Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết ngồi của nguyễn bình phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.58 KB, 27 trang )

Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học Việt Nam sau năm 1975 chuyển mình mạnh mẽ trong nhu cầu
đổi mới trong tất cả các lĩnh vực từ sang tác cho tới lý luận, phê bình, tiếp
nhận.Trong lĩnh vực sang tác, đạt được nhiều thành tựu hơn cả, thu hút được sự
chú ý của giới phê bình cũng như ở bạn đọc là ở thể loại tiểu thuyết. Các chuyện
ngắn, tiểu thuyết liên tục ra đời qua các năm với các gương mặt tiêu biểu như
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Bảo Ninh, Phạm Thị
Hoài, Nguyễn Bình Phương, v.v… Với Nguyễn Bình Phương, tài năng và phong
cách của nhà văn trẻ này đã được khẳng định, định hình qua bốn tiểu thuyết đã
xuất bản: Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Những đứa trẻ chết
già (2002), Thoạt kỳ thuỷ (2004). Năm 2006 nhà văn tiếp tục cho ra đời cuốn
tiểu thuyết Ngồi và vẫn tạo ra sự xôn xao trong dư luận với nhiều ý kiến trái
chiều nhau. Nghiên cứu “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi tiếp tục đi
sâu tìm hiểu quá trình vận động đổi mới của văn học Việt Nam những năm gần
đây. Cũng giống như bốn cuốn tiểu thuyết đã xuất bản, trong tiểu thuyết Ngồi,
Nguyễn Bình Phương đã sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo. Vì vậy với việc triển khai
đề tài “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương”, chúng
tôi chỉ rõ những tiếp nhận ảnh hưởng của nhà văn từ phương Tây trong việc đổi
mới thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam cũng như những tìm tòi thể nghiệm, sáng
tạo riêng của nhà văn trong việc đổi mới thể loại và đổi mới chính mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Yếu tố kỳ ảo xuất hiện trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 cho thấy
những cách tân, những đổi mới trong phương thức tư duy, nội dung thể hiện
cũng như trong kỹ thuật viết truyện của các nhà văn. Vấn đề này đã thu hút sự
chú ý và tâm sức của các nhà nghiên cứu phê bình, và cũng được đề cập đến
trong một số bài báo, chuyên luận, công trình khoa học.
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn


Nguyễn Bình Phương là một trong các tác giả trẻ sau 1975 có nhiều tìm tòi
đổi mới. Những đánh giá về tiểu thuyết của nhà văn này phần lớn đều tập trung
vào những đổi mới ở phương diện nội dung và đặc biệt ở kỹ thuật tiểu thuyết.
Trong đó yếu tố kỳ ảo rất được nhà văn chú ý sử dụng và đạt được những hiệu
quả nghệ thuật nhất định trong việc đổi mới tiểu thuyết. Theo sự đánh giá của các
nhà nghiên cứu thì “huyền thoại hoá cuộc sống đời thường là một đặc điểm dễ
nhận thấy nhất trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”(Nguyễn Mạnh Hùng).
"Những đứa trẻ chết già” là “cuốn tiểu thuyết mang đậm khuynh hướng hiện
thực huyền ảo với sự tồn tại của hai cõi âm – dương, của những điềm báo, với
diễn biến của nhiều thế hệ sống và chết giao nhau trên mảnh đất Thái
Nguyên”(Thụy Khuê). Cũng theo sự đánh giá của Thụy Khuê hiện trong “Người
đi vắng” là “một hiện thực linh ảo âm dương…”. Tác phẩm “Thoạt kỳ thuỷ” ngay
từ khi mới ra đời đã gây nên bao sự xôn xao trong giới phê bình cũng như báo
chí. Các tác giả đều chú ý yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm này ở các bài viết: Cấp độ
hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thuỷ (Nguyễn Chí Hoan);
Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đoàn Cầm Thi);…
Yếu tố kỳ ảo trong Ngồi phức tạp hơn trong các tiểu thuyết trước. Trong
cuốn tiểu thuyết này, Nguyễn Bình Phương đã hợp quá khứ và hiện tại trong
cùng một nhân vật ở cùng một thời điểm, có sự hoà trộn giữa thời kỳ đầu của đất
nước đầy những điều huyền bí và phật giáo – tín ngưỡng của dân tộc vốn mang
màu sắc tâm linh, hư ảo.
Vì vậy với cuốn tiểu thuyết vừa mới ra đời của nhà văn giàu tiềm năng này,
chúng tôi khai thác vấn đề “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình
Phương” như một hướng tiếp cận tác phẩm từ đặc trưng phong cách nhà văn trong
việc tìm tòi thể nghiệm những cách tân đổ mới từ phương diện thể loại.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành khảo sát cứ liệu chính là tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn
Bình Phương (NXB Đà Nẵng, 2006). Đồng thời có liên hệ với một số tiểu thuyết
khác của tác giả này: Người đi vắng (NXB Văn học, 1999), Trí nhớ suy tàn
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A

Ngữ văn
(NXB Thanh Niên, 2000), Những đứa trẻ chết già (NXB Hội nhà văn, 2002),
Thoạt kỳ thuỷ (NXB Hội nhà văn, 2004).
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích, bình giảng
- Phương pháp tổng hợp
5. CẤU TRÚC BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm hai chương:
Chương I: Một số vấn đề về yếu tố kỳ ảo
Chương II: Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ YẾU TỐ KỲ ẢO
I. Khái niệm yếu tố kỳ ảo
Trong Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2000), kỳ ảo
được định nghĩa là “kỳ lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng”.
Tiến sỹ Lê Nguyên Cẩn xem kỳ ảo vừa là phạm trù của tư duy nghệ thuật
vừa là một phương thức thể hiện được sử dụng rộng rãi. Theo tác giả, kỳ ảo là
“sản phẩm của trí tưởng tượng”, thường “hiện diện dưới hình thức thần linh
quái dị, ma quỷ, khác lạ, phi thường siêu nhiên”.
Trong cuốn Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học (Viện văn học,
1999), khái niệm kỳ ảo được giải thích theo lịch sử thuật ngữ có ý nghĩa tương
đương trong văn học phương Tây là fantastique. Ở thế kỷ XVI, thuật ngữ này có
nghĩa là “sự mơ mộng hão huyền được nuôi dưỡng bằng những hoang tưởng”.
Về sau nó được hiểu là một phương thức sáng tạo thích hợp với các loại ma hiện
hồn, thần và quỷ. Sang thế kỷ XIX, fantastique có nghĩa là “một trò chơi của trí

tưởng tượng với những bịa đặt vô bằng cứ và những motip siêu tự nhiên". Dần
dần, sang thời hiện đại nội hàm của nó được mở rộng hơn nữa, không chỉ gồm
những nhân vật xuất hiện từ thế giới bên kia, từ các lực lượng siêu hình thần bí
mà còn là “tất cả những gì có ý nghĩa phản kháng lại kinh nghiệm và lý tính,
những gì dẫn đến một trật tự khác thường, một kích thích khác thường”. Như
vậy ở thời hiện đại, cái kỳ ảo có liên quan mật thiết với nỗi khó khăn của hiện
hữu, sự kinh hoàng, nỗi lo sợ trước những gì không thể nhận biết.
Như vậy khái niệm kỳ ảo có thể hiểu là sản phẩm của trí tưởng tượng
sáng tạo của người nghệ sỹ, xuất phát từ hiện thực và phản ánh hiện thực được
thể hiện bằng những yếu tố phi thực, mang màu sắc huyền bí, hoang đường. Kỳ
ảo vừa là một kiểu tư duy vừa là một thủ pháp nghệ thuật, được các nhà văn sử
dụng trong quá trình phản ánh hiện thực, chiếm lĩnh đời sống thể hiện quan
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
niệm về con người và cuộc đời, trong quá trình phản ánh ước mơ, khát vọng và
cả nỗi sợ hãi, bất bình,…của con người trước cái phức tạp và bí ẩn của đời sống.
Yếu tố kỳ ảo giữ một vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật viết truyện
của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo - một phương pháp sáng tác mới xuất hiện từ
đầu thế kỷ XX nhằm tái hiện một hiện thực đậm chất huyền ảo được tạo nên từ
sự hợp nhất các đối cực: quá khứ tiền thuộc địa với thực tại hậu công nghiệp, cõi
sống với cõi chết. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một kỹ thuật viết nhằm sáng
tạo, phát minh ra cái huyền ảo để đối lập lại với thế giới kỹ trị thông thường.
Yếu tố kỳ ảo được sử dụng để khám phá thực tại ở bề sâu, trong tính khái quát
rộng lớn. Nó thể hiện khát vọng khám phá những bí ẩn của thế giới – nơi mà
nhận thức lý tính, với những giới hạn của nó, không thể đạt tới.
Trong văn học thế giới cũng như trong văn học Việt Nam, yếu tố kỳ ảo
xuất hiện từ rất sớm, trong thần thoại, cổ tích, truyền thuyết,… Trong thời kỳ đầu
của văn học, yếu tố kỳ ảo phản ánh tư duy ấu trĩ của con người trong bước đầu
nhận thức và giải thích thế giới, thể hiện ước mơ, khát vọng, niềm tin, lý tưởng
thẩm mỹ của nhân dân lao động. Trong văn học hiện đại với chủ nghĩa hiện thực

