Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại các trường Mầm non trên địa bàn phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ NGỌC HOA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ
PHÒNG BỆNH CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG QUAN TRIỀU,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ NGỌC HOA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ
PHÒNG BỆNH CHO TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG QUAN TRIỀU,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề tài: Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và
phòng bệnh cho trẻ tại các trường Mầm non trên địa bàn phường Quan Triều,
thành phố Thái Nguyên hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi
và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong Luận văn thạc sỹ của mình./.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2015
Tác giả Luận văn

Lê Thị Ngọc Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i




LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo, Khoa Sau Đại
học, các thày giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên
đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu hoàn thành luận văn.
. Nguyễn Thị Tuyết
Hạnh- ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố
Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh các
trƣờng mầm non trên địa bàn phƣờng Quan Triều, thành phố Thái Nguyên đã
cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng Luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhận đƣợc những ý kiến chỉ dẫn quý báu của quý thầy cô giáo,
các nhà khoa học trong hội đồng khoa học để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Lê Thị Ngọc Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii




MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ .............................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 4
......................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
............................................................................................. 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM
SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÕNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON ................... 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................... 6
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm quản lý .............................................................................. 8
1.2.2. Quản lý trƣờng MN............................................................................ 9
1.2.3. Sức khỏe ........................................................................................... 10
1.2.4. Chăm sóc sức khỏe ......................................................................... 12
1.2.6. Quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ ở trƣờng MN.................... 13
1.3. Nội dung hoạt động CSSK và PB cho trẻ tại trƣờng MN .......................... 13
1.3.1. Công tác tổ chức ăn cho trẻ.............................................................. 13
1.3.2. Công tác tổ chức ngủ cho trẻ ........................................................... 13
1.3.3. Công tác tổ chức vệ sinh cho trẻ ...................................................... 14
1.3.4. Công tác theo dõi SK và PB cho trẻ ................................................ 14
1.3.5. Công tác bảo đảm an toàn cho trẻ .................................................... 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


iii




1.4. Hiệu trƣởng quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ tại trƣờng MN......... 15
1.4.1. Xây dựng kế hoạch CSSK và PB cho trẻ ở trƣờng MN.................. 15
1.4.2. Tổ chức các hoạt động CSSK và PB cho trẻ theo kế hoạch ........... 18
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động CSSK và PB cho trẻ .......................................... 19
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động CSSK và PB cho trẻ ........................ 20
1.4.5. Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
hoạt động CSSK và PB cho trẻ ................................................................. 22
1.4.6. Phối hợp với các lực lƣợng trong hoạt động CSSK và PB cho trẻ ....... 23
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ .......... 24
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................... 26
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
SỨC KHỎE VÀ PHÕNG BỆNH CHO TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG
MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG QUAN TRIỀU ........................... 28
2.1. Tổ chức hoạt động khảo sát ........................................................................ 28
2.2. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến tình trạng
SK của trẻ em độ tuổi MN của phƣờng Quan Triều ......................................... 28
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, dân số, lao động của phƣờng ........................... 28
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phƣờng ............................ 29
2.3. Khái quát về các trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều, thành
phố Thái Nguyên ............................................................................................... 30
2.3.1. Khái quát về các trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều....... 30
2.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động CSSK và PB
cho trẻ......................................................................................................... 31
2.3.3. Thực trạng đội ngũ CBGV, NV thực hiện công tác CSSK và
PB cho trẻ................................................................................................... 35


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv




2.4. Thực trạng hoạt động CSSK và PB cho trẻ tại các trƣờng MN trên
địa bàn phƣờng Quan Triều ............................................................................... 39
2.4.1. Thực trạng SK của trẻ ở các trƣờng MN trên địa bàn p.
Quan Triều ................................................................................................ 39
2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức ăn cho trẻ ở trƣờng............................. 44
2.4.3. Thực trạng tổ chức giấc ngủ cho trẻ ................................................ 47
2.4.4. Thực trạng công tác tổ chức vệ sinh cho trẻ .................................... 48
2.4.5. Thực trạng công tác theo dõi SK và PB cho trẻ .............................. 50
2.4.6. Thực trạng công tác bảo đảm an toàn cho trẻ .................................. 52
2.4.7. Đánh giá chung các hoạt động CSSK và PB cho trẻ ....................... 54
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ ................................... 55
2.5.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch CSSK và PB cho trẻ....................... 55
2.5.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động CSSK và PB cho trẻ .................. 57
2.5.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động CSSK và PB cho trẻ ........................ 59
2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động CSSK và PB cho trẻ ....... 60
2.5.5. Thực trạng phối hợp với các lực lƣợng trong hoạt động CSSK
và PB cho trẻ .............................................................................................. 61
2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ
tại các trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều ......................................... 64
2.6.1. Những điểm mạnh ............................................................................ 64
2.6.2. Những hạn chế ................................................................................. 66
2.6.3. Nguyên nhân .................................................................................... 67

Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 68
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC
KHỎE VÀ PHÕNG BỆNH CHO TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM
NON TRÊN ĐỊA BÀN P. QUAN TRIỀU, TP. THÁI NGUYÊN ....................... 69
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 69
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .................................................. 69
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .................................................. 69
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .................................................... 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v




3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................. 70
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................... 70
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................... 70
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ tại các
trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều .................................................... 71
3.2.1. Biện pháp 1: Đa dạng hóa nội dung và hình thức bồi dƣỡng
chuyên môn, nghiệp vụ CSSK và PB cho trẻ cho CB, GV, NV ................ 71
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lƣợng việc xây dựng kế hoạch
CSSK và PB cho trẻ.................................................................................... 74
3.2.3. Biện pháp 3: Phân công sử dụng CB, GV, NV hợp lý và thể
hiện tính cam kết, cộng đồng trách nhiệm trong triển khai thực hiện
hoạt động CSSK và PB cho trẻ................................................................... 76
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo sâu sát hoạt động chăm sóc CSSK và PB
cho trẻ ......................................................................................................... 78
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá hoạt động CSSK

và PB cho trẻ............................................................................................... 82
3.2.6. Biện pháp : Chủ động phối hợp với các lực lƣợng xã hội và phụ
huynh học sinh trong thực hiện CSSK và PB cho trẻ ....................................... 85
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 89
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động CSSK và PB cho trẻ tại các trƣờng MN trên địa bàn phƣờng
Quan Triều ......................................................................................................... 90
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 97
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGH

:

Ban Giám hiệu

CB

:


Cán bộ

CB, GV, NV

:

Cán bộ, giáo viên, nhân viên

CBQL

:

Cán bộ quản lý



:

Cao đẳng

CSSK

:

Chăm sóc sức khỏe

CSVC

:


Cơ sở vật chất

ĐH

:

Đại học

GD

:

Giáo dục

GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

GV

:

Giáo viên

MN

:


Mầm non

NV

:

Nhân viên

PB

:

Phòng bệnh

PHHS

:

Phụ huynh học sinh

SDD

:

Suy dinh dƣỡng

SK

:


Sức khỏe

THCS

:

Trung học cơ sở

TMH

:

Tai mũi họng

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VSATTP

:

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv





DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1.

Thống kê cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động CSSK và PB
cho trẻ ở các trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều ... 31

Bảng 2.2.

Thống kê đội ngũ GV, NV các trƣờng MN trên địa bàn ............... 35

Bảng 2.3.

Bảng thống kê chất lƣợng GV các trƣờng ..................................... 38

Bảng 2.4.

Kết quả khám SK của trẻ ở Trƣờng MN Quan Triều năm
học 2014-2015 ............................................................................... 40

Bảng 2.5.

Kết quả khám SK của trẻ ở Trƣờng MN Công ty Giấy
Hoàng Văn Thụ năm học 2014-2015 ............................................ 40

Bảng 2.6.

Kết quả khám SK của trẻ ở Trƣờng MN Hoa Thép năm học

2014-2015 ...................................................................................... 41

Bảng 2.7.

Đánh giá về công tác tổ chức ăn cho trẻ ở trƣờng của GV, NV ......... 46

Bảng 2.8.

Đánh giá về công tác tổ chức ngủ cho trẻ ở trƣờng của GV, NV ....... 47

Bảng 2.9.

Đánh giá về công tác tổ chức vệ sinh ở trƣờng của GV, NV
các trƣờng (tính theo tỷ lệ: %) ....................................................... 49

Bảng 2.10: Đánh giá về công tác theo dõi SK và PB cho trẻ ở trƣờng
của GV, NV các trƣờng ................................................................. 51
Bảng 2.11: Đánh giá về công tác bảo đảm an toàn cho trẻ trong trƣờng
MN của GV, NV các trƣờng.......................................................... 53
Bảng 2.12. Đánh giá chung về thực trạng công tác CSSK và PB cho trẻ
ở trƣờng MN .................................................................................. 54
Bảng 2.13. Công tác xây dựng kế hoạch CSSK và PB cho trẻ trong
trƣờng MN ..................................................................................... 56
Bảng 2.14. Công tác tổ chức hoạt động CSSK và PB cho trẻ ......................... 58
Bảng 2.15. Công tác chỉ đạo hoạt động CSSK và PB cho trẻ.......................... 59
Bảng 2.16. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động CSSK và PB cho trẻ ........ 60
Bảng 2.17. Công tác phối hợp giữa Nhà trƣờng và PHHS trong hoạt
động CSSK và PB cho trẻ.............................................................. 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


v




DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1.

