Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiếp tục tăng cường CSVC, TBDH, hoàn thiện và đi vào hoạt động có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác dạy và học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.86 KB, 17 trang )

Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

Trang

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

2
2
2
2
3
3

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Cơ sở thực tiễn
2. Phạm vi đề tài
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của việc quản lý TBDH ở trường THPT Tam Giang
1.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học:
1.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý CSVC nói chung, TBDH
nói riêng ở trường THPT Tam Giang
2. Một số vấn đề cấp thiết về công tác quản lý TBDH đặt ra cần giải
quyết
3. Một số biện pháp quản lý TBDH ở trường THPT Tam Giang hiện
nay
3.1. Một số định hướng chung


3.2. Một số biện pháp quản lý cụ thể
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
3.2.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH
3.2.3. Tổ chức quản lý TBDH hiệu quả, khoa học, quy cũ, nề nếp,
có kế hoạch
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3
3
5
5
5
5
6
6
7
8
10
12

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG THPT TAM GIANG

Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

-1-

Năm học: 2010 - 2011



Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục và Đào tạo muốn phát triển tốt thì đòi hỏi phải phát triển cơ sở
vật chất (CSVC) nói chung và thiết bị dạy học (TBDH) nói riêng cả về chất và
lượng. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII được
trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI có đoạn: “Tăng cường cơ sở vật
chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính
nối mạng internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện …” và “Đổi
mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo của người học, coi trọng
thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học
vẹt, học chay”.
Như vậy, theo tinh thần nghị quyết của Đảng, nhà nước sẽ tăng cường
đầu tư cho các trường học, bởi vì yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục đào
tạo không cho phép kéo dài tình trạng CSVC nghèo nàn, thiếu TBDH tối thiểu
mà phải bằng mọi cách xây dựng và tăng cường CSVC, TBDH trường học trở
thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp
dạy học, đưa việc dạy và học lên một tầm chất lượng mới.
Nghị quyết của Chi bộ Đảng Trường THPT Tam Giang cũng đã chỉ rõ: “
Tiếp tục tăng cường CSVC, TBDH, hoàn thiện và đi vào hoạt động có hiệu quả,
phục vụ đắc lực cho công tác dạy và học”. Để đạt được những mục tiêu nêu
trên, ngoài những lý do khách quan, công tác quản lý cũng đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của CSVC nói chung và TBDH nói
riêng.


Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

-2-

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

1.2. Cơ sở thực tiễn:
Công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người cán bộ quản lý
không chỉ nắm vững pháp luật mà còn phải có các kỹ năng quản lý. Một điều
rất đáng tiếc là trong một thời gian dài, việc quản lý sử dụng TBDH ở trường
THPT Tam Giang tuy đã được quan tâm, đầu tư nhưng hiệu quả đem lại chưa
thực sự cao. Thiết bị, đồ dùng dạy học tuy được bảo quản khá tốt nhưng hiệu
quả sử dụng chưa cao, chưa thu hút được giáo viên và học sinh tới mượn. Nhân
viên thiết bị có, nhiệt tình với công việc nhưng nghiệp vụ, kỹ năng còn rất nhiều
hạn chế. Kỹ năng quản lý về lĩnh vực này của người quản lý cũng còn rất nhiều
điều phải bàn. Làm thế nào để nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý thiết bị của
cán bộ quản lý, nghiệp vụ của nhân viên thiết bị … luôn là một câu hỏi day dứt
trăn trở. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mà Đảng và nhà nước đang đề ra
yêu cầu nhà trường phải xây dựng hệ thống CSVC cần thiết, TBDH đảm bảo.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý thiết
bị dạy học ở trường THPT Tam Giang” để nghiên cứu.
2. Phạm vi đề tài:
Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của đề tài nằm trong giới hạn nhỏ hẹp,
một phần cấu thành cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, đó là vấn đề TBDH

gắn liền với công tác quản lý của người cán bộ quản lý và nhân viên thiết bị;
nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý TBDH nhằm phát huy vai trò của
nó trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của việc quản lý TBDH ở trường THPT Tam Giang:
1.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học:
Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

