1
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ
PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài:
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO
HS LỚP 11 TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
THÔNG QUA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TRA MIỆNG TRONG CÁC TIẾT
DẠY TIẾNG ANH
GV: Nguyễn thị Thanh Phương
Tổ : Tin học – Ngoại Ngữ - GDCD
Trường: THPT Bình sơn
Năm học: 2010-2011
Năm học: 2011-2012
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp giảng
dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá
trình giảng dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra
đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau . Đổi mới kiểm tra đánh
giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục đào tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung,
nhiều công đoạn trong đó việc đổi mới kiểm tra miệng là khâu hết sức quan trọng
vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Kiểm tra miệng không chỉ
là kiểm tra ở đầu giờ mỗi tiết học mà cũng có thể diễn ra xuyên suốt trong một
tiết học. Nếu giáo viên lơ là không thực hiện tốt việc kiểm tra miệng thì quá trình
tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn , các em sẽ bị hổng các kiến thức
kỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các bài
kiểm tra định kỳ (1 tiết, học kỳ, ) . Hoạt động dạy và học luôn cần có những
thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể
hiện ở chất lượng học tập của học sinh. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên
điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra đồng
thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó
tích lũy được kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Trên thực tế việc kiểm tra miệng trong các tiết học Tiếng Anh hiện nay còn nhiều
bất cập do áp lực của lượng kiến thức , kỹ năng cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên
thời gian dành cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít. Bên cạnh đó phần lớn học
sinh rất thụ động, học vẹt để đối phó thậm chí một số em do mất căn bản nên lười
nhác trong việc học bài cũ.
Trước thực tế đó, giải pháp của tôi là “ đổi mới cách kiểm tra miệng trong các
tiết dạy Tiếng Anh”(các cách kiểm tra đó có nội dung phù hợp với yêu cầu của
từng bài học) để giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ
năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: 2 lớp 11 trường THPT
Bình sơn. Lớp 11A3 là thực nghiệm và lớp 11A5 là lớp đối chứng. Lớp thực
nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ tiết 37– 42 (Unit 7:
World population). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả
học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp
đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm có giá trị
trung bình là 7,21; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,53. Kết quả
kiểm chứng t-test cho thấy p=0,00071 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa
điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng
đổi mới kiểm tra trong dạy học Tiếng Anh làm nâng cao kết quả học tập. Việc đổi
mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tập sinh động
mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó phát
2
huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong
giảng dạy và học tập của học sinh.
II. GIỚI THIỆU:
Đa số học sinh trường tôi ở nông thôn, kiến thức về bộ môn bị hổng nhiều
nên nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác
học tập của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên, các em thường dùng
sách “Học tốt Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành các kỹ
năng.
Trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Sở giáo dục hoặc trường ra) hoặc đề thi
tốt nghiệp ( do Bộ giáo dục ra) chỉ tập trung vào kiểm tra ngữ pháp và kỹ năng
đọc hiểu, hơn nữa lại bằng hình thức trắc nghiệm 100% nên nhiều học sinh đã lơ
là trong việc học bài cũ và thực hành các kỹ năng mà chỉ trông mong vào sự may
rủi trong việc làm bài trắc nghiệm.
Việc kiểm tra bài cũ truyền thống thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả
lời câu hỏi hoặc viết từ mới. Việc này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lý căng
thẳng cho học sinh hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc.
Vì vậy không thể đánh giá được khả năng tự ôn tập của học sinh. Tất cả những
yếu tố trên làm cho học sinh thêm lười nhác, thụ động trong học tập, chất lượng
dạy và học không cao.
Tại trường THPT Bình Sơn chúng tôi, giáo viên mới chỉ sử dụng việc kiểm tra
bài cũ theo các cách truyền thống như trên nên hiệu quả của việc kiểm tra miệng
còn thấp. Ít giáo viên chú trọng tới việc kiểm tra miệng cho hs theo các cách khác
nhau vì chưa thực sự nhận rõ những hiệu quả mà nó mang lại.
Qua việc dự giờ, khảo sát trước tác động, tôi thấy các giáo viên ngoại ngữ khác
chỉ sử dụng các các cách kiểm tra miệng truyền thống. Gv đã cố gắng đưa ra các
câu hỏi rõ ràng hoặc đưa ra các yêu cầu đơn giản nhưng hs vẫn có điểm kiểm tra
miệng rất thấp. Một số em do tâm lí sợ sệt căng thẳng khi lên bảng, 1 số em do
học 1 cách thụ động nên kết quả đều không cao.
Để thay đổi hiện trạng trên, tôi áp dụng những đổi mới trong cách kiểm tra miệng
trong các tiết dạy Tiếng Anh.
Giải pháp thay thế: Áp dụng những đổi mới trong cách kiểm tra miệng trong
các tiết dạy Tiếng Anh. Các cách kiểm tra này phù hợp với mỗi tiết học(Reading,
Speaking, Listening, Writing, Language Focus, Test yourself) và từng yêu cầu về
kiểm tra kiến thức, kỹ năng. Giáo viên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một
lúc kiểm tra nhiều học sinh. Giáo viên thiết kế lại các yêu cầu , bài tập trong sách
giáo khoa hoặc ra các bài tập tương tự để tránh việc các em sử dụng các đáp án
(keys) trong sách “ Hướng dẫn học tốt” nhằm đối phó với giáo viên.
*TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐỀ TÀI
3
Về vấn đề đổi mới các cách kiểm tra miệng trong dạy học Tiếng Anh, đã có
nhiều bài viết được trình bày trong các hội thảo liên quan. Ví dụ:
-Đề tài: Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực để đổi mới phương pháp dạy học
của Th.s Lê Gia Thanh đăng trên website trường THPT Bình sơn
- Đề tài: Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ phổ thông. Đâu là đích? của TS. Trần thị
Lan- Tp HCM
- Đề tài: Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh lớp 6 tại
Tp HCM của TS. Đỗ Hạnh Nga – Tp HCM
- Đề tài: Bàn về phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng và 1 số hình thức
kiểm tra đánh giá của Th.S Vũ Thu Thủy – Tp HCM .
Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đổi
mới kiểm tra đánh giá trong dạy học nói chung và dạy môn ngoại ngữ nói riêng.
Các đề tài, tài liệu trên chủ yếu bàn về các phương pháp kiểm tra đánh giá trong
dạy học nói chung mà chưa có tài liệu đề tài nào đi sâu vào việc đổi mới các cách
kiểm tra miệng trong dạy học Tiếng Anh.
Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi
mới các cách kiểm tra miệng trong dạy học Tiếng Anh.
Qua việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp đó, không khí học tập của lớp học
tiếng sẽ sinh động hơn đồng thời học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động,
học đối phó từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại
hiệu quả cao trong học tập của học sinh.
* Vấn đề nghiên cứu: Việc đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong các tiết
dạy Tiếng Anh có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT
Bình Sơn không?
* Giả thuyết nghiên cứu: Có. Việc đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong
các tiết dạy Tiếng Anh sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường
THPT Bình Sơn.
III. PHƯƠNG PHÁP
a. Khách thể nghiên cứu
* Tôi hiện đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Bình Sơn - ngôi trường có
những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng- nên tôi lựa chọn nó để
nghiên cứu.
4
* Giáo viên: Giáo viên dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều là cô giáo:
Đoàn Thị Thanh Loan- 1 cô giáo trẻ có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong
công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
* Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ
giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của HS lớp 11A3, 11A5 trường THPT
Bình sơn
Số HS các nhóm Dân tộc
Tổng số Nam Nữ Kinh Mường Thái Tày Nùng
Lớp
11A3
43 24 19 25 1 0 1 0
Lớp
11A5
43 22 21 24 0 1 1 1
Về ý thức học tập, hầu hết các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động, đều là 2
lớp khối A.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số
của tất cả các môn học.
b. Thiết kế
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 11A3 là nhóm thực nghiệm và 11A5 là nhóm đối
chứng. Chúng tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết số 2 làm bài kiểm tra trước tác động.
Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó
chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm
số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
TBC 5,372 5,49
p =
0.59
p = 0,59 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN
và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mô tả ở bảng 2):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
5
Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ
Thực nghiệm O1 Dạy học có đổi mới
phương pháp kiểm tra
miệng
O3
Đối chứng O2 Dạy học không đổi mới
phương pháp kiểm tra
miệng
O4
ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
c. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Cô Loan dạy lớp đối chứng( lớp 11A5): Thiết kế kế hoạch các bài học không đổi
mới phương pháp kiểm tra miệng ,quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Cô Loan dạy lớp thực nghiệm( lớp 11A3):Tôi và Cô Loan cùng thiết kế các bài
học có sử dụng đổi mới phương pháp kiểm tra miệng như sau:
Như trên đã nói việc kiểm tra để lấy điểm miệng không chỉ thực hiện vào đầu
của mỗi tiết học mà tùy theo từng kỹ năng, kiến thức có thể thực hiện vào đầu,
giữa hay cuối của tiết học. Muốn thực hiện được việc kiểm tra miệng đạt kết quả
thì cần có những nội dung sau:
1. Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng:
- Công việc chuẩn bị trước hết là phải xác đinh thật chính xác cần kiểm tra những
gì . Giáo viên xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà học sinh
đã thu nhận được trong quá trình học tập. Câu hỏi đặt ra cho học sinh phải chính
xác , dễ hiểu để học sinh không hiểu thành hai nghĩa khác nhau dẫn đến việc trả
lời lạc đề. Giáo viên cần xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kĩ năng mà
học sinh đã thu nhận được trong quá trình học tập để có thể ra những câu hỏi để
vừa đạt được mục đích kiểm tra kiến thức mà vẫn giải quyết các yêu cầu học tập
khác như chính xác hoá, cũng cố kiến thức đã thu nhận được, rèn luyên kĩ năng
trình bày mạch lạc và chuẩn bị để tiếp thu các kiến thức mới.
- Giáo viên ghi các câu hỏi các bài tập vào bài soạn. Giáo viên phải thiết kế lại
các yêu cầu , bài tập trong sách giáo khoa hoặc ra các bài tập tương tự để tránh
việc các em sử dụng các đáp án ( keys ) trong sách “ Hướng dẫn học tốt” nhằm
đối phó với giáo viên. Bên cạnh những câu hỏi cơ bản thì phải chuẩn bị cho học
sinh một bài tập, hay bài trắc nghiệm mà học sinh có thể giải trong thời gian 7 – 8
phút. Ngoài những câu hỏi cơ bản, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ
trong quá trình kiểm tra bài miệng, để trả lời được những câu hỏi đó học sinh phải
huy động kiến thức và phải đầu tư suy nghĩ. Nhờ những câu hỏi bổ sung đó mà
giáo viên có thể hình dung được chất lượng kiến thức của học sinh.
- Cột điểm Miệng trong sổ điểm cá nhân được chia thành 2 cột : M1 và M2.
6
Cột M1 sẽ ghi điểm cho học sinh trực tiếp lên bảng để trả lời hoặc làm bài tập.
Cột M2 được ghi điểm cho học sinh ngồi dưới lớp để trả lời hoặc làm bài tập.
