Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả kinh doanh thuốc lá của công ty thƣơng mại thuốc lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.11 KB, 91 trang )

1

1
1
1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài là “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh
thuốc lá của công ty thương mại thuốc lá” hoàn toàn do kết quả nghiên cứu của
chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu
nào của người khác.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc
đạo đức trong nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên
cứu, khảo sat của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận
văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Huy Tùng

1


2
2


2

2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả muốn gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
giáo hướng dẫn TS. Lê Tiến Đạt đã tận hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa sau đại học
trường Đại học Thương Mại đã tạo mọi điều kiện cần thiết để tác giả có thể triển
khai và hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của nhà trường.
Tác giả xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các đồng nghiệp tại
công ty thương mại thuốc lá đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá
trình tiến hành lấy số liệu điều tra, phỏng vấn để hoàn thành luận văn.
Tác giả mong muốn nhận được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy
cô để hoàn thành luận văn và rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu sau này.
Trân trọng cám ơn!
Tác Giả

2


3

3
3
3

MỤC LỤC


3


4
4
4

4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ST
T

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

CBNV

Cán bộ nhân viên

2

CBCNV

Cán bộ công nhân viên


3

CĐ&TC

Cao đẳng và trung cấp

4

DN

Doanh nghiệp

5

DNTM

Doanh nghiệp thương mại

6

HN

Hà Nội

7

HORECA

Khách sạn, quán ăn, cà phê


8

KHCN

Khoa học công nghệ

9

LĐCL

Lãnh đạo chất lượng

10

MMTB

Máy móc thiết bị

11

NL

Nhân lực

12

NNL

Nguồn nhân lực


13

NLĐ

Người lao động

14

PMI

Philip Morris International Inc.

15

QTKD

Quản trị kinh doanh

16

SXKD

Sản Xuất kinh doanh

17

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


18

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ

4


5

5

5
5
5


6

6
6
6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, mà còn phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh, và luôn được
xem là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh những
cơ hội mở ra cho tất cả các doanh nghiệp thì cũng có không ít những thách thức, rủi
ro mà mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt trong hoạt động kinh doanh của mình.
Trước đây nhà nước kiểm soát chặt chẽ và thực hiện độc quyền việc sản xuất thuốc
lá điếu, tuy nhiên với việc Việt Nam gia nhập WTO, thuốc lá ngoại được phép nhập
khẩu để tiêu thụ trong nước, thì sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh quốc tế tại
ngay thị trường nội địa đang tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với ngành thuốc lá nói
chung và đối với công ty thương mại Thuốc lá nói riêng.
Hơn nữa, luật Phòng chống tác hại thuốc lá ra đời đã tạo ra tác động kiểm soát chặt
chẽ và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá trên phạm vi cả nước.
Các quy định về in cảnh báo sức khỏe, cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng, trích quỹ
phòng chống tác hại thuốc lá, quy định giảm tải (hàm lượng nhựa thuốc lá),
nicotine; in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2016
đã tác động mạnh đến tâm lý và hành vi tiêu dùng thuốc lá; sản lượng tiêu thụ toàn
ngành giảm hơn 20%, trong khi đó thuốc lá nhập lậu tăng mạnh, tràn lan trên thị
trường. Các chiến dịch truyền thông tiếp tục ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý tiêu dùng
thuốc lá của người dân, và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá.
Đứng trước những khó khăn như vậy việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh thuốc lá tại công ty thương mại thuốc lá rất cần thiết. Là cán bộ
công tác tại công ty thương mại thuốc lá tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả
kinh doanh thuốc lá của công ty thương mại thuốc lá” làm nội dung nghiên cứu
của mình.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như hiệu quả kinh doanh
của công ty thương mại thuốc lá nói riêng thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan, như phương thức quản lý, chiến lược đầu tư phát triển sản


6


7

7
7
7

xuất, cải tiến sản phẩm, mở rộng thị trường, hoạch định nguồn nhân lực, các chính
sách vĩ mô của cơ quan hữu quan. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn
là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty thương
mại thuốc lá. Đây cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt thể hiện chất lượng, hiệu
quả trong công tác quản trị kinh doanh của công ty thương mại thuốc lá. Mục đích
của hoạt động quản trị kinh doanh là nhằm đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao
nhất cho mọi quá trình, mọi giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả
những cải tiến những đổi mới về nội dung phương pháp và biện pháp áp dụng chỉ
thực sự mang lại ý nghĩa khi chúng làm tăng được hiệu quả kinh doanh.
2.

Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài.
Trong những năm gần đây đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Điển hình là một số công
trình nghiên cứu sau đây:
Về luận văn :

1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà

nước trên địa bàn thành phố Hà Nội của Vũ Thị Yến, luận văn thạc sĩ kinh tế, đại
học thương mại 2014.

Luận văn nghiên cứu một số lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại nhà nước; Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
thương mại nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đề ra giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nhà nước trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh logistic của công ty cổ phần xếp dỡ
Ninh Bình của Nguyễn Thành Công, luận văn thạc sĩ, đại học thương mại 2008.
Luận văn trình bày một số vấn đề về logistic và hiệu quả kinh doanh dịch vụ
logistic; Thực trang hiệu quả kinh doanh logistic của công ty cổ phần xếp dỡ Ninh
Bình; Đề xuất các giải pháp chủ yêu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ
logistics của công ty cổ phần xếp dỡ Ninh Bình.
3. Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của tổng công ty
xây dựng và phát triển nông thôn của Hoàng Thị Phương Lan, luận văn thạc sĩ kinh
tế, đại học thương mại 2006.

