Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

NCKH tin học ÁP DỤNG PHƯƠNG PHNghiên cứu khoa học “TÌNH HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ” TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC TẠI TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.54 KB, 32 trang )

BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

LỜI CẢM ƠN
Mở đầu bài báo cáo thực tập, em xin phép được viết lên vài dòng để bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc gởi đến quý thầy, cô đã tận tình giúp đỡ em, truyền đạt cho em
tất cả những kinh nghiệm, những bài học quý giá. Để từ đó, em đúc kết được bài
học cho riêng mình. Trong suốt khoảng thời gian thực tập quý thầy, cô đã trang bị
cho em hành trang vững chắc để bước trên con đường tương lai của sự nghiệp
“Trồng người”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại học Phú
Yên, Ban Giám hiệu trường THPT Lê Trung Kiên, cô Nguyễn Thị Phương Oanh
GV phụ trách hướng dẫn thực tập giảng dạy. Trong 7 tuần đã tận tình giúp đỡ,
động viên, hướng dẫn em làm công tác giảng dạy lớp 10A4 cũng như để thực hiện
được tốt bài Báo cáo thu hoạch này.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường THPT Lê Trung Kiên, các em
HS đã tạo mọi điều kiện tốt nhất và cho em những ý kiến quý báu để giúp em hoàn
thành tốt đợt thực tập và thực hiện Báo cáo thu hoạch này.
Vì thời gian và năng lực có hạn, Báo cáo thu hoạch này không thể tránh khỏi
thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Tác giả
Nguyễn Thị Thùy Trinh

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

1



BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................1
Danh mục các chữ viết tắt:.....................................................................................................3
PHẦN 1: MỞ ĐẦU................................................................................................................4
1.Lý do chọn đề tài:............................................................................................................4
2.Mục đích nghiên cứu:......................................................................................................5
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:.....................................................................................................5
4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu:...............................................................................6
5.Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................6
PHẦN 2: NỘI DUNG............................................................................................................7
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ:..............................................................................7
1. Cơ sở lý luận:.................................................................................................................7
1.1. Khái niệm “Vấn đề” trong dạy học môn Tin học:...................................................7
1.2. Khái niệm “Tình huống gợi vấn đề”: .....................................................................9
1.3. Đặc điểm của dạy học “Nêu vấn đề”:....................................................................11
1.4. Những hình thức và cấp độ dạy học “Nêu vấn đề”:..............................................12
2. Cơ sở pháp lý:...............................................................................................................13
2.1. Trích nội dung hướng dẫn giảng dạy môn Tin học năm học 2011-2012..............13
2.2. Trích nội dung hướng dẫn “Định hướng về phương pháp dạy học môn Tin học
THPT” theo sách GV Tin học Lớp 10..........................................................................14
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG:........................................................................................15
1.1 Vài nét về tình hình địa phương.............................................................................15
1.2. Vài nét về trường THPT Lê Trung Kiên...............................................................16
2. Thực trạng chung:........................................................................................................20
2.1 Việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” trong nhà trường:...................20

2.2 Việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” đối với bộ môn Tin học:.......21
2.3 Thực trạng đối với GV:..........................................................................................22
2.4 Thực trạng đối với học sinh:..................................................................................23
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: ............................................................................................24
1. Cách thức thực hiện phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” bằng “Tình huống gợi vấn
đề”....................................................................................................................................24
1.1. Chuẩn bị “Tình huống gợi vấn đề”:......................................................................24
1.2. Cách thức thực hiện phương pháp dạy học “Nêu vấn đề”:...................................27
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................30
1. Đánh giá kết quả:..........................................................................................................30
2. Bài học kinh nghiệm:...................................................................................................31
3. Một số đề xuất, kiến nghị:............................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................32

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

2


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

Danh mục các chữ viết tắt:
1. Giáo viên

:


GV

2. Học sinh

:

HS

3. Máy vi tính

:

MVT

4. Phương pháp dạy học

:

PPDH

5. Trung học phổ thông

:

THPT

6. Ủy ban nhân dân

:


UBND

7. Cán bộ giáo viên

:

CBGV

8. Bộ giáo dục và đào tạo

:

GD& ĐT

9. Cơ sở vật chất

:

CSVC

10.Hội đồng sư phạm

:

HĐSP

11.Văn phòng

:


VP

12.Kĩ thuật công nghệ

:

KTCN

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

3


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “NÊU VẤN ĐỀ” BẰNG “TÌNH
HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ” TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 10 TẠI
TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG KIÊN
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Theo khoản 2 điều 28 Luật giáo dục năm 2005 qui định: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.”

Để thực hiện mục tiêu này, trong thời gian qua ngành giáo dục đã có nhiều
bước cải cách chương trình, sách giáo khoa và tổ chức áp dụng phương pháp giáo
dục với triết lý lấy người học làm trung tâm. Giáo viên nhiều bậc học đã sử dụng
một cách thành thạo các phương pháp dạy học tích cực theo đúng hướng dẫn, chỉ
đạo của ngành. Đến nay, ngày càng nhiều HS chứng tỏ được năng lực tự tổ chức và
quản lý các hoạt động học tập của bản thân, khả năng làm việc độc lập và tư duy
sáng tạo thể hiện rõ qua quá trình học tập tại trường và qua kết quả học tập. Điều
này cho thấy công cuộc cải cách giáo dục hiện nay là thực sự cần thiết và đang phát
triển đúng hướng.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học phổ thông theo đúng chỉ
đạo của ngành, người giáo viên cần phải vận dụng những phương pháp dạy học tích
cực. Phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” hay còn gọi là dạy học “Phát hiện và giải
quyết vấn đề” là một trong những phương pháp dạy học tích cực thích hợp đối với
nhiều bộ môn, kể cả môn Tin học. Người giáo viên khi áp dụng phương pháp dạy
học này đòi hỏi phải biết cách đưa ra “tình huống gợi vấn đề”.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

