Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHUYÊN CANH VẢI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 73 trang )

Header Page 1 of 166.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

TRẦN VĂN SINH

THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƯỜNG GẶP
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHUYÊN CANH VẢI
HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Thái Nguyên, 2009

Footer Page Số1hóa
ofbởi166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 2 of 166.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

TRẦN VĂN SINH

THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƯỜNG GẶP
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHUYÊN CANH VẢI


HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Y học Dự phòng
Mã số: 60 72 73

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ VĂN HÀM

Thái Nguyên, 2009

Footer Page Số2hóa
ofbởi166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 3 of 166.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các bộ môn, các giảng viên
Trường đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
Luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS
Đỗ Hàm, Người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Nhân dịp này tôi xin chân thành ơn Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc
Giang, cán bộ công chức Sở Y tế đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc cùng các bác sĩ, cán bộ
Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn, Phòng Y tế huyện Lục Ngạn, Trạm Y tế
xã Quý Sơn, Trạm Y tế xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn
thành Luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,
khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn./.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2009
Tác giả

Trần Văn Sinh

Footer Page Số3hóa
ofbởi166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 4 of 166.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN


3

1.1.

Sức khoẻ và bệnh tật của người lao động nông nghiệp

3

1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, bệnh tật

7

1.3. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Lục Ngạn

14

1.4. Tình hình nghiên cứu sức khoẻ, bệnh tật của người lao động

16

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1. Đối tượng nghiên cứu

20

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu


20

2.3. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu

20

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

23

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu

24

2.6. Vật liệu, phương tiện, nguồn lực

25

2.7. Phương pháp khống chế sai số

25

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu

25

2.9. Phương pháp xử lý số liệu

25


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

26

3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

26

3.2. Một số chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải

29

3.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp

36

Chƣơng 4. BÀN LUẬN

41

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

41

4.2. Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp

45

4.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp


50

KẾT LUẬN

54

KIẾN NGHỊ

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56

PHỤ LỤC

Footer Page Số4hóa
ofbởi166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 5 of 166.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ:

An toàn vệ sinh lao động

BHLĐ:


Bảo hộ lao động

BVTV:

Bảo vệ thực vật

CS:

Cộng sự

HCBVTV:

Hóa chất bảo vệ thực vật

NXB:

Nhà xuất bản

Nxb:

Nhà xuất bản

Pp:

Page (trang)

SL:

Số lượng


TL:

Tỷ lệ

TMH:

Tai mũi họng

Tr:

Trang

Footer Page Số5hóa
ofbởi166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 6 of 166.
DANH MỤC BẢNG

Nội dung

Trang

Bảng 3.1. Đối tượng nghiên cứu phân theo trình độ học vấn ..........................

26


Bảng 3.2. Đối tượng nghiên cứu phân theo tuổi, giới ...............................................

26

Bảng 3.3. Đối tượng nghiên cứu phân theo tuổi nghề ..............................................

27

Bảng 3.4. Thực trạng sử dụng BHLĐ ở đối tượng nghiên cứu .....................

27

Bảng 3.5. Tình hình sử dụng HCBVTV ......................................................................................

28

Bảng 3.6. Một số chứng bệnh thường gặp ....................................................................................

29

Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc chứng đau đầu theo tuổi đời

30

...........................................................

Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc chứng đau đầu theo tuổi nghề

.......................................................


30

Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc chứng mất ngủ theo tuổi đời

......................................................

31

Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng mạn tính theo tuổi đời .........

32

Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng mạn tính theo tuổi nghề

..

32

.......................................

33

Bảng 3.13. Tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc theo tuổi nghề ...................................

33

Bảng 3.14. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng theo tuổi đời

34


Bảng 3.15. Tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng theo tuổi nghề

34

Bảng 3.16. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng theo tuổi đời

.......................................

35

Bảng 3.17. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng theo tuổi nghề ...................................

35

Bảng 3.12. Tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc theo tuổi đời

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sử dụng quần áo BHLĐ với bệnh viêm da
dị ứng .......................................................................................................................................................................

Footer Page Số6hóa
ofbởi166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

36




Header Page 7 of 166.

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với chứng
đau đầu ..................................................................................................................................................................
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm mũi họng mạn tính

37

37

..................................................................................................................

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm kết mạc mắt .......................................................................................................................................
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm loét dạ dày – tá tràng...............................................................................................................
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh
viêm da dị ứng ...............................................................................................................................................
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá với bệnh viêm kết mạc
mắt ...............................................................................................................................................................................
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá với bệnh viêm da dị
ứng ..............................................................................................................................................................................

Footer Page Số7hóa
ofbởi166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

38

39


39

40

40




Header Page 8 of 166.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Nội dung

Trang

Biểu đồ 3.1. Thực trạng sử dụng các loại HCBVTV ..........................................

28

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc chứng mất ngủ theo tuổi đời ........................................