7


8

8
8
8

Luận văn trình bày lý luận cơ bản hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung
và doanh nghiệp xây lắp; Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổng công
ty xây dựng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và đề xuất một số giải pháp.
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà máy vật liệu bưu
điện của Nguyễn Thúy Hiền, luận văn thạc sĩ kinh tế, đại học thương mại 2005.
Luận văn phân tích những lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp;Phân tích thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của nhà máy vật
liêu Bưu Điện; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà máy vật
liệu bưu điện.
5. Nâng cao hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp tại Việt Nam - Nghiên cứu
trường hợp khu công nghiệp Quang Minh của Nguyễn Thị Thu Hiền, luận văn thạc
sĩ quản trị kinh doanh, đại học ngoại thương 2011.
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về khu công nghiệp và hiệu quả
kinh doanh khu công nghiệp; Thực trạng hiệu quả kinh doanh khu công nghiệpViệt
Nam hiện nay; Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khu công
nghiệp Việt Nam.
6. Hiệu quả kinh doanh vàng của tổng công ty vàng Agribank Việt Nam của
Nguyễn Chí Dũng, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, đại học ngoại thương 2010.
Luận văn trình bày lý luận về kinh doanh vàng và hiệu quả của hoạt động kinh
doanh vàng; Hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng của tổng công ty vàng Agribank
Việt Nam; Từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của tổng công ty vàng Agribank Việt Nam.
Một số luận văn thạc sĩ về tổng công ty thuốc lá Việt Nam:
1. Định hướng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đến
năm 2010, của Nguyễn Sỹ Khoa, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Thành phố Hồ
Chí Minh 2001.
2. Đề xuất một số giải pháp chiến lược ngành thuốc lá Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, của Nguyễn Đức Thuận, luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách
khoa Hà Nội, 2005.
3. Chiến lược kinh doanh của nhà máy thuốc lá Thăng Long giai đoạn 2005-2015,
của Đặng Xuân Phương, luận văn Thạc sĩ; Đại học Bách khoa Hà Nội, 2005.
8


9


9
9
9

4. Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty thương mại thuốc lá giai đoạn
2006 - 2010, của Phạm Thị Lan Hương, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại
học Bách khoa Hà Nội, 2006.
5. Một số giải pháp chiến lược về tổ chức, sắp xếp Tổng công ty Thuốc lá Việt
Nam đến 2010, của Nguyễn Thái Sinh, luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách khoa Hà
Nội, 2003.
6. Xây dựng chiến lược kinh doanh của Nhà máy thuốc lá Sài Gòn, của Nguyễn
Phụng Thiên, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội,
2003.
Tuy nhiên, chưa có các công trình nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả kinh
doanh của công ty thương mại thuốc lá.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của đề tài nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá, phân tích, tổng hợp, thực trạng
hiệu quả kinh doanh từ đó đưa gia một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
tại công ty thương mại thuốc lá.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn :
Để đạt được mục đích của đề tài, các nhiệm vụ cụ thể dự kiến cần đạt được bao gồm
các nhiệm vụ:
-

Thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh thuốc lá.

-


Thứ hai: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thương
mại thuốc lá

-

Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
thương mại thuốc lá.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty
thương mại thuốc lá; Cụ thể, phân tích rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty thương mại thuốc lá và các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty.

9


10

10
10
10

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh thuốc lá
của công ty trên thị trường trong khoảng thời gian từ khi công ty thành lập cho đến
nay, đặc biệt đi sâu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài dự kiến sử dụng các biện pháp nghiên cứu khoa học sau:

-

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.

-

Phương pháp điều tra và thu thập số liệu: Luận văn sử dụng các báo cáo tài chính
của nội bộ công ty liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thuốc lá của công
ty thương mại thuốc lá, tài liệu tham khảo từ báo chí, báo điện tử, các báo cáo của
các tổ chức tài chính, các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc lá để
thu thập thông tin và số liệu.

-

Phương pháp nghiên cứu định tính: Bên cạnh phương pháp điều tra và thu thập số
liệu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm làm rõ hơn các kết
quả nghien cứu. Đặc biệt kinh nghiệm chia sẻ của các nhà lãnh đạo và cán bộ công
ty đã hỗ trợ tác giả trong việc diễn giải các vấn đề.

6. Kết cấu luận văn :

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh thuốc lá của doanh
nghiệp thương mại
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh thuốc lá tại công ty thương mại thuốc
lá.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thuốc lá
của công ty thương mại thuốc lá.


CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
THUÔC LÁ CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

10


11

11
11
11

1.1 Bản chất và sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh thuốc lá của doanh

nghiệp thương mại.
1.1.1

Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp thương mại.
a, Khái niệm hoạt động thương mại
- Theo khoản 1 điều 3 luật thương mại 2005:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác“
Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương mại hàng hóa và thương
mại dịch vụ
+ Mua bán hàng hoá (Thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại, theo đó
bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và
nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận ( theo khoản 8 điều 3 Luật thương mại 2005)
+ Cung ứng dịch vụ (Thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo đó một

bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác
và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán
cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Theo khoản 9 điều 3
Luật thương mại 2005)
b, Khái niệm và phân loại doanh nghiệp thương mại
- Khái niệm doanh nghiệp thương mại
Theo khoản 7 diều 4 luật doanh nghiệp năm 2014, “doanh nghiệp” là tổ chức có tên,
có tài sản, có trụ sở giao dịch được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích kinh doanh. Đây là định nghĩa doanh nghiệp nói chung, vì vậy theo
cách định nghĩa này “doanh nghiệp thương mại” (DNTM) là một doanh nghiệp
được thành lập hợp pháp với mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại
nhằm thu lợi nhuận.
Ở nước ta doanh nghiệp thương mại chủ yếu hoạt động trong 2 lĩnh vực : Thương
mại hàng hóa và Thương mại dịch vụ.

11


12

12
12
12

Đặc thù của doanh nghiệp thương mại là thực hiện hoạt động lưu thông hàng hóa,
dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng chứ không trực tiếp sản xuất ra các hàng
hóa dịch vụ đó, thực hiện mua hàng hóa, dịch vụ để bán chứ không phải để tiêu
dùng.
- Phân loại doanh nghiệp thương mại:
Trong thực tế, có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại doanh nghiệp thương mại.

Dưới góc độ tiếp cận hiệu quả kinh doanh của DNTM, nhằm đánh giá thành công
hạn chế và chỉ ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNTM, tác
giả phân loại doanh nghiệp thương mại theo các tiêu chí sau :
(1) Căn cứ vào tính chất của mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa: đó là các doanh nghiệp chuyên kinh
doanh một hoặc một số hàng hóa hoặc dịch vụ có cùng công dụng, trạng thái hoặc
tính chất nhất định.
+ Các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp: là các doanh nghiệp kinh doanh nhiều
mặt hàng hóa hoặc dịch vụ có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau.
+ Các doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa (hỗn hợp): các doanh nghiệp kinh
doanh cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch vụ
thương mại.
(2) Căn cứ vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp thương mại có quy mô nhỏ: Các DNTM này có vốn điều lệ dưới
10 tỷ đồng với số lượng lao động từ trên 10 đến 200 người. Các DNTM có quy mô
nhỏ thường hoạt động dưới các hình thức doanh nghiệp tư nhân.
+ Doanh nghiệp thương mại có quy mô vừa: Các DNTM này có vốn điều lệ dưới
10 tỷ đồng với số lượng lao động từ trên 200 đến 300 người. Các DNTM có quy mô
vừa thường hoạt động dưới hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần.
+ Doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn: Các DNTM này có vốn điều lệ trên 10
tỷ đồng với số lượng lao động từ 300 người trở lên. Các DNTM có quy mô lớn
thường hoạt động dưới các hình thức tổng công ty, tập đoàn kinh tế, công ty cổ
phần.

12


13

13

13
13

Để xếp loại doanh nghiệp người ta thường căn cứ vào hệ thống các tiêu thức khác
nhau. Đối với DNTM tiêu thức để xếp loại là số vốn kinh doanh, số lượng lao động,
doanh số hàng hóa lưu chuyển hàng năm, phạm vi kinh doanh.
( 3 ) Căn cứ theo phân cấp quản lý doanh nghiệp:
+ Các DNTM do các bộ, các ngành của Trung ương quản lý.
+ Các DNTM do địa phương quản lý như các DNTM thuộc tỉnh (thành phố), thuộc
huyện, quận, thị trấn, thị xã quản lý.
(4) Căn cứ theo chế độ sở hữu tư liệu sản xuất của doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp thương mại nhà nước: là DNTM được nhà nước đầu tư hoặc cấp
100% vốn kinh doanh.
+Doanh nghiệp thương mại tập thể: là DNTM mà vốn kinh doanh do tập thể người
lao động tự nguyện góp vào để kinh doanh.
+ Các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh.
+ Doanh nghiệp tư nhân: do các tư nhân trong nước và nước ngoài bỏ vốn kinh
doanh.
+ Hệ thống người buôn bán nhỏ: là hộ cá thể có các cửa hàng, quầy hàng kinh
doanh các hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
c, Chức năng và vai trò của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế.
- Chức năng của doanh nghiệp thương mại:
Chức năng của DNTM là những nhiệm vụ chung nhất gắn liền với sự tồn tại, phát
triển của DNTM và là tiêu thức để phân biệt DNTM với các doanh nghiệp công
nghiệp, doanh nghiệp xây dựng và các doanh nghiệp của các ngành khác trong nền
kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường DNTM có các chức năng:
+ Chức năng thứ nhất: DNTM phát hiện nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường và tìm mọi cách để thỏa mãn các nhu cầu đó. DNTM trở thành bộ phận
trung gian độc lập giữa sản xuất với tiêu dùng. DNTM cần nghiên cứu nhu cầu thị
trường để phát hiện, tìm ra những chủng loại hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có

nhu cầu và tìm mọi cách tạo ra chúng nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu đó của
khách hàng.

