Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THANH HUỆ

KHAI THÁC GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA
TỈNH QUẢNG NINH

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THANH HUỆ

KHAI THÁC GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA
TỈNH QUẢNG NINH
Mã số: 60 31 05 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG QUỲNH PHƢƠNG

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu trong luận văn là trung thực. Luận văn chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.
Tác giả

LÊ THANH HUỆ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến cô giáo hướng dẫn khoa học: TS. Dương Quỳnh Phương đã tận tình
chỉ bảo và hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
luận văn này.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
Địa lý, đặc biệt các thầy cô trong tổ Kinh tế - xã hội, Ban chủ nhiệm khoa
Địa lý trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Phòng sau đại học đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chuyển lời cảm ơn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Quảng Ninh, Ban quản lý các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh; Phòng
Văn hóa - Thông tin, UBND thị xã Quảng Yên cùng những người dân địa
phương đã giúp tôi trong quá trình thu thập tài liệu thực tế.

Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè đã chia sẻ những khó
khăn, cổ vũ, động viên và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả hoàn
thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thanh Huệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................ 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ .............................................................................................. 4
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 5
6. Những đóng góp của đề tài ..................................................................................... 8
7. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................... 8

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI SẢN VÀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ...................................................................................................... 9
1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................... 9
1.1.1. Di sản .................................................................................................................. 9
1.1.2. Du lịch............................................................................................................... 16
1.1.3. Vai trò của di sản đối với sự phát triển du lịch ............................................ 26
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 27
1.2.1. Khái quát về di sản, di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam ......................... 27
1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch từ khai thác giá trị các di sản của Việt Nam 32
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 34
Chƣơng 2. DI SẢN - THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH
QUẢNG NINH ........................................................................................................ 35
2.1. Tổng quan tỉnh Quảng Ninh ............................................................................... 35
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ..................................................................... 35
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .............................................. 37
2.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................................. 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii




2.2. Giá trị của các di sản được UNESCO công nhận và các di sản đặc biệt
cấp quốc gia ở tỉnh Quảng Ninh................................................................................ 43
2.2.1. Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới ................................................. 43
2.2.2. Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử................................................................... 48
2.2.3. Di tích quốc gia đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng ....................................... 50
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch từ việc khai thác giá trị các di sản của tỉnh
Quảng Ninh ............................................................................................................... 54

2.3.1. Vịnh Hạ Long .................................................................................................. 54
2.3.2. Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Yên Tử ........................................................ 62
2.3.3. Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng ............................................................ 68
2.4. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khai
thác di sản trong phát triển du lịch của tỉnh .............................................................. 69
2.4.1. Điểm mạnh ....................................................................................................... 69
2.4.2. Điểm yếu .......................................................................................................... 70
2.4.3. Cơ hội ................................................................................................................ 71
2.4.4. Thách thức ........................................................................................................ 71
2.5. Liên kết không gian du lịch của tỉnh Quảng Ninh, kết nối di sản với
những điểm du lịch khác ........................................................................................... 72
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 76
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI
SẢN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH ........................ 77
3.1. Cơ sở để đưa ra các giải pháp ............................................................................ 77
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị
của di sản ..................................................................................................................... 77
3.1.2. Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030 ..................................................................................................................... 78
3.2. Nhóm các giải pháp chung ................................................................................. 81
3.2.1. Về phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật ............................................... 81
3.2.2. Về đào tạo nguồn nhân lực ............................................................................. 82
3.2.3. Về công tác quản lí và quy hoạch của nhà nước ......................................... 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv





3.2.4. Xây dựng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bảo tồn các
khu di tích văn hoá và có những biện pháp bảo vệ môi trường du lịch ................. 83
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị di sản của
tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................ 84
3.3.1. Vịnh Hạ Long .................................................................................................. 84
3.3.2. Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử................................................................... 92
3.3.3. Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng ............................................................ 97
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 100
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 101
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 103
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATK

:

An toàn khu

BR - VT


:

Bà Rịa - Vũng Tàu

CNTT

:

Công nghệ Thông tin

CP

:

Cổ phần

DSVH

:

Di sản văn hóa

KTNT

:

Kiến trúc nghệ thuật

TNHH


:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNESCO

:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc

VQG

:

Vườn Quốc gia

WHC

:

Hội đồng di sản thế giới

EATOF


:

Diễn đàn du lịch Đông Á

WTM

:

Hội chợ Du lịch quốc tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Di sản thế giới tại Việt Nam .................................................................. 28

Bảng 1.2.

Danh sách di tích quốc gia đặc biệt ....................................................... 29

Bảng 2.1.

Số lượng khách du lịch đến thăm quan Vịnh Hạ Long giai đoạn
2009 - 2013 ............................................................................................ 59


Bảng 2.2. Số lượng khách nội địa đến thăm Vịnh Hạ Long giai đoạn
2004 - 2013 ................................................................................. 60
Bảng 2.3. Số lượng khách quốc tế đến thăm Vịnh Hạ Long giai đoạn
2004 - 2013 ................................................................................. 60
Bảng 2.4.

