Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Quản Lý hoạt động kinh doanh Karaoke trên địa bàn quận Cầu giấy hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

TÊN HỌC PHẦN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
TÊN TIỂU LUẬN
Quản Lý hoạt động kinh doanh Karaoke
trên địa bàn quận Cầu giấy hiện nay

Chuyên ngành

: Quản lý văn hóa

Mã số

: 62310642

Tên giảng viên

: PGS.TS. Lương Hồng Quang

Tên NCS

: Hoàng Thị Bình

Hà Nội, 2016



2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Karaoke, vốn bản chất là một hoạt động văn hoá lành mạnh nhằm đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng, nhất là trong xã hội hiện đại
khi cuộc sống, công việc có nhiều áp lực thì việc được thư giãn, giải trí, được
vui vẻ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong những nhà hàng karaoke là
một lựa chọn thú vị. Karaoke một loại hình sinh hoạt văn hóa hiện đại tạo
thêm sự phong phú, đa dạng trong cuộc sống văn minh. Song, loại hình kinh
doanh dịch vụ này từ khi du nhập vào nước ta đã có một thời gian dài bị các
cơ sở kinh doanh lợi dụng biến thành nơi chứa chấp tệ nạn xã hội, gây bức
xúc trong dư luận và trở thành vấn đề quan tâm của nhiều đại biểu Quốc Hội.
Những hoạt động trá hình đó làm biến dạng, mất đi ý nghĩa ban đầu của
karaoke, thay vào đó mỗi khi nói đến karaoke người ta nghĩ ngay đó là chốn
ăn chơi dành cho những kẻ đua đòi, nơi chứa chấp tệ nạn, do đó, làm mất đi
một lựa chọn văn hóa có ích cho xã hội. Đỉnh điểm của những tệ nạn xã hội
núp bóng các nhà hàng karaoke, quán bar, vũ trường vào năm 2005. Trước
diễn biến tình hình phức tạp, các cơ quan quản lý đã thấy được những ảnh
hưởng, tác hại có tính dây chuyền của loại hình dịch vụ đầy nhạy cảm này đã
ban hành nhiều quyết định quản lý: Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar,
nhà hàng karaoke, vũ trường. Công văn số 1965/BVHTT-TTr chỉ đạo các Sở
Văn hóa-Thông tin các tỉnh, thành phố tạm ngừng cấp phép hành nghề
karaoke, vũ trường. Năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số
11/2006/NĐ-CP về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn
hóa công cộng. Mới đây nhất ngày 06 tháng 11 năm 2009 Chính phủ ban
hành Nghị định 103/2009/NĐ-CP kèm theo Quy chế hoạt động văn hóa và
kinh doanh văn hóa công cộng có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2010, thay
thế Nghị định số 11/2006/NĐ-CP. Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày



3

16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Quy định chi
tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh
dịch vụ văn hóa công cộng…
Với quyết tâm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh karaoke đi vào nề nếp
của các cơ quan quản lý nhà nước, trong thời gian qua, bước đầu đã ghi nhận
những kết quả khả quan, số nhà hàng kinh doanh karaoke đảm bảo quy định,
đầu tư lớn cho phòng hát với tiêu chí đẹp, lịch sự, chú trọng chất lượng dịch
vụ tăng lên, để làm ăn lâu dài nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke xác
định kinh doanh lành mạnh và nhiều karaoke gia đình, karaoke cùng nhau hát
được ra đời. Tuy nhiên, những vi phạm của một số cơ sở kinh doanh karaoke
hiện nay vẫn còn, không lộ liễu như trước mà tinh vi hơn, được bao bọc kỹ
lưỡng hơn và không ít trong số đó chưa chấp hành những quy định về tiêu
chuẩn kinh doanh karaoke.
Vậy, làm sao tăng được hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực này?
Đây là vấn đề mà tiểu luận “Quản Lý hoạt động kinh doanh Karaoke trên
địa bàn quận Cầu giấy hiện nay” sẽ nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn với mong
muốn góp phần nhỏ bé của mình đưa karaoke trở về với mô hình văn hóa lành
mạnh, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống; gợi ý một số giải pháp khả thi nhằm
góp thêm lời bàn về phương pháp, cách thức quản lý hoạt động kinh doanh
karaoke.


4

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KARAOKE
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY HIỆN NAY
1. Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh Karaoke trên địa bàn

quận Cầu Giấy hiện nay.
1.1. Số lượng nhà hàng karaoke
Theo số liệu của Phòng Văn hóa-Thông tin quận Cầu Giấy, số lượng
nhà hàng kinh doanh karaoke trên địa bàn quận có thay đổi nhưng không
nhiều trong giai đoạn từ năm 2005 đến 01/10/2010, bởi năm 2005 là năm thực
hiện Chỉ thị 17/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh
các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường và tạm
ngừng cấp giấy phép kinh doanh karaoke. Sau ngày 01/01/2010, khi việc cấp
giấy phép kinh doanh cho nhà hàng karaoke cho những tỉnh, thành phố đã phê
duyệt xong quy hoạch được khôi phục, Cầu Giấy là quận đã được duyệt quy
hoạch nên việc cấp giấy phép kinh doanh karaoke đã được bắt đầu thực hiện
trở lại và từ thời điểm đó đến nay số lượng nhà hàng karaoke có dấu hiệu tăng.
Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2011 quận Cầu Giấy có 92 nhà hàng
karaoke đang hoạt động và có 5 nhà hàng sắp hết hạn giấy phép kinh doanh.
Đối với những nhà hàng này sau khi kiểm tra nếu đảm bảo các quy định kinh
doanh sẽ cấp giấy phép kinh doanh tiếp. Trong 2 năm 2010 và 2011 có 2 nhà
hàng bị tịch thu giấy phép kinh doanh vì vi phạm quy chế.
1.2. Mức độ thu hút khách
Tại một số tuyến phố của phường Trung Hòa nơi tập trung nhiều quán
karaoke như đường Trần Duy Hưng, Nguyễn Thị Định, đường Nguyễn Ngọc
Vũ, lượng khách bình quân mỗi ngày lui tới những cơ sở này lên đến cả trăm
người. Thậm chí, vào những ngày lễ, tết, ngày nghỉ cuối tuần con số này còn
nhiều hơn và các quán thường xuyên “cháy” phòng hát, cung không đủ cầu.