13


14

14
14
14

+ Chức năng thứ hai: DNTM phải không ngừng nâng cao trình độ thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. DNTM phải là hậu cần tốt
của sản xuất và tiêu dùng, đem đến cho người tiêu dùng những hàng hóa đủ về số
lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, kịp thời gian với giá cả hợp lý.
+ Chức năng thứ ba: Giải quyết tốt các mối quan hệ bên trong nội bộ doanh nghiệp
và quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài. Vì giải quyết tốt các mối quan hệ bên
trong và bên ngoài là việc cần thiết để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng trong kinh
doanh. Giải quyết các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp là giải quyết tốt các mối
quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau, làm cho mọi người thân
thiện, hiểu biết lẫn nhau, hiểu biết được mục tiêu nhiệm vụ của doanh nghiệp từ đó
đoàn kết, phấn đấu vì mục tiêu chung. Giải quyết mối quan hệ bên trong là cơ sở, là
nền tảng để giải quyết mối quan hệ bên ngoài DNTM. Đó là quan hệ với bạn hàng,
người cung ứng, với cơ quan cấp trên, với cơ quan quản lý, với khách hàng... tạo
nền văn hóa doanh nghiệp, quyết định thành bại trong kinh doanh.
- Vai trò của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế:
DNTM là hợp phần tất yếu, quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là nơi thể hiện
đầy đủ, tập trung nhất các mối quan hệ lớn trong xã hội: quan hệ giữa sản xuất với
tiêu dùng; giữa cung và cầu; giữa tiền và hàng; giữa xuất khẩu với nhập khẩu; giữa

thu và chi ngân sách, đồng thời cũng là nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt
giữa cơ chế quản lý cũ chưa bị xóa bỏ hoàn toàn với cơ chế quản lý mới chưa hoàn
chỉnh cùng đan xen tồn tại với nhau. Bởi vậy DNTM phải phát huy vai trò là cầu
nối, là trung gian cần thiết giữa sản xuất với tiêu dùng. Hoạt động của các DNTM
góp phần tạo ra các điều kiện vật chất cần thiết để phát triển sản xuất, nâng cao đời
sống của nhân dân; điều chỉnh tỷ lệ cân đối trong sự phát triển của các ngành, các
lĩnh vực trong nền kinh tế, phát huy vai trò chỉ đạo, điều tiết thị trường, xứng đáng
là công cụ chủ yếu của Nhà nước trong việc điều tiết và quản lý vĩ mô.
+ Doanh nghiệp thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, mở
rộng lưu thông tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội nhằm thực hiện thắng lợi công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng vào nền kinh tế thế giới.
+ Doanh nghiệp thương mại thông qua hoạt động kinh doanh của mình đã làm tốt
việc phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu qua đó nâng cao mức hưởng thụ

14


15

15
15
15

của người dân. Và khi mức sống của người dân được tăng lên thì vai trò của doanh
nghiệp thương mại càng quan trọng.
DNTM có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường
nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đưa hàng hóa trong nước ra nước
ngoài và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật.
1.1.2


Bản chất và hiệu quả kinh doanh thuốc lá của doanh nghiệp thương mại.
a, Khái niệm hiệu quả kinh doanh:
- Hiệu quả và hiệu quả kinh doanh là hai phạm trù kinh tế được sử dụng rộng rãi
trong nghiên cứu và phân tích kinh tế của DNTM.
- Hiệu quả là tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã xác định
và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Để hoạt động, doanh nghiệp phải có mục tiêu hành động của từng thời kỳ, đó có thể
là mục tiêu xã hội cũng có thể là mục tiêu kinh tế của chủ doanh nghiệp và doanh
nghiệp luôn tìm cách để đạt được muc tiêu đó với chi phí thấp nhất. Đó là hiệu quả
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm hai bộ phận : Hiệu quả xã hội và hiệu
quả kinh tế.
+ Hiệu quả xã hội: là đại lượng phản ảnh mức độ thực hiện các mục tiêu xã hội của
DNTM thường được biểu hiện qua mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần
của xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện lao động, cải thiện và bảo vệ môi
trường.
+ Hiệu quả kinh tế: là hiệu quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động kinh
doanh. Nó mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đả được với
chi phí mà nó bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
Đại lượng biểu hiện lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế phụ thuộc vào mục tiêu của
DNTM trong từng thời kỳ. Nếu DNTM lấy mục tiêu chiễm lĩnh thị trường làm
trọng thì có thể đó là doanh thu bán hàng và những chi phí gắn liền với hoạt động
bán hàng của doanh nghiệp . Nhưng nếu mục tiêu của doanh nghiệp thương mại là
tối đa hóa lợi nhuận thì đó là lợi nhuận đạt được từ vốn đầu tư của chủ doanh
nghiệp trong một thời gian nhất định.

