Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Sự gia tăng của yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay - nhìn từ cội nguồn truyền thống" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.54 KB, 5 trang )




Báo cáo nghiên cứu
khoa học:

"Sự gia tăng của yếu tố
kỳ ảo trong truyện
ngắn Việt Nam từ 1986
đến nay - nhìn từ cội
nguồn truyền thống"



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009


5

sự gia tăng của yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt
Nam từ 1986 đến nay- nhìn từ cội nguồn truyền thống



đinh Trí Dũng
(a)


Tóm tắt. Gia tăng yếu tố kỳ ảo đã trở thành một xu hớng vận động của truyện
ngắn Việt Nam sau 1986. Bài viết của chúng tôi đi sâu làm rõ mối quan hệ giữa yếu
tố kỳ ảo trong truyện ngắn hiện nay với các yếu tố thần kỳ, kỳ ảo trong văn học


trung đại, văn học 1930 - 1945 để thấy đợc sự vận động hợp qui luật của dòng chảy
lịch sử văn học.

1. Sau năm 1975, đặc biệt là
khoảng sau 1986 đến nay, một bộ phận
quan trọng của truyện ngắn Việt Nam
đã mở rộng khả năng phản ánh hiện
thực bằng cách đa thêm các yếu tố kỳ
ảo (Fantastique) để tạo nên những tác
phẩm văn chơng vừa có tính hiện thực,
nhân văn, vừa kích thích óc tởng
tợng tích cực của ngời đọc, tạo ra
những hình tợng đa nghĩa, trong đó
cái thực đợc chuyển tải qua bức màn
sơng khói h ảo của cái không thực,
nhờ thế mà đánh thức khả năng đồng
sáng tạo của ngời đọc.



những mức
độ khác nhau, có thể tìm thấy xu hớng
này trong các sáng tác của Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Ma
Văn Kháng, Lê Minh Khuê, Phạm Thị
Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị
Hảo, Lu Sơn Minh, Lý Lan, Ngô Tự
Lập, Nguyễn Đình Bổn, Hồ Anh Thái
Trong một công trình nghiên cứu, qua
việc khảo sát 10 tập truyện ngắn tiêu

biểu xuất hiện sau 1975, tác giả
Nguyễn Minh Hồng đã thống kê đợc
50 truyện ngắn mà ở đó có sự tham gia
của yếu tố kỳ ảo ở những mức độ khác
nhau (1). Bùi Việt Thắng đã chính xác
khi khẳng định một đặc điểm của
truyện ngắn sau 1986: Đã tái xuất loại
truyện ngắn kỳ ảo trong đó yếu tố
huyễn tởng đã nâng cao trí tởng
tợng của nhà văn, từ đó giúp bạn đọc
khám phá sâu hơn thực tại (2). Trong
bài viết này, chúng tôi cũng dùng khái
niệm cái kỳ ảo- tơng đơng với
Fantastisque của phơng Tây, khái
niệm này khi chuyển sang tiếng Việt,
các dịch giả thờng dịch là kỳ ảo, kỳ dị,
huyễn tởng, huyền ảo Có lúc nó còn
đợc mở quá rộng biên độ thành Truyện
ma, truyện kinh dị. Thuật ngữ này có
nguồn gốc từ cái tên La tinh là
Fantasticus, đợc Ampère - nhà phê
bình văn học Pháp đa ra khoảng năm
1828 nhằm giới thiệu với độc giả về
Hoffmann, một nhà văn cha hề có tên
tuổi ở Đức lúc ấy. (Theo chúng tôi,
không nên lạm dụng khái niệm kỳ ảo
để chỉ mọi sáng tác mà ở đó có sự tham
gia của yếu tố ảo, yếu tố ma quái. Nếu
mục đích chỉ là gợi sự hiếu kỳ, tò mò,
thậm chí khiếp đảm, nhà văn rất có thể

sẽ trợt dần sang lãnh địa của truyện
ma quái, truyện kinh dị (ghost story),
nơi có những tác phẩm khiến ngời ta
phải e ngại về ý nghĩa nhân văn đích
thực).
2. Sau ngày giải phóng miền Nam
năm 1975, đất nớc bớc vào thời kỳ
xây dựng xã hội mới với muôn vàn khó
khăn, thử thách. Cuộc sống bề bộn sau
chiến tranh với bao nhiêu điều lạ lùng
không thể giải thích bằng đầu óc duy lý
thông thờng, nhu cầu đi sâu khám phá
thế giới nội tâm phức tạp, đầy bí ẩn của
con ngời, quá trình tiếp xúc với hàng
Nhận bài ngày 13/02/2009. Sửa chữa xong 17/03/2009.



