Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

luận văn thạc sĩ Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm BSH thăng long thuộc tổng công ty cổ phần bảo hiểm sài gòn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.66 KB, 93 trang )

1

1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thùy Linh


2

2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AVI
BH
BSH
DN
DNBH
DT
DTBH
SHB
TNDS
TS-KT-TN


VCX
XCG

Tên đầy đủ
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
Bảo hiểm
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh thu
Doanh thu bảo hiểm
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội
Trách nhiệm dân sự
Tài sản- Kĩ thuật- Trách nhiệm
Vật chất xe
Xe cơ giới


3

3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Tình hình thực hiện kế hoạch về doanh thu giai đoạn từ năm 2012
đến 2014
Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ
giới tại BSH Thăng Long
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại BSH Thăng
Long giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu bảo hiểm vật chất xe cơ giới phân theo đối tượng

khách hàng giai đoạn năm 2012 – 2014
Bảng 2.4:Tình hình bồi thường về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của
BSH Thăng Long giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.5: Kết quả và hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.6: Hiệu quả theo khâu công việc trong kinh doanh bảo hiểm VCX của
BSH Thăng Long giai đoạn 2012-2014
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch kinh doanh năm 2015- BSH Thăng Long
Bảng 3.2: Ước tính tỷ lệ bồi thường theo doanh thu năm 2015
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


4

4

Sơ đồ 1.1: Tiến trình giám định
Sơ đồ 1.2: Tiến trình bồi thường tổn thất
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm BSH Thăng Long
Sơ đồ 2.2: Quy trình khai thác
Hình 2.1: Tỷ trọng các nghiệp vụ bảo hiểm từ 2012-2014


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trên thế giới, tại các nước phát triển, bảo hiểm là ngành kinh tế đã cho
thấy được vai trò quan trọng trong nền kinh tế và cả trong đời sống của mọi
người dân. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế
mà nó cịn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho

mọi tổ chức và doanh nghiệp để khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất
kinh doanh mỗi khi gặp rủi ro. Ở Việt Nam ngành bảo hiểm cũng đã có hơn
40 năm hoạt động nhưng vẫn còn là một ngành rất mới. Trong khoảng 5 năm
trở lại đây bảo hiểm mới dần trở nên quen thuộc đối với đa số người dân Việt
Nam.Ngành bảo hiểm cũng ngày một chứng tỏ được tầm quan trọng của mình
đối với ngành kinh tế và đang dần đi vào cuộc sống của mỗi người dân.
Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Chính phủ
ln đặt việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là vấn đề trọng yếu. Hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông và vận tải ở nước ta hiện nay vẫn còn thấp
kém chưa đáp ứng được sự gia tăng của các phương tiện giao thông nên vấn
đề tai nạn giao thông được mọi người, mọi nhà và toàn xã hội quan tâm. Nhà
nước ta đã có rất nhiều những biện pháp nhằm giảm thiểu tổn thất do tai nạn
giao thông, một trong số những biện pháp đó là việc triển khai các nghiệp vụ
bảo hiểm xe cơ giới tại các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có nghiệp vụ bảo
hiểm vật chất xe cơ giới. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã trở nên khá phổ biến
và đem lại nhiều lợi ích cho người dân trong việc bảo vệ sự an toàn của bản
thân.
Nắm bắt được thị trường xe cơ giới, thành lập được hơn 5 năm, là một
công ty thành viên trực thuộc Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gịn- Hà
Nội, Công ty Bảo hiểm BSH Thăng Long đã tập trung khai thác nghiệp vụ


6

bảo hiểm vật chất xe cơ giới, với phương châm “An Toàn Để Phát Triển”,
BSH Thăng Long đã đạt được những thành công trong thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ nói chung và thị trường bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.
Quan q trình làm việc tại Cơng ty Bảo hiểm BSH Thăng Long, và
thông qua cuộc khảo sát thực tế bên cạnh những thành tựu, tôi nhận thấy hiệu
quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới chưa cao, quy trình