15


16


16
16
16

Như vậy hiệu quả kinh doanh của DNTM là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ
giữa kết quả đầu ra của kinh doanh theo đích của nó với các chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó.
b, Bản chất hiệu quả kinh doanh thuốc lá của doanh nghiệp thương mại.
- Nguồn gốc thuốc lá:
Lịch sử chính thức của thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/10/1492 do chuyến
thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện người bản
xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos.
Thuốc lá được đưa vào châu Âu khoảng năm 1496-1498 do Roman Pano (nhà
truyền đạo Tây Ban Nha) sau khi đi châu Mỹ về. Năm 1561, Jean Nicot, đại sứ
Pháp ở Lisbone, đã giới thiệu bột thuốc lá với bà hoàng Catherine de Medici, người
bị chứng đau nửa đầu. Bột thuốc lá đã khiến các triệu chứng hắt hơi, cơn đau của bà
hoàng dịu đi. Điều đó làm giới quý tộc Pháp ngạc nhiên, và khởi đầu cho việc dùng
thuốc lá như một cách sống hợp thời trang thú vị trong giới qúy tộc. Để tỏ lòng
ngưỡng mộ Nicot, thuốc lá còn được gọi là Nicotine. Tại Đức từ năm 1640 đã có
nhà máy sản xuất thuốc lá điếu ở Nordeburg và vào năm 1788 đã có xưởng sản xuất
xì gà tại Hamburg. Ngày nay nhiều nước có tên gọi thuốc lá giống nhau là Tabacco
(Anh, Mỹ), Tabak (Đức, Nga), Trutrun (Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari), Tutun (Rumania)...
Còn tên khoa học của cây thuốc lá vàng là Nicotiana Tabacum L. Ngày nay thuốc lá
có nhiều đặc trưng phẩm chất, ngoại hình khác nhau. Có thể kể đến loại thuốc lá
vàng sấy có hương vị độc đáo là Virginia (Hoa Kỳ, Zimbabwe...), thuốc lá Oriental
đặc sản của vùng Địa trung Hải, xì gà nổi tiếng của Cuba và Sumatra (Indonesia).
- Những lợi ích nhất định của thuốc lá tới đời sống xã hội:
+ Đối với người hút :
Do ảnh hưởng của công việc, con người làm việc căng thẳng và họ cảm thấy việc

hút thuốc lá giúp họ bớt căng thẳng hơn. Một trong những thành phần chính của
thuốc lá là nicotine là một chất kích thích thần kinh. Lợi ích đầu tiên là nicotine
giúp người ta thư giãn và sảng khoái hơn trong giây lát. Khi hút một điếu thuốc, sẽ
phải mất từ 10-12 giây để nicotine tới được não bộ. Tại hệ thần kinh trung ương,
nicotine gắn vào các thụ thể nicotinic acetylcholine, làm tăng sự dẫn truyền của các
thụ thể thần kinh này. Kết quả là làm tăng lượng hormone dopamine trong não, tạo
cảm giác sảng khoái và thư giãn ngay lập tức tăng hiệu quả làm việc, giảm stress
16


17

17
17
17

giúp an thần, tỉnh táo và trầm tĩnh hơn.Nó đặc biệt được ứng dụng nhiều trong điều
trị các bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ.
Do ảnh hưởng của thời tiết nhiều khu vực có thời tiết lạnh và hút thuốc lá làm cho
cơ thể ấm lên. Nicotine đối với tủy thượng thận, làm tăng dòng chảy của nội tiết tố
adrenaline và kích thích sự dẫn truyền xung thần kinh. Hệ quả là làm tăng nhịp tim,
huyết áp, hô hấp và lượng đường trong máu giúp cơ thể ấm lên.
+ Đối với xã hội :
Ngành công nghiệp thuốc lá hằng năm cung cấp việc làm cho một bộ phận không
nhỏ lao động trong xã hội từ lao động sản xuất canh tác nguyên liệu, lao động trong
các nhà máy chế biến sợi, thuốc lá điếu. Cho đến khu vực kinh doanh thương mại
trên thị trường. Theo số liệu từ tổng công ty thuốc lá Việt Nam, tại Việt Nam diện
tích trồng thuốc lá khoảng 15.000 – 30.000 ha/năm, hàng năm tại các vùng trồng
cây thuốc lá đã giải quyết việc làm cho khoảng 200.000 lao động nông nghiệp.
Ngoài ra còn tạo việc làm cho các công việc phụ trợ, dịch vụ kèm theo trong các

khâu như thu mua, phân cấp, sơ chế và vận chuyển....
Do là ngành đặc thù chịu thuế tiêu thụ đặc biệt lên tiền thuế do các doanh nghiệp
thương mại thuốc lá góp phần không nhỏ nộp vào ngân sách nhà nước phục vụ vào
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.
- Hiệu quả kinh tế:
Xét trên mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thương mại đạt được
so với chi phí để đạt được lợi ích đó. Ngành thuốc là ngành đầu tư hấp dẫn do hiệu
quả đầu tư cao (tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư trên 20%).
1.1.3

Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh thuốc lá của doanh nghiệp thương
mại.
Khi mà nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng, bên cạnh những cơ hội mở ra cho tất cả các doanh nghiệp thì
cũng có không ít những thách thức, rủi ro mà mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt
trong hoạt động kinh doanh của mình. Trước đây nhà nước kiểm soát chặt chẽ và
thực hiện độc quyền việc sản xuất thuốc lá điếu, tuy nhiên sau khi Việt Nam gia
nhập vào WTO, thuốc lá ngoại được phép nhập khẩu để tiêu thụ trong nước, thì sự
xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh quốc tế tại ngay thị trường nội địa đang tạo ra