đinh Trí Dũng sự gia tăng của yếu tố kỳ ảo trong truyện , tr. 5-8


6

loạt sáng tác kỳ ảo của J. Joyce, T.
Mann, F. Kafka, Edgar Allan Poe đợc
dịch ra tiếng Việt là những lý do khiến
cho các truyện ngắn kỳ ảo có mặt nhiều
hơn trong đời sống văn học chúng ta.
Đọc nhiều truyện ngắn Việt Nam sau
1986, ngời ta thấy xuất hiện nhiều thủ

pháp tơng đồng với các thủ pháp của
truyện kỳ ảo thế giới. Chảy đi sông ơi,
Con gái thuỷ thần, Trơng Chi (Nguyễn
Huy Thiệp), Sự tích ngày đẹp trời (Hoà
Vang), Hồn trinh nữ (Võ Thị Hảo), Th
gửi mẹ Âu Cơ (Y Ban), Con hổ mun
(Đặng Th Cu) đã ảo hoá không -
thời gian, dùng những hình tợng thần
thoại và folklore đã đợc cải biến để tạo
ra những nhận thức bất ngờ cho ngời
đọc. Nghệ thuật sử dụng cái nghịch dị
(Grotesque) đợc vận dụng để thể hiện
những nét dị biệt, khác thờng ở nhân
vật. Nguyễn Minh Châu là ngời sớm
đa cái dị biệt vào văn học với nhân
vật Quì (Ngời đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành), lão Khúng (Phiên chợ Giát
và Khách ở quê ra). Mô típ nhân vật
hoá thân, nhân vật biến dạng đợc
thể hiện khá thành công thể hiện
những suy t sâu sắc về sự méo mó, què
quặt ở con ngời: Lão Khúng có lúc thấy
mình hoá thành con bò Khoang Đen.
Lão còn thấy con cái mình dờng nh
không còn là con lão mà là con của loài
cầy cáo, trăn beo nào đấy. Trong Lên
ruồi của Đoàn Lê, nhân vật trong cơn
sốt nhà đất đã biến thành ruồi ngay
trớc mắt đồng nghiệp và gia nhập vào
thế giới ruồi và ở đó anh ta cũng không

thể thoát khỏi sự phàm tục, phi lý. (Câu
chuyện của Đoàn Lê gợi nhớ Biến
dạng của Kafka với hình ảnh ngời
biến thành con bọ). Hoan (Chạy trốn -
Phạm Ngọc Tiến) mờng tợng mình và
con lợn có chung một kiếp. Lão Tuế
trong Hoá kiếp (Tạ Duy Anh) không
hiểu con Sừng măng hay chính lão đang
đợc hoá kiếp. Với bút pháp kỳ ảo, các
tác giả đã có những suy t sâu sắc về
con ngời, về những vấn đề nóng bỏng
của cuộc sống hiện tại. Và đây cũng là
một biểu hiện của sự gặp gỡ tất yếu
giữa văn học Việt Nam đơng đại với
văn học hiện đại thế giới.
3. Rõ ràng, không thể phủ nhận
ảnh hởng của văn học nớc ngoài, đặc
biệt là ảnh hởng của bộ phận văn học
kỳ ảo có truyền thống từ Hoffmann,
Edgar Poe, Balzac (Miếng da lừa) đến J.
Joyce, Th. Mann, Buzzati, văn học kỳ
ảo Mỹ la tinh Nhng theo chúng tôi,
căn nguyên sâu xa của việc gia tăng các
yếu tố kỳ ảo thì phải xem xét trong
truyền thống văn học dân tộc. Về
phơng diện này, Bakhtin thật có lý khi
ông viết rằng mọi hiện tợng văn học
đều bắt rễ rất sâu vào ký ức xa xôi.
Nguyễn Đăng Mạnh cũng cho rằng:
Mỗi thể loại, ngoài ý muốn của ngời

sử dụng nó, không bao giờ chịu quên tổ
tiên của nó dù đã lùi rất xa vào thời
viễn cổ (3). Còn Nguyễn Tuân thì nói
đến cái gen của thể loại. Có thể thấy
mối dây liên hệ bền chặt giữa các yếu tố
kỳ ảo của văn học sau 1986 với thần
thoại, cổ tích, đặc biệt là với truyền
thống văn xuôi trung đại với hàng loạt
tác phẩm kiểu chích quái, truyền kỳ
nh Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích
quái, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ
mạn lục, Truyền kỳ tân phả Các tác
phẩm này thờng đem đến cho ngời
đọc một không khí hoang đờng, lạ
lùng, với những thần, phật, yêu quái,
hồn ma nhan nhản khắp nơi đang
hàng ngày, hàng giờ can thiệp vào cuộc
sống con ngời. Các tác giả truyền kỳ,
bên cạnh niềm tin nhất định vào những
yếu tố siêu nhiên còn chủ yếu muốn
dùng cái kỳ ảo nh một thủ pháp để thể
hiện những nghịch cảnh trớ trêu,
những số phận bi kịch, đồng thời để