4


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

Sau một thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận và áp dụng phương pháp dạy học
“nêu vấn đề” với việc đưa ra các “tình huống gợi vấn đề” trong một số bài dạy tôi
nhận thấy HS tích cực tư duy hơn, chủ động hơn trong quá trình nắm bắt kiến thức

bộ môn. Từ đó tôi chọn đề tài này là để ghi nhận những kinh nghiệm thực tập giảng
dạy của mình qua quá trình “Áp dụng phương pháp dạy học “nêu vấn đề” bằng
“tình huống gợi vấn đề” trong dạy học môn Tin học lớp 10 tại trường THPT Lê
Trung Kiên”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là ghi nhận, phân tích, đánh giá quá trình áp
dụng phương pháp dạy học “nêu vấn đề” của giáo viên bằng “tình huống gợi vấn
đề” đối với việc giảng dạy môn tin học lớp 10 cho HS. Phân tích tính hiệu quả khi
áp dụng phương pháp dạy học này phù hợp với đặc trưng của bộ môn và phù hợp
với đối tượng HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Bản chất của dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” là GV đặt ra trước HS các
“vấn đề” của khoa học và mở ra cho các em những con đường giải quyết các vấn
đề đó. Vậy nên nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là căn cứ vào bản chất của
phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” để phân tích cách sử dụng các “Tình huống gợi
vấn đề” sao cho mang lại hiệu quả nâng cao chất lượng nắm bắt kiến thức trong bộ
môn Tin học lớp 10 của HS tại trường THPT Lê Trung Kiên, trong đó có đánh giá
các “Tình huống gợi vấn đề” theo các điều kiện bắt buộc đối với mỗi “Vấn đề”.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

5


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên


4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn
đề” bằng “Tình huống gợi vấn đề” phù hợp với đặc trưng bộ môn trên đối tượng HS
học lớp 10 năm học 2016-2017 của trường THPT Lê Trung Kiên.
Khách thể nghiên cứu: HS lớp 10A4 trường THPT Lê Trung Kiên.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: của đề tài này là nghiên cứu lý thuyết về phương
pháp dạy học “Nêu vấn đề”, về khái niệm “Tình huống gợi vấn đề” sau đó nghiên
cứu thực nghiệm qua quá trình áp dụng và ghi nhận, phân tích, đánh giá kinh
nghiệm dạy học.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

6


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ:
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Khái niệm “Vấn đề” trong dạy học môn Tin học:
Có thể hiểu “Vấn đề” là mâu thuẫn giữa sự hiểu biết và không hiểu biết, nó
chỉ được giải quyết bằng con đường tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi đã nảy
sinh ra. Vấn đề trong học tập hình thành từ một khó khăn về lý luận hay thực tiễn
mà việc giải quyết khó khăn đó là kết quả của tính tích cực nghiên cứu của bản thân

HS.
Để hiểu đúng thế nào là một “Vấn đề” và đồng thời làm rõ một vài khái niệm
có liên quan, ta bắt đầu từ khái niệm “Hệ thống”.
“Hệ thống” được hiểu là một tập hợp những phần tử cùng với những quan hệ
giữa những phần tử của tập hợp đó.
Một “Tình huống” được hiểu là một “Hệ thống” phức tạp gồm chủ thể và
khách thể, trong đó chủ thể có thể là “người”, còn khách thể lại là một “Hệ thống”
nào đó.
Ví dụ:
Cho một tình huống sư phạm như sau:
Sau buổi lao động, do một HS lớp báo cáo không đúng, cô giáo phê bình một
HS nam do không mang dụng cụ lao động nhưng hoá ra em đó không có lỗi. Vậy cô
giáo phải xử lý tình huống đó như thế nào?
- Vậy trong “Tình huống” này, “Hệ thống” bao gồm: “Buổi lao động”, “HS
báo cáo”, “Cô giáo”, “HS bị phê bình”, “Lý do phê bình: không mang dụng
cụ”, “HS không có lỗi”,…Trong “Buổi lao động” còn có các “Đối tượng”
khác của hệ thống như “Diễn biến trước buổi lao động”, “Diễn biến trong buổi
lao động”, “Diễn biến sau buổi lao động”,… trong “Đối tượng” của hệ thống

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

7


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên


lại tồn tại những “Đối tượng con” khác nữa và cũng thuộc “Hệ thống”. Các
đối tượng này quan hệ với nhau, có liên quan với nhau.
- Vậy chủ thể của tình huống này là “Cô giáo”, là “người” còn khách thể là
các đối tượng của “Hệ thống”.
Nếu trong một tình huống, chủ thể còn chưa biết ít nhất một phần tử của khách
thể thì tình huống này được gọi là một “Tình huống bài toán” đối với chủ thể.
Trong một “Tình huống bài toán”, nếu chủ thể đặt ra mục tiêu tìm phần tử
chưa biết nào đó dựa vào một số những phần tử cho trước trong khách thể thì ta có
một “Bài toán”.
Một “Bài toán” được gọi là “Vấn đề” nếu chủ thể chưa sở hữu một “Thuật
toán” nào có thể áp dụng để tìm ra phần tử chưa biết của “Bài toán”.
Một “Bài toán” yêu cầu viết chương trình cho máy tính cũng được gọi là
“Vấn đề” nếu chủ thể đã có trong tay một “Thuật toán” nhưng chưa biết cách mã
hóa một cách hợp lí thuật toán đó thành chương trình cho máy tính.
Ví dụ:
Cho một “Tình huống bài toán” như sau:
Cho dãy gồm N số nguyên a 1, a2…,aN. Cần sắp xếp các số hạng để A trở
thành dãy không giảm (tức số hạng trước không lớn hơn số hạng sau).
-

Phần tử chưa biết là “ sắp xếp các số hạng để A trở thành dãy không

giảm ”
-

Giả sử yêu cầu HS viết thuật toán sắp xếp số hạng để có được dãy không

giảm thì HS là “chủ thể” đi tìm “dãy không giảm”. Lúc này “Tình huống bài
toán” được gọi là “Bài toán”. Nếu HS chưa biết “ý tưởng cho bài toán sắp xếp
các số hạng để A trở thành dãy không giảm” thì đó là “Vấn đề” cần giải quyết.

