Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận thủ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 142 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đồ án này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt kiến thức
rất tận tình của quý thầy cô trong suốt thời gian em được đào tạo tại trường.
Để hoàn thành đồ án này, trước tiên em xin trân trọng kính gửi lòng biết ơn
sâu sắc đến cô Th.S Vũ Hải Yến – Giáo viên khoa Môi trường & Công nghệ sinh
học đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, những
kinh nghiệm, những lời chỉ dạy vô cùng quý báu cho đồ án tốt nghiệp của em.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học
- Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật Tp.HCM, đã tận tâm truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để
em hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Bích Loan - Trưởng Phòng
Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức cùng ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và
Môi trường đã tạo điều kiện cho em được học hỏi tại cơ quan, đặc biệt xin gửi lời
cảm ơn đến thầy Phạm Văn Danh, chị Nguyễn Thị Thanh Loan, chị Hồ Nguyệt
Ánh, chị Trịnh Thị Hoài, chị Nguyễn Thị Huyền Trang, anh Lê Văn Chín, anh
Huỳnh Vũ Thành Thi là nhân viên Tổ môi trường đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn
em trong suốt thời gian em học tập tại cơ quan để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Cảm ơn các chú, các anh đội Dịch vụ Công cộng thuộc Công ty Công trình
Giao thông Đô thị và Quản lý nhà Thủ Đức đã nhiệt tình cung cấp cho em những
thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể thực hiện đồ án.
i
Con xin cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ con nên người.
Cảm ơn ba mẹ và những người thân yêu đã luôn động viên, tạo điều kiện cho con
học tập và luôn bên cạnh con trong suốt thời gian vừa qua.
Cuối cùng xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, chia sẻ và động viên mình trong
học tập cũng như thực hiện đồ án này.
Do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân
khách quan khác, đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai
lầm. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh chị và sự góp ý của bạn bè để đề
tài được hoàn thiện hơn.


Tp. HCM, ngày 07 tháng 9 năm 2011
Phan Thị Kim Phượng
ii
MỤC LỤC
LỜI
chương 3 34
HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN
sinh HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO I
PHỤ LỤC II
Phụ lục 1: Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 II
Phụ lục 2: Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 VI
Phụ lục 3: Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 XIII
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau 4
iii
DANH MỤC HÌNH
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
Phí MT Phí môi trường
Phí BVMT Phí bảo vệ môi trường
Phí VSMT Phí vệ sinh môi trường
CN – XD Công nghiệp – Xây dựng
TM – DV Thương mại – Dịch vụ
QĐ Quyết định
UBND Ủy ban nhân dân
MTĐT Môi trường đô thị
HĐND Hội đồng nhân dân

Phòng TC – KH Phòng Tài chính - Kế hoạch
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CSSX Cơ sở sản xuất
DVCI Dịch vụ công ích
Cty CTGTĐT & QLN
Công ty Công trình Giao thông Đô thị và Quản lý
nhà
TCMT Tiêu chuẩn môi trường
v
Mở đầu
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn được mọi người quan
tâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con
người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được cải
thiện, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, đồng thời con người càng thải ra
nhiều chất thải hơn. Một trong những loại chất thải được tạo ra với khối lượng lớn
từ con người là chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đã
không còn gặp quá nhiều khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn do họ đã tìm
tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao và không ngừng
cải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật lẫn quản lý. Đi cùng xu hướng chung
của thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới chiếm 20% dân số cả nước nhưng do
cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản lý chưa tốt nên tình trạng môi trường
sa sút nghiêm trọng.
Thủ Đức là nơi tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những
đô thị phát triển ở nước ta. Song song với sự phát triển này là tình trạng dân nhập cư
ngày càng nhiều nên dân số ở đây ngày càng tăng thì nhu cầu sinh hoạt càng cao
kéo theo lượng chất thải rắn do con người thải ra càng nhiều dẫn đến ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng và cuộc sống của con người ngày càng bị ảnh hưởng.
Trong đó, Quận Thủ Đức là một điểm nóng về chất thải rắn. Do có tính chất