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009


7


giáo hoá, răn đời. Đến thời kỳ 1930 -
1945, hàng loạt tác phẩm có yếu tố kỳ
ảo xuất hiện trong các sáng tác của Thế
Lữ, Thanh Tịnh, Nguyễn Tuân, Nhất
Linh (Trại bồ tùng linh, Vàng và máu
của Thế Lữ, Đám cới hai u hồn ở chùa
Dâu, Bóng ma nhà mệ Hoát của Vũ
Bằng, Lan rừng, Bóng ngời trong
sơng mù của Nhất Linh, Rợu bệnh,
Xác ngọc lam, Loạn âm của Nguyễn
Tuân). Dờng nh lúc này, ngời viết
không còn muốn phúng dụ, răn đời mà
qua những cái hoang đờng muốn tìm
một cách thức để lạ hoá văn chơng,
cuốn hút ngời đọc bằng những cảm
giác khác lạ, thậm chí rùng rợn. Đáng
chú ý trong số này là hàng loạt tác
phẩm Yêu ngôn của Nguyễn Tuân
xuất hiện trên các tờ Thanh nghị và
Trung bắc chủ nhật, tạo thành cả một
mảng sáng tác độc đáo của ông. Nguyễn
Tuân - ngời hâm mộ Liêu trai chí dị
của Bồ Tùng Linh, bằng tài năng của
mình đã tạo ra cả một thế giới nửa
ngời, nửa ma, mà ma cũng là loại ma
tài hoa, tài tử, luôn khắc khoải đi tìm
cái đẹp, sống ở cõi âm nhng vẫn hớng
về cõi trần để làm tiếp việc đền ơn, báo
oán, trả nghĩa, trả tình còn dang dở. Có

lẽ cho đến nay, cha có nhà văn hậu
sinh nào vợt đợc Nguyễn Tuân với
những tác phẩm ma quái, rùng rợn kiểu
Liêu trai nh Xác ngọc lam, Lửa nến
trong tranh, Chùa đàn Sau cách
mạng tháng Tám, với truyền thống
nhấn mạnh tính hiện thực, tính tuyên
truyền, tính chính trị, các yếu tố kỳ ảo
có lúc bị xem nh mê tín, dị đoan, phản
duy vật. Vì thế nó dần dần trở nên lạc
loài trong đời sống văn học. Sau thắng
lợi mùa xuân 1975, đặc biệt là sau
1986, yếu tố kỳ ảo lại dần dần xuất hiện
trở lại, ngày càng sâu đậm, phản ánh sự
vận động mang tính qui luật, khi chúng
ta biết rằng hiện thực cuộc sống và nội
tâm con ngời luôn luôn chứa đựng
những điều bí ẩn và kỳ lạ, những điều
bí ẩn ấy không bao giờ cả khoa học lẫn
văn chơng có đợc lời giải đáp cuối
cùng.
Đọc các truyền ngắn kỳ ảo sau
1986, ngời ta dễ dàng nhận ra mối dây
liên hệ bền chặt với truyền thống.
Truyện ngắn kỳ ảo Việt Nam không
nhiều những tình tiết giống truyện kỳ
ảo thế giới nh ký giao kèo với quỉ,
tiếng hú trong đêm, xác chết gõ cửa,
ứng nghiệm của lời phù chúNgợc lại,
truyện kỳ ảo của ta thờng tìm về với

