Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu du lịch thác Datanla và thác Cam Ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.45 KB, 88 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ
KHU DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
d. Độ bốc hơi..................................................................................................................72

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

1


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

LỜI MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí
quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Việt Nam là một nước được biết
đến với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng được thế giới công nhận là di sản văn hoá
thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha, Kẻ Bàng, Thánh Địa Mĩ Sơn, Cố Đô Huế, Phố Cổ
Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế, . . . Cùng với điều kiện tự nhiên phong phú và đa
dạng Việt Nam đã và đang là điểm đến lý tưởng của bạn bè du khách quốc tế. Một
trong những điểm đến thu hút lượng khách du lịch khá lớn hàng năm ở nước ta đó là


thành phố du lịch Đà Lạt.
Đà lạt là một thành phố miền núi nằm ở Nam Tây nguyên, có khí hậu ôn hòa mát
mẻ quanh năm, cảnh quan tự nhiên xinh đẹp thơ mộng, có những công trình kiến trúc
đặc sắc…nên từ lâu Đà Lạt là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn và nổi tiếng của cả
nước và khu vực. Hiện nay tại rất nhiều vùng, điểm du lịch truyền thống, nổi tiếng và
có nhiều tiềm năng đã và đang phải chịu những áp lực khá lớn từ các khía cạnh môi
trường. Đặc biệt là những khu vực đó xuất hiện ngày càng mạnh các hiện tượng, các
quá trình ô nhiễm, sự xuống cấp nhanh chóng của điều kiện môi trường kinh tế, xã hội
và nhân văn, sự suy giảm tới mức báo động của nhiều dạng tài nguyên, các yếu tố môi
trường tự nhiên, sinh thái... Đứng trước thực tế trên, để có thể phát triển ngành kinh tế
này thì những vần đề về môi trường cũng cần phải được đặt ra và giải quyết một cách
nghiêm túc, đầy đủ sao cho vừa phát triển, vừa khai thác với hiệu quả cao nhất về du
lịch nhưng lại phải đảm bảo sự phát triển lâu dài.
Để phát triển bền vững giữa du lịch và môi trường trên địa bàn Đà Lạt cần có cái
nhìn tổng quan nhất về môi trường tại các khu du lịch. Có phương pháp quản lý tốt hơn
các thành phần môi trường đặc trưng tại khu du lịch.

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

2


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Chính vì mục đích muốn truyền tải một phần nào về tình hình môi trường du lịch
hiện nay tại Đà Lạt, sinh viên lựa chọn thực hiện đề tài: “Khảo sát hiện trạng chất

lượng môi trường một số khu du lịch trên địa bàn Đà Lạt” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp. Đề tài xoay quanh vấn đề về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu du lịch,
và làm sao để vấn đề bảo vệ môi trường tại khu du lịch được tốt hơn? Do hạn chế về
mặt kiến thức và thời gian có hạn nên đề tài chỉ thực hiện được trên hai khu du lịch
Thác Datanla và khu du lịch thác Cam Ly.
Bố cục của luận văn gồm:
Lời mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Hiện trạng chất lượng môi trường tại hai khu du lịch
Chương 3: Hiện trạng quản lý môi trường tại hai khu du lịch
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại hai khu du lịch
Kết luận và kiến nghị

II.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và thực trạng công tác quản

lý môi trường tại khu du lịch thác Datanla và thác Cam Ly

III.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

-

Khảo sát, đo đạc các thông số môi trường đặc trưng: nước, chất thải rắn.

-


Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu du lịch.

-

Tìm hiểu thực trạng quản lý môi trường của khu du lịch

-

Đề xuất các phương án nâng cao hiệu quả quản lý môi trường

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

3


Khóa Luận Tốt Nghiệp

IV.

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1. Phạm vi nghiên cứu
-

Khu du lịch Thác Datanla


-

Khu du lịch Thác CamLy

2. Đối tượng nghiên cứu
-

Các thành phần môi trường

+ Các thông số đặc trưng trong môi trường nước: DO, COD, nitrat, photphat, TS,
TDS, TSS.
+ Chất thải rắn trong khu du lịch : thành phần, tính chất, nguồn phát thải.
-

Chương trình quản lý môi trường

V.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Để giải quyết tốt các nội dung nghiên cứu đặt ra và phù hợp với đối tượng và phạm
vi nghiên cứu đề tài, trong quá trình thực hiện đã sử dụng đến các phương pháp nghiên
cứu sau:
-

Phân tích tổng hợp tài liệu

-

Phỏng vấn trực tiếp : các nhà quản lý khu du lịch, nhân viên khu du lịch, khách

du lịch

-

Khảo sát đo đạc và thu mẫu thực tế tại mỗi khu du lịch

-

Phân tích trong phòng thí nghiệm (So sánh và đánh giá kết quả dựa vào QCVN
2008)

-

Thống kê và xử ký số liệu

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

4


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
I.