Trình độ GV các trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều .......... 37

Biểu đồ 2.2.

Thể trạng trẻ ở trƣờng MN Quan Triều năm học 2014 - 2015 ...... 42

Biểu đồ 2.3.

Thể trạng trẻ ở trƣờng MN Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ
năm học 2014 - 2015 ................................................................. 42

Biểu đồ 2.4.

Thể trạng trẻ ở trƣờng MN Hoa Thép năm học 2014 - 2015 ........ 43

Biểu đồ 3.1.

Biểu đồ về tính cần thiết của các biện pháp .............................. 90

Biểu đồ 3.2.


Biểu đồ về tính khả thi của các biện pháp ................................ 91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục MN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
cấp học đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội
và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ đƣợc tiếp thu qua chƣơng trình
chăm sóc giáo dục MN sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này
của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục MN, tăng cƣờng khả năng sẵn sàng đi học
cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng
cao cho đất nƣớc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhấn mạnh: “Đối với
giáo dục MN, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành
các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn
thành phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng
phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước
chuẩn hóa hệ thống các trường MN. Phát triển giáo dục MN dưới 5 tuổi có chất
lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục”.[1] .
Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng đã nêu rõ: “Sức khoẻ của
trẻ em hôm nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau”. Để đáp ứng với những

yêu cầu phát triển đi lên của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu chiến
lƣợc phát triển giáo dục của bậc học MN đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ”. [27].
Với những mục tiêu rất cụ thể, Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày
22/2/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã thể hiện sự quan tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1




của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội, của ngành Giáo dục và Đào tạo
trong việc cải thiện đáng kể chất lƣợng chăm sóc nuôi dạy trẻ, mà chăm sóc
dinh dƣỡng là khâu quan trọng để nâng cao SK cho trẻ. [13].
Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành
nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp
thu học tập, não bộ đã đƣợc lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử
dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhƣng thiên hƣớng học tập
của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố nhƣ thể chất, nhận thức và tình cảm xã
hội. Việc đƣợc hƣởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp
phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tƣơng lai của trẻ. Giáo dục
MN sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng nhƣ tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn
đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trƣờng tiểu học, tăng
khả năng sẵn sàng để bƣớc vào giai đoạn giáo dục phổ thông.
Theo tổ chức Y tế thế giới: SK là một trạng thái thoải mái đầy đủ của
con người về thể chất, tinh thần, tình cảm và xã hội. [11].
Nhƣ vậy, nói “khỏe mạnh” không có nghĩa đơn thuần là không có bệnh,

mà khỏe mạnh phải gồm cả 3 mặt: Lành mạnh về thể chất; thoải mái về tinh
thần; đầy đủ về phúc lợi xã hội. Cho nên có SK tốt sẽ phòng đƣợc một số bệnh
thƣờng gặp nhằm giúp giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ trƣớc 5 tuổi, đồng thời với SK
tốt, trẻ sẽ tƣ duy sáng tạo, có tình cảm đẹp đẽ, có thể dễ dàng thích nghi với
môi trƣờng, định hƣớng hành động nhanh chóng và phù hợp với yêu cầu phát
triển mới của xã hội.
Phƣờng Quan Triều, thành phố Thái Nguyên hiện có 3 trƣờng MN. Tại
đây, vấn đề CSSK và PB cho trẻ luôn đƣợc đặt lên hàng đầu từ rèn luyện thể
chất đến tinh thần nên một số bệnh trong chƣơng trình tiêm chủng quốc gia và
tiêm chủng mở rộng đã đƣợc tiêm chủng đại trà theo mùa dịch nhƣ uống vắc
xin ngừa bại liệt, tiêm ngừa Sởi, Rubella…., cung cấp các công nghệ thông tin
phục vụ giảng dạy và vui chơi của trẻ, ngoài ra việc tuyên truyền kiến thức về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2




cách xử trí khi có trẻ mắc bệnh nhƣ sốt xuất huyết, tay chân miệng…. tại các
trƣờng cũng đƣợc quan tâm nhằm giảm tỷ lệ các ca tử vong do hạn chế kiến
thức về CSSK và PB cho trẻ từ nhà trƣờng.
Hiện nay, tại các trƣờng MN trên địa bàn phƣờng, việc quản lý CSSK và
PB cho trẻ đang diễn ra khá tốt từ khâu tổ chức ăn, chăm sóc giấc ngủ; theo dõi
SK và phòng bệnh; vệ sinh; bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn
thƣờng gặp; tuyên truyền kiến thức về nuôi dƣỡng, SK chăm sóc SK và phòng
bệnh, phối hợp với cơ quan y tế tiêm chủng cho trẻ theo mùa dịch tại trƣờng...
Nhƣng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhƣ kết quả trẻ dƣ cân - béo phì, suy dinh
dƣỡng giữa nhà trƣờng và cơ quan y tế chƣa thống nhất, kết quả khám SK
chậm; nhà trƣờng thông báo kết quả khám SK đến phụ huynh nhƣng chƣa theo

