Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke tại quận thanh xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.4 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Phần I: LỜI NÓI ĐẦU

Trang
01

Phần II: NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống

03

2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả

6

3.1 Nguyên nhân
Về chủ quan
Về khách quan
3.2 Hậu quả
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

9

Phương án 1
- Thuận lợi:
- Khó khăn:
Phương án 2
- Thuận lợi:
- Khó khăn:
Phương án 3


- Thuận lợi:
- Khó khăn:
5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

12

Phần III: Kết luận và kiến nghị

14

1. Kết luận
2. Kiến nghị
- Đối với Trung ương
- Đối với Thành phố


Phần I: LỜI NÓI ĐẦU
Văn hoá là thành quả của hàng nghìn năm lao động, sáng tạo, đấu tranh kiên
cường dựng nước và gữi nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đồng thời
văn hoá cũng là kết quả của quá trình giao lưu quốc tế, tiếp thu những tinh hoa
của nền văn minh trên thế giới. Văn hoá là sự phát triển không ngừng đã vun
đắp lên tâm hồn, khí phách và bản lĩnh cho con người Việt Nam, góp phần làm
rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Có thể nói, sức mạnh của văn hoá đã giúp
cho dân tộc Việt Nam trường tồn và phát triển trước muôn vàn khó khăn, thử
thách khắc nghiệt của thiên nhiên và lịch sử. Chính vì vậy, phát triển văn hoá,
chăm lo, bồi dưỡng cho những con người làm công tác văn hoá, nâng cao mức
hưởng thụ văn hoá của nhân dân là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước ta trong những năm gần đây. Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương khoá VII, VIII và khoá IX đã khẳng định "Văn hoá là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh

tế, xã hội" đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã khẳng định:" Xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
Hà Nội - trái tim của Tổ quốc trong những năm qua đã đạt nhiều kết quả quan
trọng về văn hoá - xã hội. Nhiều di sản văn hoá được bảo tồn, tôn tạo, phát huy
giá trị; hệ thống các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư, xây dựng mới và
hoạt động có hiệu quả. Nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị mới ra đời,
cùng với hàng loạt hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển
mạnh từ thành phố tới cơ sở, đã làm phong phú hơn đời sống văn hoá, tinh thần
của xã hội, góp phần quan trọng vào thành công Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Karaoke cũng là một loại hình văn hoá được nhiều người ưa thích trong đời
sống xã hội. Tuy nhiên, quán trình hội nhập vì chạy theo lợi nhuận các Chủ cơ
sở kinh doanh đã cạnh tranh không lành mạnh như sử dụng tiếp viên nữ với
nhiều phương thức "câu khách" và các nghề dịch vụ thương mại khác: quán ăn,

2


rượu bia, cà phê… đã làm ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống và thuần phong
mỹ tục của người Việt Nam gây nhiều dư luận không tốt.
Do là loại hình văn hoá khá nhạy cảm nên có thể dễ dàng biến tướng từ trạng
thái có văn hoá sang phi văn hoá. Với những hình thức hoạt động tinh vi, công
tác quản lý hoạt động karaoke một thời gian dài bị buông lỏng, tổ chức kinh
doanh trá hình diễn ra phức tạp, xã hội không đồng tình đó là nỗi trăn trở của
các cấp Chính quyền và các ngành chức năng.
Là công chức công tác tại cơ quan Đảng, với mong muốn góp phần nhỏ bé của
mình để đưa loại hình karaoke trở về mô hình văn hoá lành mạnh, ứng dụng
thiết thực vào cuộc sống góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện
đại, tôi quyết định chọn tình huống " Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh karaoke tại quận Thanh Xuân"

Với kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng ngạch
Chuyên viên do Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức và với sự giúp
đỡ của các Thầy, Cô giáo Chuyên đề đã vận dụng phương pháp: phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và phương pháp
thống kê.
Tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần I: Lời nói đầu
- Phần II: Nội dung tình huống
- Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trong điều kiện thời gian có hạn, kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên
mặc dù rất cố gắng, xong Tiểu luận có thể không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo và các bạn trong lớp để Tiểu
luận tình huống của tôi được hoàn thiện hơn.