5

Hiện nay, karaoke trở thành lựa chọn của nhiều người. Qua khảo sát,
chúng tôi thấy nổi bật lên một số điểm sau:
- Những loại hình giải trí thường được lựa chọn


- Mức độ thích hát karaoke

- Mức độ sử dụng dịch vụ hát karaoke


6

- Đối tượng sử dụng dịch vụ karaoke

- Độ tuổi của người đi hát karaoke tại các nhà hàng


7

- Mức thu nhập

Những số liệu này cũng giúp chúng ta hiểu được rằng cùng với sự phát
triển về kinh tế, giao lưu văn hóa trong nước và khu vực thì nhu cầu văn hóa,
giải trí của con người trong xã hội văn minh hiện đại tăng cao nhằm cân bằng
đời sống tâm lý, tình cảm với đời sống kinh tế đầy áp lực. Đây là quy luật tự
nhiên của xã hội và con người. Nắm bắt được quy luật này, nhiều nhà hàng đã
không ngần ngại đầu tư để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Ngoài việc xây dựng hệ thống phòng hát rộng, đẹp; trang trí ấn tượng, có
thêm không gian để khách thư giãn, trò chuyện cùng bạn bè; phong cách phục
vụ của đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo, lịch sự chủ nhân các quán karaoke
còn trang bị hệ thống mic, âm ly, loa, máy vi tính chọn bài nhanh, hiện đại để
chiều khách. Một số cơ sở kinh doanh karaoke hiện đại, sang trọng như BarKaraoke Queen Star, Monaza, X-men Club,..với các phòng hát đạt tiêu chuẩn,
phong cách mới lạ, đầu tư kỹ lưỡng đến từng chi tiết, chú trọng chất lượng
phục vụ. Đây đang là hướng đầu tư của nhiều cơ sở kinh doanh nhằm thu hút

khách. Tuy nhiên, vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng
của hầu hết các nhà hàng kinh doanh karaoke có quy mô lớn hiện nay theo
hướng chuyên nghiệp thì theo tôi còn nhiều vấn đề phải bàn, cần phải có sự
đào tạo, bồi dưỡng, nhận thức, thay đổi.


8

Ở những nhà hàng karaoke sang trọng giá thuê phòng khá cao. Vào
những ngày thường giá cho phòng nhỏ nhất có sức chứa khoảng 10 người là
200 ngàn/tiếng; phòng có sức chứa khoảng 50 người, rộng khoảng 45m 2 giá
thuê 1.300 ngàn/tiếng; phòng rộng khoảng 30m2, giá 500 ngàn/tiếng. Những
ngày lễ, tết, dịp cuối tuần, cuối năm giá cao hơn ngày thường từ 100-200 ngàn
thậm chí như sau tết 2012 vừa qua các nhà hàng karaoke “cháy” phòng dẫn
đến việc giá thuê phòng hát bị đẩy lên tăng gấp đôi giá thường ngày. Nếu
khách hàng mang đồ uống hoặc đồ ăn vào, nhà hàng tính phí 30%. Tất cả đồ
ăn, đồ uống ở đây được bán giá cao hơn giá ngoài thị trường (nhỏ như gói
bim bim giá cao hơn 5-7 ngàn, đến chai rượu ngoại chênh lệch khoảng vài
trăm ngàn).
Bên cạnh đó, một số nhà hàng kinh doanh karaoke chưa được đầu tư kỹ
lưỡng, chất lượng phòng hát không tốt bằng các cơ sở hiện đại khác nhưng
vẫn thu hút được số khách hàng đáng kể vì nhà hàng đó đáp ứng được một số
nhu cầu của khách bình dân như: giá thuê phòng hát rẻ, cho mang đồ uống
đến phòng hát không thu phí, nếu là sinh viên muốn tổ chức sinh nhật đều có
thể mang đồ ăn, uống vào phòng hát... Một số nhà hàng khác thì có thêm việc
đáp ứng yêu cầu hát có “chân dài” hay các em gái trẻ phục vụ, khách đưa ra
yêu cầu với nhân viên, khoảng 15 phút sau các em sẽ có mặt. Ví dụ như
karaoke T.. số 24.. đường Nguyễn Ngọc Vũ, qua quan sát thấy ở quán này có
việc xe máy chở 3-4 em ăn mặc “mát mẻ” hết cỡ, trang điểm lòe loẹt, đầu tóc
xanh đỏ đến phục vụ khi có khách yêu cầu. (Vào ngày 15,20/9/2011 khoảng

2h30 chiều, khi tác giả thực hiện điều tra khảo sát trên tuyến đường này thì
thấy 2 chiếc xe máy trở 4 em gái vào quán, khi tác giả định chụp ảnh thì bị
nhân viên bảo vệ phát hiện và đuổi với thái độ tức giận).
Qua đó thấy rằng, để thu hút khách hàng, các nhà hàng karaoke hiện
nay quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang bị màn hình, âm thanh, ánh sáng


