Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN NHỮNG TRUYỆN KHÔNG NÊN ĐỌC LÚC NỬA ĐÊM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.48 KB, 121 trang )

Header Page 1 of 166.
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––

CAO THỊ THU HOÀI

YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO
(QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN
NHỮNG TRUYỆN KHÔNG NÊN ĐỌC LÚC NỬA ĐÊM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÁI NGUYÊN - 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 1 of 166.




Header Page 2 of 166.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––

CAO THỊ THU HOÀI

YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO


(QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN
NHỮNG TRUYỆN KHÔNG NÊN ĐỌC LÚC NỬA ĐÊM)
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH

THÁI NGUYÊN - 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 2 of 166.




Header Page 3 of 166.
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sau 1975, đặc biệt là sau 1987, đời sống văn học Việt Nam có
nhiều thay đổi. Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật
bình thƣờng của nó, ảnh hƣởng của công cuộc đổi mới tƣ duy mà Đảng khởi
xƣớng, những vấn đề bức thiết cộm lên trong lịch sử dân tộc thời hậu chiến và
một độ lùi thời gian tƣơng đối thích hợp... là những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến những thay đổi quan trọng của văn học. Cùng với sự nghiệp đổi mới của
Đảng, các phƣơng diện của đời sống văn học nhƣ tác giả, tác phẩm, các hoạt

động sáng tác, lí luận, phê bình... đều có sự chuyển biến tích cực.
Trong bức tranh chung ấy, chúng ta rất dễ nhận ra sự khởi sắc của thể
loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đã nhận ra xu
hƣớng vận động mới - xu hƣớng của những tìm tòi sáng tạo, của những lối
viết hoàn toàn mới mẻ. Và hoà vào dòng chảy ấy, ta thấy xuất hiện một nữ
văn sỹ có cá tính sáng tạo độc đáo - nhà văn Võ Thị Hảo.
Cái tên Võ Thị Hảo đã từng gây ấn tƣợng mạnh trên văn đàn những
năm 90 của thập kỷ trƣớc bởi những truyện ngắn Người sót lại của rừng cười,
Biển cứu rỗi, Vườn yêu… và mấy năm gần đây, chị lại làm độc giả sửng sốt
bằng cuốn dã sử đậm chất "liêu trai" với cái tên mang cảm giác mạnh Giàn
thiêu (2005), cùng với đó là tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc
nửa đêm (2005) cũng khiến không ít ngƣời kinh ngạc. Đây là 2 tác phẩm đạt
giải thƣởng của Hội nhà văn Hà Nội.
1.2. Cùng với những tên tuổi nhƣ Nguyễn Bình Phƣơng, Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh..., Võ Thị Hảo là nhà văn góp phần tạo ra xu
hƣớng cách tân trong nền văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Các nhà văn này đã
mang vào văn học hơi thở của cuộc sống và con ngƣời hiện đại. Để làm đƣợc
điều đó, trƣớc hết họ phải tự làm mới chính mình. Cùng với một quan niệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 3 of 166.




Header Page 4 of 166.
2
mới mẻ về hiện thực là một văn phong táo bạo, những sáng tác đậm chất kì ảo
xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống văn học hiện nay.
Yếu tố kì ảo cũng chính là một trong những gam màu chủ đạo làm nên bức

tranh đầy mê hoặc và lôi cuốn trong những sáng tác của nhà văn Võ Thị Hảo.
1.3. Kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu và độc đáo
của kho tàng văn xuôi thế giới. Nó trở thành một dòng chảy liên tục trong tiến
trình của lịch sử văn học nhân loại từ thời cổ đại, qua Trung đại đến cận đại
và hiện đại. Bên cạnh đó ngoài vai trò tạo sự "lạ hoá" nhằm hấp dẫn ngƣời
đọc, yếu tố kì ảo còn có tác dụng giúp nhà văn biểu hiện, khám phá hiện thực
và thể hiện những quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thế sự, con ngƣời.
1.4. Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn và tiểu thuyết của
Võ Thị Hảo, chúng ta có thêm cơ sở khoa học để nghiên cứu, khẳng định
những đổi mới trong nghệ thuật tự sự của văn xuôi Việt Nam hiện đại từ 1987
đến nay. Và từ đó chúng ta nhận ra xu thế hoà nhập của văn xuôi Việt Nam
hiện đại vào văn xuôi thế giới hiện nay.
Chính vì thế, nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo
(qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc
lúc nửa đêm) sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật của
nhà văn, cũng nhƣ có những nhìn nhận, đánh giá xác đáng hơn về quá trình
vận động của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại.
2. Lịch sử vấn đề
Với 10 tập truyện ngắn, một tiểu thuyết và ba kịch bản phim truyện,
sáng tác của Võ Thị Hảo đang là mối quan tâm và bình luận của rất nhiều nhà
văn, nhà phê bình và độc giả.
Đã có khá nhiều bài báo và rất nhiều trang web viết về sáng tác của
Võ Thị Hảo, mà chủ yếu tập trung ở tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn
Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 4 of 166.





Header Page 5 of 166.
3
Chúng tôi khái quát những ý kiến đánh giá về các vấn đề xung quanh
đề tài trên hai phƣơng diện sau:
2.1. Về nghệ thuật
2.1.1. Theo nhận xét của Phạm Xuân Nguyên: "Văn Võ Thị Hảo,
không chỉ là những dòng chữ. Không chỉ là những truyện ngắn hay tiểu
thuyết. Văn Võ Thị Hảo có nhiều tầng hình tƣợng mà mỗi lần tiếp cận ngƣời
đọc lại ngạc nhiên thấy mình khám phá ra một lớp ngữ nghĩa ẩn mình sau
những câu chữ. Đó là lối viết văn đã đƣợc tác giả thổi linh hồn, linh hồn đó
tạo nên những câu văn huyễn ảo mê hoặc, thậm chí ma quái".
("Giàn thiêu” - xứ sở của lối văn chương mê hoặc, huyền bí - trang 8).
2.1.2. Trên báo Thể thao văn hoá, tác giả Lƣơng Thị Bích Ngọc trong
bài viết Võ Thị Hảo giữa những trang viết trang đời nhận xét: "Đọc truyện
chị, thấy cuốn hút cứ tƣởng hình nhƣ mình bị mê hoặc bởi lối kể truyện cuốn
hút, có duyên và lối văn phong vừa cũ, vừa mới, vừa quen, vừa lạ", "một hiện
thực nghiệt ngã đƣợc chở đi trên lối văn phong ảo - thực và câu chữ ngọt
ngào, dịu nhẹ".
2.1.3. Tác giả Nguyễn Hoài Nam trong bài Giàn thiêu - một nghệ thuật
làm tan khối băng lịch sử đã nhấn mạnh đến những đặc sắc về nghệ thuật của
tác phẩm này: “Tiểu thuyết lịch sử Giàn thiêu của Võ Thị Hảo là một nghệ
thuật làm tan khối băng lịch sử mà chị đã gặp phải khi dựng lên một “Giàn
thiêu” với rất nhiều “lửa” của mình”. Cũng trong bài viết, tác giả chú ý hơn cả
đến hai nhân vật: Nguyên Phi Ỷ Lan và Thiền sƣ Từ Đạo Hạnh:
“Võ Thị Hảo đã làm tan rã khối băng nhận thức về Ỷ Lan - với tƣ cách
là một nhân vật lịch sử, một khối băng vốn đã cố kết vững chắc”. Còn với
nhân vật Từ Đạo Hạnh, cách làm tan rã khối băng lịch sử của Võ Thị Hảo lại
thể hiện ở một phƣơng diện khác - đó là đặt một giả thiết rõ ràng lên làn
sƣơng mù mờ vốn đã bao quanh nhân vật này suốt mƣời thế kỉ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 5 of 166.




