Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Đổi Mới Phương Pháp Kiểm Tra Chuyên Môn Ở Các Trường Tiểu Học Để Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Nhà Giáo, Chất Lượng Học Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.29 KB, 30 trang )

1

ĐỀ TÀI
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHUYÊN MÔN
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO,
CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Công tác kiểm tra của Phòng Giáo dục đối với các trường tiểu học là hoạt động
thường xuyên được xây dựng kế hoạch từ đầu mỗi năm học nhưng vô cùng quan trọng, nó
hướng dẫn, thực hiện các phương pháp đổi mới dạy học, là nơi tư vấn, trao đổi, học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau góp phần quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học
sinh. Thông qua kiểm tra Phòng Giáo dục dễ dàng tư vấn hướng dẫn những nội dung chỉ
đạo về chuyên môn; phát huy và triển khai nhanh những sáng tạo, những kinh nghiệm và
những hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn của các trường tiểu học; tuy nhiên
trong một năm học Phòng Giáo dục không thể bố trí thời gian để kiểm tra đầy đủ các
trường tiểu học được. Vì vậy việc đổi mới phương pháp kiểm tra là rất cần thiết và rất quan
trọng, làm sao chỉ kiểm tra một số trường để tư vấn, hướng dẫn khắc phục những tồn tại
mà các trường không được kiểm tra vẫn biết đơn vị mình còn những tồn tại gì và cách khắc
phục như thế nào. Từ đó tôi đi sâu vào nghiên cứu để đổi mới, cải tiến phương pháp kiểm
tra chuyên môn ở các trường tiểu học sao cho đạt hiệu quả cao nhất nhằm phát huy tất cả
các mặt tích cực giáo dục, thiết thực nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng được nhu cầu
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và nhà nước ta hiện nay.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đổi mới, cải tiến phương pháp kiểm tra, cải tiến cách dự giờ lên lớp sao cho
đem lại hiệu quả cao nhất mà không phải kiểm tra hết các trường tiểu học trong một năm
học, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đạt được đầy đủ các nội dung cần thiết trong chỉ đạo
hoạt động chuyên môn ở các trường tiểu học, đáp ứng được nhu cầu ngày càng nâng cao


chất lượng đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, nâng cao kết quả
học tập của học sinh, thực hiện việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đáp ứng được các
yêu cầu của các dự án và đề án khác góp phần thực hiện đạt tiêu chuẩn chất lượng trong kế
hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tạo ra môi trường dạy và học có chất lượng
thật sự và bền vững.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng về hoạt động dạy học ở các trường tiểu học; công tác kiểm tra
của phòng giáo dục đối với các trường tiểu học những năm trước, hiệu quả thi giáo viên
dạy giỏi theo thông tư 21 năm học 2010-2011, chất lượng đội ngũ nhà giáo, chất lượng học
sinh khi chưa đổi mới, cải tiến phương pháp kiểm tra từ đó nghiên cứu đề ra cách kiểm tra
mới phù hợp với yêu cầu và thực tế của các đơn vị trường tiểu học hiện nay.
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


2

Thông qua phương pháp kiểm tra mới, hướng dẫn, chỉ đạo các nhà trường bám vào
các phương pháp dạy học mới, các kế hoạch dạy học tích cực, xây dựng kế hoạch hoạt
động ngắn hạn và dài hạn, từ đó có các biện pháp bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi các cấp,
nâng cao chất lượng dạy học, đẩy mạnh chất lượng học sinh ngày một tăng cao, đặc biệt là
công tác phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đáp ứng được yêu cầu
đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo trước đây; các biện pháp đổi
mới, cải tiến phương pháp kiểm tra để đạt hiệu quả cao nhất.
Hoạt động chuyên môn, chất lượng đội ngũ nhà giáo và học sinh ở các trường tiểu
học thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ea H’leo.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động kiểm tra chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo; chất lượng đội

ngũ nhà giáo, chất lượng học sinh ở các trường tiểu học từ năm học 2010-2011 đến năm
học 2012-2013.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu: Đọc và nghiên cứu các Thông tư, các
Quyết định, Nghị định và tài liệu có liên quan đến công tác kiểm tra, công tác dạy học,
nâng cao chất lượng.
- Phương pháp kiểm tra, quan sát, tiếp cận, đàm thoại với Ban giám hiệu, giáo viên
các đoàn thể trong các đơn vị trường tiểu học.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng hợp, so sánh tổng kết kinh nghiệm.

B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Nghiên cứu về chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của BGD&ĐT để nắm bắt chương trình dành riêng
cho bậc tiểu học; Thông tư số 43/2006/TT-BGDDT ngày 20/10/2006 Hướng dẫn thanh tra
toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;
Công văn số 5842/BGD&ĐT ngày 01/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy
học giáo dục phổ thông; Thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27/10/2009 Quy định đánh
giá, xếp loại học sinh tiểu học; Công văn 717/BGD&ĐT ngày 11/02/2010 về việc hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT; Quyết định số
14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 Ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên
tiểu học; Thông tư 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 Ban hành Quy định chuẩn hiệu
trưởng trường tiểu học; Thông tư 21/2010/TT-BGD&ĐT ngày 20/7/2010 Ban hành điều lệ
hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thông tư 12/TTBGDĐT ngày 03/4/2012 Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong Ngành giáo dục;
Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh
giá công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia.
Trên cơ sở nội dung những văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đối chiếu với cách
kiểm tra chuyên môn của phòng giáo dục hiện nay, thực trạng dạy học, chất lượng đội ngũ
nhà giáo, chất lượng học sinh để từ đó nghiên cứu những biện pháp phù hợp nhất, tối ưu

Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


3

nhất, thiết thực nhất để đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn, chỉ đạo các hoạt động
chuyên môn, ở từng đơn vị trường học sao cho đem lại hiệu quả cao nhất, góp phần đáp
ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay.
II. Thực trạng công tác kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo, hoạt động
chuyên môn, chất lương đội ngũ nhà giáo và học sinh ở các trường tiểu học từ khi
thực hiện thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của BGD&ĐT về việc ban
hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường
xuyên đến năm học 2012-2013.
1. Thuận lợi-khó khăn:
a) Thuận lợi:
Công tác kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo được tiến hành thường xuyên
theo kế hoạch.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên bậc học tiểu học hầu hết đạt chuẩn và trên
chuẩn.
Cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách bậc học có năng lực, rất nhiệt tình trong
công việc, luôn luôn sáng tạo trong chỉ đạo các hoạt động chuyên môn để hoàn thành tốt
nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Cán bộ quản lý các đơn vị trường tiểu học và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm của
ngành đa số là những người có năng lực thật sự, rất nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong
công việc.
b) Khó khăn:
Trong một năm học không thể nào kiểm tra đầy đủ các trường tiểu học được, từ đó
không thể tư vấn, chỉ đạo khắc phục những tồn tại, kiểm tra việc triển khai đồng bộ những
văn bản chỉ đạo của các cấp đối với tất cả các trường tiểu học.
Chất lượng học sinh không đồng đều trong toàn huyện, tỷ lệ học sinh yếu còn nhiều

ở những đơn vị vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
Hoạt động dạy học ở các đơn vị còn nhiều lúng túng, chưa sáng tạo, chưa có kế
hoạch chi tiết cụ thể, hiệu quả hoạt động chưa cao.
2. Thành công- hạn chế:
a) Thành công:
Trong những năm học trước, công tác kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy luôn luôn
được chú trọng; công tác dạy học nâng cao chất lượng được đặt biệt chú ý; đội ngũ nhà
giáo ngày một lớn mạnh, luôn luôn được bồi dưỡng về mọi mặt; chất lượng học sinh ngày
một nâng lên nhất là chất lượng mũi nhọn, một số đơn vị đáp ứng được tiêu chuẩn chất
lượng quy định của trường học đạt chuẩn quốc gia, góp phần xây dựng thành công 5
trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong năm 2012.
b) Hạn chế:
Công tác kiểm tra của Phòng Giáo dục dù hết sức cố gắng nhưng trong từng năm
học cũng chỉ kiểm tra được một phần ba số trường, không thể nào kiểm tra đầy đủ tất cả
các trường được.
Đội ngũ nhà giáo còn chưa đạt chuẩn hai người chiếm 0,3%, chất lượng dạy và tổ
chức hoạt động chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay.
Trong năm học 2011-2012 chất lượng học sinh không đồng đều, tỉ lệ học sinh khá
còn thấp, học sinh yếu tỉ lệ còn cao, các đơn vị vùng sâu, vùng xa vùng khó khăn chất
lượng thấp hơn mặt bằng chung của huyện, chênh lệch giữa các đơn vị còn rất lớn, các
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


4

trường Tiểu học có tỉ lệ học sinh yếu rất cao là: trường tiểu học Ea Tir xã EaTir 10,4%,
tiểu học Nguyễn Khuyến xã Ea Sol 11,5%, tiểu học Nguyễn Trãi xã Dlyê Yang 12,4%, tiểu
học Nơ Trang Gư xã Ea Sol 12,9% so với mặt bằng chung của huyện là 4%. (Bảng thống
kê chất lượng các trường tiểu học năm học 2011-2012 xem tại phụ lục 1)
Thống kê cho thấy học sinh giỏi có tăng tuy nhiên học sinh khá vẫn còn thấp chỉ đạt

29,7%, học sinh yếu còn nhiều, tỉ lệ 4,0% vì vậy cần phải tìm ra các biện pháp thích hợp để
tăng cường công tác chỉ đạo của Phòng Giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học sinh một
cách bền vững nhất là chất lượng mũi nhọn, đặt biệt phải giảm tỉ lệ học sinh yếu đến mức
thấp nhất có thể để đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn xây dựng trường học đạt chuẩn quốc
gia ở các mức độ.
Trong hơn hai năm qua giáo dục Ea H’leo phát triển mạnh mẽ cả về quy mô phát
triển và chất lượng, đội ngũ nhà giáo ngày một hoàn thiện và lớn mạnh, tỷ lệ giáo viên dạy
giỏi các cấp ngày một tăng cao, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng
đội ngũ giáo viên dạy giỏi các cấp và chất lượng học sinh theo yêu cầu tiêu chí của trường
học đạt chuẩn quốc gia. Trong kế hoạch xây dựng 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia
ở các đơn vị thì tiêu chuẩn về chất lượng học sinh và chất lượng đội ngũ giáo viên là cực
kỳ quan trọng, vì khi các đoàn về kiểm tra thì tiêu chuẩn này thường khó đạt theo quy định.
Năm học 2010-2011 Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi
cấp tiểu học theo tinh thần thông tư 21. Kết quả hội thi cụ thể như sau:
Trong tổng số 118 giáo viên dự thi chỉ được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện
45 người, đạt tỷ lệ 38,1% đây là một tỷ lệ quá thấp, mặt dù đã được thông qua kì thi tuyển
chọn cấp trường, được bồi dưỡng kiến thức, năng lực, phương pháp giảng dạy nhưng kết
quả đạt quá thấp, (có đơn vị dự thi 6 người đều rớt cả 6) đó là do công tác chỉ đạo cũng
như tổ chức triển khai thực hiện ở các đơn vị chưa thực sự tối ưu, quyết liệt; việc tự học và
tự bồi dưỡng của giáo viên chưa tích cực, chưa đúng phương pháp, chưa thống nhất trong
các nội dung chỉ đạo của ngành, những tồn tại thể hiện qua hội thi rất rõ, cụ thể như sau:
Viết sáng kiến kinh nghiệm để dự thi: Giáo viên chưa có thói quen nghiên cứu khoa
học, hạn chế về kỹ năng tổng hợp nên chất lượng sáng kiến kinh nghiệm chưa cao. Sự đầu
tư cho nội dung chưa thỏa đáng, một số đề tài cấu trúc chưa hợp lý, thuật ngữ chỉ tên đề tài
chưa phù hợp nội dung, có trường hợp nội dung còn sơ sài, chưa có biện pháp tác động cụ
thể, chưa có số liệu đối chứng. Nhiều giáo viên không xác định đúng mức, phạm vi nghiên
cứu quá rộng, không phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Hạn chế ở phần kiểm tra năng lực giáo viên là: Một số giáo viên chưa nghiên cứu kỹ
đề nên nhầm lẫn về yêu cầu của câu hỏi, hạn chế khả năng phân tích, lúng túng khi diễn
đạt nên sa vào kể lể hoặc học thuộc lòng một cách máy móc các công văn chỉ đạo. Nắm

