Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để phát triển cây mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ TIẾN CÔNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA
HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY MÂY NẾP
(CALAMUS TETRADACTYLUS HANCE)
TẠI HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ TIẾN CÔNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA
HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÂY MÂY NẾP
(CALAMUS TETRADACTYLUS HANCE)
TẠI HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Thái
CHỮ KÝ GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Nông Lâm – Trƣờng Đại học
Thái Nguyên theo chƣơng trình Đào tạo Thạc sĩ Lâm nghiệp khóa học 2013 - 2015.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự
quan tâm, giúp đỡ của Bộ phận quản lý Sau đại học cũng nhƣ của các thầy giáo, cô
giáo Khoa Lâm nghiệp, Trƣờng Đại học Nông Lâm – Trƣờng Đại họ
&PTNT tỉ

, Hạt kiểm lâm

huyện Lục Yên, UBND xã Lâm Thƣợng, UBND xã Tô Mậu. Nhân dịp này tác giả
xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ

đó.

Trƣớc hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS.
Nguyễn Văn Thái - ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình

giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quí báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác
giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin cả

, Hạt kiểm lâm huyện

Lục Yên, UBND xã Lâm Thƣợng, xã Tô Mậu đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi có
thể hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã cố gắng nhiều nhƣng do điều kiện hạn chế về thời gian, kinh phí
và trình độ nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi kính
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy
giáo cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Hà Tiến Công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không sao chép. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự

ệc


thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Hà Tiến Công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
2.1. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 3
4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 4
1.1. Những nghiên cứu về cây mây nếp ...................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ ........................................................................ 4
1.1.2. Trên thế giới ...................................................................................................... 5
1.1.3. Trong nƣớc ...................................................................................................... 13
1.2. Thảo luận ............................................................................................................ 26
1.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên....................................................................... 28
1.3.2. Kinh tế - xã hội ................................................................................................ 30
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 34
2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 34
2.1.1. Thực trạng gây trồng và phát triển cây mây nếp tại khu vực nghiên cứu .......34
2.1.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trƣởng phát triển
cây mây nếp tại khu vực nghiên cứu .........................................................................34
2.1.3. Đề xuất giải pháp kỹ thuật gây trồng, phát triển hiệu quả cây mây nếp tại khu
vực nghiên cứu ..........................................................................................................34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 34
2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận nghiên cứu..........................................................34
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ................................................34
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 41
3.1. Thực trạng gây trồng và phát triển cây mây nếp tại khu vực nghiên cứu .......... 41

3.1.1. Thực trạng tài nguyên rừng và đất rừng khu vực nghiên cứu .........................41
3.1.2. Thực trạng gây trồng mây nếp tại khu vực nghiên cứu ..................................42
3.1.3. Thực trạng các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây mây nếp tại khu vực nghiên
cứu .............................................................................................................................44
3.1.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức phát triển cây mây nếp tại
khu vực nghiên cứu ...................................................................................................45
3.2. Sinh trƣởng và các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây mây nếp tại khu
vực nghiên cứu .......................................................................................................... 49
3.2.1. Sinh trƣởng của cây mây nếp tại khu vực nghiên cứu ....................................49
3.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây mây nếp tại khu vực nghiên
cứu .............................................................................................................................66
3.3. Đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững và hiệu quả cây mây nếp tại khu
vực nghiên cứu .......................................................................................................... 71
3.3.1. Quy hoạch vùng phát triển LSNG ...................................................................71
3.3.2. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh Mây nếp .......................73
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 79
1. Kết luận ................................................................................................................. 79
2. Tồn tại ................................................................................................................... 80
3. Khuyến nghị .......................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Viết đầy đủ

Viết tắt
LSNG

Lâm sản ngoài gỗ



Quyết định

TFF

Trust Fund of Forests

FAO

Food and Agriculture Organization

VND

Việt Nam đồng

USD

Đô la Mỹ

ĐNA

Đông Nam Á


PRA

Participatory Rural Appraisal

RRA

Rapid Rural Appraisal

SALT

Sloping Aricultural Land Technology

Llong

Chiều dài lóng

Dgoc

Đƣờng kính gốc

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Cty

Công ty

NPK


Đạm – Lân – Kali

HGĐ

Hộ gia đình

SWOT

Strengths – Weaknesses – Opportunities - Threats

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

STT

Số thứ tự

SPSS

Statistical Package for Social Sciences

Nxb

Nhà xuất bản


KHKT

Khoa học kỹ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Điều tra các chỉ tiêu sinh trƣởng cây Mâp nếp .........................................37
Bảng 2.2: Điều tra cây bụi thảm tƣơi ........................................................................39
Bảng 3.1. Thực trạng sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng .....................................41
Bảng 3.2. Diện tích trồng mây nếp trên địa bàn huyện Lục Yên ..............................43
Bảng 3.3. Mật độ và tỷ lệ sống của cây mây nếp tại các điểm điều tra ........................43
Bảng 3.4. Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật gây trồng Mây nếp tại khu vực nghiên
cứu .............................................................................................................................44
Bảng 3.5: Phân tích SWOT về tiềm năng phát triển Mây nếp tại khu vực nghiên cứu
...................................................................................................................................46
Bảng 3.6. Sinh trƣởng đƣờng kính thân cây Mây nếp ở các độ tuổi khác nhau .......49
Bảng 3.7. Sinh trƣởng chiều dài thân cây Mây nếp ở các độ tuổi khác nhau ...........53
Bảng 3.8: Phƣơng trình tƣơng quan giữa đƣờng kính và chiều dài thân cây Mây nếp
...................................................................................................................................56
Bảng 3.9. Sinh trƣởng chiều dài lóng trung bình của cây Mây nếp ..........................58
Bảng 3.10. Chất lƣợng sinh trƣởng cây Mây nếp ở các độ tuổi khác nhau tại khu
vực nghiên cứu ..........................................................................................................59

Bảng 3.11. Một số tính chất hóa tính đất tại khu vực nghiên cứu ............................62
Bảng 3.12. Một số nhân tố địa hình tại khu vực nghiên cứu ....................................67
Bảng 3.13. Tƣơng quan giữa chiều dài thân cây Mây nếp với yếu tố độ dốc...........68
Bảng 3.14. Quan hệ giữa đƣờng kính lóng cây mây nếp với các tính chất đất.........69
Bảng 3.15. Quan hệ giữa chiều dài thân cây mây nếp với các tính chất đất.............70
Bảng 3.16. Các điều kiện gây trồng Mây nếp ...........................................................75
Bảng 3.17. Xác định tiến độ trồng Mây nếp trong năm ............................................78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sinh trƣởng đƣờng kính thân của cây Mây nếp tại các điểm điều tra ......51
Hình 3.2. Sinh trƣởng đƣờng kính thân cây Mây nếp ở tuổi 1 và tuổi 2,5 ...............52
Hình 3.3. Sinh trƣởng chiều dài thân cây mây nếp tại các điểm điều tra .................54
Hình 3.4. Sinh trƣởng chiều dài thân cây Mây nếp ở các điểm trồng khác nhau .....55
Hình 3.5. Tƣơng quan giữa đƣờng kính và chiều dài thân cây mây nếp ..................56
Hình 3.6. Tƣơng quan giữa đƣờng kính và chiều dài thân cây Mây nếp tuổi 1 .......57
Hình 3.7. Tƣơng quan giữa đƣờng kính và chiều dài thân cây Mây nếp tuổi 2,5 ....57
Hình 3.8. Đo đƣờng kính và chiều dài thân cây Mây nếp tại điểm điều tra .............57
Hình 3.9. Tình hình sinh trƣởng của cây Mây nếp ở các độ tuổi khác nhau ............60
Hình 3.10. Chất lƣợng sinh trƣởng của cây Mây nếp ...............................................60
Hình 3.11. Tình hình sinh trƣởng của cây Mây nếp 1 năm tuổi tại các điểm điều tra
...................................................................................................................................61
Hình 3.12. Các dạng phƣơng trình tƣơng quan giữa chiều dài thân và độ dốc ........68

