Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

HỆ THỐNG GIÁO DỤC MỸ VÀ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 28 trang )

TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..........................................................................................................................................1

HỆ THỐNG GIÁO DỤC MỸ VÀ VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT VỀ HOA KỲ (MỸ).
I.1. Giới thiệu chung:
Hoa Kỳ hay Mỹ (tên chính thức: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) là một cộng hòa lập hiến liên
bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán
cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở
phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Tiểu
bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu
bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng
quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.


Tên nước: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States of America).



Tên thường gọi: Mỹ



Diện tích: 9.826.675km2, đứng thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc



Dân số: 310.681.000 (ước lượng đến năm 2010)




Dân tộc: Người da trắng (81,7%), người da đen (12,9%), người châu Á (4,2%), người

da đỏ và thổ dân Alaska (1%), thổ dân Hawaii và thổ dân các quần đảo Thái Bình Dương (0,2%).
Nền giáo dục ở nước Mỹ

1


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN



Đơn vị tiền tệ: Đồng đô-la Mỹ (USD)



Ngày quốc khánh: 04/7/1776 (ngày độc lập khỏi Anh)



Thủ đô: Washington D.C (The District of Columbia)

Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 316 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba
về tổng diện tích (xem phần địa lý để biết thêm chi tiết) và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ
là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân
đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới,
với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng
23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương).

Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo
bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu thuộc địa này đã
đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu bang nổi loạn đã đánh bại Đế
quốc Anhtrong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên
thành công trong lịch sử. Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại
vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu
thuộc địa thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳgồm có
mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791.
Theo tư tưởng vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ
trên khắp Bắc Mỹ trong thế kỷ 19. Sự kiện này bao gồm việcthay thế các dân tộc bản địa, sát nhập
đất đai mới, và từng bước thành lập các tiểu bang mới. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc chế độ nô lệ tại
Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự chia xé quốc gia. Đến cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mở rộng đếnThái Bình
Nền giáo dục ở nước Mỹ

2


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Dương, và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Đệ nhất Thế
chiến đã xác định vị thế cường quốc quân sự toàn cầu của Hoa Kỳ. Đệ nhị Thế chiến đã xác định vị
thế siêu cường toàn cầu của Hoa Kỳ, là quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân, và làthành viên thường
trực vĩnh viễn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau Chiến
tranh lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hóa, và kinh tế
có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, trước hoặc
sau Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, tùy theo hai lãnh thổ mà Ấn Độ và Trung Hoađang tranh chấp
có được tính vào lãnh thổ Trung Hoa hay không. Nếu chỉ tính về phần mặt đất thì Hoa Kỳ lớn hạng
ba sau Nga và Trung Hoa nhưng đứng ngay trước Canada . Hoa Kỳ Lục địa trải dài từ Đại Tây
Dương đến Thái Bình Dương và từ Canada đến Mexico vàVịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn

nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ
Lục địa. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc Mỹ. Puerto
Rico, lãnh thổ quốc hải đông dân nhất và lớn nhất của Hoa Kỳ, nằm trong đông bắc Caribbe. Trừ
một số lãnh thổ như Guam và phần cận tây nhất của Alaska, hầu như tất cả Hoa Kỳ nằm trong tây
bán cầu.
Đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương nhường phần xa hơn về phía bên trong đất liền cho
các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi trập chùng của vùngPiedmont. Dãy núi
Appalachian chia vùng sát duyên hải phía đông ra khỏi vùng Ngũ Đại Hồ và thảo nguyên Trung
Tây. Sông Mississippi-Missouri là hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ
theo hướng chính là bắc-nam. Vùng đồng cỏ phì nhiêu và bằng phẳng của Đại Bình nguyên trải dài
về phía tây. Dãy núi Rocky ở rìa phía tây của Đại Bình nguyên kéo dài từ bắc xuống nam băng
ngang lục địa và có lúc đạt tới độ cao hơn 14.000 ft (4.300 m) tại Colorado. Vùng phía tây của dãy
núi Rocky đa số là hoang mạc như Hoang mạc Mojave và Đại Bồn địa có nhiều đá. Dãy núi Sierra
Nevada chạy song song với dãy núi Rocky và tương đối gần duyên hải Thái Bình Dương. Ở độ cao
20.320 ft (6.194 mét), Núi McKinley của Alaska là đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ. Các núi lửa còn hoạt
động là thường thấy khắp Quần đảo Alexander và Quần đảo Aleutian. Toàn bộ tiểu bang
Hawaii được hình thành từ các đảo núi lửa nhiệt đới. Siêu núi lửa nằm dưới Công viên Quốc gia
Yellowstone trong dãy núi Rocky là một di thể núi lửa lớn nhất của lục địa.
Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần như có tất cả các
loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida,
khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu
Nền giáo dục ở nước Mỹ

3


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

hoang mạc ở tây nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa.
Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi thấy - các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi

bảo và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.
I.2. Lịch sử:
Người định cư châu Âu và thổ dân châu Mỹ. Những thổ dân của Hoa Kỳ Lục địa, kể cả thổ
dân Alaska, đã di cư từ châu Á sang. Họ bắt đầu đến đây ít nhất là 12.000 năm và có thể xa nhất là
40.000 năm trước đây. Một số cộng đồng bản thổ trong thời tiền Columbia đã phát triển nông
nghiệp tiên tiến, đại kiến trúc, và những xã hội cấp tiểu quốc. Nhà thám hiểm Christopher
Columbus đến Puerto Rico ngày19 tháng 11 năm 1493 và đã tiếp xúc lần đầu tiên với thổ dân châu
Mỹ. Những năm sau đó, đa số thổ dân châu Mỹ bị bệnh dịch Âu Á giết chết.
Người Tây Ban Nha thiết lập các thuộc địa châu Âu sớm nhất trên đất liền tại vùng mà bây
giờ là Florida. Trong số các thuộc địa này, chỉ St. Augustine được thành lập năm 1565 là còn tồn tại.
Sau đó, các khu định cư Tây Ban Nha trong miền tây nam Hoa Kỳ ngày nay đã thu hút hàng ngàn
người khắp Mexico. Những thương buôn da thú người Pháp thiết lập các tiền trạm của Tân
Pháp quanh Ngũ Đại Hồ. Pháp dần dần tuyên bố chủ quyền phần lớn phía bên trong của Bắc Mỹ xa
về miền nam đếnVịnh Mexico. Các khu định cư thành công ban đầu của người Anh là Thuộc địa
Virginia ở Jamestown năm 1607 và Thuộc địa Plymouth năm 1620. Việc thiết lậpThuộc địa Vịnh
Massachusetts năm 1628 tạo ra một làn sóng di dân; đến năm 1634,New England đã có khoảng
10.000 người theo Thanh giáo định cư. Giữa cuối thập niên 1610 và cuộc cách mạng, người Anh đã
đưa khoảng 50.000 tội phạm đến các thuộc địa Mỹ của họ. Bắt đầu năm 1614, người Hà Lan đã
thiết lập các khu định cư dọc theo hạ lưu Sông Hudson, gồm có Tân Amsterdam trên Đảo
Manhattan. Khu định cư nhỏ Tân Thụy Điển được thiết lập dọc theo Sông Delaware năm 1638 sau
đó bị người Hà Lan chiếm vào năm 1655.
Trong cuộc Chiến tranh Pháp và thổ dân châu Mỹ, Vương quốc Anh đã thừa cơ giành
lấy Canada từ tay người Pháp, nhưng dân chúng nói tiếng Pháp vẫn được tự do về chính trị và tách
biệt khỏi các thuộc địa ở phía nam. Năm 1674, người Anh đã chiếm được các cựu thuộc địa của Hà
Lan trong các cuộc Chiến tranh Anh-Hà Lan; tỉnh Tân Hà Lan bị đổi tên thànhNew York. Với việc
phân chia Carolinas năm 1729 và thuộc địa hóa Georgia năm 1732, mười ba thuộc địa của Anh mà
sau này trở thành Hoa Kỳ được thành lập. Tất cả đều có chính quyền thuộc địa và địa phương cùng
với bầu cử mở rộng cho đa số đàn ông tự do. Tất cả thuộc địa đều hợp pháp hóa việc buôn bán nô
lệ châu Phi. Với tỉ lệ sinh sản cao và tử vong thấp, cộng thêm việc di dân mới đến điều đặn, các
thuộc địa đã tăng gấp đôi dân số cứ mỗi 25 năm. Phong trào khơi lại đức tincủa Tín hữu Cơ

