu để còn ra giá hoặc cho
qua. Tay đua nào là nhà báo thì cứ khai cũng được, nhiều trường hợp
được xxx “tạo điều kiện” cho đi luôn mà không mất cắc bạc nào.

Có thể xxx sẽ dọa dẫm cho xe về đồn… Chúng ta có thể nói:
“Anh căn cứ vào điều nào để có thể cho xe tôi về đồn? Nếu anh có thể
làm được điều trái quy định của pháp luật, của ngành thì anh cứ làm,
tôi sẽ ghi hình lại toàn bộ sự việc và đăng công khai lên để cho mọi
người dân, cho lãnh đạo của anh, cho các cơ quan bảo vệ pháp luật
xem…”.
6


Chương 2: Tranh Luận

Nếu tại chương 1, chúng ta đã cơ bản giải quyết xong với các
trường hợp đơn giản khi làm việc với xxx, thì tại chương 2 chúng ta
sẽ nghiên cứu sâu hơn – TH1: khi xxx đã thông báo lỗi vi phạm cho
chúng ta – khi đấy chúng ta có quyền tranh luận với xxx về những lỗi
vi phạm.
I. Nguyên tắc tranh luận:
Khi làm việc với xxx bình tĩnh, khéo léo nhưng rõ ràng, dứt khoát.
Sử dụng đại từ nhân xưng, ngôi thứ và ngôn từ phù hợp; lần lượt
người nói, người nghe để đối đáp với xxx, như thế sẽ hiệu quả hơn.
Luôn sử dụng ghi âm, quay CAM lại, đây là căn cứ để chúng ta
làm việc với xxx, cũng là một cách để tạo áp lực với xxx khi làm việc
không rõ ràng, đàng hoàng với chúng ta.
Luôn bám vào điều 3, khoản 2 mục đ luật xử lý vi phạm hành
chính (viết tắt: Luật XLVPHC); Nhớ kỹ nguyên tắc làm việc của xxx
là mọi hành động và lời nói phải có căn cứ. Do đó xxx phải bắt lỗi và
chứng minh phạm lỗi dựa vào căn cứ trực tiếp, không được dựa trên
Luật XLVPHC - luật số 15/2012QH13:
Điều 3 (nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính) khoản 2 mục đ:
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi
phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không
vi phạm hành chính;

các yếu tố gián tiếp, suy diễn tiếp để quy kết lỗi cho chúng ta. Nếu
chúng ta không cố ý vi phạm (hay vô tình phạm những lỗi nhẹ) mà
xxx không đủ căn cứ chứng minh chúng ta phạm lỗi để có thể kiểm
soát và xử phạt thì xxx có thể chỉ nhắc nhở, bỏ qua mà không thể xử
lý hành chính.
Đừng bao giờ run sợ trước lời đe dọa lập biên bản, cẩu xe về đội
của xxx. Chúng ta có mục “Ý kiến người vi phạm” và được phép ghi

không quá 1.5 dòng. (phần ghi biên bản, quyết định xử phạt sẽ được
nói kỹ ở phần sau).
II. Chiến thuật tranh luận:
Phần này đề cập đến các chiến thuật khi tranh luận với xxx. Gồm
các chiến thuật của ta - để có thể tranh luận hiệu quả và thuyết phục
hơn, và của cả xxx - biết người biết ta mới có thể nắm được phần
thắng. Dưới đây là một số chiến thuật cơ bản.
Khoanh vùng đối tượng
Nhằm ngăn ngừa trường hợp sau khi xxx tranh luận đuối lý sẽ
“vẽ” thêm lỗi khác để bắt lỗi chúng ta tiếp. Hãy chắc chắn rằng ngoài
lỗi xxx chỉ ra ta không phạm thêm bất kỳ lỗi nào khác. (Đã có trường
hợp bị xxx vẫy vào, sau một hồi tranh luận xxx đã đuối lý và “vẽ” ra
lỗi…đi dép lào ra đường, gây mất mỹ quan đô thị !?!)
Chiến thuật này áp dụng ngay sau khi xxx đọc lỗi để đòi kiểm
tra/kiểm soát giấy tờ:
xxx: anh đã vi phạm lỗi ABC, yêu cầu anh xuất trình giấy tờ.
TL: Anh bảo tôi vi phạm lỗi ABC? (chờ xxx xác nhận) Ngoài ra còn
lỗi nào nữa không?
7


xxx: Không.
TL: Tức là ngoài lỗi ABC anh bảo tôi vi phạm này ra, tôi không vi
phạm thêm bất kỳ lỗi nào nữa? Và chờ xác nhận lần cuối của xxx. Sau
khi đã “khoanh vùng” xong xuôi chúng ta mới bắt đầu tranh luận cùng
với xxx.
Chiến thuật “cầm đằng chuôi” của xxx
Bỏ qua TH2.1: xuất trình giấy tờ theo lệnh kiểm tra hành chính.
Tại phần tranh luận của chương 2 này chúng ta chỉ xuất trình giấy tờ
khi chúng chấp nhận đã vi phạm lỗi để xxx thực hiện kiểm tra/kiểm

soát và lập biên bản. Ngoài ra thì dứt khoát không đưa giấy tờ cho xxx
xem trước khi đọc lỗi.
Hãy luôn nhớ là một khi xxx đã cầm giấy tờ trong tay thì tương
đương với việc xxx “cầm đằng chuôi”, vì khi này xxx đã có đủ thông
tin và điều kiện để ghi biên bản phạt chúng ta (bất kể ta đúng hay sai).
Khẳng định rõ ràng với xxx là các trường hợp xxx bố láo đòi “xuất
trình giấy tờ rồi tôi đọc lỗi” hay bất kỳ lý do gì tương tự (để so sánh,
đối chiếu với xe….) là hoàn toàn sai luật (Điều 14 TT65). Hãy yêu
cầu xxx thông báo lỗi trước khi đòi ta xuất trình giấy tờ.
Chiến thuật "xa luân chiến" của xxx
Tại sao lại có xxx1, xxx2... và có khi đến cả xxx4, 5 nữa? Đây là
chiến thuật "xa luân chiến" của xxx. Khi xxx 1 tranh luận đuối lý, xxx
2 sẽ tiến đến bồi tiếp, và khi xxx 2 tranh luận cũng đuối lý thì xxx 3,
xxx 4... và cả xxx xếp đến để giải vây cho đồng đội, đồng thời tạo áp
lực tâm lý kiểu "lấy thịt đè người"
Vậy gặp tình huống này chúng ta nên đối phó ra sao?
Việc đầu tiên ta chỉ nên tranh luận với xxx1. Nếu xxx 1 đuối lý và

