Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc cung cấp nước uống và rơm làm ổ đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái địa phương nuôi tại CHDCND Lào (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VIENGSAMAY SISONGKHAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CUNG CẤP
NƯỚC UỐNG VÀ RƠM LÀM Ổ ĐẺ ĐẾN NĂNG SUẤT
SINH SẢN CỦA LỢN NÁI ĐỊA PHƯƠNG
NUÔI TẠI CHDCND LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VIENGSAMAY SISONGKHAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CUNG CẤP
NƯỚC UỐNG VÀ RƠM LÀM Ổ ĐẺ ĐẾN NĂNG SUẤT
SINH SẢN CỦA LỢN NÁI ĐỊA PHƯƠNG
NUÔI TẠI CHDCND LÀO
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Phùng



Thái Nguyên - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Học viên

Viengsamay Sisongkham


ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn trước tiên, cho phép tôi được bảy tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Phùng là thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Chúc Thầy cùng gia đình
mạnh khỏe và thành công trong công việc.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể Ban Giám đốc Viện Chăn
Nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ về mọi mặt,
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên
Trung tâm nghiên cứu chăn nuôi Quốc gia Lào (Nậm Xuông) và Ban lãnh đạo, cán
bộ công nhân viên Viện khoa học sự sống Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình
hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Học viên

Viengsamay Sisongkham


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................3
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................3
1.2.1.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................3
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................3
1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...........................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................4
1.1.1. Đặc điểm về giống lợn địa phương Lào ............................................................4
1.1.1.1. Đặc điểm chung..............................................................................................4
1.1.1.2. Đặc điểm của giống lợn Lạt ...........................................................................4

1.1.1.3. Đặc điểm của giống lợn Mông .......................................................................4
1.1.1.4. Đặc điểm của giống lợn Chít .........................................................................5
1.1.1.5. Đặc điểm của giống lợn Đeng (lợn đỏ) ..........................................................5
1.1.2. Cơ sở khoa học về đặc điểm di truyền các tính trạng năng suất sinh sản của lợn ....6
1.1.2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái ...........................................................8
1.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái ..............................................9
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái ..............................13
1.1.3.1. Yếu tố di truyền ............................................................................................13
1.1.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn và dinh dưỡng đến sức sản xuất của lợn nái ..........14
1.1.3.3. Ảnh hưởng của số trứng rụng ......................................................................17


iv
1.1.3.4. Ảnh hưởng của tuổi và lứa đẻ đến sức sản xuất của lợn nái ........................19
1.1.3.5. Số lần phối và phương thức phối giống .......................................................19
1.1.3.6. Ảnh hưởng của số con trong ổ .....................................................................20
1.1.3.7. Thời gian cai sữa ..........................................................................................20
1.1.3.8. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của lợn nái ..................................21
1.1.4. Nước uống và vai trò của nước uống đối với sức sản xuất của lợn nái ..........21
1.1.4.1. Vai trò của nước đối với sức sản xuất của lợn nái .......................................21
1.1.4.2. Việc cung cấp nước uống cho lợn nái ..........................................................22
1.1.5. Tiểu khí hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chất đệm lót đến sức sản xuất
của lợn nái .................................................................................................................24
1.1.5.1. Tiểu khí hậu chuồng nuôi lợn nái (Nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng...) .........24
1.1.5.2. Chất đệm lót và ảnh hưởng của nó đến năng suất sinh sản của lợn nái .......25
1.1.6. Khái quát về khả năng sinh trưởng của lợn con ..............................................29
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chăn nuôi lợn trên thế giới và Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào ......................................................................................................31
1.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới ..............................................................31
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về chăn nuôi lợn tại CHDCND Lào ............................32

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .34
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................34
2.2. Địa điểm thời gian nghiên cứu ...........................................................................34
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................34
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................34
2.4.1. Thiết kế thí nghiệm .........................................................................................34
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................36
2.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ..................................................................38
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................40
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung nước uống, chất độn chuồng
đến lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ của lợn nái ...................................................40
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng việc bổ sung nước uống, chất độn chuồng đến
khối lượng của lợn nái ...............................................................................................42


v
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng việc bổ sung nước uống, chất độn chuồng đến
khoảng cách lứa đẻ của lợn nái .................................................................................45
3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng việc bổ sung nước uống, chất độn chuồng đến
số con đẻ/lứa của lợn nái ...........................................................................................48
3.5. Kết quả nghiên cứu việc bổ sung nước uống và chất độn chuồng đến tỷ lệ nuôi
sống của lợn con ........................................................................................................53
3.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung nước uống, chất độn chuồng
đến sinh trưởng tích lũy của lợn con .........................................................................55
3.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung nước uống, chất độn chuồng
đến sinh trưởng tuyệt đối của lợn con .......................................................................59
3.8. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn nái khi được bổ sung
nước uống và chất độn chuồng .................................................................................61
3.9. Chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa khi lợn nái được bổ sung nước uống và chất

độn chuồng ................................................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................65
1. Kết luận .................................................................................................................65
2. Đề nghị ..................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
I. Tiếng Việt ..............................................................................................................66
II. Tiếng Anh .............................................................................................................69
III. Tiếng Lào ............................................................................................................72