Theo cách hiểu như trên thì “Vấn đề” không đồng nghĩa với “Bài toán”. Khái
niệm “Vấn đề” nêu trên thường được dùng trong giáo dục cần phân biệt với “Vấn
đề” trong nghiên cứu khoa học. Việc “Chưa biết một số phần tử” mang tính khách

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

8


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

quan chứ không phụ thuộc vào chủ thể tức là HS chưa biết chứ không phải là nhân
loại chưa biết. Khi được dùng trong giáo dục thì khái niệm “Vấn đề” mang tính
tương đối. “Vấn đề” chính là nội dung HS cần tìm hiểu, nắm bắt để giải quyết được
“Bài toán”.
Thế nên, người GV muốn áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” trước
hết cần lựa chọn được “vấn đề” tiềm ẩn. Từ đó tạo ra tình huống có vấn đề để thu
hút sự chú ý và hưởng ứng của HS, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo của quá
trình dạy học “Nêu vấn đề”.
1.2. Khái niệm “Tình huống gợi vấn đề”:
“Tình huống gợi vấn đề” còn gọi là “Tình huống vấn đề”, là một tình huống
gợi ra cho HS những khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có
khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuật toán hay dựa
theo một cách làm nào đó đã biết mà phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ,
hoạt động để biến đổi đối tượng hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.
Muốn đưa ra “Tình huống gợi vấn đề” trong một nội dung bài học hay trong

một chương, một chủ đề thì người GV ngoài hiểu biết về kiến thức chuyên môn còn
cần phải nắm vững các đặc điểm của “Tình huống gợi vấn đề” là tình huống thỏa
mãn các điều kiện sau:

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

9


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

- Tồn tại một vấn đề:
Tình huống phải bộc lộ mâu thuẫn giữa thực tiễn với trình độ nhận thức, chủ
thể phải ý thức được một khó khăn trong tư duy hoặc hành động mà vốn hiểu biết
sẵn có chưa đủ để vượt qua, tức là theo các giải thích nêu ở phần trên thì có ít nhất
một phần tử của khách thể mà chủ thể chưa biết hoặc chưa học cách giải quyết.
- Gợi nhu cầu nhận thức:
Nếu như tình huống có tồn tại vấn đề nhưng vì lý do nào đó HS không thấy
có nhu cầu tìm hiểu, giải quyết; họ cảm thấy vấn đề xa lạ, không liên quan gì tới
mình thì đó cũng chưa phải là một “Tình huống gợi vấn đề”. Điều quan trọng là tình
huống phải gợi nhu cầu nhận thức, chẳng hạn phải làm bộc lộ sự khiếm khuyết về
kiến thức và kỹ năng của HS để họ cảm thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh,
hoàn thiện trị thức, kỹ năng bằng cách tham gia giải quyết vấn đề nảy sinh.
- Khơi dậy niềm tin ở khả năng bản thân:
Nếu như tình huống có tồn tại vấn đề và HS có nhu cầu giải quyết vấn đề
nhưng họ cảm thấy vấn đề vượt quá xa với khả năng của mình thì họ cũng sẽ không

sẵn sàng tham gia giải quyết vấn đề. Tình huống cần khơi dậy ở HS cảm nghĩ là tuy
họ chưa có ngay lời giải, nhưng họ đã có một số tri thức, kỹ năng liên quan đến vấn
đề đặt ra và nếu họ tích cực suy nghĩ, tìm hiểu thì có nhiều hi vọng giải quyết được
vấn đề đó. Như vậy là HS có được niềm tin ở khả năng huy động tri thức và kỹ
năng sẵn có để giải quyết vấn đề hoặc tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

10


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

1.3. Đặc điểm của dạy học “Nêu vấn đề”:
1.3.1. Thế nào là dạy học “Nêu vấn đề”:
Phương pháp này không phải là mới, nó xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ
XX. Theo Zinaiđa Iacốplépna Rez thì: “Dạy học nêu vấn đề là một hệ thống các tình
huống có vấn đề liên kết với nhau và phức tạp dần lên mà qua giải quyết các tình
huống đó HS với sự giúp đỡ và chỉ đạo của GV sẽ nắm được nội dung của môn học,
cách thức học môn đó, và phát triển cho mình những đức tính cần thiết để sáng tạo
trong khoa học và trong cuộc sống”.
Dạy học “Nêu vấn đề” hay còn được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác như dạy
học “đặt và giải quyết vấn đề”, “nêu và giải quyết vấn đề”, “phát hiện và giải quyết
vấn đề”, “giải quyết vấn đề”… là những thuật ngữ thường được dùng trong lý luận
dạy học các môn học khác nhau. Tuy thuật ngữ có khác nhau đôi chút nhưng đặc
điểm chung của phương pháp và nêu và giải quyết được vấn đề, kết luận vấn đề để

rút ra kiến thức cần lĩnh hội hoặc áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
Nét đặc trưng chủ yếu của phương pháp dạy học này là sự lĩnh hội tri thức
diễn ra thông qua việc tổ chức cho HS hoạt động nắm bắt và giải quyết các vấn đề
mà bài toán đã đặt ra. Sau khi giải quyết vấn đề, HS sẽ thu nhận được kiến thức
mới, kỹ năng mới hoặc thái độ tích cực.
1.3.2. Đặc điểm của dạy học “Nêu vấn đề”
Trong phương pháp dạy học nêu vấn đề, người GV tạo ra những tình huống
gợi vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động,
sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng
và đạt được những mục tiêu học tập khác. Dạy học nêu vấn đề là sự tiếp thu tri thức
trong hoạt động tư duy sáng tạo có những đặc điểm chính như sau:
Mục tiêu dạy học không phải chỉ là làm cho học sinh lĩnh hội kết quả của quá
trình phát hiện và giải quyết vấn đề mà còn ở chỗ làm cho họ phát triển khả năng
tiến hành những quá trình như vậy. Dạy học “Nêu vấn đề” HS vừa nắm được tri