Đốc trong thập niên 1730 và thập niên 1740 được biết đến như Đại Tỉnh thức đã khiến cho dân
Nền giáo dục ở nước Mỹ

4


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

chúng quan tâm cả tôn giáo và sự tự do tín ngưỡng. Vào năm 1770, các thuộc địa có số người Anh
giáo ngày gia tăng lên đến khoảng 3 triệu người, bằng khoảng nửa dân số của Vương quốc Anh vào
lúc đó. Mặc dù các thuộc địa chịu thuế Anh nhưng họ không có một đại diện nào trong Quốc hội
Vương quốc Anh.
Căng thẳng giữa mười ba thuộc địa Mỹ và người Anh trong giai đoạn cách mạng trong thập
niên 1760 và đầu thập niên 1770 đưa đến cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ nỗ ra từ năm 1775 cho
đến năm 1781. Ngày 14 tháng 6 năm 1775, Đệ nhị Quốc hội Lục địa nhóm họp tại Philadelphia đã
thành lập một Quân đội Lục địa dưới quyền tư lệnh của George Washington và đã tuyên bố rằng
"Tất cả con người được sinh ra điều có quyền bình đẳng" và được ban cho "một số quyền bất
khả nhượng." Quốc hội chấp thuận bản Tuyên ngôn Độc lập mà phần nhiều là do Thomas
Jefferson thảo, vào ngày 4 tháng 7 năm 1776.
Năm 1777, những Điều khoản Liên hiệp được chấp thuận, thống nhất các tiểu bang dưới
một chính phủ liên bang lỏng lẻo mà hoạt động cho đến năm 1788. Khoảng 70.000–80.000 người
trung thành với Vương miện Anh đào thoát khỏi các tiểu bang nổi loạn, nhiều người đến Nova
Scotia và những vùng Vương quốc Anh mới chiếm được tại Canada. Người bản thổ Mỹ bị chia rẽ vì
liên minh với hai phía đối nghịch đã sát cánh bên phía của mình trên mặt trận phía tây của cuộc
chiến.
Sau khi các lực lượng Mỹ với sự giúp đỡ của người Pháp đánh bại quân đội Anh, Vương
quốc Anh công nhận chủ quyền của mười ba tiểu bang vào năm 1783. Một hội nghị hiến pháp được
tổ chức năm 1787 bởi những người muốn thành lập một chính phủ quốc gia mạnh hơn với quyền
lực trên các tiểu bang. Vào tháng 6 năm 1788, chín tiểu bang đã thông qua bản Hiến pháp Hoa Kỳ,
đủ để thành lập một chính phủ mới; Thượng và Hạ viện đầu tiên của cộng hòa, và Tổng

thống George Washington nhậm chức năm 1789. Thành phố New York là thủ đô liên bang khoảng
1 năm trước khi chính phủ di chuyển đến Philadelphia. Năm 1791, các tiểu bang thông qua Đạo luật
Nhân quyền, đó là mười tu chính án Hiến pháp nghiêm cấm việc hạn chế của liên bang đối với sự tự
do cá nhân và bảo đảm một số bảo vệ về pháp lý. Thái độ đối với chế độ nô lệ dần dần có thay đổi;
một điều khoản trong Hiến pháp nói đến sự bảo đảm buôn bán nô lệ châu Phi chỉ đến năm 1808.
Các tiểu bang miền bắc bãi bỏ chế độ nô lệ giữa năm 1780 và năm 1804, để lại các tiểu bang với
chế độ nô lệ ở miền nam. Năm 1800, chính phủ liên bang di chuyển đến Washington, D.C. mới
thành lập.
Sự hăng hái mở rộng lãnh thổ của người Mỹ về phía tây đã khởi sự một loạt Các cuộc chiến
tranh với người bản thổ Mỹ kéo dài cho đến cuối thế kỷ 19 khi những người thổ dân châu Mỹ bị
Nền giáo dục ở nước Mỹ

5


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

tước đoạt hết đất đai của họ. Việc mua vùng đất Louisiana, lãnh thổ mà Pháp tuyên bố chủ quyền,
được thực hiện dưới thời Tổng thống Thomas Jefferson năm 1803 đã thực sự làm tăng gấp đôi diện
tích Hoa Kỳ.Chiến tranh năm 1812, được tuyên chiến với Anh vì nhiều bất đồng, không phân thắng
bại, đã làm gia tăng chủ nghĩa quốc gia của người Mỹ. Một loạt các cuộc tiến công quân sự của Hoa
Kỳ vào Florida đưa đến việc Tây Ban Nha nhượng lại vùng đất Florida và nhiều lãnh thổ duyên
hải Vịnh Mexico khác cho Hoa Kỳ năm 1819. Hoa Kỳ sát nhập Cộng hòa Texas năm 1845. Khái
niệm về Vận mệnh hiển nhiên(Manifest Destiny) rất phổ biến đối với công chúng trong suốt thời kỳ
này. Hiệp ước Oregon với Anh năm 1846 đưa đến việc Hoa Kỳ kiểm soát vùng mà ngày nay là tây
bắc Hoa Kỳ. Chiến thắng của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Mexico-Mỹ năm 1848 đưa đến việc
Mexico nhượng lại California và phần nhiều những vùng đất mà ngày nay là tây nam Hoa Kỳ. Cơn
sốt vàng California năm 1848–1849 càng hấp dẫn di dân về miền tây. Các đường sắt mới xây dựng
tạo cho người định cư dễ dàng di chuyển khắp nơi hơn nhưng làm gia tăng các cuộc xung đột với
người thổ dân châu Mỹ. Trên nữa thế kỷ, có đến 40 triệu bò rừng bison, thường được gọi là trâu, bị