9

đẹp, hiện đại và đi kèm chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu hát lành mạnh
của khách hàng. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhà hàng có những dịch vụ
không lành mạnh, tuy không lộ liễu như trước nhưng vẫn là những vấn đề gây
bức xúc cho dư luận xã hội, đặc biệt làm ảnh hưởng tới người dân sống xung
quanh khu vực.
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh karaoke ở quận Cầu Giấy
Theo dõi sâu hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn quận Cầu Giấy
hiện nay, chúng ta thấy đang có một xu hướng kinh doanh theo chiều hướng
tích cực. Có thể nói đây là dấu hiệu đáng mừng vì nó hợp với xu thế phát
triển, nhận thức mới của con người và xã hội hiện đại. Nhiều cơ sở kinh
doanh karaoke nghiêm cấm nhân viên “gọi gái” cho khách và tuyệt đối không
được cho khách sử dụng phòng hát làm nơi sử dụng chất ma túy, mại dâm. Để
có một sự chuyển biến về nhận thức của các cơ sở kinh doanh karaoke như
hiện nay là sự quyết liệt của cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
các kinh doanh hoạt động văn hóa công cộng.
Song bên cạnh những mặt tích cực, những chuyển biến mới của một số
nhà hàng kinh doanh karaoke thì dịch vụ giải trí karaoke vẫn còn gây không ít
phiền toái cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Nhiều tuyến phố vốn ít người
biết đến, nay được biết đến với cái tên "phố karaoke" như: Nguyễn Chí
Thanh, Trần Duy Hưng, Nguyễn Ngọc Vũ, …Đơn cử như trên đoạn đường
Trần Duy Hưng (Phường Trung Hòa-Quận Cầu Giấy), với chiều dài chưa đầy

1km đã có 6 cơ sở kinh doanh karaoke. Hay đường Nguyễn Thị Định
(Phường Trung Hòa-Quận Cầu Giấy) khoảng 10m đầu đường đã có tới 4 nhà
hàng karaoke san sát cạnh nhau. Qua cầu Trung Hòa là đường Nguyễn Chí
Thanh, tập trung ở điểm đầu cầu có 4 nhà hàng karaoke nơi nhiều năm nay là
điểm nóng về hoạt động cung cấp “gái gọi” phục vụ cho các điểm kinh doanh
karaoke, nhà nghỉ, hoạt động công khai, nhộn nhịp. Hàng tối, thậm chí ban


10

ngày, không khó khăn lắm để thấy cảnh tấp nập ở đây. Trước cửa nhà hàng
karaoke N.A, Y.N những cô gái trẻ khoảng 17-20 tuổi, trang điểm lòe loẹt, ăn
mặc “thiếu vải” cùng với đội ngũ xe ôm cũng là những thanh niên cùng chạc
tuổi lai 3,4 cô trên một chiếc xe máy đến những điểm khách yêu cầu. Hoạt
động công khai của mấy nhà hàng karaoke ở đây gây nhiều bức xúc trong dư
luận, đặc biệt là những người dân sống quanh khu vực này.
Một vài điểm kinh doanh karaoke vì hám lợi còn phục vụ cho giới ăn
chơi thác loạn, bay lắc, sử dụng ma túy, mại dâm, do lợi nhuận thu về từ hoat
động trá hình này mà tệ nạn này vẫn tồn tại, gây bức xúc cho nhân dân cũng
như tiềm ẩn nguy cơ tội phạm cho xã hội. Vụ việc được dư luận xã hội và
nhân dân trên địa bàn quận Cầu Giấy quân tâm trong năm 2011 vừa qua là vụ
việc tại nhà hàng karaoke số 3 tổ 54 phường Dịch Vọng Hậu, lực lượng chức
năng bắt quả tang 10 đối tượng đang sử dụng thuốc lắc. Và mới đây nhất, vào
lúc 3h sáng ngày 16/12/2011, hơn 50 cán bộ, chiến sĩ Công an quận Cầu Giấy
phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy-Công an thành phố
Hà Nội, đã bất ngờ “đột kích” quán karaoke Pyramid, ở 207 Hoàng Quốc Việt
(Cầu Giấy, Hà Nội). Có 49 nam, nữ thanh niên đang quay cuồng trong tiếng
nhạc mạnh. Cơ quan chức năng thu giữ tại 3 phòng hát hàng chục viên "thuốc
lắc", ma túy và ketamine (Nguồn: Báo điện tử WWW.anninhthudo.vn).
Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, 23h là thời điểm

các quán phải tuân thủ quy định đóng cửa. Thế nhưng bằng nhiều cách, hoặc
lén lút, hoặc công khai, những cơ sở này vẫn hoạt động bất chấp các quy định
của pháp luật. Vì vậy, những lo ngại trước những biến tướng của các loại hình
văn hóa-giải trí như karaoke không phải không có lý. Vẫn những hình thức cũ
diễn lại, chỉ khác là các cơ sở ăn chơi này được đầu tư hiện đại hơn, quy mô
hơn, chặt chẽ hơn đồng nghĩa với đó là giá cả khi vào đây cũng cao hơn.