cịn tồn tại một vài vướng mắc làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nghiệp
vụ này của chi nhánh. Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài cho Luận Văn tốt
nghiệp của mình là: “Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại
Công ty Bảo hiểm BSH Thăng Long thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bảo
hiểm Sài Gòn-Hà Nội” để cung cấp cho cán bộ kinh doanh cái nhìn rõ nét về
thành tựu và hạn chế trong khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
tại chi nhánh, từ đó để phần nào giúp nhà quản trị có thể đưa ra những hướng
giải quyết hiệu quả nhất.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới là đề tài được nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn đặc biệt trong giai đoạn
nền kinh tế mở của như hiện nay. Trong đó đáng chú ý có một số cơng trình
sau đây:
- NguyễnHồi Long (2013)“Quản trị quan hệ khách hàng trong kinh
doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ Việt Nam”- Luận án Tiến sĩ kinh tế Kinh doanh và quản lý, trường Đại học
Kinh tế quốc dân. Đề tài đã nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến
quan hệ khách hàng trong đó chịu sự tác động của hiệu quả kinh doanhbảo
hiểm vật chất xe cơ giới; bên cạnh đó phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ
khách hàng, hiệu quả kinh doanhcủa các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ


7

Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợptrong xu hướng
hội nhập.
- Nguyễn Mạnh Cường (2013) “Phát triển sản phẩm bảo hiểm vật chất
xe cơ giới tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông Nghiệp- Chi
nhánh Hà Nội (ABIC-Hà Nội)- Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương Mại.
Đề tài trình bày về phát triển sản phẩm bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các

cơng ty bảo hiểm; phân tích thực trạng phát triển sản phẩm bảo hiểm vật chất
xe cơ giới thơng qua phân tích thị trường, hiệu quả kinh doanh của ABIC- Hà
Nội; từ đó tác giả đề xuất các giải pháp để phát triển sản phẩm bảo hiểm vật
chất xe cơ giới tại ABIC.
-

Ngồi ra, cịn hàng loạt các sách tham khảo, giáo trình, các bài viết đăng tải
trên các tạp chí chun ngành. Đây là các cơng trình nghiên cứu có giá trị

-

tham khảo rất tốt về lý luận và thực tiễn
Tuy nhiên hiện nay chưa có bài viết, cơng trình nào đề cập đến vấn đề hiệu
quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Cơng ty Bảo hiểm BSH

-

Thăng Long.
Vì vậy đề tài “Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công
ty Bảo hiểm BSH Thăng Long thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài
Gịn-Hà Nội” mà tơi nghiên cứu là đề tài không trùng lặp với bất kỳ để tài,
cơng trình khoa học nào đã cơng bố trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ khoa học của luận văn
- Mục đích của luận văn:
+ Trên cơ sở các phân tích hiệu quả kinh doanh của bảo hiểm vật chất xe
cơ giới tại BSH Thăng Long, kết hợp với phân tích các yếu tố mơi trường
kinh doanh của chi nhánh, luận văn đề xuất một số quan điểm, một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giớitại BSH
Thăng Long.
- Nhiệm vụ khoa học của luận văn:



8

+ Luận văn đi sâu vào nghiên cứu và phân tích hiệu quả kinh doanh bảo
hiểm vật chất xe cơ giới tại BSH Thăng Long trên các phương diện khác nhau
như: doanh số, thu nhập kinh doanh, lợi nhuận thu được; quy trình và thủ tục
bảo hiểm, bồi thường; chất lượng dịch vụ và quản trị trong bảo hiểm vật chất
xe cơ giới...
+ Nhận dạng các nhân tố môi trường kinh doanh tác động tới nghiệp vụ
bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại BSH Thăng Long. Đồng thời cũng nhận dạng
các thành công, các vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong nghiệp vụ bảo
hiểmnày tại chi nhánh.
+ Đề xuất quan điểm, hướng giải quyết các vấn đề tồn tại trong nghiệp
vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại BSH Thăng Long.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo
hiểm BSH Thăng Long
+ Các yếu tố môi trường kinh doanh xung quanh tác động tới hiệu quả
kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại BSH Thăng Long.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: đề tài tập trungnghiên cứu về hiệu quả kinh doanhbảo
hiểm vật chất xe cơ giới tại BSH Thăng Long.
+ Về mặt không gian: luận văn được triển khai nghiên cứu hiệu quả kinh
doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại các địa bàn mà BSH Thăng Long đang
khai thác.
+ Về mặt thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh
bảo hiểm vật chất xe cơ giới thông qua số liệu trong những năm qua, đặc biệt
là trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp suy diễn: đây là phương pháp mà chúng ta dựa trên các