giết để lấy da và thịt, và giúp cho việc mở rộng các tuyến đường sắt. Việc mất mát quá nhiều bò
rừng bison, vốn là một nguồn kinh tế, thực phẩm chính của những người thổ dân Mỹ tại vùng đồng
bằng, là một cú đánh sống còn vào nhiều nền văn hóa thổ dân và không gian sinh tồn của họ.
I.3. Chính trị - xã hội:
Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Quốc gia này là một cộng hòa lập
hiến mà "trong đó khối đa số cầm quyền bị kiềm chế bởi quyền của khối thiểu sốđược luật pháp bảo
vệ."Trên cơ bản Hoa Kỳ có cơ cấu giống như một nền Dân chủ đại nghị mặc dù các công dân Hoa
Kỳ sinh sống tại các lãnh thổ không được tham gia bầu trực tiếp các viên chức liên bang. Chính phủ
luôn bị chỉnh lý bởi một hệ thống kiểm tra và cân bằng do Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa. Hiến pháp
Hoa Kỳ là tài liệu pháp lý tối cao của quốc gia và đóng vai trò như một bản khế ước xã hội đối với
nhân dân Hoa Kỳ.Trong hệ thống liên bang của Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ có ba cấp bậc chính
quyền, đó là liên bang, tiểu bang, và địa phương. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương thông
thường được phân chia giữa chính quyền quận và chính quyền khu tự quản (Thành phố). Trong đa
số trường hợp, các viên chức hành pháp và lập pháp được bầu lên theo thể thức công dân bầu ra duy
nhất một ứng viên trong từng khu vực bầu cử. Không cóđại biểu theo tỷ lệ ở cấp bậc liên bang, và
rất hiếm khi có ở cấp bậc thấp hơn. Các viên chức nội các và toà án của liên bang và tiểu bang
thường được ngành hành pháp đề cử và phải được ngành lập pháp chấp thuận. Tuy nhiên có một số
thẩm pháp tiểu bang được bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu. Tuổi bầu cử là 18 và việc đăng ký
cử tri là trách nhiệm cá nhân; không có luật bắt buộc phải tham gia bầu cử.
Nền giáo dục ở nước Mỹ

6


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Chính quyền của Liên bang gồm có ba nhánh quyền lực:




Lập pháp: Quốc hội lưỡng viện gồm có Thượng viện và Hạ viện đặc trách làm luật liên
bang, tuyên chiến, phê chuẩn các hiệp ước, có quyền quyết định về ngân sách, và có quyền ít
khi được dùng đến là truất phế mà có thể bãi bỏ chức vụ của các viên chức đương nhiệm của
chính phủ.



Hành pháp: tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có quyền phủ quyết các đạo luật của ngành
lập pháp trước khi các đạo luật trở thành luật, bổ nhiệm Nội các và các viên chức khác giúp
quản trị và thi hành chính sách cũng như luật liên bang.



Tư pháp: Tối cao Pháp viện và những tòa án liên bang thấp hơn trong đó các thẩm phán
được tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng viện. Nhiệm vụ của ngành là diễn
giải về luật và có thể đảo ngược các luật mà họ cho rằng vi hiến.

Hạ viện có 435 thành viên, mỗi thành viên đại diện cho một khu bầu cử quốc hội với nhiệm kỳ hai
năm. Các ghế ở Hạ viện được chia theo tỉ lệ dân số tại 50 tiểu bang (trung bình mỗi dân biểu đại
diện khoảng 646.946 cư dân). Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000 (lần điều tra dân số kế tiếp
sẽ là năm 2010), bảy tiểu bang chỉ có một đại diện tại Hạ viện trong khi California, tiểu bang đông
dân nhất có đến 53 đại diện tại Hạ viện. Mỗi tiểu bang cho dù có đông dân hay ít dân cũng chỉ có
hai Thượng nghị sĩ, được bầu với nhiệm kỳ sáu năm; một phần ba số Thượng nghị sĩ sẽ hết nhiệm
kỳ cứ mỗi hai năm và các chiếc ghế trống đó ở Thượng viện sẵn sàng đưa ra bầu cử. Tổng thống
phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm và có thể được tái đắc cử nhưng không được phục vụ hơn hai nhiệm
kỳ. Tổng thống không được bầu trực tiếp, nhưng qua một hệ thốngđại cử tri đoàn trong đó số phiếu
định đoạt được chia theo tỉ lệ từng tiểu bang (theo dân số). Tối cao Pháp viện, do Thẩm phán trưởng
Hoa Kỳ lãnh đạo, có chín thành viên phục vụ cả đời trừ khi tự từ chức hay qua đời.

Nền giáo dục ở nước Mỹ


7


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Tất cả các luật lệ và thủ tục pháp lý của chính phủ liên bang và chính quyền tiểu bang đều
phải chịu sự duyệt xét, và bất cứ luật nào bị xét thấy là vi hiến bởi ngành tư pháp đều bị đảo ngược.
Văn bản gốc của Hiến pháp thiết lập cơ cấu và những trách nhiệm của chính phủ liên bang, quan hệ
giữa liên bang và từng tiểu bang, và những vấn đề trọng yếu về thẩm quyền kinh tế và quân sự. Điều
một của Hiến pháp bảo vệ quyền đòi bồi thường nếu bị giam cầm bất hợp pháp, và Điều ba bảo đảm
quyền được xét xử bởi một đoàn bồi thẩm trong tất cả các vụ án hình sự. Các Tu chính án Hiến pháp
cần phải có sự chấp thuận của ba phần tư tổng số các tiểu bang. Hiến pháp được tu chính 27 lần;
mười tu chính án đầu tiên tạo nên Đạo luật Nhân quyền, và Tu chính án 14 hình thành cơ bản trọng
tâm các quyền cá nhân tại Hoa Kỳ.
Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốt chiều dài lịch sử
Hoa Kỳ. Đối với các chức vụ được đưa ra bầu cử ở các cấp, bầu cử sơ bộ do tiểu bang đảm trách sẽ
được tổ chức để chọn ra các ứng cử viên của từng đảng chính yếu để chuẩn bị cho tổng tuyển cử sau
đó.Từ lần tổng tuyển cử năm 1856, hai đảng có ảnh hưởng chi phối là Đảng Dân chủ được thành lập
năm 1824 (mặc dù nguồn gốc của đảng có thể lần tìm ngược về năm 1792), và Đảng Cộng
hòa thành lập năm 1854. Tổng thống đương nhiệm, Barack Obama, là một người thuộc Đảng Dân
chủ. Theo sau các cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2006 và cuộc tổng tuyển cử năm 2008, Đảng Dân chủ
kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện Hoa Kỳ có hai thượng nghị sĩ độc lập (không
thuộc đảng nào) một là cựu đảng viên của Đảng Dân chủ, người kia là người tự cho mình là
theo chủ nghĩa xã hội. Mỗi thành viên của Hạ viện hiện tại hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là
thuộc Đảng Cộng hòa. đa số gần như tuyệt đối các viên chức địa phương và tiểu bang cũng hoặc là
thuộc Đảng Dân chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng hòa. Trong suốt chiều dài lịch sử, các cuộc bầu cử
tổng thống ở Hoa Kỳ luôn luôn có các ứng cử viên độc lập ra tranh cử tổng thống nhưng hầu hết đều
không nổi bật và hầu như không giành được phiếu đại cử tri nào (và cũng chỉ chiếm một lượng rất
nhỏ phiếu phổ thông). Tuy nhiên, trong một vài dịp hiếm hoi cũng xuất hiện nhiều nhân vật thứ ba

có ảnh hưởng lớn và có khả năng thách thức tới vị thế của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa.
Về kinh tế: Mỹ là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, với các ngành công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Viện Nghiên cứu
Kinh doanh Quốc tế, có trụ sở tại Thụy Sỹ công bố nghiên cứu thường niên “Niên giám Sức cạnh
tranh Thế giới” tháng 5/2007, trong đó kinh tế Mỹ tiếp tục đứng đầu thế giới, kể từ năm 1994.Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP năm 2006 chiếm 32% GDP toàn cầu, (nhiều gấp hai lần con số GDP của
nước đứng hai thế giới), cống hiến tới 16,8% cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Nền giáo dục ở nước Mỹ

