Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một vài kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp tình huống có vấn đề trong dạy học GDCD ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.18 KB, 12 trang )

MỘT VÀI KINH NGHIỆM
KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC GDCD Ở TRƯỜNG THPT
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
Môn Giáo dục công dân (GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong
việc giáo dục học sinh ý thức và hình thành phát triển nhân cách con người toàn
diện. Tuy nhiên thực trạng hiện nay đa số học sinh ngại học môn GDCD vì coi đây
là môn phụ, không phục vụ cho việc thi tốt nghiệp và Đại học, Cao đẳng. Từ quan
niệm đó nên các em chỉ học một cách đối phó, qua loa, xem nhẹ bộ môn đang diễn
ra phổ biến và trở thành thực trạng chung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng đó.
Thứ nhất: Nội dung, chương trình môn GDCD khô khan, nhiều kiến thức trừu
tượng dẫn đến học sinh khó hiểu, khó tiếp thu vì vậy không gây được sự hứng thú
đối với người học.
Thứ hai: Cơ chế thi trường đã len lỏi vào trong nhận thức của các em học sinh
và gia đình chỉ tập trung đầu tư vào các môn thi Đại học. Các em xem nhẹ môn
GDCD, đến lớp chỉ học qua loa, học một cách đối phó. Bên cạnh đấy bản thân một
số giáo viên dạy môn GDCD còn xem nhẹ môn của mình, coi là môn phụ, không
có hứng thú trong giảng dạy, ít đầu tư vào chuyên môn. Đến lớp chỉ truyền thụ
những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, nặng về phương pháp dạy học truyền
thống, ít đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến tiết học khô khan, học sinh dễ
nhàm chán và ngại học. Vì vậy, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, để học
sinh đóng vai trò trung tâm trong các tiết học đòi hỏi mối giáo viên dạy môn
GDCD cần phải đổi mới phương pháp dạy học.
Quá trình dạy học môn GDCD là quá trình học sinh được cuốn hút vào các
hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo, để thông qua đó, học sinh có
1
thể tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy
động, khai thác tối đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội và động viên,
khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề đang học. Để
làm được điều đó, ngoài các phương pháp như: Đàm thoại, vấn đáp, nêu vấn đề,


thảo luận nóm….thì phương pháp tình huống là một phương pháp có thể phát huy
được tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên, không phải bất kì bài nào cũng có thể
sử dụng phương pháp tình huống và chỉ rập khuôn theo một cách. Chọn phương
pháp cho một tiết học là không khó nhưng làm sao để sử dụng phương pháp đó
một cách có hiệu quả thì là cả một vấn đề cần bàn luận, nghiên cứu.Trong quá trình
giảng dạy, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương
pháp tình huống có vấn đề khi giảng dạy một số bài trong chương trình GDCD. Tôi
xin mạnh dạn trình bày ở đây với hi vọng cung cấp cho các bạn đồng nghiệp một số
kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy.
B/ PHẦN NỘI DUNG
I. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
Phương pháp tình huống có vấn đề là một phương pháp dạy học, trong đó
học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của
tình huống đặt ra.
Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn
xung đột. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án
giải quyết khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu
chuyện có cốt chuyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được
viết ra để chứng minh một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế. Tình
huống trong dạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống
thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy học.
2
*Cách tiến hành
Các bước nghiên cứu tình huống có thể là:
- Học sinh đọc (hoặc xem hay nghe) tình huống thực tế và suy nghĩ về nó.
- Giáo viên đưa ra một hay nhiều câu hỏi hướng dẫn liên quan đến tình huống.
-Thảo luận tình huống thực tế.
- Thảo luận vấn đề chung hay các vấn đề được minh chứng bằng thực tế.
* Yêu cầu sư phạm
- Tình huống có thể dài hay ngắn, tùy từng nội dung vấn đề.

- Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi như: Bạn
nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu bạn là nhân vật A? Nhân vật
B? Vấn đề này có thể đã được ngăn chặn như thế nào? Lúc này cần phải làm gì
để hạn chế tính trầm trọng của vấn đề?
- Vấn đề trả lời các câu hỏi này phải được dùng để khái quát một tình huống rộng
hơn, khái quát hơn.
- Tình huống cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như tình huống cuộc sống,
nghề nghiệp trong tương lai của người học.
- Tình huống có thể diễn giải theo cách nhìn của người học và để mở nhiều hướng
giải quyết.
- Tình huống cần chứa đựng mâu thuẫn, vấn đề và có thể có liên quan đến nhiều
phương diện.
- Tình huống cần vừa sức với học sinh và có thể giải quyết trong điều kiện cụ thể.
- Tình huống cần có nhiều cách giải quyết khác nhau. Trong việc giải quyết các
tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũng có những giải pháp duy nhất đúng.
- Đôi khi, nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện trên video hay một băng
đĩa mà không phải dựa trên dạng chữ viết.
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH
3
Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ nêu lên thực tiễn áp
dụng ở Bài 2 và Bài 6 của chương trình GDCD lớp 12 - THPT.
1. Nội dung
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng rất nhiều phương pháp
khác nhau. Tuy nhiên vấn đề là dùng phương pháp nào đem lại hiệu quả giảng dạy
tối ưu, học sinh chiếm lĩnh tri thức nhanh nhất và khắc sâu kiến thức nhất. Thông
thường khi giảng bài này giáo viên thường đưa ra các tình huống liên quan đến bài
học, giáo viên phân tích tình huống và giảng giải sau đó yêu cầu học sinh rút ra
kiến thức cơ bản của bài học. Nhưng nếu các đơn vị kiến thức trong bài đều sử
dụng một phương pháp thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán, không kích thích được sự

hứng thú của học sinh.Tuy nhiên cũng bằng phương pháp tình huống được sử dụng
một cách sáng tạo hơn, kết hợp với phương pháp làm việc theo nhóm để phát huy
tính chủ động, tự giác, sáng tạo từ phía học trò bằng cách yêu cầu học sinh chuẩn
bị bài trước khi đến lớp.
Mặt khác, khi sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy nếu giáo viên chỉ
cho học sinh thảo luận các tình huống trong sách giáo khoa thôi thì bài học sẽ
mang tính kinh viện và chỉ đạt được một mục đích của bài là về kiến thức còn về
thái độ, kỹ năng là chưa có. Xuất phát từ thực tiễn trên khi sử dụng phương pháp
này giáo viên cần xây dựng các tình huống phải sát với thực tiễn cuộc sống và gần
gũi với nhận thức, tâm lý lứa tuổi học sinh.
Ví dụ: Khi giảng bài 2: Thực hiện pháp luật. Mục: “Vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lý” giáo vin yêu cầu học sinh giải quyết tình huống sau:
“ Nam (19 tuổi) đi xe mô tô đến một ngã tư, mặc dù có báo hiệu đèn đỏ nhưng
vẫn không dừng lại. Do không tuân theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn nên đã bị
cảnh sát giao thông bắt dừng lại và yêu cầu xuất trình giấy tờ. Nam đã xuất
trình đầy đủ giáy tờ cần thiết nhưng cảnh sát giao thông vẫn lập biên bản và
yêu cầu nộp phạt. Nam cho rằng cảnh sát giao thông xử phạt không có tình, có
4
lý. Vì thực tế đường vắng, Nam không gây tai nạn cho ai và xuất trình đầy đủ
giấy tờ hợp pháp.
Hỏi: a. Hành vi của Nam có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
b. Nếu là hành vi vi phạm pháp luật thì đó là vi phạm pháp luật gì?
Sau khi giáo viên đưa ra tình huống, học sinh nghiên cứu tình huống, thảo luận,
đưa ra ý kiến của mình và cuối cùng giáo viên kết luận. Như vậy việc tạo ra tình
huống để học sinh tự giải quyết, học sinh sẽ hứng thứ hơn, không lệ thuộc vào sách
vở sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh. Tiết học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, cũng bằng phương pháp tình huống được sử dụng một cách sáng
tạo hơn, kết hợp với phương pháp làm việc theo nhóm tôi phát huy tính chủ động,
tự giác, sáng tạo từ phía học sinh bằng cách yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước
khi đến lớp.

