Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

luận văn thạc sĩ Nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.05 KB, 117 trang )

Header Page 1 of 166.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------------

TRẦN THỊ BÍCH VÂN

NHÂN VẬT NỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÁI NGUYÊN – 2009

Footer Page 1 of 166.
1


Header Page 2 of 166.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------------------

TRẦN THỊ BÍCH VÂN

NHÂN VẬT NỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
Chuyên ngành:VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 602234


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS.TRỊNH BÁ ĐĨNH

THÁI NGUYÊN - 2009

Footer Page 2 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2




Header Page 3 of 166.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------

TRẦN THỊ BÍCH VÂN

NHÂN VẬT NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO

Chuyên ngành:VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 602234

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


THÁI NGUYÊN – 2009

Footer Page 3 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3




Header Page 4 of 166.

Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS.Trịnh Bá Đĩnh

Phản biện 1: ……………VŨ TUẤN ANH
Phản biện 2:…………...NGUYỄN BÍCH THU

Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận văn họp tại:
Trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHTN
Ngày 15 tháng 11 năm 2009

Có thể tìm hiểu luận văn tại thƣ viện Đại học Thái Nguyên

Footer Page 4 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4





Header Page 5 of 166.

UNIVERSITY OF THAI NGUYEN
COLLEGE OF TEACHER’S TRAINING
------------------------

TRAN THI BICH VAN

THE FEMALE CHARACTER IN VO THI HAO’S WRITING

MAJOR: LITERATURE OF VIET NAM
Code :602234

ABSTRACT OF A THESIS FOR MASTER OF PHILOLOGICAL
SCIENCE

THAI NGUYEN - 2009

Footer Page 5 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5





Header Page 6 of 166.

Footer Page 6 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6




Header Page 7 of 166.

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Tất cả mọi sự bí ẩn của thế giới này đều không thể sánh nổi sự bí ẩn
của người phụ nữ ”.Thật vậy, ngƣời phụ nữ- một nửa của nhân loại, là biểu
tƣợng cho đạo đức và vẻ đẹp bền vững của nghệ thuật và của cuộc sống. Vì
thế, tìm hiểu về ngƣời phụ nữ, chính là khám phá vẻ đẹp của nghệ thuật và
sức sống của nhân loại. Đã có không biết bao nhiêu nhà văn nhà thơ từ cổ chí
kim trên khắp hành tinh này viết về ngƣời phụ nữ với tất cả tấm lòng yêu
thƣơng rộng mở và viết về ngƣời phụ nữ nhƣ là thƣớc đo của những giá trị mĩ
học nhân văn. Ở Việt Nam ngƣời phụ nữ đã đi từ cuộc sống vào văn học và
trở thành một hình tƣợng rất quan trọng của văn học Việt Nam, ở một số giai
đoạn nó là hình tƣợng nổi bật nhất (chẳng hạn văn học thế kỷ cuối 18 đầu
19).Theo dòng chảy đó văn học ngày nay viết về ngƣời phụ nữ là sự tiếp nối
truyền thống văn học dân tộc, góp phần hoàn thiện hơn chân dung ngƣời phụ
nữ Việt Nam, cũng là thể hiện sâu sắc hơn nhận thức về ngƣời phụ nữ nói
chung.
Từ khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội, đời
sống tƣ tƣởng có nhiều thay đổi, đặc biệt là nhà văn có sự thay đổi trong cách

nhìn về cuộc sống, thay đổi trong quan niệm nghệ thuật. Vì vậy mà nền văn
học dân tộc đã có những chuyển mình rõ rệt và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng
ghi nhận. Một trong những thành tựu đó phải kể đến là sự đóng góp lớn của
thể loại tự sự cụ thể là truyện ngắn và tiểu thuyết, trong việc thể hiện nhân vật
ngƣời phụ nữ, nhất là những tác phẩm do chính nhà văn nữ viết. Nhà nghiên
cứu Bùi Việt Thắng coi sự xuất hiện đầy ấn tƣợng của các cây bút nữ là một
hiện tƣợng đáng chú ý của văn xuôi đƣơng đại. Ông viết:“văn học đang mang
gương mặt nữ ngày càng trắc ẩn và khoan dung, ngày càng tinh tế và đằm

Footer Page 7 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7




Header Page 8 of 166.

thắm[55]”. Hay Vƣơng Trí Nhàn trong bài Phụ nữ và sáng tác văn chương
đã nhận xét:“hình như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời
đại nhanh hơn nam giới [40]”. Phải chăng đây chính là nguyên nhân giúp cho
hàng loạt cây bút nữ trẻ đƣợc bạn đọc mến mộ trong những năm qua nhƣ: Lê
Minh Khuê,Võ Thị Hảo,Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị
Vàng Anh,Võ Thị Xuân Hà,Thuận…Một vấn đề hết sức nổi bật trong sáng
tác của các cây bút nữ, là sự xuất hiện đặc biệt đông đảo và chiếm ƣu thế của
các nhân vật nữ. Các nhà văn nữ với những cố gắng đã khẳng định đƣợc vị trí
của mình trên văn đàn. Nhƣ nhận định của Phạm Xuân Nguyên:“số lượng
nhiều các tác giả nữ lại tỏ ra khá chắc tay trong cái dàn chung, đem đến cho
văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng một sinh khí mới cần thiết để thể

