Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH VĂN HÓA THÔNG QUA NGÔI NHÀ CỦA NGƯỜI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.17 KB, 11 trang )

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH VĂN HÓA THÔNG QUA
NGÔI NHÀ CỦA NGƯỜI VIỆT
Trên dải đất hình chữ S với 54 dân tộc chung sống. Dân tộc Việt là dân
tộc có tỉ lệ lớn chiếm 90% dân số cả nước phân bố rải rác trong cả nước
nhưng chủ yếu là sinh sống ở đồng bằng. Người Việt là một dân tộc có lịch sử
lâu đời và địa bàn cư trú rỗng rãi, với sự phát triển từ thấp đến cao người Việt
Nam đã sống qua những hình thức như bày đoàn, công xã, thị tộc…và trở
thành xã hội có giai cấp, có Nhà nước với nhiều ngành nghề khá phát triển
đặc biệt là nghề nông và đánh cá. Ngoài ra các nghề thủ công khác cũng đạt
được nhiều thành tựu. Tất cả các hoạt động đó được diễn ra trong làng. Làng
là đơn vị thấp nhất trong cấp chính quyền của những cộng đồng người định cư
làm nông nghiệp.Làng Việt Nam được lập lên từ tập hợp các gia đình, mỗi
làng có từ mấy chục đến hàng nghìn hộ gia đình, mỗi gia đình lại sống độc lập
trong khuôn viên riêng.
Những người nông dân trong làng đã tìm cho mình thế ứng xử trong
cách sống để phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và đặc biệt
trong mô hình sản xuất của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Do
vậy, những người nông dân hay chính những người chủ của mỗi gia đình đã
xây dựng một phong cách sống riêng, song lại được đồng nhất trên cơ bản với
xóm giềng, với làng đó là ngôi nhà Việt truyền thống. Việc làm nhà cũng
được coi là một trong những việc quan trọng nhất của đời người.
Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Cả ba việc ấy đều là khó thay.


Ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xếp trong một bối cảnh sinh hoạt
chung của làng, nó vừa riêng lại vừa chung, rất độc lập mà lại có thế hoà
đồng. Những bước tường ngăn cách giữa đường đi, giữa nhà này nhà kia tạo
nên thế khép kín cho mỗi gia đình, nhưng lại được mở ra trong kiểu ứng xử
chung của cả cộng đồng làng. Kết cấu của ngôi nhà Việt truyền thống có
nhiều kiểu, nhưng có hai kiểu được thiết kế nhiều nhất là: Kiến trúc nhà hình


thước thợ, tức là nhà chính và nhà phụ (ở đây nhà phụ thường là bếp), kiểu
kết cấu này bắt gặp rất nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ. Kết cấu thứ hai của ngôi
nhà người Việt thường thấy là: Kiểu kết cấu hình chữ Môn, tức là nhà chính
nằm ở chính giữa hai bên có hai căn nhà phụ (một là nhà kho để chứa lương
thực, một là nhà bếp), kiểu này thường phải là một gia đình khá giả. Ngoài ra
còn có nhiều kiểu nhà khác nhưng không được phổ biến như: nhà kiểu chữ
đinh, chữ nhất, chữ nhị, chữ công …
Người Việt sau hàng nghìn năm tồn tại và phát triển đã tạo cho mình một
môi trường sống cân bằng với sinh thái. Trong khuôn viên nhà ở truyền thống
của mỗi gia đình gồm có các thành phần sau: nhà chính, nhà phụ, vườn cây,
ao cá, chỗ chăn nuôi gia cầm, gia súc, sân phơi, hàng rào, cổng… Người nông
dân đã biết bố cục trong khuôn viên của gia đình mình thành một chuỗi khép
kín về dòng năng lượng, về cách thức làm ăn hay về dòng trao đổi vật chất.
Họ đã biết khai thác về mặt sinh thái để ổn định cuộc sống gia đình, hài hoà
với môi trường, tạo điều kiện cân bằng để giữ thế ổn định chung. Trong đó 3
yếu tố ‘Người, đất và nước’ là các yếu tố tạo nên cân bằng sinh thái trong nhà
ở người Việt truyền thống vùng nhiệt đới nóng ẩm. Trong khuôn viên như
vậy, người nông dân đã tự tạo cho mình một cuộc sống ‘tự cung, tự cấp’.