8


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

I.4. Văn hóa – Tôn giáo - Ngôn ngữ:
Về văn hóa: Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng
chủng tộc, truyền thống và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến “văn
hóa đại chúng Mỹ”. Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đúc kết từ những truyền
thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên.
Về tôn giáo: Một nhà thờ trong Vành đai Thánh kinh phần lớn có người theo đạo Tin lành.
Chính phủ Hoa Kỳ không kiểm soát tín ngưỡng của người Mỹ.Trong một cuộc thăm dò tư nhân
thực hiện năm 2001, 76,% người Mỹ trưởng thành tự nhận mình là người theo Kitô giáo, giảm từ
86,4 % trong năm 1990. Các giáo phái Tin Lành chiếm 52% trong khi Công giáo La Mã từng là
giáo phái riêng biệt lớn nhất chiếm 24,5%. Một cuộc nghiên cứu khác cho thấy người da trắng Tin
Lành phái Phúc Âm (evangelical) chiếm 26,3% dân số; đây là nhóm đông nhất trong các giáo phái
Tin Lành; tất cả người theo phái Tin Lành Phúc Âm của tất cả các chủng tộc chiếm từ 30–
35%. Tổng số người không theo Kitô giáo theo số liệu năm 2007 là 4,7%, tăng từ 3,3% năm 1990.
Các tôn giáo không phải Kitô giáo là Do Thái giáo (1,4%), Hồi giáo (0,5%), Phật giáo (0,5 %), Ấn
Độ giáo (0,4%), và Nhất thể Phổ độ (Unitarian Universalism; 0,3%). Giữa năm 1990 và 2001, số
người theo Hồi giáo và Phật giáo gia tăng gấp đôi. Năm 1990 có 8,2 %và năm 2007 có 16,1% dân

số tự nhận mình là người theo thuyết bất khả tri, chủ nghĩa vô thần, hoặc đơn giản không có tôn
giáo, vẫn tương đối ít hơn nhiều so với các quốc gia hậu công nghiệp như Vương quốc Anh (44%)
và Thụy Điển (69%).

Nền giáo dục ở nước Mỹ

9


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Về ngôn ngữ: Mặc dù Hoa Kỳ không có ngôn ngữ chính thức ở cấp liên bang, nhưng tiếng
Anh Mỹ (American English) là ngôn ngữ quốc gia. Năm 2003, khoảng 215 triệu người hay 82 phần
trăm dân số tuổi từ 5 trở lên nói chỉ tiếng Anh ở nhà. Tiếng Tây Ban Nha, có trên 10 phần trăm dân
số nói ở nhà, là ngôn ngữ thông dụng thứ hai và được dạy rộng rãi như ngôn ngữ ngoại quốc. Các di
dân muốn nhập tịch phải biết tiếng Anh. Một số người Mỹ cổ vũ việc biến tiếng Anh thành ngôn
ngữ chính thức của Hoa Kỳ vì nó là ngôn ngữ chính thức tại ít nhất 28 tiểu bang.Cả tiếng Hawaii và
tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại Hawaii theo luật tiểu bang.Một số lãnh thổ vùng quốc hảicũng
công nhận ngôn ngữ bản thổ của họ là ngôn ngữ chính thức cùng với tiếng Anh: Tiếng
Samoa và tiếng Chamorro được Samoa thuộc Mỹ và Guam công nhận theo thứ tự trình bày; tiếng
Carolinevà tiếng Chamorro được Quần đảo Bắc Mariana công nhận; tiếng Tây Ban Nha là tiếng
chính thức của Puerto Rico. Trong lúc cả hai tiểu bang này không có một tiếng chính thức nào, New
Mexico có luật tạo phương tiện cho việc sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha
như Louisiana làm vậy đối với tiếng Anh và tiếng Pháp.
II. HỆ THỐNG GIÁO DỤC NƯỚC MỸ:
II.1.
Các cấp học trong hệ thống giáo dục Mỹ.
Giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là nền giáo dục công do Chính phủ liên bang, tiểu bang, và địa
phương ở Hoa Kỳ điều hành và cung cấp tài chính. Việc giáo dục trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu
giáo mang tính chất bắt buộc. Một phần của giáo dục bắt buộc được thực hiện thông qua nền giáo

dục công. Giáo dục công có tính chất phổ cập ở cấp tiểu học và trung học. Ở các cấp học này, hội
đồng học khu gồm những thành viên được bầu chọn thông qua bầu cử ở địa phương đề ra chương
trình học, mức độ hỗ trợ tài chính, và những chính sách khác. Các học khu có nhân sự và ngân sách
độc lập, thường tách biệt khỏi các cơ cấu có thẩm quyền khác ở địa phương. Chính quyền các tiểu
bang thường quyết định các tiêu chuẩn giáo dục và thi cử. Độ tuổi bắt buộc đi học thay đổi tùy theo
tiểu bang, độ tuổi bắt đầu ở khoảng từ 5 đến 8 tuổi và độ tuổi có thể nghỉ học ở khoảng từ 14 đến
18. Càng ngày càng có nhiều tiểu bang yêu cầu thanh thiếu niên phải học cho đến khi đủ 18 tuổi.

Nền giáo dục ở nước Mỹ

10


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Ở Mỹ, chế độ giáo dục là bắt buộc và miễn phí cho đến 16 hoặc 18 tuổi. Mỗi bang tự tổ chức
lấy các trường học, gọi là trường công (public schools); chung cả nước có Văn phòng Giáo dục liên
bang (Federal Office of Education) ở Washington D.C. Khắp nơi đều có:





Trường mẫu giáo (nursery schools) và nhà trẻ (kin-dergarten) cho trẻ em từ 2 đến 6 tuổi.
Trường tiểu học (primary schools) với 6 hoặc 8 năm cho độ tuổi từ 6 đến 12, hoặc 14.
Trường trung học (high schools) với 4 năm/lớp cho độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi.
Các trường đại học (colleges) và tổng hợp (universi-ties).

II.2.
Hình thức thi cử của nước Mỹ:

SAT (Scholastic Achivement Test) : Thi tiếng Anh + Toán + tự luận
ACT (American College Test) : Thi trắc nghiệm Anh văn, Toán, Đọc hiểu và Khoa học
(qua đăng ký của thí sinh , ACT đưa ra bộ câu hỏi để đánh giá năng khiếu & sở trường của SV à tư
vấn chọn nghê, chọn trường phù hợp.
Nền giáo dục ở nước Mỹ

11


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Chính phủ liên bang đóng vai trò rất hạn chế có trách nhiệm quản lý hệ thống giáo dục ĐH
Hoa Kỳ không phụ thuộc vào Bộ GD Hky mà chủ yếu phụ thuộc vào Chính phủ của các bang.
Không thi đầu vào, mà xét tuyển dựa trên kết quả kiểm tra của các tổ chức khảo thí, độc lập với các
cơ quan quản lý giáo dục: SAT (Scholastic Achivement Test) và ACT (American College Test)
Ngoài ra còn có cơ quan kiểm định chất lượng độc lập đảm bảo sự cập nhật hoá chương trình
học .Một trường được cấp giấy phép hoạt động trong một tiểu bang không có nghĩa đã được kiểm
định chất lượng giáo dục.
Một trường ĐH ở Mỹ được coi là tin cậy về chất lượng đào tạo nếu được một trong 6 hiệp
hội kiểm định (HHKĐ) vùng sau kiểm định: NCA, MSA, SACS, WACS, NWCCU và NEASC.
Nền giáo dục ở nước Mỹ

12


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Ở Mỹ, có hai cơ quan công nhận (accrediting agencies) các HHKĐ là Bộ Giáo dục liên bang
(USDE) và Hội đồng Kiểm định ĐH (CHEA), trong đó USDE là cơ quan nhà nước và CHEA là cơ
quan độc lập được các trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận.