tinh thần các văn bản chỉ đạo một cách chung chung, thiếu cụ thể, chưa biết vận dụng một
cách linh hoạt quan điểm chỉ đạo cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.
Phương pháp làm bài tự luận chưa tốt, đa số dừng lại ở mức trả lời câu hỏi, một số
đặt vấn đề quá rộng, xa đề.
Phần thực hành giảng dạy trên lớp cũng thể hiện nhiều hạn chế của giáo viên đó là:
Một số giáo viên còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu của từng tiết dạy, lúng
túng trong việc chọn phương pháp và tổ chức các hoạt động hỗ trợ, chưa tạo ra được sự
hợp tác tự nhiên giữa giáo viên và học sinh, có giáo viên chưa tạo ra cơ hội tự đánh giá cho
học sinh.
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


5

Có trường hợp chuẩn bị đồ dùng dạy học quá nhiều mà sử dụng kém hiệu quả. Vẫn
còn tình trạng dạy học theo kiểu trình diễn, phụ thuộc vào tài liệu, sách giáo viên…, thiếu
sự sáng tạo trong giảng dạy. Còn có biểu hiện hạn chế về kiến thức xã hội, dẫn đến sự tích
hợp giáo dục kỹ năng sống chưa thật tự nhiên. Một số giáo viên thiếu kinh nghiệm trong
thi cử làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả giảng dạy, những tồn tại này cần được khắc
phục trong những lần thi sau.
Kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp huyện năm học 2010-2011 (xem
phụ lục 2)
Thống kê cho thấy: qua vòng thi thứ nhất viết sáng kiến kinh nghiệm và thi lý
thuyết có 73 giáo viên không đạt được yêu cầu chiếm tỉ lệ 61,9%, số giáo viên được vào
vòng hai chỉ còn 45 người; được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện 45/118 giáo viên
dự thi, tỉ lệ 38,1%, đây là kết quả rất thấp, cần phải xem lại công tác chỉ đạo của ngành và
việc triển khai tổ chức kì thi ở cơ sở cũng như công tác bồi dưỡng giáo viên ở các đơn vị
để từ đó nghiên cứu đổi mới, cải tiến công tác kiểm tra, đổi mới những biện pháp chỉ đạo
tích cực nhất nhằm cải thiện tình hình bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo ngày càng vững mạnh.
3. Mặt mạnh, mặt yếu:

a) Mặt mạnh:
Công tác kiểm tra của Phòng Giáo dục đã phát hiện những sai sót, tồn tại trong hoạt
động chuyên môn ở các đơn vị trường học, đã chỉ đạo khắc phục kịp thời.
Công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn luôn được chú trọng, Phòng
Giáo dục tham mưu mở lớp quản lí giáo dục, lớp trung cấp lí luận chính trị tại huyện nhà
để bồi dưỡng công tác quản lí cũng như trình độ lí luận chính trị cho cán bộ quản lí các
đơn vị trường học; ngoài ra Phòng Giáo dục và Đào tạo còn cử cán bộ quản lí, các cộng tác
viên thanh tra kiêm nhiệm tham gia các lớp học bồi dưỡng công tác thanh tra tại thành phố
Hồ Chí Minh; tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi theo thông tư 21 của Bộ Giáo dục đúng
quy định.
Công tác dạy và học: luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung
tâm; thực hiện điều chỉnh nội dung dạy và học theo hướng dẫn 5842 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; đổi mới nội dung dạy học buổi thư hai ở loại hình 2 buổi/ngày và trên 5 buổi/tuần
theo hướng ưu tiên phụ đạo học sinh yếu, phát triển năng lực học sinh giỏi, bồi dưỡng học
sinh năng khiếu; tiếp tục thực hiện đề án dạy tiếng Êđê, thúc đẩy việc dạy tiếng anh và tin
học; tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức,
giáo dục kỉ năng sống nhằm nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, chú trọng nhiệm vụ
giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật, nâng cao hiệu quả giáo dục dân tộc.
b) Mặt yếu:
Các đơn vị trường tiểu học không được Phòng Giáo dục về kiểm tra: không được tư
vấn, không thấy được những tồn tại, thiếu sót và không biết cách khắc phục, sửa chữa dẫn
đến công tác hoạt động chuyên môn, công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, chất lượng học
sinh không đạt được theo yêu cầu của giáo dục hiện nay.
Công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, giáo viên hàng năm chưa được chú trọng
đúng mức; các đơn vị lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng các nội dung còn hình thức chưa
chú trọng đi sâu nghiên cứu, công tác kiểm tra, hướng dẫn của ngành còn hạn chế.
Chất lượng dạy và học tuy được cải thiện rất nhiều song so với yêu cầu vẫn chưa đáp
ứng được, nhất là chênh lệch giữa các đơn vị trung tâm với các đơn vị vùng sâu, vùng xa là
rất lớn.
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học



6

Tỉ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên còn thấp, còn nhiều đơn vị chưa đạt được tỉ
lệ quy định của trường chuẩn quốc gia.
4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Những tồn tại trên là do những nguyên nhân chủ yếu như sau:
Thành phần đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục do lãnh đạo, chuyên viên tiểu học,
chuyên viên thanh tra của Phòng đi kiểm tra các trường, nhưng không thể kiểm tra hết các
trường trong huyện trên một năm học được, do đó không thể trực tiếp tư vấn, không thể chỉ
ra những tồn tại, thiếu sót và cách khắc phục trong hoạt động chuyên môn đối với các đơn
vị không kiểm tra được.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác ở các đơn vị trường học vùng sâu, vùng xa
thường gặp rất nhiều khó khăn nhất là về cơ sở vật chất như nơi ở không ổn định phải ở
nhờ hoặc thuê mượn, thiếu thốn về điện, nước, không gian, thời gian từ đó ảnh hưởng đến
sinh hoạt hàng ngày; đường sá đi lại khó khăn việc giao lưu học hỏi cũng hạn chế, làm ảnh
hưởng đến tâm lý giáo viên, giảm tự tin, không an tâm công tác, luôn luôn tìm cách chuyển
đến nơi thuận lợi, gần nhà nên việc toàn tâm toàn ý đầu tư cho công tác giảng dạy chưa hết
sức nhiệt tình, chưa thỏa đáng.
Phụ huynh còn khó khăn về kinh tế từ đó lo làm ăn, lo công việc đồng áng ít quan
tâm đến việc học của con em mình, thường khoán trắng cho nhà trường.
Học sinh sau giờ học ở trường còn lo công việc nhà, việc nương rẫy, phụ giúp gia
đình lao động sản xuất, dành thời gian cho việc học rất ít.
Ở vùng sâu, vùng xa dân cư sống thưa thớt, rải rác, ít tập trung, nhà ở rất xa trường
do đó việc đi lại học tập của học sinh còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng kiểm tra chuyên môn của
Phòng Giáo dục và thực trạng hoạt động chuyên môn ở các trường tiểu học hiện nay:
Sau khi khảo sát, thu thập thông tin; đi thực tế điều tra, đánh giá ở các đơn vị trường
tiểu học; phân tích, nghiên cứu các báo cáo thanh tra, báo cáo sơ kết, tổng kết của các năm

học. Hiện nay có 7 vấn đề chính về thực trạng kiểm tra chuyên môn của Phòng Giáo dục
và thực trạng hoạt động chuyên môn ở các trường tiểu học cần được đổi mới, quan tâm chỉ
đạo đúng mức, cụ thể:
* Thực trạng về kiểm tra chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Từ đầu mỗi năm học Phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch kiểm tra chuyên môn
ở các trường tiểu học ngoài việc kiểm tra chuyên đề, kiểm ta đột xuất, kiểm tra toàn diện
các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện.
Công tác kiểm tra chuyên môn được thực hiện như sau:
Thành phần đoàn kiểm tra gồm một lãnh đạo, một chuyên viên tiểu học, một chuyên
viên thanh tra, kiểm định chất lượng của Phòng Giáo dục và Đào tạo và một chuyên viên
tổng hợp làm thư kí.
Nội dung kiểm tra: kiểm tra hồ sơ sổ sách của Ban giám hiệu nhà trường, của các
khối trưởng và của giáo viên có dự giờ lên lớp.
Dự giờ lên lớp của một số giáo viên.
Dự giờ theo cách truyền thống: đoàn kiểm tra vào lớp dự giờ của giáo viên dạy hết
tiết (35 phút) mới được ra khỏi lớp, mặt dù chỉ dự khoảng ba đến bốn hoạt động (khoảng
10-15 phút) là đã nắm được cách tổ chức dạy học của giáo viên, nắm bắt được tinh thần
của tiết dạy tuy nhiên vẫn phải ngồi dự đến hết thời gian của tiết dạy mới được ra khỏi lớp,
cách dự giờ như vậy một buổi tối đa chỉ dự được 4 tiết mà thôi, do đó cần phải đổi mới
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