DU LỊCH MÔI TRƯỜNG


I.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch
Tổng thống Mexico Gustavo Diaz Ordaz đã từng nói: “Thế giới đừng bao giờ coi
du lịch chỉ đơn thuần là một ngành kinh doanh, mà phải coi đây là một phương thức để
con người có thể biết và hiểu lẫn nhau; việc hiểu được nhau của con người là bản chất
quan trọng nhất của thế giới thực tại”.
Du lịch có thể được định nghĩa là ngành khoa học, nghệ thuật và ngành kinh doanh
bằng cách thu hút và chuyên chở khách thăm quan, cung cấp nơi ăn nghỉ và đáp ứng
nhu cầu và ước muốn của du khách một cách tốt nhất.
Bốn mối liên hệ khác nhau của du lịch được phân biệt như sau:
I.1.1 Khách Du Lịch (The Tourist)
Khách du lịch có nhiều nhu cầu khác nhau về tinh thần về vật chất và muốn nhận
được sự thoả mãn. Bản chất của những vấn đề này sẽ có quyết định rất lớn trong việc lựa
chọn những điểm đến và các hoạt động vui chơi khác.
I.1.2 Các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch (The business providing
tourist goods and services).
Những nhà kinh doanh coi du lịch là cơ hội để kiếm lời bằng cách cung cấp sản
phẩm và dịch vụ mà thị trường khách du lịch yêu cầu.
I.1.3 Chính phủ tại địa bàn du lịch (The government of the host community or
area)
Các nhà chính trị quan niệm ngành du lịch như một nhân tố thịnh vượng trong nền
kinh tế dưới thể chế của họ. Mối tương quan giữa chúng có quan hệ tới những thu nhập
mà công dân của họ nhận được từ ngành kinh doanh này. Các nhà chính trị cũng chú trọng
tới doanh thu về ngoại tệ có được từ du lịch quốc tế cũng như là khoản thuế thu được từ
tiêu dùng của du khách dù là trực tiếp hay gián tiếp.

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận


5


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

I.1.4 Dân chúng địa phương (The host community):
Người dân địa phương thường quan niệm ngành du lịch là nhân tố văn hoá và tạo
việc làm. Vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới nhóm này đó là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa
rất nhiều người nước ngoài và dân địa phương. Ảnh hưởng này có thể có lợi, có thể có
hại, hoặc cả hai.
Chính vì vậy, du lịch được định nghĩa là toàn bộ những hiện tượng và các mối quan
hệ phát sinh từ việc trao đổi qua lại giữa khách du lịch, doanh nghiệp, chính phủ, và cộng
đồng dân chúng địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón những du khách này.
Một số khái niệm của Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO (World Trade
Organisation) về du lịch đã được Liên Hợp Quốc thừa nhận:
• Du khách quốc tế (International Tourist):
Là một người lưu trú trong một thời kỳ ít nhất là 1 đêm, không vượt quá 1 năm.
• Du khách trong nước (Domestic Tourist):
Là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một
nơi khác trong quốc gia đó khác nơi tường trú hiện tại trong thời gian ít nhất là 24 giờ
và không vượt qua 1 năm với bất cứ mục đích gì ngoài làm việc để lĩnh lương ở nơi
đến.
Những thuật ngữ được Uỷ Ban Thống Kê Liên Hợp Quốc (United Nations
Statistical Commission) công nhận ngày 4/4/1993 theo đề nghị của WTO để thống nhất
việc soạn thảo thống kê du lịch.
• Du lịch quốc tế (International Tourism):
+ Khách du lịch nước ngoài vào trong nước (Inbound Tourism): Gồm những người
từ nước ngoài đến thăm một quốc gia.

+ Khách du lịch trong nước ra nước ngoài (Outbound Tourism): Gồm những người
đang sống trong một quốc gia đi viếng thăm nước ngoài.
• Du lịch của người dân trong nước (Internal Tourism):
Gồm những người đang sống trong một quốc gia đi thăm quan trong nước.

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

6


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

• Du lịch trong nước (Domestic Tourism):
Gồm Inbound Tourism cộng với Internal Tourism. Đây là thị trường cho các cơ sở
lưu trú trong nước và các nguồn thu hút khách du lịch của một quốc gia.
• Du lịch quốc gia (National Tourism):
Gồm Outbound Tourism cộng với Internal Tourism. Đây là thị trường cho các đại lý
lữ hành và các hãng hàng không.
Du lịch là một tổng thể các hoạt động, dịch vụ và các ngành công nghiệp đem lại
hoạt động du lịch. Du lịch liên quan đến giao thông đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống, mua
sắm, giải trí, những tiện nghi du lịch, và những dịch vụ hiếu khách khác dành cho
những khách lẻ hay đoàn đi du lịch. Nó bao gồm tất cả những nhà cung ứng và các
dịch vụ dành cho khách. Du lịch là toàn bộ ngành công nghiệp du lịch thế giới, khách
sạn, vận chuyển, và tất cả các thành phần khác, gồm cả chương trình xúc tiến phục vụ
nhu cầu và mong muốn của du khách. Cuối cùng, du lịch là tổng các tiêu dùng của du
khách trong vùng lãnh thổ của một nước hoặc vùng thuộc chính phủ hoặc khu vực

kinh tế của các quốc gia tiếp giáp nhau.
I.2 Các điều kiện cần thiết về môi trường cho hoạt động du lịch
I.2.1 Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của các khu du lịch có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển du lịch.
Vị trí của các khu du lịch càng gần các thị trường tiềm năng thì càng thuận tiện và thu
hút nhiều du khách. Bởi vì nếu khoảng cách này quá xa thì sẽ ảnh hưởng tới sự chi trả
của du khách cho vận chuyển, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như mất thời gian tham
quan của du khách. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ vì khoảng cách càng
xa thì càng có sức hấp dẫn cao đối với những du khách có khả năng chi trả cao, có tính
hiếu kì vì sự tương phản và khác lạ của nơi tham quan và nơi ở của du khách.