hiện bề sâu của cuộc sống con người hôm nay [41]”. Điều này có cơ sở từ
thực tế xã hội hiện đại, cuộc sống xã hội mà ngày nay với sự phát triển nhƣ vũ
bão của kinh tế, khoa học kỹ thuật, con ngƣời trong khi bị những áp lực cạnh
tranh căng thẳng nên càng mong ƣớc đƣợc sống trong yên bình với những
cảm giác quý giá về hạnh phúc gia đình. Ngƣời phụ nữ hiện đại tuy rất năng
động nhƣng vẫn luôn cần có một cuộc sống tình cảm làm điểm tựa. Luôn khát
khao một tình yêu đẹp, đó không chỉ là nhu cầu tự thân mà còn là khao khát
tự khẳng định tƣ cách tồn tại của họ.Nhạy cảm với mặt trái của cuộc sống với
bao xô bồ hỗn độn, các giá trị về tình yêu- hạnh phúc- gia đình dễ có nguy cơ
bị đảo lộn, ngƣời phụ nữ với bản chất yếu đuối càng khát khao một bến bờ
hạnh phúc bình yên. Thông qua việc tìm hiểu nhân vật nữ trong sáng tác của
các nhà văn nữ, chúng tôi mong muốn tìm đến những“vùng sâu”trong tâm
hồn của một nửa nhân loại. Để việc tìm hiểu và nghiên cứu về nhân vật nữ
trong sáng tác của một nhà văn có hiệu quả nhất, chúng tôi nghĩ nên xuất phát
từ một nhà văn nữ cụ thể.Trong số các nhà văn nữ đƣơng đại,Võ Thị Hảo hiện
lên nhƣ một đại diện xuất sắc, giàu cá tính.Tác phẩm của chị ngày càng chiếm

Footer Page 8 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8




Header Page 9 of 166.

đƣợc nhiều tình cảm của độc giả. Có thể nhận thấy rất rõ một điều, ở lĩnh vực
văn xuôi với bảy tập truyện ngắn và tiểu thuyết Giàn thiêu đã in,Võ Thị Hảo
đã thực sự chinh phục ngƣời đọc bằng ngòi bút sắc sảo mà tinh tế, mạnh mẽ

và tài hoa của mình. Chị là ngƣời luôn tin vào một giải thƣởng lớn đó là sự
sàng lọc của thời gian.Thời gian đã sàng lọc và thời gian cũng đã khẳng định
Võ Thị Hảo là một cây bút nổi bật trong đội ngũ các nhà văn nữ và gặt hái
đƣợc khá nhiều thành công với những giải thƣởng:
- Giải thƣởng cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn với tập Biển cứu rỗi Nhà xuất bản Hà Nội - 1991.
- Giải thƣởng 5 năm văn học Hà Nội với Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị
Hảo - Nhà xuất bản Hội nhà văn - 1995.
- Ngoài ra tiểu thuyết Giàn thiêu đƣợc trao giải thƣởng Hội nhà văn Hà
Nội năm 2004.
Võ Thị Hảo đƣợc thừa nhận là một trong vài cây bút nổi bật và giàu chất
nữ tính trong làng truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Đọc các sáng tác của chị,
ngƣời đọc dễ nhận thấy bên cạnh những khắc khoải về chiến tranh thì những
mảnh đời ngang trái, những đau đớn khôn nguôi của những con ngƣời bất
hạnh là sự thƣờng trực trong mỗi tác phẩm. Đồng thời đó còn là những cảm
thông, day dứt của một trái tim phụ nữ khi nói về những nỗi đau của ngƣời
đồng giới. Hơn nữa, vấn đề phụ nữ không chỉ là vấn đề riêng của sáng tác Võ
Thị Hảo hay của văn học Việt Nam mà là vấn đề chung của văn học thế giới
hiện nay. Chính vì thế mà những năm gần đây xu hƣớng nghiên cứu nữ quyền
đã thành một trào lƣu phê bình, mới, hấp dẫn gây đƣợc nhiều sự chú ý. Chúng
tôi chọn đề tài nghiên cứu:Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo, để
trƣớc hết có cái nhìn sâu hơn về ngƣời phụ nữ trong sáng tác của chị, sau đó
và từ đó đặt vấn đề bƣớc đầu nghiên cứu văn học từ góc nhìn giới tính tiếp
cận một hƣớng nghiên cứu mới .

Footer Page 9 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9





Header Page 10 of 166.

2. Lịch sử vấn đề.
Võ Thị Hảo đã từng làm thơ từ rất sớm và từng nghĩ mình sẽ trở thành
một nhà thơ, tuy nhiên chị lại bắt đầu xuất hiện chính thức và đều đặn vào
thập niên 90 ở lĩnh vực văn xuôi và lập tức gây đƣợc sự chú ý cũng nhƣ lấy
đƣợc cảm tình của bạn đọc.Vì có một quá trình sáng tác dài, nên có khá nhiều
bài viết, bài phỏng vấn hay nghiên cứu về các sáng tác của Võ Thị Hảo ở
những khía cạnh, những phƣơng diện và mức độ khác nhau sau:
2 .1.Những ý kiến tiêu biểu về sáng tác của Võ Thị Hảo
2.1.1. Đối với thể loại truyện ngắn
Trong bài giới thiệu tập truyện Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo, Đoàn
Minh Tuấn nhận định về đặc trƣng thể loại và nội dung:“Võ Thị Hảo đã tận
dụng được những đặc trưng lớn nhất, tiêu biểu nhất của thể loại nhỏ này. Mỗi
truyện của chị như một tia nắng chiếu vào tầm rộng và chiều sâu biển cả cuộc
đời”.Theo tác giả:có thể nói ở tập truyện ngắn này,chị tập trung ở hai cái
nhìn:“Cái nhìn thứ nhất vào mặt trái của vầng trăng chiến tranh. Cái nhìn
thứ hai vào những con người nhỏ bé(số đông nhân loại) tồn tại trong im
lặng”. Nhận định đó đánh giá chiều rộng, chiều sâu của phạm vi phản ánh
trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, khái quát đƣợc đối tƣợng phản ánh trong
truyện ngắn của chị. Đồng thời tác giả bài viết còn nhận xét truyện ngắn Võ
Thị Hảo đã “bộc lộ cái nhìn dung dị, bẩm sinh của các cây bút nữ nhưng ở
chị còn sâu sắc hơn bởi khi chấm dứt câu chuyện,chị đã gióng lên trong lòng
người đọc âm vang của sự lo lắng. Những lo lắng mơ hồ về cuộc đời biển
cả”.Về nghệ thuật, Đoàn Minh Tuấn còn nhận xét về:“ lối viết trữ tình để đạt
hiệu quả nhận thức - một trong những đặc điểm của thể loại truyện ngắn hiện
đại”. Nét riêng của bút pháp truyện ngắn Võ Thị Hảo theo ông còn ở:“cốt
truyện vững chắc với xung đột được đẩy tới cao trào”[16]. Trong bài Võ Thị

