Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.28 KB, 122 trang )

Nguyễn Thị Minh Hoa
Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội
12-2010

Luận văn thạc sĩ
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ thể hiện con người. Bởi ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy, xuất
phát từ tâm ý mà có. Qua ngôn ngữ có thể nhận thấy trình độ tri thức, văn hóa, tâm
hồn và nhân cách của con người.
Cũng như vậy, trong lĩnh vực văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật là cửa ngõ để
người đọc đến với thế giới tư tưởng, tình cảm thể hiện trong mỗi tác phẩm và là một
trong những cơ sở quan trọng để đánh giá về phong cách nhà văn. Văn học là nghệ
thuật ngôn từ. Tìm hiểu về ngôn ngữ nghệ thuật là cách để ta nhìn nhận về khả năng
sáng tạo, những nét đặc trưng trong phong cách nhà văn. Từ đó khẳng định vị trí của
nhà văn trong sự phát triển chung của nền văn học dân tộc.
1.2. Trong Văn học Việt Nam từ sau năm 1975, đặc biệt là từ thập niên 90
của thế kỷ XX, đã diễn ra sự đổi mới trên tất cả các phương diện ở tất cả các thể
loại. Như sự đổi mới quan niệm về nghề văn, quan niệm nghệ thuật về con người,
đổi mới về ngôn từ, … Trên chặng đường đổi mới đó, có nhiều nhà văn thời kỳ
trước đã tự lột xác, tự làm mới mình, tự tìm cho mình một hướng đi mới, phù hợp xu
hướng thời đại như nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Tô
Hoài, … Một thế hệ nhà văn mới xuất hiện với tiếng nói của ý thức cá nhân ở một
thời đại mà kinh nghiệm nghệ thuật cũng như kinh nghiệm về chân lý khác nhiều so
với lớp cha anh, đó là Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy
Anh, … Lớp nhà văn này đã đem lại cho văn xuôi Việt Nam cuối thế kỷ XX, đầu thế
kỷ XXI cả cái “mới” lẫn cái “lạ”.



Trong lớp nhà văn trẻ đó, Hồ Anh Thái được đánh giá là cây bút có sức viết
dồi dào với những cách tân nghệ thuật đáng trân trọng với quan niệm: “… người có
phong cách tức là phải đa giọng điệu. Cho rằng thay đổi giọng điệu sẽ làm loãng
phong cách của chính mình là cách hiểu đơn giản và làm cho người sáng tạo lười
biếng, ngại làm mới mình”. Đến nay, anh là tác giả của hơn 20 đầu sách bao gồm cả
tiểu thuyết và truyện ngắn. Tác phẩm của anh, từ rất sớm, không chỉ được độc giả
trong nước đón nhận nồng nhiệt mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng và giới thiệu
bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, cả Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc - một trường
hợp hiếm hoi của văn xuôi đương đại Việt Nam. Chọn một tác giả như Hồ Anh Thái
để nghiên cứu sẽ góp thêm một tiếng nói trong việc nhìn nhận cuộc sống của văn
chương đương đại.
1.3. Trong các thể loại văn học thì tiểu thuyết luôn được xem là thể loại ưu việt
nhất trong cách khám phá hiện thực đời sống ở nhiều mặt và nhiều tầng bậc. Trong sự
vận động không ngừng của tiểu thuyết thì sự đổi mới về ngôn ngữ có thể coi là dấu hiệu
dễ nhận thấy của việc đổi mới phong cách thể loại.
Hồ Anh Thái viết nhiều trên cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Mỗi
tác phẩm ra đời, Hồ Anh Thái lại tạo thêm một bất ngờ về những cái “không giống
ai” và cũng “không giống mình” trước đó, dường như làm mới mình trong sáng tác
là một cách để anh đến với độc giả và để độc giả chờ đón anh. Tác phẩm của anh có
sự biến hoá khôn lường của ngôn ngữ kể chuyện, sự đa dạng về ngôn từ, giọng điệu,
sự phong phú về bút pháp.
Trong nhiều tác phẩm của Hồ Anh Thái, tiểu thuyết Mười lẻ một đêm có thể
coi là sự tổng hợp sức sáng tạo của nhà văn về ý tưởng cũng như sự đa dạng, độc
đáo về mặt ngôn ngữ nghệ thuật, một biểu hiện xuất sắc sự vận động của tư duy tiểu
thuyết hiện đại trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề cụ thể có ý nghĩa khoa học - thực tiễn về ngôn ngữ
nghệ thuật trong tác phẩm văn chương nói chung và ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu
thuyết nói riêng, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài:
“Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái”.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật là một phương diện quan trọng của sáng tác văn
chương. Rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực này đã trở

2


thành cơ sở, nền tảng cho sự khám phá thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
Như Bakhtin.M với Những vấn đề lý luận và thi pháp tiểu thuyết; Ju Lotman với
Cấu trúc văn bản nghệ thuật ngôn từ; Trần Đình Sử với Một số vấn đề thi pháp học
hiện đại và Dẫn luận thi pháp học; Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa với
Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học …; các công trình Luận án
tiến sĩ như Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Điểm nhìn
và ngôn ngữ kể chuyện) của Nguyễn Thị Thu Thủy, Ngôn ngữ kể chuyện trong
truyện ngắn của Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu của Nguyễn Thị Hiên, …
Ngoài ra, một số Luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến vấn đề ngôn ngữ nghệ
thuật với nhiều phương diện biểu hiện như Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh của Nguyễn Thị Thanh Xuân; Đặc trưng lời nói
nghệ thuật trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng của Đặng Nguyệt Anh; Ngôn từ nghệ
thuật trong truyện Đường rừng của Lan Khai của Lê Thị Tâm Hảo; Đổi mới giọng
điệu trong văn xuôi về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp và Trần Vũ của Nguyễn
Thị Hà Giang, …
Những công trình này đã giúp cho người viết có được những định hướng ban
đầu trong việc tìm hiểu và thực hiện đề tài.
2.2. Những công trình nghiên cứu, đánh giá về tiểu thuyết Hồ Anh Thái nói
chung và về tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm”
Sống và viết trong một thế giới hiện đại khi lối sống, tư tưởng, cách nhìn,
cách nghĩ, cách nói của con người, của xã hội đã có sự thay đổi rõ rệt, một sự "lột
xác" để tạo nên nhiều điều mới lạ, Hồ Anh Thái đã trở thành một thành viên xuất sắc

của xã hội, của văn học khi thu nhận một cách linh hoạt, tinh tường những "điểm
nóng", những cái "lõi" của hiện thực xã hội để đưa vào những trang viết đầy lôi cuốn
của mình. Những trang văn của Hồ Anh Thái đã thể hiện sự từng trải của một nhà
văn biết cách "sống", luôn có ý thức thu nhận thông tin và tinh thần trách nhiệm cao
với nghề.
Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Hồ Anh Thái đã tạo nên một sức hút đặc
biệt đối với giới phê bình văn học và dư luận. Nhiều ý kiến, nhiều bài viết, nhiều
công trình nghiên cứu quan tâm khai thác tác phẩm của nhà văn ở nhiều cấp độ từ
khái quát đến cụ thể. Nhiều phương diện được các cây bút phê bình đề cập đến như
thế giới nhân vật, kết cấu tiểu thuyết, nghệ thuật trần thuật, cảm hứng, ngôn từ,
giọng điệu, …

3


Có thể kể đến các bài viết: Sức mạnh của văn học từ một tiểu thuyết của Xuân
Thiều, Một cá tính sáng tạo độc đáo của Trần Bảo Hưng bàn về tác phẩm Người và xe
chạy dưới ánh trăng; Có một sự tương phản đặc biệt và nổi bật trong cuốn tiểu thuyết Cõi
người rung chuông tận thế và Giọng tiểu thuyết đa thanh của Nguyễn Thị Minh Thái bàn
về tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế; … Bên cạnh đó là một loạt các ý kiến đánh
giá về giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật Hồ Anh Thái như ý kiến của Nguyễn Đăng Điệp,
Vân Long, Lê Minh Khuê …
Nhiều Báo cáo khoa học, Khóa luận tốt nghiệp, Luận văn thạc sĩ quan tâm
đến nhà văn này, trong đó có nhiều công trình đề cập đến phương diện ngôn ngữ
nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn như: Nguyễn Hữu Tâm với Nghệ thuật trần
thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái; Nguyễn Bá Thạc với Cảm hứng giễu nhại
trong sáng tác của Hồ Anh Thái; Nguyễn Thị Ngọc Hà với Kết cấu tiểu thuyết hiện
đại qua tiểu thuyết Hồ Anh Thái; Vũ Thúy Mây với Ngôn ngữ “Tự sự 265 ngày; …
Về tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, có nhiều ý kiến đánh giá. Lê Hồng Lâm
trong Hài hước và trữ tình đăng trên Tạp chí Đàn ông tháng 06/2006 cho rằng: Với