9

mơ hình đã có sẵn để áp đặt vào các dữ liệu của cơng ty để đánh giá xem tình
hình hoạt động của cơng ty hiện nay có đạt tiêu chuẩn hay khơng và nhận
dạng được những vấn đề cịn tồn tại cần phải giải quyết.
- Thu thập số liệu: Thu thập thông tin, số liệu từ các kỳ báo cáo tài chính
của cơng ty và tham khảo thơng tin từ các tài liệu khác có liên quan.
- Phương pháp xử lý thơng tin: trong phân tích, cùng với phương pháp
suy diễn; phương pháp xử lý thông tin được sử dụng để:
+ Tính tốn các chỉ tiêu, chỉ số, tỷ lệ tăng, tỷ lệ giảm của các chỉ tiêu
phân tích qua các thời kỳ
+ Phân tích tỷ trọng để nghiên cứu biến động của các chỉ tiêu
+ Dùng các biểu đồ, bảng biểu để phân tích, so sánh…
6. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ
và hình vẽ, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe
cơ giới của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ
giới tại Công ty Bảo hiểm BSH Thăng Long
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo
hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm BSH Thăng Long


10


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm
Có một số khái niệm về Bảo hiểm trên thế giới và trong nước như:
Theo Monique Gaullier: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là
người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực
hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp
xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một
bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với
toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”.
Theo Irving Pfeffer: “Bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro giữa một bên là
Người được bảo hiểm và bên kia là Người nhận bảo hiểm trên cơ sở hợp
đồng, ít nhất là một phần nào đó những thiệt hại kinh tế mà Người được bảo
hiểm bị tổn thất do xảy ra rủi ro”
Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: “Bảo hiểm là một cơ chế,
theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển
nhượng rủi ro cho cơng ty bảo hiểm, cơng ty đó sẽ bồi thường cho người được
bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại
giữa tất cả những người được bảo hiểm”.
Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): “Kinh doanh bảo hiểm
là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở
bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo


11


hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm”.
Qua các khái niệm trên ta có thể thấy rằng Bảo hiểm có thể diễn đạt bằng
nhiều cách khác nhau. Nhưng trong các khái niệm trên khái niệm được ưu
tiên cho luận văn này là Khái niệm được đưa ra bởi Luật Kinh doanh bảo
hiểm của Việt Nam (2000) do khái niệm này có tính chuẩn hóa, thống nhất và
phù hợp với phạm vi nghiên cứu là doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
1.1.2. Khái niệm bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm xe cơ giới
Xe cơ giới có thể được hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông
trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó,bao gồm: xe ơ tơ,máy
kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại đặc chủng
khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-mooc và sơ- mi
rơ-mooc được kéo bằng ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dành cho
người tàn tật).
* Xe cơ giới tham gia đường bộ có một số đặc điểm cơ bản:
o Xe có tính cơ động cao,việt giã tốt trong q trình tham gia vận tải
o Xe cơ giới tham gia vào giao thông đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở,
điều kiện tự nhiên, địa hình, cơ sở vật chất kỹ thuật…
o Xe cơ giới tham gia vào giao thông đường bộ chịu sự điều chỉnh của rất nhiều
bộ luật của mỗi quốc gia như: Luật giao thông đường bộ, Bộ luật dân sự…
hơn nữa nó cịn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp hành luật giao thông của
mỗi người dân khi tham gia giao thơng.
* Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xảy ra gây tổn thất
cho mình, các chủ xe cơ giới thường tham gia một số loại hình bảo hiểm sau:
o Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;
o Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa chở trên xe;



12

o Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe;
o Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;
o Bảo hiểm vật chất xe.
1.1.2.2. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
a) Khái niệm bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình Bảo hiểm tài sản được thể hiện
dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện. Chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe
nhằm mục đích được bồi thường cho những thiệt hại vật chất đối với xe của
mình do rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm gây nên. Vì vậy, để có thể trở thành
đối tượng được bảo hiểm, xe cơ giới phải đảm bảo các điều kiện về mặt kĩ
thuật và pháp lý cho sự lưu hành, đó là: được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
đăng ký, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định an tồn kỹ thuật và mơi
trường, giấy phép lưu hành xe.
b) Phạm vi bảo hiểm:
Đây là gói bảo hiểm khơngbắt buộc nhưng lại là gói bảo hiểm rất cần
cho việc sử dụng xe cơ giới có tham gia giao thông. Tham gia sử dụng bảo
hiểm vật chất ô tô. Trong trường hợp xảy ra các sự cố va chạm gây hư hỏng
hay bị mất cắp, bên bảo hiểm sẽ bù đắp những khoản chi phí khắc phục thiệt
hại giúp bạn chủ động hơn về tài chính và yên tâm trong việc sử dụng xe.
* Rủi ro có thể được bảo hiểm là giới hạn rủi ro mà công ty bảo hiểm
chấp nhận bảo hiểm. Công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ xe những thiệt hại
vật chất xảy ra chiếc xe được bảo hiểm trong các trường hợp sau:
Tai nạn do đâm va lật đổ.
Cháy, nổ, bão ,lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa đá
Mất cắp toàn bộ xe.
Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.