Một trường ĐH ở Mỹ được coi là tin cậy về chất lượng đào tạo nếu được một trong 6 HHKĐ
vùng sau kiểm định: NCA, MSA, SACS, WACS, NWCCU và NEASC. 6 HHKĐ vùng này đều
được công nhận bởi CHEA, và mỗi HH phụ trách một số bang nhất định, thuộc vùng đó.

II.3. Giáo dục Mỹ so với thế giới:
Mức độ đầu tư cho giáo dục công đồng- giáo dục tư nhân “Money Doesn’t Buy Success”.
Theo OECD 2013 Giáo dục at a Glance Báo cáo, Mỹ đã chi $ 15.171 cho mỗi học sinh trong năm
2010, hơn 50 phần trăm nhiều hơn mức trung bình của OECD là $ 9,313. Là một tỷ lệ phần trăm
của GDP, Mỹ đã dành một phần lớn hơn đáng kể về giáo dục so với hầu hết các quốc gia khác
OECD (7,3%GDP), một điểm phần trăm đầy đủ cao hơn mức trung bình của OECD là 6,3% GDP.

Nền giáo dục ở nước Mỹ

13


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Một số ý kiến của các sinh viên về giáo dục ở Mỹ:

Nền giáo dục ở nước Mỹ

14


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Vì sao các trường giáo dục của Mỹ lại có tính thu hút như vậy? Có thể lý giải trên cơ sở xem
xét các đặc thù sau đây của nền giáo dục ở Mỹ:
Đối với Mỹ giáo dục ở các cấp phổ thông thì cũng tương tự như ở các nước khác chỉ có ở

các cấp học đại học, thạc sỹ, tiến sĩ thì mới có sự khác biệt.
• Mỹ có một nền đại học đa dạng, phong phú, mềm dẻo, có tính thích nghi cao và gắn
chặt với thực tiễn sản xuất và xã hội.
• Giáo dục đại học ở Mỹ chịu ảnh hưởng của thị trường lao động nhiều hơn là việc lập
kế hoạch. Nền đại học của Mỹ chịu nhiều ảnh hưởng của các trường đại học Anh về các ngành học
nhân văn và của các trường đại học Đức về việc nghiên cứu, đào tạo sau đại học và đào tạo chuyên
ngành.

• Đặc điểm của giáo dục đại học Mỹ là trong chương trình đào tạo bao gồm phần giáo

dục đại cương, các môn tự chọn, các môn học bắt buộc và hệ thống tín chỉ xuyên suốt trong hệ
thống đào tạo. Việc áp dụng hệ thống tín chỉ trong đào tạo là một sáng kiến quan trọng cho phép
sinh viên có thể chủ động và linh hoạt trong các chương trình và cơ
• Đại học của Mỹ có 2 loại trường: University và College, cả 2 loại trường này đều có
nghĩa tiếng Việt là đại học và cấp bằng Bachelor. Có thể nghiên cứu những nét nổi bật trong hệ
thống giáo dục-đào tạo của Mỹ ở góc độ sau đây:
Một là, hệ thống giáo dục Đại học và sau Đại học của Mỹ mang tính cạnh tranh rất cao:
Ý tưởng của người Mỹ về giáo dục đại chúng cho tất cả mọi người đi cùng với nhận thức rằng nước
Nền giáo dục ở nước Mỹ

15


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Mỹ cũng cần các chuyên gia có trình độ cao. Do đó, trong hệ thống giáo dục đại học và đặc biệt là
các trường đào tạo sau đại học có một hệ thống chọn lọc cao và hết sức cạnh tranh. Mỗi trường đều
có những quy định về tiêu chuẩn tiếp nhận sinh viên riêng của mình, nên các trường đại học tốt nhất
cũng là những trường khó có thể tiếp nhận vào học nhất. Một số trường đại học tuyển chọn rất cẩn
thận ngay cả ở các lớp hệ đại học hay lớp bắt đầu. Năm 1991, trường đại học California chỉ tiếp

nhận 40% tổng số những người xin học có đủ tiêu chuẩn, đối với trường Harvard con số này chỉ là
17,2%.
Hai là, thực hiện tốt việc kiểm soát giáo dục: Có hai ảnh hưởng quan trọng đối với giáo dục
Mỹ tạo nên đặc điểm của nó hiện nay, đó là quy mô và tính đa dạng cao tại mọi cấp độ của giáo dục.
Ảnh hưởng thứ nhất là ảnh hưởng về vấn đề luật pháp hay chính phủ. Ảnh hưởng thứ hai là thuộc về
văn hóa. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không có một hệ thống giáo dục toàn quốc, Hiến pháp không quy
định trách nhiệm giáo dục của chính phủ liên bang nên tất cả các vấn đề giáo dục đều thuộc về từng
bang. Cho dù có một Bộ giáo dục của liên bang nhưng chỉ có các chức năng: thu thập thông tin, cố
vấn và giúp đỡ tài chính cho các chương trình giáo dục nhất định.
Hiến pháp từng bang lại cho phép các cộng đồng địa phương kiểm soát thực sự về mặt hành
chính đối với các trường công. Có khoảng 15.300 khu vực trường học trong 50 bang. Các Ban giám
hiệu gồm các công dân được bầu lên từ mỗi cộng đồng giám sát các trường học ở mỗi khu vực, và
chính họ, chứ không phải là bang, đề ra chính sách của trường học và quyết định thực sự sẽ dạy
những nội dung gì. Những người quản lý trường học phải thể hiện những mong muốn của địa
phương và những quan tâm về giáo dục khi họ được cộng đồng bầu ra. Tất cả các trường phổ thông
hay các trường đại học đều có các nhóm tự quản lý, các hiệp hội hay ban bệ tín nhiệm và đều khá tự
do trong việc quyết định những tiêu chuẩn, tiếp nhận học sinh và những yêu cầu về tốt nghiệp riêng
của mình. Kết quả chủ yếu của tình hình khác thường này là sự đa dạng và rất linh họat trong hệ
thống giáo dục đại học và sau Đại học trong cả nước.
Hàng năm, có hàng trăm công trình nghiên cứu kiểm tra khắt khe các trường học trên toàn
quốc được công bố. Ở mỗi trường lại có các khoa nghiên cứu và đánh giá về giáo dục. Trong những
giai đoạn nhất định việc kiểm tra đánh giá này lại có phần khắt khe hơn. Những cuộc tranh luận của
công chúng về chất lượng, nội dung và các mục tiêu giáo dục luôn diễn ra rộng lớn công khai trên
toàn nước Mỹ.
Ba là, giáo dục Mỹ đề ra các mục tiêu rất cụ thể: Về cơ bản, người Mỹ luôn hướng tới cơ
hội giáo dục bình đẳng, bất kể tầng lớp xã hội, nguồn gốc dân tộc, chủng tộc hay sắc tộc nào. Những
Nền giáo dục ở nước Mỹ