“lảng” bỏ đi thì phải gọi giật lại và bảo:
- Tại sao anh đang làm việc với tôi lại tự ý bỏ đi?".
Nếu xxx 2 tiến đến chúng ta có thể nói:
- Tôi đang làm việc với xxx 1, anh không phải là người trực tiếp dừng
xe tôi lại nên tôi không làm việc với anh!
Trường hợp nếu xxx 1 bảo chúng ta đến gặp xxx xếp trình bày, các cụ
có thể nói:
- Nãy giờ tôi đang làm việc với anh xxx1 vì anh trực tiếp dừng xe tôi,
mà anh ta đã bỏ đi. Nếu anh muốn sếp anh làm việc với tôi thì anh
mời xếp anh lại đây làm việc với tôi!
Trường hợp xxx xếp đến hoặc được xxx 1 mời đến làm việc, khi đó
chúng ta mới làm việc với xxx xếp. Khi đó, xxx sếp đến thường hỏi

các chúng ta: “Có chuyện gì đấy em?”
Lúc ấy hắn nhún nhường giả tạo đấy! Chúng ta có thể bảo:
- Tôi đang làm việc với xxx 1, và xxx 1 là người trực tiếp dừng xe tôi,
có chuyện gì anh yêu cầu xxx 1 báo cáo lại cho anh rõ.
Nếu xxx2,3 nhảy vào bảo là sẽ làm việc cùng thì ta tua lại đoạn trước:
- Tôi không làm việc với anh, tôi đang làm việc với xxx1 là người
trực tiếp dừng xe của tôi. Đồng chí đã chào tôi đâu mà làm việc với
tôi.
(cứ đè vào lỗi chưa chào chúng ta theo điều lệ mà vin vào… các
xxx2.3 thường rất ngại chào công dân nên sẽ cúp đuôi rồi té thôi)
Note: Chú ý khi xxx2,3 tươi cười, hỏi han về việc xe này mua mới
hay cũ, sang tên nộp thuế cao hay thấp, đăng ký đăng kiểm, kiểm định
hay phí đường bộ… Đó là chiến thuật để các lái tự khai ra lỗi khi mua
bán rồi mà vẫn không sang tên đổi chủ, chậm đăng kiểm, nộp phí…
(xem lại chiến thuật khoanh vùng) Nếu gặp mấy câu vớ vẩn linh tinh
kiểu này thì chúng ta nghiêm giọng nhắc nhở các xxx quay trở lại vấn
8


đề chính. vd:
.
- Yêu cầu đồng chí nghiêm túc, câu hỏi của đồng chí không liên
quan đến việc đồng chí xxx1 đang dừng xe tôi! Đồng chí không phải
là người làm việc với tôi, cũng không có căn cứ và đủ thẩm quyền để
hỏi tôi câu hỏi đó!
Chiến thuật: Định lỗi bằng… mồm
Là chiến thuật xxx kiểm soát thông qua các phương tiện kỹ thuật
nghiệp vụ "bắn tốc độ, đè vạch, vượt phải, vượt tại đường cong..., kể
cả vượt đèn đỏ..." bằng mồm
Chiến thuật này chủ yếu xxx áp dụng để bắt lỗi vặt và “làm ăn

nhỏ”, không có các trang thiết bị nghiệp vụ đi và chủ yếu là để vòi
vĩnh. Với trường hợp này chúng ta hãy kiên quyết yêu cầu xxx chứng
minh mình vi phạm lỗi đó theo Điều 3 khoản 2 mục đ (Nguyên tắc xử
lý VPHC) của Luật XLVPHC. Nếu xxx không chứng minh được thì
sẽ đuối lý, buộc phải xin lỗi và để ta đi.
III. Tranh Luận:
Quay trở lại TH1: Xxx đọc lỗi, sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:
TH1.1: Chúng ta thật sự không vi phạm lỗi, xxx đọc bừa lỗi để tìm
cách cầm giấy tờ xe của chúng ta rồi xử phạt/vòi vĩnh.
TH1.2: Chúng ta thật sự phạm lỗi. ở đây có thể phân ra làm hai trường
hợp phụ:
TH1.2.1: Chúng ta có phạm lỗi nhưng xxx chỉ phát hiện bằng mắt
thường hành vi vi phạm – không có phương tiện kỹ thuật phát hiện,
ghi lại hình ảnh vi phạm.
TH1.2.2: Chúng ta có phạm lỗi và xxx có đủ phương tiện kỹ thuật để
chứng minh, ghi lại hình ảnh vi phạm.

Mỗi tình huống phụ này, ta sẽ có cách xử lý như sau:
TH1.1: và TH1.2.1:
Thường xảy ra với các lỗi vặt như lỗi đè vạch, vượt phải, xinhan... Những lỗi này đều có đặc điểm chung là khó bắt nhưng dễ cãi,
(chủ yếu xxx định lỗi bằng mồm) do đó nếu thực sự không vi phạm
(hoặc thích cãi cùn là không vi phạm - mặc dù vi phạm thật – điều này
không ủng hộ) thì kiên quyết (hoặc già mồm cãi) bảo vệ quan điểm
của mình. xxx cố tình ép chúng ta nhận lỗi thì xxx phải có bằng chứng
xác thực, bằng hình ảnh hoặc bằng cách nào đó - đó là việc của xxx –
để mình phải tâm phục khẩu phục. Cho dù xxx có thấy vi phạm mười
mươi nhưng không phương tiện kỹ thuật để chứng minh phạm lỗi
thì….đành chịu và phải thả ta đi.
Note: Luôn bám vào điều 3 khoản 2 mục đ luật XLVPHC. Yêu cầu
xxx phải chứng minh bằng được là mình phạm lỗi bằng các phương