31

Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa sử dụng kính bảo hộ với bệnh
viêm kết mạc ............................................................................................................................
Biểu đồ 3.4. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với
chứng đau đầu, viêm mũi họng mạn tính, viêm kết mạc

Footer Page Số8hóa

ofbởi166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

36

38




Header Page 9 of 166.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng
đối với các vấn đề kinh tế, xã hội ở nước ta. Đường lối và các chính sách
được hoạch định và tổ chức thực hiện trong hơn 20 năm qua đã đem lại hiệu
quả vô cùng to lớn đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn cả nước được
cộng đồng Quốc tế ghi nhận và đánh giá tích cực (dẫn từ [22]). Nông nghiệp
tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và
thực phẩm quốc gia. Kinh tế trang trại có xu hướng phát triển mạnh và đang
là mô hình sản xuất hàng hoá có hiệu quả. Tuy nhiên những vấn đề về môi
trường có ảnh hưởng tới sức khỏe, phát triển bền vững và những phát sinh nội
tại đang đòi hỏi chúng ta về sự cần thiết phải có sự quan tâm, đánh giá.
Quá trình canh tác nông nghiệp nói chung, trồng vải nói riêng luôn luôn
tạo ra sự giao lưu, chuyển đổi của các thành phần sẵn có về môi trường sinh
thái. Những chất mà con người đưa vào môi trường theo mục đích nâng cao
hiệu quả kinh tế cho cây vải bao gồm các sản phẩm từ phân bón, hoá chất trừ
sâu, diệt cỏ, diệt chuột và các loại hoá chất có tác dụng đến quá trình sinh
trưởng đều đáng phải quan tâm. Lợi ích của phân bón, hoá chất trừ sâu diệt cỏ

và các hoá chất có tác dụng đến quá trình sinh trưởng của cây nông nghiệp đã
được khẳng định từ thời thượng cổ. Tuy nhiên những bất cập, ảnh hưởng có
hại của phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật đã và đang là vấn đề khó giải
quyết của các nhà khoa học cũng như cả cộng đồng, đặc biệt là sự ảnh hưởng
xấu tới môi trường sống và sức khoẻ của con người (dẫn từ [16], [18]).
Bắc Giang là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 3.823,3 km2, trong đó
diện tích nông nghiệp là 260.906 ha. Năm 2007 cả tỉnh Bắc Giang có 2.935
trang trại, tăng 2.549 trang trại so với năm 2002. Các trang trại đã thu hút, giải

Footer Page Số9hóa
ofbởi166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 10 of 166.

quyết việc làm cho 8.842 lao động, trong đó có 3.908 lao động thường xuyên.
Đặc biệt đối với cây vải đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn nhất cả
nước với diện tích là 39.835 ha, tổng sản lượng đạt 228.000 tấn, tăng gấp 4
lần so với năm 2002, góp phần quan trọng vào việc xoá đói, giảm nghèo ở
nhiều địa phương trong tỉnh (dẫn từ [23], [33], [34], [35]).
Khu chuyên canh vải đã tạo ra một môi trường sinh thái mới bao gồm
các sinh vật sẵn có đã có sự thay đổi về tỷ lệ, đồng thời đã tăng tỷ lệ một số
sinh vật mới phù hợp với môi trường như các loại chim ăn quả tăng lên, quần
thể muỗi và một số côn trùng khác cũng thay đổi…Tất cả sự chuyển đổi sinh
thái và ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là cơ cấu
một số bệnh thường gặp trong cộng đồng dân cư. Thực tế có rất nhiều vấn đề
được quan tâm đối với người chuyên canh vải. Song việc trước mắt là phải

xem xét các chứng, bệnh thường gặp ở người chuyên canh vải có gì khác so
với các đối tượng lao động khác. Đồng thời xem xét một số yếu tố liên quan
có thể tác động đến tần xuất mắc các chứng, bệnh ở các đối tượng này.
Vấn đề đặt ra là: Cơ cấu bệnh tật cũng như các vấn đề sức khỏe có liên
quan của người dân chuyên canh vải Lục Ngạn ra sao? Vấn đề sức khoẻ nào
mang tính đặc thù và các yếu tố nào có liên quan đến sức khỏe ở đối tượng
chuyên canh vải? Có gì khác với các cộng đồng canh tác nông nghiệp khác
không? Để trả lời những vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở người
chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng hai mục tiêu sau:
1. Mô tả một số chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;
2. Xác định một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp
của người chuyên canh vải.

Footer Page Số10hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 11 of 166.

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Sức khỏe và bệnh tật của ngƣời lao động nông nghiệp
Sức khoẻ luôn gắn liền với các tác động của môi trường. Sức khỏe môi
trường là trạng thái sức khoẻ của con người liên quan và chịu tác động của

các yếu tố môi trường sinh thái bao quanh. Có nhiều yếu tố tác động đến sức
khoẻ của mỗi người: Yếu tố xã hội, văn hoá, kinh tế, môi trường tự nhiên và
yếu tố sinh học như di truyền, thể chất. Muốn có sức khoẻ tốt phải tạo ra môi
trường sống lành mạnh và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, chủ động của
mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Nghề nông ở nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng, nhiễm nhiều bệnh tật
như các nghề khác do tính đa dạng của công việc. Có rất nhiều bệnh mang
tính chất đặc thù đối với đối tượng lao động nông nghiệp. Bệnh nhiễm ký sinh
trùng là bệnh thường gặp nhất của nhà nông như các viêm nhiễm ngoài da do
nấm, vi trùng, ấu trùng sán vịt…Các bệnh đường ruột cũng thường gặp ở
người lao động bởi họ phải làm việc trong môi trường thiên nhiên và tiếp xúc
nhiều với tác nhân gây bệnh đường tiêu hoá. Theo nghiên cứu của một số tác
giả trong nước cho thấy tỷ lệ người lao động nông nghiệp, nông thôn mắc các
bệnh giun là khá cao, đặc biệt là các bệnh giun đũa (50 – 80%), các bệnh do
giun móc (20 – 30%). Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh này là do việc xử lý
phân không tốt, sử dụng phân còn tồn tại nhiều trứng giun như phân tươi,
phân chưa ủ trong canh tác nông nghiệp (dẫn từ [12]).
Môi trường nông nghiệp, nông thôn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề
ô nhiễm như ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không
khí. Không riêng gì ở thành phố và các khu công nghiệp mà hiện nay ở địa
bàn nông thôn cũng đang là mối quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã

Footer Page Số11hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 12 of 166.


hội. Các chất thải sinh hoạt không được xử lý, phân hữu cơ được sử dụng bừa
bãi trong nông nghiệp khi chưa ủ đủ thời gian. Việc sử dụng phổ biến các loại
phân này ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đang hàng ngày phân huỷ
ra các chất hoá học gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm không khí ở
môi trường lao động nông nghiệp thường cao hơn các khu vực khác, bởi trong
quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ sản phẩm cuối cùng là CO2 và các khí
như H2S, SO2, CH4. Indol, Scatol…cũng có hàm lượng cao bởi trong quá
trình phân huỷ yếm khí các hợp chất trung gian này sẽ xuất hiện. Các sản
phẩm có nguồn gốc Nitơ thường tăng cao ở khu vực chứa phân và khi chăm
bón cây trồng, bởi lẽ người nông dân sử dụng phân chưa ủ đủ thời gian, nên
quá trình ô nhiễm là liên tục, thường xuyên (dẫn từ [3], [7], [15], [19], [31]).
Yếu tố hóa học môi trường, đặc biệt là tình trạng sử dụng hoá chất bảo
vệ thực vật trong nông nghiệp nói chung, vùng chuyên canh vải nói riêng đã
ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ cộng đồng. Tuỳ theo mức độ ô nhiễm mà
các ảnh hưởng đó bao gồm cả những dấu hiệu cấp tính và mạn tính nhưng
nhìn chung thường gây nên sự tích luỹ và ảnh hưởng mạn tính. Các ảnh
hưởng chủ yếu gây nên các rối loạn bệnh lý kiểu bệnh môi trường (các hoá
chất và kim loại nặng, khí hậu và thời tiết bất lợi, các vi sinh vật…).
Một số sản phẩm do các chất hoá học phân giải từ phân hữu cơ như NH3,
H2S có thể gây các phản ứng, bệnh lý cấp tính về hô hấp, mũi họng nên cũng
tác động nhiều đến sức khoẻ người nông dân. Các tác giả trong nước đều cho
một nhận định nhất quán là tỷ lệ bệnh hô hấp và bệnh mũi họng của người
dân tiếp xúc với các loại phân hữu cơ thường cao hơn những người khác
trong gia đình, bởi vì các chất ô nhiễm thường xuyên kích thích trong quá
trình lao động, trong khi người lao động không có các trang thiết bị BHLĐ
phù hợp nhằm bảo vệ niêm mạc đường hô hấp và đường mũi họng. Dẫn từ
[5], [6], [8], [10], [14].

Footer Page Số12hóaof

bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 13 of 166.

1.1.1. Bệnh do khí hậu thời tiết
Người nông dân nói chung và người dân chuyên canh vải nói riêng cũng
dễ bị say nắng, say nóng và các bệnh khác do điều kiện vi khí hậu bất thường,
thậm chí có người chết. Bệnh say nắng là do tác động của bức xạ cực tím tác
động vào khu vực trung tâm nằm ở hành não. Bệnh say nóng là do tích nhiệt
trong quá trình lao động ở môi trường nóng bức. Do không được quan tâm
đúng mức nên đã có nhiều trường hợp bị ảnh hưởng hoặc đã xảy ra các rối
loạn bệnh lý lâu ngày không được phát hiện và xử lý kịp thời. Nhóm các bệnh
có liên quan đến môi trường lao động sản xuất ở nông thôn có rất nhiều và
cần phải nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn (dẫn từ [17], [24]).
1.1.2. Các bệnh hô hấp
Các nghiên cứu trong nước cho thấy mô hình bệnh tật ở nước ta vẫn là
mô hình của những nước nghèo, mà chủ yếu là bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh
dưỡng. Trong thực tế thì các bệnh hô hấp ở nông dân luôn luôn cao. Bởi vì
nhiễm khuẩn hô hấp dễ mắc hơn các nhiễm khuẩn khác do diện tích tiếp xúc
của bộ máy hô hấp với môi trường là cao nhất trong cơ thể. Suy dinh dưỡng
có tỷ lệ cao trong cộng đồng nông dân nước ta, làm cho miễn dịch của con
người bị giảm thiểu, đặc biệt là miễn dịch chống các bệnh nhiễm trùng thường
gặp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta còn tương đối cao, cho nên miễn dịch
của cơ thể sẽ bị kém so với người bình thường trong đó có miễn dịch đối với
các bệnh nhiễm trùng do thiếu đạm, thiếu vitamin A… Nhiễm khuẩn hô hấp
cấp vẫn là bệnh hay gặp trong cộng đồng (dẫn từ [11], [13]). Một số loại

HCBVTV tác động trực tiếp lên tế bào gây kích thích và cũng huỷ hoại tế bào
niêm mạc đường hô hấp gây bệnh đã được nghiên cứu nhiều. Do đó các bệnh
hô hấp cũng thường gặp ở người nông dân nói chung và nông dân chuyên
canh vải như viêm phế quản, viêm phổi…

Footer Page Số13hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 14 of 166.