3


Phần II: Nội dung
1. Mô tả tình huống:
Ông Nguyễn Văn A đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Phương Liệt, quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Tháng 5/2014, ông Nguyễn Văn A được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh thành lập cơ sở kinh doanh "Hoàng Lan" tại địa chỉ phường Phương Liệt,
quận Thanh Xuân với ngành nghề: kinh doanh Karaoke. Giấy phép kinh doanh
karaoke với 06 phòng hát: phòng 101 - 102 - 103 - 201 - 202 - 203.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, cơ sở kinh doanh "Hoàng Lan" thường
để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, gây nhiều bức xúc cho người dân xung
quanh. Ngày 10/8/2014, nhân dân tổ 8 phường Phương Liệt đã có đơn thư khiếu
nại phản ánh về những biểu hiện thiếu lành mạnh, gây mất trật tự an ninh như:
nhân viên nữ mặc trang phục hở hang chèo kéo khách nam trước cơ sở, thường

xuyên hoạt động quá giờ quy định (sau 23 giờ) gây mất an ninh trật tự ảnh
hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu vực; phong trào "Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá" tại Khu dân cư bị ảnh hưởng.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND quận Thanh Xuân, Đội Kiểm tra liên ngành
quận gồm các phòng, ban, ngành: phòng Văn hoá và Thông tin; Công an quận;
phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận; Đội Quản lý thị trường; phòng Y
tế đã triển khai công tác nắm bắt tình hình, thu thập thông tin địa bàn. Xác định
nội dung Đơn khiếu nại là có cơ sở.
Vào lúc 24h15 phút ngày 15 tháng 5 năm 2015, Đội Kiểm tra liên ngành tiến
hàng kiểm tra cơ sở kinh doanh của ông Nguyễn Văn A. Tại thời điểm kiểm tra,
Đội kiểm tra liên ngành đã phát hiện và tiến hành lập Biên bản vi phạm hành
chính đối với cơ sở này với các lỗi vi phạm sau:
* Tại 02 phòng hát đang có khách hát karaoke: phòng 201; 202
Cơ sở đã vi phạm:

4


- Hoạt động Karaoke quá giờ được phép quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 19
Nghị định 158/2013/NĐ - CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo.
- Hoạt động karaoke không đúng vi phạm quy định trong Giấy phép quy định tại
Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 158/2013/NĐ - CP ngày 12/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể
thao, du lịch và quảng cáo.
* 02 phòng hát Karaoke đều sử dụng 03 nhân viên nữ phục vụ (03 nhân viên đều
có Hợp đồng lao động)
- Sử dụng nhân viên trong phòng hát vượt quá số lượng được quy định tại Điểm
a Khoản 1 Điều 19 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và

quảng cáo.
- Sử dụng nhân viên ngồi hát và có biểu hiện không lành mạnh với khách trong
trang phục "mát mẻ".
- Ánh sáng trong phòng dùng đèn màu rất mờ không đúng quy định của ngành
văn hoá
Đội Kiểm tra liên ngành kiểm tra các Giấy phép hoạt động kinh doanh và đồng
thời tạm giữ:
1. Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh;
2. Giấy phép kinh doanh Karaoke;
3. Cam kết an ninh trật tự;
4. Giấy chứng nhận về Phòng cháy, chữa cháy;
5. Giấy chứng nhận Bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam năm 2015;
6. Hợp đồng lao động; Bảng lương lao động 06 tháng đầu năm 2015 và Giấy
chứng nhận đã đăng ký thang bảng lương với cơ quan quản lý về lao động tại
địa phương.
2. Mục tiêu xử lý tình huống:

5


Trước thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke trên địa bàn quận
Thanh Xuân đang diễn biến phức tạp và hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhất là vào
đêm khuya (sau 23 giờ) trong Khu dân cư. Do đó cần xác định mục tiêu như sau:
- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:
Nhằm lập lại trật tự kỷ cương trên lĩnh vực hoạt động văn hoá và ngành nghề
nhạy cảm, ngăn ngừa những biến tướng trá hình trong kinh doanh. Đề ra những
giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết phục vừa kiên quyết giúp Chủ kinh
doanh nhận thức, hiểu biết và chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Đối với Chính quyền địa phương:

Tăng cường hơn nữa trách nhiệm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với cấp uỷ Đảng,
Chính quyền trong công tác quản lý, kiểm tra trên địa bàn quản lý. Từ nội dung
đơn phản ánh, kiến nghị của nhân dân, cần tiếp tục tuyên truyền, vận động quần
chúng tích cực tham gia đấu tranh, tố giác bài trừ các tệ nạn xã hội, lành mạnh
hoá các hoạt động văn hoá trên địa bàn dân cư gắn liền với phong trào "Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ
sở trên địa bàn phường.
- Đối với Chủ cơ sở kinh doanh:
Cần nâng cao ý thức của chủ cơ sở trong việc chấp hành các quy định pháp luật.
Trong tổ chức kinh doanh cần thể hiện trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp,
không vì lợi nhuận trước mắt đưa hoạt mại dâm động trá hình vào kinh
doanh, làm ảnh hưởng đến đạo đức lối sống và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
kinh doanh.
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
3.1 Nguyên nhân
- Khách quan: Công tác quản lý nhà nước còn buông lỏng, thiếu sự phối kết hợp
một cách đồng bộ, vẫn còn chồng chéo và thậm chí còn vô hiệu hóa lẫn nhau.
Ngành này đình chỉ, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh thì ngành khác lại
cấp. Công tác thanh tra, xử lý tệ nạn xã hội của cơ quan chức năng có nơi, có lúc
6