bán nông thôn bán thành thị nên vấn đề quản lý chất thải rắn chưa triệt để. Hằng
ngày, lượng chất thải rắn thải của Quận trung bình lên tới 255 tấn/ngày và còn có
khả năng tăng lên đáng kể trong các năm sắp tới.
Hiện tại công tác quản lý ở Quận vẫn dựa trên giấy tờ là chủ yếu, đặc biệt
lĩnh vực quản lý chất thải rắn còn rất mới mẻ, vì thế cấp quản lý ở trên không thể
nắm rõ được hết những thông tin về các cấp dưới và cứ như thế làm cho quá trình
quản lý lỏng lẻo, không đạt hiệu quả.
SVTH: Phan Thị Kim Phượng
1
Mở đầu
Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cũng như các
bộ phận có liên quan tới môi trường khu vực, nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn tại Quận Thủ Đức, chúng ta phải có cách nhìn nhận và đánh
giá nghiêm túc vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra các
giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường. Chính vì lý do này mà đề tài “Đánh
giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ
Đức” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải
rắn tại quận Thủ Đức trong vòng 10 năm trở lại đây đồng thời định hướng cho công
tác quản lý sắp tới.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
quận Thủ Đức.
- Đánh giá công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn theo Quyết định
88/2008/QĐ – UBND trên địa bàn Quận.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Thủ Đức đến
năm 2030.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Giới thiệu tổng quan về hệ thống quản lý chất thải rắn.
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường của
quận.

- Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
quận.
- Công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn của 12 phường trên địa bàn quận.
- Những vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống quản lý.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận.
4. Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp thông tin:
SVTH: Phan Thị Kim Phượng
2
Mở đầu
- Từ Sở Tài nguyên & Môi trường Tp.HCM;
- Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp.HCM;
- Phòng Tài nguyên & Môi trường Thủ Đức;
- Công ty CTGTĐT & QLN Thủ Đức (Nghiệp đoàn rác);
- Ủy ban nhân dân 12 phường;
- Từ sách báo, tài liệu tham khảo, mạng Internet.
• Phương pháp đánh giá, xử lý số liệu: từ số liệu thu thập được và những
thông tin liên quan tiến hành phân tích và so sánh để từ đó làm tư liệu cho
luận văn.
• Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của thầy cô trong Khoa Môi
trường & Công nghệ sinh học - Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật
Tp.HCM; cán bộ, chuyên viên tại Tổ Môi trường - Phòng Tài nguyên & Môi
trường Thủ Đức.
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: 20/6/2011 – 21/8/2011
- Địa điểm nghiên cứu: Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
quận Thủ Đức.
SVTH: Phan Thị Kim Phượng
3

Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1 Khái niệm về chất thải rắn:
1.1.1 Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng nhất là các loại
chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
1.1.2 Các nguồn phát sinh:
Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau được trình bày tóm tắt
trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau.
Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn
Khu dân cư Hộ gia đình, biệt thự, chung cư Thực phẩm dư thừa, bao bì
hàng hoá (bằng giấy, gỗ, vải,
da, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm,
thủy tinh…), tro, đồ dùng điện
tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia
dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy
tinh…), chất thải độc hại như
chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy
trắng…), thuốc diệt côn trùng,
nước xịt phòng bám trên rác
thải.
Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách
sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa,
bảo hành và dịch vụ.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
thủy tinh, kim loại, chất thải

nguy hại.
Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 4
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
phòng cơ quan chính phủ. thủy tinh, kim loại, chất thải
nguy hại
Công trình xây dựng Khu nhà xây dựng mới, sửa
chữa nâng cấp mở rộng đường
phố, cao ốc, san nền xây dựng.
Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa,
gạch vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn.
Dịch vụ công cộng đô thị Hoạt động dọn rác vệ sinh
đường phố, công viên, khu vui
chơi, giải trí, bùn cống rãnh.
Giấy, nilon, vỏ bao gói, thực
phẩm thừa, lá cây, cành cây,
bùn cống rãnh.
Khu công nghiệp Công nghiệp xây dựng, chế
tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc
dầu, hoá chất, nhiệt điện.
Chất thải do quá trình sản xuất
công nghiệp, phế liệu.
Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn
cây ăn quả, nông trại.
Lá cây, cành cây, xác gia súc,
thức ăn gia súc thừa hay hư
hỏng, rơm rạ, chất thải nguy
hại như thuốc sát trùng, phân
bón, thuốc trừ sâu được thải ra
cùng với bao bì đựng hoá chất