Điểm miệng chính thức của học sinh là điểm trung bình cộng của M1 và M2
Ví dụ : Lớp 11A3 ( HKI/ 2010 -2011)
STT Họ và tên học sinh M
M1 M2
1
HÀ THỊ ANH
9
2
HOÀNG ANH
10
3
NGUYỄN TUẤN ANH
6 8
4
HÁN VĂN BÀO
5 9
5
NGUYỄN VĂN CÔNG
3 4
6
NGUYỄN VĂN CÔNG A
5
7
NGUYỄN THỊ DUNG
8
8
VŨ NGỌC DƯƠNG
6 8
9
TRẦN VĂN ĐẶNG
7
10
NGUYỄN VĂN ĐIỆP
3
2. Những yêu cầu sư phạm về cách tổ chức kiểm tra miệng:
* Nhiệm vụ cơ bản của việc kiểm tra miệng:
- Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể bộc lộ một cách tự nhiên đầy đủ nhất
những hiểu biết của họ.
- Dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh mà phát
hiện được tình trạng thật của kiến thức và kĩ năng của họ.
* Yêu cầu:
- Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể bộc lộ một cách tự nhiên đầy đủ nhất
những hiểu biết của các em.
- Sau khi đặt câu hỏi chung cho cả lớp cần cho học sinh một thời gian nhất định
để chuẩn bị câu trả lời rồi mới gọi học sinh lên bảng.
- Dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh mà phát
hiện được thực trạng của kiến thức và kỹ năng của các em.
- Thái độ và cách đối xử của giáo viên đối với học sinh có ý nghĩa to lớn trongquấ
trình kiểm tra miệng. Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, biết theo dõi hoạt
động của học sinh và trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình trạng kiến thức của học
sinh. Sự hiểu biết của giáo viên về cá tính học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm sư
phạm trong nhiều trường hợp là những yếu tố cơ bản giúp thấy rõ thực chất trình
độ kiến thức và kỹ năng của học sinh được kiểm tra.
- Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi có thiếu sót hoặc sai, nếu không có
lí do gì cần thiết giáo viên cũng không nên ngắt lời của học sinh. Cùng là một sai
sót nhưng giáo viên phải biết sai sót nào nên sửa ngay và sai sót nào thì nên đợi
học sinh trả lời xong mới sửa.
7
- Nên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều học
sinh .Vd :trong lúc gọi 3 học sinh lên bảng thì giáo viên ra cho các học sinh ở
dưới lớp 1 câu hỏi khác sau đó sẽ thu vở nháp của một số em để chấm.
- Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây: khi
một hay vài học sinh được chỉ định lên bảng thì các học sinh khác trong lớp cần
phải làm gì và làm như thế nào? Giáo viên gọi nhiều em cùng một lúc, đưa ra yêu
cầu khác nhau phù hợp với trình độ của mỗi học sinh sau đó đặt các câu hỏi cho
cả lớp sau khi các học sinh này hoàn thành xong nhiệm vụ của mình như sau:
“ Bạn trả lời như vậy có đúng không?” ( Is this correct?)“Các em có đồng ý với
câu trả lời đó của bạn không?” ( Do you agree with her/ him?)“ Có điểm nào sai
hoặc thiếu không ?”( Are there any mistakes?)… Ngoài những câu cơ bản, giáo
viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng. Nhờ những
câu hỏi bổ sung đó mà giáo viên có thể hình dung được chất lượng kiến thức của
học sinh.
3. Các cách kiểm tra miệng:
Như ta đã biết , kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong các
tiết dạy. Vì vậy hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo
không khí sinh động trong lớp học và giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn.
Tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến
thức(knowledge), kỹ năng(skills) mà giáo viên có thể áp dụng các cách kiểm tra
miệng như sau:
a. Đối với việc kiểm tra từ vựng( vocabulary):
Cách 1: Gọi một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung cho
tất cả, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép. Các học sinh còn lại
sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước
Ví dụ: Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 7- English 11
Yêu cầu mà GV đưa ra: “ Write a word in English that means : gia tăng, tăng
lên” HS 1 : đưa từ ở dạng nguyên thể (infinite)
HS 2 : xác định từ loại (a verb)
HS 3 : đưa ra từ đồng nghĩa (rise)
Hs 4: đưa ra từ trái nghĩa ( decrease)
Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lý lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có
được nhiều sự lựa chọn hơn. Tiếp tục như vậy, cô Loan sẽ đưa thêm 5 từ vựng
nữa( ủng hộ, giới hạn,có hiệu quả, tổ chức, khuyến khích- support, limit,
available, organization, encourage).
Cách 2: Gọi 8 học sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo 1 tờ
giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10, những học sinh trong lớp còn lại sẽ dùng vở
nháp để ghi các từ do giáo viên yêu cầu
GV đọc các từ lần lượt từ 1 đến 10 bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh ghi các
từ đó tương ứng bằng tiếng Anh.
Sau đó thu bài của 8 em này và 1 vài bài của các em ngồi bên dưới để chấm
điểm. Mỗi từ đúng tương ứng với 1 điểm.
8
Cũng bằng cách này , GV cũng có thể kiểm tra phần phát âm ( Pronunciation)
của học sinh bằng cách phát các handouts có một số từ và yêu cầu học sinh chọn
từ có phần gạch chân đọc khác với các từ còn lại hoặc chọn từ có trọng âm khác
với các từ còn lại.
b. Đối với tiết học Reading
- Ngay trong các hoạt động While- Reading , giáo viên cũng có thể kiểm tra để
lấy điểm miệng.
Ví dụ 1: Reading - Unit 7 - English 11
Multiple choice: Choose the best option:
1. China is the most ________ country in the world.
A. popular B. populous C. populate D. populated
2. They did not serve enough food because there were some _______ guests.
A. expect B. expected C. unexpected D. unexpectedly
3. Many governments are trying to control the population _______.
A. grow B. growth C. grew D. grown
4. Your idea is quite different _______ mine.
A. in B. with C. on D. from
5. Is there any answer _______ that question?
A. for B. of C. on D. to
Ví dụ 2: Reading Unit 7 – English 11 Teacher gives a handout and asks Ss to
read the passage and choose the best option to complete it
The population of Mexico is ( 1) ….very fast. In 1990, it was a city with a
population (2) ……about nine million people. Now it has over 17 million. All
these people are causing (3) ……for the city such as (4) ……., (5)…………… of
food and water. Why so ? where are all those people from? Most of them are (6)
………….to the city from the countryside because of hard life on the farms.