Hảo giữa những trang viết, trang đời, Lƣơng Thị Bích Ngọc nhận xét khá

Footer Page 10 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10




Header Page 11 of 166.

toàn diện về truyện ngắn Võ Thị Hảo:“Truyện ngắn của Võ Thị Hảo phản
ánh hiện thực một cách nghiệt ngã nhưng người đọc lại không nhìn thấy sự
cay nghiệt của một người viết. Lan toả trên những trang viết, một tấm lòng
nhân ái của một người đàn bà cầm bút hết lòng yêu cuộc sống và con người.
Chị còn nhận xét:Trong truyện Võ Thị Hảo, cái tôi của tác giả dường như chỉ
thấp thoáng đâu đó, để rồi người đọc thấy cái tôi của hiện hữu” [14,tr.303304].
Nguyễn Lƣơng trong bài viết Gương mặt Võ Thị Hảo cũng nêu ấn
tƣợng tổng quát truyện ngắn củaVõ Thị Hảo:“Mỏng manh đến điệu đà, nhạy
cảm đến mức khắt khe, đó cảm giác ban đầu về nữ văn sĩ xứ Nghệ này khi
mới đọc, mới tiếp xúc với chị. Còn ẩn sâu đằng sau những câu chữ trau chuốt
là những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con người, về cuộc đời và
nhân tình thế thái. Đọc truyện của Võ Thị Hảo, người ta thường buồn. Một
nỗi buồn có lẫn ngọt ngào và cay đắng” [12,tr.209-230].
2.1.2. Về tiểu thuyết Giàn thiêu
Trong bài giới thiệu tác phẩm Giàn thiêu, trên báo Ngƣời đại biểu nhân
dân số 3 năm 2005 một tác giả viết:“Giàn thiêu mặc dù hấp dẫn nhưng là
cuốn tiểu thuyết không dễ đọc. Cũng như những truyện ngắn của Võ Thị Hảo
cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu đang đi theo con đường riêng của nó, ngấm dần

vào trái tim người ta, và những tầng lớp ngữ nghĩa cũng như những tầng lớp
nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này thường trở đi trở lại và ám ảnh người đọc”
[15] .
Xuất hiện chƣa lâu trên văn đàn tiểu thuyết Việt Nam, Giàn thiêu một sự
bứt phá đầy ngoạn mục của nhà văn Võ Thị Hảo thực sự thu hút đƣợc sự chú
ý của độc giả, các nhà phê bình và nghiên cứu.Trong lời giới thiệu có tính
chất đề dẫn cho cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu- xứ sở của lối văn chƣơng mê
hoặc và huyền bí, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viết:“Văn Võ Thị Hảo

Footer Page 11 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11




Header Page 12 of 166.

không chỉ là những dòng chữ, không chỉ là truyện ngắn hay tiểu thuyết. Văn
Võ Thị Hảo có nhiều tầng hình tượng mà mỗi lần tiếp cận, người đọc lại ngạc
nhiên thấy mình khám phá ra một tầng lớp ngữ nghĩa khác ẩn mình sau
những câu chữ. Đó là lối văn đã được tác giả thổi linh hồn. Linh hồn đó tạo
lên những câu văn huyền ảo, mê hoặc thậm chí ma quái” [15]. Rõ ràng theo
Phạm Xuân Nguyên, chính lối văn chƣơng mê hoặc ấy là thanh nam châm thu
hút bạn đọc, nhƣng đồng thời cũng là một thách thức đòi hỏi bạn đọc phải có
bản lĩnh, thực sự tự tin khi bƣớc vào khám phá thế giới văn chƣơng huyền bí
của Võ Thị Hảo, phải tìm hiểu phát hiện ra những tầng hình tƣợng, lớp ngữ
nghĩa khác ẩn sau những câu chữ thì mới thấy hết đƣợc cái hay cái hấp dẫn
của tác phẩm và thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

2.2.Những ý kiến tiêu biểu về nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị
Hảo
2.2.1.Về nhân vật nữ trong truyện ngắn
Đã có không ít những ý kiến nhận xét về nhân vật nữ trong truyện ngắn
của Võ Thị Hảo, ở đây chúng tôi dẫn ra một số nhận định tiêu biểu chẳng hạn:
Trong Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn
1975-1995 (luận án tiến sĩ )Lê Thị Hƣờng đã nhận xét về yếu tố kỳ ảo trong
truyện ngắn Võ Thị Hảo:“Bằng câu chuyện nhuốm màu huyền thoại Võ Thị
Hảo đã đề cập một vấn đề rất thực. Đó là số phận, nỗi đau của cả giới đàn
bà.Võ Thị Hảo hay xây dựng nhân vật ảo, song nhân vật ảo lại tượng trưng
cho số phận của những con người thực.Cái kì ảo ở đây không làm phương hại
tới hiện thực được phản ánh. Trái lại nó tô đậm, mở rộng, khơi sâu thêm hiện
thực, mang ẩn ý sâu, tầm khái quát cao” [22].
Trong bài phỏng vấn Võ Thị Hảo suốt đời chỉ mơ một giấc, Nguyễn
Hằng nhận định:“Chị được xếp vào hàng những cây bút sắc sảo và giàu nữ
tính. Những thân phận đàn bà, những con người nhỏ bé trước bão lũ cuộc

Footer Page 12 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12




Header Page 13 of 166.