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHDCND:

Cộng hòa dân chủ nhân dân

cs:

Cộng sự

ctv:

Cộng tác viên

L:

Landrace


Y:

Yorkshire

VTM:

Vitamin

TN:

Thí nghiệm

ĐVT:

Đơn vị tính

TA:

Thức ăn

TTTA:

Tiêu tốn thức ăn

g:

Gam

Kg:


Kilogam

KL:

Khối Lượng

CS:

Cai sữa

Nxb:

Nhà xuất bản


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khẩu phần thức ăn của lợn thí nghiệm .....................................................35
Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................36
Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu về lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ của lợn nái ....40
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu về khối lượng của lợn nái tại các thời điểm sinh sản
khác nhau .................................................................................................42
Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu về số lứa đẻ/năm của lợn nái thí nghiệm ..................45
Bảng 3.4. Kết quả nghiên cứu về số con đẻ ra/lứa và số lợn con chết từng thời điểm
của lợn nái ................................................................................................49
Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sống của lợn con trong giai đoạn theo mẹ ...53
Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu về khối lượng lợn con qua các kỳ cân. .....................55
Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ........................59
Bảng 3.8. Kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn/kg lợn con ..................................62

Bảng 3.9. Kết quả nghiên cứu về chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa .......................63


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm ................................57
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm ..............................61


1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, chăn nuôi lợn là một ngành phát triển, thịt lợn chiếm một tỷ
trọng lớn (khoảng 40%) tổng sản lượng các loại thịt. Tại Lào, hơn 80% số lượng lợn
là lợn địa phương và được nuôi trong các hộ chăn nuôi nhỏ với các hệ thống nuôi
nhốt khác nhau (Soukanhet và cs., 2013)[62]. Chăn nuôi lợn địa phương đóng một
vai trò quan trọng trong sinh kế của người nông dân. Đó là nguồn thực phẩm cung
cấp cho nhu cầu trong gia đình, là nguồn thu nhập dự phòng và là một phần của hệ
thống bảo hiểm cho người nghèo ở vùng cao. Chăn nuôi lợn cung cấp nguồn thực
phẩm an toàn và đóng góp vào các nghi lễ truyền thống trong đời sống của người
dân nông thôn.
Lợn địa phương được nuôi chủ yếu do đầu tư ban đầu thấp, nguồn thức ăn
chủ yếu là thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Lợn bản địa thường thấy chủ yếu ở các
vùng nông thôn, chúng có thể tự tìm kiếm thức ăn xung quanh làng bản, trong rừng
và các khu đồi bãi trống. Một số nông dân nuôi lợn trong các khu đất có rào vây
quanh hoặc các bãi rào kín. Theo truyền thống, người nông dân thường sử dụng
nguồn thức ăn chăn nuôi tự nhiên bao gồm sắn, ngô, cám gạo, các cây trồng lấy củ,
lá khoai và thức ăn xanh từ rừng, phụ phẩm sinh hoạt. Đặc điểm chung của nguồn
thức ăn này là có năng lượng cao, nhưng hàm lượng protein thô thấp, trong thức ăn

xanh chứa nhiều chất xơ… (Phengsavang and Stur., 2006)[58].
Một điều quan trọng là người nông dân chưa tiếp cận được với những tiến bộ
về khoa học kỹ thuật, kỹ thuật quản lý và chăn nuôi lợn. Trong tất cả các giai đoạn
sinh trưởng và sinh sản, lợn được nuôi với cùng một chế độ dinh dưỡng, nguồn thức
ăn chủ yếu là tận dụng nguồn phụ phẩm trong chế biến của ngành trồng trọt và
chúng phải cạnh tranh do số lượng thức ăn cung cấp hạn chế. Do quy mô chăn nuôi
nhỏ lẻ, thậm chí thả rông nên thời gian dành cho việc chăm sóc vật nuôi bị giới hạn,
chuồng trại sơ sài, chưa đảm bảo vệ sinh thú y, môi trường, ngay cả trong những
giai đoạn đặc biệt của quá trình sản xuất như từ giai đoạn mang thai đến trước khi
cai sữa lợn con. Từ đó dẫn đến năng suất sinh sản kém, lợn con luôn có sinh trưởng
thấp (20-50g/ngày) và tỷ lệ tử vong trong giai đoạn từ khi sinh đến cai sữa cao, có
thể lên đến 30-50%. Hiệu quả kinh tế thấp (Soukanhet và cs., 2013)[62].