dõi tình hình điều trị theo chuyên khoa cho trẻ; khi trẻ bệnh phụ huynh thƣờng
không thông báo với nhà trƣờng cũng nhƣ giáo viên mà vẫn cho trẻ đi học bình
thƣờng, khi có chiến dịch tiêm chủng theo mùa dịch thì phụ huynh không dẫn
bé đến trạm y tế địa phƣơng để đƣợc tiêm ngừa; kiến thức về CSSK và PB cho
trẻ của giáo viên, nhân viên còn hạn chế…..
Từ những kết quả đã đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại đặt ra yêu
cầu cần nghiên cứu để tìm kiếm các biện pháp quản lý hoạt động CSSK và
PB trẻ em phù hợp tình hình mới. Với những lý do đó, tác giả chọn đề tài
"Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại các trường
Mầm non trên địa bàn phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên" để làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng, tìm
ra đƣợc các biện pháp quản lý công tác CSSK và PB cho trẻ ở các trƣờng MN
trên địa bàn phƣờng Quan Triều, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục
của nhà trƣờng, chuẩn bị tốt các tiền đề để trẻ bƣớc vào lớp 1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3




3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động chăm sóc sức khỏẻ, phòng bệnh cho trẻ và hoạt động quản lý
trƣờng MN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ tại các trƣờng MN trên địa bàn

phƣờng Quan Triều, thành phố Thái Nguyên.
Hoạt động CSSK và PB cho trẻ là một trong những hoạt động quan trọng
trong các trƣờng MN, nếu thực hiện tốt sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ mắc
bệnh, là cơ sở để thế hệ mai sau phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể chất.
Trong thực tế, quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ ở các trƣờng MN trên địa
bàn phƣờng Quan Triều - thành phố Thái Nguyên đã đạt đƣợc một số kết quả
nhƣng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Nếu đề xuất đƣợc các biện
pháp quản lý phù hợp và khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng CSSK và PB
cho trẻ tại các trƣờng, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục MN.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1

quản lý CSSK và PB cho trẻ ở

trƣờng MN.
quản lý CSSK và PB

5.2
cho trẻ ở các trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều.
5.3

các biện pháp quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ ở các

trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều, thành phố Thái Nguyên
6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý CSSK và
PB cho trẻ trong trƣờng MN.
Đối tƣợng khảo sát là Cán bộ quản lý (BGH: 8, Chuyên viên tổ MN của
phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố 3, giáo viên: 35, nhân viên phục vụ: 10
và cha mẹ trẻ:100 thuộc 3 trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều, thành

phố Thái Nguyên.
Khảo sát thực trạng trong thời gian 3 năm học trở lại đây (năm học 20122013; 2013-2014; 2014-2015).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4




7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, tổng hợp hóa,
khái quát, phân tích và trích dẫn các các tài liệu khoa học có liên quan về chăm
sóc và phòng bệnh cho trẻ MN, quản lý chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ ở các
trƣờng nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phƣơng pháp điều tra viết: Xây dựng các biểu mẫu, phiếu điều tra nhằm
thu thập thông tin về hoạt động CSSK và PB cho trẻ và quản lý hoạt động này
ở các trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số cán bộ quản lý và giáo
viên, cô nuôi, cha mẹ của trẻ tại các trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan
Triều để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ .
- Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về mức độ cần
thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động CSSK và PB cho
trẻ trong nhà trƣờng.
Nhóm phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, từ đó rút ra các
nhận xét khoa học.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo,
Phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ

trong trƣờng MN .
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ tại các
trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều, thành phố Thái Nguyên.
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ tại các
trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều, thành phố Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5




Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
SỨC KHỎE VÀ PHÕNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu của nhiều quốc gia trên thế giới
đều nhất trí cho rằng: Giáo dục chính là động lực để phát triển kinh tế - xã
hội, nguồn lực con ngƣời là tài sản quyết định cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc. Trong đó, vai trò của giáo dục MN ngày càng đƣợc coi
trọng. Đến nay, có 160 nƣớc và các tổ chức quốc tế đã cam kết coi giáo dục
MN là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi ngƣời và đặc biệt chú
trọng phát triển chất lƣợng chăm sóc SK, phòng bệnh cho trẻ MN. Hội nghị
sức khỏe thế giới Alma - Ata tổ chức năm 1978, đã đƣa ra nội dung liên quan
đến chăm sóc SK trẻ em và vệ sinh, phòng chống các dịch bệnh. Đối với trẻ
MN, bao gồm 8 nội dung sau:
+ Giáo dục SK;
+ Phòng và chống các dịch bệnh đang lƣu hành ở địa phƣơng;

+ Tiêm chủng mở rộng (chủ yếu 6 bệnh lây nhiễm ở trẻ em);
+ Bảo vệ bà mẹ, trẻ em - kế hoạch hóa gia đình;
+ Đảm bảo thuốc thiết yếu và trang bị chủ yếu;
+ Cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và cải thiện bữa ăn;
+ Điều trị bệnh thông thƣờng và thƣơng tích tại nhà;
+ Cung cấp đủ nƣớc sạch và thanh khiết môi trƣờng.[18].
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu với mục đích thông qua các
nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng CSSK và PB cho trẻ đã có khá
nhiều. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, quản lý các hoạt động trong trƣờng MN lại
chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều, đặc biệt là quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ
tại trƣờng MN. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo có: “Các hoạt động giáo dục
dinh dƣỡng- SK cho trẻ MN”; “Quản lý trƣờng MN”…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6




Bên cạnh đó, còn phải kể đến các luận văn tiến sỹ, thạc sỹ nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ MN và đề ra những
biện pháp quản lý các hoạt động này. Đây cũng là những tài liệu cung cấp
những kiến thức lí luận và thực tiễn cho các nhà quản lý giáo dục MN.
Đề tài luận án tiến sỹ "Thực trạng suy dinh dƣỡng thấp còi và hiệu quả
cải thiện khẩu phần cho trẻ dƣới 5 tuổi tại vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình"
của tác giả Trần Quang Trung [28] đã đánh giá thực trạng suy dinh dƣỡng thấp
còi và đƣa ra các giải pháp cải thiện khẩu phần ăn cho trẻ nhằm hạn chế suy
dinh dƣỡng, góp phần CSSK và PB cho trẻ.
Đề tài luận văn thạc sĩ “Các biện pháp tăng cƣờng quản lý hoạt động
chăm sóc- giáo dục trẻ của các Hiệu trƣởng trƣờng MN Quận 3- TP. Hồ Chí

Minh” của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt [25] đã đánh giá thực trạng và đƣa
ra các biện pháp tăng cƣờng quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ.
Đề tài luận văn thạc sĩ “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể
chất cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề” của tác giả Lục
Thị Trung Hải, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, năm 2005.[16]. Tác giả tập trung
nghiên cứu vào vai trò của hoạt động chơi trong sự phát triển thể chất của trẻ và
đề ra những biện pháp làm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ thông
qua các trò chơi đóng vai theo chủ để, góp phần phát triển vận động trẻ nhằm
nâng cao SK thể chất cho trẻ.
Trên các tạp chí khoa học, các phƣơng tiện thông tin đại chúng hiện nay
cũng có rất nhiều những bài nghiên cứu, những bài báo đề cập đến những nội
dung này. Về cơ bản những công trình trên đã đề cập đến công tác lãnh đạo, chỉ
đạo, biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng các trƣờng MN nói chung chứ chƣa có
các công trình nghiên cứu sâu về hoạt động và các biện pháp quản lý hoạt động
CSSK và PB cho trẻ - một trong những nội dung trọng tâm của giáo dục MN và
hoạt động quản lý của ngƣời Hiệu trƣởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7




Từ những tìm hiểu và phân tích nhƣ trên, tác giả cho rằng: việc nghiên
cứu để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ phù hợp
trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề rất cần thiết, đặc biệt với địa bàn nơi tác
giả đang công tác. Do vậy, tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề này trong phạm vi
3 trƣờng MN trên địa bàn phƣờng Quan Triều- thành phố Thái Nguyên với
mong muốn đề xuất các biện pháp nhằm góp phần cùng các nhà trƣờng thực
hiện tốt công tác quản lý nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm quản lý
Bàn về khái niệm quản lý, các nhà khoa học trên thế giới cũng nhƣ trong
nƣớc có rất nhiều quan niệm khác nhau. Trong phạm vi luận văn này, tác giả
chỉ nêu ra một số khái niệm của các nhà khoa học tiêu biểu, nhằm tìm ra cái
chung, sự thống nhất của các nhà khoa học về quản lý.
Theo Daft “quản lý là việc thực hiện các mục đích của tổ chức một cách
hiệu quả và đạt hiệu xuất tốt, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát các nguồn lực của tổ chức”.[19]

