Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

he quy chieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.25 KB, 4 trang )

Hệ quy chiếu
Trong cơ học, hệ quy chiếu là một hệ tọa độ, dựa vào đó vị trí của mọi điểm trên các vật
thể và vị trí của các vật thể khác được xác định, đồng thời có một đồng hồ đo thời gian để
xác định thời điểm của các sự kiện.
Cùng một sự kiện vật lý, khi ta thay đổi hệ quy chiếu thì vị trí và thời gian xảy ra sẽ khác
nhau.
Mục lục
• 1 Cơ học cổ điển
o 1.1 Lực
• 2 Thuyết tương đối
o 2.1 Thuyết tương đối hẹp
o 2.2 Thuyết tương đối rộng
Cơ học cổ điển
Khi thay đổi hệ quy chiếu thì việc ghi nhận thời gian và vị trí sẽ thay đổi. Tuy nhiên, chênh
lệch thời gian giữa các sự kiện trong cơ học cổ điển là "bất biến", không phụ thuộc vào hệ
quy chiếu. Thời gian trong cơ học cổ điển được gọi là thời gian tuyệt đối. Cũng vậy,
khoảng cách giữa các điểm trong không gian của cơ học cổ điển không thay đổi với sự
biến đổi hệ quy chiếu.
Việc thay đổi ghi nhận về vị trí trong cơ học cổ điển dẫn đến việc vận tốc, gia tốc, động
lượng và các loại lực hay đại lượng vật lý phụ thuộc vào vận tốc hay vị trí mang "tính
tương đối" dưới phép biến đổi hệ quy chiếu. Đặc biệt, tính tương đối của lực trước biến
đổi hệ quy chiếu có thể giúp phân loại lực và hệ quy chiếu ra làm hai.
Lực
Các lực mà vật thể chịu tác động có thể không phụ thuộc vào hệ quy chiếu (ví dụ như lực
chỉ phụ thuộc vào khoảng cách, một đại lượng không thay đổi khi hệ quy chiếu thay đổi)
hoặc có phụ thuộc vào hệ quy chiếu (ví dụ như lực từ, phụ thuộc vào vận tốc các hạt mang
điện).
Có thể phân loại lực ra làm hai theo tính chất tương đối của chúng. Các lực mà không phụ
thuộc vào biến đổi hệ quy chiếu, hoặc không bao giờ biến mất dưới phép biến đổi hệ quy
chiếu đều có thể quy về các lực cơ bản. Các lực mà phụ thuộc biến đổi hệ quy chiếu và
luôn tìm được hệ quy chiếu mà lực này biến mất gọi là lực quán tính.