2
Theo truyền thống, người chăn nuôi thường cung cấp nước cho lợn thông
qua trộn với thức ăn. Ngoài ra, chúng không được cho uống thêm nước, kết quả dẫn
đến lợn bị thiếu nước, đặc biệt trong giai đoạn tiết sữa nuôi con. Khi đó, lượng thức
ăn ăn vào của lợn nái giảm, làm cho sản lượng sữa và năng suất chăn nuôi lợn nái
kém. Trạng thái mất nước và lượng ngoại bào giảm sẽ làm giảm khả năng chống
chịu với nhiệt độ môi trường cao của vật nuôi.
Trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao, đặc biệt ở thời kỳ chửa cuối,
thường ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nuôi sống của lợn con sơ sinh. Nhiều nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ chết non tăng khi nhiệt độ chuồng nuôi là 380C trong khoảng từ ngày
chửa thứ 102 đến 110 của thời kỳ mang thai. Ở mức nhiệt độ trên 22-250C, lượng
thức ăn ăn vào và sức sản xuất sữa của lợn nái đã bị giảm. Trong khi đó, ở nước Lào
với khí hậu nhiệt đới đặc trưng, nhiệt độ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và
phát triển, cũng như khả năng sinh sản của lợn nái.
Vì những lý do đó, việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật có hiệu quả để
tăng sức đề kháng và khả năng sống của lợn con, hỗ trợ lợn nái trước và trong suốt

quá trình đẻ, góp phần giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của điều kiện môi trường nuôi
là rất cần thiết. Việc cung cấp vật liệu cho lợn nái làm ổ đẻ có thể giảm áp lực của
lợn nái trong quá trình đẻ và có tác động tích cực đến tỷ lệ sống của lợn con sau khi
sinh. Lợn con sinh ra trong 1 đến 2 ngày đầu rất cần nhiệt độ môi trường cao (trên
300C). Về cơ bản, lợn con sơ sinh thường không có khả năng tự bảo vệ cơ thể của
chính mình nên chúng phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của con người.
Thông thường, cơ thể lợn con mới sinh có sẵn một lượng mỡ chỉ đủ duy trì năng
lượng sống trong ngày đầu, và lợn con không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trong
vài ngày đầu tiên. Do đó, bất kỳ lý do nào gây ra việc suy giảm lượng sữa được hấp
thu, do lạnh hay do mầm bệnh, sẽ làm cho cơ thể lợn con bị yếu đi và rất dễ chết.
Để góp phần giảm thiểu tác động bất lợi của môi trường và nâng cao năng
suất chăn nuôi lợn nái địa phương của Lào, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của việc cung cấp nước uống và rơm làm ổ đẻ đến năng suất sinh sản
của lợn nái địa phương nuôi tại CHDCND Lào”.


3
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
1.2.1.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung là tăng số lượng lợn con cai sữa/nái/năm của lợn địa phương
nuôi tại Lào thông qua việc giảm thiểu tác động bất lợi của môi trường sống bằng
các kỹ thuật cung cấp nước và rơm làm ổ đẻ cho lợn nái.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định được ảnh hưởng của việc cung cấp nước uống cho lợn nái trong
quá trình đẻ và tiết sữa nuôi con đến năng suất chăn nuôi lợn nái.
Xác định được ảnh hưởng của việc cung cấp rơm làm ổ đẻ cho lợn nái đến
sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống của lợn con địa phương nuôi tại Lào.
1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học

Các số liệu thu được làm cơ sở cho định hướng công tác sau này. Mặt khác
kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu phát triển tiếp theo.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là tài liệu để giới thiệu hướng dẫn cho người nông dân
CHDCNN Lào, góp phần phát triển ngành chăn nuôi lợn địa phương, đảm bảo đủ
thực phẩm, tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi tại Lào.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Đặc điểm về giống lợn địa phương Lào
1.1.1.1. Đặc điểm chung
Lợn địa phương của Lào có năng suất sinh sản kém, khối lượng lúc trưởng
thành thấp, sinh trưởng chậm, tỷ lệ mỡ cao nhưng chống chịu bệnh tật tốt. Lợn địa
phương của Lào thuộc giống Sus và giống Scrofa hay Sus domesticus. Hiện nay tại
CHDCND Lào có 4 giống lợn như: Lợn Lạt, lợn Mông, lợn Chít, lợn Đeng (lợn đỏ)
(Soukanhet và cs., 2013)[62].
1.1.1.2. Đặc điểm của giống lợn Lạt
Lợn Lạt có mặt trong mọi miền của Lào nhưng gặp nhiều tại miền Bắc và
miền Trung của Lào, có thân hình nhỏ, màu đen, có dấu chấm trắng trên trán, lợn
cái có khối lượng lớn hơn con đực. Con cái có khối lượng khoảng 80 - 100 kg, con
đực thì khoảng 60 - 80 kg.

Giống lợn Lạt nuôi tại các tỉnh miền Bắc Lào
1.1.1.3. Đặc điểm của giống lợn Mông
Lợn Mông gặp nhiều trên vùng miền có người Mông (Lào sung) sinh sống
như Noong Hót tỉnh Xiêng Khoảng, các tỉnh miền Bắc và miền Trung của Lào. Lợn
Môngcó thân hình lớn hơn lợn Lạt, màu đen. Lợn cái có khối lượng lớn hơn con

đực. Con cái có khối lượng khoảng 85 - 120 kg, con đực thì khoảng 60 - 80 kg.