1.1.3. Các bệnh tiêu hoá
Nhiều nghiên cứu cho thấy người nông dân lao động trong điều kiện thời
tiết nóng, phân phối máu nội tạng thiếu và mất thăng bằng muối nước, thường
ảnh hưởng đến chức phận của cơ quan tiêu hoá, bệnh đường ruột có cơ hội gia
tăng. Bệnh tiêu hoá mắc phổ biến ở người nông dân là viêm dạ dày - tá tràng,
rối loạn tiêu hoá…[20], [25], [26], [27].
Năm 1997 Trường đại học Y Hà Nội thông báo: tại một số xã ở Kim
Bảng, Hà Nam trong 100.000 người có 1097 người mắc bệnh tiêu hoá. Tập
quán sử dụng phân tươi vẫn rất phổ biến. Riêng ở Hà Nội hàng ngày thải ra
550.000 tấn phân trong đó thu gom mới được khoảng 30 – 35%. Đó chính là
một nguyên nhân quan trọng làm nhiễm bẩn đất, nước mặt và ngay cả nguồn
nước sạch và thực phẩm nhất là rau quả tươi [4].
1.1.4. Các bệnh da, niêm mạc
Theo nghiên cứu của một số tác giả cho thấy người nông dân ở nước ta
cũng có thể bị nhiễm nhiều bệnh tật như các nghề khác do tính đa dạng của
công việc. Tuy nhiên có rất nhiều bệnh mang tính chất đặc thù. Bệnh nhiễm

trùng, kí sinh trùng là bệnh thường gặp nhất của nhà nông như các viêm
nhiễm, dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân [31], [38].
Người nông dân dễ bị nhiễm độc các loại hóa chất trừ sâu, diệt cỏ do sử
dụng rộng rãi vì nhiều mục đích khác nhau nhưng không đảm bảo an toàn vệ
sinh lao động (ATVSLĐ).
Các bệnh dị ứng cũng thường gặp như dị ứng với côn trùng, phấn hoa
gây mề đay hoặc co thắt khí phế quản trong mùa thu hoạch hoặc chăm sóc các
cây lương thực.

Footer Page Số14hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 15 of 166.

1.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe, bệnh tật của ngƣời lao động
nông nghiệp
1.2.1. Môi trường nông nghiệp, nông thôn
Trong những năm qua nhờ thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn mà sản xuất nông nghiệp đã đạt được thành
tựu to lớn, góp phần tăng tổng sản phẩm trong nước, bảo đảm an ninh lương
thực, góp phần quan trọng cải thiện đời sống nhân dân. Cùng với sự nỗ lực
của nhân dân, nhà nước đã giành nguồn đầu tư đáng kể để xây dựng cơ sở hạ
tầng, đổi mới phương thức sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, đầu tư thiết bị
máy móc, điện, thuốc bảo vệ thực vật và cải thiện điều kiện lao động trong
sản xuất nông nghiệp.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngành sản xuất

và kinh doanh hoá chất phát triển rất mạnh, đặc biệt là hoá chất dùng trong
nông nghiệp. Hoá chất dùng trong nông nghiệp được sản xuất và sử dụng
nhiều vì lợi ích kinh tế song do việc sử dụng không đúng kỹ thuật, không đảm
bảo an toàn vệ sinh lao động đã gây nên những ảnh hưởng bất lợi đến môi
trường và sức khoẻ cộng đồng. Môi trường sống đặc biệt là môi trường nông
nghiệp, nông thôn đang là một vấn đề bức xúc bởi rất nhiều nguyên nhân
trong đó có khối lượng lớn hoá chất dùng làm phân bón và hoá chất bảo vệ
thực vật thải ra đồng ruộng, thậm chí cả các khu vực dân cư sinh sống [23].
Các hoá chất mà con người sử dụng trong nông nghiệp hiện nay bao gồm
rất nhiều loại sản phẩm như phân hoá học (đạm, lân, kali…), HCBVTV, diệt
cỏ, diệt chuột và các loại hoá chất có tác dụng kích thích sinh trưởng cây
trồng, kích thích ra hoa, đậu quả, tươi lâu. Hiện nay Việt Nam đang được coi
là một quốc gia phát triển về nhiều mặt, đặc biệt là chúng ta đang đứng ở vị trí

Footer Page Số15hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 16 of 166.

nước xuất khẩu gạo và cà phê thứ 2 trên thế giới. Chúng ta cũng đang đứng ở
vị trí nước xuất khẩu nhiều loại rau, quả, chè sang nhiều nước trên thế giới
với số lượng lớn. Có được kết quả như vậy là nhờ vào nhiều biện pháp kinh
tế, kỹ thuật, trong đó có việc sử dụng phân bón và HCBVTV. Tuy nhiên
những bất cập do ảnh hưởng có hại của phân bón và đặc biệt là HCBVTV đối
với môi trường và sức khoẻ đang là vấn đề khó giải quyết của các nhà khoa
học có liên quan cũng như cả cộng đồng (dẫn từ [23], [28], [39], [40], [41]).