7

cách dự giờ, làm sao một buổi dự được nhiều tiết hơn và dự được nhiều giáo viên hơn, vì
đây là kiểm tra chuyên môn để tư vấn giúp đỡ cho giáo viên chứ không phải đánh giá tiết
dạy như khi thanh tra toàn diện giáo viên.
Cách kiểm tra này vẫn tư vấn, chỉ ra được những tồn tại thiếu sót của đơn vị được
kiểm tra và hướng dẫn cách khắc phục những tồn tại thiếu sót đó, tuy nhiên trong một năm
học không thể kiểm tra hết các đơn vị trường học cho nên những đơn vị không được kiểm

tra thì không biết những thiếu sót tồn tại và không thể khắc phục được. Vì vậy cần phải
nghiên cứu đổi mới, cải tiến phương pháp kiểm tra sao cho chỉ kiểm tra một số trường
nhưng các trường khác cũng được tham gia và đối chiếu những vấn đề được đoàn kiểm tra
tư vấn, chỉ ra những tồn tại, thiếu sót để từ đó tự khắc phục, sửa chữa ngay tại đơn vị mình.
* Thực trạng về đội ngũ và trình độ GV:
- Đội ngũ: Tổng số giáo viên tiểu học hiện nay 732 người, trong đó:
+ Đạt chuẩn và trên chuẩn 730 giáo viên, tỉ lệ 99.7%
+ Trên chuẩn: 501 giáo viên, tỉ lệ 68.4%
+ Dưới chuẩn: 2 giáo viên, tỉ lệ 0.3%
- Trình độ giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giảng dạy. Qua điều tra, tổng
hợp hồ sơ dự giờ, thanh tra, kiểm tra; qua khảo sát thực tế tìm hiểu; nghiên cứu các báo cáo
tổng kết các kỳ thi GV dạy giỏi cấp huyện những năm về trước, trình độ GV được chia ra
theo 3 mức độ sau:
a) Giáo viên có khả năng tổ chức các hoạt động dạy học một cách sáng tạo có hiệu
quả nhằm giúp học sinh tham gia hoạt động và lĩnh hội được kiến thức.
b) Giáo viên tổ chức được các hoạt động nhằm giúp HS tham gia và lĩnh hội kiến
thức nhưng hiệu quả chưa cao, giáo viên còn tuân thủ theo sách giáo khoa.
c) Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học còn lúng túng.
Nhìn chung mức độ a hiện nay ở các trường còn rất mỏng phần lớn ở mức độ b,
mức độ c vẫn còn tồn tại ở một số đơn vị. Từ thực trạng trên cho thấy cần tổ chức các buổi
sinh hoạt chuyên môn (chủ yếu là hoạt động dạy học) nhằm giúp giáo viên tiếp cận, giao
lưu học hỏi lẫn nhau và tạo điều kiện cho các cá nhân có năng lực chuyên môn được thể
hiện, được cống hiến từ đó nhân rộng phong trào dạy học tại các trường học trên địa bàn.
Để thực hiện được vấn đề nêu trên cần thành lập cụm chuyên môn và hướng dẫn tổ chức
các nội dung hoạt động ở cụm chuyên môn, tổ chức các đợt kiểm tra chuyên đề để tư vấn,
giúp đỡ thì mới giúp giáo viên nhanh chóng đạt được mức độ a.
* Thực trạng về phân công chuyên môn tại nhà trường:
Hiện nay quy mô trường lớp dần dần ổn định, số lớp học 2 buổi trên ngày tăng, tỉ lệ
giáo viên là 1,5/lớp. Do số lớp không thay đổi nhưng đội ngũ giáo viên lại tăng dẫn đến
tình trạng chuyên môn hóa ở các lớp 1, 2, 3 là phổ biến. Một số cán bộ quản lí còn gặp

nhiều lúng túng trong việc bố trí và sắp xếp chuyên môn. Qua thực tế điều tra, khảo sát vẫn
còn một số giáo viên dạy chưa đúng chuyên môn, nhiều giáo viên dạy một môn trong một
lớp; phân công chuyên môn của các đơn vị không dựa theo các tiêu chí :
+ Trình độ đào tạo;
+ Năng lực chuyên môn;
+ Thâm niên nghề nghiệp;
+ Điều kiện hoàn cảnh;
+ Nguyện vọng cá nhân…
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


8

Từ thực trạng đó cần tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề ở các đơn vị để kịp
thời tư vấn, điều chỉnh về công tác phân công chuyên môn trong các nhà trường.
* Thực trạng thực hiện đổi mới Phương pháp giảng dạy:
Ngay từ đầu các năm học tất cả các cán bộ, giáo viên đều được tập huấn về đổi mới
phương pháp giảng dạy, song qua kiểm tra, khảo sát hồ sơ của nhà trường, hồ sơ chuyên
môn, hồ sơ khối tổ, giáo án giáo viên vẫn còn nhiều tồn tại như :
+ Hồ sơ chỉ dừng lại ở việc triển khai, và thực hiện lại các nội dung đã được tập
huấn, chưa mạnh dạn thay đổi một số nội dung cũng như phương pháp cho phù hợp với
từng vùng, phù hợp với đối tượng học sinh trường mình. Việc thực hiện còn máy móc, rập
khuôn.
+ Trong các buổi tổ chức tập huấn chưa có chỉ đạo sau tập huấn của hiệu trưởng, có
triển khai nhưng chưa kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm.
+ Giáo án của giáo viên qua kiểm tra có thể chia làm 3 mức độ sau:
a. Trong giáo án giáo viên đã linh hoạt tổ chức các hoạt động phù hợp với trình độ
học sinh, thông qua việc học giáo viên còn đưa vào các hoạt động trò chơi nhằm gây hứng
thú trong học tập giúp học sinh tiếp thu bài có hiệu quả hơn (mức độ này rất ít thậm chí có
một số trường chưa có giáo viên soạn giáo án đạt mức độ này).

b. Biết sử dụng phương pháp mới nhưng còn chiếu lệ, qua loa, đại khái thiếu tính
thực tiễn( mức độ này ở trường là phổ biến).
c. Giáo án sơ sài thiếu nội dung và phương pháp tổ chức (còn tồn tại ở một số ít
giáo viên)
Từ thực trạng trên cho thấy cán bộ quản lí, giáo viên chưa thực sự mạnh dạn trong
việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cần có các buổi kiểm tra chuyên đề về hồ sơ nhằm tư
vấn, giúp đỡ cho cán bộ, giáo viên nhà trường sớm khắc phục những tồn tại, thiếu sót.
* Thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học
Hầu hết hiệu trưởng nhà trường dựa trên cơ sở pháp lý: Luật Giáo dục, Điều lệ
trường tiểu học, các văn bản hướng dẫn từng năm học của Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục,
Bộ Giáo dục và của các cấp lãnh đạo có liên quan, từ đó lập kế hoạch năm học, học kỳ,
tháng, tuần. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại trong quá trình triển khai chỉ đạo cụ thể: chưa
đánh giá rút kinh nghiệm những hạn chế, thiếu sót của các kế hoạch đề ra; chưa nêu gương,
nhân rộng các sáng kiến, các điển hình tiên tiến.
* Thực trạng về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy
học của giáo viên:
Hiện nay việc bồi dưỡng năng lực giáo viên đang còn một chiều: Bộ tập huấn Sở;
Sở tập huấn Phòng; Phòng tập huấn Trường; Trường tập huấn đến tận giáo viên; thông tin
phản hồi còn ít, chậm được nghiên cứu khắc phục. Khả năng tự bồi dưỡng của giáo viên
còn hạn chế (Qua kiểm tra sổ tích lũy chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của
giáo viên còn mang tính đối phó, thiếu nội dung).
Qua kiểm tra, khảo sát, đàm thoại và tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng giáo viên hiện
nay thì khả năng tự bồi dưỡng của giáo viên đang còn hạn chế, tất cả giáo viên đều mong
muốn có những buổi sinh hoạt chuyên môn (dự giờ, kiểm tra hồ sơ, thảo luận chuyên
đề…) có sự tham gia của giáo viên dạy giỏi, cán bộ Quản lí giỏi, chuyên viên, Lãnh đạo
Phòng Giáo dục để thông qua đó họ tự rút kinh nghiệm, tự trau dồi kiến thức, học hỏi và
nâng cao năng lực cá nhân của mình, vì bản thân mỗi giáo viên nói chung tự nhận thấy:
+ Non yếu về kiến thức;
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học



9

+ Chưa bắt kịp phương pháp giảng dạy;
+ Đào tạo lâu, kiến thức bị lạc hậu, lối mòn về phương pháp dạy học truyền thống
dẫn đến khó tiếp cận, thiếu tự tin khi thể hiện…
* Thực trạng về chất lượng học sinh:
Qua báo cáo thống kê chất lượng hàng năm cho thấy: Chất lượng học sinh không
đồng đều, chênh lệch giữa các đơn vị còn rất lớn, các đơn vị vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số chất lượng thấp hơn mặt bằng chung của huyện; tỉ lệ học sinh giỏi có
tăng tuy nhiên học sinh khá vẫn còn thấp chỉ đạt 29,7%, tỉ lệ học sinh yếu còn nhiều,
chiếm 4,0%. vì vậy cần phải tìm ra các biện pháp kiểm tra, tư vấn thích hợp để tăng cường
công tác chỉ đạo của Phòng Giáo dục đối với hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất
lượng học sinh một cách bền vững nhất là chất lượng mũi nhọn, đặt biệt phải giảm tỉ lệ học
sinh yếu đến mức thấp nhất có thể để đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay.
III. Các biện pháp chỉ đạo:
1. Mục tiêu của biện pháp:
Các biện pháp đổi mới, cải tiến phương pháp kiểm tra chuyên môn của Phòng Giáo
dục mà đề tài nêu ra nhằm chỉ đạo các hoạt động chuyên môn ở các trường tiểu học đạt
hiệu quả cao nhất, tạo điều kiện để giáo viên tiểu học cọ xát, học tập, trao đổi kinh nghiệm
về giảng dạy, về tổ chức lớp học; khai thác, sử dụng sáng tạo, hiệu quả các trang thiết bị
phục vụ dạy và học đáp ứng được yêu cầu của phát triển giáo dục hiện nay, góp phần nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tạo ra môi
trường dạy và học có chất lượng thật sự và bền vững, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng
dạy và học trong công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
2. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp.
a) Thành lập cụm chuyên môn tiểu học:
Từ thực trạng như trên và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục bền vững để góp
phần xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đạt kế hoạch, chỉ tiêu mà huyện ủy và
HĐND huyện đề ra, Phòng Giáo dục triển khai thành lập các cụm chuyên môn, các khối,

tổ chuyên môn tiểu học trên cơ sở công văn số 58/SGD-ĐT ngày 16/01/2012 V/v hướng
dẫn tổ chức cụm chuyên môn ở các trường Trung học của SGD&ĐT Đăk Lăk. Trong cụm
chuyên môn có từ 3 đến 4 trường tiểu học được cơ cấu: có trường tiên tiến, trường khá,
trường trung bình để trong quá trình sinh hoạt cụm được học hỏi lẫn nhau, đưa cả cụm
cùng tiến bộ.
Cụm chuyên môn được thành lập ngay từ đầu năm học và hướng dẫn sinh hoạt ở
cụm theo văn bản (Số: 365/PGD&ĐT ngày 02/10/2012 V/v hướng dẫn tổ chức hoạt động
cụm chuyên môn trường tiểu học).
Mục đích của sinh hoạt cụm chuyên môn là truyền tải đầy đủ và kịp thời những nội
dung chỉ đạo chuyên môn của Phòng Giáo dục đến tất cả các trường tiểu học, áp dụng các
biện pháp tích cực nhất để chỉ đạo hoạt động dạy học đạt hiệu quả ở các đơn vị.
Tăng cường sự phối hợp trong quản lí, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch hoạt động chuyên môn của khối, tổ chuyên môn ở các trường trong cụm.
Phối hợp để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ giáo viên và tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tuyển chọn, bồi dưỡng
dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đánh giá giáo viên theo các quy định.
Tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên trong cụm giao lưu, trao đổi, học tập kinh
nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lí và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