huyền ảo, yếu tố huyền ảo là sản phẩm của ý thức sang tạo tự giác, hướng đến
phục vị những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể được sang tạo theo những cách thức,
dạng thức khác nhau tuỳ theo sở trường của nhà văn. Các nhà văn nâng sự vật
hình tượng lên tầm biểu tượng bằng cách xếp đặt một cách bình thường các yếu tố
siêu nhiên bên cạnh yếu tố thực của cuộc sống. Đây thực sự là một trong những
biểu hiện của quan niệm đổi mới tư duy nhằm mở rộng khả năng và phạm vi
chiếm lĩnh đời sống, đa dạng hoá các hình thức thể hiện của văn học.
II. Vai trò của yếu tố kỳ ảo trong việc đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật
của văn học sau 1975
Văn học sau 1975 trên tinh thần dân chủ hóa đã có sự đổi mới quan niệm về
hiện thực, đổi mới quan niệm về con người và đổi mới quan niệm về văn xuôi.
Văn học giai đoạn 1945 – 1975 do những quy định của hoàn cảnh lịch sử
lấy hiện thực làm mục đích cuối cùng của sự phản ánh nghệ thuật. Văn học sau
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
1975 lấy hiện thực làm phương tiện của nghệ thuật để nhà văn trình bày tư
tưởng, cách nhìn, chiêm nghiệm của riêng mình. Hiện thực trong văn học không
còn chỉ đơn thuần là hiện thực “kiểm chứng được” bằng sự nhận thức trực quan
mà còn là hiện thực của tâm linh, của ảo giác, hiện thực được tạo ra bằng trí
tưởng tượng của người viết. Cái kỳ ảo, nghịch dị xuất hiện khá đậm đặc ở văn
xuôi nhưng không phải tách riêng ra ngoài hiện thực như trong văn học dân
gian, văn học trung đại mà nóp là một phần của hiện thực, hiện thực trong sự
suy ngẫm, chiêm nghiệm, trong tính đối thoại của văn chương với bạn đọc.
Con người trong văn học sau 1975 không còn là con người đơn giản, một
chiều mà được thể hiện trong sự đa dạng, phức tạp, nhiều bí ẩn, được soi chiếu
từ nhiều điểm nhìn. Các nhà văn đã hướng ngòi bút của mình khai thác đời sống
tâm linh đầy bí ẩn và phức tạp của con người. Yếu tố kỳ ảo đã góp phần đắc lực
trong việc thể hiện chiều sâu nhận thức, chiều sâu của đời sống tâm linh trong
con người.
Sự xuất hiện yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi sau1975 thể hiện một kiểu tư

duy, một phương thức trần thuật mới, góp phần đổi mới kỹ thuật trần thuật của
văn học. Yếu tố kỳ ảo được tiếp nhận ảnh hưởng từ phương Tây, là một yếu tố
mới trong quan niệm về văn xuôi đã phát huy hiệu quả nghệ thuật trong văn học
sau 1975.
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
Chương II
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGỒI
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
I. Phân loại yếu tố kỳ ảo
1. Không gian - thời gian phi xác thực
1.1. Không gian
Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa không gian nghệ thuật là “hình
thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự
miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn,
diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính
bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục cách quãng,
tiếp nối, cao thấp, xa gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật”.
Văn học giai đoạn 1945 – 1975 với nguyên lý “văn học phản ánh hiện
thực”, văn học gắn bó với đời sống xã hội, theo sát từng biến cố lịch sử, từng
bước phát triển của phong trào cách mạng. Vì vậy mà không gian nghệ thuật
trong các tác phẩm văn học bao giờ cũng là một không gian cụ thể, xác định. Ở
nhiều tác phẩm không gian nghệ thuật mang tính sử thi rộng lớn gắn với bức
tranh hiện thực đời sống của cả cộng đồng, dân tộc.
Không gian nghệ thuật sau 1975 tồn tại ở hai dạng: không gian sinh hoạt
đời thường vụn vặt, bị xé nhỏ và không gian ảo, phi xác thực, không gian mang
tính mơ hồ, không xác định, có sự hòa trộn thực và ảo. Chương một xác định
cho người đọc một không gian xa xưa của nước Việt Nam: Giao Chỉ với hình
ảnh “cột đồng”, với những người đàn bà “lưng cong, tay vượn, tóc xổ tung với
đôi chân ngắn mở rộng và núm vú như hai hòn than hồng rực đặt ngay ngắn

trên đỉnh bộ ngực trần màu nâu nhạt”, với con trâu “phát ra những âm thanh ọ
ẹ khó hiểu…”, một dòng sông cuồn cuộn chảy “những khuôn mặt mờ ảo nhưng
hung hãn đang lao di, dừng lại, lao đi tuân theo mệnh lệnh đều đặn khô cứng
phát ra từ hình chiếu lộn ngược của cây cột đồng…”. Một không gian ảo, hư hư
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
thực thực mang âm hưởng cổ xưa. Kết thúc chương một là một không gian hỗn
loạn, quay cuồng:
Và thế trận của gió……
Gió… gió gió gió… gió
Tan tác
bởi
…… ánh dương
Xa………. a a a……… lạ
Từ không gian xa xưa của vùng đất Giao Chỉ với sự vật, con người kỳ lạ,
huyền bí, kết thúc chương một là một không gian hỗn loạn tan tác của gió, của
ánh dương. Và nhân vật chính của thiên truyện – nhân vật Khẩn đã thành hình
trong hỗn loạn của không gian ấy, quay cuồng trong gió, trong ánh dương xa lạ.
Không gian ở chương một là không gian ảo, không gian của một giấc mơ.
Điều đó được chính nhân vật nhận thấy, đến chương 5, nhân vật chính của
truyện khẳng định: "Khẩn ngượng ngùng ngoái nhìn cái cột đèn tín hiệu mình
vừa mới vượt qua thốt nhiên nhớ tới giấc mơ ở hồ Núi Cốc. Trong giấc mơ ấy
Khẩn đã ngồi ngay dưới chân một cây cột khổng lồ hao hao cây cột đèn tín hiệu
quỷ quái này”.
Không gian ảo – không gian thời xa xưa – không gian của giấc mơ ở
chương một mang màu sắc phật giáo, thể hiện ở sự sinh ra dường như từ hư vô
của nhân vật chính, ở tư thế ngồi thiền. Không gian hư hư ảo ảo mang màu sắc
Phật giáo bao trùm toàn bộ tiểu thuyết. Kết thúc mỗi chương truyện là những
tiếng gõ mõ tụng kinh đều đều: cốc cốc cốc… dai dẳng không dứt tạo ra một
không gian ma quái, kỳ ảo.

