Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bộ ĐỂ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn Ngữ văn đề số 14 kèm đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.4 KB, 7 trang )

ĐỀ SỐ 14
Đề thi gồm 01 trang
★ ★★★★

Bộ ĐỂ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
...(1) Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan
trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn
tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại
An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam
chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng
đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. [...] Vì thế, đối với người An Nam
chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình... [...]
(2) Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng
tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ
thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nống
dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà
lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:
“Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói
ra”. [...]
(3) Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta
buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến
thức thu thập được, họ không được giữ cho riêng mình. Đồng bào của họ cũng phải được
thông phần nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không
kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải


làm giàu cho ngôn ngữ n ước mình. [...]
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức,
dẫn theo Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014)
Câu 1. Nêu thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích?


Câu 2. Giải thích quan điểm: “Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới
trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu.”?
Câu 3. Nhận xét về thái độ của người viết đối với “tiếng mẹ đẻ” được thể hiện trong đoạn
trích trên?
Câu 4. Hiện nay, có rất nhiều từ được mượn của ngôn ngữ nước ngoài mà tiếng Việt chưa có
từ chỉ khái niệm tương ứng, như: wifì, cà phê, mát-cha,... Theo anh/chị thì có nên sáng tạo những
từ thuần Việt để thay thế những từ trên khônng? (trả lời trong 5 - 7 dòng)
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm)
Bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ, nêu quan niệm của anh chị về vai trò của việc giữ
gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài?
Câu 2 (5 điểm)
Hãy phân tích những phát hiện sâu sắc mới mẻ trong quan niệm về Đất Nước của Nguyễn
Khoa Điềm được thể hiện qua đoạn thơ:
... Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bấy giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cải kèo, cải cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...

(Trích Mặt đường khát vọng
- Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ vần 12, tập 1)


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1

Thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản là thao tác bình luận. Tác giả

Câu 2

bàn về vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với mỗi người và với cả dân tộc.
- “Chúng ta không thể né tránh châu Âu”: Chúng ta cần tìm hiểu về nền văn hóa, tri thức
của phương Tây.
- Vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để
hiểu được chầu

Âu”: muốn tìm hiểu về tri thức châu Âu thì phải học ngôn ngữ của họ.

=> Học tập văn hóa nước ngoài là cần thiết cho việc tiếp thu tri thức và sự văn
minh, đặc biệt là với giới trí thức vốn có vai trò định hướng cho sự trau dồi văn hóa.
Nhưng học ngoại ngữ nói riêng, tiếp thu văn hóa nước ngoài nói chung cần phải gắn
Câu 3

bó thiết thân với giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc.
Thái độ của người viết với “tiếng mẹ đẻ”: yêu mến, trân trọng, tự hào, mong muốn

giữ gìn và làm giàu có tiếng Việt.
Câu 4 - Về hình thức: 5-7 dòng, diễn đạt mạch lạc.

- Về nội dung:
+ Từ mượn là một bộ phận tất yếu của bất ki ngôn ngữ nào, những những từ mượn
ấy không làm thay đổi bản chất ngôn ngữ dân tộc mà chỉ làm phong phú hơn.
+ Những từ mượn được kể ra đều là những từ chỉ các nét văn hóa du nhập từ nước
ngoài nên nó cũng mang theo đó văn hóa nước ngoài.
+ Khi phát âm và ghi chép, những từ đó sẽ được phát âm và ghi chữ theo cách riêng
của người Việt, vì vậy, nó dần bị đồng hóa, trở thành một bộ phận của tiếng Việt.
=> Không cần phải nghĩ từ mới thay thế chúng.
II.VĂN BẢN
Câu 1 (2 điểm)

-

Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:

Đảm bảo hình thức đầy đủ của đoạn văn: mở đoạn - thân đoạn - kết đoạn, dài khoảng

200 chữ. Câu mở đoạn cần dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận. Thân đoạn bố cục rõ ràng,
đi đúng trọng tâm, làm sáng rõ được yêu cầu của đề, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
-

Trình bày sáng sủa, diễn đạt rõ ràng, chữ viết dễ nhìn, không sai chính tả.

-

Dùng từ chuẩn ngữ nghĩa, đặt câu chuẩn ngữ pháp.

-


Có những suy nghĩ, đánh giá cửa cá nhân, nhưng cần thuyết phục và hợp lí.