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

7


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

I.2.2 Môi trường địa chất
Địa hình của một khu vực là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài, là một
thành phần quan trọng của tự nhiên và là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Đặc
điểm hình thái của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình là những yếu tố quan
trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng cảnh quan của khu vực đó. Địa hình
của một khu du lịch càng đa dạng, độc đáo và tương phản thì càng có sức hấp dẫn đối
với du khách. Thực tế du khách rất thích những nơi vừa có sự kết hợp của nhiều dạng
địa hình thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ của và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu

mát mẻ, không khí trong lành. Đặc biệt của địa hình đồi núi (Sa Pa, Tam Đảo, Lang
Biang…) địa hình kiểu Karstơ (Hạ Long, Phong NhaĐây là một trong những nhân tố quan trọng kiểm soát về mặt môi trường tự nhiên,
ảnh hưởng đến đất đai, động thực vật... Thông thường thì những nơi có khí hậu và thời
tiết đặc trưng,dễ chịu thì sẽ có sức lôi cuốn du khách ở những nơi khác hơn là những
nơi có thời tiết khắc nghiệt. Nói chung thì mỗi loại hình du lịch khác nhau thường đòi
hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ như khách du lịch biển sẽ ưa thích
những điều kiện khí hậu như: số giờ nắng trong ngày nhiều; không có mưa hoặc mưa ít
trong thời vụ du lịch; nhiệt độ của không khí trung bình; nhiệt độ nước biển từ 20 C
đến 25 C. Không chỉ vậy, mà tổ hợp của sự thay đổi theo mùa rõ rệt của các đới nhiệt
độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và các hoạt động của ngành du lịch. Sự thay đổi
này sẽ quyết định tính đa dạng của các loại hình vui chơi giải trí của khu du lịch. Trong
việc đáp ứng các nhu cầu và thỏa mãn của du khách thì khu du lịch có càng nhiều khả
năng cung cấp các dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng thì càng thu hút được nhiều du
khách hơn. Ngoài ra điều kiện thời tiết và khí hậu còn ảnh hưởng đến việc thực hiện
các chuyến du lịch hoặc các hoạt động về du lịch.
Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt, khô hạn cũng gây ảnh
hưởng xấu đến hoạt động du lịch.

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

8


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Một nhân tố cũng không kém phần quan trọng trong du lịch là chất lượng không khí

của khu du lịch. Môi trường không khí ảnh hưởng đến việc quy hoạch các khu du lịch
nghỉ dưỡng, đến tổ chức mùa vụ khai thác du lịch. Những biến động của môi trường
không khí như sự biến động về chế độ nhiệt, mưa, ẩm, gió… gây ra nhiều biến động
đến đời sống sản xuất của cả nhân loại trong đó có cả hoạt động du lịch.
I.2.4 Môi trường nước
Môi trường nước bao gồm nguồn nước mưa, nước mặt, nước ngầm. Trong đó
nguồn nước mặt có vai trò vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc phát
triển giao thông vận chuyển của du khách bằng đường thủy, khả năng cung cấp nước
và chất lượng nước ( nước ngọt, nước biển, nước khoáng…) phục vụ cho nhu cầu: sinh
hoạt, vui chơi, giải trí và tắm biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh của du khách. Không những
vậy mà môi trường nước còn kết hợp với các cảnh quan khác tạo nên những cảnh quan
vô cùng sống động và hấp dẫn du khách. Đồng thời môi trường nước còn có tác dụng
lọc khí, tạo một môi trường không khí trong lành, dễ chịu. Ngoài ra, nguồn tài nguyên
nước mặt còn là nơi diễn ra các hoạt đông vui chơi, giải trí của du khách như các hoạt
động thể thao, du ngoạn, tham quan sông nước, câu cá, tắm biển, lướt sóng…
I.2.5 Môi trường sinh học
Đa dạng sinh học là mức độ phong phú của sự sống, là toàn bộ tài nguyên thiên
nhiên do tất cả các dạng sống trên trái đất tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm tất cả các
loài sinh vật từ bé đến lớn đang sống trên trái đất, tất cả các gen có trong các loài đó,
các hệ sinh thái, môi trường sống được tạo nên do các loài khác nhau sống chung trong
những điều kiện nhất định của một vùng hay một khu vực nào đó. Trong môi trường
sinh học thì động vật và thực vật hoang dã có ý nghĩa quan trọng đối với giải trí và du
lịch của con người. Đồng thời, đa dạng sinh học còn tạo sự hấp dẫn trong hoạt động du
lịch. Thực tế cho thấy rằng ở khu vực càng có đa dạng sinh học cao thì càng có sức thu
hút du khách đến tham quan, du lịch, nghiên cứu.

