1
Vị trí Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới 2008
Lê Trường Tùng
Phó Chủ tịch Hội Tin học VN, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT
1. Mở đầu
Hàng năm, các tổ chức quốc tế đều có các xếp hạng li ên quan đến phát triển CNTT cho các
quốc gia. Qua các xếp hạng n ày có thể hình dung được vị trí của từng quốc gia – trong đó có
Việt nam – trên bản đồ CNTT thế giới trong năm qua nh ư thế nào.
Báo cáo “Vị trí Việt nam trên bản đồ CNTT thế giới 2008” sẽ phân tích vị thế của Việt nam
dựa trên thông tin từ các chỉ tiêu và từ các báo cáo sau:
- World Bank: chỉ số tri thức và kinh tế tri thức.
- Diễn đàn Kinh tế thế giới: chỉ số kết nối mạng
- Economics Intelligent Unit: ch ỉ số sẵn sàng điện tử
- UNPAN: chỉ số chính phủ điện tử
- BSA: tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm
2. Chỉ tiêu Kinh tế Tri thức - Knowledge Index (KI) v à Knowledge Economy Index
(KEI)
Đây là các chỉ số do World Bank Institute công bố h àng năm. Năm 2008, ch ỉ số này đuợc
công bố tháng 3/2008.
2
Ngày nay, tri thức đuợc xem là một nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế. Các chỉ số này so
sánh các quốc gia trong nền kinh tế tri th ức toàn cầu. Chỉ số Tri thức được đánh giá dựa trên
3 thành phần: giáo dục đào tạo, mức độ đổi mới v à CNTT (ICT).
Đào tạo (education) đuợc đánh giá qua 3 yếu tố:
- Tỷ lệ dân từ 15 tuổi trở l ên biết đọc biết việc (adult literacy rate)
- Tỷ lê học sinh phổ thông trung học tr ên số thiếu niên trong độ tuổi (secondary
enrolment)
- Tỷ lệ sinh viên học chương trình sau phổ thông trên số thanh niên trong độ tuổi
(teriary enrolment)
Mức độ đổi mới (innovation) đ ược đánh giá thông qua:
- Giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ t rên 1 triệu dân
- Số sang chế (paten) tr ên 1 triệu dân
- Số các bài báo khoa học kỹ thuật được công bố trên 1 triệu dân
CNTT (ICT) được đo qua 3 chỉ số:
- Số điện thoại trên 1000 dân
- Số máy tính trên 1000 dân
- Số nguời dùng Internet trên 1000 dân
Chỉ số Kinh tế tri thức (KEI) được tính dựa trên chỉ số Tri thức (KI) và môi trường/chính
sách kinh doanh, bao g ồm các tiêu chí cơ b ản:
- Các rào cản thuế quan và phi thuế quan (Tariff & Nontariff Barriers)
- Chất lượng các chính sách điều phối (Regulatory Quality)
- Nền tảng pháp lý (Rule of Law)
3
Quốc gia có số liệu tốt nhất đ ược cho 10 điểm, thấp nhất đ ược cho 0 điểm. 10% số quốc gia
tốt nhất được cho điểm từ 9 đến 10, 10% quốc gia tiếp theo cho điểm từ 8 đến 9… Ph ương
pháp đánh giá này đư ợc World Bank gọi l à KAM (Knowledge Assessment Methodology) .
Dựa vào điểm số của từng quốc gia, World Bank Institute lập bản đồ kinh tế tri thức thế giới,
trong đó màu sắc của từng quốc gia đ ược tô như sau: từ 0 đến 2 điểm: m àu đỏ, từ 2 đến 4:
màu cam, từ 4 đến 6: màu vàng, từ 6 đến 8: màu vàng chanh, từ 8 đến 10: màu xanh, và màu
xám cho các quốc gia chưa có số liệu.
Trong các năm qua, Việt nam đều được tô màu cam, nằm trong số các quốc gia có thang
điểm từ 2 đến 4.