Hình 3.13. Tƣơng quan giữa đƣờng kính lóng cây Mây nếp với một số tính chất hóa
tính đất .......................................................................................................................69
Hình 3.14. Tƣơng quan giữa chiều dài thân cây Mây nếp với một số tính chất hóa
tính đất .......................................................................................................................70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây mây nếp nói riêng có vài trò quan trọng
trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học. Mây nếp là loài cây lâm
sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị kinh tế cao, với các đặc tính bền, bóng đẹp, dẻo, dễ
uốn nên mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) là nguyên liệu để sản xuất nhiều
mặt hàng nhƣ đồ gia dụng, bàn ghế, sản phẩm mỹ nghệ tiêu dùng trong nƣớc và
xuất khẩu. Hàng mây nếp của nƣớc ta đã đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc và vùng
lành thổ nhƣ Đức, Ý, Nhật, Hồng Kông, Singapo, Cu Ba, v.v… Mỗi năm ƣớc tính
nhu cầu 15.000 tấn mây nếp để làm hàng xuất khẩu (Nguyễn Quốc Dựng, 2000).
Nhu cầu thị trƣờng mây nếp ở nƣớc ta dự báo ngày càng lớn, song nguồn nguyên liệu
cung cấp chủ yếu vẫn là từ rừng tự nhiên. Trong thời gian qua việc khai thác mây nếp
nói riêng và song mây nói chung không đƣợc kiểm soát nên ngƣời dân vào rừng khai
thác tràn lan, không đảm bảo tính bền vững, vì vậy hiện nay nguồn cung cấp này đã
giảm cả về số và chất lƣợng.
Mây nếp là một trong những loài có tiềm năng phát triển lớn và đã đƣợc
nhận thức là một loài có triển vọng trong kinh doanh rừng theo hƣớng tạo thu nhập
sớm và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong chiến lƣợc

phát triển kinh tế ngành và chƣơng trình trồng mới năm triệu hecta rừng, đến năm
2010 xây dựng đƣợc 450.000ha rừng cung cấp LSNG, trong đó song mây chiếm tỷ
phần từ 10 – 20% (Bộ NN&PTNT, 2006).
Ở Việt Nam nghiên cứu gây trồng mây nếp đã và đang đƣợc Chính phủ và
ngƣời dân rất quan tâm, nhất là từ khi thực hiện chính sách giao đất khoán rừng tới hộ
gia đình. Hiện nay, mây nếp đƣợc gây trồng khá phổ biến theo 2 phƣơng thức cơ bản
là: i) Trồng trong vƣờn hộ; và ii) dƣới tán rừng. Tuy vậy, kỹ thuật trồng mây nếp ở
các địa phƣơng rất khác nhau từ khâu lựa chọn lập địa trồng, thu hái và xử lý hạt
giống, v.v… cho đến kỹ thuật trồng, thu hoạch, sơ chế bảo quản và tiêu thụ sản phẩm,
v.v… Vì vậy mức độ thành công cũng rất khác nhau. Điểm đáng chú ý là một số địa
phƣơng đã có kinh nghiệm gây trồng mây có hiệu quả và đã phát triển thành làng
nghề truyền thống, song rất tiếc là những kinh nghiệm này chƣa đƣợc đúc rút về mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

kỹ thuật để phát triển mở rộng. Hơn nữa, do thiếu thông tin thị trƣờng nên ngƣời sản
xuất luôn bị các tƣ thƣơng ép giá làm giảm giá trị, thu nhập của ngƣời dân.
Vấn đề đặt ra là cần phải tổng kết và đánh giá một cách toàn diện các mô
hình trồng mây nếp dƣới tán rừng, để đƣa ra các biện phát kỹ thuật gây trồng, phát
triển, phân tích kênh tiêu thụ sản phẩm mây nếp và đề xuất đƣợc các mô hình điểm
để nhân rộng, phát triển qua đó giảm thiểu các tác động có ảnh hƣởng lâu dài đến
các sản phẩm từ rừng hoặc các sản phẩm từ những khu rừng nghèo kiệt đã đƣợc
giao khoán là hoạt động hƣớng ngƣời dân đến với các mô hình phát triển kinh tế đồi
rừng bền vững nhằm giúp ngƣời dân sống trong khu rừng đƣợc giao có thêm thu
nhập sản phẩm từ rừng, góp phần nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập kinh tế hộ gia
đình, xóa đói giảm nghèo và tính bền vững của việc gây trồng, phát triển mây nếp,

đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số cơ
sở khoa học để phát triển cây mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) tại huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Góp phần phát triển bền vững cây mây nếp tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc thực trạng gây trồng phát triển cây mây nếp tại khu vực
nghiên cứu;
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trƣởng cây
mây nếp tại khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất đƣợc giải pháp phát triển cây mây nếp tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là cây mây nếp và ảnh hƣởng của các nhân
tố sinh thái đến sinh trƣởng của cây mây nếp trồng tại các hộ gia định tại 2 xã Lâm
Thƣợng và Tô Mậu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Đề tài đã chọn hai xã là xã Lâm Thƣợng và xã Tô
Mậu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, là 2 xã điểm đƣợc lựa chọn thực hiện mô hình
tăng thu nhập từ rừng cho ngƣời dân thông qua dự án (Tăng cƣờng lâm nghiệp cộng

đồng ở Việt Nam). Ngƣời dân đã đƣợc đầu tƣ kinh phí, giống, tập huấn kỹ thuật gây
trồng cây mây nếp. Sau khi đánh giá các mô hình có hiệu quả, sẽ tiếp tục đề xuất
nhân rộng ra các xã khác trong huyện.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2014 đến 10/2015.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài thực hiện góp phần bổ sung cơ sở khoa học kỹ thuật gây trồng và
phát triển cây mây nếp tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đề tài là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho các nghiên cứu tiếp theo về cây
mây nếp tại huyện Lục Yên nói riêng và các huyện khác của tỉnh Yên Bái có cùng
điều kiện sinh thái nhƣ huyện Lục Yên
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Lƣợng hóa đƣợc thực trạng gây trồng, phát triển cây mây nếp tại huyện Lục
Yên tỉnh Yên Bái.
- Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hƣởng một số nhân tố sinh thái đến sinh trƣởng
phát triển cây mây nếp, qua đó đề tài đề xuất đƣợc một số biện pháp kỹ thuật chủ
yếu trong gây trồng và phát triển cây mây nếp tại địa phƣơng.
- Ứng dụng các biện pháp ký thuật đã đề xuất vào việc nhân rộng mô hình
gây trồng cây mây nếp tại các vùng lân cận huyện Lục Yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về cây mây nếp