1.2.2. Ô nhiễm phân hữu cơ
Do những lợi ích của phân bón đã được khẳng định từ thời thượng cổ, xã
hội càng tiến bộ con người càng biết sử dụng phân bón hữu hiệu hơn. Mỗi
nước có kinh nghiệm và tiềm năng khác nhau trong việc sử dụng phân bón.
Về số lượng phân bón, (năm 1993) bình quân 1 ha gieo trồng người nông dân
của nước ta sử dụng 80 kg phân bón, trong khi Nhật Bản là 395 kg, Mỹ là 101
kg. Phân hữu cơ trung bình 5 – 6 tấn/ha trong vòng 20 năm (1970 – 1992),
một số khu vực đạt đến 10 tấn/ha. Phân hữu cơ chúng ta sử dụng khoảng hơn
60 triệu tấn/năm (phân chuồng, rơm rạ, phân hữu cơ sinh học khác) [15].
Phân bón hữu cơ, chủ yếu là phân chuồng, phân bắc có ảnh hưởng xấu
về mặt vệ sinh nếu không tuân thủ đúng kỹ thuật. Vấn đề này liên quan chặt
chẽ đến việc quản lý và xử lý phân trước khi sử dụng của bà con nông dân
nước ta. Điều tra ở Thái Bình, Hà Nội từ 1992 – 1994 cho thấy: vùng trồng
lúa 90% hộ dân có hố tiêu trong đó gần 60% số hộ sử dụng phân bắc chưa xử
lý tưới bón cho cây trồng. Điều tra ở Phú Thọ năm 2005, Điện Biên năm 2006
cũng thấy khoảng 70 – 80% số hộ sử dụng phân bắc, thậm chí chưa xử lý
trong canh tác nông nghiệp. Hơn 80% số hộ trồng rau ở nông thôn dùng phân
tươi bón rau [4].

Footer Page Số16hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 17 of 166.

1.2.3. Lao động nặng nhọc trong điều kiện kinh tế, xã hội ở mức thấp
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam được định hướng theo chiến

lược, chính sách của quá trình đổi mới. Một đặc điểm nổi bật của quá trình
đổi mới là sự chuyển đổi nền kinh tế được điều chỉnh bằng cơ chế quản lý tập
trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế trang trại
phát triển đã mở ra một hướng làm ăn mới, hình thành đội ngũ nông dân năng
động, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Nhưng nền kinh tế
Việt Nam hiện nay vẫn đang phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chính.
Nông nghiệp hiện nay vẫn dựa trên một nền tảng nông nghiệp còn lạc hậu, vai
trò của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn hạn chế. Do đó ảnh hưởng
đến năng suất lao động cũng như sức khoẻ người nông dân. Nước ta có trên
70% là lao động nông nghiệp trong số gần 40 triệu người ở tuổi lao động, sản
phẩm quốc nội nhờ nông nghiệp mà tăng nhanh, người dân được no đủ, vững
bền. Lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay đang dựa trên một nền tảng
nông nghiệp lạc hậu để lại với trình độ dân trí chưa cao, nền khoa học kỹ
thuật vẫn còn đóng một vai trò khiêm tốn, ảnh hưởng đến năng suất lao động
cũng như sức khoẻ người nông dân. Do vậy các vấn đề sức khoẻ của người
lao động nông nghiệp là vấn đề đáng nhận được sự quan tâm nhiều của các
nhà quản lý cũng như các thày thuốc.
Lao động nông nghiệp nước ta có đặc điểm lao động ngoài trời và phụ
thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên cho nên cần lưu ý quan tâm như điều kiện
khí hậu thời tiết khắc nghiệt, lao động thủ công đơn giản thiếu bảo hộ là phổ
biến. Trong quá trình lao động người nông dân phải tiếp xúc nhiều với các tác
nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt là các vi sinh vật, phân bón,
HCBVTV nguy hại và các hoá chất có tác dụng sinh trưởng mỗi vùng, mỗi
công việc chuyên canh đặc thù khác nhau.

Footer Page Số17hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Header Page 18 of 166.

Người lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động ngoài trời. Các phương
tiện bảo vệ tránh nắng, tránh mưa và các yếu tố khí hậu bất lợi thường không
đạt yêu cầu bảo vệ so với các loại hình lao động khác. Bức xạ mặt trời, đặc
biệt là thời gian giữa ngày có nhiều tia cực tím nên khả năng gây kích thích
làm tăng nhiệt, các rối loạn sinh lý có thể xảy ra. Theo thống kê chưa đầy đủ
của các nhà y học lao động thì tỷ lệ người lao động nông nghiệp bị các rối
loạn bệnh lý như say nóng, say nắng, mất cân bằng muối khoáng khoảng 4 –
15%. Thống kê này là thấp hơn thực tế rất nhiều bởi chúng ta chưa có chiến
lược bảo vệ sức khoẻ người lao động nông nghiệp nên các nghiên cứu thường
hời hợt và mang tính chất đối phó. Ở nước ta do đặc điểm của khu vực nhiệt
đới gió mùa nên độ ẩm thường cao, tốc độ gió không ổn định, nhiệt độ chênh
lệch giữa đêm và ngày, giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong năm ở
khu vực miền núi, trung du phía Bắc là tương đối cao (12 – 15oC). Điều này
có tác động xấu đến niêm mạc mũi họng, đường hô hấp, mắt làm gia tăng các
yếu tố nguy cơ khác gây nên các rối loạn bệnh lý.
Lao động thủ công giản đơn, tiêu hao năng lượng nhiều. Qua quan sát
của một số nhà nghiên cứu về sinh lý lao động trong nước cho thấy tiêu hao
năng lượng của người lao động nông nghiệp thường ở mức 2500 – 4000 Kcal.
Các nghề thuần nông thường chiếm khoảng 70% là tiêu hao năng lượng từ
2500 – 3000 Kcal. Các chuyên canh đặc biệt ở miền núi và trung du như canh
tác, thu hái các loại hoa quả khoảng 3000 – 3500 Kcal. Lao động giản đơn
thường đi liền với các tai nạn lao động không kiểm soát được. Tiêu hao năng
lượng nhiều trong điều kiện khó khăn, dinh dưỡng thấp là nguyên nhân của
hiện tượng hao mòn sức khoẻ, tuổi sinh học thấp đồng thời với các rối loạn
bệnh lý làm cho tuổi thọ bị hao tổn ở người lao động nông nghiệp là tương
đối phổ biến. Một điều đáng quan tâm hơn các loại hình lao động khác là việc

bảo vệ sức khoẻ người lao động nông nghiệp chưa được chú trọng nhiều. Các

Footer Page Số18hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 19 of 166.