5

Giống lợn Mông nuôi tại Noong Hót tỉnh Xiêng Khoảng
1.1.1.4. Đặc điểm của giống lợn Chít
Lợn Chít gặp ở các tỉnh miền Trung của Lào và được nuôi nhiều là tỉnh Bo
Ly Kham Xay và Kham Muôn có màu đen, thân hình nhỏ bé. Con cái có khối lượng
khoảng 40 - 60 kg, con đực thì khoảng 30 - 40 kg.

Giống lợn lợn Chít nuôi các tỉnh miền Trung của Lào
1.1.1.5. Đặc điểm của giống lợn Đeng (lợn đỏ)
Đây cũng là một giống lợn địa phương của Lào chỉ gặp ở các tỉnh miền Nam
của Lào, đặc biệt là tỉnh Chăm Sa Sắc. Giống lợn này chưa được nghiên cứu sâu,
người ta chỉ nghi ngờ đó là kết quả của tổ hợp lai giữa giống lợn Duroc và giống lợn
địa phương của Lào. Chúng có thân hình thon, màu đỏ, trán ngắn, khối lượng
khoảng 65 - 90 kg.

Giống lợn Đeng nuôi tại các tỉnh Miền Nam Lào


6
1.1.2. Cơ sở khoa học về đặc điểm di truyền các tính trạng năng suất sinh sản của lợn
- Tính trạng số lượng và sự di truyền của tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo lường, vì sự nghiên cứu của
chúng phụ thuộc vào sự đo lường. Hầu hết những tính trạng có giá trị của gia súc
đều là những tính trạng số lượng.
Tính trạng số lượng chịu sự tác động của nhiều cặp gen, phương thức di
truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của di truyền như phân ly,

tổ hợp, liên kết… Mỗi gen thường có tác động cộng gộp lớn hơn, tác dụng của
nhiều gen khác nhau trên cùng một tính trạng có thể là cộng gộp, cũng có thể là
không, ngoài ra còn có các kiểu tác động ức chế nhau giữa các gen nằm ở những
locus khác nhau.
Có hai hiện tượng di truyền cơ bản có liên quan đến tính trạng số lượng và
mỗi hiện tượng di truyền này có một cơ sở lý luận cho việc cải tiến di truyền cho
giống vật nuôi. Trước hết đó là sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc và quan
hệ thân thuộc càng gần con vật càng giống nhau. Đó là cơ sở di truyền cho sự chọn
lọc và sau đó là sự suy hóa cận thân. Thứ hai là hiện tượng ngược lại về sức sống
của con lai, đây là cơ sở của sự chọn phối để nhân thuần và tạp giao.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng dễ chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường. Vật nuôi sống
trong một môi trường nhất định nên sự hình thành hoạt động của tính trạng không
những chịu sự chi phối của các gen mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường.
Giá trị kiểu hình của bất kỳ tính trạng số lượng nào cũng được biểu thị qua
giá trị của kiểu gen và sai lệch môi trường.
P=G+E
Trong đó:

P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic Value)
G: Giá trị kiểu gen (Genotypic Value)
E: Sai lệch môi trường (Environmental Deviation)

Tùy theo phương hướng tác động của các gen alen mà giá trị kiểu gen có thể
bao gồm các thành phần khác nhau.
G=A+D+I


7
“A” gọi là giá trị cộng gộp, thành phần quan trọng nhất cố định không thay

đổi có thể di truyền được và còn được gọi là giá trị giống của cá thể là cơ sở di
truyền của việc chọn giống.
“D” là tính trội (Dominance) là tác động trội của các cặp alen trong cùng một
locus nên không có tính trội thì giá trị di truyền và giá trị cộng gộp là bằng nhau.
Khi xem xét một locus duy nhất sự khác nhau giữa giá trị kiểu gen và giá trị giống
A và giá trị di truyền đó chính là sai lệch trội D.
Do vậy: G = A + D
“I” là các gen của các cặp gen hoặc cùng alen sai lệch tương tác nên kiểu gen
là do từ hai locus trở lên cấu thành giá trị kiểu gen có thể thêm một sai lệch do sự
tương tác giữa các gen trong các locus khác nhau.
- Hệ số di truyền một số tính trạng ở lợn
Hệ số di truyền là tỷ lệ phần trăm do gen quy định trong việc tạo nên kiểu
hình. Hệ số di truyền có hai loại đó là hệ số di truyền theo nghĩa hẹp và hệ số di
truyền theo nghĩa rộng.
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị giá trị kiểu hình được quyết định bởi
các gen truyền đạt từ bố mẹ cho đời con.
h2 = VA/Vp
Hệ số di truyền của một tính trạng càng lớn thì khả năng di truyền của tính
trạng đó càng cao. Ngược lại, hệ số di truyền của tính trạng càng nhỏ thì khả năng
di truyền của tính trạng đó càng thấp và khả năng biến đổi của chúng dưới ảnh
hưởng của điều kiện môi trường càng lớn.
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng biểu thị phần phương sai giá trị kiểu hình
của các cá thể được quyết định bởi các phương sai giá trị kiểu gen.
h2 = VG/Vp
Trong đó:

VG là phương sai giá trị kiểu hình
VP là phương sai giá trị kiểu gen

Ở lợn, các tính trạng có hệ số di truyền thấp hầu hết là các tính trạng sinh

sản, còn các tính trạng có hệ số di truyền cao hơn là các tính trạng có liên quan tới
chất lượng sản phẩm và sự sinh trưởng.