chưa thường xuyên, kiên quyết, triệt để, đôi lúc còn "nhẹ tay", nên các chủ
doanh nghiệp “ỷ lại” vẫn ngang nhiên hoạt động và bất chấp dư luận xã hội.
- Công tác quản lý kiểm tra, nắm bắt địa bàn của Công an khu vực và Tổ kiểm
tra liên ngành thiếu sâu sát, chưa hướng dẫn kịp thời để chủ cơ sở nhận thức
trách

nhiệm


của

mình

trong

quá

trình

tổ

chức

kinh

doanh.

Khi nhận được ý kiến phản ảnh của người dân Chính quyền địa phương còn nể
nang, chưa kiên quyết trong xử lý, để tình trạng kinh doanh gây mất an ninh trật
tự kéo dài dẫn đến nhân dân mất lòng tin đối với chính quyền địa phương họ
không ý kiến, không phản ảnh kịp thời và có hiệu quả những hành vi sai trái của
các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa nói riêng và các cơ sở kinh doanh khác.
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh dịch vụ karaoke được quy định trong danh
mục “ngành nghề kinh doanh có điều kiện” cần có chứng chỉ hành nghề do
ngành văn hóa thẩm định và cấp giấy phép. Trong giấy phép hành nghề có quy
định một số điều kiện tối thiểu mà chủ cơ sở kinh doanh phải thực hiện. Tuy
nhiên vì những mục đích, động cơ khác nhau nên cơ sở kinh doanh cố tình phớt
lờ các quy định đó. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh còn mắc nhiều sai phạm khác về
lĩnh vực an ninh trât tự, an toàn xã hội như: không thực hiện bản cam kết an

ninh và trật tự với cơ quan Công an; không trang bị lắp đặt thiết bị phòng cháy
chữa cháy tại cơ sở kinh doanh .Với những điều kiện bắt buộc trên, cơ sở kinh
doanh không thể đỗ lỗi là không biết quy định này.
3.2. Hậu quả:
- Về phương diện đời sống tinh thần xã hội:
Đất nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường và đang trên tiến trình hội
nhập quốc tế. Sự xâm nhập văn hóa từ bên ngoài, lối sống thực dụng, văn hóa
ngoại lai nhanh chóng du nhập vào nước ta. Một bộ phận chủ cơ sở hám lợi,
dùng nhiều phương thức “tiếp viên nữ” trong kinh doanh nên dễ biến tướng
thành tệ nạn xã hội (mại dâm) làm ảnh hưởng đến môi trường văn hóa và đời
sống sinh hoạt cộng đồng, gây nhiều lo ngại và bức xúc đối với người dân.
Đối với chủ kinh doanh trên mặc dù trong quá trình kiểm tra chưa phát hiện và
7


bắt quả tang những vi phạm về tệ nạn mại dâm. Tuy nhiên Karaoke đèn mờ có tiếp
viên nữ là loại hình kinh doanh nhạy cảm. Do vậy, chính quyền địa phương hơn ai
hết cần theo dõi và nắm chắc tình hình hoạt động để kịp thời uốn nắn những biểu
hiện lệch lạc, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
- Về lao động và văn hóa:
Việc không chấp hành các quy định về lĩnh vực lao động như: sử dụng nhân
viên chưa đến tuổi lao động làm ảnh hưởng đến tâm lý lứa tuổi, chạy theo những
việc làm thu nhập cao nhưng trái với thuần phong đạo đức dân tộc.
Trong các quy định của ngành văn hóa thì sử dụng diện tích phòng hát, cửa
kính, ánh sáng và âm thanh không đúng quy định tạo môi trường thuận lợi cho
các hành vi mại dâm trá hình phát triển.
- Về lĩnh vực thương mại dịch vụ:
Theo thống kê trên địa bàn quận Thanh Xuân có gần 30 cơ sở kinh doanh
karaoke 80% trong số này vi phạm giấy phép kinh doanh. Việc cấp giấy phép
đăng ký kinh doanh tràn lan, cấm xong rồi lại cấp phép, thiếu sự phối hợp đồng