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

11


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích
cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện
kịp thời và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh.
HS được đặt vào một tình huống gợi vấn đề chứ không phải được thông báo

tri thức dưới dạng có sẵn.
HS chủ động, tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động tri thức
và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ nghe
GV giảng một cách thụ động.
1.4. Những hình thức và cấp độ dạy học “Nêu vấn đề”:
-

Người học độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề:
Đây là một hình thức dạy học mà tính độc lập của người học được phát huy

cao độ. GV giáo chỉ tạo ra tình huống gợi vấn đề, người học tự phát hiện và giải
quyết vấn đề đó. Như vậy trong hình thức này, người học độc lập nghiên cứu vấn đề
và thực hiện tất cả các khâu cơ bản trong quá trình học.
-

Người học hợp tác phát hiện và giải quyết vấn đề:
Hình thức này chỉ khác hình thức thứ nhất ở chổ quá trình phát hiện và giải

quyết vần đề không diễn ra một cách đơn lẻ ở một người học mà là có sự hợp tác
giữa những người học với nhau như học tập theo nhóm, làm dự án,…
-

GV trò vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề:
Trong vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề, học trò làm việc không hoàn

toàn độc lập mà có sự gợi ý, dẫn dắt của GV khi cần thiết. Phương tiện để thực hiện
hình thức này là những câu hỏi của GV và những câu trả lời hoặc hành động đáp lại
của trò. Như vậy có sự đan kết, thay đổi sự hoạt động của GV và trò dưới hình thức
vấn đáp.
Với hình thức này, ta thấy dạy học “Nêu vấn đề” có phần giống với phương

pháp vấn đáp. Tuy nhiên hai cách dạy học này thật ra không đồng nhất với nhau, nét

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

12


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

quan trọng của dạy học “Nêu vấn đề” không phải là những câu hỏi mà ở chỗ tình
huống gợi vấn đề.
-

GV thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề:
Ở hình thức này, mức độ độc lập của HS thấp hơn ở các hình thức nêu trên.

Người GV tạo ra tình huống gợi vấn đề, sau đó chính bản thân GV phát hiện vấn đề
và trình bày quá trình suy nghĩ, giải quyết vấn đề (không phải nêu lời giải). Trong
quá trình đó có sự tìm tòi, dự đoán, có lúc thành công, có khi thất bại, phải điều
chỉnh phương hướng mới đi đến kết quả. Như vậy tri thức được trình bày không
phải là dưới dạng sẵn có mà là trong quá trình dạy và học người ta sẽ khám phá ra
chúng. Cách này thường áp dụng trong khi viết chương trình cho máy tính để giải
quyết những bài toán mang tính phức tạp, cần vận dụng nhiều thuật toán phối hợp.
Những hình thức trên đã được sắp xếp theo mức độ độc lập trong hoạt động
học của HS trong quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề, vì vậy đó cũng đồng thời
là những cấp độ dạy học cho phương pháp “Nêu vấn đề”. Nghĩa là xét theo mức độ

độc lập của HS thì cấp độ 1 cao hơn cấp độ 2 nhưng xét theo phương diện mức độ
giao lưu, hợp tác của HS thì cấp độ 2 lại cao hơn cấp độ 1. Đó là khi ta giả định
xem xét trên cùng một vấn đề, còn nếu xét những vấn đề khác nhau thì việc người
học độc lập phát hiện và giải quyết một vấn đề không hẳn đã được đặt cao hơn việc
GV trò vấn đáp phát hiện và giải quyết một vấn đề khó. Vì vậy đương nhiên có sự
pha trộn giữa những hình thức khác nhau và tồn tại những nấc thang trung gian giữa
các cấp độ khác nhau.
2. Cơ sở pháp lý:
2.1. Trích nội dung hướng dẫn giảng dạy môn Tin học năm học 2011-2012
Mục 1.1. Đối với các lớp Trung học phổ thông:
Chương trình Tin học THPT thực hiện theo chương trình và sách giáo khoa
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi triển khai thực hiện cần bám sát chương trình

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

13


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

chuẩn kiến thức và kỹ năng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, và hướng
dẫn giảm tải.
Mục 2.2. Phân phối chương trình Tin học THPT:
Thực hiện theo công văn số 1128/SGD&ĐT – GDTrH ngày 04/9/2008 của
Sở GD và ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình và kế họach dạy học
THCS, THPT, HNDN năm học 2008 – 2009 áp dụng từ năm học 2008 -2009. Công

văn số 1028 /SGDĐT-GDTrH ngày 26/9/2011 về việc điều chỉnh chương trình
giảm tải năm học 2011 – 2012.
Mục 4.2. Đổi mới PPDH:
Cần kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống có tính đến đặc điểm
riêng của bộ môn, lưu ý tới các phương pháp sau:
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác.
- Dạy học dựa trên đề án, dự án.
Chú trọng phương pháp thực hành trong dạy Tin học và tăng cường kết hợp
giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành. Bài thực hành được dạy ở phòng máy, HS
học kiến thức mới kết hợp với thực hành ngay trên máy tính. Máy tính là giáo cụ
trực quan, máy tính còn là phương tiện học tập – HS dùng máy tính kiểm nghiệm
ngay kiến thức vừa được học.
2.2. Trích nội dung hướng dẫn “Định hướng về phương pháp dạy học
môn Tin học THPT” theo sách GV Tin học Lớp 10.
Hiện nay phương pháp dạy và học, cơ cấu và quy trình tổ chức đều có những
thay đổi về bản chất. Người dạy trở thành chuyên gia hướng dẫn, giúp đỡ người
học. Người học hướng tới việc học tập chủ động, biết tự thích nghi. Môi trường hợp
tác tư vấn, đối thoại trở nên quan trọng. Kiến thức được truyền thụ một cách tích
cực bởi cá nhân người học. Tin học là môn học có nhiều điều kiện thuận lợi để thực
hiện các phương pháp dạy và học mới này.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