Header Page 6 of 166.
4
Nhƣ vậy, tác giả Nguyễn Hoài Nam đã nhìn nhận và đánh giá Giàn
thiêu trên cả hai phƣơng diện: trƣớc hết, đây là một tiểu thuyết lịch sử và xa
hơn nữa còn là cuốn sách làm tan khối băng lịch sử, kéo quá khứ về hiện tại,
đặt quá khứ - hiện tại trong một dòng chảy liên tục của thời gian.
2.1.4. Tác giả Quang Hải trong nhà văn Võ Thị Hảo và những cố gắng
giải thiêng huyền sử lại dẫn dắt ngƣời đọc vào thế giới của tập truyện Những
truyện không nên đọc lúc nửa đêm:
Đêm bướm ma là câu chuyện “mang không khí huyền hoặc pha mùi cổ
sử thi đọng lại rất lâu. Có hơi hƣớng của Liêu trai chí dị, của Truyền kì mạn
lục và dĩ nhiên nó đƣợc cảm nhận bởi con ngƣời hiện đại …”.
Ngƣời viết cũng chỉ ra sự khác biệt về nghệ thuật qua giọng điệu của hai
truyện ngắn Dệt cỏ và Người chăn bò thần thánh. Ở Dệt cỏ là giọng văn thƣơng
cảm, xót xa. Còn Người chăn bò thần thánh là giọng giễu nhại, phê phán.
Đặc biệt, bài viết này đã ít nhiều đề cập đến một khía cạnh nhỏ của yếu
tố kì ảo khi nhấn mạnh: mạch truyện giải thiêng là mạch chính, giọng chủ của
tác phẩm.
2.1.5. Bài viết Võ Thị Hảo, vầng trăng mồ côi trên trang web http://
chimviet.free.tr| tacpham1 | stt1| vothihao.html đã đặt sáng tác của Võ Thị Hảo
trong sự so sánh với các nhà văn khác: “Ngƣời đọc có thể tìm thấy trong văn
phong Võ Thị Hảo cái tàn nhẫn, chất huyền thoại phảng phất cơn mƣa
Nguyễn Huy Thiệp, bóng mây Phạm Thị Hoài”. Đồng thời ngƣời viết cũng

cho rằng “cay độc và ẩn dụ trở thành phong trào, thành phong cách thời đại,
dấu ấn của thế hệ này”.
2.1.6. Báo Người đại biểu nhân dân (2005) bày tỏ sự ca ngợi những
cách tân nghệ thuật của Giàn thiêu: “Cuốn tiểu thuyết này đang đi theo con
đƣờng riêng của nó, ngấm dần vào trái tim ngƣời ta và những tầng lớp ngữ
nghĩa cũng nhƣ những hình tƣợng nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này thƣờng
trở đi trở lại ám ảnh ngƣời đọc”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 6 of 166.




Header Page 7 of 166.
5
2.2. Về nội dung
2.2.1. Trong buổi toạ đàm về sáng tác của Võ Thị Hảo (Trên Vietnamnet.vn.
20.10.2005) có một số ý kiến:
- Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân trong bài "Tiểu thuyết và lịch
sử - nhân đọc "Giàn thiêu" của Võ Thị Hảo” đã đặt ra vấn đề mối quan hệ
giữa tiểu thuyết và lịch sử, cũng nhƣ định nghĩa thế nào là "tiểu thuyết lịch
sử" và quyền tự do của nhà văn trong việc sử dụng chất liệu lịch sử vào tiểu
thuyết. Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Tiểu thuyết “Giàn thiêu” còn có
nhiều mặt đáng nói, nhất là xu hƣớng nữ quyền khá lộ liễu của nó với mấy
nhân vật nữ đặc sắc: Nhuệ Anh, Lê Thị Đoan, cung nữ Ngạn La. Cả ba đều là
những nhân vật hƣ cấu, đƣợc cài xen vào một quá khứ lịch sử, đƣợc đặt bên
cạnh nhiều nhân vật lịch sử (…). Không khó để nhận ra rằng tác giả đã đƣa
vấn đề của thế giới hiện đại vào tài liệu quá khứ. Đây không phải là điểm yếu,
ngƣợc lại là điểm mạnh, đem lại sức sống cho ngòi bút nhà tiểu thuyết khi

nhúng bút vào tích xƣa chuyện cũ”.
- Hai nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và Hoàng Ngọc Hiến thì
cùng chung một lời nhận xét: Giàn thiêu là một tiểu thuyết, trƣớc hết là
tiểu thuyết, nghĩa là Giàn thiêu trƣớc hết không phải là một truyện lịch sử,
không phải là minh chứng lịch sử mà là một sự tƣ duy lại lịch sử bằng
phƣơng pháp tiểu thuyết.
- Nhà văn Châu Diên thì nói rằng: ông "lấy làm tiếc cho Võ Thị Hảo" giá nhân vật chính của Giàn thiêu là Ỷ Lan thay vì Từ Đạo Hạnh thì cuốn tiểu
thuyết còn thành công hơn.
2.2.2. Phùng Hữu Hải trong Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam
hiện đại từ sau 1975 lại nhìn nhận về sáng tác của Võ Thị Hảo ở một khía cạnh
khác - đó là cảm hứng triết luận về ngƣời phụ nữ (mà theo ông đây là một nội
dung của yếu tố kì ảo): "Võ Thị Hảo qua chùm chuyện Tim vỡ, Nàng tiên xanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 7 of 166.




Header Page 8 of 166.
6
xao, Hành trang người đàn bà Âu lạc tỏ ra đặc biệt hứng thú với đề tài này.
Dựa vào cảnh ngộ của những ngƣời phụ nữ mang nỗi đau của "cả giới đàn bà",
Võ Thị Hảo tìm ra những quy luật nghiệt ngã của đời ngƣời phụ nữ ...".
2.2.3. Ngay trong bài phỏng vấn “Tôi không định mê hoặc…” của
Minh Đức trên báo Người Đại biểu Nhân dân (2005), khi đƣợc hỏi: “Thông
điệp của Giàn thiêu là gì?”, Võ Thị Hảo đã trả lời rằng, điều mà chị muốn gửi
gắm qua tiểu thuyết này chính là khát vọng tự do và tình yêu. Và chị cũng
khẳng định: sức sống của Giàn thiêu sẽ quyết định sự mê hoặc hay không mê
hoặc ngƣời đọc.