Từ chương hai cho đến chương cuối cùng của truyện, không gian có nhòe
lẫn giữa thực và ảo, dường như không có sự phân định rạch ròi. Ngay cả tiếng
gõ mõ của phật giáo kết thúc mỗi chương truyện cũng mang tính hư hư thực
thực. Người ta nghe thấy âm thanh: cốc cốc cốc… vang lên đều đặn mỗi ngày
nhưng lại không thể xác định được nó phát ra từ đâu, từ trong căn nhà nào.
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
Không gian sống của tất cả các nhân vật trong truyện hư hư thực thực, có sự hòa
trộn của không gian thực của cuộc sống sinh hoạt, làm việc và không gian ảo
của những giấc mơ. Không gian thực – không gian của sự hỗn loạn, hỗn tạp, xô
bồ, hỗn độn. Một không gian mà ở đó người ta đến cơ quan không phải để làm
việc mà để đấu đá, tranh giành, để làm tình, để rủ nhau đi chơi gái… Một không
gian sống tụ họp đủ mọi loại người với đủ mọi loại âm thanh, tiếng cãi vã, tiếng
chửi nhau, tiếng trẻ con khóc hòa lẫn với tiếng gõ mõ tụng kinh. Trong không
gian ấy lúc nào con người ta cũng căng lên vì sự chen lấn, ganh đua, xô bồ và
nhân vật chinh - Khẩn dường như lúc nào cũng rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau
đầu mặc dù anh ta cũng không phải làm việc gì nhiều.
Không gian ảo – không gian của những điều mơ hồ, huyền hoặc, không
gian của những giấc mơ, của đền miếu, của thế trận Huyền đồ,… Không gian
ảo, không gian của những giấc mơ, của thế giới tâm linh của con người là sự
phản ánh lại của không gian thực nhưng đã qua sự nhào nặn trong suy nghĩ, với
những mơ ước của con người. Không gian ảo có cả sự huyền bí, rung rợn, mơ
hồ, không lý giải được, có cả sự trong trẻo, thánh thiện, vượt lên trên tất cả khắc
nhiệt của khôn gian thực, đó là không gian của mối tình giữa Khẩn và Kim, của
chiếc cồng vồng bảy sắc, của bông hoa gạo đỏ thắm.
1.2. Thời gian
Nhận thức về thời gian chính là quá trình tự nhận thức về sự tồn tại của
con người. Những phát hiện về thời gian giúp chúng ta nhận thức sâu hơn về
cuộc sống của mình. Theo GS Trần Đình Sử: “là hình thức tồn tại của hình
tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó”, “khác với thời gian khách

quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quy
về quá khứ, có thể bay ngược đến tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng
thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát ra vô tận”(Trần Đình
Sử - Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục 1998). Dòng văn học mang tính
chất huyền thoại, kỳ ảo thì thời gian có tính chất phản hồi, xoay ngược dòng vận
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
chuyển “các bình diện quá khứ, tương lai thực ra chỉ là sự kéo dài của hiện tại
về phía trước hoặc phía sau” (Etiemblơ)
Thời gian trong truyện là thời gian phi xác thực, có sự đồng hiện giữa quá
khứ và hiện tại, có sự giãn nở của thời gian xa xưa của vùng đất Giao Chỉ với
thời gian của cuộc sống hiện đại. Chương một giới thiệu Khẩn sinh ra, thành
hình trên vùng đất Giao Chỉ xa xưa. Các chương còn lại thể hiện Khẩn trong
cuộc sống phức tạp với tất cả những hành động, suy nghĩ. Trong sự cảm nhận
của Khẩn “thời gian là cái gì đó lờ mờ, buồn bã, chẳng tàn lụi nhưng chẳng hứa
hẹn sang sủa hơn”. Đối với các nhân vật trong truyện thời gian là một cái gì đó
khó xác định, người ta chỉ có cảm giác về no trong “quãng”, “khoảng”,…
Không nhận thức được về thời gian, các nhân vật trong truyện nhiều khi mất
luôn cảm giác về sự tồn tại của bản than mình trong cuộc sống. Thời gian trong
Ngồi là thời gian phi xác thực, thời gian ảo có sự thống nhất giưa quá khứ xa
xưa và hiện tại trong cùng một con người.
2. Nhân vật kỳ ảo
Nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống là nhân vật được thể hiện đầy đủ
các mặt số phận, ngoại hình, tính cách và tiêu biểu cho một lớp người nào đó
trong xã hội. Quá trình phát triển tính cách, diễn biến tâm lý của nhân vật là một
nội dung quan trọng của cốt truyện.
Thế giới nhân vật trong Ngồi của Nguyễn Bình Phương đa dạng, phong
phú. Có nhân vật được khắc họa bằng bút pháp tả thực sắc sảo, có nhân vật được
thể hiện bằng bút pháp huyền thoại, kỳ ảo hóa, có nhân vật chỉ được lướt qua
một vài chi tiết, có nhân vật là con người cụ thể trong cuộc đời thực, có nhân vật

vô hình không xác định,… Dù thật, dù ảo, các nhân vật trong Ngồi được miêu tả
sinh động trong thời điểm hiện tại và đều bị cuốn trong sự quay cuồng, thác loạn
của cuộc sống hiện đại, không thể đoán định trước được số phận của mình.
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu thế giới nhân vật chúng tôi thấy nhân
vật kỳ ảo trong ngồi tồn tại dưới dạng thức nhân vật dị thường, nhân vật hồn ma,
thần thánh, có khả năng thần kỳ và nhân vật ẩn – vô hình.
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
2.1. Nhân vật dị thường
Nhân vật chính của tác phẩm là một nhân vật dị thường, không rõ nguồn gốc
ra đời, có đời sống tâm lý không bình thường. Ngoài ra tác phẩm còn thể hiện một
số nhân vật dị thường khác như Hoàng Lân, cô bé bán nước cụt cả hai chân là nhân
vật dị dạng về ngoại hình, nhân vật gã tâm thần, nhân vật gã luân điên.
Về Khẩn – nhân vật chính của tác phẩm, nguồn gốc, sự ra đời của Khẩn
không bình thường. Khẩn không được sinh ra mà được thành hình từ dấu (…) và
từ trong không gian xa xưa của vùng đất Giao Chỉ, những chữ cái đầu tiên của
cái tên Khẩn được hình thành …n, …ẩn, …hẩn và cuối cùng một Khẩn được
hình thành và bị ném vào cuộc sống hiện đại với những thác loạn quay cuồng.
Khẩn sinh ra trong một trạng thái không bình thường, trong tư thế “ngồi”, dáng
ngồi thiền. Đời sống tinh thần của Khẩn không bình thường, Khẩn sống giữa hai
trạng thái thực - ảo, có sự hòa trộn giữa cuộc sống thực và những giấc mơ.
Trong cuộc đời thực, Khẩn sống, làm việc, làm tình theo guồng máy hoảng loạn
của xã hội. Những giấc mơ đặc biệt là những giấc mơ có Kim đối với Khẩn
giống như một món ăn tinh thần không thê thiếu. Tìm đến với Kim trong những
giấc mơ, Khẩn như để tìm một điểm tựa tinh thần giữa cuộc sống hỗn loạn này.
Trong giấc mơ của Khẩn, Kim hiện về với cành bạch đàn, với viên bi ve ngũ
sắc, trong sự trong sáng, thanh thoát của người con gái. Mối tình của Kim và
Khẩn được viết lên trong cơn mưa, càng được gắn bó khăng khít hơn qua những
buổi đi chơi trò chuyện giữa hai người với cầu vồng bảy sắc lung linh, với
những bông hoa gạo đỏ thắm, với viên bi ve ngũ sắc,… Dường như Kim xuất