1. a. falling b. increasing c. decreasing d. both a and b are correct
2. a. with b. in c. of d. in
3. a. solutions b. effects c. problems d. reasons
4. a. employment b. unemployment c. unemployed d. employed
5. a. shortage b. shorter c. short d. shortest
6. a. leaving b. living c. moving d. entering
Cách thực hiện : Sau khi phát handouts, giáo viên yêu cầu học sinh làm theo cá
nhân trong khoảng 8 phút. Trong khoảng thời gian này giáo viên đi vòng quanh
lớp để hỗ trợ cho các em và quan sát không cho các em nhìn nhau. Sau khoảng
thời gian qui định, giáo viên thu bài của một số em chấm điểm ngay tại lớp sau đó
yêu cầu 1 số em trả lời trước cả lớp Và cột điểm miệng này sẽ cho vào cột M2.
c. Đối với tiết học Speaking
Đây là một kỹ năng rất quan trọng, nếu thực hiện tốt thì việc kiểm tra miệng
học sinh kỹ năng này sẽ có tác dụng rất lớn đối việc khuyến khích các em học
môn Tiếng Anh. Tuy nhiên tùy theo trình độ của các em mà giáo viên có những
yêu cầu phù hợp nhằm khuyến khích và động viên các em thực hành tiếng . Trong
9
giờ nói Speaking tùy theo các nhiệm vụ (tasks) mà cô Loan sẽ yêu cầu các em
thực hành theo cặp, nhóm hoặc cá nhân. Giáo viên cũng cho học sinh điểm thực
hành của kỹ năng này. Đối với kỹ năng này giáo viên chỉ áp dụng những nhiệm
vụ( tasks) vừa sức với các em. Hoặc có thể cho điểm cộng cho các em xung
phong thực hành trước lớp theo cặp hoặc nhóm.
Ví dụ: Task 3- English 11- Unit 6 Competitions- Speaking Groupo
Work out the solutions to the problems of overpopulation. Report your results to
the class.
GROUP WORK
F Useful language
raise an awareness of the problems of overpopulation
living standards
exercise/implement reward and punishment policies
carry out population education programs family planning
use birth control methods
Sau khi hướng dẫn, gợi ý và làm mẫu với một học sinh khá trong lớp, Gv yêu cầu
học sinh thực hành theo cặp, một em hỏi và một em trả lời. Trong thời gian các
em đang thực hành, Gv đi quanh để giúp đỡ các em nếu thấy cần thiết. Sau
khoảng 8- 10 phút Gv gọi một số cặp đứng lên thực hành, sau đó nhận xét và cho
điểm
d. Đối với tiết học Listening:
Đây là kỹ năng khó vì vốn từ của các em còn hạn chế và các em cũng không
quen với giọng người bản xứ nên kiểm tra các em kỹ năng này ngay trong giờ bài
mới là rất khó thực hiện. Thay vào đó, tôi sẽ kiểm tra miệng các em thông qua
hình thức vấn đáp để vừa kiểm tra được kỹ năng nghe, nói vừa kiểm tra được
kiến thức mà các em học được từ bài cũ.
Việc kiểm tra này được thực hiện vào đầu của tiết học sau:
Cách thực hiện: Gọi học sinh để trả lời một câu hỏi mà các em đã được học và
củng cố rất kỹ trong tiết trước (5 điểm), câu thứ hai em chọn một bạn ( đang ngồi
dưới lớp) hỏi em một câu trong bài rồi trả lời (2 điểm) , Câu thứ 3 do chính em
học sinh này hỏi một bạn khác ( đang ngồi dưới lớp) (3 điểm). Số điểm mà em
10
học sinh này đạt được sẽ được ghi vào cột M1, Số điểm mà 2 học sinh khác do
đặt câu hỏi đúng hoặc trả lời đúng sẽ được ghi vào cột M2. Sau một thời gian
quen dần cần nâng cao yêu cầu câu hỏi của học sinh đặt ra cho bạn mình.
Ví dụ1: Kiểm tra miệng tiết Listening Unit 7: World Population - English 11.
Các câu hỏi được dùng để kiểm tra miệng( đã học trong tiết trước)
1. How many people are there in the world today? Do you think that our world is
overpopulated?
There are over 6.7 billion people in the world today. Yes, I think so / our world is
overpopulated.
2.What continent has the largest population? How much percent of the world
population does it make up?
Asia has the largest population. It makes up 58% of the world population.
Ví dụ2: Kiểm tra miệng tiết Listening Unit 7:World Population- English 11
.Match the meaning in B to each of the word in A.
A B
1. to reach
2. to double
3. average
4. birth-control methods
5. to decrease
6. to limit
7. figure
8. to control
resource
a. to become or cause sth to become twice
as much or as many
b. a supply of sth that a country, an
organization or a person has and can
use
c. methods to limit the birth rate
d. to become or make sth become smaller
in size, number, etc.
e. a number representing a particular
amount
f. to increase to a particular level, speed,
etc. over a period of time
g. to reduce the amount of sth that you or
sb can have or use
h. ordinary or usual
i. to have power over a person, company,
country, etc. so that you are able to
decide what they must do or how it is
run
Rõ ràng cách kiểm tra trên đã theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá: phát huy
tính chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để kích thích tư duy, tính năng
động về mọi hoạt động ở trên lớp, giảm “người thầy là trung tâm” mà tăng cường
“lấy học sinh là trung tâm”. Tuy nhiên giáo viên phải linh hoạt gợi ý cho học sinh
đặt câu hỏi cho phù hợp với nội dung cần kiểm tra, để không bị lạc đề và đỡ tốn
thời gian vào bài mới.