2.2.4. Luận án tiến sỹ của Bùi Thanh Truyền đã chỉ ra những thông
điệp mà Võ Thị Hảo muốn gửi gắm qua các tác phẩm: “Người chăn bò thần
thánh với những chi tiết về giống bò tập thể kì lạ: chúng không cần ăn cỏ,
không cần bài tiết, chỉ cần “chúm môi, phồng má thổi phù một cái, thế là cả
đàn bò cứ ngoan ngoãn lừ lừ ra nhƣ một đàn bóng khổng lồ” chính là cái nhìn
phê phán một thời kì hợp tác xã không ít những non nớt, tiêu cực (…), ngƣời
viết phần nào làm lộ ra cái thế giới bí ẩn, phức tạp của tâm hồn con ngƣời
hôm nay” [55, tr.181].
Tuy có không ít những ý kiến đánh giá về yếu tố kì ảo trong sáng tác
Võ Thị Hảo, nhƣng chúng chỉ nằm rải rác trong những bài báo, bài nghiên
cứu chứ chƣa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu một cách có hệ
thống và bao quát về vấn đề này. Bởi vậy, luận văn của chúng tôi sẽ lấp đầy
“khoảng trống” đó, nhằm khám phá sâu một phƣơng diện nghệ thuật đặc sắc
làm nên giá trị sáng tác Võ Thị Hảo, đặc biệt là yếu tố kì ảo qua tiểu thuyết
Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi sâu khảo sát, phân tích lý giải những biểu hiện của cái kì
ảo trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc
nửa đêm cùng nghệ thuật xây dựng, miêu tả cái kì ảo trong hai tác phẩm trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 8 of 166.




Header Page 9 of 166.
7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Yếu tố kì ảo với những biểu hiện đa dạng và hiệu quả thẩm mĩ của nó trong
tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Giàn thiêu - nhà xuất bản Phụ nữ - 2005, (tái bản có bổ
sung) và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - nhà xuất bản
Phụ nữ - 2005.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu chính sau:
1. Phƣơng pháp nghiên cứu thi pháp học.
2. Phƣơng pháp hệ thống.
3. Phƣơng pháp thống kê.
4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Có đƣợc những kết luận khoa học về yếu tố kì ảo trong sáng tác
Võ Thị Hảo, tiếp tục mở rộng con đƣờng đi vào thế giới nghệ thuật của
tác giả.
6.2. Góp phần giải mã các yếu tố kì ảo trong văn học và cách tiếp cận
văn học kì ảo.
6.3. Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Võ Thị Hảo và văn
học kì ảo Việt Nam đƣơng đại.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Sáng tác của Võ Thị Hảo trong khuynh hƣớng văn học kì ảo
Việt Nam đƣơng đại.
Chƣơng 2: Các kiểu loại nhân vật kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo.
Chƣơng 3: Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng yếu tố kì ảo trong
sáng tác của Võ Thị Hảo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Footer Page 9 of 166.




Header Page 10 of 166.
8

NỘI DUNG
Chƣơng 1
SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO TRONG KHUYNH HƢỚNG
VĂN HỌC KÌ ẢO VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
Khái niệm khuynh hƣớng “ghi nhận tính cộng đồng về cơ sở tƣ tƣởng
thẩm mĩ của nội dung nghệ thuật; tính cộng đồng này đƣợc quy định bởi sự
thống nhất về truyền thống nghệ thuật và văn hoá, bởi sự gần gũi trong cách
hiểu của các nhà văn đối với các vấn đề của đời sống, bởi sự giống nhau về
các tình thế xã hội, thời đại, văn hoá, nghệ thuật” [7]. Đặc điểm cốt lõi nhất
của mọi khuynh hƣớng văn học là phƣơng pháp sáng tác của nó, chính
phƣơng pháp quy định tính chất của việc lựa chọn chất liệu đời sống và
phƣơng thức nghệ thuật để xử lí chất liệu. Sở dĩ chúng tôi xếp Võ Thị Hảo
vào khuynh hƣớng trên bởi các sáng tác của nhà văn này cũng chứa nhiều yếu
tố huyễn ảo, li kì và có một số điểm tƣơng đồng về bút pháp nghệ thuật với
một số nhà văn sáng tác thiên về khuynh hƣớng kì ảo nhƣ Tạ Duy Anh,
Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Huy Thiệp...
1.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác Võ Thị Hảo
1.1.1. Tiểu sử
Võ Thị Hảo sinh ngày 13 - 4 - 1956 ở Diễn Châu - Nghệ An.
Tốt nghiệp khoa văn trƣờng Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Ra trƣờng chị
về công tác tại nhà xuất bản Văn hoá dân tộc. Chị làm thơ từ rất sớm và từng

nghĩ sẽ trở thành nhà thơ, nhƣng chị lại viết văn và thành danh với văn xuôi.
Dù vào nghề văn chƣa đƣợc bao lâu, song Võ Thị Hảo nhanh chóng đƣợc
ngƣời đọc biết đến. Chị đƣợc đánh giá là một trong những cây bút sắc sảo và
giàu nữ tính. Những thân phận bé nhỏ, lam lũ trƣớc cuộc đời luôn khiến chị
trăn trở trên từng trang viết của mình. Ngoài ra, Võ Thị Hảo còn “bén duyên”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 10 of 166.




Header Page 11 of 166.
9
với điện ảnh và hội hoạ. Ba kịch bản phim truyện của chị đƣợc đánh giá khá
cao. Bên cạnh đó, chị còn say mê vẽ tranh và đã mở một triển lãm tranh với
tên gọi Đường chân trời khiến bạn bè hội họa không khỏi kinh ngạc. Giản dị
trong đời thƣờng nhƣng mạnh mẽ trong văn chƣơng là điều dễ nhận thấy ở
nhà văn này.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Với 10 tập truyện ngắn, một tiểu thuyết đã in và ba kịch bản phim
truyện, sáng tác của Võ Thị Hảo đang gây ấn tƣợng mạnh trên văn đàn.
Sách đã in:
Biển cứu rỗi - tập truyện ngắn, Nxb HN 1991, giải thƣởng cuộc thi tiểu
thuyết và truyện ngắn.
Chuông vọng cuối chiều - tập truyện ngắn, Nxb Lao động, 1993.
Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo, Nxb Hội nhà văn, 1995, giải thƣởng
5 năm văn học Hà Nội.
Ngậm cười - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 1998.
Nàng tiên xanh xao - tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, 2000.

101 cái dại của đàn ông (phóng tác), Nxb Văn hoá dân tộc,1994.
Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005.
Goá phụ đen - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005.
Hồn trinh nữ - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005.
Người sót lại của rừng cười, Nxb Phụ nữ, 2006.
Tiểu thuyết “Giàn thiêu”, Nxb Phụ nữ 2003, giải thƣởng Hội nhà văn
Hà Nội năm 2004.
Ba kịch bản phim truyện: Con dại của đá, Mùa thu kiếp sau, Biển cứu
rỗi, Nxb Hội nhà văn, 2006.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 11 of 166.




Header Page 12 of 166.
10
Giải thƣởng báo chí toàn quốc 1999: loạt bài phóng sự điều tra về các
lao động nữ ở Samoa.
1.2. Những sáng tác đậm chất kì ảo của Võ Thị Hảo
Tiểu thuyết Giàn thiêu.
Các tập truyện: Người sót lại của rừng cười, Biển cứu rỗi, Goá phụ
đen, Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Hồn trinh nữ.
1.3. Võ Thị Hảo trong khuynh hƣớng văn học kì ảo Việt Nam đƣơng đại
1.3.1. Khái niệm kì ảo và văn học có yếu tố kì ảo
1.3.1.1 Khái niệm kì ảo
Bàn về khái niệm này, đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới
giới nghiên cứu vẫn chƣa tìm đƣợc định nghĩa thống nhất. Gần đây, trên
nhiều sách, báo, tạp chí, ngoài thuật ngữ “truyện kì ảo”, chúng ta còn thấy