tiện kỹ thuật nghiệp vụ rõ ràng.
Tham khảo lại đoạn đối đáp chương 1 và đoạn bắn tốc độ (được
nói kỹ ở chương 3) để đối phó để đối phó khi bị xxx dọa dẫm.
TH1.2.2: Chúng ta có phạm lỗi và xxx phát hiện bằng các phương
tiện tiện kỹ thuật nghiệp vụ/ hình ảnh thật sự.
Trường hợp này thường xảy ra tại vị trí có chốt xxx, trang bị đầy
đủ phương tiện và thường bắt lỗi đi quá tốc độ hoặc với các trường
hợp xxx đặt bẫy.
Với tình huống này, nếu xác định sớm chúng ta thật sự phạm lỗi
và xxx đủ điều kiện chứng minh lỗi vi phạm thì chúng ta nên chủ
động mềm mỏng ngay từ đầu (không nên áp dụng máy móc chương 1,
9


gây ức chế cho xxx khi xxx đủ điều kiện viết biên bản phạt) và nhờ
“bác Hồ” đứng ra giải quyết nhanh gọn 50-50 – dù không khuyến
khích làm hỏng xxx – với xxx cho đỡ rườm rà phức tạp, nên tham
khảo bảng giá để tránh bị xxx hét giá chặt chém (như mấy con buôn
ngoài chợ).
Còn với tình huống không rõ có vi phạm hay không/còn nghi ngờ
về tính chính xác của hành vi phạm lỗi và muốn ăn thua rõ ràng với
xxx, chúng ta yêu cầu xxx phải chứng minh lỗi: yêu cầu cho xem hình
ảnh vi phạm tại chỗ. (video, máy bắn tốc độ)
Khi xem hình ảnh chú ý các yếu tố sau:
.
(1) Kiểm tra máy kiểm kiểm tra tốc độ còn tem kiểm định (phải là
hình tròn), còn hiệu lực hay không (ngày tháng ghi trên tem là ngày
hết hạn) (tham khảo thêm QĐ số 15/2005/QĐ-BKHCN của Bộ
KHCN ký ngày 1/11/2005). Nếu sai quy cách tem hoặc hết hạn kiểm
định thì kiên quyết không chấp nhận lỗi vi phạm ấy.

.
(2) Video bắn đó có đủ rõ ràng để chứng minh được xe chúng ta vi
phạm lỗi, chạy quá tốc độ vi phạm trong đúng đoạn đường quy định
đó không? Nếu hình ảnh quá mờ, không đủ rõ nét để chứng minh
hành vi phạm lỗi thì ta có quyền tranh luận và không chấp nhận lỗi ấy.
Và chú ý phải là video, không có chuyện hình ảnh. (Do hiện nay một
số chốt xxx đã sáng tạo “vượt khó” bằng cách tạo bằng chứng giả:
dùng máy ảnh KTS chụp ảnh xe và sau đó dùng laptop PTS lồng ghép
vận tốc vào bức ảnh như ảnh chụp từ máy bắn)

Điều 3 khoản 2 mục đ luật XLVPHC về nguyên tắc xử lý VPHC:
.
Yêu cầu xxx phải chứng minh hành vi vi phạm lỗi.
. Điều 16, khoản 2 điểm a của TT65: Yêu cầu xxx cho xem hình
ảnh ngay, kể cả phải chờ xxx đem máy lại. (Việc này mất nhiều thời
gian của tổ công tác và gây trở ngại cho quá trình “làm ăn” của xxx
với các xe sau, nên đã có trường hợp xxx cho đi luôn để đỡ mất thời
gian “làm ăn” của xxx)
Nếu xxx không trình được hình ảnh vi phạm mà nhất quyết ghi
BB, thì chúng ta cũng quyết phải chiến đấu tới cùng để bảo vệ lí lẽ,
cương quyết để được ghi ý kiến của mình vào BB, thậm chí có thể nói
cho xxx nghe và yêu cầu xxx viết vào BB: "Tôi đã yêu cầu cho xem
hình ảnh vi phạm nhưng không được đáp ứng. Yêu cầu có hình ảnh vi
phạm chính xác khi ra ra quyết định xử phạt hành chính". (Tham khảo
phần ghi biên bản ở dưới).
TT 65/2012/TT-BCA, BT Trần Đại Quang ký ngày 30/10/2012,
Chương V, Điều 16, khoản 2 mục a
a) Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao
thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các
phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh

dừng phương tiện để kiểm soát và xử lý theo quy định. Trường hợp
người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được
về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết
quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi,
thu được thì hướng dẫn họ đến bộ phận xử lý để được xem;

Nếu xxx bảo khi nhận quyết định xử phạt sẽ có hình ảnh kèm theo
thì chúng ta phải bám vào 2 ý sau để tranh luận:
.
10


Chương 3: Một số tình huống xử phạt trên đường
Chương này đề cập đến một số tình huống dễ bị bắt lỗi - do chủ
quan - hoặc bị xxx “đặt bẫy” hay cố tình giải thích/ hiểu sai và vin vào
đấy để phạt chúng ta. Cần nghiên cứu kỹ để nâng cao tinh thần cảnh
giác. Trong tình huống xấu vui lòng tham khảo bảng giá ở phụ lục
đính kèm. (Áp dụng mức xử phạt theo NĐ 171)
1.1 - Lỗi/bẫy vượt phải. (Điều 5, khoản 5c:2-3tr, giữ GPLX 2 tháng)
Khái niệm vượt xe: là khi vượt xe
khác trên cùng 1 làn đường (hoặc phần
đường xe chạy không có vạch phân
làn). Vượt phải: là vượt bên phải xe
khác trên cùng một làn (hình ở trên) =>
Trường hợp đường có vạch phân làn
xe rõ ràng thì không có khái niệm vượt
phải hay vượt trái. Được đi nhanh hơn
xe ở làn khác miễn là không phạm lỗi
quá tốc độ, chuyển làn đột ngột hay sai
làn, sai hướng (hình dưới). Xxx cố tình

hiểu sai để bắt láo trường hợp này! =>
Khẩu quyết:
1: khái niệm vượt chỉ có trên đường có một làn. Đường nhiều làn thì
làn ai người đó chạy, không có khái niệm vượt hay vượt phải.
2: không phạm các lỗi như quá tốc độ cho phép, sai làn, sai hướng.
3: luật không cấm phải chạy chậm hơn xe ở làn trên. (Nếu có xe hỏng
đi 30km/h ở làn trên cùng thì không xe nào được vượt, tắc hết tại đó
à?)