Mười lẻ một đêm “Hồ Anh Thái đem đến cho độc giả từ đầu đến cuối là một giọng
điệu châm biếm, hài hước và cười cợt quen thuộc, những trò lố lăng kệch cỡm về
đời sống thị dân, giới trí thức nửa mùa, những kẻ bất tài mang danh nghệ sĩ,(…)
nhưng đôi khi pha chút trữ tình nhẹ nhàng…”; Sông Thương trong Ngả nghiêng
trần thế cũng viết: “Mười lẻ một đêm được viết bằng giọng hài hước chủ đạo, thậm
chí có đoạn được lồng vào cả “truyện cười dân gian”. Câu văn thụt thò dài ngắn có
chủ đích… Tác giả dũng cảm - phải dùng chữ dũng cảm - nhảy thẳng vào những
ngổn ngang của đời sống hôm nay”; Từ Nữ trong Tiếng cười trên từng trang có
nhận định ấn tượng: “Một cuốn tiểu thuyết hơn 300 trang với cách viết hài hước đầy
chi tiết Carnaval, khiến nó trở thành cuốn sách được yêu thích nhất trong tháng
03/2006. Không ai lạ lẫm gì lối viết “Thị Màu” của nhà văn Hồ Anh Thái, nhưng
người đọc vẫn vấp từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Một cuốn tiểu thuyết chứa
nhiều thông tin xã hội làm người đọc ngộp thở ”; … Các bài viết Chất hài hước,
nghịch dị trong Mười lẻ một đêm của Hoài Nam; Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắt
sáng từ phía sau của Nguyễn Thị Minh Thái, … cũng mang đến những cái nhìn mới
về tác phẩm này.
Một số luận văn thạc sĩ tìm đến với Mười lẻ một đêm để khẳng định phong
cách văn chương Hồ Anh Thái như Hoàng Thu Thủy với Điểm nhìn trong tiểu thuyết

4


của Hồ Anh Thái dựa trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu ba tiểu thuyết của nhà văn này
trong đó có Mười lẻ một đêm và một số tác giả luận văn khác cũng điểm đến tác phẩm
này trong các công trình nghiên cứu về sáng tác của nhà văn.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu về Hồ Anh Thái đều ghi nhận
những sáng tạo và thành công của nhà văn trong chặng đường sáng tác văn chương
của anh. Các công trình đã khai thác trên nhiều khía cạnh như nghệ thuật trần thuật,
cảm hứng, kết cấu, … trong văn xuôi Hồ Anh Thái với sự đầu tư nghiên cứu nghiêm
túc và hệ thống, đã khái quát được văn phong của Hồ Anh Thái qua những biểu hiện

nghệ thuật cụ thể. Tuy nhiên những công trình này hầu như mới chỉ nghiên cứu ở
cấp độ rộng để đưa ra những nhận định bao quát về các phương diện nghệ thuật
trong văn xuôi Hồ Anh Thái mà chưa có công trình nào mang tính quy mô đi vào
một tác phẩm cụ thể để nghiên cứu, khái quát đặc điểm riêng biệt, khẳng định giá trị
và thành công của tác phẩm đó. Cũng có nhiều ý kiến bàn về một tác phẩm cụ thể
trong đó có ý kiến về Mười lẻ một đêm, song hầu như đó chỉ là những nhận định
mang tính chất “điểm” với một góc nhìn hẹp nào đó, tức là mới chỉ dừng lại ở cấp
độ “ý kiến” chứ không phải là một công trình nghiên cứu mang tính chất quy mô và
hệ thống.
Đối với tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, có thể nói công trình nghiên cứu đề cập
sâu hơn về tiểu thuyết này bên cạnh hai cuốn tiểu thuyết khác của Hồ Anh Thái là
Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thu Thủy với đề tài Điểm nhìn trong tiểu thuyết của Hồ
Anh Thái. Tuy nhiên đối tượng khảo sát, tìm hiểu của luận văn này là ba tiểu thuyết
mà ba tiểu thuyết này có vai trò ngang nhau trong việc khảo sát, phân tích rút ra các
kết luận của đề tài, do đó sự tập trung khai thác sâu vào mỗi tác phẩm chỉ có thể thực
hiện ở một mức độ nhất định. Hơn thế đề tài đi sâu vào điểm nhìn trong tiểu thuyết
Hồ Anh Thái nên các vấn đề tập trung chủ yếu xoay quanh điểm nhìn, sự chi phối của
điểm nhìn tới các yếu tố khác trong các tác phẩm, trong đó có yếu tố ngôn từ, giọng
điệu, cấu trúc lời nói nghệ thuật, ... Các khía cạnh này, luận văn mới chỉ dừng lại ở sự
khái quát trên những nét chính và đưa ra một số dẫn chứng điển hình trong dung
lượng một đoạn văn ngắn mà chưa thể hiện thành một đề mục lớn, chưa nghiên cứu
làm rõ những biểu hiện cụ thể.
Như vậy, có thể nói, đối với tiểu thuyết Mười lẻ một đêm chưa có một công
trình nào mang tính hệ thống đi sâu tìm hiểu các vấn đề về ngôn ngữ nghệ thuật và
các yếu tố liên quan trong tác phẩm này.

5


Với đề tài Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” của Hồ

Anh Thái, luận văn muốn góp thêm một tiếng nói làm rõ đặc điểm ngôn ngữ nghệ
thuật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, khẳng định thành công của tác phẩm. Từ
đó khẳng định cái mới, cái sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, đóng
góp của nhà văn đối với văn chương hậu hiện đại.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ trong
tác phẩm tự sự.
3.2. Vận dụng cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu để đi sâu khai thác ngôn ngữ nghệ
thuật và những yếu tố liên quan trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh
Thái. Từ đó khẳng định đóng góp của nhà văn về phương diện ngôn từ đối với văn
chương hậu hiện đại, đồng thời phần nào làm rõ phong cách ngôn ngữ của tác giả
này.
4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.
- Phong cách ngôn ngữ của nhà văn được định hình từ cách sử dụng từ ngữ, cách
sáng tạo và bố trí lời văn nghệ thuật trong tác phẩm, giọng điệu tác phẩm, … Tìm hiểu
nét riêng trong ngôn ngữ của Mười lẻ một đêm, chúng tôi không tham vọng đi vào tìm
hiểu tất cả các phương diện biểu hiện của ngôn ngữ nghệ thuật mà chú trọng nghiên
cứu một số phương diện chính: phương tiện và các biện pháp tu từ, giọng điệu và các
hình thức lời nói nghệ thuật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.
- Có liên hệ tới một số tác phẩm khác của Hồ Anh Thái và một số tác phẩm
của các tác giả khác.
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý thuyết cho việc giải quyết đề tài và những vấn đề liên
quan.
- Xác định các phương diện cụ thể của ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết
Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.

- Khảo sát, thống kê những yếu tố ngôn ngữ trên các phương diện cụ thể
trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái
- Phân tích ngôn ngữ nghệ thuật về: đặc điểm từ ngữ, cú pháp (tập trung vào
thủ pháp nghệ thuật), giọng điệu, các hình thức lời nói nghệ thuật trong tiểu thuyết
Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, phân loại và làm rõ giá trị nghệ thuật, đồng thời

6


khẳng định cái riêng, cái mới, cái sáng tạo của các yếu tố đó, vai trò trong việc làm
nên thành công của tác phẩm và định hình phong cách nhà văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Được sử dụng để thống kê tần số xuất hiện các biện pháp tu từ, các hình thức
lời nói nghệ thuật trong tác phẩm và phân loại chúng.
5.2. Phương pháp phân tích tu từ học
Được sử dụng để phân tích làm rõ hiệu quả thẩm mỹ của việc sử dụng từ
ngữ, câu, các hình thức lời nói nghệ thuật, … trong tác phẩm
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Được sử dụng để so sánh tần số xuất hiện của các thủ pháp nghệ thuật, các
hình thức lời nói nghệ thuật trong tác phẩm, khẳng định yếu tố ưu thế vượt trội; làm
rõ nét đặc thù, khác biệt ở một số phương diện sử dụng ngôn ngữ của tiểu thuyết
Mười lẻ một đêm với một số tác phẩm khác của Hồ Anh Thái cũng như một số tác
phẩm của các nhà văn khác.
5.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát hoá
Được sử dụng trong trường hợp nhận định, khái quát những công trình
nghiên cứu, những ý kiến, … để lý giải lý do chọn đề tài và sử dụng để thâu tóm các
vấn đề đã được triển khai thành các ý khái quát trong các chương mục của luận văn.
6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo và phần Phụ lục, nội dung
của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Đặc điểm sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và biện pháp nghệ
thuật trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm
Chương 3: Các hình thức lời nói nghệ thuật và giọng điệu trong tiểu thuyết
Mười lẻ một đêm