chương trình nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻ người lao động nông nghiệp
là rất ít so với các nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ người công nhân. Trong hội
nghị Quốc tế về y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ III tại Hà Nội
(2008) tỷ lệ các nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động
nông nghiệp chỉ chiếm 16,8% trong tổng số các báo cáo khoa học được trình
bày tại hội nghị. Đất nước ta có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên
các nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻ đối tượng này cần được chú trọng và
đầu tư nhiều hơn.
Tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh đặc biệt là các vi sinh vật, ký
sinh trùng và hoá chất trừ sâu nguy hại cũng là một đặc thù. Có rất nhiều sinh
vật cũng như vi sinh vật là nguy cơ đối với sức khoẻ người lao động nông
nghiệp. Các loại côn trùng khá phong phú trong điều kiện thiên nhiên vùng
nhiệt đới của nước ta. Ngoài các sinh vật có khả năng gây hại trực tiếp như
ong, ruồi, rắn… Các loại côn trùng còn bắt buộc chúng ta phải sử dụng hoá
chất tiêu diệt với hàng chục ngàn tấn hoá chất hàng năm do chúng phá hoại
rau màu. Do điều kiện khí hậu và thời tiết không ổn định tạo điều kiện cho
côn trùng phát triển nên người nông dân vì mục đích bảo vệ rau màu đã phải
dùng quá nhiều hoá chất trừ sâu, tần suất sử dụng cao. Có rất nhiều vi sinh vật
gây bệnh tồn tại trong đất, nước thậm chí trong không khí mà người nông dân

thường xuyên phải tiếp xúc trong quá trình lao động. Các vi sinh vật gây bệnh
chưa bị diệt còn tồn tại trong đất và nước đủ là nguy cơ nhiễm trùng đường
tiêu hoá, gây nên hậu quả là trên 50% số người dân ít nhất bị nhiễm trùng
đường tiêu hoá 1 lần/năm (dẫn từ [13], [46], [48], [49], [55]).
Các vi sinh vật gây bệnh thường có thời gian tồn tại ở môi trường 1 - 2 tuần,
hơn nữa việc sử dụng phân bón thường xuyên sẽ làm cho môi trường thường
xuyên có vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hoá, da, niêm mạc và khó khăn cho
việc phòng chống bệnh này đối với người lao động nông nghiệp. Các nấm gây

Footer Page Số19hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 20 of 166.

bệnh rất phổ biến trong môi trường lao động nông nghiệp do phổ nhiệt độ phù
hợp cho việc tồn tại phát sinh phát triển của nấm là tương đối rộng (10 400C), nhu cầu về các chất dinh dưỡng thấp, độ ẩm cao. Tất cả các điều đó tạo
ra sự tồn tại thường xuyên, khắp nơi của các loại nấm gây bệnh. Các nghiên
cứu của các tác giả trong nước [1], [29], [37] đều cho thấy tỷ lệ nhiễm các
nấm ký sinh trùng gây bệnh trên da là rất cao ở môi trường nóng, ẩm, đặc biệt là
trong nông nghiệp (20 – 30%). Tỷ lệ này thường ở mức 14% trong cộng đồng
nói chung [29], [52]. Nguyên nhân của việc gia tăng bệnh do ký sinh trùng,
bệnh ngoài da phần nhiều cũng bởi các thói quen thiếu vệ sinh. Thiếu BHLĐ
trong quá trình lao động có vai trò lớn đối với đối tượng lao động nông
nghiệp ở nước ta. Các nghiên cứu can thiệp về giáo dục sức khoẻ và can thiệp
sử dụng thiết bị BHLĐ phù hợp làm giảm tỷ lệ bệnh da có hiệu quả rất tốt qua
các công trình nghiên cứu từ năm 2004 đến 2008 của các tác giả như Nguyễn

Thị Hà, Nguyễn Tuấn Khanh và một số tác giả khác đã ghi nhận [8], [19].
1.2.4. Các vấn đề môi trường sinh thái
* Ô nhiễm môi trường
Tiếp xúc với các yếu tố vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh là một đặc thù
của các nước vùng nhiệt đới. Môi trường lao động nông nghiệp chứa nhiều vi
sinh vật gây bệnh từ phân, môi trường chưa được xử lý. Các loại nấm, kí sinh
trùng gây bệnh tồn tại ở môi trường canh tác rau màu và tiếp cận với người
lao động dễ gây bệnh như các loại nấm da, nấm tóc và ký sinh trùng đường
ruột [9].
Ô nhiễm, nhiễm bẩn môi trường từ phân bón do tích đọng nitrat là một
vấn đề rất nguy hại cho sức khoẻ đã được khẳng định [3], [10]. Trong quá
trình canh tác cây ăn quả người nông dân đã sử dụng nhiều hoá chất, phân
bón tổng hợp, hoá chất bảo vệ thực vật, làm cho người lao động dễ bị nhiễm
độc hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ nếu thiếu các biện pháp đảm bảo an

Footer Page Số20hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 21 of 166.