đời, những gì rất riêng tư mà chẳng riêng tư chút nào, là điều mà chị luôn
trăn trở trên các trang viết của mình” [13].
Qua Huyền thoại về tình yêu, Nguyễn Văn Lƣu đã chỉ ra những vấn đề

mà Võ Thị Hảo muốn gửi gắm ở những nhân vật nữ: “Tác giả giành cho trái
tim người phụ nữ, cho số phận người phụ nữ lòng yêu thương đau xót sâu sắc
nhất.Thân phận người phụ nữ trở thành tâm niệm thường xuyên, da diết trong
những trang viết của Võ Thị Hảo” [54].
Ở bài viết Đã đến lúc người đàn bà nổi loạn,Ngọc Anh nhận xét:“Trong
những truyện ngắn của Võ Thị Hảo, có những người đàn bà khổ vì yêu và khổ
vì bị ruồng bỏ” [1] .
2.2.2. Về nhân vật nữ trong tiểu thuyết Giàn thiêu
Trả lời câu hỏi: Thông điệp chính của chị gửi đến độc giả khi viết Giàn
thiêu là gì? Nhà văn Võ Thị Hảo cho biết: “Một trong những thông điệp của
Giàn thiêu: Dựng giàn thiêu người trên đảo Âm Hồn đốt sách, mổ bụng, moi
gan người dưới đoạn đầu đài, hay bất kì một cực hình nào cũng không thiêu
hủy được sự thật, khát vọng tự do và công lý”[18]. Quả thực “Giàn thiêu
mang đến cho người đọc cảm giác đang đứng trước một thế giới va đập bạo
liệt giữa thiện và ác, tốt và xấu, sự bi thảm đến mức trớ trêu của số phận con
người”…[15].
Trong một bài phỏng vấn khác, chị nói: “Rất nhiều thông điệp tôi gửi
vào Giàn thiêu, nhưng một trong những thông điệp quan trọng nhất: Khát
vọng tự do và tình yêu. Sự trường tồn, bất tử của sự thật trước bạo lực và
cường quyền…những lầm lạc thật dễ thương và đau đớn của kiếp người. Tôi
cũng gửi đến qua Giàn thiêu những người đàn bà đẹp, mong manh giữa cuộc
đời mà khuôn khổ tình yêu của họ không khớp với một cái khuôn khổ nào của
hiện thực” [15,tr.559-560] .

Footer Page 13 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13





Header Page 14 of 166.

Trong một buổi tọa đàm về sáng tác của Võ Thị Hảo diễn ra vào ngày
19/10/2005 tại Viện Goethe (Hà Nội) nhân sự kiện công ty văn hóa truyền
thông Võ Thị vừa ấn hành bốn tập truyện ngắn, đồng thời tái bản tiểu thuyết
Giàn thiêu. Buổi tọa đàm có sự tham gia của đông đảo nhà văn, nhà phê bình,
nhà nghiên cứu văn học nhƣ Dƣơng Tƣờng, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Hòa,
Châu Diên, Nguyễn Thị Minh Thái...cùng đại diện nhiều tờ báo của Hà Nội
và Trung ƣơng đến dự. Đáng chú ý trong buổi toạ đàm là vấn đề nói về xu
hƣớng nữ quyền thể hiện qua ba nhân vật nữ tuyệt đẹp là Nhuệ Anh, Lê Thị
Đoan và Ngạn La, trong đó đặc biệt là Nhuệ Anh và Lê thị Đoan hầu nhƣ là
hiện thân cho lƣơng tri, tình yêu cao thƣợng và sự khoan dung. Có một điều
cũng đáng lƣu ý là khi trả lời câu hỏi về cái nhãn ngƣời ta gán cho mình là
nhà văn nữ quyền,Võ Thị Hảo đáp rằng khi viết chị không quan tâm đến
những chủ nghĩa, trƣờng phái chẳng hạn nhƣ nữ quyền, nếu có khuynh hƣớng
nữ quyền ấy là một cái gì nằm trong tự thân chị.
Trên đây là những ý kiến, nhận xét, đánh giá và bài viết tiêu biểu về một
số đặc điểm nghệ thuật nói chung và nhân vật nữ nói riêng trong sáng tác của
Võ Thị Hảo. Song đó mới là những ý kiến, đánh giá, hoặc nhận xét bƣớc đầu,
ở những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên đã phần nào thể hiện đƣợc sự cảm
nhận đúng đắn của các nhà nghiên cứu về nhà văn này. Đặc biệt chƣa có công
trình nghiên cứu nào riêng về nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo.
Những bài viết và nghiên cứu khác của ngƣời đi trƣớc sẽ là những gợi mở quý
báu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1.Mục đích
Thông qua việc khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu về nhân vật nữ trong sáng
tác của Võ Thị Hảo, ngƣời viết luận văn muốn cho thấy những vấn đề về sự

quan tâm của văn học đến ngƣời phụ nữ, cách thể hiện nhân vật nói chung,

Footer Page 14 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14




Header Page 15 of 166.

nhân vật nữ nói riêng cùng các thủ pháp thể hiện nhân vật nữ trong sáng tác
của Võ Thị Hảo. Đồng thời qua đó để thấy đƣợc mối quan hệ giữa nhân vật
nữ với bản thân hình tƣợng tác giả …
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ khảo sát các tập truyện ngắn sau của Võ Thị Hảo.
- Hồn trinh nữ - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2005
- Goá phụ đen - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2005
-Người sót lại của rừng cười - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2006
-Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - Nhà xuất bản Phụ nữ,
2007 và cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2005.
4.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu chính sau:
4.1.Phương pháp khảo sát - thống kê
Chúng tôi tiến hành khảo sát- thống kê nhân vật nữ trong sáng tác của
Võ Thị Hảo trên nhiều phƣơng diện, để từ đó phân loại nhân vật, tìm hiểu
thấu đáo hơn các đặc điểm của nhân vật nữ cũng nhƣ các thủ pháp thể hiện
nhân vật nữ.