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận


9


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Trong phát triển du lịch, các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên có ý
nghĩa rất lớn vì ở đó có sự tập trung đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật
đặc hữu, quý hiếm. Một trong những mục tiêu xây dựng hệ thống vườn quốc gia nói
trên là bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và du
lịch sinh thái. Tuy nhiên những điểm du lịch ở các khu bảo tồn cũng tiềm ẩn nhiều
nguy cơ độc hại từ các loại côn trùng độc, rắn độc, cá độc… có thể gây nguy hiểm đến
tính mạng của du khách. Vì vậy mà các khu du lịch này cũng cần có những thiết bị,
dụng cụ để bảo vệ du khách khỏi những nguy hiểm đó.
I.2.6 Tai biến môi trường
Tai biến môi trường là các sự cố hay các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của
con người, hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường
nghiêm trọng. Ví dụ như: hạn hán, bão lụt, động đất…và các sự cố môi trường do con
người gây ra như: rò rỉ hóa chất độc hại, cháy nổ, sử dụng bom nguyên tử….bất kỳ loại
tai biến nào cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho du lịch nếu chúng làm thay
đổi các điều kiên tự nhiên, xã hội và làm xáo trộn các hoạt động du lịch. Tai biến môi
trường sẽ làm giảm chất lượng môi trường du lịch, ảnh hưởng đến tính mạng du khách,
tác động xấu đến tâm lý du khách, làm cho họ cảm thấy bất an khi lưu lại điểm du lịch
đó. Vì vậy, cùng với những biện pháp và nỗ lực chung để hạn chế các tai biến môi
trường như sự sẵn sàng trong tình trạng đối phó với thiên tai, cũng cần có những
nghiên cứu đánh giá và quan trắc mang tính khoa học cao nhằm thành lập các bản đồ,
sơ đồ phân vùng tai biến các nguy cơ, sự cố nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong
các họat động phát triển du lịch. Ngoài ra còn cần phải xây dựng các hệ thống cảnh
báo, dự báo sớm các chỉ thị về tai biến để làm cho du khách thực sự an tâm. Hơn nữa,

phải luôn coi trọng các vấn đề liên quan đến an ninh và an toàn cho du khách cũng như
cho toàn xã hội.

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

10


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

I.3 Phát triển bền vững du lịch.
I.3.1 Định nghĩa phát triển bền vững du lịch
Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và phát triển thì "Phát triển bền vững là sự
phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ
tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ". Sự phát triển của một quốc gia phải được
đảm bảo một cách thống nhất và đồng thời trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
Bền vững về kinh tế thể hiện một cách khái quát ở sự ổn định và không ngừng gia
tăng sức sản xuất của quốc gia, thông thường được hiển thị bằng chỉ tiêu tổng sản
phẩm quốc gia trên đầu người (GDP/người). Bền vững ở xã hội thể hiện ở sự phân chia
thu nhập và phúc lợi xã hội, thông thường được hiển thị bằng tính công bằng trong
phân bố các tầng lớp giàu nghèo trong xã hội. Bền vững về môi trường thể hiện ở sự sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường xã hội, phục vụ
nhu cầu các thế hệ hiện tại mà vẫn để lại cho các thế hệ tương lai những tài nguyên và
điều kiện môi trường cần thiết cho sự phát triển của họ. Ngày nay song song với việc
phát triển du lịch là đi đôi với việc tàn phá môi trường tự nhiên xung quanh. Những
việc phá hoại môi trường này chỉ đem lại cho quốc gia và doanh nghiệp một chút ít lợi

ích trước mắt, còn về lâu dài đây chính là mối nguy hại đe dọa đến sự sống còn của
môi trường. Cho nên chủ trương của Tổng cục du lịch Việt Nam hiện nay khuyến
khích các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tập trung vào phát triển du lịch bền vững
hay còn gọi "du lịch sinh thái ", " du lịch xanh". Ở đây hàm hai ý nghĩa, đó là khái
niệm về tính " liên tục" và khái niệm về tính" bảo tồn ". Để làm được điều đó thì phải
có chiến lược lâu dài về việc bảo vệ môi trường xã hội nói chung và môi trường du lịch
nói riêng.
Phát triển du lịch môi trường bao gồm các yếu tố như sau: khai thác và phát triển tài
nguyên, bảo tồn sinh thái, khống chế sự thay đổi của môi trường sinh thái đồng thời
bảo vệ duy trì cân bằng môi trường tự nhiên, đồng thời khôi phục những nguồn tài
nguyên đã bị huỷ hoại. Tức khi có mục tiêu phát triển một khu du lịch nào đó, chúng ta

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

11


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

phải xây dựng kế hoạch phát triển dựa trên những đặc trưng thế mạnh của khu vực đó,
đồng thời phải có quyết định đúng đắn trong việc có ứng dụng những yếu tố trên.
I.3.2 Phát triển bền vững du lịch dưới góc độ môi trường
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì : " phát triển du lịch bền vững là việc phát
triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du khách và người
dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên
cho phát triển du lịch trong tương lai ".