13

Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho xe được
bảo hiểm trong những trường hợp trên, các cơng ty bảo hiểm cịn thanh tốn
cho các chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết nhằm:
Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các
rủi ro được bảo hiểm.
Chi phí bảo vệ và kéo xe bị thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.
Giám định tổn thất nếu thưộc trách nhiệm của bảo hiểm.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường ( bao gồm cả
chi phí) cơng ty bảo hiểm khơng vượt q số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy
chứng nhận bảo hiểm.
* Loại trừ những tổn thất không phải là hậu quả của những sự cố ngẫu
nhiên, khách quan, những tổn thất có liên quan, những tổn thất có liên quan
tới chủ quan của chủ xe trong việc quản lý, bảo dưỡng xe. người bảo hiểm
không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất của xe xảy ra do những
nguyên nhân sau:
o Hao mòn tụ nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc
hư hỏng thêm do sủa chữa, Hao mịn tự nhiên thường được tính dưới hình
thức khấu hao và thường được tính theo tháng
o Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị (kể cả máy thu thanh điều

hoà nhiệt độ), săm lốp hư hỏng mà không do tai nạn gây ra
o Mất cắp bộ phận xe.

Ngoài ra để tránh những "nguy cơ đạo đức" lợi dụng bảo hiểm, những
hành vi vi phạm pháp luật và luật lệ an tồn giao thơng hay một số rủi ro đặc
biệt khác. Những thiệt hại, tổn thất xảy ra bởi những nguyên nhân sau cũng
không được bồi thường:
o Hành động cố ý của chủ xe, lái xe.



14

o Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo qui định

tronhg điều lệ trạt tự an tồn giao thơng vận tải đường bộ của liên bộ giao
thông vận tải - nội vụ.
o Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng luật an tồn giao thơng đường bộ như:

+ Xe khơng có giấy phép lưu hành
+ Xe khơng có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ.
+ Lái xe bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý, hoặc các chất kích thích
tương tự khác trong khi điều khiển xe.
+ Xe chở chất cháy, nổ trái phép.
+ Xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách qui định.
+ Xe đi vào đường cấm.
+ Xe đi đêm khơng có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải.
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa.
o Những thiệt hại gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất

kinh doanh.
o Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia trừ khi có thoả thuận riêng.

Cần lưu ý rằng, giấy chứng nhận bảo hiểm vẫn còn hiệu lực nhưnh chủ
xe chuyển quyền sở hữu cho chủ xe mới và đồng thời chuyển quyền lợi bảo
hiểm cho chủ xe mới thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực đối với chủ xe
mới. Nhưng nếu chủ xe cũ chỉ chuyển quyền sở hữu mà không chuyển quyền
lời bảo hiểm thì chủ xe cũ sẽ được cơng ty bảo hiểm hồn lại phí đồng thời
làm lại thủ tục bảo hiểm cho chủ xe mới nếu họ yêu cầu.

c) Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm:
* Giá trị bảo hiểm:
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại
thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.


15

Việc xác định đúng giá trị xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì
đây là cơ sở để bồi thường chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia
bảo hiểm.
Trên thực tế các nhà bảo hiểm xác định giá trị bảo hiểm dựa trên một số
nhân tố như: loại xe, mục đích sử dụng xe, năm sản xuất, độ cũ mới, thể tích
làm việc của xilanh… để xác định giá trị của xe. Tuy nhiên việc đánh giá các
yếu tố này là khó khăn, hiệu quả khơng cao, chỉ có những người có chun
mơn mới thực hiện được, có thể dẫn đến tranh cãi, khơng khách quan.Vì vậy
các doanh nghiệp bảo hiểm thường xác định giá trị bảo hiểm căn cứ vào tỷ lệ
khấu hao và gía trị ban đầu (giá trị mua mới) của chiếc xe theo cơng thức sau:
GBH = GBĐ -