11

Gần đây trên địa bàn Hà Nội, số nhà hàng karaoke được đặt tên
“Karaoke gia đình” hoạt động lành mạnh, đảm bảo không tệ nạn có chiều
hướng gia tăng, nhưng vẫn có những vi phạm phổ biến như: bán rượu, bia và
có khách uống rượu, bia trong khi hát; cửa phòng kín; hoạt động sau 23h…có
vi phạm khó kiểm soát nhưng có những vi phạm kiểm soát được, song các
nhà quản lý vì lý do nào đó vẫn chưa xử lý. Một khó khăn nữa trong kiểm
soát vi phạm là rất nhiều nhà hàng karaoke không chỉ đăng ký kinh doanh
riêng karaoke mà kèm theo tổ hợp là bar, café, karaoke hay restaurant, bar,
karaoke hoặc bar, karaoke, fasst food… Như vậy, không thể kiểm soát được
việc bán rượu, bia và uống rượu bia trong khi hát, bởi nhà hàng, quán bar là
nơi bán đồ uống mà đồ uống không phải chỉ có sinh tố, nước hoa quả, cafe và
cũng không có khách nào, nhất là phái nam đến nhà hàng, quán bar, hát mà lại
ngồi nhâm nhi café, nước hoa quả. Có rượu, bia thì giọng hát mới ngọt hơn,
có khí thế, tạo hưng phấn để hát hay hơn…
Những sự việc trên cho thấy quản lý dịch vụ karaoke để ngăn ngừa
những hoạt động thiếu lành mạnh, biến tướng vẫn là vấn đề cần được các cấp,
các ngành quan tâm.
Đặc biệt, sau 4 năm tạm ngừng cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh và giấy phép kinh doanh karaoke trên cả nước thực hiện theo Chỉ thị
17/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động

tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường, thị trường kinh doanh
karaoke lại sôi động hơn với việc rao bán giấy phép kinh doanh karaoke tràn
lan trên mạng Internet gây không ít khó khăn cho các nhà quản lý. Hiện nay
việc tiếp tục cấp giấy phép cho dịch vụ karaoke được cơ quan chức năng khôi
phục lại từ ngày 01/01/2010 cho những tỉnh, thành phố đã phê duyệt quy
hoạch karaoke theo quy định. Quyết định này nhận được sự đồng tình lớn
trong dư luận xã hội. Tuy nhiên, do tính nhạy cảm của loại hình kinh doanh


12

dịch vụ này thì những biến tướng của nhiều cơ sở kinh doanh karaoke ngày
một tinh vi, nghiêm trọng, phức tạp hơn, cần sự quản lý chặt chẽ, tăng cường
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm nghiêm minh hơn nữa của các cơ quan quản
lý. Đúng như nhận định của ông Trần Minh Chính-Phó Cục trưởng Cục Văn
hoá cơ sở-bàn về vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên báo điện
tử Toquoc.gov.vn “Bản thân loại hình giải trí văn hoá nghệ thuật này không
có lỗi. Vấn đề là chúng ta đã “xài” sản phẩm này như thế nào”.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
karaoke trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay
2.2.1. Chủ thể quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn
quận Cầu Giấy-Phòng Văn hóa-Thông tin Quận
Quản lý hoạt động kinh doanh karaoke được nhìn nhận trên phương
diện phân cấp quản lý hành chính và quản lý theo chuyên môn. Do vậy, chủ
thể quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện
nay là Phòng Văn hóa-Thông tin, được phân cấp quản lý các hoạt động văn
hóa trên địa bàn quận.
Cơ cấu tổ chức
Phòng Văn hóa-Thông tin quận Cầu Giấy hoạt động theo căn cứ Quyết
định số 92/2001/QĐ-UB ngày 23 tháng 10 năm 2001 của Ủy ban nhân dân

thành phố Hà Nội về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các phòng
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện. Theo Quyết định số
2987/QĐ-UB ngay 18 tháng 11 năm 2004 của Ủy ban nhân dân quận Cầu
Giấy về việc ban hành quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy,
phòng Văn hóa-Thông tin làm việc theo quy chế quy định về chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.
Phòng Văn hóa-Thông tin quận Cầu Giấy hiện có 10 cán bộ, công chức
do 01 trưởng phòng phụ trách, 01 phó trưởng phòng và 8 cán bộ, chuyên viên.


13

- Trưởng phòng là người lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của
phòng Văn hóa-Thông tin. Phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân
quận, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch về quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình
trên địa bàn quận.
- Phó phòng là người giúp việc cho trưởng phòng phân công phụ trách,
chỉ đạo một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về
những nhiệm vụ được phân công, đồng thời thay mặt trưởng phòng chỉ đạo
những công việc của phòng khi trưởng phòng vắng mặt.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
* Chức năng
Phòng Văn hóa-Thông tin quận Cầu Giấy là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban Nhân dân quận, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban
Nhân dân quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp
vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Phòng Văn hóa-Thông tin có chức
năng giúp Ủy ban Nhân dận quận trực tiếp quản lý nhà nước đối với mọi hoạt
động liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao theo thẩm quyền được
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phân cấp, đảm bảo đúng chủ trương,

chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Ủy ban Nhân
dân quận, thành phố.
* Nhiệm vụ
+ Xây dựng tổng hợp kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa và thể dục, thể
thao trên địa bàn quận, theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch đó.
+ Giúp Ủy ban Nhân dân quận quản lý, phối hợp điều hành, hướng dẫn,
kiểm tra nội dung các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao trên địa bàn quận
như: quản lý công tác xuất bản, biển quảng cáo, kinh doanh văn hóa phẩm,
dịch vụ văn hóa… xét và kiến nghị với Ủy ban Nhân dân quận để cấp, đổi