chú ý: (1) Đảm bảo làn phía dưới được phép đi (không sai làn và sai
hướng). (2) Toàn bộ quá trình chuyển làn; vượt; về làn cũ phải mở xi
nhan, còi (từ 22h - 5h chỉ dùng đèn) và không vượt quá tốc độ tối đa.
Note: Trường hợp đường không có biển phân làn cho các loại xe:
được đi mọi làn trừ làn ngoài cùng (điều 13 khoản 2 luật GTĐB)
Các trường hợp được vượt phải: (Điều 14 khoản 4 luật GTĐB): Xe
phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; Xe chuyên dùng đang
làm việc không thể vượt trái.
1.2 – Lỗi vượt chưa đủ điều kiện/vượt tại đường cong/trên cầu…
(Điều 5, khoản 5c)
Bẫy chủ yếu do xxx đòi ăn bẩn. Bám kỹ vào điều 14 khoản 5 luật
GTĐB để nắm rõ hơn và đối đáp lại.
Vượt khi chưa đủ điều kiện: (Điều 14 khoản 2 luật GTĐB): Được
vượt khi không có xe chạy ngược chiều trên đoạn đường vượt, xe
trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. (Chứ
chả lẽ nó phải hạ kính gào lên với mình: “em mời anh vượt”)
Vượt tại đường cong:
- Thực tế tại VN không có biển báo đường vòng:
(các biển 201 và 202 theo QCVN chỉ báo chỗ ngoặt trái/phải,
đường cong nguy hiểm).
Điều 14 khoản 5c luật GTĐB: Cấm vượt tại “đường vòng, đầu

dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế”

11


=> Nếu cãi tới cùng: Các bạn bảo vòng tớ bảoo không vòng, nếu
không cho tớ xin cái biển báo hiệu đường vòng đểể tớ nộp phạt.
Tại chỗ đường vòng nhưng rộng hơn 1 làn xe, có phân làn xe rõ
ràng (tầm nhìn rộng) vẫn có thể vượt bthg. (trường
ng hợp
h 1.1 trước đó).
Vượt trên cầu:
- Được phép vượt như vậy trên cầu với điều kiện
n cầu
c có nhiều hơn 1
làn xe và làn ấy cho phép xe của ta đi vào. (Vd: Cầầu Vĩnh Tuy, TL)
1.3 - Bẫy cấm vượt/vượt phải (Đ 5, K 5c: 2-3tr,, gi
giữ GPLX 2 tháng)
Thường đặt sau khu vực cấm vượt/đường
ng không có v
vạch phân làn,
dấu hiệu nhận biết: có một xe chim mồi đii phía trư
trước (thường là xe tải
vì xe tài mới đủ tầm che khuất biển cầm vượt).. Đ
Đi rất chậm mặc dù
đường thông thoáng, xi-nhan, bấm còi hoặc là nh
nhường đường luôn
thậm chí đã đi sẵn về làn phải với bẫy cấm vượt,
t, hoặc đi rất chậm và
bám làn trái với bẫy vượt phải, để tạo điều kiệnn cho xe sau vvượt lên và

xxx lao ra bắt bẫy.
Cách xử lý: Giảm vận tốc và bình tĩnh tuân th
thủ luật giao thông.
Chú ý quan sát các dấu hiệu từ xe phía trướcc (thường
(thư
là ngoan ngoãn
đi thành hàng). Nếu cần có thể nháy đèn xe đối diệện để “thăm dò”.

(
5, khoản 1a: 0,1-0,2tr)
2.1: Lỗi / Bẫy đè vạch liền: (Điều
Vạch liền: (Vạch 1-1): Không
Kh
đè vạch liền khi vạch liền đấy hội
đủ hai yếu tố sau:
1/ Là vạch liền, nét màu trắng,
ng, rộng
r
10 cm.
2/ Dùng để phân chia 2 dòng ph
phương tiện giao thông đi ngược chiều
nhau.
=> nếu là cùng chiều với nhau m
mà vạch liền thì vẫn được đè thoải m
điển hình là trước các ngã tư phân
ph làn bằng vạch liền này.
(note: đây là viết cơ bản cho ch
chúng ta dễ hiểu.cho đường bộ với vận
tốc dưới 60km/h. Các bác muốn
mu ngâm cứu thêm vụ này vui lòng tham

khảo thêm trên 4rum)
lỗi này thường có 3 vị trí dễ bị
b phạm vào:
Tại các giao lộ: rẽ trái/phải tạại các giao lộ hẹp.
Trên đường cong: khúc cua đ
đẹp, đường thoáng nhưng hẹp và có vạch
liền, nếu mát ga đè vạch
ch là…xong. (Hình bên trái)
Trên đường thẳng: xxx gài xe chim mồi
m đậu phía bên phần đường củ
mình. Có vẻ như không có ai, làm phát đè vạch cho nó…tiện. Xong
tập 2, xxx đứng ngay sau đấy
y lao ra. (Hình bên ph
phải)
Bẫy: xxx gài xe chim mồi đi tạt
t đầu cản đường hoặc cua gấp, buộc ta
phải phạm lỗi phạm đè vạch
ch để
đ đảm bảo an toàn.