Cũng như nhiều dân tộc khác, nhà ở của người Việt thường sử dụng các
loại gỗ hay tre làm vật liệu căn bản kết hợp với đất đá. Càng về sau này, tỷ lệ
đất đá càng nhiều hơn thay thế cho chất liệu thảo mộc. Ngôi nhà nhờ đó mà
cũng vững chãi, ổn định hơn.

Đối với người Việt, ngôi nhà chính là bộ phận cốt yếu trong khuôn viên
của một gia đình, nhà có bố cục gian lẻ 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái,
không mấy nhà có số gian chẵn. Số lượng gian và chất liệu để làm nhà tuỳ
thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, hay điều kiện môi trường thiên
nhiên xung quanh nơi gia đình sinh sống. Ngôi nhà người Việt được kết cấu

đăng đối, vì là số lẻ nên gian chính giữa bao giờ cũng dành làm nơi thờ cúng
và tiếp khách. Sự sắp xếp trong một ngôi nhà người Việt cũng cho thấy sự
thiên lệch vị trí giữa nam và nữ, chỗ ngủ của đàn ông trong gia đình ở các
gian chính, còn chỗ sinh hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ là ở các chái bên cạnh,


hoặc ở nhà ngang, nhà phụ. Người Việt có quan niệm ‘đẹp đẽ phô ra, xấu xa
đậy lại’, nên gian chính là bộ mặt của chủ nhà, lại là nơi thờ cúng của tổ tiên
nên được bài trí hết sức công phu so với các gian bên cạnh. Có nhiều nhà gian
chính được trang trí với các mô típ hoa văn trên các cột, vì kèo bằng gỗ hết
sức khéo léo và tinh vi, đó là những mảng trạm khắc được thu nhận từ thiên
nhiên, đường nét chạm trổ đơn giản, nổi bật chủ đề con sóc chùm nho,
( mong muốn được vui vầy ấm no) kết hợp với hình tượng con dơi ( biểu hiện
sự phúc đức đời đời). Những bao lam này được xây dựng theo tứ thời ( mai
lan, cúc, trúc) và tứ linh ( long lân qui phượng). Gian giữa cũng được trang trí
bằng những tấm gỗ gõ ghép lại, chạy chỉ nổi, có cưa lộng hình nấc thang tháp,
lục bình kết hợp với chữ thọ hình vuông và kết hợp với bức hoành nổi bật ba
chữ Hán Phúc Lưu Đường.

Gian giữa là nơi thiêng liêng nhất trong nhà vì

được kê bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ được trang trí bằng gỗ chạm hoa văn tỉ mỉ.
Ngoài bàn thờ ra, còn kê tấmphản gỗ, nơi quây quần của gia đình, nơi diễn ra
những bữa cơm thân mật, nơi thảo luận cả đến những chuyện đại sự. Gian
giữa cũng là phòng khách của gia đình nên nó cần phải được trang hoàng,
thường người Việt chữ nghĩa treo những trướng câu đối đượm mầu tôn giáo,
chẳng hạn câu:
Tổ Tiên công đức muôn đời thịnh,
Con Cháu thảo hiền vạn kiếp vinh
Ý tưởng của câu đối này phản ảnh lòng sùng bái tổ tiên và đồng thời

phản ảnh niềm tin vào kiếp luân hồi. Ngoài trướng câu đối ra , người Việt còn
treo những hình ảnh lũy tre, cánh bèo hoặc trưng bày tượng các con trâu,
chim hạc. Đó là những nét đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp của
người Việt.