Doanh thu vé thăm Vịnh Hạ Long giai đoạn 2004 - 2013 .................... 61

Bảng 2.5.

Các tuyến tham quan Vịnh Hạ Long ..................................................... 62

Bảng 2.6.

Doanh thu cáp treo tại Yên Tử giai đoạn 2005 - 2014 .......................... 67

Bảng 2.7.

Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2009-2013 ......... 75

Bảng 3.1.

Các dự án quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long
đến năm 2020 .......................................................................................................... 85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v





DANH MỤC CÁC HÌNH

2.1.

..................................................... 36

h 2.2.

........................................ 53

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện khách du lịch đến Vịnh Hạ Long giai đoạn
2004 - 2013 ................................................................................. 59
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch đến Yên Tử giai đoạn
2004 - 2013 ................................................................................. 66
2.5.
Hình 2.6.

....................... 74
Biểu đồ thể hiện tổng khách và tốc độ tăng khách du lịch tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2004 - 2013 ....................................................... 76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi





MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Di sản tự nhiên và di sản văn hoá là tài sản vô giá của mỗi quốc gia. Thực tiễn
cho thấy, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản luôn đồng hành - gắn liền với
việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và nguồn lực quan trọng để phát triển của đất
nước, vì di sản của mỗi quốc gia chính là một trong những nội lực giúp ngành du lịch
cất cánh. Di sản và du lịch có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Du lịch không chỉ dựa
vào di sản để phát triển, mà còn mang sứ mệnh cao cả đó là tôn vinh giá trị di sản
đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản đã được kết tinh và gìn giữ.
Có nhiều lý do để thu hút con người đến với du lịch trong đó các di sản là nhịp
cầu giúp con người tìm về với lịch sử của dân tộc, tìm về những nét độc đáo, hấp dẫn của
thiên nhiên. Việt Nam là một đất nước có cảnh quan, địa hình, thiên nhiên phong phú đa
dạng cộng với truyền thống văn hóa lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, vì vậy, nước ta
có một khối lượng khá lớn các di sản cả về thiên nhiên lẫn văn hóa, lịch sử. Với 22 di sản
được UNESCO vinh danh ở tầm thế giới (gồm cả di sản tư liệu), hơn 4 vạn di tích và
danh lam thắng cảnh phong phú, khai thác giá trị di sản trong hoạt động du lịch vẫn luôn
được khẳng định là quân “Át chủ bài” trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của nước ta, phía bắc giáp đất
nước Trung Hoa rộng lớn, phía nam là các tỉnh thuộc tam giác châu thổ sông Hồng,
phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng thoải dần xuống vịnh
Bắc Bộ, bao bọc phía ngoài là hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là Vịnh Hạ Long được hai lần UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đồng thời Quảng
Ninh còn có lịch sử văn hóa truyền thống từ lâu đời được lưu giữ lại thông qua các lễ
hội truyền thống, thể hiện đậm nét văn hóa tâm linh, bản sắc văn hóa người Việt. So
với các tỉnh khác trong cả nước, Quảng Ninh là một trong những tỉnh có thế mạnh
nhất để phát triển du lịch, đặc biệt là dựa vào các di sản cấp quốc gia và di sản thế
giới. Nếu khai thác tốt lợi thế này thì ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh chóng,
kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Vấn đề đặt ra đối với tỉnh Quảng
Ninh là cái giá phải trả của quá trình thương mại hóa du lịch, quan điểm phát triển
nóng vội là rất đắt và bài học của quá trình phát triển kinh tế bền vững là hãy để chính

người dân cùng tham gia vào quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản của dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1




Xuất phát từ những lí do có tính cấp thiết trên, tôi đã chọn hướng nghiên cứu
đề tài: “KHAI THÁC GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN TRONG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
Mỗi di sản của các quốc gia đều có vai trò rất quan trọng cả về giá trị tự
nhiên và văn hóa, xã hội. Chúng được hình thành một cách tự nhiên qua một thời
gian khá dài có thể là trải qua cùng với thời kì thành tạo và phát triển của Trái Đất
ứng với các di sản thiên nhiên - địa chất, cũng có thể là được tạo ra trong từng quá
trình phát triển của con người. Chính vì vậy, con người muốn tìm hiểu cụ thể về các
di sản thông qua nhiều công trình nghiên cứu để hiểu rõ hơn về chúng.
Các di sản thiên nhiên, văn hóa - xã hội đều có vai trò quan trọng trong việc
phát triển du lịch ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Từ năm 1972, Hội đồng di sản thế giới (WHC) của UNESCO đã được thành
lập và tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện công nhận của các di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới, đồng thời nghiên cứu, giúp đỡ các quốc gia trong việc nghiên
cứu, tôn tạo, bảo vệ các di sản thế giới. Trên thế giới, đã có nhiều các công trình
nghiên cứu các di sản như “Quản lý di sản ở New Zealand và Australia, Quản lý du
khách, Tuyên truyền quảng bá và Tiếp thị” của Michael C. Hall và Simon McArthur
(năm 1993), “Đa dạng sinh học rừng nhiệt đới và Công ước di sản Thế Giới” của
Jeffrey, Sayer, Ishwaran, Natarajan, Thorsell, James và TodSagaty (năm 2000), cuốn
sách: “Du lịch bền vững trong những khu vực được bảo vệ” của Tiến sỹ Paul Eagles