16



TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

ảnh hưởng về văn hóa đối với giáo dục của Mỹ cũng quan trọng không kém, nhưng khó có thể xác
định hơn. Trình độ giáo dục tổng thể cao luôn luôn được xem như là một sự tất yếu trong hệ thống
giáo dục ở Mỹ.
Giáo dục tại Mỹ cũng có truyền thống nhằm phục vụ mục tiêu tập hợp mọi người lại với
nhau, tức là mục tiêu “Mỹ hóa”. Các trương học ở Mỹ đã phục vụ mục tiêu tập hợp lại hàng trăm
nhóm văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo nguồn gốc về xã hội và chính trị đại diện cho hàng triệu triệu
người nhập cư khác nhau.
Giáo dục góp phần cải tạo xã hội - làm giảm bớt những khác biệt về nguồn gốc xã hội cũng
như về sắc tộc hay chủng tộc đã và đang được nhiều người chấp nhận. Phần lớn các trường đại học
công cũng như tư đều rất tích cực ủng hộ mục tiêu “đa dạng dân chủ” này và thể hiện điều đó trong
việc lựa chọn các sinh viên của mình.
Mục tiêu lớn của giáo dục là một cách “làm cho bản thân trở nên tốt hơn”, hay “vươn lên
trên thế giới này”, nó như là một phần căn bản của Giấc mơ Mỹ. Hàng triệu người nhập cư tới Mỹ
thường gắn liền những hy vọng của họ mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn với một nền
giáo dục tốt cho chính bản thân họ và quan trọng nhất cho con cái họ. Bước khởi đầu – cho dù mục
tiêu cuối cùng là tiền tài, danh vọng, quyền lực hay chỉ đơn giản là kiến thức – thường bắt đầu từ
ngưỡng cửa của trường đại học.
Bốn là, chú trọng việc đánh giá chất lượng giảng dạy và đề cao trách nhiệm của GV.
Cuối học kỳ, trước kỳ thi hết môn, mỗi sinh viên được phát một mẫu “đánh giá giảng dạy”.
Sinh viên được nhận xét về những điều bổ ích hay chưa bổ ích của môn học, ưu điểm và nhược
điểm của môn học, ưu điểm và nhược điểm của người giảng dạy. Giáo sư không được can thiệp vào
đánh giá này.
Đây là một hình thức xả “stress” mà các đại học Mỹ dành cho sinh viên. Đại học cũng có
thể, trong một chừng mực nhất định, dựa trên những đánh giá của sinh viên để thay đổi một phần
nội dung môn học, khiến cho nó dễ được thu nhận hơn. Một số đại học thông báo lại cho giáo sư
bản tổng hợp những đánh giá của sinh viên đối với bài giảng của giáo sư này.
Việc đề cao trách nhiệm của giáo viên được xác định như sau:



Người thầy phải mô tả được triết lý giáo dục của nhà sư phạm và nhấn mạnh được sự

liên quan của triết lý đó với tác vụ dạy học của mình.
 Người thầy phải thông hiểu cách thức mà qua đó học sinh học hỏi và phát triển, cũng
như áp dụng những điều này trong tác vụ dạy học của mình.

Nền giáo dục ở nước Mỹ

17


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN



Người thầy phải dạy cho học sinh biết cách tôn trọng các đặc tính cá nhân và văn hóa

của riêng họ.
 Người thầy phải nắm rõ lĩnh vực nội dung dạy học của mình cũng như các phương
pháp để giảng dạy nội dung này.
 Người thầy phải tạo cơ hội, giám sát và đánh giá quá trình học của học sinh.
 Người thầy phải kiến tạo và duy trì một môi trường học tập mà trong đó tất cả học
sinh và nguồn lực xã hội tham gia đóng góp tích cực.
 Người thầy phải thực hiện tác vụ của mình với tư cách một người cộng tác với cha
mẹ, gia đình và cộng đồng.
 Người thầy phải tham gia đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường, địa
phương, đất nước.
Năm là, chú trọng công tác kiểm định giáo dục:

Nét nổi bật trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo ở Mỹ chính là việc họ rất chú trọng
đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục Đại học và sau Đại học. Do đặc thù đa dạng và linh
hoạt của mình cùng với sự phát triển vượt bậc đi trước của khoa học công nghệ, hệ thống giáo dục
của Mỹ được đánh giá là có chất lượng kiểm định rất cao.
Ở Mỹ, việc được phép hoạt động (state approved/licensed) là do nhà trường đáp ứng các yêu
cầu về thành lập trường theo quy định từng tiểu bang như cơ sở vật chất, tính an toàn, tiền ký quỹ,
thuế... Còn việc kiểm định (accreditation) lại liên quan đến chất lượng của các chương trình đào tạo
(academic quality). Được thành lập không có nghĩa là đạt kiểm định. Chính vì lẽ đó, ở Mỹ có sự
phân biệt rất rõ ràng giữa các trường được kiểm định (accredited universities) và các lò sản xuất
bằng cấp (degree/diploma mills).
Ở Mỹ, có hai cơ quan công nhận (accrediting agencies) các tổ chức kiểm định là Bộ Giáo
dục liên bang (USDE) và CHEA, trong đó USDE là cơ quan nhà nước và CHEA là cơ quan độc lập
được các trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận. Như vậy, hai cơ quan này không trực tiếp
kiểm định các trường mà các trường được kiểm định thông qua các tổ chức kiểm định.
Uy tín nhất là 8 tổ chức kiểm định ở sáu vùng địa lý như vùng đông bắc, vùng phía nam,
vùng phía tây; rồi đến 11 tổ chức cấp quốc gia như Hội đồng kiểm định giáo dục và đào tạo từ xa,
Hội đồng kiểm định các trường cao đẳng và trung học dạy nghề; và 66 tổ chức chuyên môn nghề
nghiệp như Hội đồng kiểm định về điều dưỡng đại học, Hội đồng kiểm định về đào tạo giáo viên,
Ủy ban Kiểm định nha khoa Mỹ. Các tổ chức này được hoặc USDE, CHEA hay cả hai cơ quan này
đồng công nhận. Tính đến thời điểm này, cả hai cơ quan này đều xây dựng cơ sở dữ liệu về các

Nền giáo dục ở nước Mỹ

18


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

trường sau trung học (khoảng 60% là đại học) được kiểm định với khoảng 7.000 trường và 18.000
chương trình đào tạo (và có cả danh sách các lò sản xuất bằng cấp).

Ngoài ra, trên các trang web đều có thông báo về các dấu hiệu nhận biết về các lò sản xuất
bằng cấp, thậm chí có cả danh sách các trường bị đưa ra tòa do vi phạm luật (như không đảm bảo
các yêu cầu theo quy định, lừa đảo, hay không thông báo công khai cho mọi người biết về việc
không được kiểm định).
Được kiểm định dưới mắt công chúng có nghĩa là chất lượng được đảm bảo, có thể tiếp cận
với ngân sách chính phủ (hỗ trợ tài chính và dự án nghiên cứu), sinh viên trong các trường được
kiểm định có thể chuyển đổi lẫn nhau, và tạo được niềm tin nơi các nhà tuyển dụng. Như vậy,
trường không được kiểm định sẽ không liên thông với các trường được kiểm định và sinh viên từ
các trường không được kiểm định sẽ không có lợi thế khi tìm việc. Sắp tới các tổ chức kiểm định
Mỹ sẽ tập trung vào việc nâng cao ý thức của công chúng về các lò sản xuất bằng cấp, siết chặt các
quy định kể cả việc thông qua cơ quan lập pháp để trở thành luật, và tăng cường việc hợp tác với
các nước để nhằm hạn chế các tác hại phát sinh từ các lò bằng cấp này.
III. SỰ KHÁC BIỆT GIÁO DỤC MỸ VÀ VIỆT NAM:
III.1. Phân loại cấp học.
Mỹ
Mầm non : độ tuổi 3 - 4
Mẫu giáo : độ tuổi 5
Tiểu học : 6 năm
Trung học 1 (junior) : 3 năm
Trung học 2 (senior) : 3 năm
Cao đẳng cộng đồng : 2 năm
Cao đẳng & đại học : 4 năm hoặc hơn
Không phân biệt cao đẳng và đại học, nhưng có
sự khác biệt giữa cao đẳng cộng đồng và cao đẳng

Việt Nam
Tiền học đường : 3 - 5
Tiểu học : 5 năm
Trung học CS : 4 năm
Trung học PT : 3 năm

Trường nghề :2 năm
Cao đẳng : 3 năm
Đại học : 4 năm hoặc hơn
Cao đẳng và lien thông đại học

thông thường
III.2.