bộ. Theo quy định không có giấy chứng nhận hành nghề có nghĩa là không đủ
điều kiện kinh doanh thì giấy phép kinh doanh cũng không sử dụng được. Cơ sở
kinh doanh của ông Nguyễn Văn A giấy phép hành nghề hết hạn mà vẫn tổ chức
hoạt động kinh doanh là trái quy định và được xem như hành vi hoạt động
không có giấy phép.
- Về lĩnh vực an ninh trật tự:
- Điều kiện quy định ngành nghề kinh doanh đặc biệt, khi sử dụng nhân viên
phục vụ phải ký kết hợp đồng lao động. Trong khi kiểm tra hành chính, Đội
kiểm tra liên ngành quận Thanh Xuân ghi nhận có 08 nhân viên không ký kết
hợp đồng lao động và nhân viên này chưa đủ 18 tuổi, như vậy chủ cơ sở đã vi
phạm Nghị định số 45/2005/NĐ-CP.
- Một trong những điều kiện kinh doanh ngành nghề đặc biệt cần thiết là phòng
cháy, chữa cháy. Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người.
Thực tế, chủ cơ sở đã không chấp hành lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tại
8


cơ sở lại còn thiết kế phòng ốc, lối đi, cầu thang ngoằn ngoèo để đối phó và làm
chậm bước đoàn kiểm tra cũng có nghĩa là tiềm ẩn nguy cơ thương vong cao khi
có cháy, nổ xảy ra, vi phạm Nghị định số 123/2005/NĐ-CP.
- Qua kiểm tra còn nhận thấy chủ cơ sở có biểu hiện sử dụng tiếp viên nữ phục
vụ khách (tuy chưa bắt quả tang) . Như vậy nguy cơ về tệ nạn xã hội là khó
tránh khỏi nếu cơ quan quản lý và chính quyền địa phương buông lỏng quản lý.
4. Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống:
Sau khi kiểm tra và ghi nhận lỗi vi phạm tại cơ sở, căn cứ theo các văn bản quy
phạm pháp luật được quy định từng lĩnh vực ngành nghề. Đội kiểm tra liên
ngành quận Thanh Xuân xây dựng 3 phương án như sau:
Phương án 1: (Phương án lựa chọn trong xử lý tình huống)
Ngày 21/01/2011 Đội kiểm tra đã mời chủ cơ sở làm việc. Xét thấy cơ sở của
ông Nguyễn Văn A vi phạm hành chính lần đầu, chưa vi phạm về tệ nạn xã hội.

Đội kiểm tra xử lý hình chế tài theo mức bình quân. (Lấy mức phạt cao nhất
cộng mức thấp nhất chia đôi). Không thực hiện các hình thức xử phạt bổ xung,
trả lại trang thiềt bị, máy móc đề cơ sở tiếp tục kinh doanh đồng thời kiến nghị
các ngành các cấp, các ngành có thẩm quyền gia hạn giấy phép để cơ sở kinh
doanh đúng quy định của pháp luật. Trước đây ông A kinh doanh có giấy phép
nhưng khi nghị định 11/2006/NĐ-CP ra đời cơ sở của ông A chịu sự điều chỉnh
“cơ sở karaoke phải cách xa trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, di
tích - lịch sử văn hóa và cơ quan hành chính nhà nước 200m trở lên” nên không
được ngành văn hóa gia hạn giấy phép. Vì cơ sở kinh doanh của ông A tồn tại
trước khi nghị định ra đời và ông A cũng đầu tư nhiều tiền của để kinh doanh
nên cho phép ông A tiếp tục hoạt động kinh doanh đúng pháp luật là cách xử lý
hợp tính, hợp lý và hợp lòng dân nhất.
* Thuận lợi:
ông A đã bất chấp kỷ cương phép kinh doanh karaoke “ôm” để thu lợi cá nhân
thì phải dùng chính đồng tiền để trừng phạt, để nhắc nhở rằng những đồng tiền
9


thu lợi bất chính không bao giờ tồn tại, đồng thời cũng giúp cho ông A có cơ hội
thấy được việc làm sai trái của mình để sửa chữa và không bao giờ tái phạm mà
không thấy mặc cảm với bà con xóm làng.
- Gia đình ông A có điều kiện kinh doanh đúng pháp luật, có thu nhập chính
đáng để lo cho gia đình, con cái ăn học và tạo môi trường kinh doanh lành
mạnh, khuyến khích các chủ cơ sở tư nhân làm ăn chân chính nộp ngân sách cho
nhà nước
*Khó khăn:
Xử lý theo phương án này sẽ không có cơ hội cảnh tỉnh những chủ thể khác
đang có ý đồ làm ăn phi pháp.
Không răn đe được các chủ thể kinh doanh khác đang hoạt động phạm pháp.
Phương án 2: (Hình thức xử phạt tăng nặng)