Với A.G. Afanaxex, ông đƣa ra quan điểm: Quản lý con người có
nghĩa là tác động đến anh ta sao cho hành vi, công việc và hoạt động của
anh ta đáp ứng những yêu cầu của xã hội, tập thể để những cái đó có lợi cho
tập thể và cá nhân, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội lẫn cá nhân. [20]
Theo Trần Kiểm: “Quản lý là phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho
mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”. [22]
Với nhiều cách hiểu, cách định nghĩa, quan niệm đa dạng và phong phú
về quản lý, các nhà khoa học đều thống nhất bản chất của quản lý đƣợc thể hiện
bởi hai bộ phận chính có quan hệ mật thiết:
- Bộ phận quản lý: là chủ thể quản lý có chức năng điều khiển hệ quản lý
nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra.
- Bộ phận bị quản lý: là khách thể quản lý hoạt động dƣới sự điều hành
của chủ thể quản lý, bao gồm lực lƣợng lao động và quá trình sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8





Ngoài ra, hiệu quả của quản lý còn phụ thuộc vào yếu tố nhƣ: phƣơng
pháp, công cụ quản lý và mục tiêu.
- Công cụ quản lý là phƣơng tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách
thể, có thể là mệnh lệnh (ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ), quyết định (văn bản hay
không văn bản), các chính sách, luật, chƣơng trình, mục tiêu…
- Phƣơng pháp có thể hiểu là cách thức tác động của chủ thể lên khách
thể. Trong quản lý hiện nay, phƣơng pháp quản lý đƣợc đúc kết từ nhiều lĩnh
vực khác nhau, phụ thuộc vào hình thức, lĩnh vực hoạt động và phong cách
quản lý trong tổ chức.
- Mục tiêu có thể do chủ thể quản lý đề ra, cũng có thể do sự cam kết
giữa chủ thể và khách thể.
Đồng thời, từ các nhà khoa học đều thống nhất quản lý có 4 chức năng
cơ bản có quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau và tạo thành chu trình
quản lý. Đó là các chức năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Tuy có nhiều cách hiểu, cách diễn đạt khác nhau song khái niệm quản lý
có thể phát biểu khái quát: “quản lý là việc thực hiện các mục đích của tổ chức
một cách hiệu quả và đạt hiệu suất tốt, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức”.
1.2.2. Quản lý trường MN
Giáo dục MN là một bộ phận và là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc
dân. Quản lý giáo dục ở mọi cấp đều nhằm mục đích là tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho các cơ sở giáo dục thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.
Nhà trƣờng là đối tƣợng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục.
Trƣơng học với tƣ cách là một tổ chức cơ sở giáo dục, mang tính xã hội và trực
tiếp đào tạo thế hệ trẻ. Nhà trƣờng là tế bào chủ chốt của hệ thống giáo dục.
Trƣờng học vừa là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo
dục , vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Do đó quản lý nhà trƣờng vừa
có tính chất Nhà nƣớc vừa có tính chất xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


9




Theo Phạm Viết Vƣợng: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ
quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh
và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo
dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”. [31].
Từ các khái niệm về quản lý trƣờng học nhƣ trên, xuất phát từ vị trí của
giáo dục MN trong hệ thống giáo dục quốc dân và phạm vi nghiên cứu của luận
văn này, tác giả quan niệm: Quản lý trường MN là quá trình chủ thể quản lý
nhà trường thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra để
tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng
khác, cũng như huy động tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giáo dục
nhằm đưa nhà trường đạt được các mục tiêu phát triển".
1.2.3. Sức khỏe
Theo tổ chức Y tế thế giới: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái đầy đủ
của con người về thể chất, tinh thần và xã hội”. [11].
Nhƣ vậy, con ngƣời khỏe mạnh bao gồm:
- Sức khoẻ thể chất: Sức khoẻ thể chất đƣợc thể hiện một cách tổng quát
sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái, càng chứng
tỏ bạn là ngƣời khoẻ mạnh.
Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất là:
+ Sức lực: Khả năng hoạt động của cơ bắp mạnh, có sức đẩy, sức kéo,
sức nâng cao…do đó làm công việc chân tay một cách thoải mái nhƣ mang vác,
điều khiển máy móc, sử dụng công cụ…
+ Sự nhanh nhẹn: Khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, đi lại,
chạy nhảy, làm các thao tác kỹ thuật một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
+ Sự dẻo dai: Làm việc hoặc hoạt động chân tay tƣơng đối lâu và liên

tục mà không cảm thấy mệt mỏi.
+ Khả năng chống đỡ đƣợc các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc nếu có
bệnh cũng nhanh khỏi và chóng hồi phục.
+ Khả năng chịu đựng đƣợc những điều kiện khắc nghiệt của môi
trƣờng: Chịu nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10