7


Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người, là “cái vỏ của tư duy”. Trong
giao tiếp hàng ngày, ngôn ngữ được dùng một cách tự nhiên, thông dụng, toàn dân với
nhiều sắc thái đa dạng, phong phú, diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ
khác nhau của con người. Loại ngôn ngữ mang tính tự nhiên, nguyên sơ mà ai cũng có
thể sử dụng đó được quan niệm là ngôn ngữ phi nghệ thuật.
Còn trong văn học “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học” (M.Gorki).
Ngôn ngữ trong tất cả tính chất tự nhiên của nó là chất liệu, là phương tiện biểu hiện
mang tính đặc trưng của văn học. Về vấn đề này, tác giả Poxpêlốp trong cuốn Dẫn
luận nghiên cứu văn học đã viết: “Tính độc đáo của mỗi loại hình nghệ thuật trước
hết là do tính chất của các phương tiện vật chất mà người ta dùng để xây dựng hình
tượng trong loại hình đó quy định. Về mặt này, lẽ tự nhiên, văn học là một nghệ
thuật ngôn từ; yếu tố vật chất mang hình tượng của nó là lời nói của con người mà
cơ sở là ngôn ngữ của một dân tộc nhất định”. Nói như vậy cũng có nghĩa, ngôn
ngữ nghệ thuật lấy ngôn ngữ toàn dân làm chất liệu biểu hiện.
Tuy nhiên trong văn học, ta bắt gặp một thế giới ngôn ngữ có sự phân biệt rõ

nét so với ngôn ngữ toàn dân. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ toàn
dân đã được nghệ thuật hóa nhằm mục đích xây dựng thế giới hình tượng nghệ thuật
và cụ thể hóa sự biểu hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Nó là sản phẩm của năng
lực sáng tạo đặc biệt của mỗi nhà văn, được nhà văn chắt lọc từ ngôn ngữ tự nhiên,
“nâng cấp” ngôn ngữ tự nhiên, mang đến cho nó một vẻ mới, tinh lọc hơn, sáng láng
hơn, chuẩn mực hơn.
Theo tác giả Trần Đình Sử: “Ngôn từ văn học là ngôn từ được lựa chọn, được
tổ chức thành văn bản cố định, sao cho nói một lần mà có thể giao tiếp mãi mãi”.
Tô Hoài trong Công việc viết văn cho rằng: “Mỗi chữ đều soi bóng hoàn cảnh và
tình hình xã hội lúc chữ ấy ra đời… Người viết văn không thể ngồi bóp óc nghĩ cách
trau dồi câu chữ mà phải đi vào thực tế đời sống mới bồi bổ được chữ nghĩa cho

8


ngòi bút". Chính vì vậy, một nhà văn đích thực phải luôn ý thức về mình như một
nhà ngôn ngữ.
Có nhiều quan niệm khác nhau về ngôn ngữ nghệ thuật. Theo chúng tôi, ngôn
ngữ nghệ thuật là phạm trù chung bao gồm toàn bộ các yếu tố ngôn ngữ được vận
dụng trong tác phẩm văn chương. Đó là thứ ngôn ngữ đã được chọn lọc, gọt giũa,
trau chuốt, có tính gợi hình, gợi cảm, đem lại cho người đọc những cảm xúc thẩm
mỹ thông qua những rung động tình cảm.
Được sáng tạo từ kho tàng tiếng nói dân tộc, ngôn ngữ nghệ thuật không tách
rời chủ thể thẩm mĩ, do đó đã hình thành nên phong cách ngôn ngữ nghệ thuật riêng
trong các tác phẩm của mỗi nhà văn. Nói cách khác, đối với văn chương, ngôn ngữ
không chỉ là “cái vỏ của tư duy” mà còn là tài năng, cá tính, quan điểm nghệ thuật
và phong cách nhà văn. Và một trong những biểu hiện quan trọng của phong cách
ngôn ngữ trong văn chương là việc sử dụng và phát huy khả năng diễn tả của các
phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt.
1.2. Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt

Có thể nói, để ngôn ngữ tự nhiên trở thành ngôn ngữ nghệ thuật, các nhà văn
phải có một sự dụng công rất lớn, từ cách lựa chọn từ ngữ, sáng tạo ra từ mới, kết
hợp từ, cho đến cách viết câu, cách kết hợp câu với câu, … Nói như Nguyễn Tuân:
“Nghề văn là nghề của chữ - chữ với tất cả mọi nghĩa mà mỗi chữ phải có được
trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà sinh sự để sự sinh”.
Nhờ sự “sinh sự” đầy dụng công ấy mà câu chữ trong văn chương trở nên sống
động, biến hóa linh diệu, có khả năng diễn tả đa dạng những vấn đề thuộc thế giới
vật chất, thế giới tinh thần cũng như mọi ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn con
người, đồng thời tạo nên những rung động thẩm mĩ trong người đọc.
Để có được thế giới ngôn ngữ nghệ thuật đầy màu nhiệm đó, các nhà văn đã
khai thác kho tàng tiếng nói dân tộc cùng các phương thức tạo màu sắc mới cho
ngôn ngữ một cách đầy ý thức. Về vấn đề này, tác giả Đinh Trọng Lạc cho rằng:
“người sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện quan trọng nhất cần luôn ý thức
rằng mình có trong tay hai loại phương tiện ngôn ngữ trung hòa và phương tiện
ngôn ngữ tu từ; đồng thời cũng biết rằng ngoài những biện pháp sử dụng ngôn ngữ
theo cách thông thường còn có những biện pháp sử dụng ngôn ngữ một cách đặc
biệt, gọi là những biện pháp tu từ” [33,5].
Theo đó, phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý
nghĩa sự vật - logic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ.

9


Biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương
tiện ngôn ngữ, không kể là trung hòa hay tu từ trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu
quả tu từ.
Như vậy, ở cả phương tiện tu từ và biện pháp tu từ, ngôn ngữ đều có ý nghĩa bổ
sung, đều có một sắc thái ý nghĩa khác bên cạnh sắc thái ý nghĩa thông thường. Tuy
nhiên, nếu như bản thân phương tiện ngôn ngữ đã tiềm ẩn trong nó một sắc thái tu từ thì
biện pháp tu từ chỉ có thể phát lộ sắc thái nghĩa mới trong những hoàn cảnh sử dụng cụ

thể trong văn bản văn chương.
Phương tiện và biện pháp tu từ được thể hiện ở mọi cấp độ ngôn ngữ, từ ngữ âm,
từ vựng, ngữ nghĩa, cấp độ cú pháp đến cấp độ văn bản. Mỗi cấp độ ngôn ngữ là một
nấc bậc khẳng định sự phong phú của các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt.
Tuy nhiên, để hỗ trợ một cách thiết thực cho việc triển khai đề tài, tác giả luận văn đi
vào tìm hiểu các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt ở ba cấp độ: từ vựng, ngữ
nghĩa và cú pháp.
1.2.1. Phương tiện và biện pháp tu từ từ vựng
1.2.1.1. Phương tiện tu từ từ vựng
Các phương tiện tu từ từ vựng được xác định là các lớp từ ngữ có màu sắc tu từ
trong vốn từ chung của một ngôn ngữ.
Trong ngôn ngữ tiếng Việt (cũng như trong hầu hết các ngôn ngữ) đều có các
lớp từ như: tiếng lóng, tiếng địa phương, khẩu ngữ, thành ngữ, từ cổ, từ vay mượn, từ
mới, … Xét trong mối quan hệ với các từ ngữ phổ thông (từ toàn dân) trên dãy đồng
nghĩa từ vựng, các yếu tố thuộc các lớp từ nói trên chứa đựng những thành tố nhất định
của màu sắc tu từ (hình tượng, cảm xúc, bình giá, …) do đó đây là các phương tiện tu
từ từ vựng. Ngoài ra, phương tiện tu từ từ vựng đặc thù của tiếng Việt là nhóm các từ
láy sắc thái hóa như: mờ mịt, tim tím, phập phồng,… Đây là các phương tiện tạo hình
và biểu hiện rất quan trọng giúp nhà văn có thể tái hiện cuộc sống một cách chân thực
và sinh động.
1.2.1.2. Biện pháp tu từ từ vựng
a. Định nghĩa
Các biện pháp tu từ từ vựng chính là các kiểu kết hợp các phương tiện từ vựng
(bao gồm cả phương tiện trung hòa và phương tiện tu từ) nhằm tạo hiệu quả tu từ, giá
trị phong cách trong các ngữ cảnh cụ thể.
b. Phân loại
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt đã
phân loại các biện pháp tu từ từ vựng thành: biện pháp hòa hợp, biện pháp tương phản,
biện pháp quy định.