1.1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) đã đƣợc FAO quan tâm thống kê cũng nhƣ đầu tƣ
phát triển ở một số các quốc gia. FAO cũng là cơ quan đầu tiên đƣa ra khái niệm và phân
loại LSNG trên phạm vi toàn cầu: “LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh
vật không kể gỗ, cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng” (FAO, 1995) [1].
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không phải là gỗ,
đƣợc thu hoạch từ rừng, đất rừng và các cây đơn lẻ ngoài rừng (FAO, 1999) [1].
"Thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc cao và bậc thấp
phân bố trong rừng. Những loài cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho các sản
phẩm quý khác nhƣ nhựa thông, quả hồi, vỏ quế hoặc sợi song mây là thực vật đặc
sản rừ
[2].
Theo Phạm Văn Điển (2009) [8], LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có
nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu đƣợc từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có
kiểu sử dụng đất tƣơng tự rừng, loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó.
Với cách hiểu nhƣ vậy, có thể đƣa ra một thuật ngữ khác: thực vật cho
LSNG (vegetation producing non-wood forest products). Theo nghĩa hẹp, những
thực vật (của rừng hoặc của hệ thống sử dụng đất tƣơng tự rừng) cho sản phẩm
không phải gỗ, hoặc ngoài việc cung cấp gỗ chúng còn cho các sản phẩm khác gỗ từ
thực vật, nhƣ: quả, hạt, vỏ, nhựa, tinh dầu, tanin, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh,
v.v... đƣợc gọi chung là thực vật cho LSNG.
Theo nghĩa rộng, thực vật cho LSNG bao gồm mọi thực vật của hệ sinh thái
rừng hoặc của hệ thống sử dụng đất tƣơng tự rừng, có khả năng cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ (có nguồn gốc thực vật), loại trừ gỗ ở tất cả các dạng.
Việc phát triển LSNG về thực chất nhằm làm tăng giá trị kinh tế của rừng,
cũng nhƣ để kinh doanh tổng hợp tài nguyên rừng. Tuy nhiên, để tăng giá trị kinh tế
của rừng có thể còn có nhiều con đƣờng khác nhau nhƣ thực hiện nông lâm kết hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





5

hay thâm canh rừng. Nhƣng sử dụng con đƣờng nào thì sự chọn lựa của ngƣời dân
vẫn là quan trọng nhất. Đã đến lúc chúng ta phải thực hiện nguyên tắc của một nền
nông nghiệp sinh thái bền vững, và canh tác theo kiểu gần với tự nhiên là một cách
làm có triển vọng. Phát triển LSNG để tận dụng ƣu thế đa dạng sinh học của hệ sinh
thái rừng, và sự đa dạng sản phẩm lại tạo ra sự cân bằng trên cơ sở bảo tồn có khai
thác. Sức mạnh kinh tế và lợi thế sinh thái tiềm tàng của LSNG nếu đƣợc giải
phóng sẽ thu hút ngƣời dân tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển LSNG vì
cuộc sống của mình và cộng đồng. Nó là một phần hiệu quả của chiến lƣợc phát
triển toàn vẹn tài nguyên rừng, tham gia vào việc cải thiện kinh tế địa phƣơng,
khích lệ quản lý tài nguyên dài hạn và bền vững [6].
Trong phạm vi báo cáo, Đề tài chỉ nghiên cứu sự phát triển loài Mây nếp ở
xã Lâm Thƣợng và xã Tô Mậu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Qua đó, đƣa ra một
số thông tin phản ánh vị trí, vai trò của cây Mây nếp đối với bảo tồn và phát triển tài
nguyên rừng, đất rừng vùng nghiên cứu; làm cơ sở cho việc nâng cao nhận thức và
thay đổi quan niệm về cây Mây nếp, nhằm thúc đẩy các giải pháp phát triển bền
vững loài cây Mây nếp; góp phần xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân và bảo vệ
môi trƣờng sinh thái ở khu vực.
1.1.2. Trên thế giới
1.1.2.1. Những nghiên cứu về tính đa dạng và phân bố cây mây nếp
Trong những năm qua ngành công nghiệp đồ gia dụng từ song mây phát triển
thì tài nguyên này trong tự nhiên bị khai thác ngày càng kạn kiệt, nhiều giống có
nguy cơ tuyệt chủng, ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của ngành kinh tế song
mây trên thế giới. Tổ chức tre mây trên thế giới (INBAR) đã đƣợc thành lập nhằm hỗ
trợ nghiên cứu về song mây quốc tế. Các nƣớc Trung Quốc, Indonesia, Philippin, Ấn
Độ, v.v… Đã điều tra hiện trạng tài nguyên, xây dựng đƣợc vƣờn sƣu tập gen, nghiên
cứu công nghệ sản xuất giống và thâm canh, thúc đẩy ngành song mây phát triển. Các

chi song mây là quần thể loài thực vật ở vùng nhịêt đới, phân bố thiên nhiên ở Đông
bán cầu và các vùng phụ cận. Toàn thế giới có 13 chi, 600 loài, trong đó ở Châu Á có
10 chi khoảng 300 – 400 loài, miền Bắc Châu Đại Dƣơng có 1 chi, 8 loài, vùng nhiệt
đới Châu Phi có 4 chi, trong đó có 3 chi đặc hữu, 24 loài. Ƣớc đoán, trên toàn cầu có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

khoảng trên 3,5 triệu ha rừng tự nhiên có phân bố song mây, trong đó vùng Đông
Nam Á có 2,9 triệu ha. Có tới 20 – 30 giống mây thƣơng phẩm nổi tiếng tập trung
chủ yếu ở các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Indonesia, Malaysia, v.v…[3].
Những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học về song mây đã có nhiều
tiến triển, nhất là nghiên cứu về nhân giống và công nghệ thâm canh. Từ những thập kỷ
60 của thế kỷ XX trở lại đây, các nƣớc đều áp dụng thành thạo phƣơng pháp sinh sản
hữu tính nâng cao tỉ lệ hạt nảy mầm đạt trên 75%, tỷ lệ cây con xuất vƣờn đạt trên
80%. Do các giống tốt rất hiếm, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu phƣơng
pháp sinh sản vô tính nhƣ giâm cành, tách rễ, v.v… nhƣng đều không thành công.
Theo Ucali – Garcia đã thông báo kết quả sơ bộ về nuôi cấy mô 13 giống mây, mở ra
triển vọng nhân giống bằng nuôi cấy mô. Vào năm 90 của thế kỷ XX, kết quả nghiên
cứu của Trung Quốc, Malaysia đã có bƣớc đột phá lớn về công nghệ nuôi cấy mô song
mây. Malaysia đã nhân thành công các giống Calamus caesuis, Calamus manan bằng
công nghệ nuôi cấy mô.
Theo Manokaran (1985) [26], 100 năm trƣớc đây ở Sumatra của Indonesia, đã
bắt đầu trồng Calamus caesuis. Từ những năm 70 – 80 của thập kỷ XX, Trung Quốc,
Malaysia đã bắt đầu thử nghiệm tạo rừng mây. Ở Malaysia, vùng rừng vừa khai thác
đã kiến tạo 4.000ha rừng mây Calamus caesuis và Calamus trachycoleus. Năm 1993
INBAR đã mở hội nghị chuyên đề xác định đƣợc 10 giống mây tốt nhƣ Calamus