14

hoặc thu hồi giấy phép hành nghề, kinh doanh văn hóa phẩm, dịch vụ văn hóa
xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên làm công tác văn hóa
và thể dục, thể thao cho các ngành, các cơ sở cấp xã, phường.
+ Thường trực Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” cùng các đoàn thể vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, xây
dựng con người mới, chống mê tín dị đoan, chống chiến tranh tâm lý của địch
và tệ nạn xã hội.
+ Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn quận thực
hiện pháp luật Nhà nước và những quy định của ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đối với các hoạt động: Văn hóa nghệ thuật, giáo dục truyền thống,
thông tin cổ động, thư viện, câu lạc bộ, lễ hội, cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa”, bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử, kinh
doanh dịch vụ văn hóa, nội dung hoạt động của đài truyền thanh, trạm tin
phường và hoạt động thể dục, thể thao…
+ Phát hiện những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý hoạt động
văn hóa, thể dục, thể thao ở địa phương, báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ủy

ban Nhân dân quận và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Quyền hạn
+ Triệu tập các cuộc họp với đại diện của các phường, các phòng, ban,
ngành, đoàn thể của quận, các cơ quan, đơn vị của trung ương và thành phố
đóng trên địa bàn quận có liên quan đến hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao
để triển khai chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về
lĩnh vực chuyên môn do phòng quản lý.
+ Ra các văn bản giao dịch, văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ
thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng.


15

+ Giải quyết, xử lý những vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền do Ủy ban
Nhân dân quận phân công và do pháp luật quy định.
+ Thẩm định hồ sơ, đề xuất với Ủy ban Nhân dân quận để cấp mới, đổi
và thu hồi giấy phép hành nghề cho những hoạt động văn hóa và dịch vụ văn
hóa theo quy định.
+ Tham gia các ban chỉ đạo theo quyết định của Ủy ban Nhân dân quận
và được tham dự các cuộc họp của ngành, các cấp có liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ của phòng Văn hóa-Thông tin.
+ Đề xuất với Ủy ban nhân dân quận khen thưởng hoặc xử lý vi phạm
đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn quạn theo thẩm quyền.
+ Ngoài những quyềnhạn trên, phòng Văn hóa-Thông tin có thể được
Ủy ban Nhân dân quận giao cho theo tính chất công việc trong từng thời kỳ
hoặc công tác phát sinh có liên quan đến chức năng của phòng.
2.2.2. Công cụ quản lý hoạt động kinh doanh karaoke
Theo dõi các diễn đàn viết về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web, có thể thấy rõ những
ý kiến, nhận định về loại hình giải trí này với bản chất lành mạnh, phù hợp

với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nó là loại hình giải trí dễ bị các tệ nạn xã
hội giả danh núp bóng và hấu hết các ý kiến đều cho rằng không phải vì chưa
có biện pháp quản lý hiệu quả để hạn chế tiêu cực mà cấm loại hình sinh hoạt
văn hóa này. Nhu cầu của xã hội đã đặt ra cho các nhà quản lý văn hóa cần
tìm ra cách thức quản lý karaoke tốt nhất. Các công cụ quản lý được ban hành
trong đó có các văn bản quy phạm pháp luật-đây được coi là công cụ quản lý
hữu hiệu nhất như:
- Chỉ thị số 17/2005-CT-TTg ngày 25/5/2005 về việc chấn chỉnh các
hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường.


16

- Luật Thương mại số 36/2005/QH10 do Quốc hội thông qua ngày
14/06/2005.
- Luật Doanh Nghiệp của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Ngày 06 tháng 11 năm 2009 Chính phủ ban hành Nghị định
103/2009/NĐ-CP kèm theo Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh văn
hóa công cộng có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2010, thay thế Nghị định số
11/2006/NĐ-CP.
- Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2009 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Quy định chi tiết thi hành một số quy định
tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
- Thông tư số 54/2006/TT-BVHTT hướng dẫn quy hoạch nhà hàng
karaoke, vũ trường.
- Chỉ thị 215/CT-BVHTTDL về thực hiện Nghị định 103/2009/NĐ-CP
ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công
cộng do Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
- Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ

quy định điều kiện an toàn trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có
điều kiện.
- Nghị định số 75/2010/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt
động văn hóa có hiệu lực từ ngày 01/9/2010.
- Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL quy định chi tiết thi hành một số
quy định tại Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
- Quyết định số 52/2008 ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban Nhân
dân Thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực
kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.


17

Các văn bản pháp lý này là công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động kinh
doanh karaoke hiện nay trên địa bàn quận Cầu Giấy.
2.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh karaoke trên địa bàn quận Cầu Giấy
Trên cơ sở các văn bản quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh
karaoke, đặc biệt ngay sau khi Nghị định 103 được ban hành và có hiệu lực Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kịp thời ban hành công văn số 1433/KHSVHTTDL ngày 29/7/2011 về việc thực hiện kiểm tra công tác quản lý Nhà
nước của UBND quận, huyện đối với hoạt động karaoke, biểu diễn nghệ thuật
trong các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố. Quận Cầu Giấy cũng như các
quận, huyện khác triển khai công tác quán triệt, phổ biến nội dung Nghị định
103/2009/NĐ-CP tới tất cả các đơn vị, ngành, đoàn thể thuộc quận và tới 100%
các phường trên địa bàn quận. Thường xuyên chỉ đạo đài truyền thanh các
phường tăng cường công tác phát thanh, tuyên truyền các văn bản, quy định của
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke với tổng số 1512 buổi.
Phòng Văn hóa-Thông tin đã phối hợp với Phòng Kinh tế và Ủy ban
Nhân dân các Phường triển khai rà soát, thống kê toàn bộ các cơ sở kinh

doanh karaoke. Đồng thời tổ chức họp mời tất cả các chủ kinh doanh karaoke
đến phổ biến nội dung các quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh
karaoke và tổ chức ký cam kết chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà
nước về hoạt động kinh doanh karaoke.
Cấp duyệt và kiểm tra giấy phép kinh doanh karaoke
Hiện nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy có 92 cơ sở đang kinh doanh
karaoke, trong năm 2011, cấp mới 8 cơ sở, chuyển địa điểm 02 cơ sở, bổ sung
phòng 01 cơ sở, trong quá trình hoạt động có 02 cơ sở bị thu hồi giấy phép
kinh doanh, có 5 cơ sở hết hạn giấy phép kinh doanh nhưng chưa tiếp tục xin
gia hạn.