Nếu như năm 2007, các ch ỉ số của Việt nam đều dưới 3.0 thì sang năm 2008, các chỉ số này
đã trên 3.0 với cải thiện dù chưa đáng kể lắm về vị trí. Chỉ số KI v à KEI của Việt nam năm
2008 là:
KEI: 3.17 , xếp thứ 96/140 nước (2007: 2.69, xếp thứ 99/132)
KI: 3.27, xếp thứ 96/140 nước (2007: 2.82, xếp thứ 95/132).
Màu xanh (điểm từ 8 đến 10) tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật v à
Australia. Đứng đầu danh sách phát triển là Đan mạch. Một số quốc gia thuộc châu Phi tô
màu xanh - đó là tô nhầm. Các nước này (Sudan, Zambia, Cote d’lvoire, Madagascar) thu ộc
loại chưa có số liệu.
3. Networked Readiness Index (NRI) – chỉ số kết nối mạng
Theo định nghĩa của World E conomic Forum (WEF), NRI là ''m ức độ chuẩn
bị của một nước hay cộng đồng để tham gia v à hưởng lợi từ các phát triển của
4
CNTT”. Chỉ số này do WEF công b ố trong Global Information Technology Report hàng năm
(từ 2001) và được tính từ ba yếu tố: môi tr ường điều phối và kinh tế vĩ mô cho CNTT, sự sẵn
sàng của cá nhân, doanh nghiệp v à chính phủ cho việc sử dụng và thụ hưởng CNTT, và mức
độ sử dụng CNTT. Năm 2002 trong xếp hạng chỉ có 75 n ước, năm 2003 có 82 n ước, năm
2004 có 102 nước, năm 2005 có 104 n ước, năm 2006 có 115 nước, năm 2007 có 122 n ước và
năm 2008 lên đến 127 nước.
Báo cáo Global IT Report 2007 -2008 được công bố tháng 4/2008, Việt nam xếp thứ 73 với
3.67 điểm. Như vậy so với vị trí 82/122, năm nay Việt nam tăng thứ hạng 9 bậc, điểm tăng từ
3.40 lên 3.67. Đây là thành tích cao c ủa Việt nam, sau 2 năm tụt hạng.
Đứng đầu danh sách vẫn l à Đan mạch. Trong top 10, H àn quốc ở vị trí thứ 9 - tăng hẳn 10
bậc so với năm 2007.
4. E-Readiness Ranking (EIU)
Đây là xếp hạng hàng năm của Economist Intelligence Unit (thuộc tạp chí The Economist –
Anh) phối hợp với IBM Instit ute for Business Value và công b ố trong báo cáo có tên là “E-
Readiness Ranking 2008: Maintaining Momentum ”. Năm 2008, chỉ số của các nước đều tăng
và khoảng cách số (digital divide) giữa các quốc gia tiếp tục thu hẹp lại.
Việt nam xếp hạng thứ 65 - giữ nguyên thứ hạng so với năm 2007 . trong tổng số 70 nước –
(4.03 điểm – tăng so với điểm 3.73 của năm 2007). Vị trí của Việt nam trong danh sách năm
2003 và 2002 là 56/60, 2004 là 60/65, 2005 là 61/65, 2006 là 66/68 và 2007 là 65/69.
5
5. E- Gov UNPAN
Chỉ số Chính phủ điện tử (CPĐT) đo năng lực v à mức độ
sẵn sàng của từng quốc gia trong việc xây dựng CPĐT
dựa trên nền tảng CNTT và truyền thông phát triển đất
nước. Năng lực được đánh giá qua mức độ đầu t ư tài
chính, hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách, tổ chức quản
lý; còn mức độ sẵn sàng được đánh giá qua khả năng
cung cấp thông tin và tri thức cho dân chúng và doanh
nghiệp. Chỉ số này được tính dựa trên 3 yếu tố cơ bản: sự
hiện diện của các trang web do chính phủ xây dựng, hạ
tầng CNTT-truyền thông và nền giáo dục đào tạo. Các
yếu tố này được tính và thể hiện qua 3 chỉ tiêu:
- Chỉ số web (Web Measure Index)
- Chỉ số hạ tầng viễn thông (Telecommunication Infrastructure Index)
- Chỉ số nguồn nhân lực (Human Capital Index)
Báo cáo của UNPAN - mạng lưới trực tuyến về hành chính công và tài chính c ủa Liên Hợp
Quốc - công bố tháng 3/2008 (báo cáo gần đây nhất công bố tháng 12/2005) cho thấy, chỉ số
CPĐT Việt nam đã tăng lên đáng kể: từ 0.364 điểm năm 2005 l ên 0.4558 điểm năm 2008.