manan, Calamus caesuis, Calamus tetradatylus (mây nếp, mây trắng, mây mật),
v.v… Các nƣớc Đông Nam Á đã trồng hàng vạn ha, trong đó Indonesia trồng đƣợc
40.000ha, Malaysia trồng đƣợc 3.100ha. Diện tích trồng đã sớm cho thu hoạch. Trong
điều kiện lập địa và quản lý tốt, giống Calamus caesuis cho năng suất 7,5 tấn/ha.
Trung Quốc đã tổng kết đƣợc hệ thống công nghệ hoàn chỉnh về trồng mây, gây
trồng đƣợc 1.200ha rừng mây. Trải qua 25 năm thử nghiệm, lợi nhuận thu đƣợc của
mây với mức thấp nhất gần 7 triệu VND/ha, mức cao nhất là 33,6 triệu VND/ha, thời
gian thu hồi vốn nhanh nhất là 1,71năm, dài nhất là 10,3 năm.
Mây phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, ngoài ra còn một số ít loài mây ở phía
Bắc châu Đại Dƣơng và châu Phi nhiệt đới. Toàn thế giới có 14 chi và gần 600 loài
song mây. Riêng Đông Nam Á có 9 chi, 316 loài; Chi mây nếp (Calamus) lớn nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

với 133 loài. Vùng tập trung là: Indonêsia, Malaixia, Philippine, Thái Lan, Đông
Bắc Ấn Độ, Đông Dƣơng và New Guinea; nƣớc sản xuất nhiều mây nhất là
Indonesia chiếm 80% tổng sản lƣợng song mây trên thế giới, tiếp sau là Malaixia
chiếm 10%, 10% còn lại thuộc các nƣớc Philippine, Thái Lan, ba nƣớc Đông Dƣơng.
Giá trị hàng mây xuất khẩu của Indonesia đạt tới 83 triệu USD mỗi năm, Philippine
30 triệu USD, Thái Lan 7 triệu USD.
Trƣớc đây nhiều nƣớc Đông Nam Á xuất khẩu hàng song mây qua chế biến và
cả dạng thô chƣa qua chế biến, nhƣng từ thập kỷ 70 trở lại đây việc xuất khẩu mây
thô đã bị đình chỉ ở hầu hết các nƣớc. Đến nay nguồn song mây vẫn khai thác chủ
yếu trong rừng tự nhiên; khoảng 50 loài mây có giá trị kinh tế và đƣợc sử dụng nhiều
ở các nƣớc. Nghề trồng mây ở Đông Nam Á mới bắt đầu khoảng 100 năm về trƣớc ở
Indonesia và Malaixia, số lƣợng mây trồng còn quá ít.

Ở Indonesia trồng 3 loài mây: Calamus caesius, C. trachycoleus ( qui mô
lớn) và C. manan (qui mô nhỏ). Malaixia trồng 2 loài:

C. caesius và C. manan.

Philippin trồng 1 loài: C. merrllii.
Trung Quốc đang trồng thử loài C. tetradactylus ở đảo Hải Nam và Quảng
Đông; Các loài trên hầu hết có đƣờng kính thân nhỏ trên dƣới 1cm, chỉ có 2 loài C.
manan và C. merrillii có đƣờng kính thân trên 3cm.
Mây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ, là nguồn
lâm sản ngoài gỗ chiếm một vị trí quan trọng ở nhiều nƣớc trên thế giới đặc biệt là
các nƣớc nhiệt đới. Đã từ lâu, ở các nƣớc có Mây, ngƣời dân đã biết sử dụng loài cây
này để tạo ra hàng trăm sản phẩm phục vụ thiết thực cho đời sống hàng ngày và cho
xuất khẩu. Nhƣ vậy có thể thấy mây phân bố rộng khắp trên thế giới, mang lại lợi ích
cho nhiều nƣớc kinh doanh và sử dụng chúng. Từ những nguồn lợi to lớn mà nguồn
tài nguyên này mang lại thì rất cần có thêm những nghiên cứu ứng dụng hơn nữa về
gây trồng và sử dụng loài lâm sản ngoại gỗ này.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm, nhân giống song mây
Phƣơng pháp ngâm hạt trong nƣớc ấm hay dung dịch hóa chất đƣợc sử dụng
trong xử lý nảy mầm hạt giống nhiều loài song mây cho tỷ lệ nảy mầm cao nhƣ với
loài C. latifolius đƣợc xử lý ở 400C trong 48 giờ đạt tỷ lệ nảy mầm 89% (Mohd và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

cs, 1994). Phƣơng pháp xử lý tách vỏ quả với loài C. pergrinus cho tỷ lệ nảy mầm
sau 12 – 35 ngày đạt 91%. Phƣơng pháp cạy nắp rốn hạt rút ngắn thời gian nảy