Ngôi nhà người Việt truyền thống là nơi sinh sống không phải chỉ của
một hay hai thế hệ mà nó được truyền qua nhiều thế hệ từ lớp ông bà đến lớp
con cháu… cứ thế tiếp nối. Ngôi nhà có thể tồn tại vững chắc vài trăm năm,
nên việc dựng một ngôi nhà được người Việt hết sức quan tâm, từ khâu chọn
nguyên liệu đến khâu xem ngày, xem tháng, so tuổi vì họ quan niệm đây thứ
nhất là cơ nghiệp của nhiều đời, thứ hai đó là sự thịnh vượng hay suy của cả
gia đình hay lớn hơn là cả một dòng họ nếu không chọn được ngày tốt và
hướng tốt . Do vậy ngôi nhà người Việt là sự kết tinh của tâm sức, ý chí, tập
trung công sức, tiền của cả gia đình. Ngôi nhà người Việt còn thể hiện được
cái khéo léo, tài hoa của người thợ Việt Nam.
Ngôi nhà người Việt thường được xây dựng bằng các nguyên vật liệu
sẵn có ở địa phương như gỗ, tre, nứa, đất, đá,… phụ thuộc hoàn toàn vào điều
kiện kinh tế của từng gia đình. Hệ thống xương chính của ngôi nhà thường
làm bằng gỗ được ăn mộng với nhau một cách chắc chắn với loại mộng én,
hay mộng đuôi cá. Tường nhà có thể bằng gỗ, trát đứng đắp đất, có hệ thống
cửa ‘bức bàn’ hay ‘cửa phố’. Hình thức bên ngoài của ngôi nhà rất mộc mạc
giản dị, những nhà có tường xây bằng gạch lợp ngói âm dương thì chỉ là mái
dốc thuần tuý, không được trang trí cầu kỳ, cùng lắm là những đường chỉ dài
khắc vạch. Dưới mái là hàng cột hiên với các bức tường quét vôi trắng, trông
giản dị khiêm nhường. Nhưng bên trong cái vẻ giản dị, mộc mạc khiêm
nhường của ngôi nhà Việt truyền thống là tiềm ẩn bên trong cả cội nguồn của
một dân tộc, một sức sống lâu bền mãnh liệt của người Việt. Đây chính là tâm
hồn, là một góc đi về của một con người, nó mang nhiều hồi ức, kỷ niệm
riêng tư mà chỉ có ngôi nhà Việt mới có được.

Nhà là nơi diễn ra những sự kiện như sinh, hôn, tử của một vòng đời. Từ
đó, ngôi nhà không chỉ có ý nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng


đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ
nghỉ, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh, ảnh hưởng đến cả tương lai con cháu
sau này theo quan điểm của người xưa. Chính vì thế mà dựng nhà được coi là
một trong những việc lớn của đời người, phải được chọn lựa rất kỹ càng với
nhiều thủ tục không hề đơn giản. Muốn có được địa điểm "đắc địa" chủ nhà
phải nhờ đến thầy "địa lý" hay các vị khoa bảng hiểu biết thuyết phong thủy
và khoa phối hợp âm dương, ngũ hành để xem giúp. Người ta phải quan sát
hình thế các mạch đất, hướng di chuyển của nước trong mạch đất để tìm ra
nơi có chứa tụ khí của mảnh đất ấy. Chỗ đó gọi là đất "kết dương cơ" và sẽ
được chọn để dựng nhà.

Thế đất đẹp nhất phải là: "Minh đường thủy tụ" tức là trước nhà có nước
tụ trong sáng như gương để nuôi dưỡng khí mạch của đất. Trước nhà mà có
mặt nước rộng như thế thì gia chủ sẽ làm ăn phát tài, gặp nhiều may mắn. Còn
trái lại, nếu thủy tụ bất thường, khi có, khi không, nước lại đục là không tốt.

Cũng vì lý do này mà nếu trường hợp không có "thủy tụ" tự nhiên, người
ta thường đào ao trước nhà hoặc xây hòn non bộ để tượng trưng cho yếu tố
đó. Ngoài ra còn cần đến thế đất hai bên tả, hữu. Thế đất bên trái được gọi là
"Thanh long", bên phải là "Bạch hổ". Nếu nhà có thế đất hai bên là thanh long
và bạch hổ, như vậy là cân xứng "Tả phù hữu bật" làm ăn sẽ phát tài, nhiều
lộc, con trai, con gái đầy nhà. Người Nam Bộ có câu:
Không "long" như người không chân
Không "hổ" như đứa ở trận không tay.