(năm 2002) thuộc Ủy ban thế giới về những khu vực được bảo vệ với sự đóng góp
của nhiều chuyên gia quốc tế, công trình “World cultural and natural heritage sites:
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới” (2002) của Luo Zhewen đã giới thiệu các
danh thắng ở Trung Quốc đã được công nhận là những di sản văn hoá Thế giới,...
Ngành du lịch trên thế giới được ra đời cùng với sự phát triển của các ngành
công nghiệp, thương mại và những sinh hoạt tôn giáo. Nhưng những công trình khoa
học nghiên cứu về các khía cạnh của du lịch như tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch
và tổ chức lãnh thổ du lịch mới chỉ xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX và ngày càng nhận
được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học cùng với xu hướng quy hoạch phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2




kinh tế - xã hội và phát triển của ngành du lịch từ những năm 30 của thế kỉ XX. Về sau
này, số lượng khách du lịch ngày càng tăng lên, du lịch càng được quan tâm và nghiên
cứu ở nhiều quốc gia. Một số các công trình nghiên cứu về các khía cạnh của du lịch:
“Tổ chức lãnh thổ du lịch” của Gunn (1972), “Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá, phục
vụ mục đích quy hoạch du lịch” của L.I. Mukhina (1973), “Du lịch và sự phát triển
sáng tạo” của Lawson và Baud Bovy (1977),…
2.2. Ở Việt Nam
Năm 1994, khi lần đầu tiên Việt Nam có một di sản được công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới, từ đó đã bắt đầu các công trình nghiên cứu nhiều di sản và được đệ
trình để được công nhận di sản thế giới. Tính đến năm 2014, Việt Nam có 22 di sản được
UNESCO công nhận (bao gồm cả di sản tư liệu). Hầu hết các công trình nghiên cứu đều
tìm hiểu về một di sản riêng mà về các di sản ở Việt Nam. Một số các công trình nghiên
cứu về di sản: “Di sản thiên nhiên thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng” Trần
Nghi (năm 2003), “Quần thể di tích Huế” Phan Thuận An (năm 2005), “Giá trị nổi bật

về địa chất vịnh Hạ Long” Trần Đức Thạnh, Tony Waltham,… Mới đây, Tổng cục du
lịch Việt Nam cho xuất bản cuốn “Would heritage in Viet Nam” nhằm cung cấp cho bạn
đọc thông tin đầy đủ, phong phú về vị trí, đặc điểm, các giá trị nổi bật của di sản cũng
như các dịch vụ du lịch liên quan đến từng di sản,… và một số bài báo có giá trị trên các
tạp chí Du lịch Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế, Toàn cảnh sự kiện và dư luận…
Đối với ngành du lịch ở Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó
đến nay, các công trình nghiên cứu Địa Lí du lịch vẫn chưa nhiều. Phần lớn tập
trung vào tổ chức không gian du lịch, cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu du
lịch của một số tác giả tiêu biểu như PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh, GS.TS Lê Thông,
PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Đặng Duy Lợi,… Một số các dự án, công trình
nghiên cứu về du lịch Việt Nam như: “Quy hoạch phát triển vùng du lịch Nam
Trung bộ và Nam bộ”, 2001; “Quy hoạch phát triển vùng Đông Bắc”, 1995; “Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020”,
2006; Địa lý du lịch Việt Nam, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 2010; Quản lý di sản
văn hóa với phát triển du lịch, Lê Hồng Lý (chủ biên) 2010,... Gần đây, Tổng cục
du lịch Việt Nam đã xuất bản cuốn sách: “Di sản Thế giới ở Việt Nam” (2012).
Trong cuốn sách này, các di sản thế giới tại Việt Nam (di sản thiên nhiên, di sản
văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu) đã được giới thiệu và
phân tích dưới góc độ du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3