8
1.1.2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái
* Đặc điểm cấu tạo bộ máy sinh dục lợn cái
Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn cái bao gồm: Buồng trứng, ống dẫn trứng,
tử cung (cổ, thân và sừng tử cung), âm đạo và các cơ quan bên ngoài.
- Buồng trứng: Khác với dịch hoàn, buồng trứng nằm trong xoang bụng, phát
triển thành một cặp. Buồng trứng lợn cái có dạng chùm nho, khối lượng một buồng
trứng là 4-7g. Ở lợn trưởng thành, buồng trứng có 10 - 25 nang trứng thành thục,
đường kính nang là 8 - 12mm, thể vàng thành thục có hình cầu hoặc hình trứng
đường kính 5 - 10mm.
- Ống dẫn trứng: Được chia thành 4 đoạn là tua diềm, phễu, phồng ống dẫn
trứng và eo. Ống dẫn trứng có một chức năng duy nhất là vận chuyển trứng và tinh
trùng theo một hướng ngược chiều nhau, hầu hết là đồng thời. Phồng ống dẫn trứng
là nơi xảy ra sự thụ tinh. Ống dẫn trứng cung cấp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi
nhất của các giao tử và cho sự phát triển ban đầu của phôi.
- Tử cung: Gồm có 2 sừng, một thân và một cổ tử cung. Tử cung lợn thuộc
loại 2 sừng, các sừng gấp nếp hoặc quấn lại và có độ dài đến hơn 1m. Độ dài này
thích hợp cho việc mang đa thai. Ở lợn trưởng thành, trung bình các sừng tử cung dài
40 - 45cm, thân tử cung dài 5cm, cổ tử cung dài 10cm và có đường kính ngoài 2 3cm. Tử cung có nhiều chức năng. Nội mạc tử cung và các dịch tử cung giữ vai trò
chủ chốt trong quá trình sản xuất bao gồm các chức năng vận chuyển tinh trùng, điều
hòa chức năng của thể vàng, là nơi làm tổ của phôi, thực hiện các chức năng chửa đẻ.
- Âm đạo: Có cấu tạo giống như một ống cơ có thành dày, dài 10 - 12cm.
Đây là cơ quan giao cấu của lợn cái, là ống thải của dịch cổ tử cung, nội mạc tử
cung và ống dẫn trứng, đồng thời cũng là đường cho thai ra ngoài khi đẻ.
- Bộ phận sinh dục bên ngoài: Là phần có thể sờ thấy và quan sát được, bao
gồm âm môn, âm vật và tiền đình.

* Đặc điểm sinh lý sinh sản của gia súc
Sinh sản là một quá trình sinh học hết sức phức tạp của cơ thể động vật, đồng
thời là chức năng duy trì nòi giống và tái sản xuất của vật nuôi. Sinh sản hữu tính là
hình thức sinh sản cao nhất và phổ biến nhất ở cơ thể động vật. Đó là quá trình có


9
sự tham gia của hai cơ thể đực và cái, là một quá trình mà ở đó con đực sản sinh ra
tinh trùng, con cái sản sinh ra trứng, sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng hình thành
hợp tử, hợp tử phát triển trong tử cung con cái và sinh ra đời con.
Gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định thì có biểu hiện về tính dục.
Lợn cái khi thành thục về tính sẽ xuất hiện các triệu chứng động dục và kèm theo quá
trình rụng trứng. Song song với quá trình rụng trứng thì cơ thể nói chung, đặc biệt là
cơ quan sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi và có sự lặp đi lặp lại có tính chất
chu kỳ. Chu kỳ này xuất hiện khi cơ thể cái thành thục về tính, kết thúc khi già yếu.
Thời gian của một chú kỳ được tính từ lần rụng trứng trước tới lần rụng trứng sau.
Chu kỳ động dục của lợn cái là một trong các chỉ tiêu quan trọng của sinh
sản và được điều khiển bởi hai yếu tố thần kinh, thể dịch. Khi các nhân tố ngoại
cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, mùi con đực... tác động và kích thích vùng dưới đồi
(Hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố tác động lên tuyến yên, kích thích thùy
trước tuyến yên tiết FSH (Folliculo Stimulin Hormone) và LH (Lutein Stimulin
Hormone). FSH kích thích noãn bao phát triển đồng thời cùng với LH làm cho noãn
bao thành thục, chín và rụng trứng. Khi noãn bao phát triển và thành thục, tế bào hạt
trong thượng bì bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Khi
hàm lượng hormone này trong máu đạt 64 - 112% sẽ kích thích con vật có những
biểu hiện động dục. Cuối chu kỳ động dục thì Oestrogen lại kích thích tuyến yên tiết
ra LH và giảm tiết FSH. Khi lượng LH/FSH đạt tỷ lệ 3/1 thì sẽ kích thích cho trứng
chín và rụng. Sau khi trứng rụng, thể vàng được hình thành ở nơi bao noãn vỡ ra.
Thể vàng tiết Progesterone giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận ở sừng tử cung,
đồng thời ức chế tiết GSH (Gonado Stimulin Hormone) của tuyến yên làm cho bao

noãn trong buồng trứng của lợn cái không phát triển được và kết thúc một chu kỳ
động dục.
Khi kết thúc một chu kỳ động dục, con cái được thụ tinh, hình thành hợp tử,
phát triển bào thai, sau hết thời kỳ mang thai thì diễn ra quá trình sinh đẻ.
1.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái
Ian Gordon (2004)[48] cho rằng trong các trang trại chăn nuôi hiện đại, số
lợn con cai sữa do một lợn nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn


10
nhất năng suất sinh sản của lợn nái, chỉ tiêu này được tính chung trong toàn bộ thời
gian sử dụng lợn nái (từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ cuối cùng). Tác giả cũng cho biết tầm
quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu số lợn con cai sữa do một nái sản
xuất trong một năm lần lượt là số con đẻ ra trong ổ, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh
đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa đầu và thời gian từ cai sữa đến khi thụ thai
lứa sau. Theo Ducos (1996)[39] cho biết các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu số con
còn sống khi cai sữa gồm: số trứng rụng, tỷ lệ lợn con sơ sinh còn sống và tỷ lệ lợn
con còn sống tới lúc cai sữa.
Mabry và cs (1997)[52] cho rằng các chỉ tiêu năng suất sinh sản chủ yếu của
lợn nái bao gồm: số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi
và số lứa đẻ/nái/năm. Các chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn
nái, từ đó trực tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận của người chăn nuôi lợn.
Để có được số lợn con cai sữa/nái/năm cao thì chúng ta cần phải hoàn thiện
tất cả các khâu trong quá trình chăn nuôi.
Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái: Tuổi động dục lần đầu, tuổi
phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, số lứa đẻ/nái/năm, số con
sơ sinh/ổ, số con để nuôi/ổ, khối lượng sơ sinh để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, khối
lượng cai sữa, tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa, khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm.
- Tuổi động dục lần đầu
Là tuổi khi lợn cái có biểu hiện động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục lần đầu

khác nhau về giống lợn. Các giống khác nhau biểu hiện thành tích sinh sản khác
nhau vì kiểu gen của chúng khác nhau, mỗi giống gia súc đều có cả gen trội và gen
lặn đối với chỉ tiêu mong muốn và không mong muốn. Trong chọn lọc cần chọn đàn
giống có tỷ lệ kiểu gen trội đối với chỉ tiêu mong muốn cao nhất và hạn chế đến
mức tối thiểu sự thể hiện gen lặn của tính trạng không mong muốn.
- Tuổi phối giống lần đầu
Là tuổi tại thời điểm phối giống lần đầu.Thông thường người ta chưa tiến
hành phối giống cho lợn động dục lần đầu tiên, tại thời điểm này, lợn chưa thành
thục về thể vóc, số lượng trứng rụng còn ít. Người ta thường phối giống cho lợn nái
ở kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3. Phối giống cho lợn quá sớm hay quá muộn đều


11

không tốt.Vì vậy, chúng ta cần theo dõi tránh phối giống sớm hoặc muộn gây tổn
thất về kinh tế.
- Tuổi đẻ lứa đầu
Là tuổi lợn mẹ đẻ lứa đầu tiên. Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào giống và chế
độ nuôi dưỡng. Tuổi đẻ lứa đầu cao ảnh hưởng tới số con cai sữa/nái/năm. Vì thời
gian sinh sản của lợn nái sẽ ngắn lại dẫn đến giảm số con cai sữa/nái/năm, làm cho
lợi nhuận/nái/năm giảm xuống.
- Số con sơ sinh còn sống đến 24h/lứa đẻ
Là chỉ tiêu phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, trình độ
phối giống của người nuôi dưỡng chăm sóc, và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn
nái chửa. Trong 24h sau khi sinh, những con không đạt khối lượng sơ sinh trung
bình của giống, dị dạng… sẽ bị loại thải. Ngoài ra, do lợn con chưa nhanh nhẹn bị
lợn mẹ đè chết.
- Bình quân số lợn con đẻ ra còn sống/lứa
Là tỷ lệ giữa tổng số lợn con đẻ ra còn sống trong 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ
xong của tất cả các lứa đẻ trên tổng số lứa đẻ. Số con còn sống để lại nuôi là những

con đẻ ra còn sống để lại nuôi, đối với lợn ngoại khối lượng lớn hơn 0,8kg, đối với
nội khối lượng lớn hơn 0,3kg.
- Tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống của lợn con sau 24 giờ là tỷ lệ số lợn con còn sống đến 24 giờ so
với số con đẻ ra còn sống.
- Số con cai sữa/lứa
Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng, quyết định năng suất trong chăn nuôi
lợn nái, nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa nuôi
co của lợn nái và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con. Đó là số lợn
con còn sống cho đến khi cai sữa, thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào trình
độ chế biến thức ăn và kỹ thuật nuôi. Trong chăn nuôi đại trà thường cai sữa vào 35
hoặc 42 ngày tuổi.
- Số con cai sữa/nái/năm
Là chỉ tiêu tổng quát nhất để đánh giá năng suất chăn nuôi lợn nái. Chỉ tiêu