nhiều thuật ngữ khác nhƣ: truyện kinh dị, truyện kì lạ, truyện huyền ảo, truyện
huyễn tƣởng… để gọi tên những truyện mà nội dung và hình thức có chứa
đựng yếu tố kì ảo. Theo cách chia của TS Bùi Thanh Truyền, có thể chia hệ
thống thuật ngữ trên làm ba hƣớng:
Chú trọng đến chức năng tâm lý mà loại truyện này gây ra, nhấn mạnh
nhiều đến tính chất khác thƣờng, không thực. Nó có chức năng giải trí, tiêu
khiển. Những khái niệm: truyện linh dị, truyện huyễn hoặc, truyện dị
thƣờng… đƣợc xếp theo hƣớng này.
Coi kì ảo nhƣ một thủ pháp nghệ thuật đắc lực để nhận thức và phản
ánh cuộc sống, nhƣng vẫn chú trọng đến tính truyền thống vốn có. Ví dụ:
Lê Nguyên Cẩn sử dụng khái niệm truyện kì ảo, Đỗ Lai Thuý sử dụng khái
niệm truyện kinh dị, Vũ Thanh sử dụng khái niệm truyền kì đời mới… Trong
khuôn khổ luận văn, chúng tôi sẽ chọn cách hiểu này để tìm hiểu và phân tích
về yếu tố kì ảo trong hai sáng tác của Võ Thị Hảo.
Hƣớng thứ ba bao gồm những nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Văn Dân,
Đặng Anh Đào, Lê Huy Bắc với các thuật ngữ nhƣ: truyện huyễn tƣởng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 12 of 166.




Header Page 13 of 166.
11
truyện quái dị, truyện huyền ảo… chỉ những truyện kì ảo hiện đại ra đời vào
cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX ở phƣơng Tây.
Chính sự không thống nhất trên đã khiến cho việc xác định nội hàm
khái niệm kì ảo gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Thực trạng đó đòi hỏi chúng
tôi phải lựa chọn tìm ra một thuật ngữ phù hợp để thuận tiện trong việc nghiên

cứu đề tài.
Nét chung giữa các thuật ngữ này là yếu tố lạ lẫm, bất thƣờng, nửa
hƣ nửa thực. Trong cuốn Truyện kì ảo thế giới ta thấy xuất hiện thuật ngữ
“le fantastique” có khá nhiều điểm gần gũi với các nghĩa trên. Trong từ điển
Petit Robert của Pháp, sự kì ảo (le fantastique) đƣợc định nghĩa là “cái đƣợc
sinh ra bởi sự tƣởng tƣợng, cái không tồn tại trong thực tế, cái có tính tƣởng
tƣợng siêu nhiên” [12].
Từ những điểm tƣơng đồng đó, chúng tôi nhận thấy từ fantastique
tƣơng đƣơng với khái niệm kì ảo. (Khái niệm “kì ảo” còn đƣợc gọi tên là yếu
tố kì ảo, cái kì ảo hay sự kì ảo).
Trong Hán ngữ đại tự điển, “kì” là “khác thƣờng”, còn “ảo” là “không
thực”. Nó thiên về tính chất li kì, hiếm thấy.
Nhƣng “kì” còn đƣợc coi là một hình thức tƣ duy nghệ thuật để tạo nên
các “kì văn”. Điều này thể hiện rõ nét trong thể loại Truyền kì của Trung
Quốc và một số nƣớc khác nhƣ Nhật Bản, Việt Nam... Nhờ có “kì” mà câu
truyện không chỉ dừng lại ở việc ghi chép mà còn trở thành sản phẩm hƣ cấu.
Nói theo cách khác, nó đã biến những sự vật, hiện tƣợng bình thƣờng, quen
thuộc thành khác lạ, thu hút ngƣời đọc. Ngay tên gọi thể loại tiểu thuyết qua
các thời kì và tên tác phẩm cũng có chứa yếu tố kì: tiểu thuyết chí quái, tiểu
thuyết chí nhân, tiểu thuyết truyền kì… Đọc tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc,
ta thấy hầu nhƣ tác phẩm nào cũng đề cập đến những sự kì lạ, ví dụ: kì sự, kì
ngộ, kì duyên, kì nhân, kì nữ… nhằm nói về các thần linh, những hiện tƣợng
không giải thích đƣợc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 13 of 166.





Header Page 14 of 166.
12
Còn “ảo” là không thực, nó biểu hiện trạng thái mơ hồ của con ngƣời.
Nó xuất hiện do sự kích thích của một hiện thực cụ thể thường có tích chất kì
lạ, siêu phàm và trở thành cái bóng của hiện thực [55]. Tức kì ảo phải bao
hàm trong nó cả cái ảo và cái kì, nghĩa là không phân biệt nổi ranh giới giữa
thực - hƣ, hoặc cũng hoàn toàn có thể có thật - cái thật mà ngƣời ta chƣa biết
hoặc ít thấy.
Cũng nhƣ cái điển hình, kì ảo cũng lấy chất liệu từ một nền hiện thực
này để nhào nặn lại và tạo dựng một hiện thực khác mà nhìn vào đó hiện thực
nền tảng kia đƣợc soi chiếu rất nhiều. Chỉ có một điểm khác biệt: sự “nhào
nặn” chất liệu hiện thực của cái điển hình vẫn tuân thủ lôgic thông thƣờng của
đời sống, sự “nhào nặn” chất liệu hiện thực của cái kì ảo lại tuân theo lôgic phi
thƣờng hoá, lôgic của những giấc mơ, của một thế giới siêu thực. Sự kết hợp
song hành hai yếu tố này khiến kì ảo trở thành một trong những hƣớng tiếp cận
có ƣu thế đối với bản chất hiện thực, bên cạnh các hƣớng tiếp cận khác.
Từ những lí giải trên có thể thấy yếu tố kì ảo là những điều lạ lùng,
huyền bí, vừa chân thực vừa hƣ huyễn. Nhân tố quan trọng nhất của nó là sự
tƣởng tƣợng, hƣ cấu của ngƣời sáng tạo nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật nào đó
theo khuynh hƣớng phi thƣờng hoá.
Thực ra, yếu tố kì ảo đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử văn học nhân
loại. Ngay trong các tác phẩm văn học dân gian, yếu tố kì ảo đã xuất hiện và
phản ánh nhận thức còn "ngây thơ", niềm tin lý tƣởng của ngƣời cổ đại về thế
giới. Nói nhƣ Phùng Hữu Hải thì "yếu tố kì ảo cũng bắt nguồn từ những tiền
đề xã hội nhất định". Nó gắn chặt với tâm lý lo sợ của con ngƣời về những gì
không lý giải đƣợc hoặc không đƣợc phép lý giải. Mặt khác, yếu tố kì ảo còn
đƣợc sử dụng để phản ánh thái độ của con ngƣời về những ẩn ức xã hội,
những điều kiêng kị trong xã hội, mà một trong những mục đích của việc sử
dụng yếu tố kì ảo chính là để "thoả mãn cái lý tƣởng đạo đức đầy mâu thuẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Footer Page 14 of 166.