10


- Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu hòa hợp là biện pháp tu từ từ vựng trong đó
các từ ngữ có cùng một điệu tính chung - hoặc cao quý, trang trọng hoặc giản dị, mộc
mạc - có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, quy định lẫn nhau, hô ứng với nhau, tạo nên
sự cộng hưởng về ý nghĩa, làm xuất hiện một nét nghĩa chung, đưa đến một hình tượng
liên tưởng có giá trị nổi bật.
- Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu tương phản là biện pháp tu từ từ vựng
trong đó các từ ngữ có điệu tính trái ngược nhau - một số có màu sắc cao quý, trang
trọng, một số khác có màu sắc giản dị, mộc mạc - nằm trong mối quan hệ đối chọi
nhau, có khả năng gợi liên tưởng đến những hình tượng nhân vật, sự vật, hiện tượng
phức tạp (có những nét mâu thuẫn mà thống nhất biện chứng) có giá trị tu từ nổi bật.
- Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu quy định là biện pháp tu từ từ vựng trong đó
từ ngữ có điệu tính cao hoặc điệu tính thấp được sử dụng trên nền của các từ ngữ trung
hòa về tu từ học, đã quy định màu sắc tu từ học chung của toàn bộ phát ngôn.
Biện pháp tu từ từ vựng với những biểu hiện riêng của từng tiểu loại này giúp
người đọc có cái nhìn bao quát về đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương hoặc
trong một đoạn văn nào đó của tác phẩm, bởi để khẳng định đoạn văn (hoặc văn bản tác
phẩm) vận dụng kiểu biện pháp tu từ từ vựng nào (hòa hợp, tương phản hay quy định),
bắt buộc phải đặt ngôn ngữ trong cả một hệ thống mới có thể nhận diện được. Điều này
đã tạo nên một cái nhìn mang tính vĩ mô đối với toàn bộ tác phẩm, từ đó có thể đánh
giá phần nào về đặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm đó.
1.2.2. Phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa
1.2.2.1. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa
a. Định nghĩa
Phương tiện tu từ ngữ nghĩa là những định danh bậc hai mang màu sắc tu từ,
tương đối phổ biến, ổn định trong hệ thống ngôn ngữ chung
b. Phân loại
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt đã

căn cứ vào loại hình ảnh được sử dụng, phân loại phương tiện tu từ ngữ nghĩa thành:
- Phương tiện tu từ dùng hình ảnh số lượng gồm: phóng đại, thu nhỏ, nói
giảm.
- Phương tiện tu từ dùng hình ảnh chất lượng gồm: ẩn dụ, hoán dụ, uyển ngữ,
nhã ngữ, …
Bên cạnh cách định danh thứ nhất của ngôn ngữ (nghĩa chính của sự vật, sự việc,
…) thì phương tiện tu từ ngữ nghĩa là sự định danh thứ hai. Tuy nhiên sự định danh thứ
hai này cũng là cách định danh quen thuộc với con người khi giao tiếp, không gây cảm
giác mới lạ, mặc dù cũng là nghĩa phát sinh (chẳng hạn: tiếc đứt ruột, cười vỡ bụng,

11


tâm hồn bay bổng, …). Chính vì vậy, việc sử dụng các phương tiện tu từ này trong văn
chương cần phải thực sự khéo léo và sáng tạo bởi nó dễ gây ra sự lặp lại, thiếu sự sinh
động và sức hấp dẫn. Song, ngược lại, nếu sử dụng hiệu quả, được người đọc chấp nhận
thì đó là một thành công không dễ kiếm tìm của người cầm bút.
1.2.2.2. Biện pháp tu từ ngữ nghĩa
a. Định nghĩa
Biện pháp tu từ ngữ nghĩa là cách thức phối hợp các đơn vị biểu thị ý nghĩa (từ
ngữ, câu, đoạn, …) trong mọi cấp độ của lời nói nhằm tạo ra những sắc thái nghĩa hoặc
nghĩa mới mang tính chất lâm thời, có hiệu quả và giá trị tu từ trong từng ngữ cảnh cụ
thể.
b. Phân loại
Theo cách phân loại của tác giả Đinh Trọng Lạc trong 99 phương tiện và biện
pháp tu từ tiếng Việt, biện pháp tu từ ngữ nghĩa được chia ra:
- Biện pháp tu từ dùng các hình ảnh tương đồng: so sánh, đồng nghĩa kép, thế
đồng nghĩa.
- Biện pháp tu từ dùng các hình ảnh đối lập: phản ngữ, nghịch ngữ, đột
giáng.

- Biện pháp tu từ dùng các hình ảnh không ngang bằng: tăng dần, giảm dần, chơi
chữ, nói lái.
Các tác giả của Nhập môn ngôn ngữ học lại phân loại các biện pháp tu từ ngữ
nghĩa thành hai nhóm:
- Biện pháp chuyển nghĩa: bao gồm hai biện pháp quan trọng nhất là ẩn
dụ, hoán dụ và một số biện pháp như ngoa dụ, nói ngược, nói mỉa, nói giảm, nói
tránh, …
- Biện pháp nhấn mạnh, đối chiếu, mở rộng sắc thái nghĩa: so sánh, tương
phản (đối ngữ), trùng điệp nghĩa (đồng nghĩa kép), điệp ngữ, tăng cấp, … [22,462463].
Hai cách phân loại trên dựa vào những tiêu chí khác nhau, một dựa trên sự
tương quan ý nghĩa giữa các đơn vị từ vựng, một dựa trên phương thức tạo sắc thái
nghĩa mới cho ngôn ngữ. Song cả hai cách đều tổng hợp những biện pháp tu từ ngữ
nghĩa tương đối giống nhau.
Duy có trường hợp ẩn dụ và hoán dụ, tác giả của 99 phương tiện và biện pháp
tu từ tiếng Việt xếp vào diện phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Các tác giả của Nhập môn
ngôn ngữ học lại đưa ra hai khả năng:

12


- Các ẩn dụ, hoán dụ từ vựng có màu sắc tu từ, mang tính tương đối ổn định
trong vốn ngôn ngữ chung là các phương tiện tu từ ngữ nghĩa (ví dụ: tuổi xuân, xuân
xanh, …)
- Các ẩn dụ, hoán dụ lâm thời, chỉ có giá trị nhất định trong ngữ cảnh, mang
dấu ấn riêng biệt của người sử dụng thuộc phạm vi các biện pháp tu từ ngữ nghĩa.
Mỗi cách phân loại có một kiến giải riêng. Tuy nhiên chúng tôi tán thành cao
cách phân loại của các tác giả Nhập môn ngôn ngữ học và nhất trí hai biện pháp ẩn
dụ và hoán dụ trong mỗi hoàn cảnh sử dụng cụ thể có thể thuộc phương tiện, có thể
thuộc biện pháp tu từ ngữ nghĩa.
1.2.2.3. Một số phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa

Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa có rất nhiều loại, song để phục
vụ trực tiếp cho việc triển khai đề tài luận văn, chúng tôi đi vào tìm hiểu một số biện
pháp được sử dụng nhiều trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm.
a. So sánh
So sánh là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên
cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc
điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia.
[27,282]
Ví dụ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
(Hồ Chí Minh)
Trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc
căn cứ vào từ ngữ dùng làm yếu tố thể hiện quan hệ so sánh đã chia so sánh thành
các hình thức:
- Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh là từ như
- Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh là từ hô ứng bao nhiêu … bấy nhiêu
- Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh là từ là
Tác giả Đinh Trọng Lạc còn căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt các yếu tố trong
so sánh để phân loại thành:
- So sánh có mặt đầy đủ các yếu tố
- So sánh vắng yếu tố chỉ phương diện so sánh (so sánh chìm)
- So sánh vắng yếu tố chỉ phương diện so sánh và yếu tổ thể hiện quan hệ so
sánh (so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi).
Một số tác giả khác cũng căn cứ vào yếu tố thể hiện quan hệ so sánh để phân loại
thành:
- So sánh có quan hệ từ so sánh (tươi như hoa, sáng như gương, …)
- So sánh không có quan hệ từ so sánh (tấc đất tấc vàng, rét cắt da cắt thịt, …)