Như vậy là bên trái phải có sông nước (thanh long: âm). Bên phải có đất
cao (bạch hổ: dương). Nếu không có đất cao thì thay bằng vườn cây. Không
những thế, mảnh đất để cất nhà còn phải phù hợp với hướng tuổi của gia chủ,
nhà phải xa đình chùa, miếu mạo, cây cổ thụ. Nếu bắt buộc phải làm nhà gần
đình chùa mà cùng trên một đường thẳng thì phải làm thụt lùi về phía sau một
chút. Nhà không được làm trên mộ vì nhà là dương, mộ là âm. Tối kỵ là con
đường, con nước (sông, ngòi, khe, suối hoặc đòn dông nhà người khác đâm
thẳng vào mặt nhà mình. Nhà cửa thường tránh cổng ngõ hoặc lối đi, hoặc
góc ao hoặc đao mái đình. Cổng ngõ hoặc lối đi không đâm thẳng vào trung
tâm gian giữa . Nếu bất đắc dĩ, người ta không tránh được những điều kiêng
kỵ đó, người ta chôn con chó đá ở trước cổng, hoặc treo một cái gương ở trên
cửa chính trừ tà khí .Tại thành thị, nếu nhà mình phải nhà hàng xóm chiếu
chính giữa, người ta thường treo cửa hình bát quái hay một tấm gương con
nếu nhà đối diện cũng treo gương hay hình bát quái.

Hướng nhà cũng là điều rất quan trọng nên phải lựa chọn vô cùng cẩn
thận. Trước hết phải là "hướng thuận tuổi" với tuổi chủ nhân. Nếu muốn có
hướng nhà "đại lợi" thi căn cứ vào bát quái. Tỷ như: gia chủ tuổi Tuất, Hợi,
thì không được làm nhà theo hướng tây - bắc.

Hướng nhà còn được ấn định của năm làm nhà. Năm Giáp Tuất thì nhà
không được quay về hướng bắc. Năm Giáp Tý, nhà không nên nhìn về hướng
nam hoặc bắc... Ngoài ra còn phải để ý đến hướng nước chảy của các dòng
nước gọi là "cuộc". Nước chảy về hướng tây là "kim cuộc", hướng đông là
"mộc cuộc", hướng bắc là "thủy cuộc" và hướng nam là "hỏa cuộc". Nếu tuổi
của gia chủ hợp với "mộc" thì nhà phải hợp với "mộc cuộc" tức hướng đông.


Nếu nhà ở vị trí có dòng nước chảy quanh thì đó là địa điểm tốt vì được nhiều
cuộc đất hợp lại.


Xem thế đất và hướng nhà theo thuyết phong thủy thì rất phức tạp và
không phải nơi nào cũng có người am hiểu thuyết này, cho nên hướng nhà
thường được thực hiện theo kinh nghiệm của cha ông để lại:

"Nam phương quý đường
Bắc phương quý án
Tứ thời bất hạn"

Hay:

"Ăn quả cành lạ, làm nhà hướng nam "

Nhà hướng nam phổ biến ở miền bắc vì đối với miền bắc hướng nam là
hướng mát mẻ nhất. Còn ở nhiều vùng khác, nhất là miền trung trở vào Nam
Bộ lại tùy thuộc vào hướng gió thịnh hành trong năm mà có hướng nhà khác
nhau. Tuy vậy phổ biến nhất vẫn là hướng nam, đông, đông-nam hay tâynam.
Sau khi đã chọn được thế đất và hướng nhà rồi, tiếp đến là công việc tạo
tác ngôi nhà. Từ khi bắt tay vào làm nhà cho đến khi ngôi nhà được hoàn tất,
người ta còn phải thực hiện khá nhiều nghi lễ. Song tùy từng nơi từng vùng
những nghi lễ này có gia giảm khác nhau:


- Lễ bình cơ gia chủ mua sắm lễ vật đặt ngay trên miếng đất định chọn
để cúng gia tiên, thổ thần rồi mới định hướng nhà. Sau đó gia chủ đi mời thợ
bàn việc làm nhà.
- Lễ phạt mộc, kiểu cách của ngôi nhà đã được thống nhất giữa chủ và
thợ, người ta làm lễ khởi công gọi là lễ phạt mộc. Gia chủ làm hai mâm cỗ,
một để cúng gia tiên, thổ thần, một để cúng tổ sư thợ mộc. Cúng xong người
thợ cả cầm rìu chặt ba nhát vào một cây gỗ định làm cột cái để làm phép. Có

nơi gia chủ nhặt lấy ba miếng gỗ do người thợ vừa chặt văng ra giữ lấy để đề
phòng thợ làm phản thì đem ba miếng gỗ ấy ra ếm lại.