mầm đang đƣợc xem xét (Lapis A. B. et. al. 2005) [25].
Ở Lào, quả đƣợc ngâm trong nƣớc lạnh từ 7 – 10 ngày, thay nƣớc hàng ngày
để tránh tình trạng nấm mốc phát triển. Vỏ và cùi quả cũng sẽ đƣợc cắt bỏ trƣớc
hoặc sau khi ngâm nƣớc (Southone K., 2004) [28].
Phƣơng thức nhân giống Song Mây phổ biến nhất hiện nay là bằng hạt, các
phƣơng thức khác nhƣ sử dụng chồi, ra ngôi thân rễ và nuôi cấy mô còn ít đƣợc sử
dụng (Aziah, 1992) [23]. Do đặc điểm hệ rễ của các bụi mây có thể tạo thành nhiều
chồi và phát triển thành cây, nên khi nhân giống cần chặt bỏ thân cây để các chồi
mọc lên nhiều từ gốc, đào toàn bộ rễ, tách riêng từng chồi cùng với hệ rễ nguyên
vẹn đem trồng, từ những chồi này cây nhanh chóng sinh trƣởng và phát triển thành cụm.
Nhân giống bằng hạt đƣợc tiến hành hầu hết ở các loài song mây phục vụ
cho công tác tạo giống, song hạt giống hầu hết đƣợc thu hái từ tự nhiên và chủ yếu
theo kinh nghiệm của ngƣời dân. Một vài loài có thể nhân giống bằng thân khí sinh
và thân rễ (Manokaran, 1985) [26]. Vào đầu mùa mƣa, tiến hành cắt thân khí sinh
thành từng đoạn và đƣợc xử lý hoocmon kích thích rễ trƣớc khi giâm
(Seethalakshmi, 1989). Theo Haridisan đã tiến hành thành công đối với loài C.
zollingeri cho kết quả tới 61% (Zhu Zhaohua, 2001) [29].
Tại Ấn Độ, nhân giống sinh dƣỡng đƣợc thực hiện theo 3 cách: (i) Giâm hom
thân nhƣ với chi Kothalsia với chồi nách phát triển lớn lên nhƣ một cá thể cây hoàn
chỉnh (Biswas and Dayal, 1995) [24]; (ii) Nhân giống bằng chồi bên mọc trên thân
ngầm còn nguyên vẹn là vật liệt tốt để tạo cây con mới đối với loài song mây mọc
cụm. Chúng đƣợc tách và cấy trong túi bầu và sau đó đƣợc chăm sóc trong vƣờn
ƣơm. Các loài bản địa nhƣ C. travacoricus, C. thuaitesii và C. gamblei cho kết quả
cao theo phƣơng pháp này (Biswas and Dayal, 1995) [24]; và (iii) Nhân giống bằng
nuôi cấy mô – kỹ thuật nhân giống bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô đã mang lại giá
trị thƣơng mại rất cao đối với các loại cây ngoại lai. Tuy nhiên, việc áp dụng trên
một số loài song mây ở Ấn Độ vẫn chƣa thực hiện đƣợc (Padmanaban, D and
Illangovan, R. , 1994) [27].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





9

1.1.2.3. Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng thâm canh và phát triển song mây
Trên thế giới song mây đã đƣợc trồng trọt ở 3 qui mô chính nhƣ: (i) Qui mô
nông trƣờng với mục đích thƣơng mại; (ii) Qui mô làng xóm để dùng làm hàng rào
hoặc dùng trong gia đình; và (iii) Những thử nghiệm tại các cơ sở bán sản xuất nhỏ.
Nguồn mây song vấn khai thác chủ yếu trong rừng tự nhiên. Có khoảng 50 loài mây
có giá trị kinh tế và đƣợc sử dụng nhiều ở các nƣớc. Nghề trồng mây đƣợc bắt đầu
khoảng 100 năm về trƣớc nhƣng số loài mây trồng còn ít. Việc lựa chọn các loài
đƣợc đƣa vào phạm vi phân bố, giá trị kinh tế, mức độ thuần dƣỡng, khí hậu và sinh
thái, tài nguyên di truyền (Williams and Rao, 1994). Canh tác song mây thành rừng
xuất hiện ở Kalimantan vào năm 1850, sau đó đƣợc mở rộng ra rừng thứ sinh nghèo
và rừng trồng cao su ở Malaysia và Indonesia (Aminuddin, 1995) [22].
Để nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng song mây, các nƣớc vùng Đông Nam Á
đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu đã đề cập đến các lĩnh vực
phân loại, kỹ thuật kinh doanh, bảo tồn, chế biến và bảo quản song mây. Đây là
những nền móng đầu tiên cho sự phát triển gây trồng song mây trên qui mô lớn.
Song mây đã đƣợc gây trồng tập trung với mục đích thƣơng mại, để dùng trong gia
đình và làm hàng rào bảo vệ hoặc trồng thử nghiệm. Ở Indonesia trồng chủ yếu 3
loài Calamus caesisu, C. trachycoleus và C.manan; ba loài C. merrilii, C. manan và
C. tetradctyleo đƣợc trồng ở Philippin; Malaysia đã trồng Calamus caesius và C.
manan; Trung Quốc trồng C. tetradactylus ở Đảo Hải Nam, Quảng Đông và trồng
một số loài khác thuộc chi Calamus và chi Daemonorops (Dransfield. J và
Manokaran. N, 1998) [3].
Theo Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cƣờng (1996) [5] cho biết nghề trồng mây ở
Đông Nam Á đã đƣợc quan tâm từ lâu, ở Malaysia bƣớc đầu đã nghiên cứu tạo
giống mây bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô, đã tiến hành thí nghiệm trồng song mây

dƣới tán các loại rừng với các cự ly khác nhau. Malaysia và Indonesia đã xây dựng
rừng mây giống phục vụ cho gieo trồng trên qui mô lớn. Các công trình nghiên cứu
chủ yếu tập trung vào các loài mây có giá trị kinh tế, trong đó mây nếp là loài đƣợc
nghiên cứu gây trồng nhiều hơn cả.
Ở Philippines, việc trồng song mây chỉ tiến hành với ít loài và trên qui mô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

nhỏ, chẳng hạn nhƣ loài C. manillensis đƣợc trồng rộng rãi trong vƣờn cây ăn quả
của hộ gia đình để trị bệnh ho (Fernando and Palaypyon, 1988). Song mây đƣợc
canh tác thích hợp trong rừng trang trại, những loài đƣợc gieo trồng là C.
dimorphacanthus và C. vidalianus. Năm 1989, một số vùng trồng song mây đƣợc
thiết lập, nhƣng chủ yếu đƣợc trồng dƣới vùng dự án lâm nghiệp của Cục Môi
trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên (DENR). Đến nay việc trồng song mây ở quốc gia
này đã đƣợc mở rộng và hàng năm nƣớc này xuất khẩu đạt giá trị 30 triệu USD (dẫn
theo Vũ Văn Dũng, 1990) [4].
Ở Trung Quốc, song mật có mặt ở rừng mƣa nhiệt đới, ở độ cao 700-800m
so với mực nƣớc biển. Những nơi có nhiệt độ 17-210C, lƣợng mƣa hàng năm trên
1300mm, độ chiếu sáng 50%, đất sâu ẩm, nhiều mùn và pH từ 5,0 đến 6,0 thích hợp
với song mật. Song mật đƣợc trồng từ cây con 12-18 tháng tuổi, có 7-8 lá. Sinh
trƣởng trung bình về chiều cao từ 1,5-2,5m/năm, cho đến khoảng 7 đến 8 tuổi chiều
cao cây có thể đạt 12-15m (dẫn theo Vũ Văn Dũng, 1990) [4].
Ở Quảng Đông và đảo Hải Nam, mây nếp phát triển tốt với mật độ 100
khóm/ha, thích hợp ở những nơi có lƣợng mƣa 1000mm, độ chiếu sáng 50%, nơi đất
ẩm, pH từ 5,5-6,4 và nhiệt độ trung bình 21-250C. Từ tuổi 1 đến tuổi 3, mây nếp sinh
trƣởng rất chậm, chiều cao trung bình dƣới 0,3m/năm; đến tuổi 3 chiều cao chỉ đạt