Cách kiểm tra để tự học sinh đặt câu hỏi này không chỉ áp dụng cho kiểm tra
miệng tiết Listening mà còn có thể áp dụng với cả tiết Reading, Language Focus
Để phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên có
11
thể ra bài tập về nhà cho các em như sau: Dựa vào phần bài học mỗi em sẽ ra cho
cô 5 câu tương tự ( 2 câu trắc nghiệm khách quan, 3 câu tự luận vừa có vận dụng
cả lý thuyết và bài tập. Đến tiết học tiếp theo, giáo viên sẽ thu toàn bộ các bài của
cả lớp và chọn ngẫu nhiên bài của một số em sau đó giáo viên gọi học sinh cầm
những câu hỏi đó để làm bài kiểm tra miệng của mình.
e. Đối với tiết học Writing:
Kỹ năng này ít được áp dụng vào các bài kiểm tra thường xuyên ở lớp vì chiếm
thời gian lớn và không phù hợp với kiểu đề trắc nghiệm .Vì vậy để giúp các em
tích cực hơn trong việc học kỹ năng Writing, giáo viên có thể thiết kế lại một số
nội dung của bài viết để tránh tình trạng học sinh sử dụng sách tham khảo để đối
phó hoặc đưa ra các dạng bài tập phù hợp hơn như : sentence building, sentence
transformation để các em làm rồi sau đó giáo viên sửa và cho điểm một số em,
hoặc cho điểm theo nhóm.
Ví dụ : Writing - Unit 7- English 11: Look at the chart and answer the following
questions:
1. What does the chart look like?
1. What does the chart look like?
2. What does the chart shows?.
2. What does the chart shows?.
3. Are the parts in the chart equal?
3. Are the parts in the chart equal?
4. What are continents in the chart?
4. What are continents in the chart?
5. Which continent has the largest population?
5. Which continent has the largest population?
6. Which continent ranks second in population?
6. Which continent ranks second in population?
7. Which continent ranks third in population?
7. Which continent ranks third in population?
8. Which continent ranks fourth in population?
8. Which continent ranks fourth in population?
9. Which continent has the smallest population?
9. Which continent has the smallest population?
f. Đối với tiết học ngữ pháp ( Language Focus).
+ Đối với tiết học bài mới: Gv thiết kế lại một số bài tập trong sách giáo khoa
(để tránh tình trạng học sinh dùng sách hướng dẫn để trả lời ) đồng thời ra thêm
một số bài tập trắc nghiệm trong phần “pronunciation”, sau đó gọi học sinh lên
bảng làm để lấy điểm hoặc thu bài của một số em để chấm.
Ví dụ : ở Unit 7: Word population, trong phần “Production” tôi đưa vào bài tập
trắc nghiệm để kiểm tra độ hiểu biết của học sinh đồng thời củng cố kiến thức
cho các em:
Exercise 1: Choose the word whose underlined part is pronounced differently
from that of the others:
1. A. figure B. grow C. organize D. average
2. A. question B. discotheque C. technique D. antique
3. A. increase B. expect C. resource D. continue
4. A. government B. gold C. give D. enough
5. A. earth B. growth C. although D. third
Exercise2: Choose the word or phrase (A, B, C or D) that best fits the blank
space in each sentence:
1. We have to protect our country’s natural _______, such as coal, oil, and forests.
12
A. population B. resources C. rates D. methods
2. She uses a birth control method _______ she does not have children any more.
A. so that B. if C. whether D. although
3. John asked me _______ I would help him if he needed help.
A. may B. whether C. that D. how
4. If anyone _______, _______ him I _______ back at 9 o’clock.
A. calls / tell / will be B. called / telling / would be
C. is calling / tells / am D. will call / to tell / am
5. Daisy said if she _______ me, she would not buy that house.
A. is B. been C. were D had been
+ Đối với tiết học bám sát ( củng cố và ôn tập- Language focus)
Áp lực thời gian trong tiết “Language Focus” là rất lớn vì vừa phải tải phần
pronunciation vừa phải tải phần “Grammar” nên thời gian dành cho việc kiểm tra
học sinh bị hạn chế. Vì vậy tiết học bám sát này là cứu cánh cho tiết học
“Language Focus” và một số tiết học “Writing”.Với tiết này sẽ giúp cho học sinh
có điều kiện ôn tập, củng cố và rèn luyện kỹ năng giải bài tập về ngữ âm và ngữ
pháp cũng như phần biến đổi câu (đây là phần được gặp rất nhiều trong các đề
thi, kiểm tra định kỳ).
Trong tiết này tôi sẽ phát bài tập gồm 10 câu trắc nghiệm khách quan cho cả
lớp làm trong 10 phút, đồng thời gọi 2 học sinh lên bảng, mỗi em làm 3 câu tự
luận ( thường là biến đổi câu hay viết lại câu dùng từ gợi ý cho sẵn …) Sau 10
phút, Gv thu bài của 5 em học sinh bất kỳ và giao cho 5 em khác chấm, 2 em học
sinh trên bảng vẫn tiếp tục giải trong khi giáo viên sửa 10 câu trắc nghiệm. Sau
đó giáo viên thu lại bài của 5 em được chấm và kiểm tra lại, ghi điểm vào cột
M2. Tiếp tục hướng dẫn cách làm bài tự luận trên bảng và yêu cầu 2 học sinh
chấm chéo cho nhau, giáo viên vừa sửa cho cả lớp vừa quan sát để cho điểm.