hiện, có mặt ngay bên cạnh khẩn ngay tức khắc, bất cứ lúc nào khẩn cần để chia
sẻ giải tỏa những cơn đau đầu đang hành hạ khẩn. “Trong ngôn ngữ thầm lặng
mê man của Kim thấp thoáng một vùng đất bằng bặn trải dài, mờ nhạt hai đầu
bởi khói sương và không hiểu bằng cách nào mình nhận ra đó sẽ là nơi mình
phải quay lại trong những ngày trở trời nếu muốn thoát khỏi sự hành hạ của
căn bệnh đau đầu quái ác. Toàn thân Kim hiển hiện rõ ràng trong khi mình
không thể định vị được chính bản than mình cho nên những gì Kim nói đều
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
được lưu vào góc tối dịu dàng của một bụi cây vô hình, đó chính là trí nhớ của
mình”. Cuối truyện Kim và Khẩn chia tay nhau, Khẩn cảm thấy “không khí
thoát hết ra khỏi lồng ngực và những con cá đang ngáp một cách tuyệt vọng
trong phổi mình, chẳng lẽ tất cả những gì đã qua là phù phiếm hay sao? ”
Không có Kim, Khẩn cảm thấy mọi thứ đều phù phiếm vô nghĩa trong cõi đời
này. Kim đi rồi, Khẩn trở về trạng thái ngồi lúc sinh ra, một dáng ngồi xổm để
cẩm thấy bớt mệt mỏi, dễ chịu hơn…
Những giấc mơ của khẩn về sự biến mất của Minh, về sự hiện về của bà
Nhung, về ông già với thế trận Huyền đồ… tất cả hỗn loạn, nhòe lẫn cho thấy sự
bất an trong tinh thần của Khẩn.
Ở cơ quan làm việc có thể thấy Khẩn là một nhà quản lý tỉnh táo, sắc sảo,
quyết đoán, rất thực tế nhưng trong những giấc mơ, Khẩn thụ động, lo lắng, sợ
hãi, bất an. Trong cuộc sống thực, Khẩn luông rơi vào tình trạng căng thẳng để
giải quyết mâu thuẫn đấu đá nhau giữa những nhân viên cấp dưới và giữa cấp
trên của mình. Nhưng con người tỉnh táo, thực tế ấy lại luôn sống trong trạng
thái mơ, những giấc mơ đi vào cuộc sống đời thực, là một phần cuộc sống đời
thực, chứng kiến những sự vật, sự việc kỳ lạ như một lẽ hiển nhiên, một điều
bình thường. Mâu thuẫn ấy phản ánh trạng thái bất an của con người trong cuộc
sống của con người.
Những nhân vật Hoàng Lân, cô bé bán nước cụt chân ám ảnh Khẩn cũng
như người đọc về sự dị dạng, méo mó trong ngoại hình, sự khiếm khuyết của cơ

thể. Hai nhân vật này chỉ được khắc họa bằng một vài chi tiết nhưng có sức ám
ảnh, ray rứt mãi không thôi: “Khẩn sợ sự khiếm khuyết của cơ thể, rất sợ. Mỗi
lần gặp Hoàng Lân, long Khẩn vẫn nhói lên cảm giác nhờn nhợn. Thà chết toàn
than còn hơn là sống với sự thiếu hụt bộ phận nào đó. Khẩn cho rằng con người
ta tiến gần với động vật chỉ ở trong hai trường hợp, quá béo và mất nhiều bộ
phận thân thể…” Nhìn con bé bán nước “di chuyển trên hai cánh tay vạm vỡ
quá mức của nó, Khẩn lại thấy buồn nôn” và chính con bé ấy cũng không chịu
nỗi chính mình và nó đã tự tử lần hai. Với Hoàng Lân chiến tranh đã cướp mất
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
đi một phần thân thể, đã đẩy con người vào cuộc sống không bình thường với
thân hình dị dạng, méo mó, khiếm khuyết. Bước ra khỏi cuộc chiến tranh với
thân hình ấy, Hoàng Lân chỉ có thể ngồi, ngồi mãi mãi trên chiếc xe lăn, không
bao giờ ra khỏi căn phòng vẽ của mình, sống để vẽ những bức vẽ khó hiểu và
chứng kiến sự ngoại tình của vợ một cách bất lực, thụ động. Còn cô bé bán
nước, một nhân vật không có tên, người đọc cũng không được biết cuộc sống
của cô bé như thế nào. Tác giả chỉ khắc họa cô bé qua một vài chi tiết một vài sự
kiện. Lần tự tử thứ nhất, cô bé không chết. Cuộc sống phức tạp, hỗn loạn đã đẩy
con người tới hành động tự kết thúc cuộc đời mình rồi lại cứu sống nó, bắt nó
sống một cuộc sống dị dạng, thiếu hụt mất một phần cơ thể, đẩy nó vào bi kịch
dở dang của một kiếp người mà như Khẩn nghĩ thì nó gần với động vật. Và cuối
cùng không thể chịu nổi cuộc sống ấy, cô bế đã phải tự tử lần hai, kết thúc một
kiếp sống không ra sống. Nhân vật cô bé bán nước thể hiện một cuộc sống vô
nghĩa, dồn ép, bóp nghẹt con người trong sự sống của chính mình, liên tục đẩy
con người tới bước đường phải tự tìm đến cái chết để giải thoát cho chính mình.
Một nhân vật dị thường được thể hiện sinh động chỉ qua một vài chi tiết là
lão Luân điên. Lão ta điên thật hay điên giả không ai có thể khẳng định được.
Lão bị quy là gián điệp rồi hóa điên… phải chăng chính cuộc sống hỗn loạn, xô
bồ làm biến dạng tinh thần con người. Nhưng cũng có thể lão giả vờ điên để che
đậy những hành động bất bình thường mang tính thác loạn, cuồng loạn của lão.

Cuộc sống phức tạp, con người bí ẩn trong vòng thác loạn. Ở đó con người ta bị
biến dạng, méo mó cả về thân hình lẫn tinh thần.
Nhân vật gã tâm thần được Nguyễn Bình Phương miêu tả rất sinh động từ
ngoại hình, hành vi đến đời sống nội tâm. Nhân vật này được tác giả dành cho
cả một chương truyện với những miêu tả sắc nét về ngoại hình cũng như hành
động. Đứng riêng ra trong một chương truyện gã tâm thần hoàn toàn cô đơn, lạc
long trong thế giới xô bồ này. Gã xuất hiện trần trụi trong cuộc đời này không
một mảnh vải che thân, cô đơn và hoàn toàn xa lạ với mọi người. Hình ảnh gã
tâm thần được miêu ta ở hai thời điểm trước và trong cơn mưa. Trước cơn mưa,
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
thân hình gã cáu bẩn, một thân thể trần chuồng, nhem nhuốc. Hành động của gã
chỉ là đứng, nhìn và nói những lời rất khó hiểu. Dường như gã đã bị gạt ra bên lề
cuộc sống: “Khẩn thấy gã tâm thần có một vẻ bí ẩn, ma quái không thẻ lý giải
nổi, mỗi cử chỉ của gã vừa vô nghĩa vừa hàm chứa một cái gì đó vượt ra tất cả
mọi suy nghĩ…Gã tâm thần nhìn ra đường nhưng chẳng nhằm vào ai, dường
như gã nhìn vào một thế giới khác ẩn sau thế giới hiện diện này…Có ai đó đang
đứng trước mặt gã ở một quãng xa và lắng nghe gã bày tỏ.” Trước cơn mưa gã
tâm thần là biểu hiện của cuộc sống xô bồ, bụi bặm, nhem nhuốc. Trong cơn
mưa dường như gã đã thoát ra khỏi cõi thực này mà thuộc về một thế giới khác,
thế giới của mưa, của nắng, của những gì trong sáng thánh thiện: “Ánh nắng
vàng rực loé trên thân thể gã tâm thần ngỡ như gã là một pho tượng dát vàng…
Môi gã tâm thần hé ra nửa như cười nửa như hớp nước mưa.” Hình ảnh hư hư
thực thực nhoè lẫn trong cơn mưa ấy đã khiến Khẩn bất giác đưa tay phía trước
“kiểm tra xem đấy là hư ảnh hay là hiện thực”. Hành động cúi xuống nhặt quả
cam xanh lên và “kẹp nó giữa ngón cái và ngón trỏ giơ ra phía trước ngoẹo cổ
nhìn như chiêm ngưỡng một viên ngọc khổng lồ” đã khiến Khẩn nhớ tới Kim
với viên bi ve ngũ sắc. Kim cũng là một con người không phải thuộc về thế giới
này, thế giới của sự hỗn loạn, xô bồ, bất an.
2.2. Nhân vật - hồn ma, thần thánh