Cơ sở của các điểm vừa nêu chính là trạng thái thăng bằng của mỗi hệ
thống và sự thăng bằng của 4 hệ thống: Tiếp xúc, vận động, nội tạng và điều
khiển của cơ thể.
- Sức khoẻ tinh thần: Sức khoẻ tinh thần là hiện thân của sự thoả mãn về
mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó đƣợc thể hiện ở sự sảng khoái, ở
cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tƣơi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu
đời; ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống
lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh.
Có thể nói, sức khoẻ tinh thần là nguồn lực để sống khoẻ mạnh, là nền
tảng cho chất lƣợng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin và
hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khoẻ tinh thần cho ta
khí thế để sống năng động, để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong cuộc sống và
tƣơng tác với ngƣời khác với sự tôn trọng và công bằng.
Sức khoẻ tinh thần chính là sự biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh
và có đạo đức. Cơ sở của sức khoẻ tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong
hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
- Sức khoẻ xã hội : Sự hoà nhập của cá nhân với cộng đồng đƣợc gọi là
sức khoẻ xã hội nhƣ câu nói của Mác: "Con người là sự tổng hoà các mối quan

hệ xã hội”. Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ
chằng chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhà trƣờng, bạn bè, xóm làng,
nơi công cộng, cơ quan. Nó thể hiện ở sự đƣợc chấp nhận và tán thành của xã
hội. Càng hoà nhập với mọi ngƣời, đƣợc mọi ngƣời đồng cảm, yêu mến càng
có sức khoẻ xã hội tốt và ngƣợc lại.
Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi
cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những ngƣời khác; là sự hoà
nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Ba yếu tố sức khoẻ liên quan chặt chẽ với nhau. Nó là sự thăng bằng, hài
hoà của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con ngƣời. Nó là
cơ sở quan trọng tạo nền tảng cho hạnh phúc con ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11




Nhƣ vậy, sức khỏe của trẻ MN là trạng thái thoải mái đầy đủ của trẻ về
thể chất, tinh thần và xã hội nhằm giúp trẻ thực hiện tốt chương trình học tập
và đặt nền tảng cho trẻ phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mỹ…
1.2.4. Chăm sóc sức khỏe
Theo Hoàng Đình Cầu: “Chăm sóc SK là việc làm thỏa mãn các nhu cầu
trong sinh hoạt (nhu cầu đầy đủ dinh dưỡng, được vui chơi giả trí…), để đảm
bảo trạng thái thỏa mãn về thể chất, tinh thần, xã hội của mỗi thành viên trong
xã hội”.[8].
Chăm sóc trẻ em là hoạt động nuôi dƣỡng, giáo dục, theo dõi quá trình
phát triển của trẻ nhỏ, cung cấp đầy đủ mọi điều kiện về dinh dƣỡng, an toàn,
môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội để trẻ phát triển toàn diện.
Chăm sóc cần phù hợp với lứa tuổi, mức độ chăm sóc phù hợp với quá

trình phát triển thể chất, tình cảm, khả năng xã hội hóa và trí tuệ của trẻ.
Trong Điều 24, Điều lệ trƣờng MN (Ban hành kèm theo Quyết định số
14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo) đã quy định: “Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm
sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khoẻ và
đảm bảo an toàn”. Bên cạnh đó cũng quy định: Việc nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học
về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng.[3].
Nhƣ vậy, chăm sóc SK cho trẻ MN là hoạt động bao gồm các tác động
liên quan đến chăm sóc SK cho trẻ: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ;
chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
1.2.5. Phòng bệnh và phòng bệnh cho trẻ ở trường MN
Theo Philip D.Sloane và Melissa M. Hicks “phòng bệnh là quá trình
tránh các bệnh thông qua những can thiệp đặc biệt”. [26]. Nhƣ vậy, phòng
bệnh cho trẻ MN là các hoạt động có chủ định nhằm ngăn ngừa bệnh tật để giữ
gìn và tăng cường SK cho trẻ ở trường MN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12




1.2.6. Quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ ở trường MN
Trong luận văn này, quản lý hoạt động CSSK và PB cho trẻ ở trường MN
được hiểu là quá trình chủ thể quản lý nhà trường thực hiện các chức năng kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra để tập hợp và tổ chức các hoạt động của
giáo viên, học sinh và các lực lượng khác, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực giáo dục trong việc CSSK và PB cho trẻ nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường.