2.3. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu về di sản tỉnh Quảng Ninh của
Tổng cục Du lịch hay Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, điển hình là
Vịnh Hạ Long - di sản thế giới được 2 lần UNESCO công nhận, vì vậy là đề tài nghiên

cứu cho nhiều nhà nghiên cứu như “Lịch sử địa chất vịnh Hạ Long” Trần Đức Thạnh
(năm 1998), “Báo cáo thẩm định của IUCN về địa chất vịnh Hạ Long” của Giáo sư
Smith, “Những di sản thể giới nổi tiếng” Trần Mạnh Thường (năm 2000),…
Một số cuốn sách viết về du lịch Quảng Ninh, chủ yếu là giới thiệu, hướng
dẫn khách du lịch: “Quảng Ninh, Đất và Người” của Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Quảng
Ninh, xuất bản năm 2005; “Du lịch Quảng Ninh” năm 1995 và “Quảng Ninh - Hạ
Long” năm 2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh; “Du lịch Hạ Long” Phạm Hoàng
Hải (năm 2012),…
Hầu hết các công trình nghiên cứu hay các bài báo cáo, tài liệu đều chỉ tập
trung nghiên cứu về một điểm cụ thể mà chưa có tài liệu nào nghiên cứu về tổng
hợp các di sản gắn với sự phát triển du lịch của tỉnh. Vì vậy, đề tài “Khai thác giá trị
của các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh” là một đề tài nghiên
cứu độc lập, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp nhất định cho sự
phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng một cách có chọn lọc những vấn đề lí luận
và thực tiễn về giá trị di sản, du lịch; vận dụng vào việc khai thác giá trị di sản phục
vụ du lịch ở Quảng Ninh. Đề tài đề xuất một số giải pháp có tính khuyến nghị nhằm
bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản và phát triển du lịch hướng tới sự phát
triển bền vững ở tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về di sản, du lịch.
- Đánh giá tiềm năng và giá trị của các di sản đối với sự phát triển du lịch
của tỉnh Quảng Ninh.
- Thu thập thông tin tư liệu, tìm hiểu thực tế, hiện trạng phát triển du lịch tỉnh
Quảng Ninh, đặc biệt là tại các khu di sản.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản và
phát triển du lịch hướng tới sự phát triển bền vững ở tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


4




4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu Vịnh Hạ Long - di sản
thế giới được UNESCO công nhận hai lần và hai di tích quốc gia đặc biệt là khu di
tích chùa Yên Tử và khu di tích chiến thắng Bạch Đằng.
Từ đó, tập trung nghiên cứu về giá trị của chúng đối với sự phát triển du lịch
của tỉnh Quảng Ninh; phân tích hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh;
Định hướng phát triển du lịch gắn với các giá trị di sản trong thời kì hội nhập.
- Về nguồn tư liệu: đề tài sử dụng số liệu thống kê về dân số, kinh tế, du lịch
(số liệu từ năm 2009 đến năm 2013) và các bài báo của những cơ quan liên quan và
điều tra thực tế ở tỉnh Quảng Ninh.
- Về không gian: tỉnh Quảng Ninh (tập trung vào các khu vực có di sản, đặc
biệt là di sản được UNESCO công nhận và di sản cấp Quốc gia).
- Về thời gian: đề tài tập trung sử dụng, phân tích các tài liệu, số liệu thống
kê của các cơ quan chức năng như Sở văn hóa - du lịch - thể thao tỉnh Quảng Ninh
trong 10 năm trở lại đây.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng
Mọi sự vật hiện tượng đều vận động và biến đổi không ngừng và đều có xu
hướng phát triển. Dựa trên quan điển duy vật biện chứng để nghiên cứu sẽ giúp cho
các kết quả nghiên cứu có tính logic và phản ánh đúng quá trình phát triển và
nguyên nhân của sự phát triển.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đây là một quan điểm quan trọng trong nghiên cứu khoa học địa lí. Các hiện

tượng địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường rất phong phú và đa dạng. Chúng
có quá trình hình thành và phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữa bản thân
chúng với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác. Vì vậy, vận dụng quan điểm
này, đòi hỏi người nghiên cứu phải tìm hiểu rõ các di sản của tỉnh trong tổng các di
sản của cả nước, đồng thời gắn liền với thực trạng phát triển du lịch của tỉnh với các
vùng lân cận và các khu vực có liên quan khác trong cả nước để làm nổi bật nên vấn
đề cần nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5




Quảng Ninh là tỉnh có diện tích khá lớn, đồng thời cũng có tài nguyên du lịch
khá phong phú, đặc biệt là các di sản. Yếu tố này được xem xét là một trong các
mối quan hệ tổng thể.
5.1.3. Quan điểm hệ thống
Các đối tượng của khoa học địa lí như các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội có
mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Khi một yếu tố vận động, thay đổi
nó kéo theo sự thay đổi của một loạt các yếu tố khác, từ đó dẫn đến sự thay đổi
trong cả một hệ thống.
Các loại di sản của tỉnh là một bộ phận của di sản trong cả nước, trong tiểu
vùng Đông Bắc, vì vậy sự phát triển du lịch trong tỉnh cũng là một bộ phận không
thể tách rời với các vùng lân cận. Làm cầu nối cho các tỉnh Đông Bắc hướng ra biển
thông qua các tuyến đường giao thông vận tải như quốc lộ 18, quốc lộ 279,…
5.1.4. Quan điểm lịch sử
Các đối tượng, hiện tượng địa lý đều phải có thời gian hình thành và phát
triển nhất định. Vì vậy, cần phải vận dụng quan điểm này để gắn liền giữa lí luận và
thực tiễn, từ đó tránh có cái nhìn phiến diện, chủ quan về vấn đề nghiên cứu. Đồng

