Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.5 KB, 6 trang )

Tiếng Việt Thực hành về hàm ý
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
*Ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ: ( Chưa soạn dạy bài trước)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Củng cố và nâng cao những kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của
hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ.
- Có kỹ năng lĩnh hội được hàm ý , kỹ năng nói và viết câu có hàm ý trong những ngữ
cảnh cần thiết
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK ngữ văn 12.
- Tham khảo SGK ngữ văn 8, SGK ngữ văn 9.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Cho HS tiếp xúc ngữ liệu →GV gợi mở → HS thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Giảng bài mới:
Vào bài: Trong giao tiếp ngôn ngữ, không phài người nói, người viết lúc nào cũng
nói rõ ràng thông tin trên câu chữ mà vì một lí do nào đó, người nói, người viết
muốn người nghe, nguời đọc phải hiểu ý ngầm ẩn đằng sau câu chữ. Cho nên để có
kỹ năng giao tiếp tốt ta phải biết cách tạo hàm ý, sử dụng hàm ý trong những ngữ
cảnh phù hợp và phải biết cách lĩnh hội hàm ý. Chúng ta sẽ học về vấn đề này qua
bài :“THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG
*Bước thứ 1: Giúp HS nhớ lại khái
niệm về hàm ý đã học ở lớp 9, tìm ra
cách tạo hàm ý qua bài tập 1 trong Sgk
- GV: Cho HS đọc bài tập 1 và thảo luận
mỗi nhóm 2 HS ( do điều kiện bàn ghế
cố định khó di chuyển)
- HS tiến hành thảo luận
- GV: Cho đại diện 4 nhóm trình bày kết


quả thảo luận ( mỗi nhóm chỉ trả lời 1
câu hỏi)→GV chốt lại,cho hiển thị nội
dung câu trả lời lên màn chiếu :
1. a) Nếu căn cứ vào lời đáp của A
Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì:
Võ Thị Kim Thạnh THPT Gò Công Đông
Tiếng Việt Thực hành về hàm ý
(1)Lời đáp đó thiếu thông tin cần thiết
về việc mất bò và số lượng bò bị
mất
(2)Lời đáp đó thừa thông tin về dự
định lấy súng đi bắn hổ của A Phủ
(3)Cách trả lời của A Phủ có hàm ý
công nhận việc để hổ bắt mất bò
nhưng lại khôn khéo ở chỗ hứa hẹn
sẽ lấy công chuột tội: Lấy súng đi
bắn hổ và việc đó có thể có lợi hơn
nhiều so với con bò bị mất.
b)
- Hàm ý là phần thông tin không được
diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
mà được suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Trong câu trả lời, A Phủ đã cố ý vi
phạm phương châm về lượng : nói vừa
thiếu lương thông tin cần thiết, vừa thừa
lượng tin so với yêu cầu của câu hỏi.
GVh: Qua bài tập 1, em hãy nhắc lại
khái niệm về hàm ý?( cho hiển thị câu
hỏi lên màn chiếu)
HS: Cá nhân trả lời

GV: Cho hiển thị khái niệm lên màn
chiếu
GV: Qua câu trả lời của A phủ, em rút
ra cách tạo hàm ý như thế nào? ( cho
hiển thị câu hỏi lên màn chiếu)
HS: cá nhân trả lời
GV: Cho hiển thị cách tạo hàm ý thứ
nhất lên màn chiếu
*Bước thứ 2: Tiếp tục HD hs tìm hiểu
cách tạo hàm ý qua bài tập 2
GV: Cho HS đọc bài tập 2, hỏi: Câu nói
của Bá Kiến“Tôi không phải là cái kho”
có hàm ý gì? Cách nói như thế có đảm
bảo phương châm nói rõ ràng rành mạch
I.KHÁI NIỆM:
Hàm ý là phần thông tin không được
diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
mà được suy ra từ những từ ngữ ấy.
II.CÁCH TẠO HÀM Ý:
1.Cố ý vi phạm phương châm về lượng :
thừa hoặc thiếu lượng thông tin so với
yêu cầu của câu hỏi
Võ Thị Kim Thạnh THPT Gò Công Đông
Tiếng Việt Thực hành về hàm ý
không?
- HS: 2 hs trả lời
- GV chốt lại :Câu nói của Bá KIến “
Tôi không phải là cái kho” có hàm ý:
Tôi không phải lúc nào cũng có nhiều
tiền, có sẵn tiền để Chí Phèo đến lấy bất

cứ lúc nào
Cách nói như thế không đảm bảo
phương châm cách thức nói rõ ràng
rành mạch
- GV hỏi tiếp câu hỏi b: Ở lượt lời thứ
nhất và thứ hai của Bá Kiến có những
dạng câu hỏi. Nhửng câu đó thực hiện
hành động nói gì? Chúng có hàm ý như
thế nào?
- HS: Phát biểu từ 1-2 hs
- GV: Chốt lại:Ở lượt lời thứ 1 và thứ 2
của Bá Kiến có những câu dạng câu hỏi
nhằm thực hiện hành động nói: Khuyên
Chí Phèo lấy tiền làm ăn, không nên
uống rượu say lè bè mãi, đây là lần cuối
cùng ông cho Chí Phèo tiền, không
muốn Chí Phèo đến đòi tiền nữa
- GV hỏi tiếp câu c: Ở lượt lời thứ nhất
và thứ hai, Chí Phèo đều không nói hết
ý, phần hàm ý còn lại được tường minh
hóa ở lượt lời nào?
- HS dựa vào đoạn trích trả lời
- GV chốt lại:Ở lượt lời thứ nhất và thứ
hai, Chí Phèo đều không nói hết ý, phần
hàm ý còn lại được tường minh hóa ở
câu:“Tôi muốn làm người lương thiện”
- GV: Cách nói ở 2 lượt lời đầu của Chí
Phèo không đảm bảo phương châm về
lượng và phương châm cách thức như
thế nào?