1.3. Nội dung hoạt động CSSK và PB cho trẻ tại trƣờng MN
Theo Điều lệ trƣờng MN, hoạt động CSSK và PB cho trẻ tại trƣờng MN
gồm 5 nội dung [3], đó là:
1.3.1. Công tác tổ chức ăn cho trẻ
Đây là nội dung rất quan trọng bởi nó mang tính quyết định đến sự phát
triển về thể chất của trẻ. Các nhà trƣờng phải thực hiện các biện pháp nhằm
nâng cao chất lƣợng bữa ăn, đảm bảo đủ dinh dƣỡng cho trẻ. Chú trọng từ khâu
lựa chọn, sơ chế, chế biến thực phẩm, phục vụ bữa ăn cho trẻ. Trong quá trình
thực hiện phải phân công rõ từng ngƣời, từng công việc cụ thể, thực hiện đúng
dây chuyền chế biến. Đồ dùng trang thiết bị nhà bếp và đồ dùng GV phục vụ
bữa ăn trên lớp phải đƣợc trang bị đầy đủ, hợp vệ sinh, bếp ăn đƣợc cấp giấy
chứng nhận bếp đủ điều kiện VSATTP. Bên cạnh đó, cần giáo dục trẻ kiến thức
vệ sinh dinh dƣỡng, ăn đầy đủ các chất, ăn hết xuất và nền nếp văn minh lịch sự
trong khi ăn uống, động viên trẻ ăn hết xuất, chăm sóc đặc biệt đến trẻ còi
xƣơng, SDD, biếng ăn và mới ốm dậy.
1.3.2. Công tác tổ chức ngủ cho trẻ
Việc tổ chức giấc ngủ trƣa cho trẻ trƣờng mầm non là đáp ứng một nhu
cầu tự nhiên và chính đáng của trẻ. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ hết
sức quan trọng của giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giấc ngủ tốt vừa là một trong những điều kiện căn bản, vừa là một trong những
dấu hiệu của sức khỏe trẻ em. Thời gian dành cho giấc ngủ trƣa tuy chỉ chiếm
một lƣợng nhỏ, bằng 1/ 5 thời gian giấc ngủ đêm, song nó lại mang một ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13




đặc biệt đối với cơ thể, làm giảm bớt sự mệt mỏi do hoạt động, khôi phục lại

tinh thần, sức lực của trẻ.
Nhà trƣờng phải bố trí phòng ngủ cho trẻ đảm bảo hợp vệ sinh, yên tĩnh,
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đủ chăn, chiếu, đệm nằm phục
vụ cho trẻ ngủ. GV phải chuẩn bị đệm đảm bảo an toàn, đủ số lƣợng, đồ dùng
cá nhân cho trẻ; theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng, tiếng ồn…Khi
trẻ ngủ dậy, cô giáo tập cho trẻ thói quen tự phục vụ nhƣ biết cất gối của mình,
rửa mặt, vận động nhẹ nhàng…
1.3.3. Công tác tổ chức vệ sinh cho trẻ
Trong trƣờng MN, công tác tổ chức vệ sinh cho trẻ bao gồm nhiều nội
dung nhƣng tập trung chủ yếu là vệ sinh cá nhân cho trẻ và vệ sinh môi trƣờng.
Hai hoạt động này diễn ra TX và song song với nhau. Công tác tổ chức vệ sinh
có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bên
cạnh việc đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, các GV, NV phải TX giáo dục vệ
sinh cá nhân và vệ sinh môi trƣờng cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng
ngày để xây dựng ý thức cho trẻ, hình thành những thói quen tốt và kỹ năng
sống cho trẻ trong học tập và sinh hoạt.
1.3.4. Công tác theo dõi SK và PB cho trẻ
Điều lệ trƣờng MN [3] và Quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở
giáo dục MN [7] quy định về công tác theo dõi SK và PB cho trẻ trong trƣờng
MN gồm các nội dung: phối hợp tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại
sức khoẻ cho trẻ em ít nhất mỗi năm hai lần vào đầu mỗi học kỳ; Đánh giá sự
phát triển về thể chất của trẻ em theo quy định hiện hành; Đo chiều cao, cân
nặng, ghi biểu đồ tăng trƣởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ em dƣới 24
tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em trên 24 tháng tuổi mỗi quý một lần. Theo
dõi, phối hợp với cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của trẻ em trong việc tiêm chủng,
uống vắc xin phòng bệnh; Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hằng năm cho
CBQL, GV, NV trong các cơ sở giáo dục MN; tổ chức thực hiện vệ sinh học
đƣờng, vệ sinh môi trƣờng, phòng chống các dịch, bệnh, tật học đƣờng, đảm
bảo VSATTP, phòng chống SDD, phòng chống tai nạn thƣơng tích...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


14




×