Ở nhân vật dị thường, bên cạnh những yếu tố kỳ ảo khác thường, các nhân
vật đều được khắc họa ở một vài chi tiết thực của đời sống. Nghĩa là họ vẫn tồn
tại trong thế giới thực và bị dòng đời cuồn cuộn khắc nghiệt cuốn đi trong vòng
xoáy bất tận của nó. Ngay cả ở nhân vật gã tâm thần trong cơn mưa đã hoàn
toàn không thuộc cõi thực này nữa thì kết thúc chương, tác giả viết: “Khi nào gã
tâm thần này ngồi hẳn xuống thì có lẽ mưa mới tạnh.” Mưa tạnh, gã tâm thần lại
trở về với đời thực, nhem nhuốc, bẩn thỉu và xa lạ với chính nó. Con nhân vật
hồn ma, thần thánh hoàn toàn không có thực, không tồn tại trong cõi đời này.
Những nhân vật này chỉ tồn tại trong tâm tưởng, trong ý nghĩ của các nhân vật
khác và là cái bóng của cuộc đời.
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
Kim là một nhân vật không xác định được rõ ràng. Kim là người yêu
trong mộng của Khẩn, là do Khẩn tự tưởng tượng ra trong mỗi giấc mơ hay là
người yêu đã chết của Khẩn, nay chỉ còn là một cái bóng ma hư ảo theo sát
Khẩn trong bước đường đời. Kim thường hiện về trong những giấc mơ của
Khẩn. Nhưng đồng thời Kim vẫn tồn tại rất rõ trong từng ý nghĩ của khẩn lúc
thức, lúc tỉnh táo. Có thể thấy Kim hiện diện thường xuyên trong đời sống tâm
linh của khẩn. Nhưng Kim là ai? Là quá khứ xa xôi, là bong ma hiện tại hay là
ảo ảnh của hư vô, người đọc hoàn toàn không xác định được. Hay Kim là tất cả,
là hình bóng của cuộc sống đa dạng, đầy bí ẩn và luôn tồn tại song hành cùng
cuộc sống. Kim không tồn tại trong cuộc sống thực, Kim chỉ tồn tại trong đời
sống tâm linh của Khẩn, trong giấc mơ, ý nghĩ của Khẩn. Với Khẩn, Kim cũng
là một hình ảnh hư hư thực thực, mơ hồ không xác thực. Kim là hiện thân cho
tình yêu trong sáng, thánh thiện, là điểm tựa tinh thần của Khẩn hay là một bong
ma hiện về? Ngay trong ý nghĩ của Khẩn cũng không có sự phân định rạch ròi,
sự xác định rõ rang. Một lần vào nghĩa địa, Khẩn dừng lại ở ngôi mộ thứ hai
mươi mốt và “giật thót vì bức ảnh người con gái gắn trên bia mộ giống hệt như
Kim.” Khẩn bàng hoàng hoang hoải khi nhìn bức ảnh trên bia mộ Kim “nét mặt
xa lạ nghiêm khắc, ánh mắt bang hoàng nửa thực, nửa hư xoáy vào trí óc Khẩn”

và chính Khẩn phải “run rẩy hỏi tại sao Kim bây giờ lại khác Kim ngày xưa, khác
cả với Kim thường đến với Khẩn trong các vùng tối. Khẩn mở to mắt chờ đợi sự
xuất hiện của cành bạch đàn nhưng nó không hiện ra, chỉ có một dải âm thanh
mờ mờ tỏ tỏ lên bổng xuống trầm quấn quýt quanh khuôn mặt xa lạ trên đá của
Kim. Tay Khẩn rờ rẫm trên đá. Kim bằng phẳng, trơn nhẵn, ở ngoài thời gian…”
Tất cả những tri nhận của Khẩn về Kim đều rất mơ hồ, không rõ nét. Kim có thể
không phải là bóng ma của con người thực mà là bóng ma của người yêu Khẩn từ
trong tiềm thức xa xưa, lúc Khẩn thành hình trên vùng đất Giao Chỉ…
Hình ảnh vị thần trong ngôi miếu mà người giữ miếu là người đàn bà bất
hạnh xuất hiện là “một cái bóng to lớn lừng lững đi xuyên qua cửa ra ngoài và
lập tức tay người yêu cũ của chị ta vừa chạy vừa rống lên hoảng loạn…” Rồi
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
hình ảnh bóng ma của bà Nhung hiện về với Khẩn hai lần như để giễu cợt Khẩn.
Nhân vật bóng ma trong tiểu thuyết thực chất cho thấy sự hoảng loạn trong tâm
trí Khẩn, giống như sự ám ảnh về một câu hỏi lớn day dứt Khẩn?
2.3. Nhân vật bí ẩn – vô hình
Cũng giống như nhân vật hồn ma, thần thánh, nhân vật bí ẩn – vô hình
hoàn toàn không tồn tại trong cõi thực, chỉ tồn tại trong đời sống tâm linh, trong
cảm giác của các nhân vật trong truyện. Tuy chỉ tồn tại trong tâm tưởng, suy
nghĩ của người khác nhưng nhân vật hồn ma, thần thánh vẫn có một hình dáng,
khuôn mặt, cử chỉ và hành động nghĩa là nhân vật hồn ma, thần thánh là cái
bóng của hiện thực, phản ánh, soi chiếu hiện thực, thể hiện tâm trạng, mong
muốn, suy nghĩ của con người. Còn nhân vật bí ẩn - vô hình không có một hình
dung cụ thể nào. Các nhân vật trong truyện chỉ có cảm giác mơ hồ rằng có “một
ai đó…”, “một con người vô hình nào đó…” đang ở quanh đây. Cảm giác về sự
có mặt của một con người vô hình đó tạo cho các nhân vật cảm nhận về một
không khí rờn rợn, ma quái, bí ẩn bao quanh. Nhân vật bí ẩn – vô hình ấy không
xuất hiện trong một hình hài cụ thể nào, dù là trong tâm tưởng, suy nghĩ, trong
giấc mơ của con người, cũng không có bất cứ một lời nói, hành động nào chứng

tỏ sự có mặt trong đời sống thực cũng như đời sống tâm linh. Nhưng cảm nhận
về sức mạnh to lớn, bí ẩn, đầy vẻ ma quái của nhân vật con người vô hình bí ẩn
này rất rõ rang. Không hiện diện nhưng con người bí ẩn vô hình này có mặt ở
mọi nơi mọi lúc, dõi con mắt vô hình đầy ma quái theo tất cả các nhân vật và có
quyền lực vô biên sắp đặt mọi việc trong cuộc sống thực cũng như cuộc sống
tâm linh của mỗi con người. Trước sức mạnh vô biên này, con người chấp nhận
thụ động như một lẽ hiển nhiên với tâm trạng lo âu, sợ sệt.
Nhân vật bí ẩn – vô hình hiện diện trong tác phẩm với đầy vẻ ma quái,
biến ảo khôn lường. Khi là một con bươm trắng chết ba lần trước mắt Khẩn, khi
là cây tùng năm trăm tuổi nói về thời kỳ xa xưa khi mới thành hình của mình trò
chuyện với Khẩn, lúc là “một ai đó, vô danh, bí ẩn. Không thể biết rõ về người
mang đến nhưng có thể hình dung ra bàn tay cầm mảnh vải ấy, no chẳng hề có
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
bất cứ một mẩu chai nào, chẳng cả ám khói thuốc và không vết sẹo dù là nhỏ ở
các ngón tay thô dầy. Người mang mảnh vải đến có thể có một cái tên rất đẹp”.
Có thể là một kẻ bí ẩn mang đến cho Khẩn bức ảnh đen trắng kỳ lạ có chữ Niểu
ở dưới. Kẻ vô hình đó đã đặt vào tay Thúy những chiếc cúc áo bí ẩn Tuy hiện
diện dưới nhiều hình thức nhưng người ta vẫn có thể cảm nhận sự có mặt của kẻ
vô hình tuy biến ảo khó xác định. Còn lại rất nhiều lần, sự có mặt của nhân vật
bí ẩn vô hình đấy chỉ là trong cảm giác rất mơ hồ. Đó là khi Khẩn và Thúy nhìn
con bướm trắng chết, Khẩn “cảm tưởng có ai đó đã trở về, đứng trong phòng
này chen giữa mình với Thúy. Một ai đó thở rất nhẹ, gần như không thở, cái
nhìn rất mờ, gần như không nhìn. Cả ngôi nhà xao động dập dềnh…” Bước từ
trên chùa Yên Tử xuống núi, Khẩn cảm giác “mình đang bước trùng khít với
bước chân người vô hình nào đó. Cùng cảm giác ấy, người Khẩn khác lạ, hơi
buồn buồn, hơi ngu ngơ, hơi cu cũ…”. Gã tâm thần nói chuyện với kẻ vô hình
bằng một ngôn ngữ rối rắm, khó hiểu. Trương đánh nhau, hò hét với một kẻ vô
hình nào đó. Có thể thấy nhân vật bí ẩn-vô hình đi vào đời sống tâm linh của con
người hiện đại bằng sức mạnh siêu nhiên, kỳ bí. Và dường như nhân vật bí ẩn -