đó.
(Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993)
1.1.3 Phân loại chất thải rắn đô thị:
1.1.3.1 Theo vị trí hình thành: phân biệt chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà,
trên đường phố, chợ….
1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý: phân biệt theo các thành phần hữu
cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại….
1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành:
 Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động
sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Gồm:
- Chất thải thực phẩm: các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu
chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn….
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 5
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực
sinh hoạt của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá trình
đốt củi, than, rơm rạ, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí
nghiệp.
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi,
nilon, vỏ bao gói.
- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp như rơm, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ
thực vật.
 Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các
nhà máy nhiệt điện;
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất;

- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
- Bao bì đóng gói sản phẩm;
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình.
 Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,
chất sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất
thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và
cây cỏ.
- Chất thải từ các nhà máy xử lý: chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước cấp,
nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 6
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại
tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh
viện bao gồm:
 Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật;
 Các loại kim tiêm, ống tiêm;
 Các chi cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;
 Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;
 Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân,
arsen, xianua….
 Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
- Các chất thải nguy hại nông nghiệp: là các loại phân hóa học, các loại thuốc
bảo vệ thực vật.
1.1.4. Thành phần của CTR:
- Thành phần của CTR mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo nên các
dòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn theo % khối
lượng. Thành phần CTR có thể là thành phần riêng biệt hoặc thành phần hóa học.
Bảng 1.2: Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau.

S
Thành phần Phần trăm khối lượng (%)
Hộ gia đình Nhà trường
Nhà hàng
Khách sạn
Rác chợ
1 Rác thực phẩm 61,0 - 96,6 23,5 - 75, 79,5 - 100,0 20,2 – 100
2 Giấy 1,0 - 19,7 1,5 - 27,5 0 - 2,8 0 - 11,4
3 Carton 0 - 4,6 0 0-0,5 0 - 4,9
4 Vỏ sò, ốc, cua 0 0 0 0 - 10,1
5 Nhựa 0 - 10,8 3,5 - 18,9 0 - 6,0 0 - 7,6
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 7
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
S
Thành phần Phần trăm khối lượng (%)
Hộ gia đình Nhà trường
Nhà hàng
Khách sạn
Rác chợ
6 Tre, rơm rạ 0 0 0 0 - 7,6
7 Thủy tinh 0 - 25,0 1,3 - 2,5 0 - 1,0 0 - 4,9
8 Nilon 0 - 36,6 8,5 - 34,4 0 - 5,3 0 - 6,5
9 Gỗ 0 - 7,2 0 - 20,2 0 0 - 5,3
10 Lon đồ hộp 0 - 10,2 0 - 4,0 0 - 1,5 0 - 2,1
11 Tro 0 0 0 0 - 2,3
12 Vải 0 - 14,2 1,0 - 3,8 0 0,5 - 8,1
13 Da 0 0 - 4,2 0 0-1,6
14 Sành sứ 0 - 10,5 0 0 - 1,3 0 - 1,5
15 Cao su mềm 0 0 0 0 - 5,6
16 Cao su cứng 0 - 2,8 0 0 0 - 4,2

17 Kim loại màu 0 - 3,3 0 0 0 - 5,9
18 Xà bần 0 - 9,3 0 0 0 - 4,0
19 Styrofoam 0 - 1,3 1,0 - 2,0 0 - 2,1 0 - 6,3
(Nguồn: CITENCO – CENTEMA, 2002)
Bảng 1.2: Cho ta thấy trong thành phần riêng biệt của CTRSH, chất thải thực
phẩm chiểm tỷ lệ cao nhất, kế đến là giấy, nylon, nhựa,…, tro và da có giá trị thấp
nhất.
Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR.
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 8
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
S
T
T
Thành phần
Tính theo phần trăm trọng lượng khô
Carbon Hydro Oxy Nitơ Tro
Lưu
huỳnh
1 Thực phẩm 48.00 6.40 37.50 2.60 5.00 0.40
2 Giấy 3.50 6.0 44.00 0.30 6.00 0.20
3 Carton 4.40 5.90 44.60 0.30 5.00 0.20
4 Plastic 60.00 7.20 22.80 - 10.00 -
5 Vải 55.00 6.60 31.20 4.60 2.45 0.15
6 Cao su 78.00 10.00 - 2.00 10.00 -
7 Da 60.00 8.00 11.6 10.0 10.00 0.40
8 Rác làm vườn 47.80 6.00 38.0 3.40 4.50 0.30
9 Gỗ 49.50 6.00 42.7 0.20 1.50 0.10
10 Bụi, tro, gạch 26.30 3.00 2.00 0.50 68.00 0.20
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
Bảng 1.3 cho thấy, thành phần C là cao nhất, tùy theo mỗi loại CTR mà