13



Các cách phân loại này hầu như dựa trên tiêu chí hình thức để chỉ ra sự khác nhau
của các so sánh cụ thể. Tuy nhiên, khi đi vào sáng tạo văn chương mỗi nhà văn lại có
những cách vận dụng, những sáng tạo riêng tạo ra sự mới mẻ cho biện pháp mà mình sử
dụng. Mặt khác, việc phân loại dựa trên tiêu chí hình thức mới chỉ thể hiện được một khía
cạnh - khía cạnh bên ngoài - của biện pháp. Do đó, việc phân loại biện pháp so sánh một
cách bản chất vẫn là vấn đề nên, cần phải đặt ra.
Trong lời nói nghệ thuật, so sánh tu từ đã biểu hiện đầy đủ những khả năng tạo
hình - diễn cảm của nó. Mỗi nhà văn luôn cố gắng phát hiện ra những nét giống nhau
chính xác bất ngờ để tạo ra một lối tri giác mới mẻ về đối tượng.
b. Ẩn dụ
Ẩn dụ là phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể
hiện cái này qua cái kia, mà bản thân cái được nói tới thì giấu đi một cách kín đáo.
[27,11]
Ví dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
Trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu Châu phân biệt cơ chế ẩn dụ
theo các nét nghĩa phạm trù. Theo cách phân biệt này thì ẩn dụ có các loại:
- Ẩn dụ hình thức : Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự
vật, hiện tượng (ví dụ: răng người - răng lược, răng bừa).
- Ẩn dụ cách thức: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa các
hoạt động, hiện tượng (ví dụ: cắt giấy - cắt hộ khẩu).
- Ẩn dụ chức năng: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật,
hiện tượng (ví dụ: cửa nhà - cửa sông, cửa rừng).
- Ẩn dụ kết quả: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về kết quả tác động của các sự
vật, hiện tượng (ví dụ: chanh chua - giọng nói chua).
Các tác giả của Nhập môn ngôn ngữ học cũng trên cơ sở các nét nghĩa phạm trù,
đã chia ẩn dụ thành năm loại, ngoài bốn loại như trên (ẩn dụ cách thức, hình thức, chức

năng, kết quả) còn đưa ra một loại thứ năm đó là ẩn dụ vị trí (ẩn dụ dựa trên sự giống
nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng: đầu người - đầu làng).
Ngoài ra dựa vào tính cụ thể / trừu tượng của yếu tố hiện và yếu tố ẩn trong ẩn dụ,
một số tác giả chia ẩn dụ thành ẩn dụ cụ thể - cụ thể và ẩn dụ cụ thể - trừu tượng
Cách phân loại dựa trên nét nghĩa phạm trù đã thể hiện sự nhìn nhận bao quát
và bản chất đối với hệ thống ẩn dụ trong ngôn ngữ đời sống và văn chương. Mỗi
một loại tạo ra hiệu quả riêng khi sử dụng, việc sử dụng ẩn dụ nghiêng về tiểu loại

14


nào phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của mỗi nhà văn, cách nhà văn miêu tả hiện thực
trong tác phẩm.
c. Điệp ngữ
Điệp ngữ là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở
rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc người
nghe [33,93].
Ví dụ:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
(Hồ Chí Minh)
Điệp ngữ có cơ sở ở quy luật tâm lý: một vật kích thích xuất hiện nhiều lần sẽ
làm người ta chú ý.
Điệp ngữ bao gồm:
- Điệp ngữ nối tiếp: Là dạng điệp ngữ trong đó những từ ngữ được lặp lại trực
tiếp đứng bên nhau nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến
- Điệp ngữ cách quãng: Là dạng điệp ngữ trong đó những từ ngữ được lặp lại
đứng cách xa nhau nhằm gây một ấn tượng nổi bật và có tác dụng âm nhạc rất cao.
- Điệp ngữ vòng tròn: Là một dạng điệp ngữ có tác dụng tu từ lớn. Chữ cuối
câu trước được láy lại thành chữ đầu câu sau và cứ thế, làm cho câu văn, câu thơ liền

nhau như đợt sóng.
Trong văn xuôi, kiểu điệp ngữ cách quãng được sử dụng phổ biến hơn.
Có thể nói lợi thế của điệp ngữ là tạo ra tính nhạc cho lời văn nghệ thuật. Song ở
phạm vi ngữ nghĩa, nó có tác dụng gây sự chú ý, tạo điểm nhấn cho vấn đề được nói tới,
khơi gợi những liên tưởng, những cảm xúc ngoài câu từ. Việc tạo ra những tầng ý nghĩa
mới chỉ thông qua việc lặp lại một yếu tố ngôn ngữ mở ra nhiều khả năng khám phá, hứa
hẹn nhiều sự sáng tạo bất ngờ, thú vị trong các trang viết của các nhà văn.
d. Đồng nghĩa kép
Có nhiều quan niệm khác nhau về hiện tượng đồng nghĩa, song để có sự phù hợp
với quan niệm và sự phân loại biện pháp đồng nghĩa kép, chúng tôi theo quan niệm của
tác giả Đỗ Hữu Châu trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt:
Đồng nghĩa là một hiện tượng có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng,
chứ không chỉ bó hẹp trong những nhóm với một số có hạn những từ nhất định. Đó
là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa và các nét nghĩa còn lại không
loại trừ lẫn nhau.
Trên cơ sở các từ đồng nghĩa (trong đó có cả những từ gần nghĩa) dồi dào
trong tiếng Việt, các tác giả văn học đã vận dụng kết hợp những từ đó trong tác
phẩm của mình tạo nên hiện tượng đồng nghĩa kép mang nhiều giá trị mới.

15


Đồng nghĩa kép là biện pháp tu từ, trong đó người ta dùng hai hay nhiều từ đồng
nghĩa để diễn đạt một ý nghĩa giống nhau nào đó, nhằm nêu đặc trưng của đối tượng
một cách đầy đủ nhất, vì mỗi từ đồng nghĩa chỉ diễn đạt một sắc thái ý nghĩa bổ sung
nào đó [33,159].
Ví dụ:
Tôi cảm nhận được nỗi lưu luyến của bà tôi và cùng với cảm giác đó tôi nhận ra
vẻ hài lòng, mãn nguyện ở ánh mắt bà.
(Ma Văn Kháng)

Tác giả Đinh Trọng Lạc cũng phân biệt hai trường hợp sử dụng phổ biến:
- Cặp từ đồng nghĩa làm chính xác thêm nội dung của phát ngôn, góp phần vào
việc biểu hiện thông tin bổ sung.
- Chuỗi từ đồng nghĩa và gần nghĩa tăng cường hiệu quả diễn cảm.
Rõ ràng biện pháp này có nhiều ưu thế trong việc biểu đạt đối tượng ở cả bề sâu
và diện rộng bởi các từ đồng nghĩa, gần nghĩa xuất hiện cạnh nhau sẽ hỗ trợ xoáy sâu
một đặc điểm, một hành vi, trạng thái, … nào đấy hoặc mở rộng phương diện phản ánh
của đối tượng khi các chuỗi từ cùng lúc mở ra các đặc điểm của đối tượng ở nhiều
chiều hướng, nhiều góc độ khác nhau.
Có thể nhận thấy đại đa số các nhà văn dù vô tình hay cố ý đều có sử dụng biện
pháp này trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên, để tạo ra dấu ấn riêng đậm nét cho tác
phẩm thì hình như các tác giả văn học chưa chú ý lắm đến biện pháp này.
1.2.3. Phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp
1.2.3.1. Phương tiện tu từ cú pháp
a. Định nghĩa
Các phương tiện tu từ cú pháp chính là các mô hình cú pháp được cải biến từ
mô hình câu cơ sở, có khả năng chứa đựng thông tin bổ sung.
b. Các loại
Phương tiện tu từ cú pháp cơ bản là những kiểu câu sau: câu tỉnh lược thành
phần, câu đơn đặc biệt, câu dài nhiều tầng bậc, câu có bộ phận đề ngữ, giải ngữ, …
Các kiểu cấu trúc câu này luôn xuất hiện trong văn chương. Nhiều tác giả văn
học đã sử dụng sáng tạo tạo nên một đặc điểm nổi trội trong bút pháp.
1.2.3.2. Biện pháp tu từ cú pháp
a. Định nghĩa
Biện pháp tu từ cú pháp là cách phối hợp các kiểu câu (bao gồm cả mô hình
câu cơ bản và câu cải biến) theo những kiểu quan hệ nhất định trong phạm vi đơn vị
trên câu nhằm tạo hiệu quả tu từ.
b. Các loại