Ví dụ: Khi dạy Bài: Công dân với các quyền tự do cơ bản. Giáo viên phân công
cho mỗi nhóm 1 tình huống được chuẩn bị sẵn ở nhà. Giáo viên chia lớp thành 5
nhóm ứng với mỗi đơn vị kiến thức trong bài học
Nhóm 1: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm ?
Nhóm 2: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Giải thích vì
sao em cho là vi phạm ?
Nhóm 3: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở của công dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm ?
Nhóm 4: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an
toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Giải thích vì sao em cho là
vi phạm ?
Nhóm 5: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận
của công dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm ?
5
Như vậy với yêu cầu trên học sinh sẽ phải dành thời gian chuẩn bị trước ở nhà.
Tư liệu tham khảo có thể là sách báo, Iternet, hay có thể lấy những tình huống mà
các em đã bắt gặp trong cuộc sống. Học sinh sẽ chủ động làm việc theo nhóm. Kết
quả chuẩn bị bài của mỗi nhóm sẽ được giáo viên phân tích, đánh giá và cộng vào
điểm miệng nhằm động viên khích lệ tinh thần học tập của các em. Khi giảng tới
mỗi phần kiến thức đó, học sinh đại diện cho nhóm mình trình bày trước lớp kết
quả chuẩn bị bài của nhóm mình. Sau đó giáo viên sẽ phân tích, giảng giải và yêu
cầu học sinh rút ra nội dung chính của bài học.
Bản thân tôi đã áp dụng phương pháp này khi giảng dạy ở một số lớp và kết quả là
các nhóm đều đưa ra được các tình huống phù hợp với nội dung, ví dụ khi giảng dạy ở
lớp 12K.
* Tình huống của nhóm 1: “Do nghi ngờ An lấy cắp xe máy của mình nên Minh
đã trình báo với công an xã yêu cầu giải quyết. Dựa vào lời khai của Minh nên
công an xã đã ngay lập tức bắt An”.

Trong tình huống trên công an xã đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
của công dân. Cụ thể: Công an xã bắt người khi không có căn cứ chứng tỏ An là
người lấy cắp điện thoại.
Tình huống của nhóm 2: “Phong và Mai cưới nhau đã 2 năm. Nhưng Phong
vốn là người hay nhậu nhẹt. Nay tuy đã có con nhưng Phong hầu như không
làm gì để phụ vợ nuôi con mà vẫn thói nào tật ấy, say xỉn tối ngày. Đã thế, rượu
vào là Phong chửi vợ, có khi Phong còn đánh đập và đuổi vợ ra khỏi nhà. Nhiều
lần Phong còn đe dọa giết vợ”.
Như vậy, Phong đã xúc phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
của vợ mình.
Đây là những hành vi trái với quy định của pháp luật về quyền được pháp luật
bảo hộ và tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Điều 71 Hiến
pháp năm 1992 đã ghi rõ và quy định thành nguyên tắc trong bộ luật hình sự nước
6
ta.Quyền này có nghĩa là: Công dân có quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về
tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm mà không ai được xâm phạm tới.
+ Không ai được đánh người, đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn,
côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác…
+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết
người, đe dọa giết người, làm chết người.
+ Không ai ,dù ở bất cứ cương vị nào có quyền xâm phạm tới danh dự và nhân
phẩm của người khác.Trong xã hội ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhân được
tôn trọng và bảo vệ.
Mọi hành vi xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng, danh dự, và nhân phẩm của công
dân đều vừa trái với đạo đức xã hội,vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp
luật.
Tình huống của nhóm 3: “Bị một tên trộm ăn cắp điện thoại, hai người đàn
ông đuổi theo, được một lúc rồi bỗng mất hút, không biết tên trôm chạy đi đâu.
Một người nói: Chắc nó chạy vào nhà ông Tài rồi, ta vào đó xem đi. Đến trước
nhà ông Tài, hai người yêu cầu ông Tài cho vào khám nhà để tìm tên trộm. Ông