-3-

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

Số lượng các phòng học, phòng làm việc và phòng chức năng của nhà
trường năm học 2010-2011:
CSVC ( SỐ PHÒNG )
Phòng Phòng thiết

Phòng
NĂM
HỌC

Hiệu

thực


Phòng

bộ

hành

học

máy tính
20102011

03

03

ĐoànTN,

bị, thí

phòng

nghiệm,

hành chính thực hành,

Phòng
thư viện

Phòng

ứng dụng
CNTT

phòng kho
16

05

04

01

03

Trường THPT Tam Giang từ khi tách ra khỏi trường Phổ thông cấp 2-3
Tam Giang năm học 1999-2000 chỉ có một dãy phòng học hai tầng, gồm 20
phòng; khuôn viên chưa có tường thành, chưa có cổng trường, mặt bằng chưa
san lấp hết. Nhà trường tận dụng một số phòng học vừa để làm phòng làm việc
của BGH, các bộ phận hành chính, thư viện...
Sau một quá trình nỗ lực phấn đấu, được sự quan tâm của cấp trên, dần
dần các khu chức năng, bao gồm các phòng thiết bị thực hành, thí nghiệm,
phòng kho, phòng thư viện; khu hành chính, bao gồm các phòng làm việc độc
lập của BGH, phòng Đoàn, phòng Kế toán, Văn thư, phòng họp liên tịch, phòng
hội đồng...đã được xây dựng và đưa vào sử dụng. Các hạng mục khác như
tường thành, cổng trường, các khu vệ sinh cũng đã hoàn thành, tạo ra một
không gian liên hoàn tương đối thuận lợi cho các hoạt động dạy và học cũng
như các hoạt động giáo dục khác.
Tuy nhiên, so với yêu cầu và nhu cầu của đổi mới, nâng cao chất lượng
dạy và học hiện nay thì khối công trình dành riêng cho khu chức năng đã không
còn đáp ứng tốt nhất cho đòi hỏi mới của giáo dục hiện đại. Các phòng thí

Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

-4-

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

nghiệm thực hành nhỏ bé, không đạt chuẩn, phòng học bộ môn, nhà đa chức
năng chưa có làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dạy và học, các hoạt
động ngoài giờ lên lớp. Nhà trường đã phải cố gắng sắp xếp một cách tối ưu
nhất để làm sao sử dụng các phòng hiện có một cách hiệu quả, tránh tình trạng
lãng phí và phát huy tối đa cơ sở vật chất hiện có.
Công tác quản lý CSVC nói chung, TBDH nói riêng những năm gần đây
đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm hơn trước. Đặc biệt, năm học 20102011, với cơ sở vật chất hiện có, chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, hội đồng sư
phạm nhà trường quyết tâm xây dựng, bảo quản và sử dụng tốt TBDH. Có thể
tóm lược những kết quả đạt được của trường về công tác quản lý TBDH như
sau:
+ Trường đã có phòng TBDH, có các phòng học thực hành được trang
cấp trang thiết bị mới, dù chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của một phòng
học bộ môn, song cũng đã khắc phục được tình trạng thiếu thiết bị dạy học cơ
bản đối với các môn học thực nghiệm.
+ Nhà trường đã được trang cấp hai bảng tương tác thông minh, nhiều
projector, mua sắm thêm nhiều máy vi tính, kết nối mạng internet cáp quang
nhằm phục vụ cho việc dạy và học theo hướng đổi mới hiện nay.
+ Tận dụng một số phòng học để làm phòng ứng dụng CNTT (03 phòng)
nhằm nâng cao năng lực ứng dụng CNTT vào dạy học cho giáo viên.

+ Trong hai năm trở lại đây, trường đã cử nhân viên TBDH đi bồi dưỡng
kỹ năng, nghiệp vụ ngắn hạn, cơ bản phục vụ được yêu cầu của các tiết dạy
thực hành. Bên cạnh đó, nhờ tăng cường vai trò quản lý đối với các tiết thực
hành nên vấn đề thực hành của các tiết theo PPCT được tiến hành bài bản, giáo
viên đã ý thức được vai trò quan trọng của việc sử dụng TBDH vào các giờ dạy,
Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