16



Các tác giả của Nhập môn ngôn ngữ học đã dẫn ra các kiểu biện pháp tu từ cú
pháp phổ biến: mở rộng các thành phần cú pháp, thay đổi trật tự các thành phần, tỉnh
lược cú pháp, trùng điệp cú pháp (lặp cấu trúc cú pháp), dùng cấu trúc sóng đôi
(song hành), dùng câu hỏi tu từ, tách biệt cú pháp (tách các bộ phận của câu thành
một chuỗi các đơn vị tương đối độc lập về cú pháp nhưng có mối quan hệ chặt chẽ
về ý nghĩa), …
Các biện pháp này trong văn bản văn chương có sự vận dụng kết hợp, đan cài
trong nhau. Tuy nhiên nhiều tác giả có sở trường trong việc vận dụng một hoặc một
số kiểu câu nào đó đã tạo nên nét riêng trong phong cách của họ. Và mỗi thời đại
cũng có một sự vận dụng khác nhau làm nên nét đặc thù về cú pháp trong văn học
của mỗi thời kỳ.
1.2.3.3. Một số phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp
Như trên đã trình bày, có nhiều phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp, song
chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu cụ thể một số phương tiện và biện pháp liên quan trực
tiếp đến việc triển khai đề tài luận văn.
a. Câu đơn đặc biệt
Câu đặc biệt - một phương tiện tu từ cú pháp - là kiến trúc câu có một trung
tâm cú pháp chính (có thể có thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không
hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ
ngữ với vị ngữ có ý nghĩa khái quát chỉ sự tồn tại, hiển hiện của vật hoặc sự kiện.
Tồn tại trong hoàn cảnh sử dụng của mình, câu đặc biệt tự nó đủ cho người ta hiểu
nó, đây là chỗ phân biệt câu đặc biệt với câu tỉnh lược thành phần.
Chính cái khía cạnh ý nghĩa biểu hiện trong ý nghĩa tồn tại đã giúp miêu tả
các vật, các hiện tượng hoặc các trạng thái, các hoạt động ở những thời điểm không
thuộc về hiện tại như là các vật, các hiện tượng hoặc các trạng thái, các hoạt động
đang bày ra trước mắt chúng ta.
Với ý nghĩa khái quát này, câu đơn đặc biệt có được những giá trị tu từ khác
nhau trong những trường hợp sử dụng cụ thể như: đưa thông tin bối cảnh thời gian,

không gian vào văn bản một cách ngắn gọn, rõ ràng; miêu tả sống động các sự kiện,
trạng thái, hành động, … ; nhấn mạnh cảm xúc, sự bình giá; …
Câu đơn đặc biệt có hai kiểu lớn :
- Câu đặc biệt danh từ có trung tâm cú pháp chính là danh từ hoặc cụm từ
chính phụ với thành tố chính là danh từ (hoặc số từ). Có ý nghĩa tồn tại khái quát,
tức là nêu sự tồn tại duy nhất, không kèm các yếu tố ngôn ngữ chỉ không gian, thời
gian mà sự vật tồn tại.
Ví dụ:
Bom tạ.

17


(Nguyễn Đình Thi)
- Câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp chính là vị từ hoặc cụm từ chính phụ
với thành tố chính là vị từ. Có ý nghĩa tồn tại định vị, tức là nêu sự vật có kèm yếu
tố ngôn ngữ định vị thời gian, không gian mà sự vật tồn tại.
Ví dụ:
Ồn ào một hồi lâu.
(Ngô Tất Tố)
Đây là cách phân loại mang tính phổ biến trong ngôn ngữ học, đã khái quát
được các trường hợp câu đặc biệt cụ thể, đưa về hai dạng chính căn cứ vào đặc điểm
từ loại của từ (hoặc cụm từ) đóng vai trò là trung tâm cú pháp chính. Chúng tôi cho
rằng cần có những cách phân loại khác để khám phá ra những biểu hiện mới trong
khả năng diễn tả dồi dào của câu đặc biệt.
b. Tách biệt cú pháp
Tách biệt là một biện pháp tu từ đặc trưng của cú pháp biểu cảm, cụ thể là
tách một thành phần câu, một thành phần phụ của cụm từ, một vế của câu ghép thường ở vị trí cuối câu - thành một câu riêng (cách gọi của tác giả Diệp Quang Ban
trong Ngữ pháp tiếng Việt là câu dưới bậc) để nhấn mạnh ý hoặc thể hiện những
tình huống, những cảm xúc, những thông tin bổ sung quan trọng.

Ví dụ:
Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ.
(Phạm Hổ)
Nếu xét riêng phần bị tách thì nó có thể chỉ gồm một cụm từ, không có cấu
trúc đầy đủ của một câu. Song các phần bị tách đó không phải do tỉnh lược nên
không cần khôi phục cho đầy đủ. Dựa vào mối quan hệ với câu đi trước, phần tách
ra vẫn đảm nhiệm được vai trò giao tiếp, và khi nhập vào với câu đi trước thì lại trở
thành một câu có cấu trúc đầy đủ.
Tách biệt có thể tác động qua lại với các phương tiện biểu cảm khác của cú
pháp như điệp cấu trúc, sóng đôi, … để tăng cường chúng.
Thường gặp những trường hợp tách biệt: tách trạng ngữ, tách bổ ngữ, tách
định ngữ, tách vị ngữ, tách vế của câu ghép.
c. Cấu trúc sóng đôi (song hành)
Sóng đôi là biện pháp tu từ cú pháp dựa trên sự cấu tạo giống nhau giữa hai
hay nhiều câu hoặc hai hay nhiều bộ phận của câu.
Sóng đôi có thể là đầy đủ hoặc không đầy đủ hoặc là sóng đôi bộ phận.
- Sóng đôi nguyên vẹn được trình bày dưới dạng các dãy trực tiếp của các cấu
trúc đồng nhất trong giới hạn của một ngữ cảnh nào đó.
Ví dụ:

18


Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người
(Hồ Chí Minh)
- Sóng đôi không nguyên vẹn cho phép thiếu mặt một vài yếu tố bị tỉnh lược
trong dãy sau.
Ví dụ :
Chúng ta quyết không để cha mẹ, bà con ta cho chúng giết hại. Quyết không

để vợ con, chị em ta cho chúng hãm hiếp. Quyết không để nhà thờ, làng xóm, tài sản
đồng bào ta cho chúng cướp bóc.
(Hồ Chí Minh)
- Sóng đôi bộ phận là sự lặp lại một vài đơn vị cú pháp tiếp theo nhau trong
giới hạn của một câu.
Ví dụ:
Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ.
Trong văn nghệ thuật ngày nay, sóng đôi cú pháp có chức năng cơ bản là tăng
cường giá trị giao tiếp và giá trị biểu cảm của lời nói, tạo nhịp điệu cho lời thơ, lời văn.
Như vậy, các phương tiện và biện pháp tu từ rất phong phú và đa dạng. Các tác
giả có thể vận dụng toàn bộ khả năng biểu đạt của các phương tiện và các biện pháp đó
hoặc vận dụng có chọn lọc để đạt đến mục đích của nghệ thuật.
Bên cạnh đó, về phương diện nghĩa, lời văn trong tác phẩm văn học có hai
thành phần nghĩa chủ yếu đó là thành phần thông tin và thành phần nghĩa biểu cảm.
Tận dụng khả năng chuyển tải thông tin và cảm xúc của lời văn, các nhà văn cũng có
nhiều cách thể hiện cảm xúc và nhận thức của bản thân thông qua hệ thống lời văn
nghệ thuật. Có khi lời văn thiên về biểu lộ cảm xúc, có khi lại nghiêng về chuyển tải
thông tin, nén thông tin trong một dung lượng câu từ nhất định, có khi cả thông tin,
cả cảm xúc đều được chú trọng biểu đạt. Đây cũng là một trong những đặc điểm để
các nhà văn thể hiện bản lĩnh sáng tạo, “trổ tài” trong các sáng tác của mình.
1.3. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm tự sự
Trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ nghệ thuật được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ
kể chuyện, nó giữ một vị trí mang tính “chiến lược”, trọng yếu trong hệ thống kết cấu
của tác phẩm. Nó là sự thể hiện trên nền hiện thực toàn bộ tư tưởng, tình cảm của nhà
văn, giọng điệu tác phẩm, cấu trúc tác phẩm. Do đó, qua ngôn ngữ kể chuyện người
đọc hiểu được tác phẩm đồng thời nhận ra phong cách, cá tính tác giả. Nói đến ngôn
ngữ kể chuyện trong tác phẩm là nói đến ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân
vật.