-

Viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ, mạch lạc. Lời văn sáng tạo, lôi cuốn.


Yêu cầu nội dung:


-

Giải thích:

Tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ dân tộc mình, là tiếng nói gốc của cha mẹ, ông bà,...
Tiếng nước ngoài chỉ chung mọi ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ.
-

Đánh giá, lí giải:

cần thực hiện song song việc trau dổi tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng

nước ngoài.
+ Tiếng mẹ đẻ là văn hóa, là truyền thống, là bản sắc dân tộc cần phải giữ gìn.
+ Ngoại ngữ giúp ta hội nhập, mở mang tri thức,...
-

Chứng minh:

+ Đỗ Nhật Nam, Ngô Bảo Châu đều là những người rất giỏi ngoại ngữ nên có thể đạt

được những thành tích đáng nể, chủ động trong quá trình hội nhập thế giới. Nhưng họ đều sử
dụng tốt tiếng Việt trong giao tiếp cũng như các bài viết.
+ Một cô hoa hậu do không thể đọc nổi câu hỏi tiếng Anh nên bị chê cười, ngược lại, có
cô hoa hậu người Việt lại không thể nói tiếng Việt vì đã sinh sống ở nước ngoài từ bé.
-

Bàn luận:

có nhiều người cho rằng công việc không cần đến ngoại ngữ thì không cần

học.
Đó là quan niệm chưa toàn diện, vì ngoại ngữ không chỉ có ích trong chuyên môn mà con
giúp ta nhiều điều trong cuộc sổng.
-

Biện pháp:

+ Cần dạy học Tiếng Việt và ngoại ngữ ngay trong nhà trường.
+ Mỗi người cần có ý thức tự trau dồi tiếng Việt, tự học thêm ít nhất một ngoại ngữ.
-

Liên hệ:

rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2:

-

Yêu cầu chung:


Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập

văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân
tích, cảm thụ.
-

Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.


Yêu cầu nội dung:

Hãy phân tích những phát hiện sâu sắc mới mẻ trong quan niệm về Đất Nước của
Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện qua đoạn thơ
-

Quan niệm của nhà thơ về Đất Nước từ bình diện văn hóa truyền thống.

-

Gợi được niềm tự hào và thái độ tôn trọng bề dày văn hóa của dân tộc trong mỗi

người.
-

Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian.


TIẾN TRÌNH BÀI LÀM


o

Kiến
thức
Chung

Hệ thống ý

Phân tích chi tiết

chính
Khái quát

Vài nét tiểu sử: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, ở huyện Phong

vài nét về

Điền, xứ Huế cố đô. Ông sinh trưởng trong một gia đình trí thức cách

tác giả

mạng. Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu
cho thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ.
Phong cách thơ: giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư

của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
Vài nét về Hoàn cảnh sáng tác: Trường ca Mặt đường khát vọng viết năm 1971, tại
tác phẩm

chiến khu Trị - Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân

tộc.
Vị trí: đoạn trích nằm ở phần đầu của văn bản Đất Nước được trích ở
phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.
Đánh giá: Văn bản Đất Nước thể hiện những cảm nhận mới mẻ của
nhà thơ về đất nước trên nhiều bình diện (chiều dài của lịch sử, chiều
rộng của địa lý, bề dày của văn hoá, phong tục...). Qua đó, nhà thơ
khẳng định tư tưởng lớn: “Đất Nước là của Nhân dân, và Nhân dân
chính là người đã làm ra Đất Nước”. Đoạn trích trên là quan niệm của
nhà thơ về đất nước văn hóa truyền thống.

Kiến 1. Những
thức

suy ngẫm

trọng mới

=> Cảm xúc trân trọng tự hào dân tộc.
Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa” mẹ thường hay

mẻ, kể.

tâm sâu sắc về => Đó là một Đất Nước có từ ngàn xưa, từ rất lâu đời và còn đến
của
bài

thời điểm ra hôm nay.
đời của Đất - Đất Nước rất xa từ “ngày xửa ngày xưa”, lại rất gần từ “bây giờ”. Đất
Nước


Nước là một quá trình dài hình thành và phát triển, là một khái niệm
tự nhiên ngay khi ra sinh ra và lớn lên.
- Nhà thơ gợi ra bốn nghìn năm lịch sử oai hùng mà thật thân thuộc
qua cụm từ “ngày xửa ngày xưa”.