10

Theo dõi, giám sát để kịp thời báo cáo kết quả đạt được và những tồn tại, khó khăn,
vướng mắc trong hoạt động chuyên môn, thực hiện quy chế chuyên môn ở các trường
trong cụm cho Phòng Giáo dục và Đào tạo để có sự chỉ đạo kịp thời.
Mỗi cụm chuyên môn chịu trách nhiệm thành lập các khối, tổ bộ môn (theo khối
lớp, tổ bộ môn). Mỗi khối, tổ bộ môn gồm tổ trưởng và các thành viên. Tổ trưởng là cán bộ
quản lí hoặc khối trưởng có chuyên môn vững vàng do cụm trưởng chỉ định. Mỗi trường
trong cụm cử khối trưởng và một giáo viên của từng khối lớp tham gia thành viên. (riêng

môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục mỗi cụm thành lập một tổ do đó tất cả các giáo viên bộ
môn này đều phải tham gia sinh hoạt theo sự điều hành của cụm trưởng);
Cụm chuyên môn có trách nhiệm quản lí hoạt động các cụm khối, tổ bộ môn theo kế
hoạch. Vì vậy, hoạt động ở cụm chuyên môn cần chú trọng thực hiện các nội dung sau:
- Công tác phối hợp của các trường trong cụm để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
như dự giờ, tổ chức thao giảng, tổ chức chuyên đề của khối.
- Trao đổi những kinh nghiệm về quản lí, hồ sơ nhà trường về chỉ đạo chuyên môn
của các trường; bàn bạc để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quản lí, điều hành
để giúp các trường trong cụm ngày càng phát triển.
- Đánh giá những việc đã thực hiện có hiệu quả của cụm để rút ra bài học kinh
nghiệm; kiểm điểm những công việc còn tồn tại, vướng mắc và đề ra hướng giải quyết,
khắc phục.
Trong sinh hoạt, các khối, tổ chuyên môn các trường cần trao đổi, bàn bạc thống
nhất những vấn đề sau:
- Triển khai giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với môn học, lớp học; thảo
luận để thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn phù hợp với các trường trong cụm.
- Tổ chức dự giờ, thăm lớp, góp ý, đánh giá giờ dạy. Qua đó, đề xuất với cụm
trưởng chuyên môn chọn những tiết dạy giỏi tiến hành tổ chức thao giảng mời các giáo
viên trong cụm dự giờ để học tập.
- Lập kế hoạch để giúp đỡ các giáo viên mới ra trường, giáo viên còn thiếu kinh
nghiệm trong chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tổ chức thảo luận các chuyên đề chuyên môn thiết thực trong việc nâng cao chất
lượng dạy học.
- Trao đổi để việc sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học có hiệu quả; chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
học sinh sao cho phù hợp với từng trường.
- Thảo luận để định hướng giảng dạy những nội dung khó trong chương trình; chia
sẻ những kinh nghiệm dạy học, những bài giảng hay, những thiết bị dạy học tự làm.
- Thảo luận tìm hướng bồi dưỡng học sinh giỏi ViOLimpic để tham gia các kì thi có
hiệu quả.

- Tổ chức hội thảo về viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng của bộ môn. Chọn lọc những kinh nghiệm, những chuyên đề có chất lượng
chuyên môn để nhân rộng trong toàn cụm.
Thông qua cụm chuyên môn: Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện các
văn bản chỉ đạo của các cấp như: nhiệm vụ trọng tâm của bậc học, chương trình, kế hoạch
dạy học bậc tiểu học; nhiệm vụ của người giáo viên, những việc giáo viên không được
làm; hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14 về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


11

Thông tư 14 về chuẩn Hiệu trưởng tiểu học... đặt biệt tổ chức các chuyên đề thực hiện
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm; công tác kiểm tra, đánh giá học sinh.
Tổ chức kiểm tra chuyên đề các trường tiểu học trong cụm. Thông qua kiểm tra nắm
rõ tình hình tổ chức, hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ dạy học, qua đó hướng dẫn
các đơn vị, cá nhân trao đổi kinh nghiệm, học hỏi phương pháp, cách thức tổ chức dạy học
đồng thời rút kinh nghiệm trong việc tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học trong
thời gian tới.
Chỉ đạo các đơn vị trường học trong cụm thực hiện nghiêm túc chương trình giảng
dạy đúng qui định của Bộ. Trao đổi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi toàn diện, giỏi từng
bộ môn; tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém phù hợp, có trách nhiệm cao nhằm giảm nhanh
tỉ lệ học sinh yếu kém; thực hiện tốt kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,
Tuyên truyền vận động sâu rộng trong học sinh và phụ huynh giảm đến mức thấp nhất
trường hợp học sinh bỏ học giữa chừng.
Chỉ đạo các trường học thường xuyên chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới công tác kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho tất cả
giáo viên.
Các cụm chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo chỉ đạo của
Phòng Giáo dục và Đào tạo và đề nghị của các trường trong cụm.

b) Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào
tạo:
Song song với việc thành lập và hướng dẫn các cụm sinh hoạt chuyên môn, Phòng
Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch thường xuyên tiến hành các đợt kiểm tra chuyên đề
chuyên môn ở các trường học thuộc cụm chuyên môn. Hình thức kiểm tra chuyên đề như
sau:
* Thành phần kiểm tra:
+ Lãnh đạo phụ trách chuyên môn Tiểu học;
+ Chuyên viên tiểu học;
+ Cán bộ quản lý các trường trong cụm (trừ trường kiểm tra)
+ Chọn 2 khối trưởng (khối trưởng có chuyên môn vững vàng nhất trong các
trường; có thể chọn giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh nếu có )
* Đối tượng kiểm tra:
+ Cán bộ quản lý;
+ Giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
* Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra hồ sơ hiệu trưởng,
+ Kiểm tra hồ sơ phó hiệu trưởng, khối trưởng, giáo viên.
+ Dự giờ giáo viên.
+ Kiểm tra cách chấm, chữa bài học sinh của giáo viên.
* Cách thức tiến hành kiểm tra:
+ Lãnh đạo Phòng trực tiếp kiểm tra hồ sơ của hiệu trưởng, hồ sơ phó hiệu trưởng
và tư vấn hướng dẫn trược tiếp cho cán bộ quản lý.
+ Chuyên viên phối hớp với cán bộ quản lý, khối trưởng, giáo viên dạy giỏi tiến
hành dự giờ và kiểm tra hồ sơ.

Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


12


- Dự giờ: Chia theo nhóm, các nhóm dự giờ theo khối và tiến hành dự giờ theo một
số hoạt động (không dự hết tiết của 1 giáo viên) để dự được nhiều bài dạy, sau đó tiến hành
góp ý, tư vấn rút kinh nghiệm trong khối, trong trường, trong toàn cụm.
- Kiểm tra hồ sơ: Chia theo nhóm và mỗi nhóm phụ trách kiểm tra một mảng:
Mảng thứ nhất: kiểm tra sổ điểm, sổ chủ nhiệm, kiểm tra việc chấm vở, bài kiểm tra
của học sinh;
Mảng thứ hai: kiểm tra giáo án, kế hoạch cá nhân, kế hoạch tự bồi dưỡng của giáo
viên;
Mảng thứ ba: kiểm tra sổ kế hoạch, sổ nghị quyết, hồ sơ tổ chức các chuyên đề của
khối và của nhà trường. Trong hồ sơ chuyên đề ngoài các kế hoạch, quyết định, nội dung
chuyên đề cần tư vấn thêm cho khối và nhà trường bổ sung trong hồ sơ nội dung: việc lựa
chọn nội dung tập huấn sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của địa bàn, chỉ đạo
chuyên môn sau tập huấn, cần có kế hoạch kiểm tra đánh giá lại việc thực hiện chuyên đề,
từ đó rút kinh nghiệm cho năm tới. Trong sổ nghị quyết và sổ kế hoạch ngoài các nội dung
sinh hoạt thuần túy cần tư vấn thêm cho khối trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn nội dung đánh giá chất lượng đề kiểm tra, chất lượng học sinh sau từng đợt kiểm tra,
tìm nguyên nhân dẫn đến có nhiều học sinh yếu, tìm cách nâng chuẩn đối với học sinh giỏi,
có biên bản phân công và giao trách nhiệm cụ thể về việc bồi dưỡng và phụ đạo học sinh
yếu sau từng đợt kiểm tra.
Với hình thức kiểm tra và tư vấn theo từng nội dung nêu trên: trong đoàn kiểm tra
có đầy đủ thành phần của các trường trong cụm nên khi được đoàn tư vấn, chỉ ra những tồn
tại thiếu sót và các biện pháp khắc phục thì đơn vị nào trong cụm cũng được đối chiếu, soi
rọi như chính đơn vị mình được kiểm tra và từ đó có hướng khắc phục đạt hiệu quả.
c) Đổi mới cách dự giờ lên lớp của giáo viên
Trong cách dự giờ truyền thống: đoàn kiểm tra vào lớp dự giờ của giáo viên lên lớp,
dạy hết một tiết (35 phút) mới được ra khỏi lớp, mặt dù chỉ dự một số hoạt động (khoảng
10-15 phút) là đã nắm được cách tổ chức dạy học của giáo viên, nắm bắt được tinh thần
của tiết dạy, giáo viên tổ chức lớp, hướng dẫn lớp như thế nào, sử dụng đồ dùng dạy học
phù hợp hay chưa, người dự đã cơ bản đánh giá được tiết dạy, tuy nhiên vẫn phải ngồi dự

đến hết thời gian của tiết dạy mới được ra khỏi lớp, cách dự giờ như vậy chưa đạt yêu cầu
hiện nay, vì vậy cần phải đổi mới cách dự giờ, làm sao một buổi dự được nhiều tiết hơn, dự
được nhiều giáo viên hơn.
Cách dự giờ đổi mới: Đoàn kiểm tra chia theo nhóm, mỗi nhóm có đủ thành phần
của các trường trong cụm, các nhóm dự giờ theo khối và tiến hành dự giờ theo một số hoạt
động, không dự hết thời gian 1 tiết của giáo viên mà chỉ dự khoảng 10 phút đến 15 phút
trên một tiết, khi nào nắm được cách tổ chức lớp, tổ chức dạy học của giáo viên thì chuyển
sang dự tiết dạy của người khác, cách dự này trong một buổi có thể dự được nhiều bài dạy
và dự được nhiều giáo viên lên lớp; sau đó tiến hành góp ý, tư vấn, rút kinh nghiệm, điều
chỉnh cho các giáo viên trong khối, trong trường và trong toàn cụm chuyên môn.
Với cách kiểm tra như vậy, chỉ cần kiểm tra mỗi cụm chuyên môn một trường thì
Phòng Giáo dục có thể chỉ đạo, hướng dẫn, tư vấn, điều chỉnh cho tất cả các trường trong
huyện nắm bắt đầy đủ và kịp thời những nội dung trong hoạt động chuyên môn mà Phòng
muốn triển khai.
Qua việc cải tiến phương pháp kiểm tra như vậy đã được các cán bộ quản lý, giáo
viên trong từng đơn vị trường học hết sức nhiệt tình hưởng ứng bởi sau những đợt kiểm tra
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