Riêng bẫy này, và một số bẫy khác buộc chúng ta phải phạm lỗi trong
tình huống cấp bách (như vượt đèn đỏ chậm…) thì có khẩu quyết đây:
Theo Luật XLVPHC, Tại điều 11 Quy định những trường hợp không
xử phạt VPHC:
Luật XLVPHC, Điều 11: Quy định các trường hợp không xử phạt
VPHC:
“Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau
đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực
trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành
chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này”
3.1 - Lỗi sử dụng còi và đèn (Điều 5, khoản 3g: 0,6-0,8tr)
Còi: Không được sử dụng trong khu dân cư từ 22h00 đến 5h00
Đèn: Phải bật từ 18h00-6h00 ngày hôm sau, bất kể điều kiện thời
tiết. Không cãi chày cối trời còn sáng: Luật là luật, bật là bật!
Trong thành phố: chỉ dùng đèn chiếu gần (cos/code)
Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa
(pha/phares) (Chuyển từ đèn pha về đèn cos) (Điều 17 khoản 3 luật
GTĐB)
Note: Sử dụng đèn cos và pha linh hoạt và văn minh. Chỉ sử dụng
đèn pha khi thật sự cần thiết. Ở Tây mặc định nháy pha nhanh là

nhường đường, pha chậm là xin đường. (còn ở VN thì ngược lại, ai
nhanh người ấy được T_T).

4.1 - Lỗi dừng/đỗ xe: (Điều 18 luật GTĐB) (Điều 5, khoản 1d, đ:
0,1-0,2; khoản 2g,h: 0,3-0,4; khoản 3đ, e:0,6-0,8tr, khoản 4đ: 0,8-1,2)
Dừng xe: dừng xe là bị giới hạn về thời gian, khoảng thời
gian đó đủ để người lên/ xuống phương tiện, xếp/dỡ hàng hóa. (nên
căn thời gian để xe tới đón là đi luôn, chờ quá lâu dễ bị xxx vồ)
Đỗ Xe: đỗ xe không bị giới hạn về thời gian.
Chú ý: Khi dừng xe không được tắt máy hay rời khỏi vị trí lái. Phải
dừng/đỗ xe bên phải chiều đi. Tránh miệng hầm, cống thoát, vòi tiếp
nước chữa cháy và không gây cản trở giao thông. Bánh xe gần nhất

cách hè phố không quá 25cm. Các tay đua cần căn cứ vào đó để cãi,
trước khi cãi cần “gài” xxx xác nhận: đủ các điều kiện an toàn và
hiện tại xe không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông
5.1 - Lỗi quay đầu xe: (Điều 15 luật GTĐB) (Điều 5 khoản 2i: 0,30,4; / khoản 4đ: 0,8-1,2 nếu gây ùn tắc)
Trong đô thị: chỉ quay đầu tại những nơi giao nhau hoặc có biển cho
quay đầu. Tuyệt đối không quay đầu ở biển cấm rẽ trái, cấm quay đầu.
Ngoài đô thị: không thấy nhắc đến trong luật nên có thể quay đầu
thoải mái trừ vạch liền và những chỗ cấm quay đầu.
Note: (1) Nếu thật sự cần quay đầu không đúng chỗ thì trước khi
quay đầu hãy quan sát xem phía bên kia đường có xxx từ đấy cho tới
chỗ quay đầu hay không? Nếu không có xxx thì nhanh chóng mở cua
13


và quay đầu xe.
.
(2) Trường hợp xấu lỡ quay đầu sai ở chỗ không đặt biển quay
đầu và bị xxx bắt, xác định đằng nào cũng bị phạt rồi, có thể cãi lý &
giải thích như sau: Như vậy khoản 3 điều 15 chỉ áp dụng cho “người
lái xe, người điểu khiển xe máy chuyên dùng”. Có trường hợp xxx
nghe thấy… hợp lý và tha.
Điều này cho thấy gặp phải xxx dốt về luật. Ở đây ta đã đánh
đồng “người lái xe” và “người điều khiển” là một người và cùng lái
xe máy chuyên dùng. Thực thế ở đây là 2 đối tượng khác nhau. Đối
tượng thứ nhất là “người lái xe” vì theo định nghĩa tại khoản 24, điều
3 luật GTĐB thì “người lái xe” là “người điều khiển xe cơ giới”; đối
tượng thứ 2 là “người điều khiển xe máy chuyên dùng” (xem thêm
khoản 20, điều 3 của luật GTĐB). Vì vậy các lái xe thuộc đối tượng
thứ nhất và nằm trong phạm vi điều chỉnh của khoản 3, điều 15 này.
6.1 - Lỗi vượt đèn đỏ: (Đ5 khoản 4k: 0,8-1,2k. Giữ GPLX 30 ngày)

Theo Điều 10 khoản 3 luật GTĐB: chỉ được phép đi khi đèn màu
xanh sáng. Do đó tuyệt đối không được thừa nhận là mình vượt đèn
vàng khi tranh cãi (vì đèn vàng là phải dừng rồi), thực tế rất nhiều
trường hợp các tay đua cho xe vượt qua vạch khi đèn xanh đang sáng
mà vẫn bị xxx đớp, đó là các trường hợp sau đây và cách giải quyết
tương ứng:
TH1: ra đến giữa đường gặp con dở hơi chắn mũi xe, đi được tiếp thì
đèn đỏ mất rồi.
Cách xử lý: B ì n h tĩ n h chờ con dở hơi kia đi qua rồi hãy đi
tiếp. Nếu xxx hỏi thăm thì đọc khẩu quyết sau: “gặp trường hợp đó
thì anh (xxx) cán chết con dở hơi kia rồi đi tiếp cho kịp đèn xanh

hay dừng lại như tôi rồi mới đi tiếp?” (cần thiết thì dẫn lại trường
hợp phạm lỗi trong tình thế cấp bách ở phần đè vạch liền)
TH2: lúc cho xe vượt qua thì đèn xanh còn 1 giây và vừa vượt qua thì
chuyển đèn vàng. Lưu ý tuyệt đối không được thừa nhận là mình vượt
đèn vàng và thực tế mình đi qua lúc còn đèn xanh mà (dù chỉ là còn 1
giây).
Khẩu quyết: (1)Khi đi qua vẫn còn đèn xanh; Lúc này các tay đua
cần nói đúng thuật ngữ và hỏi lại xxx: anh có biết khái niệm “thời
gian vét đường” không?
Note: “Thời gian vét đường” là khoảng thời gian mà cả tứ phía
đều đèn đỏ, mục đích là để vét sạch các phương tiện trong phạm vi
ngã 4, dọn đường cho chiều đèn xanh tiếp theo được thông thoáng.
Trường hợp này các tay đua hoàn toàn hợp pháp và không bị coi là
dính lỗi vượt đèn đỏ. (xem lại điều 6 khoản 4; điều 9 khoản 3 mục 2
QCVN)
Điều 6 khoản 4 quy chuản kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường
bộ của Bộ GTVT (QCVN41: 2012/BGTVT). (Được ban hành kèm
theo TT số 17/2012/TT-BGTVT ký ngày 29/05/2012)

Trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu
phương tiện tham gia giao thông đã đi vượt qua vạch sơn “Dừng
lại” mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì cho phép đi
tiếp; Người đi bộ còn đang đi ở phần đường dành cho người đi bộ
trên lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an
toàn, nếu không có đảo an toàn thì dừng lại ở vạch sơn phân chia 2
dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều;
14


TH3: tại ngã tư không có đồng hồ đếm ngược, điều
đ
đó làm cho tay
đua không biết được chính xác lúc nào xanh chuyyển sang vàng.
Khẩu quyết: quan sát từ xa, xác định
nh xem có xxx phía tr
trước làm
“anh hùng núp” hay không? Căn nhịp đèn để điềuu ch
chỉnh tốc độ hợp
lý khi đi qua ngã 4.
Trường hợp vẫn cho xe phi qua, lúc này tìnnh huống rất nhạy
cảm. Nếu bị dừng xe phải khẳng định ngay: lú
úc cho xe qua đèn
vẫn xanh và lái về trường hợp 2 để cãi. Nếu xxxx khẳng định lúc xe
qua đèn đã chuyển đỏ thì sử dụng khẩu quyếết: (1) Kiên quyết
khẳng định đi qua lúc đèn còn xanh. (2) Bám
ám vào điều 3 luật
XLVPHC, yêu cầu xxx chứng minh lỗi; (3) Trê
rên xe có CAM hành
trình. ( Nếu xxx hỏi CAM đâu thì bảo vào trong xe mà nhìn;

n h i ề u xxx chẳng biết nó là cái nào nên vẫyy tay cho đi luôn).
Tuy nhiên thành công của khẩu quyết này là hên xui
xui.
7.1 - Lỗi/bẫy sai làn đường/không tuân thủ bi
biển báo, vạch kẻ
đường:
Cách phân biệt: tên gọi của biển báo có chữ gì thì vi ph
phạm lỗi đó.
Lỗi sai làn đường: (Nhóm biển báo 403, 404, 412 & 413) Là
các biển báo mà phần diễn giải có chữ làn đườ
ờng dành riêng cho
từng loại phương tiện. Nếu loại phương tiện
n khác đi vào làn đường
này thì bị vi phạm lỗi “Sai làn đường”
n 403a/412:
Biển
Làn đường
đư
dành riêng
cho ôtô/
ôtô/cho ôtô khách.

Lỗi không tuân thủ biển
n báo, v
vạch kẻ đường:
Chủ yếu là biển báo 411 và vạch 1.18 để chỉ hướng di chuyển của xe.
Biển báo 411. Hướng đii trên mỗi
m làn đường theo vạch kẻ đường.
Cho biết
bi số lượng làn trên đường và

hướng

đi trên mỗi làn đường theo vạch có
tác dụng
d
bắt buộc người giữ xe phải gi
đúng hướng
h
đã được chỉ dẫn trên mỗi làn.
Vạch kẻ đường 1.18. Vạch
ch hình các m
mũi tên màu trắng (vẽ trên m
đườ
ờng). Chỉ dẫn các hướng đi cho phép
củaa các làn xe tại nơi gặp nhau. Bắt buộ
phảải tuân thủ theo mũi tên chỉ đường đi.
Thực tế cho thấy lỗii “sai làn” là hi
hiếm xảy ra nhưng mức xử ph
khá nặng (Điều 5 khoản
n 4b, c: 800k -1tr2 + giữ GPLX 30 ngày). Còn
với lỗi “không tuân thủ biển
n báo, vạch
v
kẻ đường” có thể xảy ra nhiề
hơn với mức xử phạt nhẹ hơn
ơn (Điều
(
5 khoản 1a: 100~400k). Đây là
hai lỗi dễ nhầm lẫn vớii nhau, và
v đương nhiên các xxx bẩn hay hù do

chúng ta phạm lỗi sai làn để
đ nhanh chóng “50-50”. Một phần do
chúng ta không nắm rõ luật;; gọi tên sai biển báo nên vẫn nghĩ mình
đi sai thật, phạm lỗi đấy thật.
Chú ý: (1) Nếu biển
n báo có xung đột với vạch kẻ đường thì ư
tiên biển báo hơn. (xem thứ
th tự ưu tiên tại Điều 3, QCVN
(2) Đèn tín hiệu tác dụng
ng là cho phép khi nào được đi, khi nào
phải dừng lại ở 1 hướng cụ
ụ thể. Không có tác dụng phân hướng,
không bắt buộc các phương
ương tiện
ti đi theo hướng phân làn của đèn tín
hiệu,. (xem Điều 9 QCVN; xxx hay vin ở Minh khai, Trường Chinh,
Nguyễn Phong Sắc, Phạm Văn
ăn Đồng…)


Note: Thông thường bắt đầu đoạn đường (sau chỗ giao nhau) là
có biển phân làn theo loại phương tiện (nhóm biển 412). Phải nhìn
xem loại phương tiện mình đang đi được phép di chuyển ở làn nào.
(Xem điều 17 QCVN về báo hiệu đường bộ, quy định về vị trí đặt
biển báo để hiểu rõ hơn)
Tuy nhiên khi gần đến chỗ giao cắt kế tiếp thường có biển báo
411, vạch kẻ 1.18 để chỉ hướng di chuyển (lúc này không quan tâm
đến loại phương tiện).
Một số vị trí/tình huống bẫy xxx thường đặt:
1. Lợi dụng xung đột của biển báo với vạch kẻ đường:

Từ đại lộ Thăng Long rẽ phải ra Khuất Duy Tiến. Biển báo chỉ
được phép rẽ phải nhưng vạch kẻ đường chỉ không.
.
Khẩu quyết: Ưu tiên biển báo hơn nếu có xung đột với vạch kẻ
đường → Đi thế là vẫn đúng.
2.Nhập nhèm đèn tín hiệu lệch pha:
Ngã tư trường chinh – vào ĐH Y; Ngã tư Xuân Thuỷ - Cầu
Giấy…
Khẩu quyết: Đèn tín hiệu không có tác dụng phân làn, không bắt
buộc các phương tiện phải đi theo hướng phân làn của đèn tín hiệu.
8.1 - Lỗi/bẫy tốc độ:
Đây là một lỗi/bẫy khá phổ biến, mức xử phạt nặng nhưng tình
huống phạt thường nhạy cảm do nhiều các yếu tố ảnh hưởng như quy
định về tốc độ tối đa cho phép, tình huống thực tế, phương tiện thiết

bị nghiệp vụ và cả cách xxx đặt bẫy. Cần nghiên cứu và nắm kỹ phần
này để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và nâng cao khả
năng tác chiến.
Lưu ý: Với trường hợp thuộc lỗi này đặc biệt hơn là phải có hình
ảnh. Hãy yêu cầu xxx cho xem hình ảnh chứng minh hành vi vi
phạm. Không có chuyện nhìn thấy hay làm chứng được!
Vận tốc tối đa theo quy định:
Theo TT13/2009 của Bộ GTVT, tại điều 6 quy định vận tốc tối đa
và khoảng cách an toàn tối thiểu cho phép của ô tô con dưới 30 chỗ
ngồi khi tham gia đường bộ: Trong khu vực đông dân cư: 50km/h.
.
: Ngoài khu vực đông dân cư: 80km/h.
Khoảng cách tối thiểu theo quy định:
Tốc độ lưu hành (km/h)
KC an toàn tối thiểu (m)


Đến 60
Trên 60 đến 80
Trên 80 đến 100
Trên 100 đến 120

30
50
70
90

Mức xử phạt về tốc độ:
Vận tốc vượt quá

Mức xử phạt

5– <10km/h (điều 5 k3a)
10– <=20km/h (điều 5 k4d)
20 – <35km/h (điều 5 k6a)
>35km/h (điều 5 k7c)

0,6 – 0,8tr
2,0 – 3,0tr
4,0 – 6,0tr, giữ GPLX 1 Tháng
7,0 – 8,0tr, giữ GPLX 2 Tháng

Note: tại các thông tư và luật GTĐB hiện hành không quy định
mức xử phạt khi chạy quá vận tốc tối đa cho phép dưới 5km/h. Tức là
chúng ta có thể chạy quá vận tốc tối đa thêm dưới ~4.9999km/h mà
16



vẫn không bị xxx bắt. chỉ bị xxx nhắc nhở mà không bị xử phạt trong
trường hợp này (mà thực tế xxx cũng chả rỗi hơi vẫy vào chỉ nhắc
nhở)
--Đọc thêm: Sai số của công-tơ-mét (cmt)và máy bắn tốc độ (mbtđ):
Trên thực tế ctm và mbtđ đều có sai số, do đó đừng nghĩ là có thể
đi với tốc độ lên đến 54.9/84.9km/h - quá tốc độ cho phép trong giới
hạn- mà vẫn không bị phạt! Trong một số tình huống, sai số đồng
nhịp của cmt và mbtđ có thể vô tình làm ta vi phạm luật.
Vd: trong đô thị, ctm chỉ 53km/h, nhưng thực tế tốc độ của xe là
55km/h (do ctm sai số) mbtđ sai số thêm ± 2km. lúc này mbtđ hiển
thị dải tốc độ có thể từ 53~57km/h. Quá 7km/h là đã đủ điều kiện xử
phạt. Nếu mbtđ chỉ khoảng <55km/h thì sẽ không bị phạt, nhưng nếu
gặp phải xxx già luật có thể “đá” sang lỗi: không chấp hành hiệu
lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu và vẫn có thể bắt lỗi chúng ta nếu như
không đủ kinh nghiệm tranh luận (Quay trở lại chiến thuật khoanh
vùng).
--Khuyến cáo: chỉ đi quá tốc độ cho phép trong giới hạn nhắc nhở
trong trường hợp thật sự cần thiết hoặc trường hợp vượt xe dứt khoát.
Không nên tham thêm vài km lẻ, sớm thêm vài phút để có thể bị xxx
vẫy vào tốn thời gian giải thích/tranh luận, thậm chí bị xử phạt và giữ
giấy tờ còn phức tạp hơn rất nhiều (nhất là khi đi tỉnh).

Các tình huống dễ phạm lỗi / dính bẫy tốc độ của xxx:
TH1: đặt biển tăng/giảm tốc độ, tốc độ tối đa/tối thiểu liên hoàn: chú
ý bình tĩnh, tăng/giảm tốc độ phù hợp để không dính bẫy của xxx.
Note: Quan sát công-tơ-mét, luôn giữ xe chạy trong giới hạn vận
tốc cho phép của biển báo. Chú ý giữ bình tĩnh.
TH2: bắn tốc độ ở các vị trí nhạy cảm:

Bắn ở 2 đầu cầu:
Là vị trí mà chúng ta thường tăng ga lấy đà. Chú ý giữ tốc độ
trong dải vận tốc cho phép. Nếu cần thiết có thể về số thấp khi leo
cầu. Đặc biệt gần đây xxx đã bắn tại vị trí thoát cầu vượt VĐ3 xuống
nút giao ĐL Thăng Long, thậm chí bắn ngay cuối chân cầu vượt
Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng.
Ngay sau/trước biển báo khu đông dân cư/hết khu đông dân cư:
Đây là 2 vị trí nhạy cảm do xxx lợi dụng tính nóng vội, chủ quan
của các tay đua, hãy luôn chắc chắn đi trong vận tốc được cho phép.
Tuyệt đối không được nóng vội khi tham gia giao thông.
TH3: Tuyệt chiêu “định tốc thần khẩu”
Đây là một chiêu vô cùng lợi hại của xxx, thể hiện sự vượt khó
vươn lên trong điều kiện hạn chế về phương tiện, dụng cụ tác nghiệp.
Tuy nhiên, xã hội không nên nhân rộng “điển hình tiên tiến” này. Nói
một cách nôm na, sau khi dịch từ tiếng Kinh ra tiếng… Việt thì các
tay đua gọi chiêu này là “bắn tốc độ bằng mồm” (và đương nhiên đây
là các trường hợp bắt láo) Để đối phó với chiêu này của xxx thì các
tay đua trước hết cần chắc chắn được rằng mình không đi quá tốc độ
cho phép. Đảm bảo được điều này cần 1 trong số các điều kiện sau:
17


1. Luôn theo dõi công tơ mét và đi trong dải tốc độ cho phép;
2. Có HUD hoặc xe có chế độ cảnh báo tốc độ tối đa;
3. Có CAM hành trình.
Một khi đã đảm bảo chắc chắn mình không vi phạm vượt tốc độ
tối đa, xxx bắt láo thì khẳng định ngay là chúng ta rất chú ý ctm trên
xe và không chạy quá vận tốc quy định; yêu cầu xxx cho xem hình
ảnh chứng minh hành vi vi phạm (Điều 3 khoản 2 mục đ luật
XLVPHC2012) Và cho xxx thấy xe mình có HUD hoặc CAM hành

trình (nếu xe mình không có thì cứ chỉ bừa vào, xxx có hỏi lại thì bảo
xxx tự vào mà xem hoặc hỏi xxx có laptop để xem hay không)
Khi xem hình ảnh chú ý kiểm tra máy kiểm kiểm tra tốc độ còn
tem kiểm định có hiệu lực hay không, hình ảnh bắn đó có đủ rõ ràng
để và chứng minh được xe của mình chạy quá tốc độ/vi phạm trong
đoạn đường quy định đó hay không? Phải là video rõ ràng; không
“chơi” hình ảnh (bây giờ xxx có trò dùng máy ảnh chụp lại và PTS
ghép vận tốc vào) (xem thêm phần xem hình ảnh vi phạm tại chỗ.
(video, máy bắn tốc độ) ở chương 2)

hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn họ đến bộ phận xử lý
để được xem”.
Thậm chí có thể nói cho xxx nghe và viết vào BB: "Tôi đã yêu cầu
cho xem hình ảnh vi phạm nhưng không được đáp ứng. Yêu cầu có
hình ảnh vi phạm chính xác khi ra ra quyết định xử phạt hành chính".
Đặc biệt chú ý: Cương quyết để được ghi ý kiến của mình vào BB
nếu thấy có điều gì đó nghi ngờ vì thường xxx sẽ không muốn cho các
cụ ghi vào đó. Nếu các cụ không ký BB, mà khi đã đưa GT cho xxx
rồi, xxx có thể bảo "tôi chưa cầm giấy tờ"… chính vì vậy việc ghi
hình không bao giờ là đủ khi cần phải tranh luận với xxx.

--- End ---

Nếu xxx bảo khi nhận quyết định xử phạt sẽ có hình ảnh kèm theo
thì chúng ta phải bám vào 2 ý sau để cãi:
Điều 3 khoản 2 mục đ luật XLVPHC về nguyên tắc xử lý VPHC
Điều 16, khoản 2 điểm a của TT65: “Khi đã ghi nhận được hành vi vi
phạm về trật tự,an toàn giao thông của người và phương tiện tham
gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ,
cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát và xử lý

theo quy định. Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình
ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay
nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay
18


Trong quá trình thu thập tư liệu để tổng hợp lên bộ cẩm nang này.
Người viết đã nhận được sự giúp đỡ và hợp tác của nhiều “cụ”, “mợ”
trên các “fo-rum”. Đặc biệt là 2 forum lớn: và
với các bài viết và lượng kiến thức rất
phong phú. Đặc biệt là các cụ SGB345, Nghiemhung, RubynamitnA,
NgayvaDem, dreamwater, donkijote, Libor, USS, newdriver, Bung
To, Ngoc Phan XLS blackpaint, stinger, Air Bag, … cùng các “chiến
hữu” chi đội SNC. Cùng với lượng lớn thông tin về luật cùng với các
thông tư ban hành kèm theo được up và share trên
/>Trong quá trình tổng hợp và viết bài không tránh khỏi những sơ xuất
và thiếu sót, những điều luật chưa cập nhật kịp, rất mong các cụ lượng
thứ… Mọi thắc mắc và trao đổi vui lòng email cho người tổng hợp và
viết lại qua link sau: Người
viết hy vọng tiếp tục nhận được sự góp ý chân thành để hoàn thành
hơn nữa bộ “cẩm nang” này trong những lần “update” tới
Chúc các Cụ, các Mợ lái xe an toàn và vững vàng trước các xxx. :)

19


Tài liệu tham khảo và các từ ngữ viết tắt:
Luật GTĐB: Luật Giao thông Đường Bộ, luật số: 23/2008/QH12,
được Quốc hội XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm
2008. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.

Luật XLVPHC: Luật Xử lý vi phạm Hành Chính, luật số
15/2012QH13, được Quốc hội XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20
tháng 6 năm 2012. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7
năm 2013
QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ của Bộ
GTVT (QCVN41: 2012/BGTVT). (Được ban hành kèm theo TT số
17/2012/TT-BGTVT ký ngày 29/05/2012)
Thông tư 65: 65/2012/TT-BCA, Trần Đại Quang ký ngày 30/10/2012
Thông tư 13: 13 /2009/TT-BGTVT TT, Hồ Nghĩa Dũng ký ngày
17/7/2009

20



×