19


1.1.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện
a. Người kể chuyện
Người kể chuyện (người trần thuật) là một nhân tố quan trọng, không thể
thiếu trong tác phẩm tự sự. Người kể chuyện không chỉ tổ chức ngôn ngữ mà còn
đóng vai trò quan trọng về mặt kết cấu, chi phối ngôn ngữ của nhân vật. Trong tác
phẩm tự sự, người kể chuyện rất đa dạng, có khi chính tác giả đóng vai trò là người
trần thuật ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) tự truyện, có khi là nhân vật trong truyện xưng
“tôi” kể chuyện về mình, có khi người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong tác
phẩm (người kể chuyện hàm ẩn), không thuộc thế giới được mô tả trong truyện mà
đứng ngoài quan sát và kể lại chuyện của các nhân vật.
b. Lời người kể chuyện (lời trần thuật)
Lời người kể chuyện là thành tố quan trọng trong ngôn ngữ kể chuyện, nó
chiếm một tỉ lệ lớn trong lời văn nghệ thuật của toàn tác phẩm.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên thì “trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc
giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật
theo cách nhìn của người trần thuật. Trần thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả
việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận,
lời ghi chú của tác giả, … ” [27,364]. Cũng chính vì thế mà ngôn ngữ trần thuật là nơi
bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ
cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả.
Theo Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học thì “Ở tác phẩm văn học tự
sự, trần thuật là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật hoặc của một người
kể chuyện, tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ các lời nói trực tiếp của
các nhân vật” [13,337].
Lời người kể chuyện trong tác phẩm tự sự, xét về chức năng, bao gồm: lời kể,
lời miêu tả và lời trữ tình.

- Lời kể: chiếm tỉ lệ lớn trong lời nói của người kể chuyện. Ngoài vai trò dẫn
dắt, chú thích, chú giải, kết nối sự kiện và phụ họa cho lời nhân vật, lời kể thuật lại
diễn tiến sự việc, tái hiện các sự kiện theo logic thời gian. Lời kể liên quan mật thiết
và bị chi phối mạnh bởi điểm nhìn của người kể chuyện và thời gian nghệ thuật.
- Lời tả: đây cũng là kiểu lời chiếm tỉ lệ lớn trong cấu trúc lời nói của người
kể chuyện. Lời tả tái hiện thế giới vật thể, thiên nhiên và con người từ đời sống hiện
hữu vào trong tác phẩm. Lời tả tạo không gian, phông nền, môi trường sống cho
nhân vật và sự kiện. Lời tả có vai trò đắc dụng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
từ ngoại hình đến nội tâm. Cùng với lời kể, lời tả hỗ trợ cho cho lời nói của nhân

20


vật. Tuy nhiên, tả thiên nhiên hay con người, lời tả luôn mang thông điệp và ngầm ý
với mục đích hàm nghĩa nhất định của chủ thể sáng tạo, nhất là trong lời đặc tả các
chi tiết, điểm nhấn về người, sự vật, sự việc.
- Lời trữ tình: Đây được coi là lời trực tiếp của tác giả, nằm ngoài yếu tố cốt
truyện và không có mối liên hệ đối với ngôn ngữ nhân vật về mặt hình thức. Lời trữ
tình bộc lộ trực tiếp ý nghĩ, tình cảm, quan niệm của tác giả về những vấn đề của đời
sống.
Lời người kể chuyện có vị trí quan trọng để nhận ra đặc điểm ngôn ngữ cũng
như giọng điệu của nhà văn trong tác phẩm tự sự.
1.1.3.2. Ngôn ngữ nhân vật
a. Nhân vật
Theo Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học thì nhân vật văn học là
“hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn
vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học
có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho
những đặc điểm giống với con người” [13,249]. Nói theo cách khác thì nhân vật là
chủ thể của các hành động, lời nói, ý nghĩ, … được kể lại. Nhân vật là người phát

ngôn đích thực trong tác phẩm. Nhân vật thường được nhận diện qua tên riêng, chỉ
xuất và biểu thức miêu tả (tức qua cách gọi tên nhân vật của người kể chuyện).
Đối với tác phẩm trữ tình, cảm xúc là yếu tố quan trọng trội bật lên trong tác
phẩm, chính vì vậy các tác giả tập trung khắc họa những yếu tố thuộc về phương
diện tinh thần của con người, những rung động sâu xa trong tâm hồn, gọi nó lên
bằng cách này hay cách khác. Còn đối với tác phẩm tự sự, nhân vật là một trong
những yếu tố không thể thiếu, nó có vị trí rất quan trọng, là then chốt của cốt truyện,
giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Chính vì
vậy, nhân vật trong tác phẩm tự sự thường được xây dựng với cái nhìn nhiều chiều
từ ngoại hình, ngôn ngữ, cách ứng xử đến đời sống sinh hoạt, công việc, … Một
trong những yếu tố quan trọng làm nên hình tượng nhân vật đó là ngôn ngữ nhân
vật.
b. Lời nhân vật
Đã có nhân vật thì cũng có ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là một trong
những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá
tính nhân vật. Trong văn học hiện đại, ngôn ngữ của nhân vật có vị trí ưu trội nhất định
trong tác phẩm, là phương diện quan trọng nhất của tính tạo hình khách thể trong tác
phẩm tự sự. Nhiều nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ nhân vật như một cẩm nang trong việc

21


kiến tạo tính cách nhân vật. Ngay trong việc cho nhân vật “nói”, mỗi nhà văn cũng có
một cách riêng.
Ngôn ngữ nhân vật thực chất cũng là ngôn ngữ của tác giả, nhưng tác giả để cho
nhân vật tự giãi bày về mình. Con người trong cuộc sống đời thường giao tiếp với
nhau thường thông qua đối thoại, bên cạnh đó họ cũng có không ít những suy tư về
những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Trong văn học cũng thế, đối thoại và suy tư (độc
thoại nội tâm) cũng luôn gắn với nhân vật. Đối thoại là hình thức ngôn ngữ diễn tả các
cuộc trao đổi trực tiếp của nhân vật; độc thoại (độc thoại nội tâm) “là lời phát ngôn của

nhân vật tự nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng
hành động, cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”
[27,122]. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng của mình, làm phân hóa ngôn ngữ tiểu
thuyết, đưa vào tiểu thuyết nhiều tiếng nói khác nhau, đa thanh, đa giọng điệu. Thông
qua ngôn ngữ, nhân vật kể lại cuộc đời mình, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ, chiêm nghiệm
về cuộc đời, lẽ sống, giúp người đọc lĩnh hội được tư tưởng, quan niệm của nhà văn.
Cùng với ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật góp phần hoàn thiện bức
tranh đời sống trong tác phẩm.
Xét một cách độc lập, như trên đã nói, ngôn ngữ nhân vật có đối thoại và độc
thoại. Tuy nhiên khi xuất hiện trong tác phẩm, ngôn ngữ nhân vật được lồng ghép đa
dạng trong lời văn nghệ thuật của tác phẩm, nó có thể được nhận biết dễ dàng, song
cũng có khi đòi hỏi phải có sự phân tích lý giải một cách cặn kẽ mới có thể tìm hiểu
thấu đáo khi ngôn ngữ này hòa trộn trong lời người kể chuyện. Có thể phân chia
thành các loại như sau:
* Lời trực tiếp
Lời trực tiếp là lời đối thoại và những suy nghĩ của nhân vật được người kể
chuyện dẫn lại trọn vẹn. Tức là có thể phân biệt rõ lời dẫn (của người kể chuyện) và
lời được dẫn (lời nhân vật). Dấu hiệu mang tính truyền thống trong văn học để phân
biệt lời trực tiếp của nhân vật là dấu hai chấm (sau lời dẫn), dấu ngoặc kép hoặc dấu
gạch đầu dòng trước lời nhân vật.
Ví dụ 1:
Hắn (Chí Phèo) trợn mắt chỉ vào mặt cụ (Bá Kiến):
- Tao không đến đây xin năm hào.
Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:
- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.
Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:
- Tao đã bảo tao không đòi tiền.
(Chí Phèo – Nam Cao)