Như vậy đây là hình thức kiểm tra phát huy được tính chủ động, tích cực của
học sinh, giảm bớt áp lực căng thẳng trong kiểm tra miệng vừa phát huy được
việc đổi mới kiểm tra đánh giá cả 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm, vừa kiểm
tra miệng, vừa ôn tập.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường
và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Thứ/ ngày Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy
Ba
22/11/08
11A3 37 Unit 7: A(p1)
Tư
23/11/2011
11A3 38 Unit 7: A(p2)
Sáu
25/11/2011
11A3 39 Unit 7: B
13
Tư
30/11/2011
11A3 40 Unit 7: C
Sáu
2/12/2011
11A3 41 Unit 7: D
Bảy
3/12/2011
11A3 42 Unit 7: E
d. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài thi 1 tiết số 2( tiết 35), do nhóm bộ môn thảo
luận ra đề thống nhất ( trưởng bộ môn duyệt đề).
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài có nội dung
“World population”( Unit 7) theo 4 kĩ năng và 1 tiết ôn ngữ pháp do cô Loan và
tôi cùng thiết kế (xem phần phụ lục). Bài kiểm tra sau tác động gồm có 40 câu,
11 câu tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 1
tiết (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục).
Sau đó chúng tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 6,53 7,21
Độ lệch chuẩn 0,71 1,03
Giá trị P của T- test 0,00071
Chênh lệch giá trị TB chuẩn
(SMD)
0,96
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P =
0,00071, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn
ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
14
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
7,21 6,35
0,96
0,71
−
=
. Điều đó cho
thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có đổi mới phương pháp kiểm tra miệng
trong các tiết dạy đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Việc đổi
mới phương pháp kiểm tra miệng
trong các tiết dạy Tiếng Anh sẽ
nâng cao kết quả học tập của học
sinh lớp 11 trường THPT Bình
Sơn” đã được kiểm chứng.
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng
BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC=
7,21, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,53. Độ
chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,96; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai
lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có
điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,96.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0,00071<
0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do
ngẫu nhiên mà là do tác động.
* BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để áp dụng những cải tiến này một cách hiệu quả, đòi hỏi sự chuẩn bị rất
chu đáo của giáo viên. Giáo viên phải thiết kế lại các bài tập(Exercises), cácbài
tập( Tasks) trong sách giáo khoa và ra thêm các dạng bài tập sát với các đề kiểm
tra, đề thi. Ngoài ra giáo viên phải đánh giá thật công bằng, khách quan, thái độ
cư xử phải tế nhị, khuyến khích, động viên các em kịp thời. Trong khi kiểm tra
bài của học sinh thì giáo viên phải có cách để thu hút được các học sinh khác
15
cùng tham gia để giải quyết vấn đề, tránh tình trạng giáo viên hỏi đáp với một
người. Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi để cho cả lớp cùng suy nghĩ và huy động
kiến thức, như thế thì có khả năng kiểm tra trình độ hiểu biết của các học sinh
trong lớp.
KẾT LUẬN VÀ khuyẾn NGHỊ
* Kết luận:
Việc đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh đã nâng
cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Bình Sơn.
Vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục phải gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh
giá trong đó đổi mới kiểm tra miệng là một khâu vô cùng quan trọng và mang
tính cấp bách mà giáo viên phải thực hiện thường xuyên để nâng cao chất lượng
giáo dục và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội
kiến thức. Rõ ràng qua một năm áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy không khí lớp
học đã sinh động hẳn, thái độ học tập của các em mang tính tự giác cao, các em
không còn tư tưởng học chỉ để đối phó. Hơn nữa kết quả học tập của học sinh
cũng được cải thiện đáng kể. Chính điều đó cũng là động lực giúp giáo viên nhiệt
tình, phấn chấn hơn trong các giờ dạy. Thông qua các hình thức kiểm tra miệng
thường xuyên này , giáo viên sẽ phát hiện được khả năng của học sinh cũng như
biết được em nào còn yếu kém để kịp thời giúp đỡ các em bổ sung kiến thức và
kỹ năng. Ngoài ra còn giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học của mình cho
phù hợp với trình độ hiểu biết, nhận thức của học sinh.
* Khuyến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm mở các hội nghị đổi mới về phương pháp
giảng dạy cũng như đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá
- Hình thức đánh giá và thi cử nên được cải tiến, các đề kiểm tra không nên 100%
trắc nghiệm, vì như vậy sẽ không đánh giá được các kỹ năng Speaking, Writing
của học sinh. Qua đó hạn chế tính ỷ lại, lười nhác của học sinh trong việc tích luỹ
kiến thức, kỹ năng, từ vựng….đồng thời giúp học sinh thấy được kết quả phản
ánh đúng với khả năng thực của các em.
- Thư viện nhà trường nên bổ sung thêm nhiều sách tham khảo cho học sinh và
giáo viên
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tìm tòi và nghiên cứu sâu
hơn về các vấn đề đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như đổi mới các hình
thức kiểm tra đánh giá
Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên môn Tiếng Anh có thể ứng dụng đề tài này
16
vào việc kiểm tra miệng để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học
sinh.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ bé của tôi trong việc đổi mới kiểm tra miệng nhằm
góp phần đổi mới kiểm tra, đánh giá. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Phương Hoa – Lý luận dạy học hiện đại.
2. Thái Duy Tuyên – Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. NXB Giáo
dục 2008.
3. Quy chế 40 đánh giá xếp loại học sinh THCS-THPT.
4. Tài liệu tập huấn “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên
sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam”. Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
5. Đỗ Tuấn Minh- Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng Tiếng Anh 11- NXB
Giáo Dục Việt Nam
6.Vũ Thị Lợi – Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Tiếng Anh lớp
11- NXBGiáo Dục
6. Mạng Internet: thuvientailieu.bachkim.com;
thuvienbaigiangdientu.bachkim.com;
giaovien.net
7. Tài liệu tập huấn về: phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
I. Pick out the word whose underlined part is pronounced differently from
that of the others.
1. A. decrease B. eradicate C. celebrate D. expand
2. A. mine B. limit C. activity D. spirit
3. A. kumquat B. lucky C. stimulate D. plum
4. A. parade B. marathon C. maximum D. annual
5. A. represent B. remote C. dress D. general
II. Choose the most suitable word or phrase (A, B, C or D) to complete each
sentence.