17


18

18
18
18

áp lực cạnh tranh lớn đối với ngành thuốc lá nói chung và đối với các doanh nghiệp

thương mại Thuốc lá nói riêng. Hơn nữa cùng với ảnh hưởng khủng hoảng tài chính
suy thoái kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp thương mại thuốc lá bộc lộ nhiều yếu
kém bất cập.
Các doanh nghiệp thương mại thuốc lá hiện nay có tốc độ đổi mới công nghệ chậm
chạp, công nghệ sử dụng trong kinh doanh còn lạc hậu lỗi thời chậm được cải tiến
dẫn đến năng suất và chất lượng giảm sút, kém cạnh tranh trên thị trường. Số lượng
lao động dôi dư trong các doanh nghiệp thương mại thuốc lá còn lớn mặc dù các
doanh nghiệp thương mại thuốc lá đang trong thời kỳ sắp xếp lại đổi mới cơ cấu
theo hướng tinh giảm bộ máy quản lý, sàng lọc đối tượng lao động kém hiệu quả,
hiệu quả sử dụng lao động còn kém.
Hầu hết các doanh nghiệp thương mại thuốc lá trong nước chưa thực sự tự chủ kinh
doanh và vẫn giữ vị trí chủ lực nguồn vốn chủ yếu là của nhà nước. Gây ảnh hưởng
không nhỏ đến quyền lợi của người tiêu dùng, đến lợi ích của toàn xã hội. Ngoài ra
năng lực quản trị các doanh nghiệp thương mại rất chậm được cải thiện do còn
mang tư tưởng dựa dẫm ỷ lại vào nhà nước, làm việc theo lối mòn chưa bắt kịp xu
thế phát triển hiện đại dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém.
Hơn nữa, luật Phòng chống tác hại thuốc lá ra đời, đã tạo ra tác động kiểm soát chặt
chẽ và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá trên phạm vi cả nước.
Các quy định về in cảnh báo sức khỏe, cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng, trích quỹ
phòng chống tác hại thuốc lá, quy định giảm TAR(hàm lượng nhựa thuốc lá),
nicotine; in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2016
đã tác động mạnh đến tâm lý và hành vi tiêu dùng thuốc lá; trong khi đó thuốc lá
nhập lậu tăng mạnh, tràn lan trên thị trường. Các chiến dịch truyền thông tiếp tục
ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý tiêu dùng thuốc lá của người dân, và ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá.
Từ những vấn đề cấp thiết trên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của cả doanh
nghiệp thương mại thuốc lá là một đòi hỏi tất yếu khách quan.
1.2 Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh thuốc lá của doanh

nghiệp thương mại

1.2.1

Tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh thuốc lá của doanh nghiệp
thương mại.
18


19

19
19
19

a, Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh thuốc lá của doanh nghiệp thương
mại
Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại thuốc lá dựa
vào những tiêu chí nhất định. Hoạt động kinh doanh thuốc lá của các doanh nghiệp
thương mại thuốc lá đều hướng đến việc thực hiện mục tiêu và chiến lược mà doanh
nghiệp theo đuổi, các mục tiêu thường được ấn định cụ thể như sau :
Nhóm các mục tiêu định lượng bao gồm:mLợi nhuận; Doanh thu; Chi phí; Năng
suất lao động; Thị phần.
Nhóm các mục tiêu định tính bao gồm: Vị thế cạnh tranh; Nâng cao chất lượng phục
vụ; Đạt sự ổn định nội bộ doanh nghiệp.
Tại các thời điểm nhất định các doanh nghiệp thương mại kinh doanh thuốc lá có
thể có nhiều mục tiêu khác nhau, các mục tiêu này thay đổi trong từng thời kỳ kinh
doanh. Song về mặt kinh tế các mục tiêu đều quy tụ về một đích đó là tăng lợi
nhuận đảm bảo tính ổn định của doanh nghiệp bởi vậy lợi nhuận được xem là tiêu
chuẩn để thiết lập các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại kinh doanh thuốc lá.
b, Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh thuốc lá trong doanh nghiệp

thương mại.
- Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu:
Một là, đảm bảo tính chính xác khoa học: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
doanh thuốc lá của doanh nghiệp thương mại phải đảm bảo lượng hóa được kết quả,
đảm bảo kết hợp phân tích định lượng định tính.
Hai là, hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh thuốc lá của
doanh nghiệp thương mại phải đảm bảo tính chính xác thực tiễn: Hệ thống chỉ tiêu
và phương pháp tính toán dựa trên số liệu thông tin thực tế đơn giản dễ hiểu, dễ sử
dụng.
Bà là, Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh thuốc lá trong doanh nghiệp
thương mại phải đảm bảo so sánh và kế hoạch hóa hệ thống chỉ tiêu: Hệ thống chỉ
tiêu hiệu quả kinh doanh này được hình thành trên cơ sở chỉ tiêu kết quả và chi phí
yêu cầu đảm bảo tính so sánh giữa chúng.

19


20
20
20

20

Trên thực tế khi đánh giá hiệu quả kinh doanh thuốc lá của doanh nghiệp thương
mại nói chung người ta thường dựa trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả đầu ra và
đầu vào của kết quả kinh doanh trong đó kết quả đầu ra thể hiện thông qua các chỉ
tiêu như khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá trị gia tăng, doanh thu, lợi nhuận, thuế và
các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước, lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn
kinh doanh...; Kết quả đầu vào phản ánh thông qua các chỉ tiêu: Tổng vốn, vốn chủ
sở hữu, nợ phải trả, số lượng máy móc thiết bị, tổng số lao động, chi phí tiền lương,

chi phí nguyên vật liệu, tổng chi phí.
(1 ) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên toàn doanh thu:
- Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần.
- Theo công thức :
Tỷ suất lợi nhuận =

.