Doanh nghiệp tái phạm, có hành vi trốn tránh hoặc không hợp tác với cơ quan
chức năng. Lỗi vi phạm liên quan đến tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống
tinh thần và gây mất an ninh trật tự tại địa phương, thì phương án lựa chọn sẽ xử
phạt theo mức phạt cao nhất, kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung như tịch
thu máy móc trang thiết bị, , kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép
hành nghề, thu hồi giấy phép kinh doanh và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự nếu bắt đuợc phạm pháp quả tang hành vi mua bán dâm hoặc môi giới mại
dâm tại địa điểm kinh doanh.
* Thuận lợi:
- Nhấn mạnh được tính ưu việt của Pháp luật Việt Nam, kẻ có tội phải được
trừng trị thích đáng.
- Bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật để điều chỉnh xã hội, răn đe, giáo dục
các chủ thể kinh doanh khác trên phạm vi diện rộng.
* Khó khăn:
- Xử lý theo phương án này là quá nặng, bởi ông A xuất thân từ nông dân nghèo,
trình độ văn hóa thấp, kiến thức về pháp luật còn nhiều hạn chế.

10


- Chưa có tình tiết giảm nhẹ, vì ông A mới vi phạm lần đầu, dễ dẫn đến tình
trạng rất xấu về tâm lý vì không có lối thoát.
- Chưa mang tính ưu việt của pháp luật nước ta là luôn khoan hồng tạo điều kiện
cho những người vi phạm sửa chữa lỗi lầm
Phương án 3: (Hình thức xử phạt giảm nhẹ)
- Nếu xét thấy cơ sở vi phạm lần đầu, ít lỗi vi phạm không liên quan đến tệ nạn
xã hội nghiêm trọng, hợp tác tốt với đoàn kiểm tra, sớm nhận ra sai phạm, khắc
phục ngay những lỗi vi phạm và hứa không tái phạm. Sẽ xử lý bằng hình thức
áp dụng chế tài xử phạt tiền mức phạt thấp nhất. Kết hợp đưa ra tổ chức kiểm
điểm nhắc nhở tại địa bàn cư trú.

* Thuận lợi:
- Dùng tình cảm để thuyết phục nhắc nhở, hướng người vi phạm tự mình hối cải
những sai phạm trong quá khứ. Như vậy việc xử lý mang tính giáo dục cao.
- Cảnh cáo trước khối phường sẽ cảnh báo và nhắc nhở để ngăn chặn các chủ thể
kinh doanh khác khi muốn hành nghề văn hóa phải tuân thủ theo các quy định
của Nhà nước.
* Khó khăn:
- Làm cho ông A mặc cảm tự ti với làng xóm, khối phố. Với hành vi phạm pháp
lâu dài và quy mô lớn trên diện rộng thì xử lý theo hình thức này là quá nhẹ, tuy
có phạt tiền. Muốn giáo dục con người không chỉ dùng đến sức mạnh của pháp
luật mà có thể dùng nhiều biện pháp khác giúp cho họ thấy được việc làm sai
trái của mình để sửa chữa và không bao giờ tái phạm. Có như vậy mới giúp
được con người lầm lỗi trở lại cuộc sống bình thường mà không thấy mặc cảm
với mọi người xung quanh.
* Qua 3 phương án trên tôi chọn phương án thứ 1 là phương án tối ưu đề giải
quyết tình huống, bởi vì
Phương án 1: Ngoài những mặt yếu của 2 phương án trên, thì phương án 1 là tối
ưu nhất. Đây cũng là biện pháp giải quyết vừa có lý, vừa có tình giúp cho gia
đình ông A nhận thấy được những việc làm phi pháp của mình và sửa chữa lỗi
11


lầm. Không phải nộp mức phạt quá cao ảnh hưởng tới kinh tế gia đình.
- Có điều kiện sửa mình mà không phải mặc cảm với xóm làng xung quanh. Vẫn
giữ hòa khí tốt vui vẻ cởi mở để khắc phục những lỗi vi phạm.
- Phạt tiền và không thu hồi phương tiện máy móc là hình phạt giúp cho gia đình
ông A lấy đó làm bài học để tự răn mình hãy sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật của Nhà nước.
- Kiến nghị các ngành các cấp, các ngành có thẩm quyền gia hạn giấy phép để
Doanh nghiệp kinh doanh đúng quy định của pháp luật. Vì cơ sở kinh doanh của