0,5m/năm; khi đƣợc 4 tuổi trở lên chiều cao có thể đạt 1m/năm (Zhu Zhaohua, 2001) [29].
Theo Dransfield. J và Manokaran. N (1998), thì ở Trung Quốc mây nếp đƣợc
trồng phổ biến theo phƣơng thức nông lâm kết hợp, trồng dƣới tán cây ăn quả hoặc
cây quanh khu vƣờn. Trồng mây nếp trong vƣờn đem lại thu nhập ổn định cho
ngƣời dân. Trên quy mô lớn thì mây nếp đƣợc trồng xen trong các khu rừng phục
hồi và rừng trồng. Nơi trồng mây nếp đảm bảo độ chiếu sáng từ 40-50%, cần bón
thêm phân hữu cơ. Mây nếp đã đƣợc trồng thử nghiệm theo các cự ly 1x3m, 2x3m
và 1x4m. Cây con đƣợc trồng đơn độc hoặc 2 cây/cụm. Tại tỉnh Quảng Đông, mây
nếp đƣợc trồng thử nghiệm ở các sƣờn đồi, đợt đầu thu hoạch vào năm thứ 7 với
năng suất khoảng 1,2 tấn/ha. Năng suất chung cho một chu kỳ sinh trƣởng 25 năm
có thể đạt 6 tấn/ha. Đây là loài cây đƣợc khuyến cáo trồng rộng rãi ở miền nam
Trung Quốc [3].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

Phƣơng thức trồng thuần với quy trình kỹ thuật tiên tiến đảm bảo cho các cây
nƣơng tựa vào nhau, không bị đổ ngã trong quá trình phát triển đƣợc coi là phƣơng
thức trồng cải tiến, có khả năng đầu tƣ cao, nhanh cho thu hoạch và sản lƣợng tăng
hơn nhiều lần so với trồng xen dƣới tán rừng.
Để xác định đƣợc phƣơng thức trồng thích hợp phải căn cứ vào điều kiện tự
nhiên, địa hình, tập quán canh tác, khí hậu, nguồn nhân lực và đặc biệt là khả năng
thích ứng của giống với điều kiện ấy.
1.1.2.4. Những nghiên cứu về kỹ thuật khai thác, bảo quản và thị trường tiêu thụ
mây nếp
Đồ gia dụng đƣợc làm từ mây có đặc tính nhẹ, mềm, bền, đẹp có giá trị thẩm
mỹ cao, đƣợc ngƣời tiêu dùng toàn thế giới ƣa chuộng. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX

đến nay, giá trị công nghiệp đồ gia dụng về mây tăng trƣởng hàng năm khoảng 10%.
Theo công báo của tổ chức liên hiệp quốc, diện tích rừng mây thiên nhiên của Châu Á Thái Bình Dƣơng, khoảng 2,9 triệu ha, bình quân sản xuất 32 vạn tấn mây nguyên liệu,
có khả năng sản xuất 44 vạn tấn đồ gia dụng làm bằng mây, tạo ra giá trị khoảng 1tỷ
USD, thu hút 1 triệu việc làm. Tuy vậy 90% nguyên liệu mây công nghiệp phụ thuộc
vào tài nguyên mây hoang dại ở Đông Nam Á. Tài nguyên thiên nhiên này ngày càng
suy giảm, trong khi đó, sản phẩm mây của các nƣớc Đông Nam Á chiếm tới 58% thị
phần thế giới, còn lại 42% là các nƣớc công nghiệp phát triển. Đứng trƣớc nguy cơ cạn
kiệt nguyên liệu, từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, sau Philipin nhiều nƣớc Đông Nam Á
khác đã ban hành luật bảo vệ tài nguyên mây của nƣớc mình, hạn chế cắt mây thiên
nhiên, nghiêm cấm xuất khẩu mây nguyên liệu và đồ mây bán thành phẩm. Ở Trung
Quốc, sản lƣợng mây nguyên liệu khoảng 4.000 – 6.000 tấn/năm (Dransfield. J và
Manokaran. N, 1998) [3].
Lịch sử sản xuất hàng song mây đã có từ lâu đời ở Đông Nam Á nghề mây
đã trở thành một loại “văn hoá mây”. Trong 30 năm qua, sản phẩm của các nƣớc
Đông Nam Á tăng hàng năm 15% - 30%. Nghành sản xuất hàng mây là ngành sử
dụng nhiều lao động. Theo thống kê các nƣớc Đông Nam Á có 1 triệu ngƣời làm
nghề mây, trong đó 50 vạn ngƣời trực tiếp sản xuất, còn khoảng 70 vạn ngƣời thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

hoạch và vận tải. Nghề chế biến mây có hiệu quả kinh tế rất lớn, giá trị sản phẩm
mây qua chế biến tăng lên đến 3 lần (Lapis A. B. et. al. 2005) [25].
Trong lịch sử Singapo là nƣớc xuất khẩu hàng mây quan trọng của Đông
Nam Á và ven bờ Tây Thái Bình Dƣơng. Năm 1922 – 1927, lƣợng xuất khẩu
16.000 – 27.500 tấn, sợi mây xuất khẩu sang Singapo lại tiếp tục xuất đi các nƣớc

khác. Trƣớc những năm 70 của thế kỷ XX, Indonesia là nƣớc xuất khẩu lớn về mây
nguyên liệu, chiếm trên 90% nhu cầu nguyên liệu trên toàn thế giới. Nhiều năm trở
lại đây buôn bán sản phẩm mây tăng nhanh, chỉ riêng Indonesia trong vòng 17 năm
kim ngạch tăng 250 lần, Philipin trong vòng 15 năm tăng 75 lần, Thái Lan trong 9
năm tăng 23 lần, Malaysia trong vòng 8 năm tăng 12 lần. Vào thập kỷ 80 của thế kỷ
XX, 4 nƣớc trên đây đã đạt kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây là 400 triệu USD,
trong đó Indonesia là 200 triệu USD. Năm 1990 kim ngạch buôn bán các mặt hàng
này là 1 tỷ USD, đến cuối thế kỷ XX kim ngạch đạt khoảng 1,5 – 2 tỷ USD.
Lƣợc sơ bộ tình hình buôn bán mây trên thế giới mà tập trung chủ yếu là ở
các nƣớc Đông Nam Á, có thể thấy sản phẩm mây đƣợc buôn bán ngày càng nhiều,
giá trị xuất khẩu mây của các nƣớc ĐNA ngày càng lớn, chứng tỏ tiềm năng phát
triển các sản phẩm mây của các nƣớc trong khu vực rất lớn. Việt Nam đang chú
trọng phát huy những giá trị từ nguồn lâm sản ngoài gỗ này, đƣa giá trị xuất khẩu
của các mặt hàng song mây ngày càng cao hơn.
Thị trƣờng buôn bán song mây đã đƣợc xác lập, mặt hàng song mây xuất
khẩu trên thế giới hàng năm đạt 600 triệu USD. Toàn bộ sản phẩm này đều có
nguồn gốc từ các nƣớc Châu Á, Thái Bình Dƣơng; trong đó Malaysia 19,5%,
Indonêsia 15,9%, Việt Nam 14% và Trung Quốc 12,4%, còn lại là các nƣớc
khác [1].
Năm 2000, IPGRI đã tổng hợp một số nghiên cứu về song mây ở Trung Quốc
cho biết mây nếp là một trong những loài cây có giá trị thƣơng mại cao và đƣợc gây
trồng nhiều ở đảo Hải Nam - Trung Quốc. Hàng năm, hòn đảo này cung cấp 3.0006.500 tấn song mây (trong đó có mây nếp) cho nhu cầu thị trƣờng (Zhu Zhaohua,
2001) [29].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13