14


BÁO CÁO THU HOẠCH


Trường THPT Lê Trung Kiên

Trong việc thực hiện dạy và học theo phương pháp mới, những thành tựu và
công cụ của công nghệ thông tin đống vai trò hỗ trợ rất quan trọng. Do đó GV Tin
học có điều kiện thuận lợi để tạo dựng một môi trường mới. Điều này phải đòi hỏi
GV trước hết phải nắm vững những thành tựu và công cụ đó để HS được học thoải
mái hơn, phát huy tổng lực tất cả các kĩ năng về nhìn, nghe, nói, viết, đọc, làm –
vốn là bản năng của con người.
Do đó, phương pháp dạy học hướng tới những mục tiêu sau đây:
• Hình thành khả năng sử dụng máy tính phục vụ hoạt động học tập của bản
thân, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, dễ thích ứng với đời sống xã hội, phát
hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nãy sinh trong cuộc sống hiện đại
của nền kinh tế truy thức;
• Hình thành khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Trên cơ sở đó
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo. HS vừa phải nắm kiến thức
vừa phải nắm phương pháp đi tới kiến thức đó để phát triển tư duy;
• Hình thành khả năng làm việc tập thể, có niềm vui hứng thú học tập. Mọi
người cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau. Chuẩn bị cho lao
động phân công hợp tác trong cộng đồng.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG:
1. Khái quát tình hình địa phương, trường THPT Lê Trung Kiên.
1.1 Vài nét về tình hình địa phương.
Huyện Đông Hòa là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Phú Yên, Việt
Nam. Huyện nằm về phía nam Phú Yên, phía bắc giáp thành phố Tuy Hòa và huyện
Phú Hòa, phía nam giáp tỉnh Khánh Hòa và biển Đông, tây giáp huyện Tây Hòa,
đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển gần 50 km kéo dài từ Đông Tác đến đảo
Hòn Mưa.
Huyện được thành lập năm 2005, trên cơ sở phần phía đông của huyện Tuy
Hòa cũ. Phần còn lại phía tây của huyện Tuy Hòa lập nên huyện Đông Hòa. Vào

thời điểm thành lập, diện tích huyện Đông Hòa là 26.959 ha với dân số 115.246

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

15


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Hòa Thành, Hòa Tân
Đông, Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Nam, Hòa Xuân Tây, Hòa Vinh, Hòa Tâm, Hòa
Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Bắc. Ngày 0608/2013, chuyển 2 xã Hòa
Vinh và Hòa Hiệp Trung thành 2 thị trấn có tên tương ứng.
Huyện Đông Hòa mang đặc thù của đồng bằng duyên hải miền Nam Trung
bộ, dốc và thấp dần từ Tây sang Đông, có hai dạng địa hình cơ bản là vùng đồng
bằng và vùng đồi núi.
Về tình hình kinh tế - văn hóa- xã hội: Đây là một huyện chủ yếu nông
nghiệp, trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng Công
nghiệp, thương mại, dịch vụ. Khu Công nghiệp Hòa Hiệp và đã làm lễ động thổ xây
dựng khu Công nghiệp lọc dầu Vũng Rô – Hòa Tâm ( Vũng Rô là di tích lịch sử cấp
Quốc gia), đường ĐT 29; Hầm đường bộ đèo cả, QL 1A được mở rộng nối liền với
Thành phố Tuy Hòa đến Đèo Cả.
Về giáo dục: Trên địa bàn huyện Đông Hòa có rất nhiều trường mẫu giáo,
trường tiểu học và trung học cơ sở. riêng THPT thì có 4 trường : Trường THPT Lê
Trung Kiên, THPT Nguyễn Công Trứ, THPT Nguyễn Văn Linh và một trường bán
công THPT Lê Thánh Tôn. Như vậy thì, cả 4 ngành học mần non, tiểu học, trung

học cơ sở, trung học phổ thồng của huyện Đông Hòa đều phát triển tốt đồng đều,
chất lượng giáo dục cao có uy tín trong xã hội, đặc biệt được đông đảo nhân dân tín
nhiệm.
1.2. Vài nét về trường THPT Lê Trung Kiên.
Trường THPT Lê Trung Kiên ở tại đia chỉ khu phố 4, Hòa Vinh, Đông Hòa,
Phú Yên. Trước đây, vào năm học 1982- 1983 trường cấp 3 Ngô Gia Tự tách một
bộ phận HS về cơ sở 2 đặt tại xã Hòa Vinh để học. Lúc này trường là phân hiệu
Ngô Gia Tự 2.
Sau đó một năm, tháng 9 năm 1983, UBND Tỉnh Phú Khánh có quyết định
thành lập trường riêng với tên gọi là Trường cấp 3 Lê Trung Kiên và nhà trường đã
khai giảng năm học 1983 – 1984 với tên gọi mới chính thức đầu tiên là trường cấp 3
Lê Trung Kiên.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

16


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

Khi mới thành lập, trường gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất làm việc, học
tập quá thiếu thốn; đội ngũ thầy cô giáo và HS cũng rất ít ỏi ( 10 thầy cô và 09 lớp
HS với 383 HS, Hiệu trưởng đầu tiên là thầy Nguyễn Thuận, nay đã nghỉ hưu).
Năm 1998 UBND tỉnh Phú Yên có quyết định tách hệ bán công của trường
THPT Lê Trung Kiên để thành lập trường THPT bân công Nguyễn Công Trứ.
Năm 2002, UBND tỉnh Phú Yên có quyết định số 296/QĐ- UB ký ngày