Sau lễ này có thể bắt tay ngay vào công việc. Nhưng cũng có thể để lùi
vài ngày sau cũng được. Nhưng nhất thiết người thợ cả phải lên rui mực định
kích thước ngôi nhà vào lòng của nửa thân cây tre hay hóp. Rui mực còn gọi
là thước tầm, sào nhà... tùy theo từng địa phương.

Lễ lập tục hay lễ cắt nóc, lễ này được coi là quan trọng nhất không thể
bỏ qua. Chọn được ngày tốt gia chủ nhờ một người nào đó trong họ phải là vợ
chồng song toàn, nhiều con lắm cháu, làm ăn phát đạt để làm lễ đặt cái nóc
(đòn dông) lên gian chính giữa. Nếu nhà làm chưa xong mà chọn được ngày
tốt người ta cũng có thể tổ chức lễ này. Nếu vậy người ta làm hai cái nạng để
nâng đoạn cái nóc của gian chính giữa lên. Đoạn gỗ này phải để nguyên đó
cho đến khi dựng nhà thì đặt vào vị trí của nó trong bộ khung.

Trong khi làm lễ, đoạn đòn nóc đó được buộc hai cành lá thiên tuế, một
vài vuông vải đỏ hay vóc đại hồng có vẽ hình bát quái (bùa), trừ yểm để ma


khỏi vào nhà quấy nhiễu. Ngoài ra người ta còn treo một cuốn lịch tàu hay
một cuốn sách chữ Hán, cầu mong cho con cháu học hành tấn tới.

- Lễ an thổ, lễ này để báo thổ thần biết nhà đã làm xong. Trong số lễ vật
có gạo rang trộn với nước để rắc vào bốn góc nhà.
- Lễ động sàng, cúng báo gia tiên để dọn về nhà mới và được kê gia cụ
vào nhà.
- Lễ hoàn thành hay còn gọi là lễ lạc thành, lễ cài sào (gác thước tầm lên
hai đầu cột cái của gian chính giữa). Lễ mừng nhà mới, chủ nhà tổ chức cúng
gia tiên, thổ thần rồi liên hoan. Những người được mời tới dự thường tặng chủ

nhà tiền, câu đối, pháo...
- Lễ trả công thợ, lễ này do thợ tổ chức cúng tiên sư để nhận tiền công.
- Lễ an cư, lễ tạ tổ tiên, thổ thần để báo cho biết là chủ nhân đã làm ăn
yên ổn trong nhà mới.

Ngoài hàng loạt những nghi lễ, thủ tục kể trên, việc chọn kích thước cho
mỗi ngôi nhà cũng là điều khá đặc biệt. "Nhà nào sào nấy". Cái sào ở đây
chính là cái thước tầm của mỗi ngôi nhà. Nó quyết định quy mô của mỗi ngôi
nhà theo yêu cầu của chủ nhân. Còn việc chọn đơn vị đo lường dùng vào việc
làm nhà thì chỉ mấy thập kỷ gần đây người thợ làm nhà mới dùng thước mét,
còn xưa kia họ sử dụng một loại thước đo khá đặc biệt. Cái thước này biểu
hiện mối tương quan giữa tầm vóc của chủ nhân với ngôi nhà của mình. Làm
nhà cho ai, người thợ cả lấy chiều dài đốt gốc ngón tay út của chủ nhân làm
đơn vị cơ bản cho cái thước đo. Mỗi thước dài bằng 10 đơn vị cơ bản đó. Như
vậy mỗi thước này cũng vào khoảng trên dưới 40 cm. Riêng điều này cũng đủ
thấy ngôi nhà gắn bó với con người ta đến thế nào.


Trải qua nhiều thời gian, nhiều thế kỷ, với bao thăng trầm lịch sử cho
đến ngày nay, những ngôi nhà người Việt vẫn còn hiện hữu trên khắp các làng
quê Việt Nam, tuy không còn nhiều, song đó là những tài sản quý báu của nền
văn hóa của dân tộc, là những giọt mật tinh tuý được chắt lọc ra từ khối óc
thông minh, đôi mắt tinh đời, những bàn tay tài giỏi, khéo léo của cha ông
chúng ta.



×