thời, khi xem xét quá khứ và hiện tại của các đối tượng, ở một mức độ nhất định có
thể dự đoán được tương lai của chúng.
Đối với luận văn, dù là di sản tự nhiên hay văn hóa, xã hội cũng đều có một
thời gian dài để hình thành. Sự hình thành của chúng gắn liền với quá trình thành
tạo của Trái Đất hay sự phát triển lịch sử, văn hóa của người dân tộc trên cả nước
nói chung, của tỉnh nói riêng. Đồng thời, sự hình thành và phát triển của du lịch
Quảng Ninh của gắn liền với chúng. Tạo ra sức hấp dẫn riêng biệt, một thương hiệu
du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Ngành du lịch hiện nay đang trở thành một ngành kinh tế phát triển cao. Tuy
nhiên, việc khai thác lợi thế của các di sản trong phát triển du lịch cần phải gắn liền
với sự phát triển bền vững. Cần có những kế hoạch và biện pháp sao cho sử dụng
hợp lý, hiệu quả, đồng thời cũng cần tôn tạo và phát huy những giá trị quý báu của
các di sản để đảm bảo phát triển bền vững, không ảnh hưởng tới thế hệ tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6




Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh cần phải gắn với việc bảo vệ môi trường xanh sạch - đẹp, đồng thời cũng cần có những biện pháp kịp thời ngăn chặn những tác
động xấu đến môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội.
5.1.6. Quan điểm viễn cảnh
Du lịch là ngành luôn vận động và phát triển không ngừng, vì vậy nó đòi hỏi
những cách thức hoạt động, sản phẩm và dịch vụ du lịch mới nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng, phong phú của khách thăm quan. Vận dụng quan điểm này để
đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển du lịch cụ thể trên cơ sở đánh giá
hiện trạng hoạt động hướng tới sự phát triển lâu dài cho du lịch Quảng Ninh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, xử lý các số liệu, tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu những đối tượng có mối
quan hệ đa chiều, biến động trong không gian và thời gian, do đó rất thích hợp
với việc nghiên cứu du lịch. Phương pháp này cho phép tác giả tổng quan các tài
liệu, kế thừa những nghiên cứu trước đó và có cơ sở để đưa ra những nhận định
và kết quả của công trình. Những thông tin, những nguồn tài liệu tham khảo, sử
dụng từ các nguồn xử lý, thống kê từ các ban ngành có liên quan đến di sản và
du lịch Quảng Ninh (Nhất là tài liệu từ Sở văn hóa, thể thao - du lịch Quảng
Ninh, UBND Quảng Ninh,…)
Ngoài ra, để phục vụ cho mục đích và yêu cầu của luận văn, tác giả có sử dụng
tài liệu từ các dự án, đề tài nghiên cứu có liên quan đến di sản và du lịch của cả nước
nói chung và của tỉnh nói riêng. Đồng thời, phân tích, tổng hợp và xử lí số liệu để tự
biên vẽ, thành lập một số bản đồ, biển đồ nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu.
Hiện nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp cho việc
khai thác và xử lí thông tin qua internet trở nên dễ dàng, là nguồn tư liệu hữu ích
cho việc nghiên cứu luận văn.
5.2.2. Phương pháp thực địa
Đây là một phương pháp khá đặc trưng và truyền thống của khoa học Địa
Lý. Cùng với việc nghiên cứu bản đồ và tìm hiểu các tài liệu liên quan, phương
pháp thực địa sẽ cho chúng ta thấy thực tế hơn về các vấn đề cần nghiên cứu, đặc
biệt với đối với các đề tài về du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7




Trước và trong quá trình làm luận văn, tác giả đã trực tiếp đi thực tế ở một số di
sản (như Vịnh Hạ Long, Chùa Yên Tử) cũng như một số tuyến du lịch trong tỉnh. Qua