Tài không thấy đứa nào chạy vào đây nên không đồng ý cho hai người vào nhà.
Nhưng hai người cứ xông vào nhà ông Tài khám xét khắp nơi trong nhà.
Trong tình huống trên, hai người đàn ông đã vi phạm pháp luật. Vì pháp luật
quy định không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu như không được người
đó đồng ý. Chỉ trong những trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một
người.
Như vậy, qua việc tự tạo ra các tình huống ta thấy rõ sự hứng thú của học sinh
trong việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn. Đây là một
phương pháp rất hiệu quả trong vấn đề giảng dạy. Qua đó, học sinh không những
7
tìm ra được mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn mà còn tăng thêm tính chủ động,
sự tìm tòi, khám phá nhằm lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc tự tạo ra tình huống và giải quyết tình huống của nhóm mình thì
mỗi nhóm có thể tham gia giải quyết tình huống với các nhóm còn lai bằng việc bổ
sung những vấn đề còn thiếu. Như vậy tất cả các nhóm có thể tham gia được công
việc một cách hiệu quả nhất.
2. Cách thức tổ chức thực hiện
Sự thành công của một tiết học phần lớn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy
của giáo viên và việc tích cực tiếp thu bài của học sinh, tuy nhiên không thể không
kể đến cách thức tổ chức lớp học của giáo viên.Vậy khi sử dụng phương pháp tình
huống ta phải tổ chức lớp học như thế nào để đem lại hiệu quả.
Quy định về các nguyên tắc thực hiện cho học sinh . Một lớp học không phải
tất cả học sinh đều có ý thức tự giác trong học tập nên nếu không quy định nguyên
tắc thực hiện thì những học sinh không tự giác sẽ không làm việc. Chính vì vậy
trong các giờ áp dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy tôi luôn phải đề ra
các quy định cho các nhóm cụ thể là: Tất cả học sinh phải tham gia cùng với nhóm.
Nếu là tình huống được giao chuẩn bị tại nhà thì một bạn đọc tình huống, bạn khác
chỉ ra lý do chọn tình huống trên, các bạn khác giải quyết tình huống. Giáo viên sẽ
hỏi bất cứ lúc nào và hỏi bất kì học sinh nào, nếu học sinh trong nhóm đó không trả

lời được thì cho nhóm khác bổ sung và như vậy nhóm đó sẽ mất điểm. Quy định
như vậy để học sinh thấy được trách nhiệm của mình đối với nhóm. Ngoài ra giáo
viên phải quy định rõ về thời gian làm việc cho từng nhóm để tránh tình trạng học
sinh trình bày lan man, không đảm bảo thời gian cho tiết học.
Ngoài ra đối với những tình huống giáo viên đưa ra, giáo viên nên để học
sinh nghiên cứu tình huống và giải quyết tình huống bằng hàng loạt các câu hỏi do
giáo viên đưa ra. Một tình huống có thể sử dụng xuyên suốt nội dung bài học hoặc
được triển khai ở các bước khác nhau tuỳ thuộc vào cách đặt câu hỏi của giáo viên.
8
Làm được điều đó chính là cách để giáo viên cung cấp tính liên kết nội dung bài
học.
3. Kết quả thực nghiệm.
- Trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 12K và đối chứng ở lớp
12N. Kết quả như sau:
Lớp Sĩ số Điểm
0 - > 3.5 3.5- > 5 5- > 6.5 6.5 - > 8 8.0 ->10
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
12K 50 hs 0 0 0 0 11 22% 25 50% 14 28%
12N 50 hs 0 0 4 8% 15 30% 23 46% 8 16%
- Ở lớp 12K các em học sinh đều tỏ ra hứng thú khi học môn GDCD, các em hăng
hái thảo luận những tình huống giáo viên đưa ra và nghiêm túc chuẩn bị những tình
huống giáo viên giao một cách có hiệu quả. Phần lớn các em nắm vững nội dung
cơ bản của bài học.
III/ MỘT VÀI KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG
CÓ VẤN ĐỀ.
Qua thực tiễn giảng dạy môn GDCD tôi nhận thấy sử dụng phương pháp
tình huống là một trong những tích hợp nhiều phương pháp khác nhau trong quá
trình giảng dạy của người giáo viên. Tuy nhiên đây là phương pháp có nhiều ưu thế
trong quá trình thực hiện đổi mới. Và bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, để có những tình huống hay, mang tính thời sự người giáo viên