toàn. Trong sử dụng và bảo quản hoá chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
các hoá chất có tác dụng đến quá trình sinh trưởng của cây vải cũng có tác
dụng xấu như các cây trồng khác.
Trong các vấn đề môi trường thì tình hình ô nhiễm môi trường do
HCBVTV ở nước ta thực sự là vấn đề cần quan tâm vì tính chất nguy hiểm
trực tiếp của nó. Cũng như sử dụng phân bón, tổng lượng HCBVTV sử dụng

không phải quá lớn song lại rất tập trung vào một số vùng, mà phương pháp
sử dụng, bảo quản và lưu hành không được kiểm soát, không đảm bảo an toàn
vệ sinh lao động. Mặt khác, khác với phân bón (không kể yếu tố vệ sinh)
HCBVTV thường gây ra hiệu ứng trực tiếp tác động vào con người, động vật,
gia súc, gia cầm cũng như nhiều loài sinh vật khác. Theo Cục Bảo vệ thực vật,
hàng năm cả nước sử dụng hơn 50.000 tấn HCBVTV các loại. Loại thuốc sử
dụng chủ yếu là Monitor, Dipterex, Bassa, DDT, Wofatox, Validacin. Tuy đã
có lệnh cấm sử dụng nhóm thuốc DDT, Heptaclo (thuộc nhóm clo hữu cơ)
song trong thực tế người dân vẫn sử dụng nhiều [15].
Chính vì phương pháp sử dụng, loại thuốc sử dụng, trình độ hiểu biết của
người sản xuất còn yếu kém nên dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm là
một mối nguy hại rất to lớn. Rất nhiều trường hợp ngộ độc thức ăn do ăn phải
dư lượng vết của HCBVTV trong rau quả đã được biết đến trên toàn quốc.
Trên thực tế hiện tượng sử dụng bất cẩn ở nhiều nơi đã gây nên tình trạng ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kết quả giám định dư lượng thuốc BVTV ở
tỉnh Khánh Hoà cho thấy: trong 423 mẫu đất phân tích có 39% số mẫu chứa
dư lượng hoá chất trừ sâu vượt ngưỡng cho phép từ 2 – 40 lần, trong 120 mẫu
nước, có 36,6% số mẫu chứa dư lượng hoá chất trừ sâu vượt ngưỡng cho phép
từ 2 – 50 lần [7].

Footer Page Số21hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 22 of 166.

* Sinh thái mất sự đa dạng

Trong quá trình sử dụng HCBVTV, một vấn đề mới xuất hiện đó là ảnh
hưởng của nó tới hệ sinh thái và xuất hiện các quần thể côn trùng kháng
thuốc. Vấn đề này trong thực tế đã gặp không ít như các dịch rầy nâu, sâu tơ
kháng thuốc và ngay cả quần thể côn trùng truyền bệnh cũng kháng thuốc
(dẫn từ [8]).
1.3. Một số đặc điểm về kinh tế, xã hội của huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang
Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là:
101.223,72 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 26,7%. Có 29 xã và
01 thị trấn, trong đó 12 xã vùng cao. Dân số 183.775 người, số hộ là 36.940
và có 7 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan. Số người
trong độ tuổi lao động là 86.010 chiếm 46,8% dân số (dẫn từ [30]).
Nhờ có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã mở đường cho
sự hình thành và phát triển những mô hình kinh tế trang trại. Nhà nước có
chính sách giao đất ổn định, lâu dài tới hộ gia đình, khuyến khích dồn điền
đổi thửa, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất tạo vùng
sản xuất quy mô lớn phù hợp với mô hình trang trại. Bắc Giang có chủ trương
phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi đến năm 2010 sẽ chuyển đổi 10 nghìn
ha lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản và các loại cây trồng
khác tạo cho kinh tế trang trại có bước phát triển mạnh về số lượng và chất
lượng ở mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng để hình thành các loại hình
trang trại phù hợp. Các xã miền núi, vùng cao có diện tích đất tự nhiên lớn
phát triển các trang trại cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Khu vực trung du phù
hợp với trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các xã vùng trũng mở rộng mô
hình chăn nuôi kết hợp phát triển thuỷ sản [23], [32].

Footer Page Số22hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Header Page 23 of 166.

Cây ăn quả toàn huyện năm 2003 có diện tích là 18.737 ha, trong đó diện
tích vải thiều là 15.381 ha chiếm 82,09%. Giá trị thu hoạch từ sản lượng quả
và cành giống vải thiều đạt hơn 60 tỷ đồng, sản lượng quả thu hoạch đạt
74.751 tấn năm 2003. Năm 2008 diện tích vải thiều tăng lên 19.192 ha và đạt
sản lượng 80.000 tấn quả tươi, giá trị thu nhập 450 tỷ đồng, tăng 8 tỷ so với
năm 2007. Cây ăn quả là thế mạnh của huyện Lục Ngạn trong việc phát triển
nông nghiệp hàng hóa. Do vậy công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người
lao động nói chung, người canh tác vải nói riêng tại huyện Lục Ngạn có vai
trò quan trọng vào thắng lợi đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội địa
phương (dẫn từ [2], [33]).
Huyện Lục Ngạn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng
Đông Bắc được bao bọc bởi hai dải núi lớn là Bảo Đài và Huyền Đinh, huyện
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nên có một số đặc điểm sau:
- Có lượng mưa thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang.
Lượng mưa trung bình 1.321 mm, lượng mưa cao nhất 1.780 mm (tập trung
vào tháng 6, 7, 8) lượng mưa thấp nhất 912 mm (tập trung vào tháng 12, 1).
- Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,50C, tháng cao nhất là 27,80C (tháng 6),
tháng thấp nhất là 18,80C (tháng 1, 2).
- Độ ẩm không khí trung bình năm là 81,9%, cao nhất là 85%, thấp nhất là 77%.
- Số giờ nắng bình quân cả năm là 1.729 giờ, bình quân giờ nắng trong
ngày là 4,4 giờ [30].
Do đặc điểm khí hậu của địa phương nên huyện Lục Ngạn rất phù hợp
với việc phát triển đa dạng các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp.
Song đến nay các nghiên cứu về sức khoẻ, bệnh tật của người nông dân
nói chung, người chuyên canh vải nói riêng còn ít. Hiện nay đang triển khai

một nghiên cứu "Dự án Hội chứng não cấp" tại tỉnh Bắc Giang của Viện Vệ

Footer Page Số23hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 24 of 166.