2. Những

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

suy ngẫm

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

mới mẻ,

=> Phát hiện tinh tế và đặc sắc về quá trình lớn lên của đất nước:

sâu sắc

+ Đất nước tồn tại như một sinh thể sổng: có quá trình sinh ra và lớn

về bắt
nguồn và
sự trưởng

lên...
+ Phạm vi tồn tại trong mỗi gia đình, hiện diện ngay trong những gì
nhỏ bé, thân thiết gần gũi, bình dị nhất của đời sống nhân dân.


thành của

+ Đất nước sinh ra bình dị và trưởng thành trong gian lao.

Đất Nước

+ Từ sự sinh ra và lớn lên cũng được gợi qua những truyền thuyết
Thánh Gióng và

truyện cổ tích Sự tích trầu cau, gợi cảm nhận về một điều

thật thân thuộc.
+ Hình ảnh cây tre nhắc ta đến truyền thuyết Thánh Gióng. Như vậy,
Đất Nước lớn lên trong đấu tranh, trong dựng nước và giữ nước. Và
phải qua gian lao, qua bão tố, Đất Nước mới trưởng thành => gợi đến
3. Những

truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
Tóc mẹ thì bới sau đầu

suy ngẫm

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

mới mẻ,

Cái kèo, cải cột thành tên

sâu sắc về


Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

văn hóa

Đất Nước có từ ngày đó...

truyền
thống của
Đất Nước

- Đất nước hiện diện ngay trong đời sống mỗi gia đình, từ những
thói quen: bới tóc sau đầu của mẹ, đều là văn hóa, được truyền lại, được
chỉ bảo từ xưa, đến đạo lý nghĩa tình thủy chung gừng cay muối mặn
trong ca dao: Tay nấng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên
nhau.

- Cái kèo cải cột thành tên: ghi dấu sự hình thành và phát triển ngôn
ngữ của dân tộc, do đó mà mỗi cái cột, kèo được đặt tên, nó thể hiện
cả văn hóa và tâm hồn Việt ở trong đó.
- Đất nước còn là hạt gạo phải vất vả một nắng hai sương, gợi lên
đặc điểm của nền văn minh lúa nước.
(Đất nước gắn với những lời ca dao tục ngữ, mang âm hưởng dân ca
đậm nét qua những thành ngữ: gừng cay muối mặn, một nắng hai sương.)
- Liên tưởng tới những câu chuyện về tình cảm vợ chồng như Hòn
Vọng Phu,

về cái vất vả làm ra hạt gạo: Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hối



thánh thót như mưa ruộng cày.

- Đất Nước có từ ngày đó: Câu thơ như lời tổng kết: Đất nước là
những gì bé nhỏ bình dị ta thấy, ta ăn hàng ngày, nuôi ta lớn lên, dạy
ta học, che chở ta. Đất nước được tạo ra từ những nhọc nhằn của thế
hệ đi trước. Đất nước không phải là cái gì xa vời, cao quý và khó tiếp
4. Khái
quát chung

nhận, Đất nước hiện hữu thật gần, thật giản dị mà rất đỗi thiêng liêng.
a. Nghệ thuật
- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian.
- Giọng điệu trầm lắng, chất chứa suy tư giúp hình tượng Đất nước
hiện lên vừa trang nghiêm thành kính, vừa gần gũi thân thiết.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, điệp từ.
=> Thể hiện tài năng của tác giả.
Đất nước, đã từ lâu, là điểm hẹn tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ.
Được khơi nguồn từ đề tài quen thuộc ấy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
có cho mình một lối đi riêng.
b. Nội dung
- Suy ngẫm sâu sắc về Đất nước từ bình diện văn hóa truyền thống:
một Đất nước vì giản dị, vừa uy nghi, vừa yên bình vừa gian lao, vừa
xa từ lịch sử vừa gần từ hôm nay, vừa bấy giờ vừa ngày xửa ngày xưa.
- Gợi được niềm tự hào và thái độ tôn trọng bề dày văn hóa của dân
tộc trong mỗi người.
c. Cảm xúc cá nhân của người viết
Thí sinh tự nêu cảm nhận.
Chín câu thơ ngắn gọn nhưng cho ta những cảm nhận mới mẻ về
hình tượng Đất Nước, giản dị vô cùng mà thấm thìa vô cùng, một Đất
Nước có từ ngày xửa ngày xưa, và cho đến hôm nay, vẫn luôn hiện

diện, song hành cùng mỗi người dân đất Việt.



×