phải thường xuyên thu thập các thông tin trên báo chí, phương tiện thông tin đại
chúng hay ở ngay địa phương mình sinh sống nhưng cần điều chỉnh để phù hợp với
nội dung bài học.
Thứ hai, nguồn cung cấp tình huống đa dạng phong phú phải kể đến học
sinh. Học sinh có thể đưa ra được những tình huống sát thực với thực tế và giáo
viên cần điều chỉnh cho phù hợp. Nếu là tình huống hay, giáo viên nên cộng điểm
9
cho học sinh để khuyến khích, động viên kịp thời nhằm phát huy được tính tích
cực của học sinh.
Thứ ba, phải xây dựng được các tình huống gắn với thực tiễn để học sinh
thảo luận, từ đó học sinh nêu lên kiến thức một cách tự nhiên mà không lệ thuộc
vào sách giáo khoa
Thứ tư, cho học sinh thảo luận để tạo ra các tình huống liên quan đến nội
dung bài học nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết
các vấn đề thực tiễn.
Cuối cùng, sau khi học sinh đưa ra các tình huống, giáo viên yêu cầu học
sinh nghiêm túc thảo luận tình huống mình nêu, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
Kết quả trình bày tình huống phải được giáo viên nhận xét, đánh giá (có thể cho
điểm hoặc không). Đồng thời, phải rút kinh nghiệm về tinh thần, thái độ làm việc
của từng nhóm, từng thành viên.
C/ KẾT LUẬN
Qua thực tiễn cùng với một số kinh nghiệm tích lũy được trong suốt quá
trình giảng dạy, bản thân tôi đã bước đầu thu nhận được những kết quả đáng
mừng từ việc vận dụng một cách linh hoạt phương pháp tình huống theo cách
riêng của mình khi giảng dạy một số bài trong chương trinh GDCD lớp 12
Bằng việc tự nghiên cứu chuẩn bị bài trước, học sinh phải tự tìm hiểu , thâm
nhập thực tiễn đầy sinh động đang diễn ra hàng ngày, học sinh có thể tự rèn
luyện cho mình khả năng phân tích, đặc biệt là khả năng ứng dụng kiến thức đã
học vào cuộc sống. Đây cũng là mục đích, yêu cầu sư phạm của môn học này.
Tuy nhiên nếu người giáo viên không linh hoạt, nhạy bén khi sử dụng

phương pháp này phù hợp thì bài giảng sẽ trở nên khô khan, khó hiểu như vốn
dĩ người ta vẫn nhận xét về môn học này, các kiến thức sẽ mang tính hàn lâm,
kinh viện, tồn tại trên cơ sở lí thuyết suông. Mặt khác, học trò sẽ không có
10
những bước bứt phá ra khỏi tính thụ động, tiếp thu bài một cách máy móc, kém
hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi luôn luôn tìm tòi các phương pháp dạy
học phù hợp để giúp cho học sinh hứng thú với bộ môn và tiếp thu bài một cách
tốt nhất. Tuy nhiên đây mới chỉ là những kinh nghiệm bước đầu nên không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để cho
kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
Phạm Thị Tươi
11
12

×