- HS: cá nhân phát biểu
- GV chốt lại: Cách nói ở 2 lượt lời đầu
của Chí Phèo không đảm bảo phương
châm về lượng ( thiếu thông tin, không

Võ Thị Kim Thạnh THPT Gò Công Đông
Tiếng Việt Thực hành về hàm ý
biết Chí Phèo đến lần này để làm gì?) và
phương châm cách thức là nói mập mờ,
không rõ ràng)
- GVh: Như vậy qua bài tập 2, ta có thể
rút ra cách tạo hàm ý khác nữa là gì?
(cho hiển thị câu hỏi lên màn chiếu)
- HS : Cá nhân trả lời
-GV: Cho hiển thị lên màn chiếu cách
tạo hàm ý thứ 2
*Bước thứ 3: Tiếp tục cho hs tìm hiểu
Cách tạo hàm ý thông qua việc giải bài
tập 3
- GV: Cho hs đọc bài tập 3, phát cho hs
phiếu học tập, yêu cầu hs thảo luận
( mỗi nhóm 2 hs)
- HS tiến hành thảo luận
- GV yêu cầu hs nộp phiếu học tập, chọn
kết quả thảo luận của 2 nhóm đọc trước
lớp→nhận xét, chốt lại:
+Lượt lời thứ nhất của bà Đồ có hình
thức câu hỏi nhưng thực chất thực hiện
hành động nói là ngăn cản.
+Ở lượt lời đó, bà Đồ có ý đánh giá

thấp văn chương của ông Đồ
GVh: Bà Đồ không nói trực tiếp là văn
ông Đồ không hay mà điều đó được bà
hàm ý bằng cách nào?
-HS: Thực hiện hành động nói : ngăn
cản
- GVh: Vậy qua câu nói đó của bà Đồ,ta
có 1 cách tạo hàm ý nữa là gì? (cho hiển
thị câu hỏi lên màn chiếu)
- HS trả lời
-GV: Cho hiển thị câu trả lời về cách tạo
hàm ý thứ 3
-GV chốt lại cách tạo hàm ý: có 3 cách
- GV tiếp tục chốt lại kết quả thảo luận
ở câu 3b:
2. Cố ý vi phạm phương châm cách
thức: Nói mập mờ, vòng vo, không rõ
ràng rành mạch


3. Dùng hành động nói gián tiếp.
Võ Thị Kim Thạnh THPT Gò Công Đông
Tiếng Việt Thực hành về hàm ý
Bà Đồ không nói thẳng ý mìmh mà
chọn cách nói như trong truyện vì:
+ Muốn ông Đồ không buồn, nếu có
cũng chỉ buồn chút thôi, dẫu sao nó
cũng giúp ich cho bà Đồ trong việc gói
hàng
+ Muốn Ông Đồ không giận bởi lẽ

nếu suy nghĩ tận cùng thì bà vợ mình
biết tiết kiệm cho gia đình
-GVh: Vậy theo em, cách nói của bà Đồ
có tác dụng gì?(Cho hiển thị câu hỏi lên
màn chiếu)
- HS: cá nhân suy nghĩ trả lời
- GV chốt lại, cho hs rút ra tác dụng của
hàm ý (cho hiển thị lên màn chiếu tác
dụng thứ nhất của hàm ý),gv bổ sung
thêm 1 số tác dụng khác:
*Bước thứ 4: Cho hs giải bài tập 4
nhằm khắc sâu trọng tâm bài học là cách
tạo hàm ý
- GV cho hs đọc bài tập 4, yêu cầu mỗi
hs tự làm và trả lời, giải thích vì sao
chọn phương án ấy.
- HS: Cá nhân chủ động phát biểu
- GV chốt lại:Câu trả lời đúng và đầy đủ
nhất là câu D. Nghĩa là: Để nói một câu
hàm ý người ta có thể dùng những cách
như sau:
- Chủ ý vi phạm phương châm về lượng
trong giao tiếp ( nói thừa lượng thông
tin cần thiết hoặc nói thiếu lượng thông
tin so với yêu cầu giao tiếp)
- Chủ ý vi phạm phương châm cách
thức (nói mập mờ, vòng vo, không rõ
ràng, rành mạch)



III. TÁC DỤNG CỦA HÀM Ý:
- Đạt sự tế nhị trong giao tiếp
- Gây ấn tượng mạnh
- Làm cho lời nói ý vị, hàm súc
- Người nói có thể không có trách
nhiệm về lời nói.
4. Câu trả lời đúng và đầy đủ nhất là câu
D.
Võ Thị Kim Thạnh THPT Gò Công Đông

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×