vô hình đứng đằng sau mọi chuyện, sắp đặt mọi chuyện từ những cú điện thoại
im lặng đáng sợ cho Thuý đến những chiếc cúc áo, tấm vải đẹp kì lạ, con bướm
trắng, Con người sợ nó, tiếp nhận nó và tuân theo nó một cách thụ động, không
bao giờ trong họ có suy nghĩ phản kháng lại. Dường như đây là sự minh họa cho
những khuôn mặt mờ ảo dưới dòng sông đang “lao đi tuân theo mệnh lệnh đều
đặn khô cứng phát ra từ hình chiếu lộn ngược của cây cột đồn…” ở chương đầu
của truyện.
3. Sự kiện kỳ ảo.
Sự kiện kỳ ảo là những sự vật kỳ là, khác thường xảy ra một cách ngẫu
nhiên, gây bất ngờ cho chính những người trong cuộc. Đó cũng thường là những
biến cố quan trọng, những bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với diễn biến
của cốt truyện và số phận của nhân vật. Hệ thống sự kiện kỳ ảo trong “Ngồi” rất
phong phú, đa dạng: Sự ra đời kỳ lạ, sự biến mất kỳ lạ, sự trừng phạt kỳ lạ, sự
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
linh ứng của những giấc mơ, những lời bói toán, những sự kiện kỳ lạ xảy ra
trong thiên nhiên.
3.1. Sự ra đời kỳ lạ.
Mở đầu cuốn tiểu thuyết là một sự kiện kỳ lạ, đó là sự xuất hiện, thành
hình của nhân vật Khẩn. Nhân vật chính xuất hiện đầu truyện không có tên, chỉ
là dấu ( ) không xác định với những hành động, những ý nghĩ kỳ lạ: “nhặt xác
con chim chết, nhìn thấy hình bóng già nua của mình thấp thoáng trong đôi mắt
chết ấy, nhặt hòn đá ném vào đỉnh cột đồng, ngó xuống sông thấy những khuôn
mặt mờ ảo, nhưng hung hãn đang lao đi, dừng lại, lao đi tuân theo mệnh lệnh
đều đặn khô cứng phát ra từ hình chiếu lộn ngược của cây cột đồng.” Từ trong
không gian hỗn loạn mang màu sắc cổ xưa ấy của vùng đất Giao Chỉ với một
thời gian phi xác thực, Khẩn thành hình trong một tư thế kỳ lạ, tư thế ngồi thiền.
Rồi cái tên Khẩn bắt đầu hình thành từng chữ cái một theo từng tư thế ngồi của
nhân vật. Từ tư thế kỳ lạ này, nhân vật nhập thân vào cuộc đời đầy sóng gió, bị
cuốn vào, bị xô đẩy đến cuồng loạn và cuối cùng kết thúc truyện nhân vật lại trở

về với tư thế ngồi ban đầu nhưng không phải là tư thế ngồi thiền nữa mà đã trở
thành tư thế ngồi xổm. Đầu truyện là không gian kỳ ảo, hư hư thực thực không
xác thực của vùng đất Giao Chỉ khi xưa, cuối truyện là không gian của cuộc
sống hiện đại xô bồ, bon chen, hỗn tạp với đủ mọi khuôn mặt trong xã hội loài
người. Trong cuộc sống đời thực đó, nhân vật cảm thấy dễ chịu trong tư thế ngồi
xổm. Đây là một kết cấu vòng tròn nhưng vẫn có tính chất mở.
Mở đầu và kết thúc truyện, nhân vật đều ở trạng thái ngồi. Mở đầu nhân
vật thành hình với từng chữ cái rồi bị cuốn vào dòng chảy bất tận của cuộc đời
trong tư thế ngồi, để rồi cuối cùng nó phải tự tìm cách thoát ra khỏi tư thế ấy,
từng chữ cái mất dần đi và cái tên Khẩn được đặt trong sự đối lập với trạng thái
ngồi cũng biến mất. Một cái gì sẽ hình thành ở phía trước, tác giả hoàn toàn
không nói trước được nhưng vẫn thắp sáng một niềm tin. Với Khẩn trong cuộc
đời này, tất cả dường như là vô nghĩa, là phù phiếm, là cuồng loạn, duy nhất còn
lại nơi bấu víu cuối cùng của anh ta là tình yêu trong sáng với Kim. Vậy mà
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
Kim đòi chia tay, Khẩn đã phải cay đắng hỏi “chẳng lẽ tất cả những gì đã qua
là phù phiếm sao?”. Kim nhìn thẳng vào mặt Khẩn: “không em không nghĩ là
phù phiếm. Dù sao thì chúng mình cũng đã đi cùng nhau cuộc đời chẳng bao
giờ phù phiếm, mọi thứ đều có ý nghĩa, cả những khoảng thời gian trống rỗng
nhất cũng có ý nghĩa.” Niềm tin của Kim cũng là niềm tin của tác giả vào cuộc
đời, vào tương lai phía trước. Cho dù tương lai ấy là như thế nào cũng chưa
đoán biết được hết. Kết cấu vòng tròn trong Ngồi không thể hiện bế tắc, lẩn
quẩn. Kết cấu vòng tròn với sự đối lập của hai trạng thái xuất hiện - biến mất,
thu vào – thoát ra đã cho thấy một dự cảm về sự thay đổi. Tất nhiên thay đổi ấy
như thế nào và theo chiều hướng nào thì nhà văn không đoán định trước.
3.2. Sự biến mất kỳ lạ.
Sự biến mất kỳ lạ được biểu hiện trong truyện là sự biến mất kỳ lạ của
Quân, sự biến mất của Minh trong giấc mơ của Khẩn, của Xuân và môtíp mất
dần từng chữ cái trong tên người: nhân vật Quân không hiện diện, được mô tả