Quy mô trường.

Mỹ
Có khoản 3000 trường CĐ và ĐH
80% công lập, 20% tư thực
Từ tiểu học lên trung học,
Công : miễn phí
Nền giáo dục ở nước Mỹ

Việt Nam
Có khoản 400 trường CĐ và ĐH
90% công lập, 10% dân lập
Từ tiểu học lên trung học,
Công : học phí thấp
19


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Tư : đóng phí
Từ cao đẳng trở lên :


Tư : phí cao
Từ cao đẳng trở lên :

Công : Phí thấp

Công : Phí thấp

Tư : phí cao

Tư : phí cao

III.3.

Đánh giá việc lựa chọn trường và phong cách học.
Mỹ

Sinh viên tự quyết định ngành chọn học
Thi đánh giá SAT => nộp đơn vào trường đủ
tiêu chuẩn SAT

Việt Nam
Thưởng theo ý cha mẹ hoặc gia đình

Sau 3 năm trung học : thi tốt nghiệp

Thi 6 môn : Toán, Văn , Ngoại ngữ (hầu
Thi 3 môn : Toán, Tự luận và Ngoại ngữ

hết là English), và 3 môn khác


Có thể trì hoãn việc học để tích luỹ kinh

Không thể trì hoãn việc học Đại học

nghiệm cuộc sống.

quálâu vì các quy định của trường.

III.4.

Phong cách học tập.

Nền giáo dục ở nước Mỹ

20


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Mỹ
Sinh viên tự quyết định ngành chọn học
Thi đánh giá SAT => nộp đơn vào trường đủ
tiêu chuẩn SAT
Thi 3 môn : Toán, Tự luận và Ngoại ngữ
Có thể trì hoãn việc học để tích luỹ kinh
nghiệm cuộc sống.
Được khuyến khích nêu ý tưởng và ý kiến được
tôn trọng
Tập trung giải quyết vấn đề và kỹ năng tư duy


Việt Nam
Thưởng theo ý cha mẹ hoặc gia đình
Sau 3 năm trung học : thi tốt nghiệp
Thi 6 môn : Toán, Văn , Ngoại ngữ (hầu hết là
English), và 3 môn khác
Không thể trì hoãn việc học Đại học quálâu vì
các quy định của trường.
Rất ngại ngùng khi phát biểu ý kiến trước lớp
Chú trọng thi cử nặng nề

phản biện
Có nhiều hoạt động ngoại khoá

Ít tham gia hoạt động ngoại khoá
Mục tiêu là được tham gia nhiều chương trình

Tìm hiểu làm thế nào để cạnh tranh thành công
Tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề

học càng tốt.
Tập trung vào việc đạt được bằng cấp học tập

Giá trị tính bằng tiền của nền giáo dục

Hiếu học

Giáo duc kỹ năng cá nhân

Tôn sự trọng đạo
Hành vi chừng mực -> kìm hãm sự phát triển


Tôn trọng bình đẳng chủng tộc

của cá nhân

III.5. Chương trình kiến thức bắt buộc cơ bản.
III.5.1.Phần kiến thức bắt buộc ở đại học Mỹ.
Tín chỉ

Thời gian học
(giờ)

Nền giáo dục ở nước Mỹ

21


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Hội thảo về phương pháp suy luận, phân
tích, nghiên cứu và viết luận văn
Ngoại ngữ hoặc thi sát hạch
Viết tiếng anh hoặc qua kỳ thi sát hạch

2

60

6
2


180
60

1
Kiến thức cơ bản:

1

- Khoa học tự nhiên
1
180
- Qui tắc và phương pháp logic
- Khoa học xã hội và hành vi
1
- Sử học
1
- Giá trị ( triết hoc, văn hóa, tôn giáo,…
- Văn học và nghệ thuật
1
16
480
Tổng chương trình cơ bản
45 - 46
1380
Tổng chương trình 4 năm
(Nguồn: dựa vào chương trình của Northwestern University)
III.5.2.Phần kiến thức bắt buộc ở đại học Việt Nam.
Tổng 4 năm
Kinh tế

Chính trị
Ngoại ngữ
Toán, tin học
Môn khác
Tỷ lệ giờ học kinh tế
Tỷ lệ giờ học chính trị
Tỷ lệ giờ học ngoại ngữ
Tỷ lệ giờ học môn khác

2183 (giờ)
1451
203
293
169
68
66%
9%
13%
11%

Do chương trình giảng dậy ở Việt Nam quá dài, vấn đề cắt bớt là cần thiết nhằm tạo thì giờ
cho học sinh và thày giáo nghiên cứu và tự học. Chương trình cắt bớt này có thể giảm hoặc vẫn giữ
nguyên giờ học về chủ nghĩa Marx - Lenin. Nếu áp dụng đúng số giờ ở Mỹ thì tổng giờ học sẽ là
1380, trong đó chỉ có 208 là môn học tự chọn . Nếu đưa tổng số giờ cho các môn tự chọn lên bằng ở
Mỹ thì tổng số giờ học sẽ lên tới 1640 giờ, cũng chỉ hơn Mỹ 20%, như vậy là giảm được 25% so với
hiện nay.
Đặc thù nền giáo dục Mỹ: Là đất nước có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ và mang tính
thực tiễn cao, với một hệ thống các trường Đại học tốt nhất trên thế giới, với chính sách “trải thảm

Nền giáo dục ở nước Mỹ


22


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

đỏ” mời gọi sinh viên nước ngoài mong muốn du học ở Mỹ trong những năm gần đây, số lượng du
học sinh nước ngoài ở Mỹ đã không ngừng tăng lên và luôn dẫn đầu trên toàn thế giới.
III.6.

Đánh giá chung:

GS.TS Trần Văn Hiển đặc biệt nhấn mạnh việc đào tạo con người với hai nhóm khả năng
quan trọng gồm khả năng tạo tổ chức và khả năng hội nhập thế giới, đưa ra nhóm giải pháp và
những điều nên học nền giáo dục nước Mỹ
1.

Đào tạo khả năng tạo tổ chức ở cấp phổ thông

2.

Đào tạo khả năng tạo tổ chức ở cấp Đại học

3.

Đào tạo khả năng tạo tổ chức trong xã hội

4.

Khả năng hội nhập thế giới.