đó, chọn lọc và ghi chép nhưng tư liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu luận văn.
5.2.3. Phương pháp biểu đồ, bản đồ, lược đồ
Đối với khoa học địa lý thì các bản đồ, biểu đồ, lược đồ là không thể thiếu. Chúng
vừa là những hình ảnh minh họa nhưng cũng đồng thời chúng ta cũng khai thác kiến
thực từ đó. Bằng ngôn ngữ kí hiệu, bản đồ mô phỏng hình ảnh thu nhỏ một cách trung
thực nhất các đối tượng nghiên cứu Địa lý du lịch với sự phân bố về bề mặt không gian
lãnh thổ cũng như bản chất của đối tượng. Kết hợp với bản đồ là biểu đồ chỉ ra xu hướng
phát triển của hiện tượng hoặc các dạng biểu đồ so sánh với không gian nhất định.
5.2.4. Phương pháp SWOT
Du lịch là ngành có tính liên tục, liên ngành, mang tính xã hội hóa cao.
Trong vấn đề khai thác di sản đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh, tác
giả sử dụng phương pháp SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức của vấn đề. Từ đó, cho thấy cái nhìn tổng quát về việc khai thác di sản trong
phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
5.2.5. Phương pháp sử dụng các kĩ thuật phụ trợ: ứng dụng CNTT để biên vẽ và
thành lập bản đồ, vẽ biểu đồ.
6. Những đóng góp của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về di sản và phát
triển du lịch.
- Đánh giá được lợi thế phát triển du lịch từ các giá trị của di sản ở tỉnh
Quảng Ninh
- Phân tích được hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn nói chung và từ các
di sản nói riêng
- Đề xuất được một số các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di
sản và phát triển du lịch hướng tới sự phát triển bền vững.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về di sản và phát triển du lịch
Chương 2: Di sản - thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản và phát triển
du lịch của tỉnh Quảng Ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8




Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI SẢN
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Di sản
1.1.1.1. Những khái niệm về di sản
Theo Từ điển tiếng Việt, Di sản là di chỉ, di tích hay danh thắng của một
quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc, văn hoá dân tộc …
có những giá trị về tự nhiên, những giá trị văn hoá vật thể hoặc phi vật thể được để
lại từ xa sưa vả tồn tại cho tới ngày nay, đó chính là tài sản của mỗi quốc gia.
Theo nghiên cứu của UNESCO, toàn bộ di sản thế giới được chia làm ba
loại: di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và di sản hỗn hợp.
* Di sản thiên nhiên
Trong Công ước về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại đại hội Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) họp ở Paris từ
17 tháng 10 đến 21 tháng 11 năm 1992, kỳ họp lần thứ 17. Những loại hình
thuộc về di sản thiên nhiên:
Các cấu tạo tự nhiên (natural features): bao gồm các thành tạo vật lý hoặc
sinh học hoặc các nhóm có thành tạo thuộc loại đó mà, xét theo quan điểm thẩm mỹ
hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu;

Các thành tạo địa chất và địa văn (geological and physiographical formations) và
các khu vực được khoanh vùng chính xác làm nơi cư trú cho các loài động vật và
thảo mộc bị đe doạ mà, xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn là có giá trị nổi
tiếng toàn cầu;
Các di chỉ tự nhiên (natural sites) hoặc các khu vực tự nhiên đã dược khoanh
vùng cụ thể mà, xét theo quan điểm khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên là có
giá trị nổi tiếng toàn cầu.
Như vậy, Những di sản thiên nhiên là những tuyệt tác do thiên nhiên tạo ra
cùng với quá trình thành tạo của Trái Đất. Các đặc trưng tự nhiên bao gồm thành tạo
hoặc các nhóm thành tạo vật lý hoặc sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9




điểm thẩm mỹ hoặc khoa học; các thành tạo địa chất hoặc địa văn và các khu vực có
ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi sinh của các loài động thực vật
đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo toàn;
các di chỉ tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới được xác định chính xác có
giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học, bảo toàn hoặc vẻ đẹp tự nhiên.
*Di sản văn hóa
Di sản là những giá trị vật chất và tinh thần của một quốc gia, dân tộc để lại
cho thế hệ sau. Văn hóa là là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu
cùng con người thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt động sáng
tạo. Nó được bảo tồn và chuyển cho thế hệ nối tiếp theo sau.
Có thể hiểu di sản văn hóa là toàn bộ những sản phẩm mà con người
sáng tạo ra, chứa đựng những giá trị về chân, thiện, mĩ và nó được truyền từ
đời này sang đời khác.

Trên bình diện quốc tế, năm 1989, UNESCO đã định nghĩa DSVH như sau:
DSVH là tập hợp những biểu hiện vật thể hoặc biểu tượng di sản quá khứ truyền lại
cho mỗi nền văn hóa, và do đó là của toàn thể nhân loại. Là một phần của việc
khẳng định cũng như làm giàu thêm bản sắc văn hóa, là một dạng di sản nhân loại,
DSVH mang lại những đặc điểm riêng cho mỗi địa danh cụ thể, và vì thế nên là nơi
cất giữ kinh nghiệm con người. Việc bảo tồn và giới thiệu DSVH này là cốt lõi của
mọi chính sách văn hóa [6. tr.14].
Luật DSVH của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định:
"DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật
chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [5].
Như vậy, theo các quan điểm trên, con người bao giờ cũng có 2 nhu cầu cơ bản,
đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Do đó hoạt động của con người cũng
có 2 loại cơ bản, đó là sản xuất ra của cải vật chất và sản xuất ra các giá trị tinh thần.
Tương ứng với nó là những giá trị của DSVH vật thể và DSVH phi vật thể:
DSVH vật thể bao gồm toàn bộ những sản phẩm do sản xuất vật chất của
con người tạo ra như các công trình kiến trúc, công cụ sản xuất và sinh hoạt, đồ ăn,
đồ mặc, các phương tiện đi lại. DSVH vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10




chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng,
đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định.
DSVH vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử
rõ rệt. DSVH vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân
con người, luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác

động của con người thời đại sau. DSVH vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng
hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc. Do đó, vấn đề giữ gìn những DSVH vật
thể lâu đời đòi hỏi cần công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ.
Tại điều 4, Luật DSVH định nghĩa DSVH vật thể như sau: "DSVH vật thể là
sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử- văn
hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia" [7].
DSVH phi vật thể bao gồm những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần
của con người sáng tạo ra như phong tục, tập quán thể hiện trong lối sống, trong các
mối quan hệ xã hội của con người, các quy ước thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân
và cộng đồng, giữa con người với tổ tiên, với lực lượng siêu nhiên mà con người
luôn tin tưởng. Đó là toàn bộ tri thức liên quan đến việc sản xuất ra của cải vật chất
để duy trì sự sống và phát triển của con người như sản xuất lương thực, y học dân
gian, văn hóa ẩm thực, nghề thủ công. Đó là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như
âm nhạc, múa rối, sân khấu, các loại hình thức trình diễn cho đến kiến trúc, trang
trí, đồ họa

Đó là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện kể, ca dao, dân ca,

thành ngữ, tục ngữ.
Các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo
đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà
các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công
nhận là một phần DSVH của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác,
DSVH phi vật thể được các cộng đồng và nhóm người không ngừng tái tạo để thích
nghi với môi trường và quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của
họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích
lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11





“DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật
thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản
sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” [31]
Trên thực tế, sự phân biệt hai thể loại DSVH như trên chỉ có ý nghĩa quy
ước, thực ra chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, khó phân biệt rạch ròi.
Cả hai loại này sẽ mất đi nếu không được cộng đồng, cá nhân giữ gìn và phát huy.
Dựa trên những văn bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của các tác giả đi
trước về DSVH mà chúng tôi vừa khái quát, có thể rút ra: DSVH là tổng thể những
tài sản văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết, qua đó tiến hành giữ gìn và
phát huy nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống hiện tại.
Trong Điều 1 của luật Di sản văn hóa: “Di sản văn hóa gồm DSVH vật thể và
di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam” [30]
Ngoài ra còn các khái niệm về: Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây
dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó
có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên
hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có
giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
* Di sản hỗn hợp
Năm 1992, Ủy ban di sản thế giới mới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay
còn gọi là cảnh quan văn hóa để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn
hóa và thiên nhiên của một số khu di sản. Hay nói cách khác, di sản thế giới hỗn
hợp là một loại di sản kép, nó đáp ứng đủ cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên

nhiên. Một địa danh được công nhận là di sản thế giới hỗn hợp phải thỏa mãn ít
nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa (tiêu chuẩn i, ii, iii, vi, v, vi) và một tiêu chí
về di sản thiên nhiên (tiêu chuẩn vii, viii, ix, x) [1]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12




1.1.1.2. Tiêu chí công nhận di sản
* Tiêu chí công nhận di sản của UNESCO
- Tiêu chí để đưa các tài sản văn hóa vào danh sách Di sản thế giới [1]:
Các di tích: Các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa hoành
tráng, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, hang cư trú và các
đặc trưng kết hợp, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ
thuật và khoa học.
Quần thể các công trình xây dựng: Quần thể các công trình xây dựng tách
biệt hay liên kết lại với nhau mà, do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị
trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử,
nghệ thuật và khoa học.
Các di chỉ: các công trình do con người tạo nên hoặc có sự kết hợp giữa thiên
nhiên và nhân tạo, và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật
toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Một di tích, một quần thể các công trình xây dựng hoặc một di chỉ được định
nghĩa như trên nếu đề nghị được đưa vào danh sách Di sản thế giới sẽ được coi là có
“giá trị toàn cầu nổi bật” phù hợp với mục tiêu của Công ước khi Ủy ban thấy rằng
chúng đáp ứng một hoặc nhiều tiêu chí sau đây, và chứng minh được tính nguyên
bản của chúng. Vì vậy, mỗi di sản đệ trình cần phải:
"(i) là một kiệt tác cho thấy thiên tài sáng tạo của con người, hoặc