Sự phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh, mạnh của ngành Du lịch Việt Nam
trong những năm gần đây đã và đang gây ra những bất cập, những hạn chế về môi
trường. Sự phát triển ngành Du lịch luôn có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với sự phát
triển kinh tế - xã hội chung của từng vùng và của cả nước, liên quan đến các công việc
cụ thể, các quá trình khai thác tài nguyên môi trường. Trên cơ sở phương pháp tiếp cận
nghiên cứu tổng hợp, áp dụng các tiêu chí, các nguyên tắc và những giải pháp phát
triển bền vững kinh tế xã hội chung, môi trường du lịch nói riêng. Môi trường du lịch
có hấp dẫn khách du lịch hay không trước tiên phải kể đến các yếu tố tài nguyên du
lịch. Khi mà đời sống của con người ngày càng tăng thì nhu cầu đi du lịch càng cao.
Quanh năm suốt tháng phải tiếp xúc với bụi bẩn, ồn ào của chốn đô thị, những ngày
nghỉ con người ta muốn thoát khỏi cuộc sống bình thường đó, và họ đi du lịch. Chỉ đến
những nơi có thiên nhiên đẹp, trong lành và yên tĩnh sẽ thoả mãn được nhu cầu của họ.
Chính vì điều đó, môi trường rất quan trọng trong kinh doanh du lịch. Sự suy giảm về
trữ lượng và chất lượng của các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc
sống của con người như: đất đai, nước, rừng, thuỷ sản, khoáng sản và các dạng tài
nguyên năng lượng. Sự suy thoái này trong thập kỷ 21 có khả năng dẫn tới tình trạng
thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực, hay về các nhu cầu cần thiết của con người nói
chung. Ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ nhanh và phạm vi lớn hơn
trước. Không khí, nước, đất đai, các đô thị, khu công nghiệp, vùng ven biển, đại dương
ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến không chỉ ngành du lịch, mà còn nguy hại

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

12


Khóa Luận Tốt Nghiệp


Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

hơn đó là sức khoẻ, đời sống của con người cũng như sự suy tồn và phát triển của các
sinh vật khác trên trái đất. Để phần nào khắc phục được những bất cập trên thì cần
đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa phát triển du lịch với các kế hoạch, các phương án quy
hoạch phát triển các ngành kinh tế khác theo một nội dung thống nhất trong phát triển
kinh tế xã hội chung của từng vùng nghiên cứu và cho toàn lãnh thổ của đất nước.
Trong nguyên tắc này cần chú ý tới việc xem xét tỷ trọng của ngành du lịch, đánh giá
thực trạng cũng như dự kiến khả năng phát triển trên quan điểm kiểm soát, khống chế
chung, xuất phát từ khía cạnh quản lý khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và môi
trường du lịch.
Du lịch và môi trường có mối quan hệ rất gắn bó với nhau, cũng như mối quan hệ
giữa con người và môi trường. Môi trường cung cấp nơi cư trú và các điều kiện cho
cuộc sống con người và muôn loài sinh vật; môi trường cũng là nơi tiếp nhận, lưu trữ
và xử lý những gì mà con người và các sinh vật khác thải ra. Chừng nào còn giữ được
sự cân bằng giữa các quá trình đó thì sự sống trong thiên nhiên và cuộc sống của con
người vẫn có thể tiếp tục duy trì bình thường. Nhưng nếu sự cân bằng đó bị phá vỡ mà
chủ yếu do con người gây ra, thì việc duy trì sự sống và cuộc sống bị đe doạ.
I.4 Du lịch sinh thái
Đây là loại hình du lịch ngày càng được ưa chuộng và phát triển với tốc độ nhanh
trên phạm vi toàn thế giới. Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới
(Ecotorism society): "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên
nhiên, là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương". Cùng
với khai thác tài nguyên du lịch thì con người phải quan tâm đến sự tồn tại và phát triển
của môi trường tự nhiên bằng các biện pháp lâu dài. Khi mà khoa học công nghệ ngày
càng phát triển, kèm theo sự ra đời của các loại máy móc thì mặt trái của vấn đề ô
nhiễm môi trường và suy thoái hệ sinh khí quyển ngày càng cao. Làm cho tài nguyên
du lịch ngày càng bị cạn kiệt, mất đi thẩm mĩ của nó. . . Loại hình du lịch sinh thái thực

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà


SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

13


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

chất là loại có quy mô không lớn, nhưng có tác dụng hoà nhập với môi trường tự nhiên
ở điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hoá ở đó. Chính loại hình du lịch này Tổ chức
Du lịch thế giới đã khẳng định đối với các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu
hiện tại của du khách cùng người dân ổ vùng có du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng
vv. . . đồng thời chú trọng việc tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để
có điều kiện phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai.
Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ: bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên;
bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm
ngưỡng; thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong việc quản
lý bảo vệ và phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch
vv. . . Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói lên loại hình du lịch sinh thái vừa bảo đảm
sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đối với họ, đồng thời
qua du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch. Từ đó ngành du lịch có
điều kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch và cũng là cơ hội tăng
thu nhập từ hoạt động du lịch đối với các nhóm dân cư trong cộng đồng địa phương,
cũng tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoá thu nhập từ du lịch. Cho đến nay vẫn
chưa có sự xác định hoàn hảo về loại hình du lịch sinh thái. Loại hình du lịch này vẫn
còn mới mẻ, mặc dù những năm 1997-1998 Tổ chức Du lịch thế giới và Liên Hợp
Quốc đã nêu một số quan điểm chuyển mạnh sang loại hình du lịch sinh thái phù hợp
với điều kiện mới của sự phát triển du lịch. Nói chung du lịch sinh thái là loại hình du