18

Việc cấp giấy phép, gia hạn, đổi giấy phép kinh doanh karaoke trên địa
bàn quận Cầu Giấy được thực hiện theo phân cấp của Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội quy định tại Quyết định số 52/2008 ngày 16 tháng 12 năm
2008 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản lý nhà
nước một số lĩnh vực kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo mục
1.3. Quản lý các hoạt động văn hóa. Văn bản này nêu rõ:
- Thành phố quản lý cấp phép biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, triển
lãm; vũ trường; tổ chức lễ hội cấp thành phố.
- Quận, huyện quản lý cấp giấy phép hoạt động kinh doanh karaoke,
băng đĩa hình; tổ chức lễ hội quy mô quận, huyện.
Trong gần 3 năm (từ năm 2008 đến năm 2011), Phòng Văn hóa-Thông
tin quận Cầu Giấy đã xác nhận, cấp mới, cấp đổi và gia hạn cho gần hai ngàn
lượt giấy phép dịch vụ văn hóa (trong đó karaoke gần 800 lượt giấy phép).
Như đã trình bày ở trên, từ năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị số 17 về việc chấn chỉnh hoạt động kinh doanh karraoke và tạm
ngừng cấp giấy phép kinh doanh. Đến 01.10. 2010 việc cấp mới giấy phép

được khôi phục trở lại thì đối với quận Cầu Giấy các thủ tục đã được thực
hiện theo đúng quy định và trình tự hướng dẫn. Tuy nhiên, trong quá trình
thẩm định để quyết định cấp giấy phép kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể
hay công ty thì theo những gì phân tích ở trên là căn cứ xác đáng cho phép
chúng ta nhận định rằng còn có việc nể nang, xuê xoa của cơ quan quản lý với
cơ sở kinh doanh karaoke nên vẫn tồn tại phổ biến những sai phạm về điều
kiện kinh doanh karaoke như: diện tích phòng không đảm bảo, khoảng cách
từ cơ sở kinh doanh karaoke tới các cơ quan hành chính, trường học, chùa
chiền..., cửa phòng hát không phải là cửa kính...
Trong thực tế hiện nay có dịch vụ làm hồ sơ và xin cấp giấy phép kinh
doanh karaoke với lệ phí là vài triệu đồng không kể chi phí cho “xử lý” những


19

việc do chưa đảm bảo điều kiện kinh doanh của nhà hàng. Không khó tìm
những đối tượng “cò” này, chỉ cần gõ vài chữ vào google kết quả cho đến vài
trăm, người có nhu cầu chỉ việc lựa chọn và gọi điện thoại.
Vậy, chúng ta thấy rất rõ những tiêu cực trong quá trình thẩm định hồ sơ,
quá trình hoàn thiện hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh karaoke vẫn đang tồn tại.
Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh karaoke.
Thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý góp
phần hoàn thiện cơ chế quản lý.
Quận Cầu Giấy xác định công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công
tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa.
Từ khi chỉ thị 814/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Ủy ban
Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo liên ngành
814 thành phố do Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố làm trưởng ban;
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố làm phó ban thường

trực; Công an, phòng Nội vụ Lao động Thương binh và Xã hội làm phó ban;
phòng, ban chuyên môn, Mặt trận tổ quốc và các đòan thể làm thành viên.
Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo
của Trung ương, tỉnh, thành phố đến phường, xã và từng địa bàn dân cư. Đồng
thời quyết định thành lập Đội kiểm tra liên ngành 814 được thành lập theo Quyết
định số 08/2005/QĐ-UB ngày 14 tháng 01 năm 2005 của Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội. Thành viên là cán bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Sở Lao động-Thương binh xã hội, Công an Thành phố, Chi cục quản lý thị
trường. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm quản lý, điều hành
hoạt động của đội kiểm tra liên ngành 814 và báo cáo kết quả hoạt động.
Đội kiểm tra 814 có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên và đột xuất các tổ
chức, cá nhân hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn toàn Thành


20

phố Hà Nội nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, góp phần bài trừ các
văn hóa phẩm độc hại và một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Kiến nghị các
cấp thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp
luật do Đội kiểm tra 814 lập biên bản.
Tuy nhiên, do thành viên của đội thuộc các Bộ, ngành khác nhau nên
việc tập hợp đội để đi kiểm tra nhiều khi gặp một số khó khăn vì thành viên
đó còn có công việc riêng liên quan ở cơ quan đang công tác. Lực lượng kiểm
tra mỏng, không có nghiệp vụ và thiếu phương tiện chuyên dùng, đa số làm
việc kiêm nhiệm nên công tác thanh tra, kiểm tra không thường xuyên, liên
tục. Bên cạnh đó đội thanh tra 814 không chỉ thanh tra, kiểm tra karaoke mà
kiểm tra, thanh tra các hoạt động văn hóa, các dịch vụ văn hóa nên số buổi
thanh tra, kiểm tra các nhà hàng kinh doanh karaoke không nhiều vì thế
không thể kiểm soát được hết những sai phạm.