sinh Dịch tễ Trung ương kết hợp với Sở Y tế Bắc Giang, Trung tâm Y tế Dự
phòng tỉnh và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang (2006 - 2010).
1.4. Tình hình nghiên cứu sức khoẻ, bệnh tật của ngƣời lao động
1.4.1. Nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước cho nhận xét người lao động Việt Nam hiện
đang tiếp xúc với nhiều tác hại nghề nghiệp. Hiện nay môi trường lao động bị
ô nhiễm nghiêm trọng. Số mẫu đo môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép
trong cả nước vẫn còn cao, trung bình chiếm 22% [36], [38], [42]. Có nhiều
tài liệu nghiên cứu trong nước, các nhà khoa học Việt Nam đã đặt vấn đề
nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ nông thôn, nông nghiệp ngay từ khi hoà bình
mới được lập lại. Tuy nhiên phải vào cuối thế kỷ XX chúng ta mới có các
công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Trong nông nghiệp vấn đề hoá chất
dùng trong canh tác và bảo vệ cây trồng được lưu ý và quan tâm nghiên cứu
nhiều hơn cả. Các hoá chất bảo vệ thực vật tổng hợp được phát minh vào cuối
thế kỷ 19 và đưa vào sử dụng rộng rãi trên thế giới vào thế kỷ XX. Trong
khoảng 100 năm qua số lượng và chủng loại các loại hoá chất này rất đa dạng
và tăng lên nhanh chóng. Ngày nay trên thế giới hàng năm đã sản xuất và tiêu
thụ hơn 3 triệu tấn hoá chất trừ sâu, song con số này ngày càng tăng hơn nữa
do nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng. Trong nông nghiệp ở Việt Nam, số

người nông dân tiếp xúc với hoá chất trừ sâu, diệt cỏ và diệt chuột ngày càng
nhiều. Đồng thời với nó là số người bị ảnh hưởng sức khoẻ do các hoá chất
cũng ngày càng gia tăng đáng kể. Ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật trong
nông nghiệp luôn là vấn đề lớn. Tính đến tháng 2/1999 Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã cho nhập 1.257 loại hoá chất bảo vệ thực vật để
phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng, lượng hoá chất bảo vệ thực vật tính
trung bình trên diện tích gieo trồng đã tăng lên từ 0,5 – 0,7 kg/ha vào những
năm 1990, việc bảo quản cất giữ HCBVTV không an toàn từ 46,6% - 95,4%.

Footer Page Số24hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 25 of 166.

Trong đó ô nhiễm mẫu đất chiếm 39%, ô nhiễm không khí chiếm 38,2% [15].
Hậu quả tất yếu của sự ô nhiễm trên đây là sức khoẻ của người lao động giảm
sút, các bệnh nghề nghiệp hay bệnh liên quan đến nghề nghiệp phát sinh và
phát triển làm cho tuổi thọ, tuổi lao động giảm đáng kể đối với người lao
động. Theo Đỗ Hàm, thì một số chứng bệnh thường gặp ở người tiếp xúc với
hoá chất bảo vệ thực vật là:
- Các dấu hiệu thường gặp là: mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê
bì, kiến bò chiếm tỷ lệ 3,1- 48,1%.
- Tỷ lệ mắc các bệnh thần kinh, da liễu ở các nhóm nghiên cứu cao.
- Hoạt tính của enzym cholinesterase ở các đối tượng giảm [13].
Theo Trần Nguyễn Hoa Cương, nghiên cứu kiến thức, thực hành của
người trồng rau về an toàn sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và một số yếu tố

ảnh hưởng tại 2 xã huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2005 cho thấy: vấn đề sử
dụng bảo hộ lao động giữa kiến thức và thực hành không đi đôi với nhau.
Trong quá trình pha và phun thuốc tỷ lệ nhận thức là 96,7%, trong khi đó tỷ lệ
thường xuyên sử dụng BHLĐ là 82,7%. Khẩu trang là loại phương tiện bảo
vệ cá nhân có tỷ lệ được sử dụng thường xuyên cao nhất (95%) còn các loại
phương tiện khác thì thấp hơn nhiều [4].
Khảo sát tồn dư HCBVTV trên rau tại Bắc Ninh năm 2001 cho thấy:
83% số mẫu rau muống, 68% số mẫu rau ngót và 100% số mẫu đậu đũa phát
hiện thấy có tồn dư HCBVTV, tuy nhiên lượng tồn dư này trong mức giới hạn
tối đa cho phép của Bộ Y tế. Tại Phú Thọ, khảo sát năm 2001 – 2002, trên
30,6% mẫu rau quả phát hiện thấy có tồn dư HCBVTV, trong đó 21,4% vượt
giới hạn tối đa cho phép (dẫn từ [18]).
Kết quả khảo sát năm 2002 tại vùng sản xuất rau của Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh đã làm người tiêu dùng thêm lo ngại về tính an toàn của sản
phẩm nông sản nói chung và của rau quả nói riêng [4].

Footer Page Số25hóaof
bởi 166.
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×