13

không chỉ trường được kiểm tra tiếp thu, học tập được bài học kinh nghiệm, thấy rõ những
tồn tại, thiếu sót và cách khắc phục, sửa sai mà những trường trong cụm cũng nhìn thấy
được và tự điều chỉnh khắc phục về những tồn tại trong hoạt động chuyên môn ở đơn vị
mình.
Sau các đợt kiểm tra chuyên đề với cách làm nêu trên kết quả hoạt động dạy học ở
trường tiểu học trên địa bàn huyện chuyển biến một cách rõ nét, giáo viên tự tin hơn, mạnh
dạng sáng tạo trong soạn bài cũng như giảng dạy trên lớp từ đó chất lượng đội ngũ ngày
một nâng lên thể hiện qua kì thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện; chất lượng học sinh cũng từ
đó tăng lên theo, từng bước đáp ứng được mong đợi của phụ huynh và yêu cầu của giáo

dục hiện nay.
3. Điều kiện thực hiện các biện pháp:
Để thành lập được các cụm chuyên môn, trước tiên phải nghiên cứu các đơn vị
trường tiểu học theo đơn vị hành chính, theo chất lượng nhà trường, từ đó đối chiếu, lựa
chọn thành lập cụm chuyên môn, sao cho hợp lý về địa hình đi lại, về chất lượng các đơn
vị để tiện việc sinh hoạt, giao lưu học hỏi lẫn nhau được thuận lợi; thành lập khối, tổ
chuyên môn phù hợp với đặc thù môn học.
Cán bộ lãnh đạo và chuyên viên phòng giáo dục phải nhiệt tình trong công tác, phải
có trách nhiệm cao, có kế hoạch cụ thể, thường xuyên kiểm tra tư vấn các cụm chuyên
môn.
Lựa chọn thành phần trong đoàn kiểm tra phải đầy đủ, phù hợp với năng lực chuyên
môn theo yêu cầu, gồm cán bộ quản lý, khối trưởng, giáo viên dạy giỏi của các trường
trong cụm để thống nhất nội dung chỉ đạo, trao đổi, học hỏi trực tiếp qua từng nội dung
được kiểm tra, tranh luận làm rõ nhiều vấn đề mà từng đơn vị lâu nay hiểu chưa đầy đủ,
cặn kẽ. Trong năm học phải kiểm tra mỗi cụm chuyên môn từ một đến hai trường để chỉ
đạo thống nhất nhiều vấn đề, nhiều nội dung và kịp thời điều chỉnh những sai sót, tồn tại
và hướng dẫn khắc phục kịp thời.
Giáo viên kiểm tra, dự giờ phải là những giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, có
năng lực chuyên môn vững vàng, nhạy bén, nắm bắt tình hình tiết dạy nhanh và có bản
lĩnh.
4. Mối quan hệ giữa các biện pháp:
Thành lập cụm chuyên môn tiểu học để đổi mới cách kiểm tra của Phòng Giáo dục,
chỉ có thông qua cụm chuyên môn thì khi kiểm tra một trường sẽ gián tiếp như đã kiểm tra
được tất cả các trường trong cụm vì thành phần của đoàn kiểm tra có đầy đủ thành viên các
trường trong cụm.
Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn cũng chỉ thực hiện được khi có thành
lập được cụm chuyên môn. Hai biện pháp này phải được thực hiện song trùng, nếu thiếu
một biện pháp thì việc chỉ đạo hoạt động chuyên môn sẽ khập khiễng, từ đó không thể đem
lại hiệu quả như mong muốn.
Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn phải kết hợp với đổi mới dự giờ trên

lớp (chỉ dự một số hoạt động của tiết dạy) thì đổi mới phương pháp kiểm tra mới thật sự
đem lại hiệu quả cao.
IV. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu:
Sau khi áp dụng các biện pháp: thành lập cụm chuyên môn ở các trường tiểu hoc
một cách hợp lí; đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


14

tạo theo hướng tích cực như: Kế hoạch kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra, nội dung kiểm
tra, cách kiểm tra tư vấn; đổi mới cách dự giờ lên lớp: mỗi tiết chỉ dự một số hoạt động,
không dự hết thời gian tiết dạy, từ đó dự được nhiều tiết trong một buổi. Với cách làm như
vậy đã giúp Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trao đổi kinh nghiệm,
học hỏi lẫn nhau, thống nhất phương pháp, nội dung chỉ đạo dạy học, khắc phục nhanh
những tồn tại, yếu kém trong giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh, từ đó
đem lại những kết quả thật bất ngờ và đáng trân trọng.
Trong tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi vừa qua, tổng số giáo viên dự thi 126
người, sau 3 vòng thi (viết sáng kiến kinh nghiệm, thi lý thuyết, thi thực hành) kết quả có
103 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, đạt 63,5% đây là kết quả rất
cao, gần gấp đôi so với lần thi trước (38,1%).
Bảng tổng hợp kết quả kỳ thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp huyện năm học
2012-2013 (xem phụ lục 3)
Qua kì thi giáo viên dạy giỏi lần này có nhưng ưu điểm nổi bậc ở các phần thi cụ thể:
Về viết sáng kiến kinh nghiệm: Các giáo viên dự thi đã có những sáng kiến kinh
nghiệm bổ ích, thiết thực, qua trãi nghiệm từ quá trình giảng dạy của mình, có những kinh
nghiệm đáng quý, những sáng tạo đáng trân trọng.
Sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên dự thi không chỉ được thể hiện đúng cấu trúc,
trình bày đẹp mà còn có nhiều đề tài có giá trị thực tiễn cao, thể hiện tính khoa học, tính sư

phạm, có giá trị làm lợi trong quá trình giảng dạy, có khả năng vận dụng rộng rãi ở nhiều
trường tiểu học.
Các đề tài nghiên cứu đa dạng, phong phú, nhưng chủ yếu tập trung vào việc nâng
cao chất lượng dạy học từng môn (phân môn) ở một lớp học theo yêu cầu của chuẩn kiến
thức kỹ năng hoặc công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó
khăn, công tác giáo dục đạo đức học sinh, việc rèn chữ viết và kỹ thuật dạy viết ở trường
tiểu học, công tác chủ nhiệm…
Phần thi lí thuyết: Đa số giáo viên đã nhận thức đầy đủ về luật giáo dục, chuẩn giáo
viên tiểu học, tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với việc triển khai thực
hiện chương trình sách giáo khoa mới theo Quyết định 16/2006 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Đặc biệt là yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, yêu cầu tăng cường Tiếng
Việt và giáo dục kỹ năng sống thông qua tích hợp giảng dạy các môn học, nắm vững điều
chỉnh nội dung chương trình theo tinh thần công văn 5842 của Bộ Giáo dục. Hầu hết các
bài làm ở phần tự luận đã nêu và phân tích được những việc làm thiết thực hợp lý của giáo
viên trong quá trình giảng dạy để đáp ứng yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng
một cách cụ thể, có những cách làm thể hiện sự sáng tạo rõ nét. Đặc biệt là phần thiết kế
giáo án, đa số giáo viên thiết kế bài dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng, biết phối hợp các kĩ
thuật dạy học vào trong bài soạn, biết cách tổ chức trò chơi…
Phần thi thực hành: Điểm nỗi bật về năng lực giảng dạy của giáo viên qua hội thi lần
này là sự đồng đều về khả năng sư phạm của giáo viên dự thi, giữa các tiết dạy của một
người, giữa các giáo viên với nhau. Điều này chứng tỏ năng lực sư phạm của đội ngũ được
nâng cao một cách toàn diện, đều khắp ở các trường trong huyện.
Giáo viên dự thi đã thể hiện sự nỗ lực cố gắng, tự tin, hiểu rõ nội dung chương trình
và có kỹ năng sư phạm tốt. Xác định đúng, đủ mục tiêu chung và mục tiêu riêng cho từng
tiết dạy trong quá trình lên kế hoạch cũng như tổ chức các hoạt động dạy học. Các giáo
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


15


viên đã xác định đúng, vận dụng linh hoạt các yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng để
giúp học sinh đạt chuẩn một cách nhẹ nhàng.
Các hoạt động dạy học của giáo viên đã thể hiện khá sinh động, hấp dẫn, thu hút sự
tham gia của tất cả đối tượng học sinh vào bài học. Nhiều giáo viên đã tạo ra được sự hợp
tác tốt giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh. Nhiều hoạt động hỗ trợ cho
học sinh khó khăn ở các tiết học được giáo viên thực hiện một cách tự nhiên có tác dụng cụ
thể. Các giáo viên cũng đã tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh khá, giỏi phát huy năng lực cá
nhân trong từng hoạt động của tiết dạy, tạo ra những điểm nhấn đầy ấn tượng trong mỗi bài
học. Việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được giáo viên thể hiện qua từng
hoạt động khá hiệu quả, nhiều GV đã mạnh dạn thử nghiệm những ý tưởng mới thể hiện sự
sáng tạo trong dạy học.
Về kỹ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Giáo viên dự thi có ý thức chuẩn bị
đầy đủ, chu đáo. Đa số giáo viên có kỹ năng sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học để
làm phương tiện hỗ trợ chuyển tải kiến thức đến học sinh một cách tự nhiên, sinh động.
Nhiều đồ dùng dạy học tự làm đã phát huy giá trị sử dụng tốt cho nhiều tiết dạy, thể hiện
khả năng sáng tạo, tính cần cù của giáo viên.
Có được kết quả như vậy là nhờ Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đổi mới phương pháp
kiểm tra chuyên môn: thành lập cụm chuyên môn, đổi mới phương pháp kiểm tra, đổi mới
cách dự giờ lên lớp từ đó mới đem lại kết quả hết sức khả quan.
Tuy nhiên qua kì thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện cũng còn để lại nhiều tồn tại ở các
phần thi, cần được tiếp tục kiểm tra, nhắc nhở, tư vấn thậm chí đưa vào xét thi đua cuối
năm. Vì vậy cần tăng cường đổi mới phương pháp kiểm tra, đổi mới các biện pháp chỉ đạo
tích cực và quyết liệt hơn nữa ở các cụm chuyên môn trong những năm học tiếp theo.
Chất lượng học sinh năm học 2012-2013 cũng được tăng lên rõ nét, tỉ lệ học sinh khá,
giỏi tăng đều ở các đơn vị, học sinh yếu giảm rất nhiều, toàn huyện chỉ còn 3%, các trường
vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn những năm trước yếu trên 12%, trong năm học
này được khắc phục nhanh chóng, tỉ lệ học sinh yếu được cải thiện đáng kể không còn
trường nào đến 9%, đây là kết quả thật bất ngờ, tạo được niềm tin mạnh mẽ trong công tác
chỉ đạo của Phòng cũng như các hoạt động ở cụm chuyên môn, thể hiện rõ ở kết quả cuối
năm học, được thống kê như sau:

Chất lượng của các trường tiểu học năm học 2012-2013 (Xem phụ lục 4)
Sau khi áp dụng các biện pháp cải tiến phương pháp kiểm tra, cải tiến chỉ đạo hoạt
động chuyên môn đã đem lại hiệu quả rất tích cực trong bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo; chất lượng học sinh tăng lên rõ rệt, khoảng cách giữa các trường vùng khó
khăn với vùng trung tâm được xích lại dần; ngoài ra hoạt động tích cực ở cụm chuyên môn
còn đem lại thành tích và hiệu quả cao trong các hội thi từ cấp cụm đến cấp tỉnh tiêu biểu
như sau:
* Hội thi giao lưu Tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc: có 9 đội trên 9 cụm chuyên
môn tham gia và đạt kết quả cao. Đây là lần đầu tiên Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức
giao lưu Tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Buổi giao lưu Tiếng Việt thực sự
đã mang lại hiệu quả bổ ích trong việc tăng cường Tiếng Việt cho các em. Đây là sân chơi
giúp các em tự tin, mạnh dạn và vui vẻ thể hiện được năng lực cá nhân của mình và qua đó
học hỏi, rút kinh nghiệm ở các đội bạn làm cho vốn hiểu biết của các em được nâng cao
hơn.
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