cội nguồn truyền thuyết, cổ tích, dã sử
hoặc truyện truyền kỳ dân tộc. Đọc
Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy hiện diện
vết tích của các huyền thoại, truyền
thuyết, dân ca, tục ngữ và đó không đơn
giản chỉ là những trích đoạn riêng rẽ
hay sự mợn nhập các môtip mà là sự
ảnh hởng, cách điệu hoá chúng (4).
Bản thân tác giả cũng xác nhận: Khi
viết văn, tôi luôn luôn tìm lại những giá
trị truyền thống Tôi nghĩ một nhà văn
phải bắt đầu từ những kinh nghiệm
nguyên thuỷ nhất của dân tộc mình (4).
Có lẽ vì thế mà nhiều nhân vật của
Nguyễn Huy Thiệp là những con ngời
suốt đời đi tìm huyền thoại, tìm giấc
mơ ban ngày về Mẹ Cả (Con gái thuỷ
thần), về trâu đen (Chảy đi sông ơi), về
hoa tử huyền (Muối của rừng). Nhiều
truyện ngắn của Võ Thị Hảo nh những
truyền thuyết, dã sử, cổ tích viết lại, với
những tiêu đề gợi màu sắc huyền ảo:
Dây neo trần gian, Vũ điệu địa ngục,
Hồn trinh nữ, Biển cứu rỗi , với các
câu mở đầu:



một làng nọ, Trong
khu rừng kia, Ngày ấy. Tạ Duy

Anh, Lý Lan, Ngô Văn Phú, Ngô Tự
Lập cũng đã tạo ra trong nhiều
truyện ngắn những tình huống, những
nhân vật bảng lảng sơng khói, với
những mô típ quen thuộc của dân gian



đinh Trí Dũng sự gia tăng của yếu tố kỳ ảo trong truyện , tr. 5-8


8

và văn xuôi truyền kỳ trung đại nh âm
dơng gặp gỡ (Hoa lạ - Nguyễn Đình
Bổn, Miêu Cẩm - Lu Sơn Minh, Cặp bồ
với ma - Ngô Văn Phú, Giấc mộng tâm
giao - Lã Thanh Tùng); mô típ báo ân,
báo oán (Xác chết trả thù - Ngô Tự Lập,
Huyền thoại về ngời đẹp - Kiều Bích
Hậu, Bớm trắng - Ngô Văn Phú, Ngời
cùng phố - Nguyễn Anh Th); môtip sự
lạ nh cô bé mồ côi nhỏ bé nhấc đợc
hòn đá nặng cha từng ai nhắc nổi
(Nàng Sinh - Nguyễn Huy Thiệp), bông
đại trắng trên tờ lịch bỗng biến mất
(Hoa đại trắng - Đức Ban). Quan niệm
về sự sống của linh hồn sau khi chết,
quan niệm về mối liên thông cõi âm và
cõi dơng, quan niệm thiện giả thiện

báo, ác giả ác báo của cha ông xa
đang sống lại trong những hình thức
hiện đại. Và những niềm tin tâm linh
ấy quả là cần thiết để con ngời biết
dừng lại trớc cái ác, biết sống nhân
hậu hơn với đồng loại.
Tất nhiên, trong xã hội hiện đại,
không ai lại chỉ nhắm mắt tin vào
những điều bí ẩn, không ai tìm về quá
khứ để chỉ sống với quá khứ. Đa cái kỳ
ảo vào văn học cũng chỉ là một con
đờng trong nhiều con đờng để nhà
văn khám phá chiều sâu của hiện thực
đời sống. Cũng còn chờ thêm thời gian
để nói rằng đã xuất hiện một khuynh
hớng văn học kỳ ảo trong văn học Việt
Nam. Nhng rõ ràng đây là một trong
những hớng đi triển vọng của truyện
ngắn, là sự gặp gỡ tất yếu giữa xu
hớng hội nhập với bên ngoài và sự tìm
về những truyền thống văn học dân tộc.
Thạch Lam trong Theo dòng từng nói
đại ý rằng muốn tiến kịp nhân loại thì
trớc hết phải đi sâu vào tâm hồn dân
tộc mình. Rõ ràng, truyền thống văn
học đang tiếp sức, đang bền bỉ, âm
thầm tạo nên sức mạnh cho sự sáng tạo
của các nhà văn nói chung, cho các cây
bút truyện ngắn hôm nay nói riêng.


Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Minh Hồng, Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Luận
văn thạc sĩ, Trờng Đại học Vinh, 2002.
[2] Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, 2004, tr. 341.
[3] Nguyễn Đăng Mạnh, Lời giới thiệu Yêu ngôn, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2000, tr. 11.
[4] TN. Philimonova, Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội,
2001, tr. 59.


SUMMARY

The INCREASE OF FANTASY IN VIETNAMESE SHORT STORIES
FROM 1986 UP TO NOW in the perspective of TRADITIONAL POSITION

Increase of fantanstic character has become a evident tendency of Vietnamese
short stories in the period from 1986 up to now. The paper deals with the
relationship between fantanstic character in contemporary short stories and the one
in the middle time and the period from 1930 up to 1945 literature in the order to
define indispensable movement of literature development.

(a) khoa ngữ văn, trờng đại học vinh.

×