Trong những năm qua việc khai thác xuất khẩu song mây ở các nƣớc Đông
Nam Á đã và đang gây ra sự suy thoái nguồn tài nguyên này. Nhiều nƣớc có trữ
lƣợng song mây lớn nhƣ: Indonesia, Malaysia, v.v… hiện nay phải đóng cửa rừng
để bảo vệ nguồn tài nguyên quí giá đó và đẩy mạnh nghiên cứu phát triển song mây,
một số trung tâm và phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về song mây đã hình thành.
1.1.3. Trong nước
1.1.3.1. Những nghiên cứu về sinh lý sinh thái cây mây nếp
* Đặc điểm sinh thái cây mây nếp
Mây nếp thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiệt độ không
khí từ 20 đến 250C, lƣợng mƣa trung bình từ 1.500 đến 2.500mm, độ ẩm không khí
cao, không bị sƣơng giá và ngập úng nhiều ngày. Mây nếp ƣa đất sâu, ẩm, giàu mùn,
xốp, độ pH từ 4,5 đến 6,0. Mây nếp là một trong những loài Song Mây có phân bố rộng
nhất ở Việt nam, có thể gặp Mây nếp mọc tự nhiên ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam.
Trong rừng tự nhiên thƣờng gặp Mây nếp trong kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh, có độ
cao khoảng 100-800m, tập trung nhiều nhất ở độ cao 200-500m. Trong các kiểu rừng
rụng lá hay nửa rụng lá rất hiếm gặp mây nếp.
* Đặc điểm sinh lý cây mây nếp
Mây nếp 1-3 năm tuổi có thể chịu bóng nhƣng sau 4 năm tuổi nếu không đƣợc mở
sáng kịp thời hoặc leo lên tán rừng thì Mây nếp sẽ sinh trƣởng chậm, thậm chí sẽ chết.
Mây đẻ nhánh quanh năm, mùa mƣa mây đẻ nhánh mạnh. Từ đầu thân ngầm
thƣờng mọc ra 2 chồi nhƣng chỉ 1 phát triển thành thân khí sinh. Sau 6-7 năm bụi mây
tốt có đến 30 nhánh. Thƣờng thì nhánh mẹ cao 1m, nhánh con đã cao 0,5m và đã có
nhánh tiếp theo. Sự đẻ nhánh phụ thuộc vào đất tơi xốp hay không và cách vun gốc khi
trồng. Nếu lấp gốc quá sâu mây khó đẻ nhánh vì thế chỉ cần lấp đất ngang cổ rễ.
Mây nếp chỉ phát triển chiều dài và không phân nhánh nên khi mất ngọn cây
sẽ ngừng sinh trƣởng, khi đó mây ròn và chất lƣợng kém.
Trồng 5-6 năm thì Mây nếp bắt đầu ra hoa kết quả. Hoa nở tháng 5-6, quả
chín từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 năm sau.
Nơi đất ẩm, ven suối, khe không quá rậm rạp Mây nếp sinh trƣởng tốt. Mây

nếp có khả năng chịu đƣợc hạn nhƣng sinh trƣởng kém, chất lƣợng sợi mây không
cao. Mây nếp tăng trƣởng khá mạnh, một năm thân dài ra đƣợc 3-4m.. Khi bẹ lá ở
gốc rụng đi là lúc sợi mây đã già và khai thác đƣợc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

* Phân bố cây mây nếp
Tới nay, có rất ít sách viết riêng về vấn đề song mây của nƣớc ta. Các tài
liệu đã xuất bản chỉ dừng ở một số bài báo về kinh nghiệm gieo trồng song mây
ở các địa phƣơng. Chúng ta cũng chƣa có quy trình gieo trồng và chế biến mây
song đƣợc Bộ ban hành.
Song mây ở Việt Nam rất đa dạng: Theo tài liệu đƣợc công bố trong cuốn
“Thực vật chí tổng quát của Đông Dƣơng” (1937), Đông Dƣơng có 5 chi, 32 loài
song mây, riêng Việt Nam có 5 chi và 20 loài mây. Trong cuốn “Tên cây rừng Việt
Nam” (Vụ khoa học và công nghệ, Bộ NN&PTNT, 2001) và cuốn “Danh lục các
loài thực vật Việt Nam” (Đại học quốc gia Hà Nội, 2005) xác định 20 loài mây
thuộc 2 chi là Calamus (17 loài) và Daemonorops (3 loài). Phạm Hoàng Hộ trong
cuốn “Cây cỏ Việt Nam” đã xác định 30 loài mây thuộc 6 chi là Korthalsia (1 loài),
Calamus (21 loài), Deamonorops (3 loài), Plectocomia (2 loài), Mirialepis (1 loài),
Metroxylon (1loài).
Ở Việt Nam, mây đƣợc sử dụng chủ yếu làm hàng thủ công mỹ nghệ (12 loài),
vật liệu xây dựng (16 loài), làm thuốc (10 loài), tinh dầu (4 loài). Hiện nay, mây nếp
đƣợc trồng ở chủ yếu ở các Thành phố phía Bắc nhƣ : Thái Bình, Hải Dƣơng, Hƣng
Yên, Vĩnh Phúc, v.v… và một số Thành phố ở miền trung nhƣ : Nghệ An (trƣớc đây
mây khá phát triển ở đây), Hà Tĩnh (vùng đang có những nghiên cứu phát triển trồng
mây nếp), v.v... sản lƣợng ƣớc tính 1.500 – 2.000 tấn (Phạm Văn Điển, 2005) [7].