4.2.Phương pháp hệ thống
Là một trong những yếu tố cấu thành chỉnh thể tác phẩm, nhân vật nữ
đƣợc xem xét trong mối tƣơng quan với cả hệ thống nhân vật, với cốt truyện,
với giọng điệu, với hệ thống các yếu tố nghệ thuật thể hiện ngoại hình, nội
tâm…Sử dụng phƣơng pháp này giúp cho việc tìm hiểu nhân vật nữ trong
sáng tác của Võ Thị Hảo đạt đến cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn.
4.3.Phương pháp so sánh
Để thấy đƣợc cái chung cũng nhƣ nét riêng độc đáo của nhân vật nữ
trong sáng tác của Võ Thị Hảo, luận văn cũng dùng phƣơng pháp so sánh,

Footer Page 15 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15




Header Page 16 of 166.

so sánh bút pháp của chị với các nhà văn nữ khác.
4.4. Phương pháp phân tích- tổng hợp
Từ việc phân tích các dẫn chứng, các vấn đề cụ thể của nội dung và hình
thức tác phẩm, chúng tôi rút ra những vấn đề chung mang tính khái quát.
5.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm các chƣơng sau:
Chương 1
NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN HỌC VI ỆT NAM
1.1 .Nhân vật nữ trong văn học truyền thống

1.2. Nhân vật nữ trong văn học thời kì đổi mới
1.2.1. Phụ nữ qua ngòi bút của các nhà văn nữ
1.2.2.Quá trình sáng tác và quan niệm viết văn của Võ Thị Hảo
Chương 2
ÂM HƯỞNG NỮ QUYỀN QUA CÁC NHÂN VẬT NỮ
CỦA VÕ THỊ HẢO
2.1. Về vấn đề nữ quyền
2.1.1.Vấn đề nữ quyền, một hiện tƣợng văn hoá xã hội của thời hiện đại
2.1.2. Nữ quyền –Ý thức về hạnh phúc của ngƣời phụ nữ
2.2. Bình diện xã hội- tƣ tƣởng, nhân văn của nhân vật nữ trong sáng tác Võ
Thị Hảo
2.2.1.Vấn đề số phận bi kịch của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo
2.2.1.1.Bi kịch là nạn nhân của chiến tranh
2.2.1.2.Bi kịch của cái nghèo

Footer Page 16 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16




Header Page 17 of 166.

2.2.1.3.Bi kịch của những mảnh đời tật nguyền
2.2.1.4.Bi kịch của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi
2.2.2.Vấn đề đạo đức của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo
2.2.3.Vấn đề giới tính của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo
Chương 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG SÁNG TÁC
CỦA VÕ THỊ HẢO
3.1.Nghệ thuật miêu tả ngoại hình
3.2.Nghệ thuật miêu tả tâm lý
3.3. Nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại

Footer Page 17 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17




Header Page 18 of 166.

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN HỌC VI ỆT NAM
1.1. Nhân vật nữ trong văn học truyền thống
“Văn học là nhân học”(M.Gorki), nhiệm vụ cơ bản và mục đích cao
nhất của văn học là khám phá, phát hiện, nhận thức về con ngƣời thông qua
những nhân vật văn học.Việc tìm hiểu và thể hiện nghệ thuật về con ngƣời
đƣợc bộc lộ chủ yếu trên phƣơng diện xây dựng nhân vật.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa:“Nhân vật văn học chính là con
người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”25. Nhân vật là hình
thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tƣợng. Chức năng của
nó là khái quát những quy luật phong phú của cuộc sống con ngƣời, từ đó bộc
lộ những hiểu biết, quan niệm và những trăn trở, ƣớc mơ của ngƣời nghệ sĩ.
Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện những cá nhân và xã hội nhất

định, bày tỏ quan niệm riêng về các cá nhân, xã hội đó. Nhân vật là “công cụ
khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hóa quan niệm nghệ
thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng” 33. Nhƣ vậy,
nhân vật đóng vai trò là yếu tố hàng đầu của tác phẩm, là phƣơng diện để nhà
văn truyền tải tƣ tƣởng, thể hiện cá tính sáng tạo của mình, đồng thời lại mang
quan niệm có tính nghệ thuật của nhà văn về thời đại, đặc biệt là trong các sáng
tác thuộc thể loại tự sự.
Phụ nữ là một nửa của nhân loại, là biểu tƣợng của cái đẹp, là hiện thân
của sự sinh tồn và luân chuyển sự sống. Trong dòng chảy văn học từ cổ chí
kim, hình tƣợng ngƣời phụ nữ luôn là một trong những đề tài quen thuộc nhất
và dƣờng nhƣ phụ nữ là một nguồn cảm hứng vô tận mà văn học muôn đời
vẫn chƣa khai thác hết.Văn học truyền thống Việt Nam đã nhiều lần quan

Footer Page 18 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18




Header Page 19 of 166.

tâm, tập trung đến đề tài về ngƣời phụ nữ. Qua hình tƣợng này ngƣời đọc các
thế hệ sau thấy đƣợc giá trị của con ngƣời Việt Nam qua các thời đại, thấy cả
số phận của những “phận đàn bà”, của con ngƣời nhân loại.
Trong văn học dân gian, nhân vật nữ đại diện cho lý tƣởng thẩm mỹ của
nhân dân hiện lên trong các câu chuyện cổ tích thƣờng có số phận bi thảm
nhƣng luôn tỏa sáng những nét đẹp: hiền lành, chăm chỉ, giàu đức hy sinh,
giàu lòng nhân ái và cuối cùng chắc chắn sẽ đƣợc hƣởng hạnh phúc. Ngƣời