Trong đó :
L: Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ ( Lợi nhuận trước thuế)
D: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
- Ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của DN: Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả
kinh tế của doanh nghiệp càng cao,
(2) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
- Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả của
chính sách tài chính mà doanh nghiệp áp dụng.
- Công thức :
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

=

- Ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của DN: Chỉ tiêu này là thước đo hoàn hảo
đánh giá sự thành công của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận với vốn chủ sở hữu
20


21
21
21


21

phản ánh một cách rõ nét nhất, hiện hữu nhất, tập trung nhất trong việc đạt được
mục tiêu của doanh nghiệp đó là lợi nhuận.
(3) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
- Hiệu quả sử dụng lao động được đo lường đánh giá bằng chỉ tiêu năng suất lao
động. Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một lao động và
được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ.
- Theo công thức :
Trong đó :

W=

W : Năng suất lao động của một nhân viên kinh doanh thương mại
R : Số nhân viên kinh doanh trong bình quân trong kỳ.

- Ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Năng suất lao động
trong doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả sự dụng lao động của doanh nghiệp càng
cao.
(4) Thu nhập bình quân của người lao động:
- Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập bình quân mà mỗi người lao động nhân được
khi đóng góp sức lao động cho doanh nghiệp.
- Công thức :
Thu nhập bình quân của NLĐ =

- Ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Nâng cao thu nhập của
người lao động là tiêu chuẩn đánh giá DNTM hoạt động có hiệu quả hay không
điều này xuất phát từ mục đích của nền kinh tế nước ta. Việc tăng thu nhập bình
quân của người lao động được đánh giá tích cực khi tốc độ này nhỏ hơn tốc độ tăng

năng suất lao động để đảm bảo việc tái sản xuất mở rộng và nâng cao thu nhập
người lao động mới bên vững.

21


22
22
22

22
(5) Hệ số khả năng thanh toán:

- Hệ số khả năng thanh toán là công cụ đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn, nó
là điều kiện, là cơ sở đầu tiên để xác định doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tùy
theo khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các loại tài sản trong thực tế mỗi
doanh nghiệp , có thể sử dụng hệ số thanh toán sau đây :
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành , hệ số khả năng thanh toán bằng tiền :
- Công thức :
Khả năng thanh toán hiện hành =

.

Khả năng thanh toán bằng tiền =

.

- Ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Hệ số khả năng thanh
toán hiện hành cao cho thấy khả năng sử dụng, quản lý tài chính và khả năng tự chủ
tài chính tốt của doanh nghiệp.

Như vậy hệ thống chỉ tiêu trên được dùng để đánh giá khái quát hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, doanh
nghiệp có thể áp dụng một cách linh hoạt không nhất thiết phải áp dụng tất cả các
chỉ tiêu nói trên để đánh giá hiệu quả kinh doanh trong mọi thời kỳ kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại.
1.2.2 Quan điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh thuốc lá của
các doanh nghiệp thương mại
a, Quan điểm đánh giá hiệu quả kinh doanh thuốc lá của các doanh nghiệp
thương mại
Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh thuốc lá của các doanh nghiệp thương mại là
thực sự cần thiết để từ đó tìm ra những điểm yếu kém và những nguyên nhân hạn
chế yếu kém trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là gì? Nằm
ở khâu nào? Để có biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời.
22


23

23
23
23

Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại cần sự kết hợp
sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp và các chỉ tiêu đo lường và đánh
giá hiệu quả bộ phận, đảm bảo tính toàn diện của hệ thống trong việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Theo quan điểm này việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải là sự
kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh doanh của các bộ phận trong doanh nghiệp ,
không vì hiệu quả chung mà làm mất hiệu quả bộ phận và ngược lại không vì hiệu
quả của bộ phận làm mất đi hiệu quả chung của doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh càn đánh giá cả tình hình chấp hành chế độ, chính

sách pháp luật của doanh nghiệp. Chế độ chính sách pháp luật bao gồm các lĩnh vực
về thuế, thu nộp ngân sách, tín dụng bảo hiểm, bảo vệ môi trường, lao động, tiền
lương chế độ tài chính, kế toán kiểm toán, chế độ báo cáo tài chính và báo cáo khác,
việc thực hiện kết quả thanh kiểm tra.
Lưu ý khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần loại trừ các trường
hợp yếu tố bất khả kháng như: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, tai nạn
bất ngờ ngoài ý muốn, chính sách và cơ chế điều chỉnh chính sách nhà nước, hoặc
do doanh nghiệp thương mại đang thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội theo chỉ đạo
của chính phủ.
b, Phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh thuốc lá của doanh nghiệp
thương mại
Ba kỹ thuật thường áp dụng khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là :
- So sánh tuyệt đối: Kỹ thuật này dùng để xác định mức độ biến động tuyệt đối các
chỉ tiêu kinh tế (Cụ thể : doanh thu, lợi nhuận, năng suất lao động, thu nhập bình
quân của người lao động ...)
- So sánh tương đối: Kỹ thuật này lấy một trong các yếu tố dữ liệu cơ sở gốc và các
thời kỳ tiếp theo sẽ được biểu diễn theo dữ liệu kỳ gốc. Kỹ thuật này cho phép đánh
giá xu hướng mức độ tăng trưởng của chỉ tiêu.(Cụ thể: các chỉ tiêu đánh giá qua các
năm 2012 đến 2015)
- So sánh đối chuẩn: Là kỹ thuật dùng cho các chỉ tiêu đã so sánh một chỉ tiêu
được chọn làm chuẩn để đánh giá mức độ đạt được của doanh nghiệp thương mại so
với tiêu chuẩn đặt ra và tiêu chuẩn được chọn là mức trung bình ngành.