-5-

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

nhờ đó hiệu quả giảng dạy được nâng cao, học sinh tích cực hơn trong quá trình
tham gia vào bài học.
+ Cũng trong thời gian gần đây, nhà trường đã có kế hoạch đầu tư ngân
sách tăng cường vào TBDH. Năm học 2010-2011 nhà trường tiếp tục làm kế
hoạch trình lên cấp trên để xin tiếp tục xây dựng các phòng học bộ môn phục vụ
cho các môn học thực hành, phòng thiết bị, nhà đa chức năng...
+ Nhà trường hàng năm cũng đã phát động phong trào làm đồ dùng dạy
học. Hiện một số thiết bị do giáo viên tự làm vẫn có thể áp dụng tốt vào trong
các tiết dạy.
+ Công tác quản lý TBDH trong những năm gần đây đã được quan tâm
hơn, đã hình thành hệ thống sổ sách quản lý thiết bị bài bản, cơ cấu tổ chức của
BGH có một thành viên trực tiếp phụ trách mảng này.
+ Những năm học vừa qua, TBDH của nhà trường chủ yếu tiếp nhận từ
nguồn ngân sách hỗ trợ của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo; ngoài ra, việc xã hội

hóa trong vấn đề tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học bước đầu cũng đã
tạo nên những thay đổi tích cực đáp ứng được nhu cầu dạy và học.
1.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý CSVC nói chung, TBDH
nói riêng ở trường THPT Tam Giang:
Năm học 2010-2011, trường THPT Tam Giang đã có cơ sở vật chất
tương đối khang trang và đồng bộ. Tuy nhiên, công tác quản lý CSVC, TBDH
của cán bộ quản lý, nhân viên còn rất nhiều hạn chế cần phải thay đổi. Mặc dù
bộ phận làm công tác TBDH nhiệt tình với công việc nhưng hiệu quả thực tế
vẫn chưa ngang tầm. Cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, kiêm nhiệm nhiều công
việc, không phải lúc nào cũng toàn tâm toàn ý cho công tác quản lý TBDH và
Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

-6-

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

các hoạt động liên quan việc sử dụng TBDH trong quá trình giảng dạy. Chất
lượng thiết bị được trang cấp chưa đảm bảo, một số thiết bị không đạt chuẩn, độ
chính xác không cao, các hóa chất đã quá hạn sử dụng không đảm bảo hiệu quả
thí nghiệm. Các phòng thực hành chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của một
phòng học bộ môn, nhưng không có cách nào khác là phải tận dụng tối đa để
nâng cao chất lượng các môn học thực nghiệm, dù vậy, hiệu quả thực chất vẫn
còn là một điều cần phải bàn đến nhiều...
2. Một số vấn đề cấp thiết về công tác quản lý TBDH đặt ra cần giải
quyết:

Hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ
trương của Đảng và Nhà nước “ Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền
với thực tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho lãnh đạo nhà trường là phải xây
dựng CSVC, thiết bị đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đề ra một số biện pháp
quản lý TBDH hữu hiệu để công tác dạy và học của trường thực sự đi vào chiều
sâu, có hiệu quả và thiết thực, góp phần đưa giáo dục của nhà trường lên tầm
cao mới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước từng bước đi
lên theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3. Một số biện pháp quản lý TBDH ở trường THPT Tam Giang hiện
nay:
3.1. Một số định hướng chung:
Quản lý CSVC, TBDH là một nội dung lớn trong những nội dung quản
lý ở trường THPT. Nội dung này bao gồm: quản lý, sử dụng và bảo quản. Tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ tình hình thực tiễn của
địa phương, của nhà trường, người viết không có tham vọng đi vào phân tích tất
Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