lịch dựa vào những hình thức truyền thống sẵn có, nhưng có sự hoà nhập vào môi
trường tự nhiên và nền văn hoá bản địa, du khách có thêm những nhận thức về đặc
điểm của môi trường tự nhiên, về những nét đặc thù vốn có văn hoá cổ điển, vùng, khu
du lịch và có phần trách nhiệm tự giác để không xảy ra những tổn thất, xâm hại đối với
môi trường tự nhiên và nền văn hoá sở tại.

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

14


Khóa Luận Tốt Nghiệp

II.

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

TÁC ĐỘNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Hoạt động du lịch luôn luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên
môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi sông biển….các giá trị văn hoá,
nhân văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân
tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hoá…trên cơ sở của một hay
tập hợp các đặc tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một
khúc sông, một khu rừng…hay một đền thờ, một quần thể di tích.
Việc thu hút du khách, tạo nên công ăn việc làm cho người dân, kích thích sự phát
triển của các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống cộng đồng người dân
địa phương…là hệ quả tích cực của tác động du lịch đến môi trường. trong quá trình

phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ, vì
vậy sự suy giảm chất lượng của môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sút sức hút của hoạt
động du lịch
II.1 Tác động tích cực
-

Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu
các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các
vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử - môi
trường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật. Ở Việt Nam hiện
nay đã xác định và đưa vào bảo vệ cấp độ quốc gia 105 khu rừng đặc dụng ( trong
đó có 16 vườn quốc gia, 55 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng – văn hóa – lịch sử
môi trường.

-

Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có
các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông
qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.

-

Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường có
yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo.

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

15



Khóa Luận Tốt Nghiệp

-

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm
du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho
cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công
cộng, đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thải được cải thiện,
dịch vụ môi trường được cung cấp. Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong
khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng

-

Đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành các
khu du lịch biển.

-

Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sử dụng hiệu
quả. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh
tế tại các khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát
nước được sử dụng.

-

Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi

trường.
II.2 Tác động tiêu cực
Hoạt động du lịch có tác động đến môi trường về nhiều mặt:

-

Diện tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ sở hạ tầng, như làm đường giao thông,
khách sạn, các công trình thể thao, các khu vui chơi giải trí. . . Phá hoại hoặc làm
tổn hại tới cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái.

-

Tác động xấu đến tài nguyên nước đặc biệt là các chất thải, các chất gây ô nhiễm do
các khách sạn nhà hàng, các hoạt động vận tải thuỷ và khách du lịch tạo nên.

-

Ô nhiễm do rác thải bừa bãi tại các địa điểm du lịch, vui chơi giải, ảnh hưởng tới vệ
sinh công cộng và môi trường, gây cảm giác khó chịu cho du khách.

-

Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu là do các hoạt động giao
thông, do sản xuất và sử dụng năng lượng. tăng cường sử dụng giao thông cơ giới
là nguyên nhân đáng kể gây nên bụi bặm và ô nhiễm môi trường. trạng thái ồn ào
phát sinh do việc tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới như thuyền, phà gắn

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận


16


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

máy, xe máy…cũng như hoạt động của du khách tại các điểm du lịch tạo nên những
hậu quả trước mắt cũng như lâu dài
-

Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi những cảnh quan thiên nhiên, những
khu đất chăn nuôi là những nhân tố làm cho một số loài thực vật và động vật dần
dần bị mất nơi cư trú. Một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây bẻ
cành, săn bắn chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm
sút cả số lượng lẫn chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch.

-

Một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây bẻ cành, săn bắn chim thú tại
những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng lẫn chất
lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch.

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

17



Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

III . TỔNG QUAN DU LỊCH ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG
III.1 Điều kiện tự nhiên Đà Lạt – Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối
phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ
bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực
động vật... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
-

Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận

-

Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai

-

Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận

-

Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông
lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia

thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng
sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.


Địa hình

Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ
yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng
đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ...
và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc
xuống nam.
-

Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao
từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m).

-

Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

18


Khóa Luận Tốt Nghiệp


-

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình
nguyên.



Địa chất

Tham gia vào cấu trúc địa chất tỉnh Lâm Đồng bao gồm các đá trầm tích, phun
trào, xâm nhập có tuổi từ Jura giữa đến Đệ Tứ. Các trầm tích, phun trào được phân ra
14 phân vị địa tầng có tuổi và thành phần đá khác nhau. Các đá xâm nhập trong phạm
vi tỉnh Lâm Đồng thuộc 4 phức hệ: Định Quán, đèo Cả, Cà Ná, Cù Mông.
Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ
lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm – giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt
hoá magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi


Thổ nhưỡng

Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8
nhóm đất và 45 đơn vị đất:


Nhóm đất phù sa (fluvisols)




Nhóm đất glây (gleysols)



Nhóm đất mới biến đổi (cambisols)



Nhóm đất đen (luvisols)



Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols)



Nhóm đất xám (acrisols)



Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols)



Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)

Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo
độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt

độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh
năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm..