12
này phụ thuộc vào thời gian cai sữa lợn con và số lợn con cai sữa trong mỗi lứa đẻ.
Nếu cai sữa sớm sẽ tăng số lứa đẻ/nái/năm, và tăng số lượng lợn con cai sữa trong
mỗi lứa thì số lượng lợn con cai sữa/nái/năm cao và ngược lại. Số lượng lợn con cai
sữa/nái/năm là tỷ lệ giữa tổng số lợn con cai sữa trong năm so với tổng số lợn nái
sinh sản trong năm.
- Khối lượng sơ sinh
Là khối lượng lợn con được cân ngay sau khi đẻ, đã được lau khô, cắt rốn,
bấm nanh, đánh số tai và trước khi cho bú lần đầu tiên.
Khối lượng sơ sinh toàn ổ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của
lợn mẹ, đặc điểm giống, kỹ thuật quản lý chăm sóc và phòng bệnh cho lợn nái chửa.
Do đó, thành tích này phụ thuộc vào cả phần của lợn nái và phần nuôi dưỡng của
con người.
Khối lượng sơ sinh toàn ổ là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống

và được phát dục hoàn toàn. Nếu những lợn sinh ra khỏe mạnh mà bị lợn mẹ đè chết
thì đó thuộc về trách nhiệm của con người chứ không phụ thuộc vào năng suất của
lợn nái.
Khối lượng sơ sinh phụ thuộc vào giống, khối lượng sơ sinh của lợn nội
thường từ 0,4 - 0,6 kg/con, khối lượng sơ sinh của lợn ngoại trung bình 1,1 - 1,2
kg/con.
Lợn con có khối lượng sơ sinh càng cao thì khả năng sinh trưởng càng
nhanh, khối lượng cai sữa sẽ cao.
- Độ đồng đều
Là chỉ tiêu đánh giá sự chênh lệch về khối lượng giữa các cá thể trong đàn,
có 2 phương pháp tính: Một là lấy khối lượng sơ sinh từng con so sánh với khối
lượng sơ sinh bình quân của toàn ổ. Sự chênh lệch càng nhỏ chứng tỏ sự đồng đều
là rất cao. Hai là xác định độ đồng đều phát dục thông qua so sánh tỷ lệ giữa khối
lượng sơ sinh nhỏ nhất so với khối lượng sơ sinh lớn nhất.
Đồng đều là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của nái về khả năng
sinh sản. Bởi vì khi so sánh giữa hai đàn lợn có thể khối lượng sơ sinh kém nhau
không nhiều nhưng độ đồng đều của lợn con giữa các đàn là chênh lệch rất lớn.


13
- Khối lượng cai sữa toàn ổ
Ngoài chỉ tiêu số con cai sữa trên lứa, khối lượng cai sữa toàn ổ cũng là chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá năng suất của lợn nái.
Khối lượng lợn con cai sữa phụ thuộc rất lớn vào khối lượng sơ sinh và là cơ
sở cho việc nâng cao khối lượng xuất chuồng sau này.
Khối lượng bình quân của lợn con khi cai sữa (kg) bằng tổng số khối lượng
lợn con cai sữa (kg) so với tổng số lợn con cai sữa.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
1.1.3.1. Yếu tố di truyền
Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái

(Đặng Vũ Bình, 1999)[3]. Chọn lọc là phương pháp đơn giản và được sử dụng để
nâng cao chất lượng đàn giống vật nuôi. Chọn lọc cũng là động lực đầu tiên để đạt
tới sự tiến bộ di truyền, chọn lọc có thể tăng số lượng gen tốt và giảm số lượng gen
xấu thông qua quan sát kiểu hình.
Trong chọn lọc cần chọn đàn giống có tỷ lệ kiểu gen trội đối với chỉ tiêu
mong muốn cao nhất và hạn chế đến mức tối thiểu sự thể hiện gen lặn của tính trạng
không mong muốn.
Theo Rothschild, BidanelJ (1998)[59], căn cứ vào khả năng sinh sản và sức
sản xuất thịt, các giống lợn được chia làm bốn nhóm chính:
- Giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất
thịt kém nhưng có khả năng thích nghi tốt với môi trường.
- Các giống đa dụng như: Yorkshire, Landrace và một số dòng nguyên chủng
được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.
- Các giống chuyên dụng dòng bố như Pietrain, Landrace của Bỉ,
Hampshire... có khả năng sinh sản trung bình và khả năng sản xuất thịt cao.
- Các giống chuyên dụng dòng mẹ như Meishan, Taihu của Trung Quốc có
khả năng sinh sản cao nhưng khả năng cho thịt kém.
Các giống khác nhau có năng suất sinh sản khác nhau. Mỗi giống gia súc đều
có cả gen trội và gen lặn đối với chỉ tiêu mong muốn và không mong muốn. Ở gia
súc thuộc các giống khác nhau thì có sự thành thục về tính cũng khác nhau, gia súc