-7-

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

cả các lĩnh vực mà chủ yếu đi sâu vào phân tích, lý giải thực trạng về công tác
quản lý TBDH tại trường. Từ đó đề ra một số biện pháp thích hợp để có thể áp
dụng vào quản lý trong nhà trường, từng bước đưa công tác TBDH vào quy cũ,

nề nếp, TBDH được bảo quản tốt, ngăn nắp, khoa học, để thuận lợi trong việc
sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Chúng tôi nêu ra đây một số
định hướng về biện pháp quản lý như sau:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH;
- Tổ chức quản lý TBDH hiệu quả, khoa học, quy cũ, nề nếp, có kế
hoạch.
3.2. Một số biện pháp quản lý cụ thể:
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Như đã trình bày ở trên, trong một thời gian dài, công tác quản lý TBDH
ở trường THPT Tam Giang còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân
cơ bản của nó là do nhận thức của cán bộ quản lý, của giáo viên, nhân viên phụ
trách TBDH về vấn đề này chưa đúng mức. Một thói quen đã trở thành cố hữu,
người quản lý, nhiều giáo viên, nhân viên đã xem nhẹ tác dụng của TBDH
trong công việc dạy và học. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH là một một vấn đề cấp thiết. Cần làm
cho họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các thiết
bị này. Phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các giờ học là điều cần thiết.

Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

-8-

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang


Để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, nhà
trường cần phải thực hiện được những công việc sau:
- Thường xuyên triển khai các văn bản pháp luật, các quyết định, chỉ thị,
hướng dẫn…của các cấp liên quan đến vấn đề CSVC, TBDH để cán bộ, giáo
viên, nhân viên học tập, nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp thời.
- Kịp thời cập nhật, giới thiệu các danh mục TBDH mà trường hiện có
hoặc mới được cung cấp.
- Tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có hiệu quả, trong đó phải
sử dụng TBDH.
- Biểu diễn các tính năng đưa lại hiệu quả dạy học đối với các TBDH
đang có.
- Trong kế hoạch năm học, nhà trường phải đưa ra những quy định về kế
hoạch sử dụng, bảo quản TBDH. Đây là một việc làm rất cần thiết cho công tác
quản lý, vừa bắt buộc, vừa khích lệ giáo viên phải sử dụng TBDH trong các giờ
lên lớp.
- Đầu năm học cho các tổ chuyên môn họp kiểm tra và tổng hợp những
tiết trong chương trình môn học cần sử dụng TBDH để từ đó cán bộ phụ trách
thiết bị dựa vào đó để chuẩn bị thì hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Đây cũng là cơ
sở để Ban giám hiệu nhà trường giám sát tốt hơn việc giáo viên có sử dụng
TBDH trong tiết dạy hay không.
- Tổ chức hội thảo thường xuyên công tác đổi mới phương pháp dạy học,
trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về cách khai thác sử dụng TBDH có
hiệu quả trong công tác dạy và học.
Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

-9-

Năm học: 2010 - 2011



Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

- Tổ chức các đợt tham quan học hỏi về lĩnh vực này tại các đơn vị có
kinh nghiệm, có thành tích trong huyện, tỉnh.
3.2.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH:
3.2.2.1. Đối với cán bộ quản lý:
Như trong phần thực trạng đã trình bày, cán bộ quản lý kinh nghiệm còn
hạn chế. Điều đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến công tác quản lý của trường, trong
đó có quản lý TBDH. Mặt khác, những cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm
trong những năm gần đây chưa được đào tạo quản lý một cách khoa học, bài
bản. Họ quản lý dựa trên kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, qua kinh nghiệm của
những người đi trước. Vì vậy, theo chúng tôi, để nâng cao kỹ năng quản lý
trường học nói chung, kỹ năng quản lý TBDH nói riêng họ cần phải được đào
tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao năng lực. Để giải quyết vấn đề này, bằng nhiều
cách khác nhau, cán bộ quản lý cần phải trau dồi, nâng cao nghiệp vụ quản lý
của mình. Cụ thể phải:
- Nắm vững cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác TBDH.
- Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lý TBDH khoa học và có hiệu quả.
- Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi TBDH trên các mặt: xây dựng, bảo quản, sử
dụng.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoạch đã đề ra theo tuần, tháng,
quý, kỳ, năm.
- Kiểm tra việc thực hiên kế hoạch của nhân viên thiết bị, của giáo viên
để kịp thời uốn nắn, sửa chữa.
Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn


- 10 -

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

- Đánh giá việc triển khai, thực hiện kế hoạch. Rút ra kinh nghiệm để
quản lý tốt hơn các năm học tiếp theo.
3.2.2.2. Đối với nhân viên phụ trách TBDH:
Hiện nay nhà trường có hai nhân viên phụ trách TBDH nhưng chưa qua
đào tạo đúng chuyên ngành, họ là những giáo viên thuộc chuyên môn KTCN và
Sinh học, được tuyển dụng làm công tác TBDH, phụ trách các phòng thực hành
Lý, Hóa, Sinh, họ chỉ được tập huấn, bồi dưỡng qua các lớp do Sở Giáo dục và
Đào tạo tổ chức. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện nay, điều cấp thiết
là phải đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên, giáo viên phụ
trách TBDH.
3.2.3. Tổ chức quản lý TBDH hiệu quả, khoa học, quy cũ, nề nếp, có
kế hoạch:
3.2.3.1. Sắp xếp, phân loại TBDH:
Năm học 2010-2011, trường THPT Tam Giang đã có phòng TBDH,
phòng thực hành Vật lý-KTCN, Hoá, Sinh-KTNN. Từ đầu năm học, nhà trường
phải có kế hoạch để nhân viên TBDH kết hợp các tổ bộ môn, nghiệm thu và
phân loại TBDH: thiết bị dạy học của từng bộ môn, thiết bị dùng chung, bàn
ghế thí nghiệm…, sau đó sắp xếp khoa hoc, ngăn nắp. Việc sắp xếp phân loại
này giúp nhân viên thiết bị dễ quản lý, giáo viên sử dụng TBDH trong giờ dạy
của mình cũng dễ tìm, mỗi phòng thực hành sẽ do một giáo viên bộ môn đó
quản lý.

- Lên kế hoạch sử dụng TBDH theo khung phân phối chương trình của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, do tổ chuyên môn xây dựng.

Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

- 11 -

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

- Ngay từ đầu năm học nhà trường phải xây dựng kế hoạch quản lý sử
dụng TBDH. Kế hoạch phải được xây dựng từ tổ bộ môn. Căn cứ vào kế hoạch
năm học đã được thống nhất trong hội nghị cán bộ, viên chức của trường; căn
cứ vào khung phân phối chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các
tổ chuyên môn thảo luận và lên kế hoạch sử dụng TBDH của bộ môn mình cho
từng tiết, từng bài, từng chương cụ thể. Trong kế hoạch này tổ chuyên môn phải
nêu được :
+ Sẽ sử dụng thiết bị gì cho tiết nào, bài nào, chương nào.
+ Thiết bị dạy học đó sẽ khai thác ở đâu? (thiết bị hiện có của trường hay
tự làm).
+ Những kiến nghị, đề xuất với trường.
Dựa vào kế hoạch của từng tổ chuyên môn nhà trường sẽ có kế hoạch
chung về việc sử dụng TBDH cho toàn trường.
3.2.3.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện:
+ Lập sổ theo dõi: Để quản lý TBDH hiệu quả, việc cần thiết đầu tiên là
phải lập sổ theo dõi.

* Mẫu sổ theo dõi, thống kê TBDH khối 10, 11 hoặc 12 (ví dụ minh họa):

TT Tên TBDH

Bộ
môn

Ngày nhập

Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

Đơn vị
tính

- 12 -

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

1

Mô hình

Trường THPT Tam Giang

20/10/2009


bộ

4

148.200

592. 800

20/10/2009

bộ

4

49. 400

197.600

20/10/2009

bộ

21

930.300 19.326.300

20/10/2009

bộ


18

502.900

Toán
2

Dụng cụ
Thiết bị dùng

3

chung
Bộ thí

4

nghiệm thực



9.053.200

hành

n
Tổng cộng
Dựa vào sổ theo dõi trên, người cán bộ quản lý dễ dàng biết được hiện tại
trường có bao nhiêu TBDH của từng bộ môn, từng khối lớp.