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

19


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm
85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du
lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt
Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm
không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.


Thủy văn

Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong
phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92
đập dâng.
Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình
0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc
xuống tây nam.
Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu

vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.


Dân tộc, dân cư

Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2005 là 1.169.851 người, trong đó dân số nông thôn
649.412 người, chiếm 61,47%. Mật độ dân số 118 người/km2
Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc
khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến
người K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa
chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ..., còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt
ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh.
Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu số tại
Lâm Đồng.
Từ Tp. Hồ Chí Minh, đi ô tô theo quốc lộ 20 chừng 300km là đến Đà Lạt. Con
đường sẽ đưa du khách lên cao dần, cao dần và khi chạm vào Đà Lạt ở thác Prenn thì
trước mặt du khách đã là ngút ngàn rừng thông hai lá, ba lá. Đi sâu vào thành phố Đà

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

20


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

Lạt, du khách sẽ khám phá một "bảo tàng" của các thác nước, những hồ đẹp, thung

lũng hoa và đồi cỏ.
Nếu đi theo đường 27 từ Phan Rang ngược sông Dinh lên, sau khi vượt qua những
khu di tích lịch sử của nước Chămpa xưa và những cánh đồng khô ráo quanh năm,
chúng ta đứng trên đèo Ngoạn Mục với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trước mắt.
Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi, đang trở thành một trong những địa danh du
lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu
đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ đẹp ở Đà
Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Những
hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn
với một truyền thuyết xa xưa. Du khách đến Đà Lạt vừa thăm viếng, vừa thưởng thức
những sản phẩm Đà Lạt bao gồm nhiều loại trái cây: hồng, mận, đào, bơ; nhiều món ăn
dân tộc độc đáo và các hàng lưu niệm của riêng vùng Đà Lạt.
Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm,
ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo. Hoặc lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà
Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,...như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ
quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô da, mai anh đào, thủy tiên
trắng...
Khách sạn du lịch đầu tiên ở Đà Lạt được xây dựng từ năm 1907, đó là ngôi nhà gỗ
mang tên khách sạn Hồ (Hôtel du Lac). Ngày nay, đến Đà Lạt du khách sẽ cảm nhận
có một nét kiến trúc rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo qua ngôi biệt thự ẩn mình trong
cây lá hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa.

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

21


Khóa Luận Tốt Nghiệp


Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

III.2 Vai trò của Du lịch đối với phát triển kinh tế của Đà lạt
Với lợi thế về khí hậu, địa hình cảnh quan thiên nhiên cùng nền văn hóa phong phú, lâu
đời, mang đậm bản sắc tây nguyên, kết hợp các lợi thế về vị trí địa lý và khí hậu đã tạo
nên cho Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng ưu thế về phát triển du lịch.
Du lịch đóng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế Đà Lạt.
Bảng1: Tăng trưởng và đóng góp trong mức tăng trưởng GDP của Lâm Đồng
Chỉ tiêu
1. tăng trưởng kinh tế GDP(%)
Tổng số

2006

2007

2008

2009
12,2

Ước
2010
13,3

Bình quân
2006-2010
14,5


18,2

14,4

13,9

- Khu vực nông,lâm nghiệp,thủy sản
- Khu vực công nghiệp-xây dựng
- Khu vực dịch vụ

12,2
33,5
20,1

12,5
13,6
20,9

7,7
21,9
21,8

9,4
16,4
17,3

9,0
18,5
17,0


10,2
20,6
19,4

2. Đóng ghóp tăng trưởng GDP(%)
- Khu vực nông,lâm nghiệp,thủy sản

7,4

7,2

4,4

5,0

4,7

7,7

- Khu vực công nghiệp-xây dựng

7,1

3,2

5,2

4,2

4,8


3,7

- Khu vực dịch vụ

3,7

3,9

4,3

3,7

3,8

3,1

Hình 1: Biểu đồ giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

22


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt


Hình 2: Biểu đồ tỷ lệ đóng góp của các ngành theo giá trị sản xuất
Bảng 2: Kết quả hoạt động du lịch trong giai đoạn 2006 – 2010
Chỉ tiêu

ĐVT

1. Lượng khách

Ngàn lượt

Năm
2006
1.848

Khách quốc tế
Khách nội địa
2. Ngày lưu trú bình quân
3. Doanh thu xã hội từ du lịch
4. Đầu tư
Khu, điểm du lịch
Cơ sở lưu trú
Vận chuyển và hạ tầng du lịch
5. Tổng cơ sở lưu trú
Khách sạn 1-5 sao
Số phòng
6. Công suất sử dụng phòng
Lao động ngành trực tiếp

Ngàn lượt
Ngàn lượt

Ngày
Tỷ đổng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Cơ sở
Khách sạn
Phòng
%
Người