GS.TS Hiển nhận định, hiện tại Việt Nam là một nước với thu nhập đầu người rất thấp, chưa
có những công ty độc lập giàu mạnh ở tầm cỡ thế giới. Điều này cho thấy phương pháp đào tạo con
người hiện thời không phát huy những ưu điểm sẵn có của người Việt như cần cù, thông minh, ham
học hỏi, ưa tìm tòi sáng tạo để chuyển thành khả năng lãnh đạo, giao tiếp, khả năng chuyên môn cao
và khả năng cơ bản - nhất là phong cách con người ( nguồn: www.edu.net.vn )
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CHO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM.
Từ việc nghiên cứu những nét đặc trưng cơ bản và mặt tích cực của hệ thống giáo dục Đại
học và sau Đại học của Mỹ, chúng ta có thể rút ra một số kiến nghị, đế xuất cho sự phát triển của
nền giáo dục Việt Nam, cụ thể là:
Thứ nhất, tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra chặt chẽ
Với mục đích chấn hưng nền giáo dục nước nhà, ngày 8/9/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg về “Chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích
trong giáo dục”. Ngày 31.7.2006, Bộ trưởng Bộ GD và ĐT cùng giám đốc sở GD và ĐT của 64 tỉnh
thành trong cả nước đã cùng ký cam kết thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Tiếp đó, Bộ GD và ĐT đã phát động cuộc vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn
và không đáp ứng nhu cầu xã hội”, và đã đưa lại những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, thời
gian qua, chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là
tình trạng tiêu cực trong thi cử và căn bệnh thành tích trong giáo dục mà minh chứng rõ ràng nhất
chính là những vụ việc điển hình đã xảy ra trong thời gian qua, gây bức xúc trong toàn xã hội, làm
mất đi hình ảnh của nền giáo dục nước nhà. Điển hình là vụ “chạy” điểm trong kỳ thi học phần tại
Nền giáo dục ở nước Mỹ

23


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN


Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh (trung bình mỗi môn từ 5 đến 13 triệu đồng); vụ việc
nâng điểm trong kỳ thi tuyển sinh cao học tại trường Đại học Huế (17 thí sinh cao học của Đại học
Huế từ điểm rớt "biến" thành điểm đỗ, trong đó có thí sinh 2 điểm được nâng lên thành... 50
điểm)..., mà đặc biệt là những tiêu cực tại trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Qua thanh tra, Bộ GD-ĐT phát hiện điểm nhiều bài thi môn
này bị sửa theo hướng nâng lên. Nghiêm trọng hơn, các giám khảo đã sửa điểm số ngay cả đối với
phần chấm của giám khảo khác. Đoàn thanh tra còn phát hiện đề thi có một số nội dung nằm ngoài
chương trình ôn tập chung mà trường phổ biến cho tất cả thí sinh nhưng lại nằm trong nội dung của
một lớp "phụ đạo" riêng. Điều này gây thiệt thòi cho những thí sinh không tham gia lớp "phụ đạo".
Ngoài ra, quy trình chấm thi trên bài thi và phiếu thi cũng không được bảo đảm.
Theo báo cáo của thanh tra Bộ GD&ĐT, năm 2008, có 23 trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu,
trong đó nhiều nhất là Đại học Hùng Vương và Đại học Mở TP HCM. Dù được giao tuyển 1.200
chỉ tiêu nhưng ĐH Hùng Vương đã tuyển tới hơn 3.200 sinh viên, vượt 270%. Tương tự, chỉ tiêu hệ
Cao đẳng của Đại học Mở TP HCM là 500 sinh viên nhưng trường này tuyển tới gần 1.200 em,
vượt 230%. Cũng theo kết luận thanh tra, do vận dụng sai Điều 33 Quy chế Tuyển sinh nên một số
trường đã lấy điểm trúng tuyển quá thấp, như Đại học Mở TP HCM, Đại học Yersin có điểm trúng
tuyển vào hệ đại học 3 môn văn hóa là 5 điểm, Đại học Dân lập Cửu Long lấy điểm NV1 là 6,5, Đại
học Dân lập Bình Dương lấy điểm trúng tuyển NV1, NV2 là 7 điểm... Ngoài ra, một số ngành học
như Công nghệ thông tin đòi hỏi kỹ năng Toán cao nhưng thí sinh trúng tuyển chỉ đạt 0,5-1 điểm
Toán.
Thực tế đó cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát giáo dục Đại học và sau Đại học
ở nước ta còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức, nếu không giải quyết kịp thời sẽ để lại những hệ
lụy không lường trước được.
Chính vì lẽ đó, để nâng cao chất lượng giáo dục Đại học và sau Đại học, việc tăng cường
công tác thanh tra và kiểm tra là rất cần thiết và cấp bách. Cần tránh xu hướng tổ chức hoạt động
thanh tra nhưng lại có thông báo trước hoặc thanh tra một cách qua loa, đại khái. Khi phát hiện
những sai phạm cần kiên quyết và nhanh chóng xử lý, không để kéo dài, thậm chí là rút giấy phép
hoạt động hoặc xử lý hình sự nếu có dấu hiệu phạm tội.Có như thế mới có tác dụng răn đe và đảm
bảo được chất lượng trong công tác giáo dục.
Thứ hai, thực hiện chương trình giáo dục theo hệ thống tín chỉ


Nền giáo dục ở nước Mỹ

24


TRƯỜNG: ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo ở bậc đại học đã được áp dụng từ lâu ở Mỹ và ở
nhiều nước trên thế giới. Trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay, giáo dục đại học
Việt Nam cũng đang chuyển dần sang phương thức đào tạo theo tín chỉ.
Từ năm 1993, nhiều trường đại học ở Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm hệ thống tín chỉ, bao
gồm Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Lạt, Đại học Bách khoa... Tuy vậy, các trường đại học ở Việt
Nam vẫn chưa xem hệ thống tín chỉ như một phương tiện đẩy mạnh việc thực hiện những quan niệm
giáo dục có được thông qua quá trình tranh luận, tư vấn và lãnh đạo. Thay vào đó, hệ thống tín chỉ
đang được dùng như một thứ băng dán nhằm xoa dịu những chỉ trích hiện tại, mà không tác động
thật sự đến việc cải cách chương trình, nên việc sử dụng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Việc thực
hiện hệ thống tín chỉ ở Việt Nam rất giống với những thử nghiệm ở Trung Quốc mặc dù với ít tham
vọng hơn. Nếu muốn thành công trong việc dùng hệ thống tín chỉ như một công cụ để cải cách giáo
dục, trước hết cần có nhiều hơn những công trình nghiên cứu về những vấn đề quản lý đang đặt ra
cho cơ chế hiện tại của hệ thống đại học Việt Nam, đồng thời các nhà quản lý giáo dục, giảng viên
và những người làm chính sách cần phải tự mình sáng tạo một tầm nhìn, một quan niệm, cũng như
mục tiêu giáo dục chứa đựng trong những quan niệm ấy.
Mặt khác, khi chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, đòi hỏi các trường cần phải
tăng cường việc kiểm tra, đánh giá. Hoạt động này phải được tiến hành liên tục, nhanh chóng, khách
quan, công bằng và chính xác. Các kết quả thu được qua kiểm tra, đánh giá phải phản ánh đúng
năng lực, mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và khả năng ứng dụng của
sinh viên, đồng thời phải phản ánh đúng hiệu quả của quá trình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên tự
học của giáo viên. Những tác kết quả đó phải có tác dụng phản hồi rất nhanh chóng tới việc học của
trò, việc dạy của thầy, việc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học, chương trình đào tạo và hợp

lý hóa quá trình giáo dục chung của từng trường đại học.

Thứ ba, tổ chức định kỳ hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên
Khi tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, cần đánh giá lượng kiến thức và
những kỹ năng cần thiết mà sinh viên hấp thụ được qua bài giảng đó, với những tiêu chí cụ thể l:
- Nội dung bài giảng phải làm tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế của
sinh viên.
- Nâng cao kỷ năng phân tích và lập luận của sinh viên.
- Phát triển tính sáng tạo và khuyến khích sự đổi mới ở sinh viên.
Nền giáo dục ở nước Mỹ

25


×