ông A tồn tại trước khi nghị định 11/2006/NĐ-CP ra đời và ông A cũng đầu tư
nhiều tiền của để kinh doanh nên cho phép ông A tiếp tục hoạt động kinh doanh
đúng pháp luật là cách xử lý hợp tính, hợp lý và hợp lòng dân nhất.
5. Tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn:
1. Các buớc thực hiện:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh của ông
Nguyễn Văn A.
Buớc 2: Mời chủ cơ sở đến văn phòng Đội kiểm tra liên ngành làm việc để xác
định lỗi vi phạm, lắng nghe cở sở trình bày ý kiến và bổ sung giấy tờ liên quan
(nếu có).
Buớc 3: Lập báo cáo đề xuất UBND quận Thanh Xuân ra quyết định xử phạt.
Bước 4: Căn cứ vào đề xuất của Đội kiểm tra liên ngành, UBND quận Thanh
Xuân ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Bước 5: Triển khai quyết định xử phạt hành chính, phối hợp với Chính quyền
địa phương theo dõi quá trình chấp hành quyết định của đương sự.
2. Kết quả giải quyết:
- UBND quận Thanh Xuân ra quyết định xử phạt Cơ sở kinh doanh Karaoke do
ông Nguyễn Văn A làm chủ như sau:
- Phạt tiền đối với hành vi hoạt động karaoke quá giờ được phép quy định tại
Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định 158/2013 ngày 12/11/2013 quy định xử

12


phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch. Số tiền:
7.500.000đ.
- Phạt tiền đối với hành vi hoạt động Karaoke không đúng phạm vi trong giấy
phép Điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 158/2013 ngày 12/11/2013 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch (đối với
hành vi này bị áp dụng thêm NQ08/2014/NQ-HĐN ngày 11/7/2014 của UBND

Thành phố Hà Nội quy định mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực văn hoá) mức tiền phạt: 25.000.000đ.
- Phạt tiền đối với hành vi sử dụng nhân viên trong một phòng hát vượt quá số
lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 158/2013 ngày
12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể
thao và du lịch số tiền là: 4.000.000đ
Tổng mức tiền phạt đối với 03 hành vi vi phạm trên là 36.500.000đ
Phần III: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng
tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan
tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng
xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là ý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự
phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa
giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ ở nội
dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải
thông tin.

13


Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội, dân chủ,
công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hóa là kết quả của
kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải
gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính
trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương . biến thành nguồn lực nội sinh quan

trọng nhất của phát triển.
Karaoke là hình thức sinh hoạt văn hoá hiện đại, là công cụ rất tiện ích, karaoke
là sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc và hình ảnh, giữa giải trí và đam mê. Từ trẻ
đến già, từ tây đến ta hầu như ai cũng đều biết đến karaoke, một hình thức giải
trí, thư giãn khá phổ biến ở Việt Nam. Karaoke có mặt ở khắp tất cả mọi nơi. Từ
thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng cho đến miền núi, hải đảo xa xôi; từ cơ
quan trường học cho đến nhà máy, xí nghiệp, công trường
Karaoke, (nếu không có những biến tướng) là một phương tiện giải trí lành
mạnh, phù hợp với túi tiền người lao động. Âm nhạc karaoke luôn hướng con
người đến điều tốt đẹp, ca hát giúp mọi người giải tỏa stress và làm việc tốt hơn.
Karaoke, giúp cho con người tự thể hiện mình qua tiết tấu âm thanh, giai điệu
trữ tình của bài hát, những ca khúc Cách mạng, những làn điệu dân ca mượt mà,
âm thanh sôi nổi, hồn nhiên của nhạc trẻ, bài hát Việt đã cuốn hút con người trở
về với thời gian và quá khứ, về với cội rễ năm tháng của lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Cùng chung vui ca hát thông qua sinh
hoạt karaoke lành mạnh đã giúp con người tin yêu vào cuộc sống, bày tỏ tình
cảm trước vẽ đẹp thiêng liêng của quê hương Tổ quốc. Từ đó con người tự điều
chỉnh mình, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách hướng tới Chân –
Thiện – Mỹ.
Đến với karaoke trong thời gian rỗi con người được giải tỏa bớt căng thẳng và
xung đột của thần kinh, cơ bắp, cân bằng sinh thái, tái sản xuất sức lao động và
sáng tạo. Tổ chức quản lý và phát triển sinh hoạt karaoke là tạo ra phong trào
khắp nơi ca hát, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa
ở các khu dân cư.
14


Tuy nhiên, karaoke là loại hình khá nhạy cảm và dễ phát sinh thiếu lành mạnh,
biến tướng. Chủ trương của nhà nước ta là ngày càng nâng cao tính chuyên môn
trong quản lý. Vì vậy trong định hướng phát triển cần tăng cường công tác quản

lý thanh tra, kiểm tra; đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong hoạt
động karaoke. Đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ doanh
nghiệp đầu tư kinh doanh karaoke phát triển ổn định, lâu dài theo định hướng xã
hội chủ nghĩa; đảm bảo lợi ích của từng cá nhân, tập thể và của toàn xã hội là
nhiệm vụ tất yếu mang tính khách quan.
Ngành văn hóa thông tin thể hiện vai trò trách nhiệm cùng các ngành chức năng
trong việc quản lý, ngăn ngừa phòng chống tệ nạn xã hội trong kinh doanh dịch
vụ văn hóa, góp phần lành mạnh hóa môi trường văn hóa, xứng đáng là thành
phố

phát

triển

công

nghiệp

tiên

tiến

văn

minh



hiện


đại.