GKH

Trong đó:
GBH : - Giá trị bảo hiểm của chiếc xe.
GBĐ : - Giá trị ban đầu của chiếc xe, giá trị mua mới.
GKH: - Giá trị được khấu hao của xe (theo năm).
+ Đối với xe có thời gian sử dụng dưới một năm thì G KH= 0, nên giá trị
bảo hiểm bằng giá trị ban đầu của xe.
+ Đối với xe có thời gian sử dụng trên một năm ( G KH>0 ) nên giá trị bảo
hiểm luôn nhỏ hơn giá trị ban đầu của xe.

* Số tiền bảo hiểm:
Số tiền bảo hiểm là số tiền nhất định được ghi trong giấy chứng nhận
bảo hiểm do chủ xe yêu cầu và được sự chấp nhận của công ty bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm có thể bằng giá trị bảo hiểm (bảo hiểm ngang giá trị) hoặc
nhỏ hơn (bảo hiểm dưới giá trị) hoặc lớn hơn giá trị (bảo hiểm trên giá trị).


16

Trường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì được gọi là
bảo hiểm dưới giá trị, trường hợp này khi tổn thất xảy ra công ty sẽ bồi
thường dựa trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiển bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
SBT = Giá trị thiệt hạị* (SBH/GBH)
Trong đó:
SBT : Là số tiền mà công ty bảo hiểm bồi thường khi rủi ro được bảo
hiểm xảy ra
SBH : Là số tiền bảo hiểm.
Trường hợp số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm được gọi là bảo
hiểm ngang giá trị. Nếu tổn thất xảy ra thì cơng ty bảo hiểm sẽ bồi thường
tồn bộ thiệt hại trong phạm vi bảo hiểm.
Trong trường hợp số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì được
gọi là bảo hiểm trên giá trị. Tuy nhiên cần lưu ý rằng ngay cả khi chủ xe tham
gia bảo hiểm trên giá trị thì khi rủi ro xảy ra công ty bảo hiểm cũng chỉ bồi
thường tối đa bằng giá trị bảo hiểm. Làm như vậy để tránh hành vi trục lợi
bảo hiểm từ phía khách hàng.
* Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới là khoản tiền nhất định mà những người
tham gia (chủ xe, lái xe) phải nộp cho nhà bảo hiểm sau khi kí hợp đồng bảo
hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi người tham gia nộp phí theo
đúng qui định.

Doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có thể thực hiện bảo hiểm theo
biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu do Bộ Tài chính qui định hoặc
có thể thoả thuận với nhau theo biểu phí và trách nhiệm mà doanh nghiệp đã
đăng kí với Bộ Tài chính.


17

Việc xác định mức phí bảo hiểm là cơng tác rất quan trọng trong triển
khai bất cứ nghiệp vụ bảo hiểm nào, phí bảo hiểm được coi là giá của sản
phẩm bảo hiểm, phí bảo hiểm có hợp lý thì mới thu hút được khách hàng. Đặc
biệt nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghịêp vụ phổ biến và được
triển khai ở tất cả các công ty bảo hiểm Phi nhân thọ vì vậy tính cạnh tranh
càng trở nên gay gắt. Ngoài việc thu hút khách hàng bằng cơng tác chăm sóc
khách hàng, bồi thường nhanh chóng thì giá cả của sản phẩm bảo hiểm là
nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tưọng tham gia bảo hiểm cụ thể
công ty bảo hiểm thường căn cứ vào các yếu nhân tố sau:
+ Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật riêng cho từng
loại xe. Thông thường, các công ty bảo hiểm đưa ra những biểu phí xác định
phí bảo hiểm phù hợp cho hầu hết các loại xe thơng dụng thơng qua việc phân
loại thành các nhóm. Việc phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ
lệ gia tốc, sự khan hiếm cuẩ phụ tùng thay thế, trọng tải xe..Đối với các loại
xe hoạt động không thông dụng như xe rơmooc, xe chở hàng chuyên nặng do
mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỷ lệ nhất
định dựa trên mức phí cơ bản.
+ Mục đích sử dụng xe: Đây là nhân tố quan trọng khi xác định phí bảo
hiểm. Với mục đích sử dụng xe khác nhau thì mức độ rủi ro cũng khác nhau.
Xe dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì khả năng gặp rủi ro cao hơn
rất nhiều so với xe sử dụng cho cá nhân hoặc cơ quan hành chính sự nghiệp.