23


24

24
24

24

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thuốc lá của doanh nghiệp

thương mại
1.3.1

Các nhân tố khách quan
a, Các nhân tố thuộc về môi trường tự nhiên – xã hội
Với mỗi doanh nghiệp việc sản xuất kinh doanh ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của
các điều kiện tự nhiên và xã hội. Việc tiêu thụ thuốc lá chịu ảnh hưởng nhiều của
thời tiết khí hậu, đặc biệt có sự phân hoá giữa mùa hè và mùa đông. Mùa hè thời tiết
nắng nóng, oi bức cơ thể mệt mỏi nên việc hút thuốc lá của người tiêu dùng hạn chế
(kể cả với người nghiện nặng thì lượng hút cũng giảm hẳn). Ngược lại khi mùa
nóng qua đi và thời tiết mát mẻ, se lạnh thì việc hút thuốc tạo cảm giác sảng khoái,
ấm cúng nên lượng tiêu thụ tăng mạnh (thường tăng hơn 20% so mùa nắng nóng).
Do vậy việc điều tiết lượng hàng giữa các mùa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tăng
trưởng tiêu thụ và thị phần của Công ty.
Hiện nay trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội phát triển như vũ bão thì nếp sống,
phong tục tập quán có sự giao thoa giữa các nền văn hoá, có sự thay đổi nhanh
chóng trong lối sống, quan niệm xã hội nên việc nhiều thanh niên mới lớn hiện nay
kể cả nữ giới hút thuốc lá là điều dễ hiểu vì họ muốn tự khẳng định mình, cảm thấy
mình tự tin và lớn hơn, sành điệu hơn... nó là điều kiện thuận lợi cho việc tăng
trưởng và phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
- Quy mô dân số
Hiện nay dân số nước ta khoảng trên 90 triệu người với tỷ lệ tăng dân số >1%/năm.
Dân số là yếu tố thường xuyên trực tiếp tác động đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
nói chung và thuốc lá nói riêng, dân số càng đông thì nhu cầu càng lớn, tuy nhiên
nó còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán, lối sống…Theo số liệu thống kê về
tỷ lệ dân số của tổ chức y tế thế giới, mức tiêu thụ bình quân thuốc lá tính cho

những người trên 15 tuổi năm 2010 là 1.050 điếu/người và năm 2015 xấp xỉ 1.000
điếu/người (giảm 50 điếu/người/năm). So với mức tiêu thụ thuốc lá bình quân của
các nước trên thế giới thì mức tiêu thụ ở Việt Nam còn khá thấp năm 2013 mức tiêu
thụ bình quân là 950 điếu/người/năm, giới nữ hầu như không hút thuốc lá.
b, Các nhân tố thể hiện về môi trường kinh tế
- Điều kiện kinh tế

24


25

25
25
25

Khi thu thập được cải thiện thì người dân cũng điều chỉnh dần nhu cầu của mình từ
sản phẩm không có thương hiệu, có chất lượng kém, mẫu mã không hấp dẫn... sang
các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thương hiệu nổi tiếng hơn. Việc một bộ
phận dân cư khi có thu nhập cao hơn đã chuyển từ tiêu dùng các mác thuốc cấp thấp
lên tiêu dùng các mác thuốc trung, cao cấp cũng là một xu thế hiển nhiên. Đây là
một nhân tố ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp thương mại thuốc lá cần chú trọng.
- Hội nhập kinh tế quốc tế
Quá trình hội nhập sẽ đặt các doanh nghiệp trong nước vào thế buộc phải tự đổi
mới, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trương trong nước và có thể tồn tại. Việc
mở cửa thị trường cho các loại hàng hoá nước ngoài sẽ buộc hàng hóa trong nước
phải không ngừng nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã, bao bì, hạ giá thành… để
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Đây là một
yêu cầu khó khăn cũng là động lực cho các doanh nghiệp thương mại thuốc lá trong

nước phát triển.
c, Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật
- Ảnh hưởng của luật pháp, chính sách đến sản xuất và tiêu thụ thuốc lá
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đối với
con người như ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh về hô
hấp... Theo số liệu điều tra năm 2015, ở Việt Nam tỷ lệ nam giới hút thuốc lá là
51% và nữ giới là 3,4%, ước tính 10% dân số (khoảng trên 7 triệu người chết do các
bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó 3,7 triệu người chết ở tuổi trung niên).
Theo dự báo của tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020 số người chết trên thế giới vì
thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết vì HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông đường bộ.
Ngoài những tác hại đối với sức khoẻ con người thì hút thuốc lá còn gây ra những
tổn thất lớn về kinh tế của từng gia đình và toàn xã hội. Vì vậy mà Chính phủ Việt
Nam đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, chỉ thị... về phòng chống tác hại của
thuốc lá và các chính sách có liên quan đến việc giảm sản xuất, sử dụng các sản
phẩm thuốc lá bao gồm
+ Quản lý chặt chẽ quảng cáo, khuyến mại và các hình thức tài trợ
+ Quy định lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ

25


×