phụ nữ trong ca dao lại mang vẻ đẹp đằm thắm, ý nhị, dịu dàng và kín đáo
nhƣng đồng thời cũng là hiện thân cho những bi kịch, phải gánh chịu số phận
bất hạnh, không có quyền tự quyết định cho cuộc đời mình.
Đến văn học Trung đại đã có biết bao tiếng nói xót xa, thƣơng cảm, cho
thân phận ngƣời phụ nữ bị chà đạp, vùi dập trong xã hội phong kiến. Nhƣ
trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là hình ảnh những ngƣời phụ nữ
đức hạnh, đẹp ngƣời, tốt nết luôn khát khao một cuộc sống bình yên, hạnh
phúc nhƣng bị những thế lực cƣờng quyền và cả lễ giáo phong kiến khắc
nghiệt, xô đẩy đến những cảnh ngộ éo le, ngang trái bất hạnh. Ở Cung oán
ngâm của Nguyễn Gia Thiều chúng ta thấy đó là câu chuyện kể về cuộc đời
của một nàng cung nữ xinh đẹp, khi mới vào cung đƣợc vua yêu chiều nhƣng
sau bị thất sủng. Từ trong thâm cung lạnh lẽo nàng hồi tƣởng lại quá khứ và
cất tiếng oán thán cho số phận bạc bẽo của mình. Cả tác phẩm là tiếng than
dài, là sự đau đớn, tấm tức và tâm trạng bế tắc của nàng cung nữ. Nguyễn Gia
Thiều là ngƣời thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông cho số phận bất hạnh của
nàng. Còn Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là tiếng kêu thƣơng đến đứt ruột,
tiếng kêu xé lòng cho thân phận chìm nổi lênh đênh trong kiếp đoạn trƣờng
của nàng Kiều và cho “phận đàn bà” nói chung. Tiếng nói mạnh bạo, dám bày
tỏ khát khao đƣợc yêu và sống hạnh phúc còn vang lên đầy mạnh mẽ, và đó
còn là sự kịch liệt phản đối chế độ năm thê bảy thiếp trong xã hội phong kiến

Footer Page 19 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19




Header Page 20 of 166.


“chém cha cái kiếp lấy chồng chung” của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hƣơng.
Giai đoạn văn học thế kỉ XVIII - đầu XIX là thời kỳ rất đặc biệt bởi sự xuất
hiện các nữ sĩ nhƣ: Hồ Xuân Hƣơng, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan,
Ngọc Hân công chúa…Trong sáng tác văn chƣơng, nhân vật nữ là trung tâm,
là nơi gửi gắm, bày tỏ những tƣ tƣởng thẩm mĩ của nhà văn. Không có thời kì
nào trong lịch sử văn học Việt Nam lại rực rỡ, lộng lẫy nhƣ thời kì này với sự
biểu hiện nghệ thuật trong sự khám phá đời sống nội tâm nhiều cung bậc của
con ngƣời. Dƣờng nhƣ có mối liên quan giữa tinh thần nữ quyền và sự nở rộ
của sáng tác văn học.
Đến đầu thế kỷ XX, sáng tác của các nhà văn chí sĩ yêu nƣớc nhƣ Phan
Bội Châu đã dựng lên chân dung của những ngƣời phụ nữ, những ngƣời anh
hùng cứu nƣớc nhƣ bà Trƣng Trắc, Trƣng Nhị, nàng Liên Hoa trong vở tuồng
Trưng nữ vương hay hình ảnh cô Chí, Triệu, Tinh, Liên, Hạnh, Lực, trong
tiểu thuyết Trùng quang tâm sử.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 tiếp tục khai thác đề tài về
ngƣời phụ nữ. Sáng tác của Tự Lực Văn Đoàn đã xây dựng hình ảnh những
ngƣời phụ nữ mới, đòi quyền tự do yêu đƣơng vƣợt qua mọi lễ giáo phong
kiến nhƣ Nhung trong Lạnh lùng của Nhất Linh. Văn học hiện thực phê phán
giai đoạn này lại đi sâu tìm hiểu những bi kịch khác nhau trong cuộc đời
ngƣời phụ nữ. Đó là cuộc đời cơ cực lắm đắng cay của chị Dậu trong Tắt đèn
của Ngô Tất Tố, Tám Bính trong Bì vỏ của Nguyên Hồng, hay thân phận của
một“dị nữ” nhƣ Thị Nở trong tác phẩm Chí phèo của Nam Cao. Ngƣời phụ
nữ trong các tiểu thuyết, truyện ngắn của các nhà văn hiện thực hiện lên nhƣ
một biểu tƣợng trong văn học về nỗi khổ đau, bất hạnh chồng chất của kiếp
ngƣời và cuộc đời họ bao giờ cũng kết thúc trong sự tuyệt vọng, bế tắc. Đến
văn học giai đoạn 1945 - 1975, nhân vật ngƣời phụ nữ tiếp tục đƣợc phản ánh
và đƣợc làm nổi bật trong mối quan hệ với những vấn đề chung của thời

Footer Page 20 of 166.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20




Header Page 21 of 166.

đại.Tắm mình trong bầu không khí hào hùng của dân tộc, ngƣời phụ nữ góp
phần không nhỏ làm nên những chiến thắng vẻ vang. Đó là Nguyệt trong
Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, chị Út tịch trong Người mẹ
cầm súng của Nguyễn Thi, chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức. Có thể thấy
ngƣời phụ nữ trong giai đoạn này là con ngƣời của cộng đồng, của xã hội gắn
với cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đƣợc soi dọi dƣới cái nhìn lý tƣởng mang
tính sử thi.
Sau năm 1975, văn học có xu hƣớng trở về với cái đời thƣờng muôn
mặt, cảm hứng sử thi nhạt dần, thay thế vào đó là cảm hứng thế sự- đời tƣ.
Vấn đề các nhà văn quan tâm không phải là cuộc sống, chiến đấu dũng cảm vì
dân vì nƣớc nữa mà là con ngƣời của cuộc sống đời thƣờng với những lo toan
rất nữ, ngƣời phụ nữ hiện lên với tƣ cách con ngƣời cá nhân, những mảnh đời
riêng lẻ. Nhân vật nữ xuất hiện đa dạng, phong phú và mỗi nhà văn tìm thấy
cho mình một hƣớng đi riêng khi khai thác đề tài này. Nhƣ Nguyễn Huy
Thiệp khai thác về thiên tính nữ qua một loạt những truyện ngắn Chảy đi
sông ơi, Con gái thủy thần, Nhà Bua. Còn Nguyễn Minh Châu lại tiếp tục
khai thác vẻ đẹp truyền thống của ngƣời phụ nữ nhƣng chú ý nhiều hơn đến
đời sống nội tâm của họ, Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành,
Thai trong Cỏ lau. Họ là một thế giới đầy bí ẩn và cần đƣợc khám phá với rất
nhiều những khao khát về tình yêu, hạnh phúc. Biết bao cảnh đời khác nhau,
có hạnh phúc ngọt ngào, có bi kịch đắng cay, có tốt có xấu và có cả cao cả lẫn

thấp hèn.
Văn học Việt nam những năm gần đây xuất hiện một đội ngũ đông đảo
các nhà văn nữ trẻ viết về ngƣời phụ nữ nhƣ một sự khám phá chính bản thân
mình nhƣ: Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Lê Minh
Khuê, Võ Thị Hảo…Với cái nhìn mẫn cảm bản năng, các nhà văn nữ thƣờng
quan tâm nhiều đến nỗi bất hạnh, sự cô đơn và khát vọng tình yêu hạnh phúc