Phòng Văn hóa-Thông tin cấp quận, huyện không có chức danh hay
người làm công tác thanh tra, kiểm tra chuyên trách. Tuy nhiên, với nhiệm vụ
của phòng Văn hóa-Thông tin cấp quận có trách nhiệm quản lý các hoạt động
văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn. Phòng Văn hóa-Thông tin quận Cầu
Giấy đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân quận thành lập Tổ kiểm tra liên
ngành của quận, phối hợp với các lực lượng như công an, quản lý thị trường
và Ủy ban Nhân dân phường kiểm tra, nhắc nhở và xử lý vi phạm.
Bên cạnh những kết quả và những nỗ lực của lực lượng làm công tác
thanh tra, kiểm tra cũng như của đội ngũ những người làm công tác quản lý
văn hóa quận, các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy vẫn tồn tại hiện tượng
tiêu cực như:
- Một số cơ sở kinh doanh karaoke biết trước ngày, giờ đoàn sẽ tiến
hành thanh tra để chủ động tránh vi phạm, hoặc đoàn kiểm tra tiến hành kiểm


21

tra ở đầu tuyến phố thì ngay lập tức các nhà hàng đã kịp thông tin cho nhau để
né tránh và thu dọn, ứng phó với đoàn kiểm tra.
- Có chủ cơ sở nhạy bén, tinh vi hơn đã tìm hiểu, nắm bắt quy luật của
các đoàn kiểm tra là thường tập kết vào ban đêm và tại một trụ sở nhất định
nên đã cho “đàn em” bám sát theo đoàn kiểm tra và thông tin cho chủ bằng
điện thoại di động. Nếu kiểm tra đúng vào địa bàn hoạt động thì sẽ đối phó
bằng cách tẩu tán tiếp viên hay đóng cửa, tắt đèn mặc dù bên trong vẫn hoạt
động. Với cách đối phó như trên, chủ quán an tâm kinh doanh mà không sợ bị
phát hiện.
- Ngoài ra, một số quán karaoke hoạt động trá hình còn sử dụng nhiều
phương thức khác nữa để tồn tại bằng cách “đi cửa sau” để được thông báo
trước kế hoạch, lịch trình, ngày, giờ… nên khi đoàn đến kiểm tra thường thấy
nhà hàng hoạt động rất nề nếp. Nếu có, thì chỉ là các lỗi mang tính chiếu lệ

như: âm thanh, ánh sáng,…
- Một số chủ kinh doanh karaoke dựa vào thế lực bao che, khi đoàn
kiểm tra đến làm nhiệm vụ đã có thái độ xem thường bằng cách điện thoại
“cầu cứu”. Và đã có những lúc đội kiểm tra phải trả lại số tang vật đã thu hồi
và rút lui nhanh.
Một khó khăn nữa của công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh
doanh karaoke đó là nhiều cơ quan cùng thực hiện chức năng thanh tra, kiểm
tra (đội, tổ thanh tra chuyên ngành như: công an, quản lý thị trường, thanh tra
văn hóa, anh ninh văn hóa,...). Chưa có sự phân định rõ ràng nhiệm vụ giữa
các đội, tổ thanh tra này nên dẫn đến tình trạng có cơ sở kinh doanh bị phạt
vài lần cùng một lỗi vì trong cùng ngày có nhiều đoàn đến kiểm tra gây khó
khăn cho người kinh doanh và gây những hiểu lầm không tốt về lực lượng
kiểm tra.


22

Bên cạnh đó việc thiếu các thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác
kiểm tra (máy đo cường độ ánh sáng, máy đo cường độ âm thanh, xe chuyên
dùng, áo chống đạn...) chưa được trang bị nên trong hoạt động thanh tra, kiểm
tra còn gặp không ít khó khăn.
Karaoke là một loại hình văn hoá khá nhạy cảm nên có thể dễ dàng
biến tướng từ trạng thái có văn hoá sang phi văn hoá. Với những hình thức
hoạt động tinh vi, thêm vào sự dung túng, bao che từ một bộ phận nhỏ cán bộ
đã làm cho việc quản lý nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động
kinh doanh karaoke gặp rất nhiều trở ngại.
2.3. Đánh giá chung về quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên
địa bàn quận Cầu Giấy
2.3.1. Kết quả đạt được
- Karaoke là sản phẩm giải trí của xã hội văn minh, hiện đại tạo thêm

sân chơi mới cho xã hội, đặc biệt tầng lớp thanh niên; góp phần nâng cao
nhận thức giá trị thẩm mỹ cho xã hội qua các tác phẩm âm nhạc; là sợi dây
gắn kết bạn bè, đồng nghiệp, người thân; giải tỏa căng thẳng, làm tinh thần
sảng khoái, nhân lên niềm vui cho người hát. Đồng thời kinh doanh karaoke
giải quyết việc làm và thu nhập cho đông đảo lực lượng lao động xã hội. Hoạt
động karaoke đã góp phần quan trọng làm phong phú thêm đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân. Việc các dịch vụ văn hóa nói chung và dịch vụ
karaoke nói riêng trên địa bàn quận Cầu Giấy phát triển nhanh trong thời gian
qua thể hiện cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Cầu Giấy là quận tập trung đông dân cư với nhiều thành phần khác
nhau lại đang trong quá trình phát triển, đô thị hóa, có tốc độ phát triển mạnh
về kinh tế, văn hóa xã hội thì sự phát triển của các dịch vụ karaoke văn hóa
theo xu hướng lành mạnh hóa với hình thức karaoke gia đình quy mô nhỏ và