6. A number of safe and inexpensive birth control are provided to reduce
the overpopulation in many countries.
17
A. methods B. types C. ways D. sorts
7. There is a(n) of 30 kilometres per hour for driving through this town.
A. level B. limit C. rate D. control
8. If Tom us, the work will only take half an hour to finish.
A. will help B. helped C. is helping D. helps
9. If Jack refuses to help ,we manage without him.
A. have to B. will have to C. had to D. are having to
10. If she _________ so shy , she would enjoy parties.
A. isn't B. not be C. weren't D. wouldn't be
11. If he took more exercises , he _______ healthier.
A. must be B. was C. is D. would be
12. My teacher told me if I ________ harder I would have passed the exams easily.
A. would learn B. learnt C. had learnt D. have learnt
13. He told me that if he ________ overtime he would earn as much as I did.
A. worked B. works C. is working D. would worked
14. If someone offered to buy you one of those cars, which one________?
A. you would choose B. you will choose C. would you
choose D. will you choose
15. If I____________ hard at school , I would have got a good job.
A. worked B. was working C. had worked D. might work
16. According to IFPRI, the world's population is expected to be about 12 billion
________ 2150.
A. of B. at C. by D. on
17.You can believe him. I do not think he is capable ________ telling lies.
A. to B. at C. of D. in
18. The little boy hopes ________________ to Disneyland Park on his birthday
by his father.
A. to take B. to be taking C. to be taken D. taking
19. Bob spends a lot of time _________ the essay.
A. wrote B. writing C. written D. to write
20. ________ in the class did their homework so the teacher was angry.
A. No one B. Anyone C. Everyone D. All
III. Read the following passage and mark the letter A, B, C or D on your answer
sheet to indicate the correct answer to each of the questions from 28 to 31.
The population of the world has increased more in modern times than in all
other ages of history combined. World population totalled about 500 million in
1650. It doubled in the period from 1650-1850. Today the population is more
than five billion. Estimates based on research by the United Nation indicate that it
will more than double in the twenty-five years between 1915 and the year 2000,
reaching seven billion by the turn of the century.
No one knows the limits of population that the earth can support. Thomas
Malthus, an English economist, developed a theory that became widely accepted
18
in the nineteenth century. He suggested that because world population tended to
increase more rapidly than the food supply, a continual strain was exerted upon
available resources. Malthus cited wars, famines, epidemics, and other disaters as
the usual limitations of population growth.
With recent advance in science and technology, including improved agriculture
methods and great strides in medicine, some of the limiting factors in population
growth have been lessened, with obvious results. International organizations have
put forward several recommendations to alleviate the problem of overpopulation,
including an increase in food production, general economic development in target
areas, and a decrease in birth rates. Most experts agree that it will be necessary to
combine all three recommendations in an effort to effect a lasting solution.
21. The title below that best expresses the ideas in this passage is
_____________.
A. Thomas Malthus’s Theory B. Limiting Factors in population Growth
C. The United Nations' Estimate D. A Brief History of Population and
Overpopulation
22. World population doubles in the years between _____________
A. 500-1650 B. 1850-2000 C. 1650-1850 D. 1650-today
23. According to this passage, why has overpopulation been caused?
A. Precaution. B. Disasters. C. Scarcity. D. Improved technology.
24.What do most experts recommend in order to solve problem of
overpopulation?
A. Economic development and a decline in the birth rate. B.Famine and epidemic.
C. Conservation of available resources.D.Medical advanced agricultural methods.
IV. Rewrite each of the following sentences in such a way that it means exactly
the same as the original sentence.
25. He can't apply for the job because he is old.
If
26. Cut your hair or they won't let you in
Unless
27. "I"ll kill your son if you don't give us money'' The kidnapper said
The kidnapper
28. "If I had more money, I would buy some beautiful presents for you" she said
She said
29. I can't join in your trip as I promised because I have to finish my report on
books.
If
V. Read the passage and choose the best option to fill in the passage.
The population of the world has been (24)______ faster and faster. In 1650,
the world’s population was about 500 million. In 2000, there were 4760 million
people in the world. And by 2015, it is (25)______to be over 7 billion people. No
one knows the limits of population which the earth can support. ThomasMalthus,
19
an English economist, suggested that the world population tended to increase
more rapidly than available resources. With recent advances in science and
(26)_______, including improved agricultural methods and great progress in
medicine, some of the limiting factors in population (27)________have been
lessened. International (28)________have had population education programs to
decrease birth rates.
30 A. increasing B. growing C. rising D. all are correct
31. A. expecting B. expect C. expected D. to expect
32. A. technology B. technical C. technician D. technically
33. A. grow B. growth C. grew D. grown
34. A. organize B. organizational C. to organize D. organizations
VI. Give the correct form of the verbs in the brackets:( (Ving, To(inf), V,)
35. I am expecting ( make ) ………………… a trip to Hanoi.
36. Students stopped ( make ) …………………noise when the teacher came in.
37. She couldn’t bear ( shed ) ………………… tears when she saw the film “
Romeo and Juliet.”
38. Ann like ( cook ) ………………… but hates ( wash ) …………………up.
39. I enjoy ( listen ) …………………to classical music.
40. If today ( be ) ……………….Sunday, we would go to the seaside.
The end
ĐÁP ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
I. Pick out the word whose underlined part is pronounced differently from that of
the others.
1. C. celebrate 2. A. mine 3.C. stimulate 4. A. parad 5. B.remote
II. Choose the most suitable word or phrase (A, B, C or D) to complete each
sentence.
6. A. methods 7.B. limit 8.D. helps 9B. will have to
10 C. weren't 11. D. would be 12. C. had learnt 13.A. worked
14. C. would you choose 15.C. had worked 16. C. by 17.C. of
18. C. to be taken 19B. writing 20.A. No one
III. Read the following passage and mark the letter A, B, C or D on your answer
sheet to indicate the correct answer to each of the questions from 28 to 31.