22/01/2002, cho phép xây dựng trường mới, được tổ chức khánh thành vào ngày
04/09/2003 vào khai giảng năm học 2003 – 2004. Trong không khí hào hứng, phấn
khởi được dạy, học tại cơ sở mới. Với sự tiê phong mở đường của thầy Hiệu
Trưởng Lê Đức Kỳ: Nhà trường tích cực đổi mới tư duy giáo dục, đổi mới cách
nghĩ, cách làm, nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục toàn diện; Đặc
biệt tạo điều kiện cho GV nâng cao trình độ, ứng dụng CNTT đổi mới phương
pháp, nâng cao chất lượng dạy học. Do đó sau 3 năm, tỉ lệ CBGV đạt trình độ trên
chuẩn từ 5 – 7 % thuộc top cao trong tỉnh; với phong trào ti học hóa trong nhà
trường, đến năm học 2004-2005, 100% GV sử dụng thành thạo máy vi tính để soạn
giáo án, ứng dụng nhiều phần mền để soạn, giảng theo phương pháp trình chiếu:
toàn trường đã kết nối mạng Internet để làm việc, phục vụ giảng dạy.
Đến tháng 01 năm 2008 – UBND Tỉnh Phú Yên ra quyết định công nhận
trường THPT Lê Trung Kiên là trường đại chuẩn Quốc gia đầu tiên thuộc khối
THPT giai đoạn 2001 – 2010.
Kỷ niệm 45 năm ngày Anh hùng liệt sĩ Lê Trung Kiên huy sinh, 31 năm
thành lập trường. Thầy trò trường THPT Lê Trung Kiên vô cùng tự hào về những
thành tích đã đạt được.
+ Ti lệ tốt nghiệp THPT luôn đạt từ 90 – 98 %, đặc biệt năm học 2010- 2011
đạt 99,19% đến năm học 2011-2012 đạt tỉ lệ 100%. Năm học 2014 – 2015 đạt
92,71%.
+ Tỉ Lệ đỗ Đại học, cao đẳng ngày càng tăng, từ năm 2005 – 2012 đạt từ 50
đến 60%, có HS đạt giải 3 Quốc gia, được tuyển thẳng vào Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh. Đến năm học 2014 – 2015 đạt trên 70%.
+ Tỉ lệ HS giỏi cấp tỉnh luôn đạt cao, thuộc danh sách đầu của tỉnh.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

17



BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

Với những thành tích đạt được Trường THPT Lê Trung Kiên vinh dự được
Thủ tướng Chính Phủ tặng cờ thi đua xuất sắc năm 2007; được Chủ tịch nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng Huân Chương Lao Động hạng ba năm 2010,
cờ thi đua xuất sắc của UBND Tỉnh Phú Yên, nhiều bằng khen của UBND Tỉnh
Phú Yên, Bộ GD& ĐT. Công đoàn cơ sở được Tổng Liên Đoàn Lao động Việt
Nam tặng cờ thi đua xuất sắc năm học 2010 – 2011.
1.2.1 Cơ sở vật chất của trường THPT Lê Trung Kiên.
-

Phòng học: 21 phòng.

-

Phòng bộ môn : 3 phòng ( Lý, Hóa, Sinh), phòng dạy giáo án điện tử: 3
phòng và 1 bảng tương tác Actiboard, tin học có 2 phòng và có 12 phòng lắp
đặt ti vi 55 inch để dạy trình chiếu.

-

Phòng truyền thống, Y tế học đường, Đoàn Đội, Hiệu trưởng, 3 Phó Hiệu
trưởng, HĐSP, VP + Công Đoàn, Kế toán, Hội đồng.

-


Sân chơi bãi tập đầy đủ cho HS sinh hoạt và luyện tập. 02 căn tin. Có 2 nhà
vệ sinh.

-

Trang thiết bị dạy học đầy đủ, có chất lượng đáp ứng được nhu cầu giảng
dạy và học tập.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của trường THPT Lê Trung Kiên.
a. Ban giám hiệu.

-

Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Văn Hoàng

-

Phó Hiệu trưởng: Thầy Phạm An , phụ trách chuyên môn.

-

Phó Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Bảo Toàn, phụ trách CSVC

-

Phó Hiệu trưởng: Cô Ngô Thị Hồng Thắm, phụ trách quản lý HS, Đoàn
thanh niên, khảo thí.
b. Các đoàn thể và các bộ phận.

-


Chủ tịch Công Đoàn : Thầy Phạm Anh Tân

-

Bí thư Đoàn thanh niên: Cô Nguyễn Thị Phấn

-

Văn thư: Cô Lê Thị Bích

-

Kế toán: Đỗ Thị Ngọc Ánh

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

18


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

-

Hội chữ thập đỏ: Thầy Nguyễn Văn Trọng

-


Thư viện: Cô Lê Thị Tạo

-

Y tế học đường: Cô Võ Thị Kim Cúc

-

Bảo vệ: Nguyễn Hơn và Võ Nghĩa
c. Các tổ chuyên môn và văn phòng: gồm 11 tổ

-

Tổ Ngữ văn: 12 GV – Tổ trưởng: Nguyễn Thị Nữ

-

Tổ Ngoại ngữ: 9 GV – Tổ trưởng: Đào Tấn Cảnh

-

Tổ Sử - GDCD: 8 GV – Tổ trưởng: Nguyễn Bảo Toàn

-

Tổ Sinh – Công Nghệ: 7 GV – Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thu Nguyệt