Một số chủ kinh doanh karaoke dựa vào thế lực bao che; khi đoàn kiểm tra đến
làm nhiệm vụ đã có thái độ xem thường bằng cách điện thoại “cầu cứu”. Và đã
có những lúc Đội kiểm tra phải “chào thua”, tự giác trả lại số tang vật đã thu hồi
và rút quân nhanh.
Karaoke là một loại hình văn hoá khá nhạy cảm nên có thể dễ dàng biến tướng
từ trạng thái có văn hoá sang phi văn hoá. Với những hình thức hoạt động tinh
vi, thêm vào sự dung túng, bao che từ một bộ phận số cán bộ. Công tác quản lý
hoạt động karaoke trong một thời gian dài bị buông lỏng, tổ chức kinh doanh
hoạt động karaoke trá hình diễn ra hết sức phức tạp mà dư luận lên án, phản đối,
xã hội không đồng tình đó là nổi trăn trở của của cấp Chính quyền và các cơ
quan chức năng.
Trước những ảnh hưởng và tác hại có tính dây chuyền của các loại hình dịch vụ
đầy nhạy cảm này. Các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo
công tác quản lý đối với hoạt động karaoke. Tiến hành rà soát, kiểm tra, xử lý,
ký hàng ngàn quyết định xử phạt vi phạm; tịch thu, tiêu hủy nhiều tang vật của
các điểm kinh doanh dịch vụ văn hoá. Tuy nhiên, những quy định mang tính
máy móc như: quản lý số phòng karaoke, diện tích, độ sáng tối thiểu, âm thanh,
15


quy định tiếp viên nữ phải có hợp đồng lao động, không được ăn mặc hở hang
khêu gợi, không được hoạt động sau 23 giờ và biện pháp chế tài, dường như chỉ
là hình thức “đá ném ao bèo” tại các vũ trường, quán bar, karaoke hiện nay.
Bên cạnh đó, gia đình, tổ chức xã hội, đoàn thể cũng không chú ý việc giáo dục
hay đấu tranh với các hoạt động này. Tất cả dường như đều bị cơn lốc thị trường
cuốn đi. Chúng ta khó có thể ngăn chặn triệt để được khi các văn bản pháp luật
còn thiếu những quy định cụ thể, khó áp dụng; thậm chí còn quá nhiều kẻ hở.
Dư luận xã hội cho rằng: “các quán karaoke, nhà hàng karaoke kinh doanh bất

chấp pháp luật nhưng vẫn cứ tồn tại hàng chục năm nay là do có một thế lực nào
đó “bảo kê” và câu hỏi “các cơ quan chức năng bấy lâu nay làm gì, mà lại để
cho tệ nạn xã hội nhiểu nhiên như vậy?” Thế nhưng các quyết định, văn bản
pháp lý có cụ thể đến đâu song thiếu bộ máy thực thi có hiệu quả thì tình hình
cũng không thể chuyển biến được
Qua công tác quản lý kiểm tra việc thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép, hầu hết
các cơ sở đều có ý thức chấp hành; nhưng vẫn còn không ít những hộ kinh
doanh nhỏ chưa thực hiện đăng ký kinh doanh và cam kết an ninh trật tự, phòng
chống cháy nổ theo quy định. Nguyên nhân, một phần do các chủ cơ sở chủ
quan không khai trình vì cho rằng cơ sở kinh doanh nhỏ không cần khai báo,
một phần chủ cơ sở không biết phải thực hiện những thủ tục kèm theo đó và một
phần Chính quyền địa phương thiếu kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhỡ. Theo ý kiến
chỉ đạo của UBND thành phố, trước mắt các cơ sở kinh doanh này chưa được
xem xét gia hạn giấy chứng nhận hoạt động karaoke.
Khi thu nhập xã hội tăng lên, một bộ phận chủ cơ sở karaoke vì hám lợi đã có
những biểu hiện tiêu cực trong kinh doanh và tổ chức hoạt động trá hình, biến
tướng gây nhiều bất bình trong xã hội. Nguyên nhân của những hạn chế là do
công tác quản lý còn bất cập cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ
đạo thực hiện ở từng địa phương. Quản lý nhà nước vừa gò bó, vừa buông lỏng;
các điều kiện hoạt động quy định chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu đồng bộ, chưa phù