Header Page 15 of 166.
13
với một môi trƣờng xã hội nhất định" [17]. Tuy nhiên ý kiến này chỉ thiên
về yếu tố tâm lí của ngƣời đọc khi tiếp nhận tác phẩm. (ví dụ Tây du kí của
Ngô Thừa Ân).
Roger Caillor cho rằng mọi cái kì ảo đều là một sự vi phạm trật tự quen
thuộc, một sự đảo lộn của cái không thể tiếp nhận đƣợc trong lòng những quy
luật bất biến của đời thƣờng [12]. M.Schemeider nhận xét: “Cái kì ảo khai
thác không gian nội tâm, nó gắn liền với sợ hãi trong cuộc sống và trong hi
vọng thay đổi” [12]. Ông cũng cho rằng trong văn học, cái kì ảo là hình thức
thuần tuý…. Nó đƣợc tạo ra từ những giấc mơ, từ sự mê tín, hối hận hay sự
kích thích quá độ của trí não, từ sự mê đắm mang tính chất bệnh lý. Nó đƣợc
nuôi dƣỡng bằng ảo giác, bằng sự khủng khiếp điên cuồng [12, tr.14].
P.G.Caspex trong Truyện kì ảo Pháp từ Nodier tới Maupassant cho
biết: “Cái kì ảo (…) hiện ra (…) nhƣ một sự đứt gãy đột ngột của cái huyền bí
trong bối cảnh đời sống hiện thực” [12, tr.16].
Tác giả Ngô Tự Lập nhận định: “Kì ảo, đó chính là mê lộ nghệ thuật,
và cũng nhƣ trong những lĩnh vực khác, nó xuất hiện ở mọi nơi, khi trật tự đã
trở nên bó buộc, vừa đáng ghét vừa đáng sợ và tính hợp lý của trật tự ấy bị đặt
thành câu hỏi. Tuy nhiên, những thiết chế văn minh càng chặt chẽ, càng ráo
riết thì sự xuất hiện của nó càng kịch tính, nhƣ những gì chúng ta chứng kiến
ở phƣơng Tây” [28, tr.29].
Còn Lê Nguyên Cẩn định nghĩa: “Yếu tố kì ảo (hay cái kì ảo) là một
phạm trù tƣ duy nghệ thuật, nó đƣợc tạo ra nhờ trí tƣởng tƣợng và đƣợc biểu

hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thƣờng, độc đáo… nó có mặt trong
văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo và
tồn tại độc lập, không hoà tan vào các dạng thức khác của trí tƣởng tƣợng” [12].
Từ những cơ sở lý thuyết và khảo sát một số tác phẩm của văn học kì ảo
Việt Nam và nƣớc ngoài, chúng tôi chỉ xem kì ảo nhƣ một thủ pháp nghệ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 15 of 166.




Header Page 16 of 166.
14
đƣợc nhiều cây bút vận dụng trong nhiều thể loại văn học nhằm đạt đƣợc hiệu
quả nghệ thuật và chuyển tải những vấn đề tâm huyết của tác giả. Cội nguồn
của sự tƣởng tƣợng li kì vẫn là những điều hiện hữu trên thế giới này. Các tác
giả sử dụng yếu tố kì ảo nhằm “lạ hoá” hiện thực, đôi khi xáo trộn hiện thực để
tăng trí tƣởng tƣợng của ngƣời đọc khi bƣớc chân vào thế giới của một “trò
chơi” đầy lôi cuốn. Trong truyền thống, cách biểu đạt này vừa thể hiện một
kiểu tƣ duy nghệ thuật lại vừa là cách thức để con ngƣời chiếm lĩnh thế giới.
Tƣ duy văn học hiện đại sẽ kế thừa những thành quả quan trọng của văn học kì
ảo truyền thống và tiếp thêm cho nó những luồng sinh khí mới.
1.3.1.2. Văn học có yếu tố kì ảo (văn học kì ảo)
Văn học kì ảo là khái niệm đặc trƣng của một vấn đề văn học mà ở đây
là cái kì ảo. Từ nội hàm khái niệm kì ảo, có thể thấy “văn học kì ảo chứa đựng
trong nó những yếu tố ma quái, những điều lạ lùng hay những sự kiện, con
ngƣời không có thực” [12, tr.12].
Trong đội ngũ hùng hậu các nhà văn nƣớc ngoài có tên tuổi hiện diện
trong văn học, thật không khó để nhận ra một bộ phận không nhỏ các gƣơng

mặt văn học kì ảo nổi tiếng: phƣơng Tây có Trekhov, Horoné de Balzac,
Thomas Mann, E.T.A.Hoffman…; phƣơng Đông với Paplon, Ueda Akinari,
Lỗ Tấn…
Ở Việt Nam, cùng với những thay đổi trong cơ chế quản lí văn hoá văn
nghệ, tâm lí hiếu kì của ngƣời đọc, cộng với môi trƣờng văn hoá truyền thống
của dân tộc ta cũng là mảnh đất màu mỡ để yếu tố kì ảo ngoại nhập và bén rễ.
Sự thực thì yếu tố kì ảo không hề xa lạ mà trái lại, nó đã gắn liền với văn học
Việt Nam ngay từ lúc mới chào đời. Điều này đƣợc phản ánh rõ trong các
sáng tác văn học dân gian và trong các tác phẩm cổ xƣa, những tác phẩm
hoang đƣờng, kì lạ chiếm lĩnh đời sống của mọi thành viên, tầng lớp trong xã
hội. Nói nhƣ Lê Ngọc Trà:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 16 of 166.




Header Page 17 of 166.
15
“Ngoài văn học dân gian - cái nôi của văn hoá, văn học dân tộc, cái kì
ảo trong tiểu thuyết văn học phƣơng Đông còn gắn bó chẽ với triết học Phật
giáo và phần nào triết học Lão Trang, hai học thuyết đối trọng với nho giáo
nhƣng lại khá dung hoà với tín ngƣỡng gốc dân gian để góp phần tạo ra bản
sắc dân tộc Việt Nam. Nếu nhƣ văn hoá nho giáo không khuyến khích hƣ cấu,
tƣởng tƣợng, chủ trƣơng không nói chuyện ma quái, thần linh… thì học
thuyết về vai trò của Tâm lại đề cao vai trò của trí tƣởng tƣợng, bay bổng,
giúp nhà văn đƣợc tự do trong sáng tạo nghệ thuật. Cũng chính học thuyết về
kiếp, về cuộc sống sau cái chết, vấn đề lai sinh hay tái sinh của đạo Phật đã
mở ra cho văn học Truyền kì phƣơng Đông một nguồn mạch tƣ duy phong

phú” [55, tr.28].
Bằng cách khai thác tối đa thế mạnh từ đặc trƣng của yếu tố kì ảo,
những sáng tác ngôn từ của các nhà văn Trung đại xứng đáng đƣợc gọi là
những “kì văn”. Với đặc trƣng nhận thức và phản ánh cuộc sống bằng những
yếu tố thần kì, linh dị, kì ảo, các sáng tác này dễ dàng giúp tầng lớp nho sĩ
vốn bị kìm toả trong “tam cƣơng ngũ thƣờng” tìm đƣợc con đƣờng để giải
thoát những ẩn ức dồn nén, đồng thời qua đó bộc lộ suy tƣ chiêm nghiệm về
cuộc đời. Nói nhƣ Bồ Tùng Linh trong Liêu trai chí dị: “con ngƣời không có
sự ngăn cách tuyệt đối giữa “cõi sống” và “cõi chết”, chỉ có một chiều hƣớng
duy nhất nhận ra mình là quay nhìn lại quá khứ, hoá thân vào quá khứ mà nảy
sinh nhu cầu sáng tác, thƣởng thức, truyền bá những câu chuyện li kì ma
quái” [30].
Nhƣ một hệ quả tất yếu, ngƣời đọc đón nhận và chấp nhận những
chuyện quái dị, hoang đƣờng là có thật - điều này xuất phát từ niềm tin mang
tính chất tâm linh vào những lực lƣợng thần bí, siêu nhiên trong vũ trụ. Nghĩa
là mỗi con ngƣời Việt Nam hiện đại vẫn ít nhiều mang tâm hồn của ngƣời
phƣơng Đông cổ xƣa. Đó là những nhân tố quan trọng khiến văn xuôi có yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 17 of 166.