Việt nam được xếp thứ 91, tiếp tục tă ng hạng hẳn 16 bậc so với các năm tr ước (năm 2005:
xếp thứ 105, năm 2004: xếp thứ 112).
6
Điểm số cho chỉ số Web của Việt Nam năm 2008 l à 0.4448 (tăng nhi ều so với năm 2005 l à
0.2231 – và tăng rất nhiều so với con số 0.143 của 2004), chỉ số hạ tầng viễn thô ng là 0.1081
(năm 2005 là 0.0489, năm 2004 là 0.040), ch ỉ số nguồn nhân lực là 0.815 (năm 2005 là 0.82,
năm 2004 là 0.83). Ch ỉ số CPĐT được tính bằng giá trị trung b ình của 3 chỉ số này, và việc
tăng 16 bậc của CPĐT Việt nam l à nhờ tăng chỉ số Web v à chỉ số hạ tầng viễn thông, c òn chỉ
số nguồn lực tăng không đáng kể.
Trong khu vực, Việt nam đứng thứ 6 sau Singapore, Malaysia, Thaland, Philippines v à
Brunei. Indonesia b ị tụt hạng xếp sau Việt nam.
6. Vi phạm bản quyền phần mềm ( BSA & IDC)
Tháng 5/2008, như thường lệ, Liên minh Doanh nghi ệp phần mềm (BSA) v à IDC công bố
báo cáo vi phạm bản quyền phần mềm 2008. Đây l à năm được đánh giá là tỷ lệ vi phạm nói
chung giảm khá nhiều. Trong số 108 quốc gia có t ên trong danh sách, 77 qu ốc gia giảm và
chỉ có 8 quốc gia là tăng. Tuy nhiên do ở những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao, l ượng
máy tính sử dụng tăng nhanh nên tính chung toàn c ầu, tỷ lệ vi phạm tăng thêm 3% lên 38% (3
năm trước con số này giữ ở mức 35%), và giá trị phần mềm vi phạm tăng th êm 8 tỷ USD –
lên 48 tỷ USD. Nga là quốc gia được đánh giá có tiến bộ nổi bật khi giảm tỷ lệ vi phạm bản
quyền từ 80% xuống 73%. Trung quốc giữ nguy ên mức 82%.
Tỷ lệ vi phạm của Việt nam năm qua l à 85%, giảm được 3% so với năm tr ước. Như vậy là
sau 3 năm, Việt nam giảm được 7%, và từ nước đứng đầu danh sách, đến nay Việt nam nằm
ngoài danh sách 9 nước đứng đầu. Iraq c ùng Việt nam xếp chung vị trí thứ 10 – 11. BSA
đánh giá lẽ ra tỷ lệ vi phạm của Việt nam giảm xuống c òn 81% nếu thị trường máy tính Việt
7
nam không tăng n hanh như năm qua. Dù tỷ lệ vi phạm giảm, nh ưng giá trị vi phạm của Việt
nam đã lên tới con số 200 triệu USD, h ơn gấp đôi năm trước đó.
7. Lời kết
Vị thế CNTT của Việt nam năm 2008 đ ược thể hiện trong bảng sau:
Tiêu chí
Tổ chức
Thứ hạng/số nước
Tăng/giảm so với 2007
Kinh tế tri thức (KI/KEI)
World Band
96/140
+ 3
Networked Readiness
Index (NRI)
World Economic
Forum
73/127
+ 9
E-Readiness Ranking
EIU
65/70
Giữ nguyên
E-Government Index
UNPAN
91/182
+ 16
Tỷ lệ vi phạm bản quyền
BSA & IDC
10/108
+ 5
Như vậy là sau 1 năm, hầu hết các chỉ tiêu đều khả quan.
Vị thế của Việt nam tiếp tục đ ược cải thiện trên bản đồ CNTT thế giới.