* Mẫu sổ theo dõi giáo viên mượn TBDH: Mẫu này dành riêng cho từng
giáo viên.
Mẫu theo dõi mượn TBDH của một giáo viên cụ thể (ví dụ minh họa):
Số
lượt

Tên thiết bị Ngày mượn

mượn
Tranh
1

Giảng dạy tiết,
bài học

Ngày trả

Kí mượn Kí trả

Tiết 15, Tác

Nguyễn Trãi 14/11/2010

gia Nguyễn

15/11/2010

Trãi
2
3


Tranh Tấm
Cám

25/10/2010

Tấm Cám

25/10/2010



Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

- 13 -

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang


n

Tổng số lượt mượn
Căn cứ vào kế hoạch sử dụng TBDH được xây dựng, dựa vào sổ theo

dõi mượn TBDH của nhân viên, TBDH đối với từng giáo viên, người quản lý

biết được tiết nào, bài nào, thuộc bộ môn nào, giáo viên có sử dụng TBDH; tiết
nào giáo viên không sử dụng. Người quản lý dễ dàng thống kê được tổng số
lượt mượn TBDH của mỗi giáo viên trong tháng, học kỳ. Theo cách này, có thể
thống kê tổng lượt mượn, sử dụng TBDH của toàn trường trong học kỳ, năm
học.
3.2.3.3. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm:
+ Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc sử dụng TBDH trong
giảng dạy, người quản lý thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nhân viên TBDH
thực hiện đúng những quy trình, thủ tục nêu trên.
+ Thường xuyên nhắc nhở, động viên những giáo viên chưa hoặc sử dụng
chưa đều TBDH vào trong giờ dạy. Khuyến khích, tuyên dương những giáo
viên sử dụng tốt TBDH.
+ Tổng kết kết quả sử dụng TBDH theo tháng, theo kỳ, từ đó có kế hoạch
khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng mức đối với từng giáo viên.
KẾT LUẬN
1. Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, sau khi phân tích thực trạng
công tác quản lý CSVC nói chung, quản lý TBDH nói riêng tại trường THPT
Tam Giang, chúng tôi đã phân tích và đề xuất một số biện pháp quản lý TBDH.
Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

- 14 -

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

Đối chiếu với mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài chúng tôi công bố

Sáng kiến kinh nghiệm đã hoàn thành.
2. Đề tài đã tập trung nghiên cứu và đề xuất được ba biện pháp quản lý
TBDH vừa mang tính thực tiễn, có thể áp dụng trực tiếp vào trường THPT Tam
Giang trong năm học 2010-2011 và những năm tiếp theo. Đó là một số biện
pháp sau:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH.
- Tổ chức quản lý TBDH hiệu quả, khoa học, quy cũ, nề nếp, có kế
hoạch.
Ở mỗi biện pháp, người viết đã đi sâu vào phân tích, đề xuất những biện
pháp nhỏ hơn để phù hợp với việc quản lý TBDH của nhà trường trong hiện tại.
3. Người viết đã hết sức cố gắng, nghiên cứu đề tài một cách thận trọng,
nghiêm túc, đã đề xuất những biện pháp mang tính ứng dụng thực tiễn. Tuy
nhiên, Sáng kiến kinh nghiệm không thể đi sâu vào phân tích mọi khía cạnh của
đề tài, đề xuất được hết những biện pháp quản lý, thiết nghĩ đó chính là hướng
nghiên cứu tiếp theo của đề tài này.
4. Kiến nghị:
- Đề nghị cấp trên quan tâm xây dựng một số phòng học bộ môn đạt
chuẩn để đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy học theo yêu cầu mới hiện nay của
các môn học thực nghiệm như Lý, Hóa, Sinh.

Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

- 15 -

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế


Trường THPT Tam Giang

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên thiết bị
hiện có hoặc tạo điều kiện cho nhân viên được đào tạo bài bản nghiệp vụ thiết
bị về trực tiếp phụ trách công tác TBDH để nâng cao hiệu quả phục vụ công tác
giảng dạy và học tập.
- Tăng cường trang thiết bị đầy đủ hơn, chuẩn hơn, hiện đại hơn.

Phong Điền, tháng 5 năm 2011
Người thực hiện

Hoàng Đức Diễn

Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

- 16 -

Năm học: 2010 - 2011


Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Trường THPT Tam Giang

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành. NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
2. Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo. Quản lí
giáo dục. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006.

3.Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, IX, X (Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia- 2006).
4. Giáo trình dùng cho cán bộ quản lý trường THPT, Hà Nội 2009.
5. Báo cáo tổng kết năm học 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009, 20092010 của trường THPT Tam Giang.

Người thực hiện: Hoàng Đức Diễn

- 17 -

Năm học: 2010 - 2011



×