Header Page 18 of 166.
16
tố kì ảo đƣơng đại, dù chịu ảnh hƣởng và tác động của văn học phƣơng Tây
vẫn không ngừng bám chặt để hút dƣỡng chất từ truyền thống. Càng về sau
này, với sự đa dạng, phong phú của đề tài và nội dung phản ánh, các sáng tác
mang màu sắc kì ảo đã phần nào “lột tả” chân thực cuộc sống với đủ mọi gam

màu sáng tối. Bên cạnh đó, ta cũng thấy yếu tố kì ảo còn hiện hữu trong nhiều
tác phẩm lấy chất liệu từ lịch sử, viết về những con ngƣời có thực trong lịch
sử từ hàng ngàn năm trƣớc nhƣ Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Mẫu Thượng Ngàn
(Nguyễn Xuân Khánh) hay Sắc đẹp khuynh thành (Kiều Thanh Tùng)…. Tuy
nhiên việc sử dụng gam màu kì ảo ở trên không phải để khơi gợi lại lịch sử
hay soi xét lại quá khứ mà nhằm mục đích “lạ hoá” để nhà văn thể hiện một ý
đồ nghệ thuật nào đó, có khi là sự phản ánh cuộc sống hiện đại trong văn học.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin đƣa ra khái niệm của
TS Bùi Thanh Truyền: văn học có yếu tố kì ảo (hay còn gọi là văn học kì ảo)
là “bộ phận văn học nhận thức và phản ánh cuộc sống từ đặc trƣng và thế
mạnh của những yếu tố khác lạ, phi thƣờng, đôi khi vƣợt ra khỏi khả năng
nhận thức thông thƣờng của lí trí” [55, tr.52].
Còn tác giả Tzvetan Todorov trong Dẫn luận về văn học kì ảo lại chỉ ra
rằng: “văn học kì ảo đặc biệt chú ý miêu tả các hình thức thái quá lẫn sự
chuyển hoá đặc biệt của chúng, hoặc là sự đồi bại. Chƣa kể vị trí của cái tàn
nhẫn và bạo lực, ngay cả cái chết, cuộc sống sau chết, các xác chết mà ma
quái cũng đều gắn với đề tài tình yêu” [12, tr.18].
Lần theo hành trình của văn học kì ảo thế giới, ta thấy đó là một dòng
chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại và trở nên gần gũi, quen thuộc với con
ngƣời. Trƣớc tiên là dòng truyện kì ảo cổ đại, thƣờng gắn với thần thoại, cổ
tích, truyền thuyết… Nó gắn với niềm tin chất phác, ngây thơ và tuyệt đối của
con ngƣời vào các thế lực siêu nhiên, thể hiện nhu cầu, khát vọng nhận thức,
cải tạo thế giới cũng nhƣ số phận của mình ở mức độ sơ khai, đơn giản nhờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 18 of 166.





Header Page 19 of 166.
17
vào sự phù trợ của những bà tiên ông bụt. Đồng thời đó cũng là lời giải thích
cho những hiện tƣợng tự nhiên, xã hội mà họ không thể lý giải nếu không tìm
đến yếu tố kì ảo.
Ở Việt Nam, khởi nguồn là những sáng tác nhƣ: Thần trụ trời - giải
thích sự hình thành mặt đất, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh - lí giải lũ lụt hàng năm và
cách phòng ngừa những cơn lũ đó. Hay những truyền thuyết về ngƣời thực,
việc thực song lại đƣợc bao phủ bởi ánh sáng lung linh, hƣ ảo nhƣ Thánh Gióng,
An Dƣơng Vƣơng…
Còn dòng truyện kì ảo Trung - cận đại, dù vẫn mang bóng dáng của văn
học dân gian nhƣng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân tác giả, gắn
với sự giác ngộ, sự ý thức của con ngƣời với thực tế cuộc sống. Nó không còn
tính chất nguyên sơ, thuần khiết nhƣ buổi ban đầu mà nhƣ một thế giới riêng,
một thế giới với những lâu đài, hầm mộ, thành quách… một thế giới con
ngƣời không thể đặt chân đến đƣợc.
Các sáng tác văn học nƣớc ngoài càng tô đậm thêm cho khuynh hƣớng
sáng tác kì ảo giai đoạn này. Ở Đức có Thần khúc của A.Đantê, A.Hoffmann
với Rượu ngon và quỷ, nhà văn Mĩ Edgar Poe có Sự sụp đổ của ngôi nhà
Usher…, ở Pháp có Miếng da lừa của Banzăc.
Còn phƣơng Đông gắn với thành tựu của văn học Trung quốc gồm
nhiều thể loại phong phú, đa dạng nhƣ tiểu thuyết chí quái có Sưu thần kí của
Can Bảo, tiểu thuyết truyền kì có Chẩm trung kí và Nhậm tiền truyện của
Thậm Kí, tiểu thuyết chí dị thời Minh - Thanh có Tiễn đăng tân thoại của
Cù Hựu… [52, tr.9].
Trong xã hội Trung đại Việt Nam, trình độ tƣ duy của con ngƣời đã
phát triển, thoát khỏi thế giới quan thô sơ, ấu trĩ. Ở thời kì này, con ngƣời
phải chịu nhiều áp bức, bất công do sự hà khắc của chế độ phong kiến. Khi
thất vọng trƣớc thực tại đầy đen tối, ngƣời ta ngƣời ta mƣợn yếu tố kì ảo để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Footer Page 19 of 166.




Header Page 20 of 166.
18
thể hiện ƣớc mơ về hạnh phúc, công lí (ví dụ truyện cổ tích Tấm Cám,
Thạch Sanh....). Bởi theo tƣ duy của ngƣời xƣa, chỉ các lực lƣợng siêu phàm
mới đủ sức thay đổi trật tự xã hội, đem lại chiến thắng cho cái đẹp.
Trong văn học viết Trung đại nƣớc ta, yếu tố kì ảo đƣợc biểu hiện rõ rệt
nhất ở thể loại truyền kì. Đó là những câu truyện cổ kim mang nhiều yếu tố
hoang đƣờng, đƣợc các bậc trí giả sử dụng với dụng ý phản ánh hiện thực
cuộc sống và thể hiện quan niệm sống trƣớc cuộc đời. Ví dụ: Truyền kì mạn
lục, Truyền kì tân phả... Cũng qua thể văn này, họ có thể gửi gắm vào đó
những bài học để răn dạy, giáo huấn con ngƣời. Màu sắc hoang đƣờng kì ảo
làm mềm đi, mờ đi tính giáo huấn lộ liễu.
Văn học kì ảo hiện đại ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu XIX ở
phƣơng Tây với những đại diện ƣu tú nhƣ Hoffmann, Edgar Poe…, nó đi sâu
khai thác nội tâm, khám phá những khoảng sáng tối ngay trong tâm hồn mỗi
con ngƣời. Khác với tƣ duy của các nhà văn cổ - Trung đại, ngƣời ta không
còn tin một cách ngây thơ vào thế giới huyền thoại, cổ tích nữa. Giờ đây, nó
đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật đắc lực để nhà văn nắm bắt mọi biểu
hiện của cuộc sống.
Ở Việt Nam, một số nhà văn lãng mạn nửa đầu thế kỉ XX đã có ý thức
tạo ra cái thần kì để đối lập với cuộc sống thực dụng, duy lý đến trần trụi
đƣơng thời. Nguyễn Tuân viết Yêu ngôn với mục đích khám phá những điều
vô cùng kì bí trong tâm hồn mỗi con ngƣời. Thế Lữ trong một số truyện ngắn
đƣờng rừng đã sử dụng yếu tố kì ảo để tạo không khí ma quái, rùng rợn cho

câu chuyện về chốn ma thiêng nƣớc độc tăng ấn tƣợng (Ví dụ Cái đầu lâu,
Lưỡi tầm sét, Vàng và máu…).
Yếu tố kì ảo xuất hiện từ truyền thống đến hiện đại ở cả Đông - Tây và
đều mang những đặc trƣng riêng. Càng về sau này các sáng tác đậm chất kì ảo
xuất hiện trong văn học ngày càng đa dạng, phong phú. Cùng với đó là sự đổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 20 of 166.