Nghề trồng mây ở nƣớc ta có truyền thống và còn đi trƣớc các nƣớc Đông
Nam Á. Nhƣng việc gây trồng của chúng ta đến nay vẫn còn mang tính tự phát,
chƣa có hƣớng dẫn và thiếu chính sách khuyến khích. Khu vực trồng mây ở đồng
bằng, không có đất để phát triển và khả năng thu hạt giống rất bị động.
Hiện nay, một số dự án đang đƣợc thực hiện ở một số Thành phố nhƣ: Dự án
LSNG pha II đang đƣợc thực hiện ở Hƣơng Sơn - Hà Tĩnh nhằm phát triển mây nếp
trên địa bàn. Tổng kết đánh giá các biện pháp kỹ thuật trồng mây nếp trong vƣờn hộ
(đƣợc thực hiện ở một số Thành phố nhƣ Thái Bình, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh),
(với sự giúp đỡ của dự án Lâm sản ngoài gỗ, Phòng tài Nguyên thực vật rừng, Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), v.v… Tuy nhiên, các dự án vẫn chỉ dừng lại ở
các địa phƣơng nhỏ mà chƣa có một nghiên cứu tổng thể nào trên phạm vi cả nƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

nhất là các đề tài về đánh giá hiện trạng và quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản
xuất hàng song mây xuất khẩu, mà chỉ tập trung vào khâu chế biến, tiêu thụ, bảo
quản sản phẩm, v.v…
Tóm lại, trong thời gian qua những nghiên cứu về các loài mây trên thế giới và
ở Việt Nam đã khẳng định đƣợc vai trò của mây trong đời sống kinh tế - xã hội nông
thôn miền núi, coi đây là nhân tố có triển vọng trong bảo vệ và phát triển rừng bảo vệ
tính đa dạng sing thái của rừng. Ở Việt Nam đến nay những nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào các định loại, kỹ thuật gieo ƣơm, một số mô hình trồng ở ruộng, trồng ở hàng
rào mà vẫn chƣa có nghiên cứu cụ thể về phát triển mây dƣới tán rừng. Những rừng
giống, vƣờn giống mây chất lƣợng cao vẫn chƣa đƣợc thiết lập. Vẫn chƣa có một khu
vực cụ thể nào đƣợc coi là “đất của mây”. Vì vậy mà đề tài nhằm xây dựng một mô
hình vùng nguyên liệu, từ đó có thể nhân rộng trên một vùng rộng lớn hơn.

* Công dụng của cây mây nếp
Mây nếp đƣợc sử dụng từ rất lâu đời và rất quen thuộc ở nƣớc ta. Do có sợi với
độ bền, dẻo và chịu lực kéo tốt, cấu tạo đồng đều, mặt ngoài có màu trắng ngà, bóng rất
đẹp, lại dễ uốn; lại có thể kết hợp tốt với kim loại và vật liệu khác nhƣ gỗ, da, nhựa để
làm bàn ghế, đồ dùng mỹ nghệ cao cấp. Sợi mây cũng dễ chẻ thành thanh nhỏ, nên
mây nếp là một trong những loài mây đƣợc dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát,
tạo mặt bàn ghế cao cấp có giá trị ở thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu [14].
Độ dài lóng của sợi mây thay đổi từ 10 – 30cm. Khối lƣợng riêng 0,432; lực căng
kéo là 38,0N/mm2; hàm lƣợng lignin 18,7%. Chất lƣợng sợi mây phụ thuộc vào tuổi cây,
độ ẩm trong sợi, điều kiện môi trƣờng sống, độ dài và đƣờng kính của lóng, v.v... [14].
Cây mây mọc thành bụi kín, có nhiều gai, nên mây nếp thƣờng đƣợc trồng
làm hàng rào quanh nhà, quanh vƣờn, quanh chuồng trại để bảo vệ gia súc.
1.1.3.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm, nhân giống song mây
Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu xử lý hạt giống của 2 loài
mây: C.tetradactylus và C. platyacanthus, điển hình là công trình nghiên cứu của Vũ
Văn Dũng (1990) [4], Nguyễn Quang Khải (1999) [13], kết quả đã tìm ra một số
phƣơng pháp xử lý hạt cho tỷ lệ nảy mầm cao. Trong đó sử dụng phƣơng pháp hoá
học, dùng H2SO4 với nồng độ 3 - 5% trong khoảng thời gian 3-5 phút cho tỷ lệ nảy
mầm từ 83% - 97%, thời gian bắt đầu nảy mầm là 16 ngày. Đặc biệt, phƣơng pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16

dùng nƣớc ở nhiệt độ 450C ngâm trong 12 giờ cũng cho tỷ lệ nảy mầm tới 95%. Tuy
nhiên thời gian bắt đầu nảy mầm kéo dài tới 25 ngày.
Khi dùng NaOH nồng độ từ 5-10% tỷ lệ nảy mầm đạt từ 80-86% trong phạm vi
20-22 ngày. Ngoài ra, một số tác giả khác cũng đã sử dụng phƣơng pháp cạy rốn hạt

trƣớc khi xử lý chỉ sau 4 ngày cũng đã bắt đầu nảy mầm (Nguyễn Quang Khải
(1999) [13].
Nghiên cứu xử lý nảy mầm hạt giống mới đƣợc áp dụng cho 2 loài C.
tetradactylus và C. platyacanthus. Để rút ngắn thời gian tạo giống 2 loài cây này các
tác giả Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cƣờng (1996), Lê Ngọc Hạnh (1996) và Nguyễn
Quang Khải (1999) đã tìm ra một số công thức xử lý cho kết quả cao nhƣ xử lý hạt
giống trong nƣớc ấm hay dùng dung dịch hóa chất, tuy nhiên cũng đã có nghiên cứu
xử lý nảy mầm bằng cách cạy rốn hạt cho thời gian nảy mầm chỉ sau 4 ngày.
Hiện nay chƣa có một nghiên cứu nào đề cập đến cách bảo quản hạt giống
mà mới chỉ dừng lại ở cách bảo quan theo kinh nghiệm của ngƣời dân với tỷ lệ nảy
mầm rất thấp. Tỷ lệ nảy mầm của 100 hạt C. tetradactylus trong thời gian bảo quản
1 – 3 tháng chỉ đạt 50 – 55% và sau thời gian bảo quản 4 tháng thì chỉ còn 2 – 3%
số hạy nảy mầm (Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cƣờng, 1996) [5].
Theo Nguyễn Minh Thanh (2007) [20] cũng đã nghiên cứu đặc điểm sinh học và
phƣơng pháp bảo quản hạt Mây nếp cho thấy: (i) Độ ẩm thích hợp của hạt bảo quản để
có tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 29,57%; (ii) Hạt Mây nếp có tỷ lệ nảy mầm cao nhất khi xử
lƣ bằng nƣớc 400C, ủ hạt ở nhiệt độ 250C và gieo ở độ sâu 0,5cm; (iii) Cất trữ ở nhiệt
độ 50C, sau 3 tháng hạt Mây nếp vẫn có thể nảy mầm 82%. Trong khi đó cất trữ ở nhiệt
độ 150C và nhiệt độ

ỷ lệ nảy mầm chỉ đạt giá trị tƣơng ứng là 59,8% và

12,2%. Nghiên cứu cũng đã xây dựng hƣớng dẫn kỹ thuật nhân giống Mây nếp bằng
phƣơng pháp tách chồi, kết quả cho thấy hệ số nhân giống không cao, tỷ lệ cây sống
thấ

ỏi tỷ mỷ trong khâu chọn cây mẹ

cần tuân thủ đầy đủ các bƣớc kỹ thuậ


, tách và giâm chồi

ới thành công.

Theo Nguyễn Thị Mai Dƣơng và cs (2009) [6] đã nhân giống thành công với
loài C. simphlisifolius bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, trƣớc khi đƣa cây ra ngoài vƣờn ƣơm phải đƣợc huấn luyện 7 ngày trong
nhà lƣới, thành phần ruột bầu cấy cây là 89% đất thịt pha cát + 10% phân chuồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×