22



Ở ví dụ trên, lời của Chí Phèo và của Bá Kiến được dẫn trọn vẹn mang sắc thái
riêng của từng nhân vật. Các lời thoại này đều có lời dẫn của người kể chuyện kèm theo
với những dấu hiệu hình thức đặc trưng. Do đó, đó là những lời trực tiếp.
Ví dụ 2:
Có nhiều đêm, ngoài việc nghĩ đến chí lớn không thành, ông Huấn Cao còn
phải bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của quản ngục. “Hay là hắn muốn dò đến những
điều bí mật của ta?”. “Không, không phải thế, vì bao nhiêu điều quan trọng, ta đã
khai bên ti Niết cả rồi. Ta đã nhận cả. Lời cung ta kí rồi. Còn có gì nữa mà dò cho
thêm bận”.
(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)
Ý nghĩ của Huấn Cao trong đoạn trích trên được người kể chuyện thuật lại
trọn vẹn, có kèm theo lời dẫn và dấu (‘‘ ’’) khu biệt ý nghĩ nhân vật. Đó là một ý
nghĩ nội tâm trực tiếp.
* Lời gián tiếp
Lời gián tiếp là lời và ý nghĩ của nhân vật được người kể chuyện tái hiện theo
giọng điệu, nhận thức của mình. Trong câu có lời gián tiếp thì người kể chuyện
không hướng đến sự chính xác và đầy đủ của lời trích mà hướng đến nội dung ý
nghĩa của nó. Lời và ý nghĩ nội tâm trực tiếp của nhân vật khi được dẫn gián tiếp đã
trở thành một bộ phận thông tin trong lời nói của người kể chuyện chứ không còn
độc lập như trường hợp dẫn trực tiếp. Và trong trường hợp nếu nguyên văn lời nhân
vật có sự xuất hiện ngôi thứ nhất (người nói) thì trong lời dẫn gián tiếp, ngôi thứ
nhất trong lời thoại trực tiếp của nhân vật đã trở thành ngôi thứ ba trong lời thuật của
người kể chuyện.
Chẳng hạn, có thể chuyển đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm trực tiếp trong
hai ví dụ trên thành lời gián tiếp như sau:
Ví dụ 1:
Hắn (Chí Phèo) trợn mắt chỉ vào mặt cụ (Bá Kiến) nói rằng hắn không đến
đây xin năm hào.

Lời của Chí Phèo được dẫn gián tiếp, nội dung trong lời nói nhân vật đã được
thuật lại theo cách tiếp nhận của người trần thuật. Ngôi thứ nhất (“tao”) trong lời
trực tiếp (lời trực tiếp thứ nhất ở ví dụ trên) đã trở thành ngôi thứ ba (“hắn”) trong
lời dẫn gián tiếp ở ví dụ này.
Ví dụ 2:
Có nhiều đêm, ngoài việc nghĩ đến chí lớn không thành, ông Huấn Cao còn
phải bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của quản ngục. Ông nghĩ hay là hắn muốn dò đến
những điều bí mật của ông? Nhưng rồi ông lại bác bỏ vì bao nhiêu điều quan trọng

23


ông đã khai bên ti Niết cả rồi. Ông đã nhận cả. Lời cung ông kí rồi. Còn có gì nữa
mà quản ngục dò cho thêm bận.
Tương tự như ở ví dụ 1, ý nghĩ nội tâm của nhân vật Huấn Cao được dẫn theo
giọng điệu, nhận thức của người trần thuật. Ngôi thứ nhất (“ta”) trong ý nghĩ trực
tiếp đã trở thành ngôi thứ ba (“ông”) trong lời dẫn gián tiếp này.
* Lời nửa trực tiếp
Lời nửa trực tiếp là lời và ý nghĩ của nhân vật được đánh lẫn trong lời người
kể chuyện, không phân biệt rõ được đó là lời của nhân vật hay của người kể chuyện.
Đó có thể là lời của người trần thuật với lời lẽ, ý nghĩ, ngữ điệu của nhân vật nhằm
bộc lộ nội tâm, tính cách nhân vật hoặc cũng có thể là lời và ý nghĩ của nhân vật
được người trần thuật “nhập thân” nói hộ. Lời nửa trực tiếp không xuất hiện lời dẫn
của người trần thuật.
Xét ví dụ sau đây :
“Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng
lòng Mị thì đang sống về ngày trước … Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi
chơi. Bao nhiêu người có chồng vẫn đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị không
có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị
sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa…”.

(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).
Trong đoạn văn này rất khó có thể phân biệt đó là lời trần thuật đơn thuần của
người kể chuyện hay là ý nghĩ, là lập luận, là tiếng lòng thổn thức của chính nhân
vật Mị.
* Lời nửa gián tiếp
Thực chất là lời gián tiếp và ý nghĩ nội tâm gián tiếp nhưng không có lời
dẫn.
Dưới đây là một ví dụ điển hình :
"Trời đất hỡi, đúng là con bò nhà lão Khúng, con khoang đen nhà lão, "mụ
già khụt khịt hay cảm cúm" của nhà lão, bà đội trưởng của lão Khúng."
(Phiên chợ Giát - Nguyễn Minh Châu)
Đoạn trích trên là suy nghĩ của nhân vật được thuật lại một cách gián tiếp, tuy
nhiên lời dẫn đã bị lược bỏ khiến cho lời gián tiếp này như vẫn mang cả cảm xúc
của nhân vật trong đó. Đây là một ý nghĩ nội tâm nửa gián tiếp.
Văn xuôi nghệ thuật là sự tổng hòa các kiểu lời nói khác nhau với những chức
năng đặc trưng hướng tới sự biểu hiện những cách nhìn, những quan điểm khác nhau
thông qua những giọng điệu khác nhau trong cấu trúc lời nói của nó. Nếu như lời
trực tiếp, gián tiếp thường tạo ra sự đơn thanh trong giọng điệu thì lời nửa trực tiếp,

24


nửa gián tiếp tạo nên sự phức hợp, đa thanh. Ngôn ngữ của văn học hiện đại có xu
hướng sử dụng kiểu lời phức hợp, đa thanh để thể hiện cái ngổn ngang, xô bồ của
đời sống đương đại trong cái nhìn nhiều chiều của nhiều con mắt khác nhau.
1.4. Giọng điệu
Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm.
Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải trăn trở để tìm ra giọng điệu nghệ
thuật cho tác phẩm của mình. Bởi theo M. Khrapchencô "cái quan trọng trong tài
năng văn học (…) là tiếng nói của mình (…), là cái giọng riêng biệt của chính mình

không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác". Hơn nữa, ở mỗi
một tác phẩm văn chương, giọng điệu chính là "một hiện tượng nghệ thuật toát ra từ
bản thân tác phẩm và mang một nội hàm tư tưởng thẩm mĩ" (Trần Đình Sử).
- Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì giọng điệu chính là “Thái độ, tình cảm,
lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện
trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm
thụ xa, gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm …” [27,134].
Như vậy, có thể thấy giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của văn học, là một
trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên nét đặc trưng riêng cho mỗi loại hình
lời văn nghệ thuật và tạo nên phong cách nhà văn.
Trong sáng tác văn học, giọng điệu không phải chỉ thể hiện ở chỗ nói cái gì
(nội dung nói) mà còn ở chỗ nói như thế nào (hình thức nói). Tuy nhiên giữa nội
dung nói và hình thức nói có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính nhờ mối quan hệ
mật thiết này mà từ giọng nói có thể nhận ra người nói, từ giọng điệu có thể xác định
được tác giả “do chỗ giọng điệu gắn liền với việc dùng hình tượng để miêu tả đối
tượng sáng tác, cho nên nó có những đặc điểm của cách nhìn nhận riêng của cá nhân
đối với cuộc sống”. Giọng điệu trong những trường hợp như vậy đã trở thành nền
tảng cốt lõi để có thể “khai thông” tác phẩm.
- Giọng điệu của tác phẩm, ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào đặc điểm của
đối tượng được miêu tả cũng như cách cảm nhận về chúng của nhà văn. Song về cơ
bản, giọng điệu nghệ thuật bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, từ cái nhìn hiện thực,
cảm hứng sáng tác đến tư tưởng, tình cảm của tác giả với sự vật, sự việc, con người.
Giọng điệu ấy lại được cụ thể hóa qua từ ngữ, ngữ điệu, các thủ pháp nghệ thuật, …
trong tác phẩm.
- Trong thực tế sáng tác văn chương đã xuất hiện nhiều kiểu giọng điệu như
giọng tâm tình cảm thương, giọng châm biếm, giọng hài hước, giọng triết lý, giọng
lạnh lùng, tỉnh táo, giọng hoài nghi, giễu nhại, … Giọng điệu có đặc điểm riêng ở
mỗi thời kỳ văn học, mỗi tác giả, mỗi tác phẩm.

25



×