(ii) biểu hiện sự giao lưu các giá trị của con người, trong một thời gian dài
hoặc trong một khu vực văn hóa của thế giới, về những bước phát triển trong kiến
trúc, nghệ thuật tượng đài hoặc quy hoạch thành phố và thiết kế cảnh quan; hoặc
(iii) là minh chứng độc đáo hoặc chí ít cũng là hiếm có cho truyền thống văn
hóa hoặc cho một nền văn minh còn đang tồn tại hoặc đã mất; hoặc
(iv) là một mẫu hình nổi bật của một loại công trình xây dựng hoặc quần
thể kiến trúc hay cảnh quan minh họa cho một (các) giai đoạn trong lịch sử loài
người; hoặc
(v) là một mẫu hình nổi bật về nơi sinh sống truyền thống hoặc sử dụng đất
đai của con người đại diện cho một (hoặc nhiều) nền văn hóa, đặc biệt khi nó trở
nên dễ bị tổn thương do tác động của những biến đổi không cưỡng lại được; hoặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13




(vi) liên quan trực tiếp hoặc đích thực tới các sự kiện hay truyền thống đang
còn tồn tại, với những ý tưởng hoặc niềm tin, với các tác phẩm nghệ thuật hoặc văn
học có ý nghĩa toàn cầu nổi bật (tiêu chuẩn này chỉ được xem xét trong những hoàn
cảnh đặc biệt hoặc liên quan đến các tiêu chí văn hóa hoặc thiên nhiên khác khi Ủy
ban xem xét có đưa vào danh sách Di sản thế giới hay không)" [1, tr.17]
- Tiêu chí một tài sản thiên nhiên là một di sản thế giới [1]
“Các đặc trưng tự nhiên bao gồm thành tạo hoặc các nhóm thành tạo vật lý
hoặc sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa
học; các thành tạo địa chất hoặc địa văn và các khu vực có ranh giới được xác định
chính xác tạo thành một môi sinh của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá
trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo toàn; các di chỉ tự nhiên
hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới được xác định chính xác có giá trị nổi bật

toàn cầu xét theo quan điểm khoa học, bảo toàn hoặc vẻ đẹp tự nhiên” Một tài sản
thiên nhiên - như đã định nghĩa trên - khi được đệ trình để đưa vào danh sách Di sản
thế giới, sẽ được coi là “có giá trị toàn cầu nổi bật” theo mục tiêu của Công ước nếu
Ủy ban thấy chúng đáp ứng một hay nhiều tiêu chí sau đây, và đáp ứng đầy đủ
những điều kiện toàn vẹn dưới đây. Do đó, các khu được đệ trình cần phải:
"(i) là những mẫu hình nổi bật tiêu biểu cho các giai đoạn lớn của lịch sử trái
đất, bao gồm hồ sơ về sự sống, các tiến trình địa chất có ý nghĩa đang diễn ra trong sự
phát triển của địa hình hoặc các đặc điểm địa mạo hay địa văn có ý nghĩa; hoặc
(ii) là những mẫu hình nổi bật tiêu biểu cho các quá trình sinh thái và sinh
học đang diễn ra trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái đất, nước
ngọt, vùng duyên hải ven biển và của các cộng đồng động thực vật; hoặc
(iii) chứa đựng những hiện tượng tự nhiên siêu phàm hoặc những khu vực có
vẻ đẹp tự nhiên kiệt xuất có tầm quan trọng về thẩm mỹ, hoặc
(iv) chứa đựng những khu cư trú tự nhiên quan trọng và có ý nghĩa nhất
đối với việc bảo toàn tại chỗ tính đa dạng sinh học, bao gồm cả các loài có giá trị
toàn cầu nổi bật có nguy cơ tuyệt chủng theo quan điểm khoa học và bảo
toàn".[4, tr.17,18]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14




1.1.1.3. Phân loại, phân cấp quản lí di sản ở Việt Nam
Theo Điều 29, luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10, Căn cứ vào giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (gọi là di tích) được
chia thành: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Di sản thế giới tại Việt Nam sẽ được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay
là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) lập hồ sơ di tích tiêu biểu của Việt Nam trình

Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hợp quốc xem xét. Hồ sơ này phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản
của Hội đồng di sản văn hóa quốc gia. [30]
Đối với các di sản, Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm trong việc quản lý
nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ
cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc
Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin để thực hiện thống nhất
quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Ủy ban Nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm
vụ và quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa
phương theo phân cấp của chính phủ [30] (Điều 55, Chương V, Mục 1, Luật di sản
văn hóa số 28/2001/QH10). Đối với các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong quá
trình thăm dò hoặc cá nhân, tổ chức tìm kiếm được, sẽ phải giao nộp và tạm nhập
vào kho bảo quản của bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện ra. Bảo tàng cấp tỉnh có trách
nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo cho Bộ Văn hóa - Thông tin.
Các cơ quan chức năng trong việc quản lý di sản cần phải thực hiện các
nhiệm vụ nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị to lớn của các di sản. Việc xây
dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, giải pháp quản lý; thực hiện
đầu tư, tu bổ, tôn tạo các công trình phục vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản, cùng
với các ngành, địa phương có liên quan thẩm định, trình ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội trên khu vực di sản theo quy
định. Nhằm góp phần quảng bá hình ảnh cũng như là những giá trị văn hóa truyền
thống của Việt Nam ra trường quốc tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

15





×