-


Tổ Thể dục – Quốc phòng: 7 GV – Tổ trưởng: Trương Tấn Tiến

-

Tổ Tin học: 7 GV – Tổ trưởng: Lê Trọng Hiền

-

Tổ Toán: 11 GV – Tổ trưởng: Phạm Văn Việt

-

Tổ Địa lý: 4 GV – Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thơ

-

Tổ Hóa: GV – Tổ trưởng Trần Thị Uyên

-

Tổ Lý : GV – Tổ trưởng Ngô Trung Hiếu

-

Tổ Hành chính: phân làm 2 ban:
+ Ban khoa học xã hội: gồm
o Tổ Văn
o Tổ Sử - GDCD
o Tổ Địa lý
o Tổ Ngoại ngữ

+ Ban khoa học tự nhiên: gồm
o Tổ Toán
o Tổ Lý - KTCN
o Tôt Hóa
o Tổ Sinh - KTCN
o Tổ Tin - Nghề phổ thông
o Tổ Thể dục - Quốc phòng an ninh

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

19


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

2. Thực trạng chung:
2.1 Việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” trong nhà trường:
Trong trường THPT Lê Trung Kiên, đa số các GV đã được tham gia nhiều
lớp tập huấn chuyên môn về áp dụng phương pháp dạy học tích cực, đồng thời tiêu
chí áp dụng phương pháp dạy học tích cực cũng đã được nhà trường đưa vào khung
đánh giá tiết dạy. Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong trường
được triển khai theo chỉ đạo chung của ngành, tùy theo từng bộ môn mà việc áp
dụng những phương pháp có nhiều điểm khác nhau, có môn học thường sử dụng
phương pháp truyền thống kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực như
thuyết trình, vấn đáp kết hợp thảo luận theo nhóm hay vấn đáp kết hợp phương
pháp hợp tác nhóm… Qua các tiết dự giờ, thao giảng bản thân tôi nhận thấy việc áp

dụng phương pháp “Nêu vấn đề” cũng được nhiều GV sử dụng kết hợp với phương
pháp diễn giảng, vấn đáp và thường kết hợp với phương pháp hợp tác nhóm.
Tuy nhiên vẫn còn một số GV vẫn lúng túng trong việc áp dụng nhuần
nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực, bên cạnh đó có GV vẫn còn chưa nắm
hết bản chất của phương pháp dẫn đến việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực
nhưng vẫn chưa khai thác được các đặc điểm ưu việc của phương pháp để mang lại
hiệu quả cho tiết dạy, hiệu quả học tập tích cực cho HS.
Như khi áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” thì người GV phải chuẩn
bị trước “Tình huống gợi vấn đề” để đưa ra cho HS tự tìm cách giải quyết hoặc GV
trò cùng hợp tác giải quyết. Nhưng thực ra một số GV chỉ mới sử dụng nội dung câu
hỏi trong sách giáo khoa hay bài toán thay cho “vấn đề” mà HS phải chủ động tìm
hiểu. Việc làm này đôi khi đẩy HS vào tư thế bị ép buộc và không sẵn sàng, với đối
tượng HS yếu còn bị lâm vào thế bí vì không biết cách bắt đầu giải quyết một bài
toán với quá nhiều “vấn đề”.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

20


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

2.2 Việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” đối với bộ môn Tin
học:
Đối với môn Tin học đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức đưa vào
chương trình phân ban cho khối THPT, bắt đầu từ năm học 2006-2007, việc triển

khai môn học này sẽ trở thành bắt buộc trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời Bộ cũng
đã thiết lập khung chương trình môn Tin học là môn học tự chọn cho các cấp Tiểu
học và Trung học Cơ sở. Đây là môn học có những tính đặc thù riêng
2.2.1 Các đặc thù quan trọng của môn Tin học trong trường phổ thông:
- Thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lý
thuyết.
- Nhiều kiến thức và bài học được diễn đạt thông qua các bước thực hành và
thao tác cụ thể trên máy tính.
- Kiến thức môn học gắn liền với công nghệ và thay đổi rất nhanh trên thế
giới.
- Khái niệm "tay nghề" Tin học có thể được hiểu và đánh giá theo nhiều cách
và quan điểm đa dạng khác nhau.
- Môi trường thực hành rất đa dạng và không thống nhất.
- Là một môn học mới chưa có nhiều kinh nghiệm và về lý luận cũng như thực
tế cho việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
2.2.2 Thực trạng việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” đối với
bộ môn Tin học:
Từ các đặc thù quan trọng đã nêu trên có thể rút ra một vài nhận định liên
quan đến việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề”
- “Vấn đề” có thể rất đa dạng liên quan đến cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng
thực hành. Ngoài ra “Vấn đề” còn có lúc phải mang tính thời sự hay mang tính
giáo dục “Văn hóa sử dụng máy tính”

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

21



BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

- Dạy học “Nêu vấn đề” cần được nghiên cứu sâu hơn về lý luận cũng như
thực tế cho việc giảng dạy môn Tin học trong nhà trường phổ thông.
- Người GV cần phát triển kỹ năng vận dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn
đề” sao cho phù hợp với bài học nói riêng, môn học nói chung để mang lại
hiệu quả.
- Cũng như các môn học khác, việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn
đề” trong việc dạy học môn Tin học còn có nhiều hạn chế, có thể nói là có áp
dụng chứ chưa phải đào sâu khai thác các ưu, khuyết điểm của phương pháp
và chưa thể hiện rõ đặc trưng của phương pháp khi áp dụng.
-