Header Page 21 of 166.
19
mới về tƣ duy nghệ thuật trong sáng tạo văn chƣơng, khiến văn học có yếu tố
kì ảo trở thành một bộ phận không thể thiếu trong dòng chảy của văn học
nhân loại.
Dù trải qua các thời kì lịch sử khác nhau, nhƣng đặc trƣng chung nhất
của văn học kì ảo là tính ƣớc lệ, ẩn dụ, tạo ra những biểu tƣợng nghệ thuật,
những hình tƣợng đa nghĩa. Độc giả khi đứng trƣớc một sáng tác có yếu tố kì
ảo vẫn không bị thoát li hay tuyệt vọng trƣớc hiện thực, mà trái lại, sau khi
kết thúc tác phẩm, con ngƣời càng thêm tin yêu vào cuộc sống.
1.3.2. Diện mạo của văn học kì ảo Việt Nam đương đại
Văn học giai đoạn 1945 - 1975 chủ yếu tuân thủ nguyên tắc “phản ánh
hiện thực”. Mọi sáng tác đều đƣợc quy định bởi nguyên tắc phản ánh hiện
thực một cách cụ thể, chân thực, điển hình. Văn học sau 1975 đến nay phát
triển trong cái nhìn cởi mở, khuyến khích đề cao sự sáng tạo nghệ thuật.
Ngƣời viết quan tâm hơn đến những cách thức sáng tác mới, lựa chọn chất
liệu nghệ thuật mới.
Từ giai đoạn sau 1987, yếu tố kì ảo trong văn học có chiều hƣớng

gia tăng và trở thành “một hiện tƣợng văn học độc đáo” trong sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Phạm Thị Hoài,
Đỗ Hoàng Diệu, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo... Họ chính là những cây bút tích
cực góp phần làm mới cho văn học kì ảo Việt Nam đƣơng đại. Phần lớn họ
thuộc thế hệ nhà văn - nói nhƣ Hoàng Ngọc Hiến: “Không hề bị vƣớng mắc
bởi cái nhìn sử thi”. Đặc điểm chung dễ nhận thấy ở đội ngũ này là phần
nhiều họ trƣởng thành, xuất hiện và tạo đƣợc chỗ đứng của mình trên văn đàn
chủ yếu từ sau ngày đất nƣớc thống nhất. Trẻ trung, giàu nhiệt huyết, muốn
đƣợc tự thể nghiệm và khám phá ... đó là những nguyên nhân dẫn họ đến với
yếu tố kì ảo. Thông qua lăng kính kì ảo, cuộc sống hiện lên với muôn nghìn
dáng vẻ: có hiện thực vừa quen thuộc, vừa mới lạ, có hiện thực của tâm trạng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 21 of 166.




Header Page 22 of 166.
20
có hiện thực bị chi phối bởi vô vàn những điều ngẫu nhiên may rủi đầy bí ẩn,
bất ngờ. Thử khảo sát trên một số tập truyện ngắn, chúng tôi thấy tỉ lệ các
truyện sử dụng yếu tố kì ảo khá cao. Chẳng hạn tất cả các truyện trong Những
truyện không nên đọc lúc nửa đêm của Võ Thị Hảo đều có yếu tố kì ảo; Còn
tập truyện Hồn trinh nữ cũng của tác giả này có 6/12 truyện; Tập truyện
Tháng có mười lăm ngày của Ngô Tự Lập (Nxb HN 1993) có 9/12 truyện;
Tập truyện Người đứng một chân của Hồ Anh Thái (Nxb trẻ 1995) có 7/10
truyện; Tập truyện Luân hồi của Tạ Duy Anh (Nxb Văn học 1994) có 9/12
truyện; Chùm tác phẩm có tên Những ngọn gió Tua Hát của Nguyễn Huy
Thiệp gồm 10 truyện nhỏ thì cả 10 truyện đều chứa đựng yếu tố kì ảo...

Bên cạnh các truyện ngắn trên, ta thấy tính chất kì ảo còn xuất hiện
nhiều trong các tiểu thuyết nhƣ Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Nỗi buồn chiến
tranh (Bảo Ninh), Thoạt kì thuỷ (Nguyễn Bình Phƣơng), Thiên thần sám hối
(Tạ Duy Anh)...
Nhƣ vậy, văn học Việt Nam đƣơng đại đã trở thành một tấm gƣơng
phản chiếu cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Bởi ngày nay, tác phẩm văn học
hay phải tạo đƣợc một cuộc đối thoại đa chiều, tác giả và ngƣời đọc cùng bàn
luận, vật vã trong một cuộc đồng hành gian khổ. Nghĩa là tính mơ hồ, đa
nghĩa đƣợc chú trọng và đẩy lên đến cao độ trong mỗi tác phẩm. Nhờ sự lung
linh, hƣ ảo trong tất cả các phƣơng diện cấu thành tác phẩm (từ ngôn ngữ, kết
cấu, cốt truyện đến chủ đề, nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật) mà
ngƣời đọc định hình và nắm bắt dễ dàng hơn thông điệp nội dung do yếu tố kì
ảo đem lại.
Những năm gần đây, có thể nhận ra một điều, trong mỗi truyện có yếu
tố kì ảo đều có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nhƣ sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp có cả cổ tích, huyền thoại, thế sự và lịch sử. Có nhà
nghiên cứu chia tác phẩm của ông ra làm bốn loại: cổ tích (Con thú lớn nhất,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 22 of 166.