16

Cũng qua hoạt động này, phần nào đánh giá được các đơn vị trường học đã có sự đầu
tư giảng dạy, trau dồi kiến thức đối với học sinh nói chung và các em là dân tộc thiểu số
nói riêng.
Từ kết quả hội thi Phòng Giáo dục và Đào tạo đã lựa chọn và thành lập đội tuyển dự
thi cấp tỉnh, kết quả đạt giải nhì toàn đoàn cấp tỉnh.
* Hội thi Vi Olympic Tiếng Anh:
Tất cả 11 trường tiểu học có dạy học tiếng anh đều tham gia đăng ký dự thi, cho thấy
các đơn vị rất quan tâm đầu tư cho công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Chất
lượng học sinh tham dự kỳ thi đạt kết quả cao, có đơn vị tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số
nhiều, nhưng đã có nhiều cố gắng trong phát hiện, bồi dưỡng học sinh dân tộc để tham gia
kỳ thi và đã có học sinh dân tộc đạt giải cao. Đa số học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, có

tư duy phân tích và tổng hợp tốt đặc biệt đối với học sinh khối lớp 3.
Kết quả: có 29 học sinh đạt giải: 03 giải Nhất; 05 giải Nhì; 06 giải Ba; 15 giải
Khuyến Khích. Tuyển chọn 19 em ở 3 khối lớp dự thi cấp tỉnh. Kết quả: 12 em đạt giải cấp
tỉnh. Có 02 em dự thi cấp quốc gia.
* Hội thi Vi Olympic Toán:
Hầu hết các trường tiểu học đều đăng ký tham gia. Chất lượng học sinh tham dự kỳ
thi đạt kết quả cao, đa số học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, có tư duy phân tích và tổng
hợp tốt do đó làm bài đạt kết quả cao, các em rất nhanh nhẹn và tự tin khi làm bài.
Phòng Giáo dục và Đào tạo xét và công nhận giải cho 179 học sinh gồm: 33giải
Nhất; 11 giải Nhì; 44 giải Ba; 91 giải Khuyến Khích. Qua đó thành lập đội tuyển gồn 50
em để bồi dưỡng và tham dự thi cấp tỉnh. Kết quả: 15 em đạt giải cấp tỉnh, trong đó có 07
giải Nhất, 05 giải Nhì, 02 giải Ba, 01 giải Khuyến Khích; Có 1 em dự thi cấp quốc gia.
Từ những biện pháp đổi mới, chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt của Phòng Giáo dục về lĩnh
vực hoạt động chuyên môn ở các trường tiểu học, chất lượng đội ngũ nhà giáo ngày càng
nâng lên rõ rệt, tỉ lệ giáo viên dạy giỏi ngày càng tăng mạnh và bền vững; chất lượng giáo
dục ở các đơn vị trường học cũng được nâng lên mạnh mẽ, học sinh khá, giỏi ngày càng
tăng, tỉ lệ học sinh yếu kém, lưu ban, bỏ học giảm rõ rệt; chất lượng và kết quả các hội thi
từ cấp cụm, cấp huyện và cấp tỉnh luôn luôn đạt thành tích cao đáp ứng được yêu cầu của
giáo dục hiện nay.
Giá trị làm lợi cho Ngành qua vấn đề nghiên cứu “Đổi mới phương pháp kiểm tra
chuyên môn ở các trường tiểu học để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, chất lượng học
sinh” không thể tính toán cụ thể được, song giá trị thiết thực cho công tác kiểm tra chuyên
môn, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của Phòng Giáo dục với các đơn vị trường tiểu học là
hết sức quan trọng và cần thiết vì nó thật sự đem lại hiệu quả tích cực cho công tác bồi
dưỡng đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng dạy học từ đó nâng cao chất lượng học sinh,
đây là điều mà gia đình, nhà trường và xã hội hằng mong muốn.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo,

chất lượng học sinh trong nhà trường tiểu học là mục tiêu là yêu cầu cấp bách của giáo dục
hiện nay. Do đó việc quan tâm nghiên cứu để cải tiến phương pháp kiểm tra, tìm những
biện pháp tích cực nhất, hiệu quả nhất chỉ đạo hoạt động chuyên môn của các đơn vị
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


17

trường tiểu học là trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Mỗi cán bộ lãnh đạo,
chuyên viên bậc tiểu học cần phải trăn trở, tìm tòi những biện pháp chỉ đạo tối ưu, phù hợp
nhất với thực trạng các đơn vị trường tiểu học hiện nay.
Qua nhiều năm làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn quốc
gia; phụ trách công tác chuyên môn của Phòng tôi nhận thấy mọi phong trào, mọi phương
pháp, mọi tổ chức hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích cuối cùng là góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho quê
hương đất nước.
Với những biện pháp đổi mới công tác kiểm tra như: Thành lập cụm chuyên môn
tiểu học; Đổi mới, cải tiến phương pháp kiểm tra chuyên môn, như đổi mới cách kiểm tra:
thành phần đoàn kiểm tra, nội dung kiểm tra; đổi mới dự giờ lên lớp đã giúp Ban giám
hiệu, đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau; thống
nhất phương pháp, nội dung chỉ đạo dạy học, khắc phục nhanh những tồn tại, yếu kém
trong giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh, qua đó đẩy nhanh tỉ lệ và chất
lượng giáo viên dạy giỏi các cấp, từ đó tỉ lệ chất lượng học tập của học sinh được nâng lên,
góp phần hoàn thành tiêu chuẩn chất lượng trong kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn
quốc gia. Vì vậy đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn, áp dụng các biện pháp tích
cực để chỉ đạo hoạt động của cụm chuyên môn là rất quan trọng và rất cần thiết trong giai
đoạn hiện nay nhằm đào tạo con người mới có đủ đức và tài để phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Mong rằng đề tài này sẽ trang bị và giúp cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên Phòng
Giáo dục có thêm tài liệu bổ ích và thiết thực để tham khảo trong công tác kiểm tra, chỉ

đạo hoạt động chuyên môn tiểu học, chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và chất lượng học tập của học sinh.
Mong ước của đề tài thì rất lớn nhưng khả năng của người thực hiên có hạn nên
không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp
và các bạn.
II. Kiến nghị:
Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức
chia cụm chuyên môn ở bậc tiểu học; đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn, cải tiến
cách dự giờ trên lớp sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức chia cụm chuyên môn sao cho hợp lý, đơn vị
này học tập kinh nghiệm ở đơn vị kia và ngược lại; chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết việc lập kế
hoạch và nội dung hoạt động ở cụm chuyên môn; thường xuyên kiểm tra, tư vấn, giúp đỡ
để việc triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp được thống nhất, giúp các đơn vị trường
tiểu học phát triển đồng bộ, chất lượng đội ngũ ngày một nâng lên, khoảng cách chất lượng
học sinh được thu hẹp giữa các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặt biệt khó khăn với các
đơn vị ở trung tâm.
Xác nhận của đơn vị

Người thực hiện

Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


18

Phụ lục 1:

CHẤT LƯỢNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2011-2012
Tên trường
tiểu học


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

29
30
31
32
Cộng

TH Lê Duẩn
TH Ng. Thị Minh Khai
TH Đam San
TH Thuần Mẫn
TH Lý Tự Trọng
TH Kim Đồng
TH Nơ Trang Lơng
TH Nguyễn Viết Xuân
TH Lê Văn Tám
TH Phan Bội Châu
TH Nguyễn Bá Ngọc
TH Nguyễn Huệ
TH Ea H'leo
TH Phan Chu Trinh
TH Nguyễn Trường Tộ
TH Bùi Thị Xuân
TH Ea Wy
TH Trần Quốc Toản
TH Võ Thị Sáu
TH Lê Đình Chinh
TH Ea Khăl
TH Chư Ktây
TH Dliê Yang
TH Nguyễn Trãi

TH Trần Phú
TH Nguyễn Khuyến
TH Ea Sol
TH Nơ Trang Gưh
TH Ea Hiao
TH Lê Lai
TH Trần Quốc Tuấn
TH Ea Tir

Học lực
Giỏi
64
167
75
169
250
388
116
132
138
65
90
145
73
95
46
42
102
172
80

88
97
106
125
40
71
88
42
43
138
58
66
37
3408

%
15.8
46.1
18.3
40.8
38.8
54.6
29.5
22.2
20.9
18.3
27.1
18.8
21.7
17.6

16.0
23.5
23.6
41.0
25.5
19.9
24.9
20.0
20.0
9.9
28.2
21.4
12.0
12.1
25.9
10.6
23.2
14.7
24.5

Khá
135
118
94
132
230
182
87
134
168

135
148
236
94
188
92
56
134
122
136
115
130
158
187
86
71
86
68
85
215
151
93
69
4135

%
33.4
32.6
23.0
31.9

35.7
25.6
22.1
22.5
25.5
38.0
44.6
30.6
27.9
34.8
31.9
31.3
31.0
29.0
43.3
26.0
33.4
29.8
30.0
21.3
28.2
20.9
19.5
23.9
40.3
27.7
32.7
27.5
29.7


TB
195
75
216
106
160
135
171
301
321
147
89
363
162
238
138
77
183
125
93
221
155
242
284
227
85
222
199
182
174

308
116
119
5829

%
48.3
20.7
52.8
25.6
24.8
19.0
43.5
50.6
48.6
41.4
26.8
47.1
48.1
44.1
47.9
43.0
42.4
29.8
29.6
50.0
39.8
45.7
45.5
56.3

33.7
53.9
57.0
51.1
32.6
56.5
40.8
47.4
41.8

Yếu
10
2
24
7
4
6
19
28
33
8
5
27
8
19
12
4
13
1
5

18
7
24
28
50
25
16
40
46
6
28
9
26
558

Phụ lục 2:
Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học

%
2.5
0.6
5.9
1.7
0.6
0.8
4.8
4.7
5.0
2.3
1.5

3.5
2.4
3.5
4.2
2.2
3.0
0.2
1.6
4.1
1.8
4.5
4.5
12.4
9.9
3.9
11.5
12.9
1.1
5.1
3.2
10.4
4.0


19

KẾT QUẢ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TIỂU HỌC HUYỆN
EA H'LEO NĂM HỌC 2010-2011
Stt
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Stt

Họ và tên
Nguyễn Thị Lệ Nga
Đinh Lệ Giang Thủy
Lê Thị Xuân
Võ Thị Hiền
Vũ Thị Thu Hoàn
Đỗ Thị Huế
Vũ Thị Thanh Trúc
Nguyễn Thị Luyến
Phan Thị Liễu
Phạm Thị Yến
Nguyễn Thị Thắm
Trần Thị Ngân
Nguyễn Thị Tuệ
Dương Thị Liên
Nguyễn Thị Kiều
Nguyễn Thị Hà Linh
Nguyễn Bá Hải
Dương Thị Kim Liên
Nguyễn Thị Trúc Ly
Trần Hồng Dịu
Vũ Thị The
Nguyễn Thị Huệ
Bùi Thị Trang Thi
Hoàng Mai Xoan
Hoàng Thị Loan
Nông Thị Hoan
Huỳnh Thị Cẩm Vân

Thái Thị Hạnh
Nguyễn Văn Tài
Nguyễn Thị Hồng Sơn
Lê Thị Lệ Thủy
Họ và tên

Dạy trường
(tiểu học)
Ea Khăl
Phan Chu Trinh
Trần Quốc Toản
Trần Phú
Thuần Mẫn
Đliê Yang
Lý Tự Trọng
Ng.Thị Minh Khai
Ea Hiao
Ea Khăl
Võ Thị Sáu
Thuần Mẫn
Lý Tự Trọng
Nguyễn Huệ
Lê Đình Chinh
Ea Wy
Nguyễn Bá Ngọc
Lê Đình Chinh
Đam San
Ea Wy
Lý Tự Trọng
Nguyễn Khuyến

Ea Hiao
Phan Chu Trinh
Nguyễn Khuyến
Ea Hiao
Ea Hiao
Trần Phú
Ea Wy
Ea Khăl
Lý Tự Trọng
Dạy trường
(tiểu học)