trực tiếp trong tác phẩm. Điều khẳng định sự tồn tại của Quân trong cuộc đời
thực này là chuyện Quân mất tích và chuyện những người thân tìm Quân, mơ
thấy Quân. Xung quanh chuyện Quân biết mất, xảy ra rất nhiều chuyện kỳ lạ.
Kỳ lạ hơn nữa là những người trong cuộc sống này cho rằng sự biến mất đấy là
điều bình thường. Từ khi Quân biết mất, Thúy liên tục nhận được những cuộc
điện thoại kỳ lạ, khi Thúy bấm máy thì bên kia im lặng. Sau cuộc làm tình lần
thứ hai với Nghĩa trên xe đạp nước ở Hồ Tây, Thúy nhận những cuộc điện thoại
nghe “chỉ có tiếng ì oạp diệu vợi tiếng ì oạp như bước chân lội trong nước dội
vào tai.” những cuộc điện thoại kỳ lạ của kẻ bí ẩn – vô hình, khiến Thúy lo sợ
cảm thấy rờn rợn trong bầu không khí ma quái. Rồi cuộc bói chén với dòng chữ
“canthuy” mơ hồ, không rõ nghĩa, lời phán khi vào xem bói bà Vỹ, giấc mơ của
mẹ Quân thấy con mình giữa vùng nước lạnh lẽo, giấc mơ của Thúy ở Hồ Tây
về một cái gò cao có một người “ngồi cô đơn vừa lạ vừa quen, lạ ở vẻ cô đơn,
quen ở vết sẹo chạy chéo trên má ”, Thúy ngờ ngợ lên tiếng “anh có phải
không?”. Tất cả những sự kiện ấy có sự trùng khớp đến kì lạ liên quan đến sự
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
mất tích của Quân, cùng ám chỉ về một vùng nước lạnh lẽo nào đó. Tất cả cho
thấy sự xếp đặt của bàn tay của kẻ vô hình bí ẩn mang sức mạnh huyền bí.
Môtíp mất dần từng chữ cái trong tên người lặp đi lặp lại trong tác phẩm
thể hiện sự vô nghĩa, nhỏ bé, hữu hạn của con người trong cuộc sống. Quân biến
mất vì ai, do đâu và như thế nào, không ai biết đến. Khẩn, Minh, Thúy, Trương
rồi cả Kim một nhân vật không có thực, những cái tên ấy lần lượt bị xóa nhòa đi
trong tác phẩm. Minh biến mất trong giấc mơ của Khẩn, Trương biến mất trước
mắt Khẩn. Đến như Kim - một hình bóng không có thực tồn tại trong tâm tưởng
Khẩn cũng bị xóa đi lần lượt từng chữ cái trong tên Kim. Con người thật nhỏ bé,
có thể dễ dàng bị biến mất đi không một dấu vết. Sự biến mất của con người
trong cuộc sống hỗn loạn này cũng dễ dàng khi dùng phím Delete để xóa từng
ký tự của một cái tên trên màn hình máy tính, một việc mà Khẩn đã từng làm
trong vô thức để xóa tên mình. Hành động xóa chính cái tên của mình trên máy

tính trong vô thức đấy của Khẩn cho thấy những dự cảm của số phận mình trong
tương lai của Khẩn và sự nhận thức sâu sắc của nhân vật cũng là của nhà văn
trước sự nhỏ bé, vô nghĩa của con người trong cuộc sống hiện đại này.
3.3. Sự linh ứng của những giấc mơ.
Sự linh ứng của những giấc mơ đã bao phủ lên câu chuyện một màu sắc
huyền ảo, mơ hồ. Giấc mơ của Khẩn về sự biến mất của Minh khi mặc cái áo
thật đẹp, đẹp, một vẻ đẹp ma quái, rùng rợn. Ngay sau đó lần lượt xuất hiện một
mảnh vải kỳ lạ, những chiếc cúc áo không có trong cuộc sống thường ngày.
Giấc mơ của Xuân về việc may áo cho Minh ứng nghiệm ngay lập tức. Giữa các
sự kiện có một mối liên hệ, có một bàn tay của kẻ vô hình sắp đặt trước và con
người thụ động tuân theo sự sắp đặt đấy. Tuy vẫn cảm nhận được không khí rờn
rợn, ma quái bao quanh vẫn cảm thấy sợ hãi, lo lắng nhưng con người vẫn tuân
theo một cách vô thức. Minh cầm mảnh vải đẹp đầy vẻ ma quái ấy lên, thoáng
có ý định vất nó đi nhưng cô vẫn giữ nó lại, may nó và mặc nó vào người mặc
dù biết trước là sẽ có điều gì bất ổn xảy ra. Tự nhiên có những chiếc cúc áo
trong lòng bàn tay mình một cách khó hiểu nhưng Thúy vẫn giữ nó lại và thật kỳ
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
lạ là trao nó cho đúng người đang cần nó. Đây giống như một sự tuân theo một
mệnh lệnh nào đó từ trong vô thức.
Những sự kiện kỳ ảo bà Nhung hiện về với Khẩn, nhập vào mẹ Nhung để
bày tỏ nỗi lòng của người mẹ mất con tạo cho truyện một không gian huyền
hoặc, ma quái, rờn rợn. Sự trừng phạt kỳ lạ mang màu sắc phật giáo ứng với
nhân vật người yêu cũ của người đàn bà coi miếu dám báng bổ thần linh. Giữa
đêm khuya hắn dám gõ cửa ngôi đền đòi vào nằm chung với người yêu cũ. Và
cuối cùng hắn đã nhận sự trừng phạt đó là sự hoảng loạn, là cái chết cho chính
mình. Rồi câu chuyện về cái tinh rồng ở Hồ Tây là sự kiện kỳ lạ của thiên nhiên
góp phần tạo nên màu sắc kỳ ảo rất phương Đông, có sức áp ảm bao thế hệ
người dân sống quanh hồ.
4. Sự vật kỳ ảo.

Sự vật kỳ ảo xuất hiện trong Ngồi khá nhiều và với tần xuất cao, tạo sự
ảm ảnh về cái kỳ ảo, ma quái, rùng rợn. Đó là mảnh vải, những chiếc cúc áo,
bức ảnh đen trắng mờ mờ ảo ảo với chữ Niểu viết thán bên dưới, cái chén dùng
để bói và đặc biệt là hình ảnh con bướm trắng xuất hiện rất nhiều, trở đi trở lại
ám ảnh nhân vật Khẩn. Mảnh vải màu đen đẹp, mát lanh, êm dịu nhưng lại đầy
ma quái. Những chiếc cúc mà Thúy nhận được giữa Hồ Tây khi hé mở đôi bàn
tay như bông sen mang đầy màu sắc Phật giáo chỉ hợp với mảnh vải kỳ lạ kia
dùng để may nên chiếc áo cho mình.
Bức ảnh đen trắng mờ mờ vẽ một người trong tư thế ngồi “cái dáng ngồi
nửa như của một vị thiền sư, nửa như của một lão hành khất”. Dáng ngồi này
gợi lại tư thế ngồi thiền của nhân vật chính đầu truyện. Bức ảnh gợi về cho Khẩn
một niềm kí ức về thuở xa xưa của mình, của dân tộc mình. Cuối truyện, Khẩn
cảm nhận trong ý thức của mình về sự tan ra của bức ảnh và nó đang “ngấm vào
cơ thể mình và chữ Niểu vụt hiện ra, rõ nét, thảnh thơi trên cái vòm cao rộng
không rõ ràng là vòm trời nhưng cũng không thể là vòm trời”. Bức ảnh kỳ lạ kia
là hình ảnh của Khẩn từ trong thuở xa xưa. Cuối truyện bức ảnh tan ra trùng
khớp với sụ biến mất của Khẩn trong tư thế ngồi.
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
Hình ảnh con bướm trắng xuất hiện ba lần trong tác phẩm với một vẻ kỳ
lạ, ma quái, rờn rợn. Ba lần Khẩn nhìn thấy đều là một con bướm nhưng cả ba
lần Khẩn đều thấy nó chết. Hai lần xuất hiện ở nhà Thúy, một lần xuất hiện ở
nhà Trương. Con bướm xuất hiện như là một sự hiện diện của một nhân vật vô
hình bí ẩn. Sự xuất hiện của sự vật kỳ ảo trong tác phẩm tạo cho con người cảm
giác băn khoăn, một nỗi sợ hãi trước sức mạnh vô hình của thế giới.
II. Vai trò của yếu tố kỳ ảo trong tổ chức nghệ thuật của tiểu thuyết Ngồi
1. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
Sử dụng yếu tố kỳ ảo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tạo nên tính
chất mơ hồ, lạ lùng, không xác định: Sự ra đời kỳ lạ của Khẩn, sự biến mất kỳ lạ
của Quân, sự mơ hồ không xác định của Kim, của nhân vật bí ẩn – vô hình, gã