Mặt khác GV cũng còn chưa có thói quen đặt ra trước cho HS “Tình

huống gợi vấn đề” mà mới chỉ là nêu yêu cầu nghiên cứu hoặc thực hành.
2.3 Thực trạng đối với GV:
Trong học kì II năm học 2016-2017, tôi được nhà trường phân công thực tập
giảng dạy khối 10 lớp 10A4. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu áp
dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” vì theo chương trình Tin học phổ thông,
đối với HS lớp 10, mới làm quen với chương trình Tin học nên còn bỡ ngỡ. Vì đây
là môn học mới nên HS cũng có hứng thú tìm hiểu và bắt buộc người GV phải cung
cấp cho HS đầy đủ những kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của bộ môn bằng cách
dẫn dắt HS vào các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học và vận
dụng vào thực tế. Áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” cũng chính là thách
thức to lớn đối với người dạy môn Tin học lớp 10, đòi hỏi người GV phải nắm thật
vững phương pháp, hiểu rõ những đặc tính ưu việt của phương pháp, nắm vững đặc
trưng của phương pháp và vận dụng phương pháp phù hợp trong từng chương, bài,

nội dung hay vấn đề của bài học.
Phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” là một phương pháp cần được áp dụng
nhiều, thường xuyên khi giảng dạy môn Tin học lớp 10 vì một lý do HS cần phải
hoạt động một cách tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để phát hiện và giải quyết
vấn đề. Người GV không thể nào áp đặt cho HS về vấn đề của bài và hướng dẫn

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

22


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

cho HS một cách giải quyết trọn vẹn vấn đề, nếu làm như vậy sẽ không phát huy
được tư duy lập trình, làm cho HS bị bó hẹp trong một khuôn khổ kiến thức hạn
chế, không phát huy tính sáng tạo cho HS,… nghĩa là đi ngược lại với tinh thần của
phương pháp dạy học tích cực.
2.4 Thực trạng đối với học sinh:
HS bắt đầu tiếp cận với môn Tin học lớp 10, làm quen với khái niệm về thuật
toán, MS Word 2003 để soạn thảo văn bản, hệ điều hành, mạng máy tính và
Internrt.... Như vậy đòi hỏi HS phải có thái độ, hành vi thích hợp khi học tập như lối
tư duy tự nhiên, làm việc chính xác, khả năng dự đoán,… trước tiên HS phải biết rõ
là máy tính tự động thực hiện nhưng là do chính con người lập chương trình cho
máy. Một điều mà HS được rèn luyện và nâng cao nữa khi học Tin học là kỹ năng
hợp tác nhóm.
HS lớp 10 mới bước vào cánh cửa THPT nên chưa được làm quen nhiều với

phương pháp tự học nhưng vẫn chưa được hình thành đầy đủ các kỹ năng hoạt động
tự giác, tích cực, chủ động trong việc học tập bộ môn Tin học. Đặc biệt với phương
pháp dạy học “Nêu vấn đề” thì HS vẫn chưa có thói quen chủ động nhận biết “Vấn
đề”. Khi giải quyết vấn đề thì chỉ có những HS khá giỏi mới có hành động tích cực
tìm hiểu kiến thức trong sách giáo khoa, vận dụng kiến thức đã học, còn HS trung
bình trở xuống thì vẫn còn thụ động, chờ bạn hoặc chờ GV giải quyết rồi ghi chép
lại.
Hiện nay, HS vẫn còn trong tình trạng học thuộc lòng. Đối với môn Tin học,
việc học thuộc bài phải gắn liền với vận dụng và thực hành, khi HS chưa tự giác
thực hiện kết hợp các yêu cầu này thì chỉ mới đạt được mức biết kiến thức mà chưa
đạt đến mức hiểu và vận dụng theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

23


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Cách thức thực hiện phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” bằng “Tình
huống gợi vấn đề”.
1.1. Chuẩn bị “Tình huống gợi vấn đề”:
Đây là hoạt động của GV trước khi áp dụng phương pháp trong tiết học.
Trước tiên, người GV cần nắm vững các cách thức thông dụng để tạo ra tình huống
gợi vấn đề, vì thông thường GV sẽ nghĩ rằng ít có cơ hội áp dụng phương pháp dạy

học “Nêu vấn đề” vì không phải bài học nào cũng có thể tìm được “Tình huống gợi
vấn đề” nhưng thực ra có nhiều cách để tạo ra tình huống như vậy theo những cách
sau:
- Lật ngược vấn đề: Vấn đề đặt ra cho HS là làm ngược lại với một vấn đề HS
đã biết cách giải quyết.
- Xem xét tương tự: Trong các vấn đề HS đã biết cách giải quyết ta đặt ra cho
HS tình huống gợi vấn đề là một vấn đề tương tự.
- Khái quát hóa: Khái quát hóa có thể dẫn tới việc tạo “Tình huống gợi vấn
đề”, HS có thể biết cách giải quyết vấn đề cho một số bộ số cụ thể nhưng việc
giải quyết một bài toán khái quát lại là một vấn đề.
- Tìm sai lầm trong lời giải: GV nêu ra một cách giải quyết vấn đề và HS sẽ
phải tìm điểm sai trong lời giải đó.
- Phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm: Vấn đề là HS phải phát
hiện đúng nguyên nhân gây lỗi sai từ đó tìm cách giải quyết.
• Hoạt động chuẩn bị “Tình huống gợi vấn đề” có thể chia thành 3 giai
đoạn:
• Giai đoạn 1: Lựa chọn tình huống tồn tại vấn đề:

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

24


BÁO CÁO THU HOẠCH

Trường THPT Lê Trung Kiên

Theo mục đích yêu cầu của bài học, theo các cách thông dụng tạo ra “Tình

huống gợi vấn đề” GV chọn tình huống trong bài học, tình huống phù hợp với việc
áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề”.
Ví dụ: Khi dạy cho HS “Bài 17: Một số chức năng khác”, HS đã biết khi in
văn bản thì chúng ta phải chọn mục name (chọn máy in) để in, vậy khi máy tính
không kết nối với máy in (chúng ta không có máy in) thì sao.
Vấn đề trong bài học sẽ là: HS xác định danh mục cần chọn ở mục name và
xác định file văn bản lúc bây giờ được lưu dưới dạng nào.

GVHD: Nguyễn Thị Phương Oanh

SVTT: Nguyễn Thị Thùy Trinh

25


×