23

vừa hoặc thành tổ hợp kinh doanh phục vụ nhu cầu giải trí của xã hội ngày
một gia tăng. Điều này cho thấy công tác quản lý hoạt động kinh doanh
karaoke bước đầu có kết quả và ghi nhận sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà
nước về văn hóa ở quận Cầu Giấy.
- Các văn bản quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa nói chung và
karaoke nói riêng được ban hành tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý
dịch vụ karaoke tốt hơn. Những văn bản pháp quy này đều có những điều
khoản chặt chẽ, cụ thể xác định trách nhiệm của chủ thể quản lý và đối tượng
của quản lý kèm theo là những điều khoản quy định rõ việc nhà nước cho
phép cái gì được làm và cái gì cấm làm. Đó là những quy định bắt buộc mọi
đối tượng phải thực hiện đúng và nghiêm túc.
- Cấp mới, gia hạn giấy phép kinh doanh karaoke được thực hiện theo

đúng trình tự và thủ tục quy định.
- Đã có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng của Quận
như: Công an, phòng kinh tế và các Ủy ban Nhân dân Phường, đặc biệt là sự
hỗ trợ của của phòng Quản lý văn hóa, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; phòng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội của Công an Thành
phố trong công tác cấp phép cũng như kiểm tra xử lý vi phạm. Phòng Văn
hóa-Thông tin thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke hiện
nay ở quận Cầu Giấy nói riêng cũng như các quận, huyện khác trên địa bàn
Thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn, vướng mắc. Đó
là chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước với
công tác phát triển sự nghiệp văn hóa dẫn tới sự lẫn lộn và chồng chéo trong
quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động tại địa bàn, làm giảm hiệu
lực quản lý. Điều này rất dễ nhận thấy ở cấp quận, huyện chỉ có 01 cán bộ


24

phụ trách chung công tác quản lý văn hóa. Cấp xã, phường có 01 cán bộ văn
hóa-xã hội cùng lúc họ phải đảm đương nhiều công việc khác nhau: Tuyên
truyền (phát thanh, trang trí, cổ động...), các hoạt động văn hóa, thể dục thể
thao,... phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, thành phố, quận,
phường. Chính tình trạng một người phải làm một lúc quá nhiều việc nên việc
quản lý, kịp thời kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh karaoke trên
địa bàn nhiều khi, có lúc, có nơi bị buông lỏng.
- Các văn bản quản lý được ban hành nhưng khi áp dụng vào thực tiễn
còn bộc lộ những thiếu sót, bất cập, chưa theo kịp nhịp độ phát triển phong
phú, đa dạng của cuộc sống. Nhiều điều còn chưa rõ ràng nên khi triển khai
gây tranh cãi, thiếu thống nhất trong quản lý.

- Nhiều người dân chưa biết, hiểu về các quy định trong hoạt động kinh
doanh karaoke nên không biết được quyền lợi của mình.
- Bên cạnh những nhà hàng kinh doanh karaoke lành mạnh gia tăng thì
trên địa bàn quận vẫn tồn tại những nhà hàng vi phạm quy định về điều kiện
kinh doanh, thậm chí có những nhà hàng chứa chấp, tiếp tay cho tệ nạn xã hội.
Một số cơ sở kinh doanh trá hình gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý.
- Còn có sự nể nang, bao che và nương nhẹ của cơ quan quản lý cho
những vi phạm của các cơ sở kinh doanh karaoke.
- Chưa có danh mục các bài hát cấm lưu hành, phổ biến và danh mục
các bài hát chưa được phép lưu hành, phổ biến nên cả cơ quan quản lý và
người kinh doanh gặp khó khăn trong việc xác định vi phạm.
- Hoạt động thẩm định cấp, đổi, gia hạn giấy phép kinh doanh tuy làm
đúng trình tự và thủ tục nhưng vẫn còn tiêu cực tạo cơ hội cho các đối tượng
“cò” hoạt động.
- Sự phân công trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng tham gia thanh
tra, kiểm tra chưa rõ ràng nhiều khi gây khó khăn, phiền hà cho người kinh


25

doanh và có trường hợp trong thời gian ngắn một cơ sở kinh doanh bị nhiều
đoàn kiểm tra.
- Lực lượng kiểm tra mỏng, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác
kiểm tra, thẩm định điều kiện hoạt động kinh doanh karaoke còn thiếu như
chưa có máy đo cường độ ánh sáng, âm thanh...
3. Giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh Karaoke trên địa bàn
quận Cầu Giấy
3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh karaoke
Như đã trình bày, một số quy định tại Nghị định 103 và trong một số

văn bản khác liên quan còn thể hiện sự thiếu chặt chẽ. Để nâng cao hiệu quả
quản lý của các văn bản này cần:
- Một số quy định cần được điều chỉnh như: Tại khoản 4 Điều 32 Nghị
định 103 quy định không bán hoặc để khách uống rượu trong phòng hát
karaoke, và tại Điều 22 Nghị định 75 quy định mức xử phạt đối với việc bán
rượu tại phòng karaoke dẫn đến việc “lách luật” của các cơ sở kinh doanh
karaoke cho rằng chỉ có hành vi bán rượu và uống rượu tại trong phòng hát
karaoke mới bị coi là vi phạm, còn bán rượu ngoài phòng karaoke là không vi
phạm nên dẫn tới tình trạng các nhà hàng karaoke công khai bày bán rượu ở
nơi khác tại nhà hàng.
Hay tình trạng chủ các cơ sở kinh doanh karaoke không biết và chưa
được cung cấp danh mục các bài hát không được phép lưu hành và danh mục
các bài hát cấm lưu hành, thậm chí những người làm công tác quản lý văn
hóa, thanh tra, kiểm tra không có danh mục những bài hát này nên việc xử lý
vi phạm cũng rất khó khăn.
Hoặc trong Nghị định 103 quy định các điều kiện kinh doanh karaoke,
trong đó có khoản 4 Điều 30 quy định địa điểm hoạt động karaoke phải cách


×