Header Page 23 of 166.
21
muối của rừng...), huyền thoại (Huyền thoại phố phường, Con gái thuỷ
thần...), thế sự (Tướng về hưu...) và lịch sử (Kiếm sắc, vàng lửa...).
Còn sáng tác của Võ Thị Hảo có sự trộn hoà thực - ảo qua việc tái hiện
bức tranh lịch sử (trong Giàn thiêu) với những số phận đã đƣợc ghi và cả

không đƣợc ghi trong chính sử.
Một điều nữa cũng cần nhấn mạnh, đó là, nếu truyện kì ảo Trung Quốc
thƣờng gắn với sự mơ mộng, kì bí thì truyện kì ảo Việt Nam đƣơng đại có
những chi tiết, sự việc li kì nhƣng không làm ngƣời ta bàng hoàng, kinh sợ
hay hoàn toàn thoát li thực tại mà đƣợc sử dụng nhƣ một lăng kính để chiêm
nghiệm cuộc đời. Điểm khác biệt của các nhà văn trẻ so với thế hệ nhà văn
đầu thế kỉ XX là các tác giả hiện nay không có ý định dùng lí tính và tri thức
khoa học để “giải mã” cho ngƣời đọc. Tác phẩm chỉ đƣợc cắt nghĩa, tìm lời
giải tuỳ theo sự cảm nhận của từng độc giả. Chính sự tự do trong sáng tạo
nghệ thuật cùng sự đổi mới thi pháp văn xuôi đã góp phần mang lại sự sinh
động, nhiều dáng vẻ màu sắc cùng sức quyến rũ, nhân bản của văn học, đồng
thời thể hiện niềm khát khao mãnh liệt của ngƣời viết trong việc cải tạo xây
dựng cuộc sống.
Yếu tố kì ảo có truyền thống lâu đời trong văn học dân tộc. Do hoàn
cảnh đặc biệt của đất nƣớc dẫn đến sự phát triển riêng biệt của văn học, nó bị
đứt đoạn trong một thời gian khá dài. Trong quỹ đạo vận động đổi mới của
văn học sau 1975, yếu tố kì ảo lại đƣợc hồi sinh và có xu hƣớng phát triển
mạnh mẽ. Rõ ràng nó đã góp phần tích cực làm thay đổi nghệ thuật văn xuôi
nƣớc nhà, đồng thời cũng tạo ra diện mạo mới cho văn học kì ảo Việt Nam
đƣơng đại.
1.3.3. Võ Thị Hảo trong khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại
Võ Thị Hảo là một tiếng hát trong dàn đồng ca kì ảo, vừa có điểm
tƣơng đồng, vừa có điểm khác biệt so với các tác giả cùng sử dụng một thủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 23 of 166.





Header Page 24 of 166.
22
pháp sáng tác là kì ảo. Đặc điểm chung mà ta nhận ra là đội ngũ các nhà văn
này cùng sử dụng kì ảo nhƣ một phƣơng tiện nghệ thuật để phản ánh hiện
thực và gửi gắm thông điệp nhân văn đến bạn đọc.
Trong quan niệm về nghệ thuật của những nhà văn trên đã có sự thay
đổi căn bản về hiện thực và tính hiện thực. Với họ, hiện thực không đồng
nghĩa với sự thật, giống nhƣ sự thật, hay nói nhƣ Võ Thị Hảo hiện thực không
phải là thực tế 2+2=4 mà nó là vẻ đẹp của cuộc sống đã được khúc xạ qua
lăng kính của nhà văn và cuộc sống sẽ không đa tầng đa nghĩa nếu không sử
dụng yếu tố kì ảo. (Phỏng vấn nhà văn ngày 15/3/2009).
Phản ánh hiện thực không phải là sự sao chép hiện thực mà là sự sáng
tạo của ngƣời nghệ sĩ nhằm khám phá hiện thực sâu sắc hơn. Đội ngũ các nhà
văn đƣơng đại sớm nhận ra rằng: không thể khuôn đối tƣợng nhận thức phản
ánh của văn học vào những lĩnh vực hạn hẹp, cứng nhắc nhằm những nhiệm
vụ không phù hợp với bản chất của nó, mà chính là phải mở rộng phạm vi
khám phá của văn học để loại hình nghệ thuật này ngày càng đáp ứng đƣợc
những đòi hỏi mới của ngƣời đọc. Biên độ của hiện thực trong quan niệm của
ngƣời cầm bút hôm nay đã đƣợc mở rộng hơn, đƣợc soi chiếu từ nhiều góc
độ, tạo điều kiện để họ có thể thâm nhập vào những địa hạt mới mẻ phù hợp
với cá tính sáng tạo của mình. Sử dụng yếu tố kì ảo cũng là một phƣơng tiện
đắc lực trong phản ánh hiện thực và là “điểm nối” giữa nhà văn - tác phẩm ngƣời đọc.
Ngô Tự Lập cho rằng: “Ngay cả hiện thực cũng chỉ là một giấc mơ,
một giấc mơ hỗn loạn, vô tận, giấc mơ với những đƣờng bay của mê lộ...”
[29]. Còn Tạ Duy Anh thì quan niệm: “Mất đi sự bí ẩn, dù đó là bí ẩn mang
bộ mặt thần chết, thì cuộc sống kém đi biết bao sự hấp dẫn” (Đi tìm nhân vật).
Hồ Anh Thái qua một loạt những sáng tác gây tiếng vang nhƣ Trong sương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 24 of 166.





Header Page 25 of 166.
23
hồng hiện ra, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cõi người rung chuông tận
thế... cũng bày tỏ sự đồng tình với những quan điểm trên khi cho rằng: cái
hiện thực ngoài đời kia phải thông qua sự cảm thấy của nhà văn, đựơc nhào
nặn lại bằng những suy tƣởng và tƣởng tƣợng của chủ thể sáng tạo. Còn
Ma Văn Kháng thì nhận định: cuộc sống là sự phức hợp của nhiều sắc độ, vừa
sôi nổi vừa “trầm hóa”, đó là “một kết cấu của cả cái tốt lẫn cái xấu, cái thiện
và cái ác” (Bồ nông ở biển). Nguyễn Khải trong Thời gian của người lại chỉ
ra “bên cạnh Chúa có Quỷ, bên cạnh Phật có Ma. Ma Quỷ cũng dự phần bất
tử để làm mặt đối lập, để thế giới này tiếp tục vận động và tồn tại”. Nói nhƣ
Hoà Vang: “Tôi cho rằng phản ánh cái cõi đời, cõi ngƣời này mà chỉ dùng cái
công cụ hiện thực thôi thì không đủ”. Ngay Ngô Tự Lập cũng khẳng định:
“Ngày nay có lẽ chẳng có ngƣời cầm bút nào không cảm thấy trong mình ít
nhiều phẩm chất có tên kì ảo” (Ngô Tự Lập, Lƣu Minh Sơn, 1998, giới thiệu
lời tựa Đêm bướm ma, Nxb Văn học, H). Chính yếu tố kì ảo đã đảm nhiệm
chức năng nghệ thuật quan trọng là “lạ hoá” cuộc sống, tạo ra tính đa thanh đa
nghĩa cho tác phẩm và ấn tƣợng thẩm mĩ mạnh mẽ ở ngƣời đọc.
Là một hạt nhân trong “dòng chảy” của văn học kì ảo Việt Nam,
Võ Thị Hảo đã tự làm mới và hoàn thiện mình bằng nhiều sáng tác có giá trị
về nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm của chị không đi “chệch” khỏi mục tiêu
coi yếu tố kì ảo là một thủ pháp đắc lực trong việc biểu hiện đời sống. Thông
qua lăng kính kì ảo, hiện thực hiện ra với vô vàn những chiều sâu triết lí và tƣ
tƣởng sâu xa nhƣng vẫn rất đỗi gần gũi với đời thƣờng.
Hầu hết các sáng tác kì ảo của Võ Thị Hảo và các nhà văn kể trên đều
chứa đựng tình cảm, thái độ của ngƣời nghệ sĩ trƣớc những số phận va đập

với bão tố cuộc đời, cho dù đó là hiện thực lịch sử nghiệt ngã hay thực tế đau
thƣơng, nhƣng tất cả vẫn sáng lên niềm hi vọng chứa chan vào tình yêu cuộc
sống, vào mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa ngƣời với ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 25 of 166.




×