ĐIỂM Điểm
SKKN LT

Tiết
dạy 1

6.50 8.00
6.75 8.00
6.63 8.00
6.63 8.25
6.50 8.25
6.75 8.25
6.50 8.00
6.00 8.75
6.50 8.75
6.25 8.25
6.00 8.50
6.00 8.00

6.75 8.00
6.50 9.00
6.50 8.00
6.75 8.75
6.38 8.00
6.25 8.25
6.00 8.25
6.00 8.25
6.75 8.25
6.13 8.25
6.00 8.25
6.00 9.00
6.00 8.00
6.00 8.00
6.00 8.00
6.00 8.25
6.00 8.50
6.25 8.50
6.13 8.25
ĐIỂM Điểm
SKKN LT

18.75
18.25
18.25
18.50
18.00
18.25
18.00
18.75

16.50
18.00
18.00
18.00
16.75
16.75
18.00
18.00
18.50
16.25
17.00
18.00
16.25
16.75
18.00
18.00
18.00
18.00
16.50
18.25
18.00
18.00
18.00
Tiết
dạy 1

Tiết Tổng 2 Tổng
dạy 2 tiết dạy điểm
18.75
19.00

18.50
18.00
18.50
18.00
18.50
18.50
19.75
18.00
18.00
18.25
18.75
18.00
17.50
16.50
17.00
19.00
18.00
17.00
18.00
18.00
16.75
16.00
16.75
16.50
18.00
16.00
16.00
15.75
16.00
Tiết

dạy 2

37.51 52.00
37.25 52.00
36.75 51.38
36.50 51.38
36.50 51.25
36.25 51.25
36.50 51.00
37.25 52.00
36.25 51.50
36.00 50.50
36.00 50.50
36.25 50.25
35.50 50.25
34.75 50.25
35.50 50.00
34.50 50.00
35.50 49.88
35.25 49.75
35.00 49.25
35.00 49.25
34.25 49.25
34.75 49.13
34.75 49.00
34.00 49.00
34.75 48.75
34.50 48.50
34.50 48.50
34.25 48.50

34.00 48.50
33.75 48.50
34.00 48.38
Tổng 2 Tổng
tiết dạy điểm

Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học

Xếp
giải
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt

Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Xếp
giải


20
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45

46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
Stt
67

Trần Thị Nga
Hà Xuân Thuyên
Lê Thị Xuân
Nguyễn Thị Luân
Nguyễn Văn Dung
Nguyễn Văn Tuấn

Hồ Thị Dương
Nguyễn Thị Chung
Triệu Thị Thùy
Nguyễn Thị Hoa
Trần Đình Dũng
Cao Phan Minh Hoàng
Nguyễn Thị Hồng Phú
Vũ Thị Kiều Hoa
Ngô Thị Cẩm Thạch
Nguyễn Thị Bình
Hoàng Thị Nga
Tôn Thị Phúc

Lê Văn Tám
Võ Thị Sáu
Ea Hiao
Nguyễn Khuyến
Lê Lai
Nơ Trang Guh
Lê Lai
Ea Hiao
Nơ Trang Guh
Ng.Thị Minh Khai
Ea Wy
Ea Hiao
Nguyễn Viết Xuân
Trần Phú
Võ Thị Sáu
Ea Hiao
Lê Văn Tám

Phan Chu Trinh
Nguyễn Viết Xuân
Trần Thị Vịnh
Nguyễn Thị Hải
Ea Wy
Ng. Thị Thanh Hoa
Nơ Trang Lơng
Trần Thị Cam Ly
Kim Đồng
Đặng Thị Thìn
Nguyễn Trường Tộ
Hồ Thị Thu Hiền
Ea Wy
Trần Thị Quỳnh Như Lê Duẩn
Ng. Hoàng Phương
Cư Ktây
Hồ Thị Minh Tâm
Bùi Thị Xuân
Lý Tự Trọng
Ngô Hoài Thu
Hồ Thị Ngọc Thu
Trần Quốc Toản
Đặng Duy Hiền
Đam San
Phan Thị Lành
Kim Đồng
Đặng Hữu Mạnh
Trần Quốc Toản
Đinh Lệ Lê Na
Nguyễn Trãi

Lê Văn Yên
Lê Lai
Bùi Thị Ngọc Dung
Nguyễn Huệ
Dạy trường
Họ và tên
(tiểu học)
Nguyễn Thị Kim Hồng Phan Bội Châu

6.00
6.50
6.25
6.00
6.13
6.00
6.00
6.00
6.13
6.13
6.00
6.00
6.00
6.00
5.25
0.00
4.00
0.00
4.50
7.00
6.25

6.63

8.00
8.00
8.50
8.00
8.75
8.75
8.25
8.50
8.50
8.75
8.25
8.25
8.00
8.00

16.00
15.75
18.00
16.00
15.00
15.00
15.25
18.00
14.50
18.00
18.00
15.00
15.00

18.00

8.75
8.25
8.00
8.00
8.00
7.50
7.50
7.50
4.50
7.50
6.00
7.25
6.25
7.25
6.50
7.25
5.38
7.25
5.75
7.25
4.38
7.25
6.00
7.00
6.88
7.00
6.13
7.00

5.25
7.00
6.25
7.00
6.13
6.75
ĐIỂM Điểm
Tiết
SKKN LT
dạy 1
6.00
6.75

18.25
18.00
15.50
18.00
18.00
18.00
18.00
15.00
18.25
14.50
15.00
18.00
18.00
14.00

34.25
33.75

33.50
34.00
33.00
33.00
33.25
33.00
32.75
32.50
33.00
33.00
33.00
32.00

48.25
48.25
48.25
48.00
47.88
47.75
47.50
47.50
47.38
47.38
47.25
47.25
47.00
46.00

Tiết Tổng 2 Tổng
dạy 2 tiết dạy điểm


Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học

Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng

Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Xếp
giải
Hỏng


21
68 Hoàng Thị Thùy Linh Lê Lai
6.00
6.75
Thuần Mẫn
6.50
69 Đinh Thị Hải Lý
6.75
Hồ
Hải
Triều

Thị
Sáu
6.00
70
6.75

6.50
71 Nguyễn Thị Như Trinh Ea Wy
6.75

Thị
Mai
Tuyế
t
Nguyễn
Trãi
5.00
72
6.75
Phan Chu Trinh
5.38
73 Nguyễn Thị Đích
6.50
Trần
Thị
Dung
Ea
Khăl
6.50
74
6.50
Cư Ktây
6.00
75 Nông Thị Hiệp
6.50
Nguyễn

Thị
Loan
Ea
Hiao
6.00
76
6.50
77 Ng. Thị Thanh Loan Phan Bội Châu
6.25
6.50
Dương
Tấn
Nhứt

Ktây
78
6.13
6.50
5.25
79 Ng. Thị Hồng Thanh Nguyễn Viết Xuân
6.50

Thị
Thanh
Thúy
Ea
Hiao
6.50
80
6.50

Ea Khăl
6.50
81 Nguyễn Thị Thủy
6.50
Nguyễn
Thị
Thu

Thuần
Mẫn
6.00
82
6.25
Nguyễn Trường Tộ 6.00
83 Phạm Thúy Hằng
6.25
Nguyễn
Thị
Như
Hoài
Bùi
Thị
Xuân
3.75
84
6.25
Ea Hiao
6.50
85 Lê Thị Huyền
6.25

Ngô
Minh
Khang
Nguyễn

Ngọc
3.25
86
6.25
Lê Lai
87 Nguyễn Thị Mai
6.50
6.25
Cao
Thị
Thu
Thanh

Văn
Tám
0.00
88
6.25
89 Ng. Thị Tuyết Trinh Nguyễn Trường Tộ 4.50
6.25
Hồ
Huy
Anh
Nguyễn
Khuyến

90
6.50
6.00
Ea H'leo
6.00
91 Đinh Thị Yên Ba
6.00
Bùi
Văn
Dũng

Văn
Tám
4.50
92
6.00
Lê Duẩn
93 Trần Thị Liễu
6.25
6.00
Nguyễn
Thị
Minh
Phan
Bội
Châu
94
3.50
6.00
Lê Văn Tám

3.38
95 Trần Thị Sự
6.00
Thái
Thị
An

Kim
Đồng
6.00
96
5.75
Kim Đồng
6.50
97 Cù Thị Hồng
5.75
Nguyễn
Văn
Lâm
Đam
San
6.00
98
5.75
Nguyễn Huệ
3.88
99 Trần Thị Liên
5.75
Cao
Thị

Ánh
Nguyệt

Văn
Tám
4.00
100
5.75
Kim Đồng
5.75
101 Trần Thị An
5.50
Dạy trường
ĐIỂM Điểm
Tiết
Stt
Họ và tên
(tiểu học)
SKKN LT
dạy 1
Nguyễn
Thị

Nguyễn
Huệ
6.00
102
5.50
Cư Ktây
6.00

103 Hứa Thị Lai
5.50

Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng

Tiết Tổng 2 Tổng
dạy 2 tiết dạy điểm

Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học

Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng

Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Xếp
giải
Hỏng
Hỏng


22
Đam San
104 Nguyễn Thị Mai
Trần Quốc Toản
105 Lê Thị Sửu
Kim Đồng
106 Phạm Hữu Thái
Phan Chu Trinh
107 Phạm Văn Thông
Cư Ktây
108 Trần Thị Loan

Phan Bội Châu
109 Phan Thị Minh
Nơ Trang Lơng
110 Nguyễn Thị Nhàn
111 Quách Thị Thanh ThủyĐam San
Đliê Yang
112 Đỗ Thị Như Trâm
Ea H'leo
113 Phan Thị Hải Châu
Nguyễn Bá Ngọc
114 Đoàn Thị Huyền
Ea Khăl
115 Ngô Thị Ly
Nguyễn Viết Xuân
116 Lê Thị Thanh Thảo
Nơ Trang Lơng
117 Ng. Thị Thanh Tâm
Đliê Yang
118 Đậu Thị Hoan

6.13
6.50
6.13
6.50
6.13
6.13
6.38
6.00
6.63
4.25

6.00
6.63
5.25
6.00
6.00

Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng

5.50
5.50
5.50
5.50
5.25
5.25
5.25
5.25

5.25
4.50
4.50
4.50
4.25
3.50
3.25

Phụ lục 3:
KẾT QUẢ KỲ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TIỂU HỌC
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012-2013
TT

Họ

tên

Đơn vị

Điểm

Điểm

Điểm Điểm

Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học

Tổng

Xếp



23

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
29
30
31
32

Phạm Hữu
Vũ Thị Thanh
Ngô Hoài
Hoàng Thị
Nguyễn Thị
Ngô Thị Cẩm
Nguyễn Thị Hồng
Vũ Thị
Hồ Huy
Vũ Thị Kiều
Bùi Duy
Ng. Thị Thanh
Nguyễn Thị Lệ
Vũ Thị Thu
Nguyễn Thị
Mai Thị Tuyết
Cao Phan Minh
Đỗ Thị
Nguyễn Thị Như
Nguyễn Thị
Cao Chí
Mông Thị
Lê Thị

Lê Thị Thu
Nguyễn Thị
Bùi Thị
Ngô Minh
Bùi Thị Yến
Trần Thị Cam
Bùi Thị
Trịnh Thị
Nguyễn Thị Minh

Thái
Trúc
Thu
Liên
Luyến
Thạch
Quý
The
Anh
Hoa
Khánh
Thuận
Thủy
Hoàn
Kiều
Sa
Hoàng
Huế
Trinh
Vân