21. D. A Brief History of Population and Overpopulation
22. C. 1650-1850
23. D. Improved technology.
24.A. Economic development and a decline in the birth rate. .
IV. Rewrite each of the following sentences in such a way that it means
exactly the same as the original sentence.
25.If he were not old, he could apply for the job.
26. Unless you cut your hair, they won't let you in
20
27. "I"ll kill your son if you don't give us money'' The kidnapper said
The kidnapper sad that they’d kill my son if I didn’t give them money
28. She said that if she had more money, shewould buy some beautiful
presents for me
29. If I didn’t have to finish my report on books, I could join in your trip as
I had promised
V.Read the passage and choose the best option to fill in the passage.
30 D. all are correct 31.C. expected 32.A. technology
33.B. growth 34. D. organizations
VI. Give the correct form of the verbs in the brackets:( (Ving, To(inf), V,)
35. to make 36. making 37. shedding
38. cooking / washing 39. listening 40. were
The end
III. BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG TRƯỚC
VÀ SAU TÁC ĐỘNG
BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM(11A3)
STT Họ và tên Điểm kiểm tra
trước tác động
Điểm kiểm tra
sau tác động
1
HÀ THỊ ANH
6 7
2
HOÀNG ANH
5 8
3
NGUYỄN TUẤN ANH
5 7
4
HÁN VĂN BÀO
4 7
5
NGUYỄN VĂN CÔNG
5 8
6
NGUYỄN VĂN CÔNG A
6 7
7
NGUYỄN THỊ DUNG
7 8
8
VŨ NGỌC DƯƠNG
5 8
9
TRẦN VĂN ĐẶNG
6 8
10
NGUYỄN VĂN ĐIỆP
6 8
11
LỖ THỊ HÀ
5 7
12
TRẦN DƯƠNG HẢI
4 6
13
ĐẶNG VĂN HẢI
5 7
14
ĐẶNG VĂN HÀO
6 8
15
ĐỖ THỊ HẢO
6 7
16
HÀ HỮU HỒNG
6 8
17
NGUYỄN THỊ HUẾ
3 6
18
NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
5 7
19
TRẦN VĂN KHOA
5 6
20
NGUYỄN THỊ HẢI LỆ
5 7
21
HÁN THỊ LIÊN
6 6
21
22
HÁN THỊ LOAN
6 7
23
LA VĂN LỢI
4 6
24
LỖ HÙNG MẠNH
6 7
25
NGUYỄN VĂN MẠNH
6 8
26
TRẦN XUÂN MINH
4 6
27
NGUYỄN THỊ NGA
6 7
28
LƯU ĐÌNH NGỌC
6 7
29
HÀ THỊ NGUYỆT
6 7
30
NGUYỄN VĂN QUÂN
5 6
31
HÀ MINH QUÂN
6 7
32
TRIỆU VĂN SÁNG
4 7
33
NGUYỄN VĂN SƠN
6 8
34
NGUYỄN NHẬT THỰC
6 7
35
HÀ THỊ THUỶ
5 8
36
NGUYỄN THỊ TÍNH
5 7
37
HÀ VĂN TUẤN
4 7
38
NGUYỄN MINH TUẤN
5 8
39
NGUYỄN THANH TUẤN
6 7
40
PHẠM NGỌC VĂN
7 8
41
NGUYỄN TIẾN VINH
5 8
42
BÙI THỊ VY
6 8
43
NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
6 8
BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG(11A5)
STT Họ và tên Điểm kiểm tra
trước tác động
Điểm kiểm tra sau
tác động
1
NGUYỄN TIẾN ANH
6 7
2
NGUYỄN TUẤN ANH
5 7
3
ĐÀM TUẤN ANH
6 7
4
NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH
4 5
5
HÀ TRÍ CƯỜNG
6 7
6
DƯƠNG VĂN DŨNG
5 5
7
NGUYỄN VĂN ĐÔNG
4 5
8
NGUYỄN VIỆT ĐỨC
6 6
9
ĐỖ MINH ĐỨC
4 6
10
LÊ VĂN HẬU
5 6
11
HÀ TRỌNG HẬU
5 8
12
NGUYỄN VĂN HIỂN
5 6
13
VŨ VĂN HIỆP
5 5
22
14
NGUYỄN THỊ HOA
4 5
15
ĐỖ DUY HOAN
4 5
16
NGUYỄN NGỌC HOÀNG
4 5
17
NGUYỄN VĂN HỌC
6 6
18
HÀ TRẦN HỢI
4 5
19
TRƯƠNG THẾ HÙNG
5 7
20
ĐỖ VĂN HƯƠNG
5 7
21
LÊ XUÂN HƯỚNG
6 6
22
ĐẠI VĂN KIÊN
5 7
23
LÊ THỊ LAM
4 7
24
NGUYỄN VĂN MẠNH
6 6
25
NGUYỄN VĂN MẠNH
5 8
26
ĐÀO TIẾN NGỌC
6 7
27
NGUYỄN THỊ NỘI
6 7
28
HÁN VĂN PHÚC
4 5
29
ĐẶNG VĂN QUANG
7 8
30
NGUYỄN VĂN QUANG
6 7
31
DOÃN VĂN SANG
5 6
32
ĐỖ VĂN THIỆN
7 7
33
ĐỖ VĂN THU
7 8
34
TRẦN VĂN THỤ
7 8
35
HÀ VĂN THUẬN
6 8
36
VŨ VĂN THUỶ
7 8
37
HÀ TRỌNG THUỶ
5 6
38
HOÀNG THỊ TÌNH
7 8
39
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
4 6
40
LÊ VĂN TRIỂN
7 7
41
LÊ CAO TUẤN
8 7
42
NGUYỄN THỊ XUÂN
6 7
43
NGUYỄN THỊ YẾN
7 7
23