tâm thần, Hoàng Lân và cô bé bán nước cụt chân Đây là những kiểu loại nhân
vật đặc trưng của nhân vật kỳ ảo trong văn học. Sử dụng yếu tố kỳ ảo trong việc
khắc họa nhân vật cho phép nhà văn đi sâu hơn vào địa hạt tâm linh đầy bí ẩn
của con người, giúp nhà văn khắc họa sắc nét hơn nhân vật với tất cả những
phức tạp, bí ẩn của nó.
Nhân vật Khẩn với sự ra đời kỳ ảo, hư hư thực thực, không đơn thuần là
một con người thời hiện đại. Trong Khẩn có sự hòa trộn con người xa xưa thuở
sơ khai của đất nước và con người hiện đại. Sử dụng yếu tố kỳ ảo trong sự ra đời
của con người hiện tại, Nguyễn Bình Phương cho thấy những trì trệ, sự không
vươn lên của con người thời nay đã hình thành từ xa xưa khó thay đổi được. Tư
thế ngồi của Khẩn khi sinh ra cho thấy sự thụ động, sự chậm chạp của người
Việt nam. Với tính cách ấy khi gia nhập vào cuộc sống sôi động, con người luôn
bị rơi vào tình trạng đau đầu, hoảng loạn. Sự biến mất của cái tên Khẩn cuối
truyện giống như một sự cố gắng thoát ra, sự vươn lên của con người hiện tại.
Những yếu tố kỳ ảo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Quân, Kim, nhân
vật bí ẩn – vô hình thể hiện sự nhỏ bé, nhòe mờ của con người trong đời sống
hiện đại.
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
2.Trong tổ chức kết cấu tác phẩm
Tiểu thuyết Ngồi kết cấu trên hai mạch song song: đời sống thực và đời
sống tâm linh - ảo. Yếu tố kỳ ảo giữ vai trò quan trọng trong nghệ thuật tổ chức,
kết cấu của tác phẩm. Sự đan xen của các yếu tố thực - ảo tạo nên một không khí
rờn rợn, ma quái thể hiện sự bất an của cuộc sống con người.
Yếu tố kỳ ảo góp phần mở rộng thế giới – hình tượng, đa dạng hóa thế
giới nhân vật. Bên cạnh những con người thực còn xuất hiện cả những nhân vật
nửa thực, nửa ảo và những nhân vật hoàn toàn ảo - sản phẩm của trí tưởng tượng
sáng tạo thuần túy. Với sự tham gia của yếu tố kỳ ảo, mối quan hệ mang màu
sắc kỳ ảo này thể hiện đời sống tâm linh của con người. Tình yêu giữa Khẩn và
Kim - một bóng ma mơ hồ, hư ảo thể hiện khát vọng của Khẩn về một tình yêu

trong sáng, thuần khiết đồng thời cho thấy sự hoảng loạn trong tâm trạng của
Khẩn. Trong cuộc đời thực, Khẩn không tìm được tình yêu đích thực trong sáng,
không có được điểm tựa tinh thần.
Nhân vật bí ẩn – vô hình chi phối rất mạnh cuộc sống của tất cả con
người. Tất cả các nhân vật còn lại dường như tuân theo sự sắp đặt của nhân vật
này một cách thụ động. Mối quan hệ này là mối quan hệ ma quái, rờn rợn, huyền
bí không có thực trong nhưng đã phản ánh rất rõ tính chất thụ động, chậm chạp
không có sự vươn lên của con người.
III. Sức mạnh nhận thức và hiệu quả thẩm mĩ của yếu tố kỳ ảo
1. Sức mạnh của nhận thức
Yếu tố kỳ ảo góp phần soi sáng, thể hiện thực cuộc sống đầy những biến
động, bất trắc không lường trước được. Nguyễn Bình Phương đã sử dụng yếu tố kỳ
ảo nhằm tạo ra những nét nhòe mờ, tăng cường khả năng phản ánh và khái quát
hiện thực. Sự xuất hiện yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm với mật độ dày đặc xen lẫn với
yếu tố hiện thực phản ánh cuộc sống đầy những biến động bất ngờ, khó lường
trước được và tâm trạng con người bất an, luôn trong trạng thái lo lắng, rờn rợn
Yếu tố kỳ ảo trong văn học nảy sinh từ hiện thực đời sống, hướng đến
việc phản ánh đời sống. Thực tế đời sống chính là mảnh đất màu mỡ cung cấp
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
chất liệu và nguồn cảm hứng vô tận để từ đó các nhà văn bằng trí tưởng tượng
và khả năng hư cấu, sáng tạo nên những yếu tố kỳ ảo, trừu xuất, sử dụng như
một tấm gương phản chiếu lại đời sống, giúp chúng ta nhìn nhận hiện thực chính
xác, toàn diện, rõ ràng hơn Yếu tố kỳ ảo với tư cách một phương thức tư duy
nghệ thuật thực sự góp phần đa dạng hóa các góc nhìn đời sống, với tư cách một
thủ pháp nghệ thuật, nó dựng nên những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, phản
ánh và soi sáng những khía cạnh bản chất nhất của thực tại. Sự sinh ra trong tư
thế ngồi của Khẩn phản ánh một nét tính cách, tâm lý chung của con người Việt
nam từ xa xưa. Tư thế ngồi, tính cách thụ động không vươn lên, không thoát ra
được ấy được thể hiện cụ thể, sắc nét qua các nhân vật, các chi tiết của truyện

đặc biệt là qua các yếu tố kỳ ảo, con người chịu sự chi phối rất mạnh của kẻ bí
ẩn – vô hình.
2. Hiệu quả thẩm mỹ
Sử dụng yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm, nhà văn giải phóng tái tưởng tượng,
tăng sự hư cấu và tạo sự ám ảnh. Sự xuất hiện của yếu tố kỳ ảo gây ra sự đứt
quãng trong logic hiện thực thông thường, tạo ra những khoảng trống, những
điểm trắng buộc người đọc phải tự suy nghĩ, lấp đầy, tìm cách giải mã. Các sự
kiện, sự vật, nhân vật kỳ ảo có sức ám ảnh đặc biệt, đòi hỏi người đọc phải
nghiền ngẫm, suy nghĩ. Tiểu thuyết Ngồi tạo sự ám ảnh day dứt về trạng thái
ngồi của nhân vật chính, trăn trở với sự vượt thoát vươn lên, về Kim - một biểu
tượng cho vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết nhưng lại không có thật
Bài tập chuyên đề Phạm Thị Minh Nguyệt - K54A
Ngữ văn
PHẦN KẾT LUẬN
Cho ra đời tiểu thuyết Ngồi Nguyễn Bình Phương đã gây xôn xao dư luận
văn học năm 2006. Tiếp tục thành tựu đổi mới đạt được từ bốn cuốn tiếu thuyết
trước, tiểu thuyết Ngồi đã thể hiện tài năng, phong cách và đóng góp của
Nguyễn Bình Phương trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết. Triển khai đề tài:
Yếu tồ kỳ ảo trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi làm
rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất là khái niệm yếu tố kỳ ảo và một số vấn đề liên quan.
Thứ hai là khảo sát, phân loại yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Ngồi. Đồng
thời chỉ ra vai trò, ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo trong tổ chức nghệ thuật của tác
phẩm và sức mạnh nhận thức và hiệu quả thẩm mỹ của yếu tố kỳ ảo. Qua quá
trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy yếu tố kỳ ảo trong Ngồi được sử dụng với
mật độ dày đặc dưới nhiều hình thức: không gian - thời gian phi xác thực, nhân
vật kỳ ảo, sự kiện kỳ ảo, sự vật kỳ ảo. Việc sử dụng yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm
là một biểu hiện của việc đổi mới tiểu thuyết, tăng khả năng biểu hiện hiện thực
của cuộc sống đa dạng, tăng hiệu quả thẩm mỹ trong nghệ thuật.

×