16


hợp. Trên thực tế đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy
nhà nước nhằm lập lại trật tự xã hội.
2. Kiến nghị:
- Rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật liên quan để kịp thời sửa đổi, bổ
xung, điều chỉnh hoàn thiện phù hợp với tình hình mới. Trong các điều khoản về
xử phạt vi phạm hành chính cần tính đến các mức phạt đủ sức răn đe, tránh việc

tái vi phạm của các cơ sở dịch vụ văn hóa.
Tổ chức và sắp xếp lại bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước, có cơ chế, chính
sách thu hút những cán bộ có tâm có tầm. Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra,
kiểm tra giám sát của ngành từ thành phố đến cơ sở, đảm bảo đủ về số lượng
cho hoạt động đạt hiệu quả. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức
chuyên môn; khoa học, công nghệ thông tin. Tăng đầu tư ngân sách và kinh phí
hoạt động, tạo điều kiện trang thiết bị đáp ứng công tác quản lý kiểm tra đạt hiệu
quả.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên
quan như: Công an, Lao động - Thương binh và xã hội, chính quyền địa phương.
Tập trung kiểm tra, truy quét tệ nạn xã hội đối với các cơ sở kinh doanh có
những biểu hiện vi phạm, có đơn thư phản ảnh của quần chúng nhân dân; có
biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở tái phạm nhiều lần. Việc thanh
tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, không mang tính hình
thức chiếu lệ, tạo tâm lý coi thường pháp luật của chủ cơ sở.
- Các cấp các ngành hữu quan, kiểm tra giám sát thường xuyên các dịch vụ văn
hóa.
- Cán bộ PA 25, Thanh tra Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch và Đội kiểm tra liên
ngành nâng cao ý thức trách nhiệm để phát hiện kịp thời những vi phạm pháp
luật, xử lý nghiêm minh để tạo một môi trường văn hóa lành mạnh tạo lòng tin
trong nhân dân.
- Tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong quần chúng nhân dân, quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước sẽ làm cho xã hội có nhiều thay đổi lớn và
17


toàn diện, văn hóa ngoại lai sẽ xâm nhập làm xói mòn giá trị truyền thống của
dân tộc. Vậy mỗi chúng ta hãy góp phần nhỏ bé vào việc gìn giữ nét đẹp của
riêng mình cho con cháu mai sau.
- Nâng cao tính chiến đấu trong các hoạt động văn hóa và văn học, nghệ thuật,

khẳng định mạnh mẽ và sâu sắc những nhân tố mới, những giá trị cao đẹp của
dân tộc ta, khắc phục những gì cản trở quá trình đi lên của đất nước. Đấu tranh
không khoan nhượng chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa; tổ chức giới thiệu, quảng bá văn hóa, đất
nước và con người Việt Nam với thế giới, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân
văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài. Phổ biến những kinh nghiệm tốt xây
dựng và phát triển văn hóa của các nước. Ngăn chặn sự xâm nhập các sản phẩm
phi văn hóa, phản động, đồi trụy. Giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài hiểu biết tình hình nước nhà, thu nhận thông tin và sản phẩm văn hóa từ
trong nước ta, nêu cao lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống, bản
sắc dân tộc, phát huy trí tuệ, tài năng sáng tạo, đóng góp vào công cuộc xây
dựng đất nước.
Tuy nhiên tất cả những biện pháp trên có thể coi là những giải pháp tình thế,
chúng ta không chỉ chú trọng mặt “chống” mà cần quan tâm hơn nữa mặt “xây”,
vì đây là cách làm hiệu quả, là giải pháp cơ bản, lâ dài và bền vững nhất. Xây
dựng được môi trường văn hóa lành mạnh là chúng ta đã thực hiện “chống”
những hiện tượng phi văn hóa đang diễn biến phức tạp trong xã hội.
Vì môi trường văn hóa lành mạnh, vì lợi ích cộng đồng, mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp chúng ta tôn trọng kỹ cương phép nước, hãy "sống và làm việc theo pháp
luật” nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp, văn minh hơn./.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến Pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992.
2. Bộ Luật hình sự Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1996.
3. Nghị định 75/CP của Chính phủ
4. Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ
5. Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ

6. nghị định 11/2006/NĐ-CP của Chính phủ
7. Giáo trình môn Nhà nước và Pháp luật.
8. Các tài liệu, văn bản khác có liên quan.

19



×