97
1.751
2,3
1.663
500
70
400
30
715
54
10.000
55
5.800

2007
2.200

2008

2.300

2009
2.500

120
2.080
2,3
3.000
900
250
600
50
767
69
12.000
57,5
6.000

120
2.180
2,3
3.220
900
250
550
100
675
79
11.000

52
7.000

130
2.370
2,4
3.400
1.300
150
900
250
686
98
11.120
56
7.500

( Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2009)

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

23


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt


Nhìn chung du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng trong thời gian qua đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể, xứng đáng là ngành kinh tế trọng điểm của thành phố Đà lạt nói
riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
III.3 Hiện trạng du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng
Nếu xét về lượng khách, số lượt khách đến Lâm Đồng có tăng theo từng năm. Cụ
thể, năm 2006 đạt trên 1,7 triệu lượt khách, năm 2007 đạt 2,2 triệu lượt, 6 tháng đầu
năm 2008 đạt xấp xỉ 1,2 triệu lượt khách. Tuy vậy, nếu xét trên bình diện chung, những
dịp lễ tết, khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng suy giảm, lượng khách không tấp nập và đông
đúc như những năm về trước, nhiều khách sạn ở khu vực trung tâm vẫn trống phòng
Thời gian gần đây, chỉ có khu biệt điện Trần Lệ Xuân được coi là điểm du lịch mới
xuất hiện, Thung Lũng Vàng là điểm đến mang tính sinh thái thú vị, máng trượt tại
thác Datanla đem lại cảm giác phiêu lưu cùng một số môn thể thao mạo hiểm phục vụ
khách nước ngoài.
Vấn đề đặt ra ở đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hấp dẫn du lịch Đà Lạt
là gì và cách khắc phục nó.
Thực tế, thế mạnh về khí hậu và cảnh quan vẫn không thể giúp Đà Lạt - Lâm Đồng
ghi điểm với du khách trong thời gian gần đây. Một khi điều kiện hạ tầng còn chưa đáp
ứng, dịch vụ du lịch không mới lạ, không đặc sắc, không cạnh tranh được với các điểm
du lịch khác trong nước… thì việc giữ chân khách và thu hút thêm khách trong nước
còn khó khăn, chưa kể đến khách quốc tế. Sự bình bình và thiếu đột phá, chỉ tận dụng
lợi thế có sẵn sẽ không tạo nên sức mạnh cho Đà Lạt - Lâm Đồng
Một nguyên nhân quan trọng và đang là vấn đề bức xúc cho các nhà quản lý du lịch
nói riêng và ban lãnh đạo thành phố nói chung đó là tình trạng xuống cấp nặng nề về
môi trường của một số khu du lịch.
Việc xây dựng cơ sở lưu trú du lịch sẽ kéo theo những tác hại,ảnh hưởng nguồn
nước, gây tiếng ồn, phá vỡ cảnh quan, tạo nước thải, rác thải. Đặc biệt phát thải CO 2
của khách du lịch gấp 5 lần so với hàng năm của cư dân trong nước công nghiệp. Bên

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà


SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

24


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khoa Môi Trường_Đại Học Đà Lạt

cạnh đó khách du lịch tiêu thụ nước tại các điểm đến gấp 3-4 lần so với cư dân địa
phương.
Lượng khách du lịch trung bình tăng, tỉ lệ thuận với một số tác động của kinh
doanh lưu trú du lịch đến môi trường như: tiêu thụ tài nguyên, tạo chất thải, phát sinh
tiếng ồn, phát sinh nhiệt. tuy nhiên ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức và cá
nhân liên quan lại rất thấp như; các doanh nghiệp du lịch chỉ chủ ý đến các biện pháp
BVMT ít đầu tư như nâng cao ý thức về BVMT cho khách, nhân viên,nhưng thiếu các
chương trình thiết thực, thiếu và hiệu lực yếu về những chế tài đối với những hành vi vi
phạm, xâm hại đến môi trường.

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
KHU DU LỊCH THÁC CAM LY VÀ THÁC DATANLA
I.

MỘT VÀI NÉT VỀ KHU DU LỊCH

I.1 Khu du lịch thác CamLy
Thác Cam Ly nằm trên dòng suối Cẩm Lệ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn
2km về phía tây.
Ngọn thác hùng vĩ gắn với quang cảnh của các đồi thông bao quanh đã tạo nên một
thắng cảnh khó quên trong lòng du khách khi tới Đà Lạt. Một dòng suối đổ vào hồ ở

phía bắc, một dòng khác từ hồ chảy ra ở phía nam luồn dưới một cây cầu, ở gần bến
xe. Chân cầu là đập ngăn dòng suối lại để điều hoà mực nước hồ. Cả hai dòng suối đều
mang tên Cam Ly. Dòng chảy ra lượn về phía tây, khi cách hồ 2km phải vượt qua một
đoạn suối bị chặn ngang bởi những tảng đá hoa cương lớn, thác Cam Ly có với độ cao
khoảng 30m
Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn gốc từ
tiếng K'Ho. Khi dòng Cẩm Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của một bộ tộc người Lạt,

GVHD: Ths. Bùi Nguyễn Lâm Hà

SVTH: Cao Thị Thanh Thuận

25


×