14
có tầm vóc nhỏ như các giống lợn nội (Móng Cái, Ỉ...) thường thành thục sớm hơn
so với các giống lợn ngoại có tầm vóc lớn (Landrace, Yorkshire...). Theo Nguyễn
Ngọc Phục (2003)[20], lợn cái Meishan có tuổi thành thục sớm hơn so với lợn
Landrace và Yorkshire khi nuôi trong cùng điều kiện.
1.1.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn và dinh dưỡng đến sức sản xuất của lợn nái
Thức ăn và dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản
của lợn nái, cần phải cung cấp đầy đủ về số lượng và chất lượng các chất dinh

dưỡng cho lợn nái hậu bị, lợn nái có chửa và lợn nái nuôi con.
Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi động dục có thể làm tăng số lượng trứng
rụng, tăng số phôi sống. Do đó áp dụng chế độ dinh dưỡng "Flushing" trong chăn
nuôi lợn làm tăng số lượng trứng rụng khi lợn nái động dục (85% so với 64%) và
tăng lượng progesteron trong máu (10,5 ng so với 4,5ng/ml). Nuôi dưỡng lợn nái
với mức năng lượng cao ở thời kỳ đầu khi lợn nái mang thai có thể làm tăng tỷ lệ
chết phôi (Ian Gordon,1997)[47].
Ian Gordon (1997)[47] cũngcho biết, nuôi dưỡng lợn nái với mức năng
lượng cao trong thời kỳ có chửa sẽ làm giảm mức thu nhận thức ăn trong thời kỳ
tiết sữa nuôi con và ngăn cản sự phát triển của tuyến vú.Lợn nái nuôi con nên cho
ăn tự do để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Giảm lượng thức ăn khi nuôi con sẽ làm
giảm khối lượng cơ thể, hậu quả là thời gian động dục trở lại dài, giảm tỷ lệ thụ tinh
và giảm số phôi sống.
Theo Chung, NamA.S (1998)[34], tăng lượng thức ăn ở lợn nái tiết sữa sẽ
làm tăng sản lượng sữa và tăng khả năng tăng trọng của lợn con. Tăng lượng thức
ăn cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm
thời gian động dục trở lại so với việc tăng lượng thức ăn cho lợn nái tiết sữa ở giai
đoạn cuối.Tăng lượng thức ăn cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ
tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lượng lợn con cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu
(Ian Gordon, 2004)[48].
Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít
nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có được khối lượng
cơ thể thích hợp trong thời kỳ nuôi con.


15
Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấp trong khẩu
phần sẽ làm tăng thời gian động dục trở lại (Ian Gordon,1997) [47]. Mức dinh
dưỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối sẽ làm cho lợn nái phải huy động dinh
dưỡng của cơ thể để nuôi thai, do đó làm giảm khả năng sống của thai và lợn con

khi đẻ cũng như sau khi đẻ, làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ dẫn đến lợn nái
sinh sản kém. Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin và
protein thấp sẽ làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng thành thục
của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con còn sống/ổ, tăng tỷ lệ hao hụt của lợn
mẹ và giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con. Có 9 axit amin thiết yếu đóng vai trò
quan trọng trong quá trình sinh sản và trong quá trình phát triển của phôi cũng như
trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn. Song mức protein quá cao trong
khẩu phần sẽ không tốt cho lợn nái (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [21].
+ Ảnh hưởng của protein
Lợn nái ngoại khẩu phần ăn thường chiếm từ 15 - 17% protein, tùy thuộc vào thể
trạng và các giai đoạn. Đối với lợn có 10 axit amin không thay thế đó là lyzin,
methionin, systine, treonin, phenilalanin, listidin, tryptophan, lơxin, isolơxin, valin.
Nếu cung cấp thừa hay thiếu protein đều ảnh hưởng tới sinh sản của lợn nái. Nếu
thiếu ở giai đoạn mang thai sẽ làm khối lượng sơ sinh thấp, số con đẻ ra ít, thể trạng
yếu ớt. Ở giai đoạn nuôi con sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa từ đó ảnh
hưởng đến khả năng nuôi con của lợn mẹ. Nếu cung cấp protein thừa ở giai đoạn
mang thai sẽ làm tăng tỷ lệ thai chết, gây lãng phí protein, không đem lại hiệu quả
kinh tế. Hàm lượng protein có trong khẩu phần thức ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn
nuôi dưỡng của lợn nái. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (1994), hàm lượng protein trong
thức ăn đối với lợn nái chửa là 14%, đối với nái nuôi con là 16%. Theo tiêu chuẩn
Nhật Bản (1993), hàm lượng protein thu nhận hàng ngày đối với lợn nái chửa là 248
g/con/ngày, đối với nái nuôi con là 812 g/con/ngày
. Tuy nhiên việc cung cấp protein cho lợn nái còn phụ thuộc số con để nuôi
và thể trạng của con mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cung cấp 246 gam protein
tiêu hóa/ngày thì lợn mẹ tiết được 3,6 kg sữa/ngày, nếu cung cấp 736 gam protein
tiêu hóa/ngày thì lợn mẹ tiết được 10,7 kg sữa/ngày. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy


×