thành phần của nó cũng thay đổi. Thành phần này được sử dụng để xác định nhiệt
lượng của CTR.
1.1.5 Tính chất của chất thải rắn:
- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do
kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra
các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
- Dễ cháy (C): bao gồm
+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng
chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ cháy không quá 555
o
C.
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 9
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
+ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát
lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên
trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí
và có khả năng bắt lửa.
- Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương
nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các
loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất
hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2) hay kiềm mạnh
(pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
- Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy
hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt
cháy các chất đó.
- Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được
cho là gây bệnh cho con người và động vật.
- Có độc tính (Đ): bao gồm
+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc

có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ
hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
+ Độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức
hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và (hay) tác hại đến các
hệ sinh vật.
1.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn:
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển
kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên
7%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 10
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
9 năm qua. Cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người tăng 5,48 triệu
người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị 26,97%; tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn là
73,03%. Đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số
và dự báo đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.
Tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã
hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất
lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại
các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại
IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến
6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ
và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế.
Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy
chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với
CTRSH đô thị.
Bảng 1.4: Lượng CTR phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007.
STT Loại đô thị

Lượng CTRSH
bình quân trên
Lượng CTRSH đô thị phát sinh
Tấn/ngày Tấn/năm
1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000
2 Loại I 0,96 1.885 688.025
3 Loại II 0,72 3.433 1.253.045
4 Loại III 0,73 3.738 1.364.370
5 Loại VI 0,65 626 228.490
Tổng 6.453.930
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương.)
1.2.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng CTR:
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 11
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
Xác định khối lượng CTR phát sinh và được thu gom là một trong những
điểm quan trọng của việc quản lý CTR. Các số liệu đánh giá thu thập về tổng khối
lượng chất thải phát sinh cũng như khối lượng CTR được sử dụng nhằm:
- Hoạch định và đánh giá kết quả của quá trình thu hồi, tái sinh tái chế.
- Thiết kế các phương tiện vận chuyển, thiết bị vận chuyển, xử lý CTR.
1.2.1.1 Đo thể tích và khối lượng:
- Trong phương pháp này cả khối lượng hoặc thể tích của CTR đều được
dùng để đo đạc lượng CTR. Tuy nhiên phương pháp đo thể tích thường có sự sai số
cao.
- Để tránh nhầm lẫn lượng CTR nên được biễu diễn dưới dạng khối lượng,
khối lượng là thông số biễu diễn chính xác nhất lượng CTR vì có thể cân trực tiếp
mà không cần kể đến mức độ nén ép. Biễu diễn bằng khối lượng cũng cẩn thiết
trong tính toán vận chuyển vì lượng chất thải được phép chuyên chở trên đường
thường quy định bởi giới hạn khối lượng hơn là thể tích.
1.2.1.2 Phương pháp đếm tải:
Phương pháp này dựa vào xe thu gom, đặc điểm và tính chất của nguồn chất

thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ưóc lượng) được ghi nhận trong một thời gian
dài. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát (gọi là khối lượng đơn
vị) sẽ được tính toán bằng cách sử dng các số liệu thu thập được tại khu vực nghiên
cứu trên và các số liệu đã biết.
1.2.1.3 Phương pháp cân bằng vật chất:
Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, thực hiện cho các nguồn
phát sinh riêng lẻ như các hộ gia đình, khu thương mại, các khu công nghiệp.
Phương pháp này sẽ cho những dữ liệu đáng tin cậy cho chương trình quản lý CTR.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR:
1.2.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn:
- Có thể nói việc giảm chất thải tại nguồn là phương pháp hiệu quả nhất
nhằm làm giảm số lượng CTR, giảm chi phí phân loại và các tác động bất lợi do
chúng gây ra đối với môi trường.
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 12
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
- Giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện qua các bước như
thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho lượng chất thải ra chiếm một lượng
nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian sử dụng của sản phẩm dài
nhất. Việc giảm thiểu chất thải có thể xảy ra ở mọi nơi như các hộ gia đình, các khu
thương mại, các khu công nghiệp thông qua khuynh hướng tìm kiếm và mua những
sản phẩm hữu dụng và việc có thể tái sử dụng sản phẩm đó. Nhưng trên thực tế hiện
nay thì thiểu chất thải tại nguồn chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt và
đồng bộ nên không ưóc tính được ảnh hưởng của công tác thiểu chất thải tại nguồn
tới việc phát sinh chất thải. Tuy nhiên nó đã trở thành yếu tố quan trọng cần được
nhà nước và người dân quan tâm để giảm lượng chất thải trong tương lai.
1.2.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp:
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát sinh khối lượng CTR là sự ban
hành các luật lệ, quy định liên quan tới việc sử dụng các vật liệu và đổ bỏ phế thải
ví dụ như quy định các loại vật liệu làm thùng chứa và bao bì, quy định về việc sử
dụng túi vải, túi giấy thay cho túi nilon… chính các quy định này khuyến khích việc

mua bán và sử dụng lại các loại chai, lọ chứa.
1.2.2.3 Ý thức người dân:
Khối lượng CTR phát sinh sẽ giảm đáng kể nếu người dân bằng lòng và sẵn
sàng thay đổi ý muốn cá nhân, tập quán và cách sống cách duy trì bảo vệ tài nguyên
nguyên thiên nhiên đồng thời giảm gánh nặng về kinh tế, điều này có ý nghĩa quan
trọng trong công tác quản lý CTR. Chương trình giáo dục thường xuyên là cơ sở
dẫn đến sự thay đổi thái độ của công chúng.
1.2.2.4 Sự thay đổi theo mùa:
- Vào các mùa lễ tết và giáng sinh, đây là mùa mà nhu cầu tiêu dùng của con
người gia tăng kéo theo lượng CTR ra môi trường cũng tăng theo.
- Ngoài ra lượng CTRSH còn phụ thuộc vào thời tiết như mùa hè ở các nước
ôn đới CTR thực phẩm chứa nhiều rau và trái cây.
1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường:
1.3.1 Ô nhiễm môi trường nước:
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 13
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
Theo Chi cục bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh), hiện mỗi ngày có trên 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân và các
cơ sở sản xuất bị xả xuống các dòng kênh, con sông trên địa bàn thành phố gây ô
nhiễm nguồn nước mặt.
CTR nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của nước, CTR nhỏ, nhẹ lơ
lửng làm đục nguồn nước. CTR có kích thước lớn như giấy vụn, túi nilông nổi lên
trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxi giữa nước và không khí. Chất hữu cơ
trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân
hủy bốc mùi hôi thối.
2.2 Ô nhiễm môi trường đất:
Nước rò rỉ từ các bãi CTR mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không được
kiểm soát xâm nhập khe đất gây hại cho hệ sinh vật trong đất và cản trở sự tuần
hoàn vật chất trong đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim loại nặng, vi khuẩn,
plastic trong nước CTR gây độc cho cây trồng và động vật đất.

1.3.3 Ô nhiễm môi trường không khí:
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển CTR gây ô
nhiễm không khí. CTR có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí
hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân huỷ hiếu
khí và kị khí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO
2
, CO, H
2
S,
CH
4
, NH
3
… ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khí Mêtan có thể gây cháy nổ
nên CTR cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại.
1.3.4 Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người:
Phá hủy cảnh quan môi trường: CTR không được thu gom nằm tại các con hẻm,
khu phố… gây nên những hình ảnh không đẹp cho các đô thị, đặc biệt là các đô thị
du lịch. Bên cạnh đó, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây rò rỉ và phát tán mùi
hôi tạo nên hình ảnh không tốt về cảnh quan đô thị.
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 14
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
Gây hại cho sinh vật và con người: trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa khá
nhiều vi khuẩn, nấm… nếu phát tán trong không khí, nguồn nước sẽ ảnh hướng đến
sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn hay hô hấp.
Tóm lại: Chất thải rắn là nguồn ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: nước,
đất, không khí. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng trong chất thải sẽ
thấm vào đất, nước làm nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng
được.
1.4 Các phương pháp xử lý CTR:

1.4.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex:
- Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ (2/1996),
công nghệ này nhằm xử lý chất thải rắn đô thị kể cả rác độc hại thành các sản phẩm
phục vụ xây dựng, làm vật liệu, ….
- Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ CTR sau đó hoà polyme và sử dụng
áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm. CTR sau khi được thu gom (CTR hỗn
hợp, kể cả CTR cồng kềnh) chuyển về nhà máy, chất thải rắn không cần phân loại
được đưa vào cắt, nghiền nhỏ sau nó chuyển tới thiết bị trộn băng tải. Chất thải lỏng
được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất trung hoà và khử độc xảy ra trong bồn.
Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết
dính với nhau sau khi thành phần polymer được cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột
được chuyển đến nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn
về mặt môi trường và không độc hại.
- Ưu điểm :
+ Công nghệ đơn giản, chi phí không lớn;
+ Xử lý được CTR và lỏng; CTR sau xử lý bán thành phẩm;
+ Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng chất thải, tiết kiệm diện tích
làm bãi chôn lấp.
1.4.2 Phương pháp đốt:
- Đốt CTR là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất
thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là quá trình sử dụng
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 15
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
nhiệt để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro… đồng thời
giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Hay nói cách khác đốt CTR là giai đoạn
oxy hoá nhiệt đô cao với sự có mặt của oxy trong không khí trong đó có CTR độc
hại được chuyển hoá thành khí và CTR không cháy. Các chất khí được làm sạch
hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, CTR còn lại thì được mang đi
chôn lấp.
- Ưu điểm :

+ Xử lý triệt để các chất độc hại của chất thải đô thị;
+ Thu hồi năng lượng nhiệt để tái sử dụng vào mục đích quan trọng;
+ Hiệu quả xử lý cao đối với loại chất hữu cơ có vi trùng lây nhiễm như
chất thải y tế cũng như chất thải nguy hại khác.
- Nhược điểm :
+ Vốn đầu tư ban đầu cao hơn rất nhiều so với các phương pháp xử lý
khác và việc thiết kế lò đốt phức tạp đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao;
+ Đối với chất thải có hàm lượng ẩm cao, hay các thành phần không
cháy cao thì việc đốt rác không thuận lợi.
1.4.3 Phương pháp sinh học:
- Phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật, xử lý bằng
phương pháp này thực chất là một công nghệ khép kín. Chất thải rắn sinh hoạt sau
khi thu gom sẽ được băng tải để phân loại. Chất thải rắn hữu cơ được tách riêng sau
đó được nghiền nhỏ rồi đem ủ. Trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên
men sinh học kỵ khí và hiếu khí.
- Quá trình phân hủy sinh học sẽ sinh ra các loại khí sinh học trong đó có khí
metan. Ở những quy trình lâu năm khí metan có thể lên tới 60 - 65%. Còn tại quá
trình lên men hiếu khí CTR hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành phân vi sinh. Kết quả
cho thấy khi tiến hành xử lý CTR tại một số nhà máy ở Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy mỗi tấn CTR thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300
kg phân và vi sinh và 5m
3
khí sinh học. Những sản phẩm này sẽ được thu hồi và sử
dụng trong sản xuất.
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 16
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
- Có thể nói xử lý bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế hết
sức thuyết phục nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
+ Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn 2 – 3 lần bãi chôn lấp nhưng tính
tổng thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các bãi chôn lấp rất nhiều.

Nhà máy chỉ cần 20% diện tích bãi chôn lấp nên tiết kiệm được 80%
đất đai;
+ Sản xuất được lượng phân bón và nhiệt đáng kể để phục vụ đời sống.
Qua phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt cho thấy thành phần
CTR hữu cơ của thành phố chúng ta chiếm khoảng 55 – 60% là tỷ lệ
rất cao và thích hợp với phương pháp này. Theo các nhà chuyên môn
thì tiềm năng CTR để chế biến phân vi sinh và khí sinh học của chúng
ta là rất lớn. Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện nay thì dự kiến năm
2020 lượng CTR mà thành phố thải ra là 1.952.354 tấn/năm. Lượng
CTR này sẽ cho khoảng 3.619.600 m
3
khí sinh học mà mỗi m
3
khí sẽ
cho khoảng 1.27kWh điện và 5.600 kcal nhiệt trị.
1.4.4 Phương pháp chôn lấp:
- Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấp nhận
được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất
thải, tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hoá chất thải, việc thải bỏ phần chất
thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR.
- Ưu điểm :
+ Phù hợp với vùng có diện tích đất rộng;
+ Xử lý được tất cả các loại CTR kể cả CTR mà các phương pháp khác
không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được;
+ Sau khi đóng cửa BCL có có thể sử dụng với mục đích khác nhau
như: bãi giữ xe, sân chơi, công viên. Vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt
động BCL thấp hơn so với các phương pháp khác;
+ Thu hồi năng lượng từ khí gas.
- Nhược điểm :
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 17

Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
+ Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên đất còn khan hiếm;
+ Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác;
+ Có nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm do phát sinh khí CH
4
, H
2
S; + Phải
quan trắc chất lượng môi trường sau khi đóng cửa.
1.4.5 Phương pháp nhiệt phân:
So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân
với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than
tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dung làm nhiên liệu cho nhà máy
nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50
o
C) nên
tránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao.
1.5 Tình hình quản lý chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh:
1.5.1 Thực trạng phát thải chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Các khu đô thị tuy chỉ chiếm 33% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến
hơn 2 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 18% tổng lượng chất thải của cả nước).
Nguyên nhân chính là do số dân tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động
thương mại đa dạng và tốc độ đô thị hoá cao.
Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi
năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Nam. Trong các loại chất thải, chất
thải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất
là các cơ sở công nghiệp (với 130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm).
Theo thống kê, lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của cả
nước.

Báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM, khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt thu gom được trên địa bàn nhìn chung có sự gia tăng nhanh trong khoảng
thời gian 2000 - 2007.
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 18
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
Bảng 1.5: Tỷ lệ gia tăng CTRSH tại quận Thủ Đức từ năm 2000 – 2007.
Năm Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
Tỷ lệ gia tăng chất thải
hàng năm (%)
(Tấn/năm) (Tấn/ngày)
2000 1.172.958 3.214 10,01
2001 1.369.358 3.752 16,74
2002 1.568.477 4.297 14,54
2003 1.662.849 4.556 6,02
2004 1.763.866 4.833 6,07
2005 1.744.976 4.781 -1,07
2006 1.888.199 5.173 8,21
2007 1.954.236 5.354 3,50
(Nguồn: Sở tài nguyên & Môi trường, 2008)
1.5.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Tp. Hồ Chí Minh:
1.5.2.1 Lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại Tp. HCM:
Hiện nay trên địa bàn Tp. HCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu
gom chất thải rắn sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân
lập.
- Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ Công ích của các Quận. Hệ thống
này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom CTR chợ, CTR cơ
quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom CTR sinh
hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc
đưa thẳng tới bãi CTR. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị
để vận chuyển CTR trên địa bàn.

- Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom chất thải rắn, các
Nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom
dân lập chủ yếu thu gom CTR hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng
dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty
gia đình
(Nguồn: Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển, 2008).
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 19
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
Bảng 1.6: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện
của thành phố Hồ Chí Minh năm 2008.
STT Quận/Huyện Lao động thu công (người)
Công lập Dân lập
1 Quận 1 270 73
2 Quận 2 30 50
3 Quận 3 131 370
4 Quận 4 68 130
5 Quận 5 140 200
6 Quận 6 158 185
7 Quận 7 86 120
8 Quận 8 150 125
9 Quận 9 33 160
10 Quận 10 136 140
11 Quận 11 100 250
12 Quận 12 32 110
13 Quận Phú Nhuận 96 288
14
Quận Bình Thạnh
236 220
15
Quận Tân Bình

325 464
16 Quận Tân Phú 96 130
17
Quận Thủ Đức
32 115
18
Quận Bình Tân
120 95
19 Quận Gò Vấp 74 165
20
Huyện Hóc Môn
23 40
21
Huyện Nhà Bè
30 85
22
Huyện Bình Chánh
96 215
23
Huyện Củ Chi
60 50
24
Huyện Cần Giờ
19 -
Tổng cộng 2.541 3.780
(Nguồn: Thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, 2008)
SVTH: Phan Thị Kim Phượng 20

×