Footer Page 21 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21




Header Page 22 of 166.

của ngƣời phụ nữ. Tác giả Văn Tâm trong bài viết Phụ nữ và sáng tác văn
chương lại khẳng định niềm tin vào sáng tác của các cây bút nữ hiện nay, tin
ở sự đóng góp cho: “cái mảng khá bí ẩn là tâm hồn họ”.
Qua đây, chúng ta thấy hình tƣợng ngƣời phụ nữ là hình tƣợng xuyên
suốt và nổi bật trong nền văn học Việt nam, gắn liền với sự vận động trong
quan niệm nghệ thuật về con ngƣời qua các giai đoạn văn học. Có một đặc
điểm là ngƣời phụ nữ luôn là hình ảnh tích cực, đƣợc nhà văn gửi gắm nhiều
tình cảm thƣơng yêu trân trọng NHẪN NẠI, ĐA CẢM, THUA THIỆT, CHỦ
ĐỘNG, đó dƣờng nhƣ là nét tiêu biểu của nhân vật nữ trong văn học Việt Nam

ở mọi thời đại.
1.2. Nhân vật nữ trong văn học thời kì đổi mới
1.2.1 .Phụ nữ qua ngòi bút của các nhà văn nữ

Với lịch sử đấu tranh không phải chỉ cho việc giải phóng dân tộc, Việt
nam - một nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng phong kiến Trung Hoa
cũng mất nhiều năm cho cuộc đấu tranh về bình đẳng giới. Khi đất nƣớc bƣớc
vào thời kỳ đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội và tƣ tƣởng con ngƣời cũng đổi
thay tận gốc rễ. Bởi vậy trong cách nhìn về cuộc sống, con ngƣời và quan
niệm về nghệ thuật của các nhà văn…cũng tất yếu biến đổi. Trong bối cảnh
xã hội mới, vai trò, vị trí của ngƣời phụ nữ đã đƣợc thừa nhận, đề cao và
khẳng định. Họ tham gia ngày càng đông vào tất cả các lĩnh vực nhƣ kinh tế,
chính trị, y tế, thƣơng mại, xã hội…trong đó có sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt
là văn học, một trong những lĩnh vực nhạy cảm dễ bắt nhịp với những vấn đề
nóng hổi của đời sống mà lúc này cũng đã mở rộng cánh cửa của mình để
chào đón các cây bút nữ.
Trên diễn đàn văn học, sự xuất hiện rầm rộ và đầy ấn tƣợng của các cây
bút nữ đã đem đến một diện mạo mới, một làn gió mới cho nền văn học dân
tộc. Chính sự xuất hiện ngày càng đông đảo các gƣơng mặt nữ cùng với các

Footer Page 22 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22




Header Page 23 of 166.

tập thơ, truyện ngắn hay tiểu thuyết của họ, đã thổi một luồng gió mới cho
văn học Việt nam sau1975, góp phần tô điểm cho diện mạo nền văn học và
lấy lại thế cân bằng trong sáng tác văn học giữa các tác giả nam và nữ.
Nếu nhƣ ở các giai đoạn trƣớc 1930 - 1945 hay 1945 - 1975 ƣu thế thuộc

về các nhà văn nam nhƣ Nam Cao, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải,
Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu… thì văn học đƣơng đại phần đông gắn với
các tên tuổi nữ nhƣ: Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Dạ
Ngân, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Đoàn
Lê, Nguyễn Ngọc Tƣ, Đỗ Hoàng Diệu…Nhƣ lời phát biểu của nhà văn Võ
Phiến: “Chúng ta đang có một nền văn chương đổi phái tính”2. Những trang
viết của các nhà văn nữ thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc
và quyền sống của ngƣời giới mình. Trong cuộc sống hiện nay, theo suy nghĩ
và cảm nhận của họ, ngƣời phụ nữ vẫn còn mang nhiều nỗi khổ cần đƣợc sẻ
chia và họ đã tìm thấy trong văn học nói chung và văn xuôi nói riêng một sức
mạnh để qua thế giới nhân vật nữ họ tìm đƣợc nơi để bày tỏ những tâm tƣ,
suy nghĩ uẩn khúc của lòng mình.Và có lẽ theo quy luật đồng thanh tƣơng
ứng lúc đầu là một vài cây bút nữ viết, rồi những cây bút khác qua tác phẩm
của những ngƣời đi trƣớc tìm thấy ở đó một sự đồng cảm và họ cũng viết để
giãi bày làm thành cả một dòng chảy. Ở dòng chảy đó họ nhƣ đƣợc tự do phơi
mở cái tôi cá nhân của chính mình với một giọng điệu riêng, một cách thức
riêng. Họ thẳng thắn đối thoại lại những quan niệm cũ về những mẫu hình nữ
giới trƣớc đây luôn bị đóng khung trong những đặc điểm dịu dàng, thùy mị,
chỉ viết về những chuyện nhỏ nhặt, không có tầm tƣ tƣởng lớn. Mạnh dạn, họ
thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân, khát vọng bản thể, khẳng định giá trị
sống…của chính mình trên diễn đàn văn học nghệ thuật. Khi viết về tình yêu,
họ khám phá toàn diện về mọi mặt, mọi cung bậc, từ những dƣ vị ngọt ngào
đến những dƣ vị đắng chát, từ đớn đau đến xót xa, từ những nhẹ dạ cả tin đến