Dần

Huyền

Hải
Hường
Khang
Ly
Ly

Nga
Phúc

Kim Đồng
Lý Tự Trọng
Lý Tự Trọng
Lý Tự Trọng
Ng.Thị Minh Khai
Võ Thị Sáu
Nguyễn Viết Xuân
Lý Tự Trọng
Nguyễn Khuyến
Trần Phú
Phan Chu Trinh
Kim Đồng
Ea Khăl
Thuần Mẫn
Lê Đình Chinh
Lê Duẩn
Ea Hiao

Đliê Yang
Ea Wy
Nguyễn Viết Xuân
Ng.Thị Minh Khai
Cư K Tây
Ea Hiao
Ea H'leo
Ea Wy
Trần Phú
Nguyễn Bá Ngọc
Ea Hiao
Kim Đồng
Ea Wy
Nguyễn Trãi
Đliê Yang

TT

Họ

tên

Đơn vị

33
34
35

Hà Xuân
Phan Thị Thu

Nguyễn Thị

Thuyên Võ Thị Sáu
Hằng
Lê Văn Tám
Loan
Lê Văn Tám

SKKN
76.5
Đặc cách

67.5
80.5
60.5
Đặc cách
Đặc cách

70.0
62.0
65.5
60.0
62.0
65.0
65.0
61.5
60.0
Đặc cách

67.0

70.0
60.5
63.0
60.0
Đặc cách

60.0
64.5
61.0
66.5
60.0
64.8
60.0
70.0
60.0
Điểm
SKKN
Đặc cách

62.5
70.0

LT

Tiết 1 Tiết 2

điểm

Giải


9.00
9.25
9.25
9.50
8.25
8.75
8.75
9.25
9.00
8.50
8.50
8.50
8.00
8.25
9.00
9.00
8.00
8.50
8.00
8.00
8.25
8.00
8.00
8.50
8.00
8.00
8.50
8.00
8.00
8.25

8.50
8.50
Điểm
LT
8.00
8.50
8.25

19.0
19.3
19.0
19.0
19.0
18.3
18.3
18.5
18.5
19.5
18.0
19.4
18.3
19.0
18.0
18.5
18.0
18.5
18.0
19.0
18.0
19.0

18.3
18.8
19.0
18.5
19.0
18.0
18.3
18.0
18.3
18.0
19.0
18.0
18.5
18.0
19.0
18.0
18.5
18.5
18.0
18.5
18.8
18.0
18.5
18.3
18.0
18.0
18.0
18.5
18.5
18.0

18.0
18.0
18.5
18.0
18.5
18.0
18.3
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
Điểm Điểm
Tiết 1 Tiết 2
18.0
18.5
18.8
17.0
18.0
18.0

47.25
47.25
46.50
46.25
46.25
46.13
46.00
45.75
45.50

45.50
45.50
45.50
45.50
45.25
45.25
45.25
45.00
45.00
45.00
45.00
44.75
44.75
44.75
44.50
44.50
44.50
44.50
44.50
44.50
44.50
44.50
44.50
Tổng
điểm
44.50
44.25
44.25

Nhất

Nhất
Nhì
Nhì
Nhì
Ba
Ba
Ba
Ba
Ba
Ba
Ba
Ba
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK

KK
Xếp
Giải
KK
KK
KK

Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học


24
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54

55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
TT
68
69
70
71

Cao Thị
Lê Thị
Trần Thị
Đoàn Thị
Lê Thị
Huỳnh Thị Tuyết
Lê Thị
Phan Thị
Trần Quang
Phan Thị
Lê Thị

Nguyễn Quang
Đinh Lệ Lê
Tiêu Thị Tú
Trần Thị
Phạm Thị Hà
Hà Trung
Ng. Thị Thanh
Hoàng Thúy
Nguyễn Thị
Hồ Thị Minh
Trần Thị
Nguyễn Thị Thu
Trần Thị
La Thị Mĩ
Ng. Thị Thanh
Đinh Thị Hải
Đinh Thị Yên
Đào Thị
Nguyễn Thị
Nguyễn Thị
Phạm Thúy
Họ
Trần Thị
Nguyễn Thị Như
Hoàng Thị
Dương Thị Kim

Ngần
Sửu
An

Dung
Hằng
Hạnh
Hòa
Hòa
Huy
Lành
Loan
Minh
Na
Nga
Ngọc
Nguyên
Thực
Thúy
Vân
Huyền
Tâm
Thịnh
Trang
Vịnh
Chi
Loan

Ba


Hằng
Hằng
tên

Hạnh
Hoài
Lanh
Liên

61.6
Ea Hiao
61.0
Trần Quốc Toản
60.0
Kim Đồng
Đặc cách
Ea Khăl
Nguyễn Viết Xuân Đặc cách
63.5
Võ Thị Sáu
68.0
Lê Đình Chinh
61.0
Trần Quốc Tuấn
61.5
Trần Quốc Tuấn
70.0
Kim Đồng
61.0
Đliê Yang
60.0
Ea H'leo
Đặc cách
Nguyễn Trãi

64.0
Nơ Trang Lơng
60.5
Nguyễn Bá Ngọc
60.5
Ea Tir
60.0
Lê Đình Chinh
64.0
Nguyễn Huệ
61.0
Nơ Trang Lơng
61.0
Ea Tir
60.0
Bùi Thị Xuân
67.0
Ea Khăl
60.75
Cư K Tây
Nguyễn Viết Xuân 67.0
60.0
Võ Thị Sáu
64.5
Phan Bội Châu
73.0
Thuần Mẫn
83.0
Ea H'leo
61.0

Kim Đồng
60.0
Nguyễn Huệ
65.0
Ea Hiao
60.0
Ng.Trường Tộ
Điểm
Đơn vị
SKKN
63.0
Nguyễn Trãi
60.5
Bùi Thị Xuân
60.5
Lê Đình Chinh
66.0
Lê Đình Chinh

8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00

9.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
9.00
8.00
8.50
8.00
8.00
8.00
8.00
8.50
8.50
8.25
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
Điểm
LT
8.50
8.00
8.25
8.00

18.3
18.0

18.3
18.0
19.0
17.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
17.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0
18.0

18.0
18.0
18.0
17.0
18.0
18.0
18.0
17.0
18.5
17.0
18.5
17.0
17.0
18.5
18.5
17.0
18.3
16.5
16.3
18.5
17.0
18.0
18.5
16.5
17.0
18.0
18.0
17.0
18.0
17.0

18.0
17.0
Điểm Điểm
Tiết 1 Tiết 2
18.0
16.5
17.0
18.0
18.0
16.8
17.0
18.0

Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học

44.25
44.25
44.00
44.00
44.00
44.00
44.00
44.00
44.00
44.00
44.00
44.00
44.00
44.00
44.00

44.00
44.00
44.00
44.00
43.50
43.50
43.50
43.50
43.50
43.25
43.25
43.25
43.00
43.00
43.00
43.00
43.00
Tổng
điểm
43.00
43.00
43.00
43.00

KK
KK
KK
KK
KK
KK

KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
KK
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
Xếp
Giải
CN
CN

CN
CN


25
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96

97
98
99
100
101
102
103
104

Nguyễn Thị
Lê Thị
Ng. Thị Thanh
Hồ Thị Ngọc
Quách Thị Thanh
Trịnh Thị Kim
Trần Đức
Lê Thị Hồng
Hoàng Mai
Nguyễn Thế
Đặng Hữu
Nguyễn Trọng
Bùi Văn
Nguyễn Thị Kim
Nguyễn Thị Kim
Đoàn Thị
Lê Thị Mai
Vũ Thị
Nguyễn Thị
Nguyễn Thị Thu
Nguyễn Thị

Lê Thị
Ng. Thị Thanh
Nguyễn Thị
Lô Thị
Hồ Thị Thu
Lê Quang
Nguyễn Thị
Trình Thị
Nguyễn Thị
Tôn Thị
Võ Thị
Nguyễn Thị

Linh
Mận
Tâm
Thu
Thủy
Thủy
Tùng
Vi
Xoan
Hùng
Mạnh
Thắng
Dũng
Hằng
Hồng
Thơm
Tuyết

Dừa
Dung

Lài
Lành
Hoa
Lợi
Tuyết
Hiền
Trung
Thanh
Thanh
Mai
Phúc
Huyền
Dần

TT

Họ

tên

105
106
107
108
109
110


Nguyễn Thị Xuân
Nguyễn Thị
Nhan Thị Thu
Phan Thị Hồng
Phạm Thị
Phạm Thị

Ly
Đích
Sương
Tính
Tứ
Nam

Đam San
Lê Đình Chinh
Lê Duẩn
Trần Quốc Toản
Đam San
Thuần Mẫn
Ea Sol
Lê Lai
Phan Chu Trinh
Đliê Yang
Trần Quốc Toản
Trần Quốc Tuấn
Lê Văn Tám
Cư K Tây
Phan Bội Châu
Nguyễn Bá Ngọc

Nguyễn Trãi
Ea Khăl
Nguyễn Khuyến
Thuần Mẫn
Lê Duẩn
Cư K Tây
Nơ Trang Lơng
Lê Văn Tám
Ea Sol
Ea Wy
Phan Bội Châu
Trần Quốc Toản
Nguyễn Huệ
Lê Lai
Phan Chu Trinh
Ng. Trường Tộ
Ea Sol
Đơn vị
Đliê Yang
Phan Chu Trinh
Nguyễn Huệ
Phan Chu Trinh
Đliê Yang
Đam San

60.0
60.5
60.5
60.0
60.5

63.9
60.0
60.0
60.0
64.0
60.0
66.0
61.0
61.0
62.5
61.0
70.0
66.0
66.0
61.5
63.0
65.0
61.0
60.0
60.0
67.5
63.0
60.0
60.0
60.0
61.0
60.0
63.0
Điểm
SKKN

62.0
60.0
Phạm qui
Phạm qui

46.0
60.0

8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
9.00
8.00
8.00
8.50
8.00
8.00
8.00
8.50
8.25
8.00
8.00
8.00
8.25
8.00

8.00
8.00
8.00
8.50
8.00
8.00
8.50
8.00
8.00
8.00
8.00
Điểm
LT
8.00
8.00
8.00
8.00
8.00
6.50

17.0
18.0
17.0
18.0
18.0
17.0
17.0
18.0
18.0
17.0

17.0
18.0
18.0
17.0
18.0
17.0
18.0
16.0
18.3
16.5
18.5
16.3
16.0
18.3
18.0
16.5
18.0
16.5
18.5
16.0
16.0
18.0
18.0
16.3
18.0
16.3
16.0
18.3
18.0
16.3

18.0
16.0
18.0
16.3
18.0
16.0
18.0
16.0
18.0
15.8
18.0
15.0
18.0
15.5
15.3
18.0
14.5
18.0
14.5
18.0
18.0
14.3
14.0
18.0
17.0
15.0
Điểm Điểm
Tiết 1 Tiết 2
15.5
15.3

14.0
16.0

Ngô Văn Hòa-Sáng kiến kinh nghiệm-Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn tiểu học

43.00
43.00
43.00
43.00
43.00
43.00
43.00
43.00
43.00
42.75
42.75
42.75
42.50
42.50
42.50
42.50
42.50
42.25
42.25
42.25
42.25
42.25
42.00
42.00
41.75

41.50
41.50
41.25
41.00
40.50
40.25
40.00
40.00
Tổng
điểm
38.75
38.00

CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN

CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
CN
Hỏng

Xếp
Giải
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng
Hỏng


×