Xe lăn bánh cành nhiều trên đường thì nguy cơ rủi ro càng lớn.
+ Tình hình bồi thường những năm trước: Nếu như những năm trước đó
tổn thất xảy ra lớn và thường xun thì phí bảo hiểm sẽ tăng và ngược lại.
+ Biểu phí đặc biệt :Khi khác hàng có số lượng xe tham gia bảo hiểm
nhiều các công ty bảo hiểm có thể áp dụng biểu phí riêng cho khách hàng đó.


18

+ Giảm phí bảo hiểm: Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn tham
gia bảo hiểmtại cơng ty mình, các cơng ty bảo hiểm thường áp dụng mức
giảm phí so với mức phí chung theo số lượng xe tham gia bảo hỉêm. Ngồi ra,
hầu hết các cơng ty bảo hiểm còn áp dụng cơ chế giảm giá cho những người
tham gia bảo hiểm khơng có khiếu nại gia tăng. Có thể nói đây là biện pháp
phổ biến trong bảo hiểm xe cơ giới.
Trong loại hình bảo hiểm này, phí bảo hiểm được xác định bằng một tỷ
lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm:

p = Sb × ( f + d )
Trong đó:
- p: phí bảo hiểm.
- S b : số tiền bảo hiểm (xe mới = nguyên giá, xe cũ= giá trị thị trường tại
thời điểm tham gia bảo hiểm).
- f: phí thuần.
- d: phụ phí.
d) Công tác giám định và bồi thường tổn thất
* Tai nạn và Giám định tổn thất :
- Thông báo tai nạn: cũng như các loại đơn bảo hiểm khác, người bảo
hiểm yêu cầu chủ xe (hoặc lái xe) khi xe bị tai nạn một mặt phải tìm mọi cách
để cứu chữa, hạn chế tổn thất, mặt khác nhanh chóng báo cho công ty bảo

hiểm biết. Chủ xe không được di chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khi chưa
có ý kiến của công ty bảo hiểm, trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ
quan có thẩm quyền.
- Giám định tổn thất là khâu quan trọng hỗ trợ cho việc bồi thường.
Giám định được thực hiện với mục đích xác định nguyên nhân tai nạn nhằm


19

xác định tai nạn có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không, mức độ tổn thất
xác định mức độ bồi thường.
- Thông thường đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới, việc giám định tổn
thất được công ty bảo hiểm tiến hành với sự có mặt của chủ xe, lái xe hoặc
người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Chỉ
trong trường hợp hai bên khơng đạt được thống nhất thì lúc này mới chỉ định
giám định viên chuyên môn làm trung gian.
- Giám định tổn thất trong bảo hiểm vật chất xe ô tô được thực hiện theo
một quy trình chặt chẽ sau:
+ Nhà bảo hiểm nhận tin và kiểm tra thông tin
+ Dự kiến phương án, chuẩn bị giám định
+ Tiến hành giám định, chụp ảnh giám định, lập biên bản giám định
+ Phân loại, xác định chính xác những thiệt hại thuộc phạm vi trách
nhiệm bảo hiểm.
+ Đánh giá thiêt hại, chọn phương án khắc phục thiệt hại
+ Hoàn chỉnh hồ sơ, thu thập thông giấy tờ cần thiết theo qui định.
+ Chuyển giao hố sơ cho cán bộ bồi thường hoặc chuyển hồ sơ về bảo
hiểm gốc để giải quyết bồi thường.
Biên bản giám định tuỳ theo từng vụ tai nạn có thể chỉ cần lập đơn giản
một lần, tuy nhiên trong những trường hợp phức tạp thì ngồi biên bản giám
định ban đầu thì cịn phải có biên bản giám định bổ sung phát sinh trong quá

trình sửa chữa.
Trình tự các bước giám định được thể hiện chi tiết qua Sơ đồ 1.1


20

Sơ đồ 1.1: Tiến trình giám định
Thơng báo tai nạn
Hướng dẫn xử lý ban đầu
Tiến hành giám định

Lập biên bản giám định
Cùng chủ xe lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại
Tổn thất
toàn bộ