Footer Page 23 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23





Header Page 24 of 166.

những mạnh mẽ, chủ động, già dặn và từng trải…tất cả đều là những bộc bạch
chân thực nhất của các cây bút nữ viết về giới mình. Hơn nữa khi nữ văn sĩ
viết về phái yếu, cũng có nghĩa là họ đã hƣớng ngòi bút vào chính mình, dù
tác giả viết về ngƣời phụ nữ khác thì cái nhìn của họ cũng sẽ có phần sâu sắc,
triệt để và thấu đáo hơn. Nhà văn nữ viết nhiều về phụ nữ vì theo đặc trƣng
tâm lý họ tồn tại với tình cảm hƣớng nội, luôn muốn tìm sự đồng cảm, khác
tâm lý đàn ông với lý trí hƣớng ngoại luôn luôn phân tích chiếm lĩnh. Bên
cạnh đó nhà văn nữ muốn thông qua nhân vật nữ để thể hiện tâm hồn mình,
bản thân mình, vì vậy mà những sáng tác của các tác giả nữ thƣờng mang
màu sắc tự truyện. Diện sống của phụ nữ nói chung không rộng bằng nam
giới, các tác giả nữ lại thƣờng viết tập trung vào những đề tài nhất định, do đó
đôi khi không tránh khỏi việc gây nên cảm giác đơn điệu cho ngƣời đọc, nhƣ
nhà văn Lê Minh Khuê nhận xét: “Nghĩ về những người viết cùng giới mình,
tôi thường bị chi phối bởi cảm giác nước đôi. Một mặt nhiều chị em bộc lộ
một tài năng rõ rệt, không lèm nhèm, không mờ nhạt. Mặt khác sao vẫn cứ
cảm thấy, đặt trong hoàn cảnh chung rồi mỗi người cũng thế thôi, không bao
giờ có sự gọi là đồ sộ, vĩ đại ở những cây bút nữ này cả ”[27,tr.257-258].Và
nhà phê bình Đặng Anh Đào cũng khẳng định: “Phụ nữ thường mạnh ở chỗ
đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trong sách…tuy nhiên phải nói thật là ở
mỗi người nguy cơ lặp lại chính mình, nguy cơ ấy khá rõ”[27].
Thế giới nhân vật nữ của các nhà văn nữ đƣợc xây dựng trên những
trang văn thấm đẫm tình cảm, cảm xúc nhƣ đang tuôn trào từ trái tim, tâm hồn
của họ với giọng điệu khi thì dịu dàng, ấm áp, khi thì xúc động nghẹn
ngào…và tình yêu luôn là đề tài trung tâm trong nhiều sáng tác của các cây
bút nữ. Đặc biệt ngƣời phụ nữ trong văn học thời kì đổi mới hiện lên với khát
vọng yêu đƣơng mãnh liệt, luôn đòi hỏi đƣợc yêu thƣơng che chở, bộc lộ

những phẩm chất tốt trong tình yêu và thƣờng xuyên gặp ngang trái trong ái

Footer Page 24 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24




Header Page 25 of 166.

tình. Nhân vật nữ của các nhà văn nữ thời kì đổi mới không phải là không có
những ngƣời hạnh phúc, những khoảnh khắc vui, song hầu hết trong số họ là
những ngƣời bất hạnh, cô đơn. Với tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động nữ văn sĩ
là ngƣời dễ nhận ra và dễ khắc sâu những nỗi buồn của ngƣời cùng giới hoặc
của chính mình. Qua những trang viết đó, các nhà văn nữ thể hiện sự quan
tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền sống của ngƣời giới mình trong
cuộc sống hiện nay, theo suy nghĩ và cảm nhận của họ ngƣời phụ nữ vẫn còn
mang nhiều nỗi khổ cần đƣợc sẻ chia. Chính vì thế mấy mƣơi năm trở lại đây,
ngƣời đọc đã đƣợc thƣởng thức nhiều giọng điệu mới với những phong cách
khác nhau của các cây bút nữ, trải nghiệm nhƣ Lê Minh Khuê, sắc sảo nhƣ
Phạm Thị Hoài, tinh tế nhƣ Phan Thị Vàng Anh, đằm thắm nhƣ Nguyễn Thị
Thu Huệ, hồn hậu và đậm sắc màu văn hoá nhƣ Nguyễn Ngọc Tƣ ...Chƣa bao
giờ phái nữ lại dành đƣợc sự quan tâm nhiều của ngƣời cầm bút nhƣ hôm nay.
Khuynh hƣớng duy nữ đƣợc thể hiện không chỉ là sự xuất hiện nhiều nhà văn
nữ, nhiều nhân vật nữ trong các tác phẩm mà nó còn chi phối ngay cả cách đặt
tên tác phẩm nhƣ: Người đàn bà trên đảo của Hồ Anh Thái, Bến không
chồng của Dƣơng Hƣớng, Người đàn bà đứng trước gương, Người đàn bà
có ma lực của Y Ban, Hồn trinh nữ, Goá phụ đen của Võ Thị Hảo, Thiếu

phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ, Xưa kia chị đẹp nhất làng của
Tạ Duy Anh…Mỗi tác giả đều cố gắng xác lập một tiếng nói riêng, một giọng
điệu của riêng mình. Dƣờng nhƣ với xu hƣớng duy nữ ngôn ngữ văn chƣơng
của nền văn học đã đổi thay, tinh tế hơn, chất nội cảm nhiều hơn, màu sắc
biểu tƣợng đa dạng hơn.
1.2.2 .Quá trình sáng tác và quan niệm viết văn củaVõ Thị Hảo
Xem xét văn chƣơng của một nhà văn, phƣơng pháp tiểu sử trong một
chừng mực nào đó cũng có tác dụng, chỉ có điều không nên lấy tiểu sử nhà
văn để giải thích toàn bộ các yếu tố văn chƣơng mà thôi, vì thế những nét sơ

Footer Page 25 of 166.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25




×