Hệ quy chiếu trong cơ học cổ điển cũng được phân ra hai loại, hệ quy chiếu quán tính và
hệ quy chiếu phi quán tính.
Hệ quy chiếu quán tính được định nghĩa là hệ quy chiếu trong đó không xuất hiện lực
quán tính ( Có một định nghĩa khác: Hệ quy chiếu quán tính là hệ quy chiếu mà trong đó
chuyển động của hạt tự do (hạt không chịu tác động của lực nào) là chuyển động thẳng
đều.) . Điều này có nghĩa là mọi lực tác động lên các vật thể trong hệ quy chiếu này đều có
thể quy về các lực cơ bản. Theo định luật thứ nhất của Newton khi không bao hàm lực
quán tính, một vật trong hệ quy chiếu quán tính sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hay
chuyển động thẳng đều khi tổng các lực cơ bản tác dụng lên vật bằng không. Tương tự
định luật thứ hai của Newton hay các định luật cơ học khác, khi chỉ bao hàm lực cơ bản, sẽ
chỉ đúng trong hệ quy chiếu quán tính, nơi không có lực quán tính.
Trong cơ học cổ điển, một hệ quy chiếu chuyển động không có gia tốc (thẳng đều hoặc
đứng yên) so với một hệ quy chiếu quán tính khác thì cũng sẽ là hệ quy chiếu quán tính.
Nguyên lý Galileo phát biểu trong cơ học cổ điển coi mọi hiện tượng cơ học đều xảy ra
như nhau trong các hệ quy chiếu quán tính. Sau này Albert Einstein mở rộng tính chất này
và cho rằng tất cả các quá trình vật lý đều xảy ra như nhau trong hệ quy chiếu quán tính (lý
thuyết tương đối hẹp) rồi rộng hơn nữa là mọi quá trình vật lý đều xảy ra như nhau trong
mọi hệ quy chiếu (lý thuyết tương đối rộng).
Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu có xuất hiện lực quán tính. Trong cơ học cổ
điển, chúng là các hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc so với hệ quy chiếu quán tính.
Trong hệ quy chiếu này dạng của các định luật cơ học cổ điển chỉ chứa các lực cơ bản có
thể thay đổi so với trong các hệ quy chiếu quán tính, do có thêm lực quán tính. Các định
luật cơ học bao gồm cả lực quán tính sẽ không cần thay đổi.
Trong thực tế hầu như không có một hệ quy chiếu nào gắn với các vật thể là hệ quy chiếu
quán tính hoàn toàn cả do mọi vật thể đều chuyển động có gia tốc so với nhau. Hệ quy
chiếu gắn với Trái Đất cũng không phải là hệ quy chiếu quán tính thực sự. Ví dụ, trọng
lượng biểu kiến của mọi vật trên Trái Đất cũng thay đổi do sự chuyển động quay của Trái
Đất. Thông thường một vật ở xích đạo sẽ nhẹ hơn vật ở hai cực 0.35%, do lực ly tâm trong
hệ quy chiếu quay của bề mặt Trái Đất tại xích đạo. Tuy nhiên, ta có thể xem là hệ quy
chiếu này là gần quán tính nếu các lực quán tính là rất nhỏ so với các lực khác.

Thuyết tương đối
Trong thuyết tương đối, việc thay đổi hệ quy chiếu làm chênh lệch thời gian giữa các sự
kiện và khoảng cách giữa các điểm có thể thay đổi. Không gian và thời gian không bị tách
rời nhau mà nhập thành một khái niệm duy nhất không-thời gian. Khái niệm "khoảng cách"
được mở rộng cho không thời gian để nó bất biến trước phép biến đổi hệ quy chiếu.
Thuyết tương đối hẹp
Xem thêm tại Lý thuyết tương đối hẹp
Thuyết tương đối rộng
Xem thêm tại Lý thuyết tương đối rộng
Bài này còn sơ khai trong lĩnh vực Vật lý.
Chúng ta đang có những nỗ lực để hoàn thiện bài này.
Nếu bạn biết về vấn đề này, bạn có thể giúp đỡ bằng cách viết bổ sung (trợ giúp).
Lấy từ “ />Thể loại: Sơ thảo vật lý | Hệ quy chiếu | Thuyết tương đối | Cơ học
Xem
• Bài viết
• Thảo luận
• Sửa đổi
• Lịch sử
Công cụ cá nhân
• Đăng nhập / Mở tài khoản
Chuyển hướng
• Trang Chính
• Cộng đồng
• Thời sự
• Thay đổi gần đây
• Bài viết ngẫu nhiên
• Trợ giúp
• Quyên góp
Tìm kiếm
Xem


Tìm ki?m
Công cụ
• Các liên kết đến đây
• Thay đổi liên quan
• Các trang đặc biệt
• Bản để in ra
• Liên kết thường trực
• Chú thích trang này
Ngôn ngữ khác
• ةيبرعلا
• Bahasa Indonesia
• বাংলা
• Български
• Català
• Česky
• Dansk
• Deutsch
• English
• Español
• Euskara
• Français
• Galego
• תירבע
• Magyar
• Nederlands
• Polski
• Português
• Română
• Русский

• Simple English
• Slovenščina
• 中文
• Sửa đổi lần cuối lúc 23:25, ngày 23 tháng 5 năm 2008.
• Tất cả nội dung được phép sử dụng theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (xem
Quyền tác giả để biết thêm chi tiết).
Wikipedia® là nhãn hiệu đăng ký bởi Tổ chức Quỹ Hỗ trợ Wikimedia.
• Chính sách về sự riêng tư
• Giới thiệu Wikipedia
• Lời phủ nhận

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×