Tổn thất theo
giá trị hiện tại

Tổn thất cần
sửa chữa
Đánh giá
giá trị còn lại
Khảo sát, xem xét
giá hiện tại
Theo dõi sửa chữa,giám định
bổ sung
Thống nhất giá trị tổn thất/Quyết tốn,nghiệm thu sửa chữa

Hồn chỉnh hồ sơ



21

Nguồn:Quy trình giám định- bồi thường chung của BSH


22

* Bồi thường tổn thất:
Thông qua khâu giám định, nhà bảo hiểm xác định được rủi ro có thuộc
hay khơng thuộc trách nhiệm bảo hiểm, và mức độ tổn thất để từ đó làm cơ sở
cho khâu bồi thường. Tiến trình giải quyết bồi thường được thể hiện chi tiết
qua sơ đồ 1.2 như sau:
Sơ đồ 1.2: Tiến trình bồi thường tổn thất
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ
Trình duyệt

Thơng báo bồi thường
Địi bồi thường người thứ 3, xử lý tài sản bị hư hỏng
Ý kiến
đóng góp
Tính bồi thường


23

Nguồn:Quy trình giám định- bồi thường chung của BSH



24

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ bồi thường: tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ các
chứng từ cơ bản của hồ sơ.
Bước 2: Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ:
- Căn cứ vào loại hình tham gia bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm và hợp đồng
bảo hiểm, cán bộ bồi thường kiểm tra lại toàn bộ các tài liệu của hồ sơ.
- Trường hợp chưa đủ tài liệu chứng minh tổn thất, cán bộ bồi thường
yêu cầu giám định viên hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp thêm những tài
liệu cần thiết theo đúng quy định trong quy tắc bảo hiểm hiện hành.
Bước 3: Tính bồi thường
- Trên cơ sở hồ sơ đủ tài liệu, chứng từ chứng minh thiệt hại và nguyên
nhân tai nạn cán bộ bồi thường tính tốn bồi thường.
- Xem xét kiểm tra phương án khắc phục hậu quả, các bản đề xuất về
phương án giải quyết sửa chữa xe tai nạn.
Bước 4: Trình duyệt
- Hồ sơ bồi thường sẽ được chuyển qua lấy ý kiến của các khối có liên
quan. Trường hợp có ý kiến trái ngược, các khối cần phải xem xét lại để có ý
kiến thống nhất trước khi trình lãnh đạo cơng ty.
- Trình lãnh đạo kí duyệt
- Hồ sơ bồi thường được duyệt: Làm công văn bồi thường gửi đến cho
khách hàng;
Bước 5: Thông báo bồi thường
- Gửi thư thông báo bồi thường cho khách hàng
- Làm thủ tục chuyển tiển.
Bước 6: Đòi bồi thường người thứ 3, xử lý tài sản bị hư hỏng
- Làm thủ tục thế quyền từ người được bảo hiểm
- Lập hồ sơ đòi người thứ ba và theo dõi giải quyết tiếp
- Xử lý tài sản bị hư hỏng



25

Trên đây là những nội dung, quy trình giám định và giải quyết bồi
thường. Đây là một khâu quan trọng trong nghiệp vụ bảo hiểm nói chung,
nghiệp vụ bảo hiểm mơ tơ/xe máy nói riêng, vì vậy cần hết sức chú ý làm tốt
khâu này.
1.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh doanhbảo hiểm vật chất xe cơ giới
- Hiệu quả được coi là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả
thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí chủ thể bỏ ra để có
kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hiệu quả cũng có thể được hiểu
là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang
lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong
đó hiệu quả kinh tế có tính quyết định.
+ Hiệu quả kinh tế: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực mà doanh
nghiệp có được để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
+ Hiệu quả xã hội: phản ánh những lợi ích mà xã hội đạt được từ quá
trình hoạt động kinh doanh.
- Kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới là việc Người nhận bảo hiểm
tìm kiếm lợi ích kinh tế trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm mà theo đó, đổi lấy phí
bảo hiểm hiểm, người nhận bảo hiểm cam kết thực hiện bồi thường hoặc trả
tiền bảo hiểm cho Người được bảo hiểm khi xảy ra những rủi ro được bảo
hiểm theo hợp đồng.
Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới thể hiện trình độ sử
dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm vật
chất xe cơ giới để đạt được những mục đích nhất định.
1.2. Nội dung cơ bản về hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chấtxe
cơ giới
1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ

Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh
của một nghiệp vụ bảo hiểm của DNBH được thể hiện rõ nét qua 3 chỉ tiêu


×